Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Coi chừng đạp bẫy, thằng tham kia


Có câu chuyện vui kể rằng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các lính biệt kích Mỹ thả xuống để quấy phá con đường Trường Sơn huyền thoại lúc đầu đều bị đặc công ta xơi tái dễ dàng, mặc dù các tên lính này mặc dù được huấn luyện chu đáo ở nước Mỹ và trang bị tận răng, vì một lẽ đơn giản rằng dãy Trường Sơn hùng vĩ không giống những khu rừng mà chúng đã được huấn luyện qua

Bây giờ bước vào trứng trường thì tôi nói thật chả khác gì bước vào rừng thẳm. Hãy chưa nói đến số mã cổ phiếu tăng qua từng phiên, mà chỉ mới đề cập sơ đến bao nhiêu đòn thế, hư thực thực hư, bao nhiêu thông tin, thật giả giả thật, bao nhiêu Diễn Đàn, úp tèo tèo úp thì chúng ta cũng đủ chóng mặt ù tài, mắt hoa đầu váng.

Ngày xưa trong rừng thẳm thì thú vật muôn trùng, ngày nay trong rừng thẳm, thú thì ít (cơ hội càng lúc càng mỏng đi) mà bẫy thì giăng khắp chốn.Ngày xưa người ta chỉ bẫy con to, tha con nhỏ, ngày nay chuột nhắt cũng không tha. Điều này không chỉ đúng với mấy khu rừng đang kêu cứu trên dãy Trường Sơn, mà còn đúng với cả rừng Chứng khoán với vô vàn cạm bẫy. Đã bay vào đây, chiến binh là cần phải học càng nhiều mới càng mong sống sót. Từng khu rừng khác nhau (sàn HO, sàn HA, OTC, IPOs) thì có cạm bẫy khác nhau, và từng CP có cạm bẫy riêng của nó. Vì vậy học, học nữa, học mãi là khẩu hiệu cần thuộc nằm lòng:

- Những gì sặc sỡ nhất là đồ độc nhất: Ai đi rừng đều biết, những cây nấm đẹp nhất, những con vật màu sắc sáng nhất là những thứ độc nhất trong rừng. Vậy nên trước khi hái quả để cho vào miệng hầu diệt cơn háu đói, hãy tự hỏi bản thân: màu sắc thông tin kia là thế nào . Trong uptrend khi tất cả cùng phê, cỗ bàn la liệt thì chuyện phi trần là chuyện nhỏ, nhưng khi VNI tèo mà cổ nào phi trần thì phải hỏi là có nấm độc hãy không? Hãy thử nghĩ xem, trong thị trường ảm đạm mà có những BBs giang tay đập trần để mua bằng được CP, đầu tư ư? Đếch phải, vì là BBs thì họ phải biết thông tin trước ta, và dân đầu tư dài hạn chính hiệu không bao giờ tranh mua làm gì cho mệt xác. Nếu loại trừ chuyện mấy thằng quỹ phải mua cho xong danh mục, thì 99.99% là mua trần chỉ để xả, nên trừ phi bụng dạ tốt, đủ sức dĩ độc trị độc, nhanh tay hơn để rỉa thịt BBs, còn thì cứ tránh sang bên cho nó lành cái gáo;

- Đi theo đường mòn thống kê: Những gì dân chơi chứng từ Tây sang Đông đã đúc kết, thì thông thường là đúng, vì nó dựa trên xác suất to , đó là những điều đơn giản cực kỳ dễ học, dễ áp dụng như bu giảm, nhóc tăng thì tèo, giá trị giảm là teo...... Nhẩm hai lần là thuộc mà làm theo là đúng. Đi theo chúng cũng giống như đi theo các lối mòn đã hình thành từ lâu trong rừng, bạn sẽ tránh được hầu hết các bẫy thông thường và rất khi bị rắn cắn . Mấy tên trình kém mà vớ vỉn vỗ ngực xưng hùng, học chưa đến nơi, một cây hoa dại không biết tên, một con thú nhỏ không biết tuổi, mà phăm phăm đạp bước vào bụi rậm, khác gì TA nửa mùa đi cãi lại trend, thì chỉ có giống như g-à luộc cãi nước sôi, hoặc gọi nôm na là trỷm treo đọt cây thôi . Có người sẽ hỏi: đi theo đường mòn thì làm sao săn được thú lớn. Trả lời: pà mị-a, đang bàn chuyện sống sót, lại còn tham ăn , đợi qua bài khác đi

- Nhưng không đi theo lối mòn tư duy: Những đường mòn trên là cái mà người đi trước đã vạch ra, dựa trên thống kế nhiều năm mà thành, nên đi theo là đúng (đi khác ra mà đúng thì là siêu, siêu gì chưa biết ), nhưng những sự kiện bất thường mà g-à con cho là đúng, thì thông thường lại sai. Ví như chuyện cổ phiếu lên sàn là tăng trần, tăng hoành tráng một loạt CP trong một thời gian nhất định, khiến cho nhiều g-à con tưởng nó là thống kê. Nhưng không, nó chỉ là chuỗi sự kiện ngắn, chỉ để tạo ra lối mòn tư duy tạm thời: rằng cổ lên sàn là tăng, nên mới có cái đống phân to khiến nghìn người dẫm phải

- Cẩn thận từng bước chân: Khi ta xuất tiền mua một CP bị chi phối bởi hàng trăm nghìn những con người tham lam ngoài kia, đang từng giờ từng phút săn g-à lạc, thì cũng như ta rời đường mòn để thăm dò bụi rậm. Quyết định của ta cần tự cân nhắc giá mua vào và giá bán ra, chứ kô vì thằng Uê nó bảo mua vào . Trong sâu thẳm rừng trứng, mỗi bụi rậm CP đều có phục binh, đều có bẫy kẹp, nên phi vào thì phải nghĩ lúc phi ra, chứ đừng phi vào rồi hết chửi thằng làm giá, đến chửi 03, đến mong chờ room thì có mà sưng trỷm .

- Hãy hỏi đường dẫn đến đâu, hãy đo khoảng không cho đôi cánh của mình, hãy thử nền đất cho sức nặng của mình: Mua cổ phiếu nhỏ thì phải hỏi lượng giao dịch để vào ra, phải xem thống kê xem nó gia tăng hay suy giảm khối lượng. Mua cổ phiếu to theo BBs thì phải hỏi BBs đó chơi dài hay ngắn. Mình đa phần chơi ngắn, họ chơi dài thì mình kẹp chắc, cũng giống đi theo đường mòn mà chẳng biết đi về đâu, đi mãi tới vũng lầy...

- Học theo muôn loài: Vào rừng thì từng lá cây, ngọn cỏ chúng ta đều phải học để phân biệt giữa cái ăn được và cái không ăn được, chỗ nên đi và chỗ không nên đi. Những thợ săn người dân tộc thiểu số luôn biết rằng: nước ở những vũng có cá là nước uống được, còn vũng nào nước trong leo lẻo mà không có chú cá, bác tôm nào thì nên dè chừng. Không phải vì họ ng-u hơn con cá, mà đơn giản là con cá nó ở đó nên nó thử trước rồi. Nó còn sống thì ta sẽ sống. Quản Trọng là thánh đời xưa, mà phải đi theo con ngựa già mới ra khỏi hoang mạc đấy . Nên chúng ta là NBs, bước vào khoán trường thì học ai được là học, không nề hà tuổi lớn nhỏ hay trình cao thấp, nick mới hay nick cũ, hễ hay là học. Nhưng nhớ, học là học kỹ năng, còn đi theo ăn phím hàng thì quay lại đọc bài trước . Tất nhiên, học mãi thành quen, sẽ rút ra vài điều thú vị, tỷ như có cao thủ hô úp thì sẽ tèo, còn cao thủ khác hô tèo thì sẽ úp. Chăm chỉ học và học đúng cách, bạn sẽ săn được thú cho mình
 
Nguyễn Chí Vịnh : "Viên tướng khoác áo ngoại giao" của Việt Nam
Thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (trái) bắt tay đại sứ Hoa Kỳ David Shear tại lễ khởi công dự án làm sạch chất độc Da cam tại Đà Nẵng, 09/08/2012.
Thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (trái) bắt tay đại sứ Hoa Kỳ David Shear tại lễ khởi công dự án làm sạch chất độc Da cam tại Đà Nẵng, 09/08/2012.
REUTERS/Richard Nyberg
Minh Anh

Chiến lược gia khôn khéo nhất của Việt Nam, hay là một con cáo già mưu mô nhất là những gì nhiều người đánh giá về ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo tờ South China Morning Post, tên tuổi của ông được giới ngoại giao quốc tế bắt đầu biết đến kể từ khi ông chỉ huy việc đối phó với lực lượng quân sự trong khu vực, vốn phải thường xuyên đi theo sự lớn mạnh của Trung Quốc. Đề tài này đã được tờ Courrier International, số ra tuần này trích dịch lại qua bài viết đề tựa « Nguyễn Chí Vịnh : một nhà ngoại giao khôn khéo ».

Xuất thân từ bộ phận tình báo của quân đội, giờ đây ông Vịnh đã bước ra khỏi bóng tối để phát triển một chính sách ngoại giao quân sự. Các vụ tranh chấp xung quanh vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã làm cho tình hình tại Biển Đông thêm căng thẳng. Việt Nam, một mặt vẫn phải duy trì các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Mặt khác, Hà Nội vẫn phải cải thiện các mối bang giao không những với Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà còn với cường quốc khác trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, ông Vịnh làm việc không mệt mỏi, liên tục tiến hành các cuộc gặp gỡ các nhà quân sự và nhà ngoại giao trong khu vực. Chủ trương đa phương hóa của Việt Nam được cho là quá phức tạp, nhưng thứ trưởng Quốc phòng vẫn biết đối phó một cách rất mềm mỏng.

Chuyến công du Việt Nam của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, hồi đầu tháng 6 năm nay, được bắt đầu bằng chuyến trở lại vịnh Cam Ranh lịch sử, một địa điểm chiến lược rất quan trọng. Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, trong thời kỳ chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã từng đặt một khu căn cứ quân sự tại đây.

Bên cạnh việc thực hiện chính sách cải thiện một cách cẩn thận và từ các mối bang giao giữa hai quốc gia cựu thù (ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự vào năm 2011), ông Vịnh cũng chủ trương thắt chặt lại quan hệ quân sự với Trung Quốc, bất chấp các mối căng thẳng giữa hai nước trong những năm gần đây. Theo ông, tăng cường các mối quan hệ trên phương diện quốc phòng sẽ giúp tránh được các vụ đối đầu và xung đột.

Tuy nhiên, sau đó, ông cũng khẳng khái xác nhận bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Thậm chí, khi có dịp ông cũng lộ rõ nét thái độ thù nghịch. Tại một hội nghị ở Singapore hồi năm rồi, ông đã lên tiếng cảnh báo rằng, trong trường hợp một trong những bên có hành động leo thang, Việt Nam « sẽ không khoanh tay đứng nhìn ».

Theo tờ South China Morning Post, dĩ nhiên, mọi nhất cử nhất động của ông đều bị giới quan sát theo dõi chặt chẽ. Cho đến giờ, họ vẫn chưa thể nào xác định được ông Vịnh thuộc phe nào. Gương mặt điềm tĩnh, ánh mắt đăm đăm và vẻ mặt buồn buồn đã không lộ ra một chút thông tin gì. Ông khôn khéo trả lời bất kỳ câu hỏi gai góc nào. Người ta chỉ đoán được rằng việc ông hút thuốc liên tục nhằm che đậy các cảm xúc căng thẳng đằng sau vẻ điềm tĩnh đó.

Người ta cũng biết rằng, để thư giãn, ông Vịnh cũng rất thích đàm đạo với một ly whisky. Ông sẵn sàng đặt lại các vấn đề theo lối tư duy của chủ nghĩa giáo điều. Mưu mẹo, nhưng ông cũng tỏ ra rất thông minh, khéo léo và điềm đạm.

Theo như một ghi nhận của một nhà ngoại giao, « con người ông toát lên một vẻ độc đoán, rất chuyên nghiệp và ông cũng luôn tìm cách phát triển và bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ».

Giờ đây, dù rằng ông Vịnh không còn lãnh đạo bộ phận tình báo quân sự tại Tổng cục 2 nữa, nhưng nhiều người không khỏi thắc mắc về tiếng nói của ông hiện nay. Việc ông chính thức trở thành ủy viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng năm rồi đã mở rộng cánh cửa cho ông vào những vị trí quan trọng hơn. Như vậy, giống như lời nhận xét của một nhà ngoại giao, « ông Vịnh đã ra khỏi bóng tối là để tham gia vào chính trường ».
 
CMI: Nhận giấy phép khai thác 2 mỏ quặng sắt tại Yên Bái





Tổng trữ lượng khai thác của 2 mỏ được dự báo trên 3,5 triệu tấn.
Ngày 30/6/2011 vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã cấp giấy phép khai thác 2 mỏ quặng sắt cho Công ty Cổ phần Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (mã CK: CMI) tại các huyện Văn Yên và Trấn Yên.
Cụ thể mỏ sắt xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên với diện tích khai thác 38,9 ha, Trữ lượng địa chất dự báo trên 3 triệu tấn, thời gian khai thác là 28 năm.
Mỏ sắt xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên với diện tích khai thác 6,4 ha. Trữ lượng dự báo trên 500,000 tấn và thời gian khai thác là 07 năm.

Theo kế hoạch công ty sẽ chính thức tiến hành các hoạt động khai thác các mỏ này vào nửa cuối năm 2012 sau khi hoàn thành các công việc giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng, lắp đặt thiết bị nghiền tuyển phục vụ sản xuất.
Trần Dũng
 
TT trụ được mốc 430 pts đã tạo đà tâm lý rất lớn trong tuần vừa rồi.

Quyết định đưa T+3 và CPI tháng 8 được dự báo ổn cũng là yếu tố kích thích tâm lý trong tuần này. Tạo đà cho cả tuần sau.

Việc áp dụng T+3 vào ngày 4/9 có vẻ được dân ngoại hưởng ứng.TG giao dịch rút ngắn có thể (chắc chắn) sẽ đẩy mạnh thanh khoản từ 15% - 25%.

Vòng quay của đồng tiền càng nhanh thì sẽ càng sôi động. Tiền rồi sẽ đổ mạnh vào TT.

Khi tiền vào TT, Ha sẽ bùng nổ mạnh.
 
Bóng đá Việt Nam, cuộc chơi của các ông chủ ?


Bóng đá Việt Nam đã có 10 mùa giải đi vào chuyên nghiệp, nhưng đến nay từ cách làm cho đến chất lượng chuyên môn cầu thủ chưa thể nói giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã thực sự đạt tiêu chí chuyên nghiệp. Từ ngoài nhìn vào người ta có cảm giác sân cỏ bóng đá Việt Nam là nơi diễn ra cuộc chơi của các ông chủ nhiều hơn là cuộc cạnh tranh chuyên môn của các cầu thủ hay huấn luyện viên.

Cách đây 10 mùa giải, khi bóng đá Việt Nam chuyển sang hướng chuyên nghiệp hóa thì bóng đá cũng nhanh chóng trở thành một trào lưu đầu tư của những ông chủ giàu có. Các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp lần lượt ra đời với nguồn tiền đầu tư khổng lồ của các chủ doanh nghiệp. Những tên gọi của đội bóng cũng luôn gắn với tên của doanh nghiệp sở hữu. Các ông bầu, với ý đồ dùng bóng đá để quảng bá, đánh bóng thương hiệu sản phẩm của mình, đã không tiếc tiền đổ vào nuôi đội bóng riêng. Không thể phủ nhận việc các chủ doanh nghiệp nhảy vào đầu tư trong bóng đá cũng phần nào đã làm thay đổi diện mạo của làng bóng đá Việt Nam. Hình ảnh các cầu thủ đến từ khắp thế giới thi đấu ở giải V-League đã trở nên quen thuộc đã là một nguồn kích thích cạnh tranh của các cầu thủ trong nước. Nhiều vụ tuyển dụng chuyển nhượng đình đám với các khoảng lương thưởng lót tay hàng tỷ đồng.

Dư luận thể thao tại Việt Nam đều có chung một nhận định bóng đá Việt Nam đang mang một giá trị ảo. Một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam hàng năm vẫn ngốn cả trăm tỷ đồng mà không hề mang lại được nguồn thu nào.

Quan sát các diễn đàn báo chí về bóng đá tại Việt nam, người ta chủ yếu chỉ thấy bàn về những vụ ông bầu này tung tiền thưởng bao nhiêu tỷ, ông bầu khác chạy theo thế nào, rồi tính khí, phát ngôn các phi vụ chuyển nhượng, lót tay cầu thủ với số tiền khổng lồ của các ông bầu chơi ngông… Hiếm khi đề tài chuyên môn bóng đá được đề cập trên các tờ báo thể thao ở Việt Nam.

Một ông bầu mới nổi trong làng bóng đá Việt Nam mới đây đã khẳng định, ở vào thời điểm hiện nay, không có ông chủ nào làm bóng đá theo đúng nghĩa, theo ông phải gọi là "chơi bóng đá", mà để thỏa mãn thú chơi đó thì phải tốn rất nhiều tiền. Thực tế qua hơn chục mùa bóng chuyên nghiệp, các ông bầu ở Việt Nam không thu được một đồng nào từ bóng đá và hàng tháng vẫn phải đổ vào cho đội bóng của mình tiền tỷ.

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người tự đặt câu hỏi tại sao các ông chủ bóng đá Việt Nam lại dễ dàng chấp nhận thua lỗ lớn kéo dài như thế, trong khi họ đều là những nhà kinh doanh thành đạt ? Câu trả lời để tạm thỏa mãn là : có thể họ làm như vậy là vì tình yêu với bóng đá chăng. Nhưng cuộc chơi của họ kéo dài được bao lâu thì cũng chẳng ai biết, các nhà quản lý bóng đá của Việt Nam dường như cũng chưa bao giờ quan tâm đến vấn đề này.

Trong khi đó, trình độ chuyên môn ở các trận đấu dậm chân tại chỗ từ nhiều năm nay. Bóng đá Việt Nam thường xuyên bị tụt hạng trong bảng xếp hạng của FIFA (Tháng 7 tụt 26 hạng từ 120 xuống hạng 146), trong khi thành tích trong khu vực Đông Nam Á vẫn « ổn định » trong tốp 3.

Còn một yếu tố không thể thiếu của bóng đá là khán giả, thì các trận đấu ở V-League vẫn luôn vắng người xem, thậm chí một số sân không thể bán vé, phải mở cửa tự do cũng chẳng mấy ai đến xem thi đấu. Chỉ đơn cử một ví dụ, trận cuối cùng của V-League 2012 hôm nay (19/8) giữa câu lạc bộ Sài Gòn Xuân Thành và Hà Nội T&T, trên sân Thống Nhất thành phố HCM được coi là trận « chung kết » tranh chức vô địch quốc gia mùa bóng năm nay. Để thu hút khán giả đến sân, ban tổ chức và nhà tài trợ là hãng bia Sài Gòn đã điều bốn chiếc xe bồn chở bia đến đậu trước cửa sân bóng cùng với 100 cô gái tiếp thị, để mời khán giả uống bia miễn phí trước khi vào sân xem bóng đá. Một cách làm độc đáo chưa ở đâu có. Nhân đây cũng xin được nói thêm là ở các nước châu Âu cổ động viên không những bị cấm mang bia rượu vào sân, mà trong phạm vi bán kính 1 km quanh sân vận động trước 2 tiếng trận đấu diễn ra, tất cả các cửa hàng đều bị tạm ngừng bán các đồ uống có cồn.

Nhân dịp mùa giải bóng đá chuyên nghiệp 2012 tại Việt Nam hạ màn. Để tìm hiểu thêm về bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Thể thao Chủ nhật phỏng vấn ông Trần Văn Mui, chuyên gia bóng đá tại Thành phố Hồ Chí Minh.

"Thực ra chúng ta biết từ sau mùa giải 2011, những người đang nắm giữ các câu lạc bộ cũng mong muốn có một quyết tâm xây dựng một giải bóng đá, mà họ muốn chất lượng phải tốt hơn, rồi tiêu chí thứ hai là nó phải sạch, có nghĩa là trong đó những toan tính manh tính chất tiêu cực hay có sự dàn xếp thì phải không có. Thứ ba nữa, họ cũng mong muốn đội ngũ làm công tác chuyên môn, đặc biệt là giới trọng tài phải được đãi ngộ tốt hơn và làm nhiệm vụ tốt hơn. Đó là những cái khát khao của những người làm bóng đá trong các giải chuyên nghiệp. Người ta cũng mong muốn, qua đó thì sẽ có được một đội tuyển với những cầu thủ của Việt Nam có chất lượng cao hơn thông qua một cái giải mà họ đầu tư khá là tốn kém.

Tuy nhiên qua mùa giải này, chúng ta có thể thấy được mấy điều……"
 
Hai sàn đều tăng điểm từ đầu phiên với lực cầu tăng dần để giữ nhịp. Vì vậy toàn bộ phiên dường như không có biến động mạnh, mà chỉ có chiều hướng đi lên 1 cách chậm dãi. Kết thúc phiên nhờ sự tăng điểm của VNM mà sàn HSX có mức tăng vọt hơn 1 điểm, HNX cũng mau chóng gia tốc trở lại sau trạng thái lình xình quanh mốc tham chiếu.

Nhóm ngành gas tiếp tục dẫn dắt thị trường khi đa số đều tăng điểm, đặc biệt mã PGC chính thức bứt phá ngưỡng kháng cự mạnh hình thành trong khoảng hơn 3 tháng để gia tốc với dư mua trần ở cuối phiên. Theo dự đoán của chúng tôi nhóm ngành vẫn tiếp tục có giao dịch tích cực ở những phiên tới, để giữ nhịp tăng cho thị trường. Ngoài ra phiên giao dịch ngày 21/8/2012 cũng trùng với phiên chất vấn thống đốc ngân hàng nhà nước, về việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy rất có khả năng thị trường sẽ chịu ảnh hưởng tích cực từ việc này.

Về phương diện kỹ thuật, hai sàn tiếp tục tăng điểm với khối lượng gia tăng cho thấy đà tăng hiện tại vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên chỉ số VNINDEX cũng đang dần tiếp cận ngắn hạn ở mốc 440 điểm, và vì vậy rất có khả năng sẽ có điều chỉnh nhẹ nơi này. Với nhận xét có điều chỉnh, nhưng chúng tôi vẫn đánh giá thị trường sẽ nhanh chóng tăng trở lại và điều chỉnh có thể chỉ trong phiên. Do đó việc nắm giữ danh mục hiện tại vẫn được khuyến khích trong những phiên sắp tới.
 
hầu hết các mã sau một thời gian up rồi lình sình tích lũy. Giờ tích lũy đã xong lại phải up tiếp. vươn lên tầm cao mới.
Thanh khoản duy trì ở mức cao, dòng tiền đang chảy mạnh dần lên.
Dòng họ dầu khí phiên nay nhiều em sẽ up mạnh.
Hàng ngon mà có dòng tiền tốt thì giữ chặt.
 
Buồn cười quá - Tự nhiên bán thốc bán tháo chỉ vì một cá nhân Bầu Kiên - một Xếp Ngân hàng làm bóng đá ...........
 
Giảm hơn 20 điểm. Khỏi vẽ chart, đo nến nhá, chả có mô hình nào khớp hết đâu !
Vứt luôn chart, còn muốn xem thì bỏ phiên hôm nay ra, chứ để vào thì nhìn chẳng biết ra hình gì luôn hi
Bảng điện cũng đứng hình luôn òi, chắc để sức mai chiến tiếp.
Trưa nay xem bảng tin VTV, thấy Đầu bạc bị bắt là do các Cty của hắn làm đơn khiếu kiện, tố cáo hắn kinh doanh trái phép cái gì đấy (hy vọng ko phải hàng trắng, dính vào đấy thì bỏ bu hố hố). Chắc thằng lính nào nó bị chửi nhiều ấm ức quay ra phản rồi, rõ khổ, làm các cái thị trường bị vạ lây...
Nhưng bị bắt là 1 chuyện, còn có tội hay ko là 1 chuyện, kiểu như Nguyễn Việt Tiến khi xưa, tạm giam thời gian rồi thả ra tuyên... vô tội. Chuyện này giống như giơ cao đánh khẽ ấy nhỉ, cho Đầu bạc bớt hung hăng tí..
 
Kế hoạch rất hoàn hảo của MMS vạch ra đối với tài chính CK .Anh kiên chính là con tốt mà là tốt vàng của MMs .Mấy hôm nửa ai lại về nhà nấy đây chỉ là scandan tài chính thôi.
 
Hôm nay, 21/08/2012, báo chí trong nước và truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là "bầu" Kiên, một nhân vật nổi danh trong giới tài chính - ngân hàng và thể thao Việt Nam, đã bất ngờ bị bắt vào chiều hôm qua 20/8, để điều tra vì các tội danh kinh tế. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá.

Vào 17 giờ chiều qua, cơ quan công an Việt Nam đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, và tiến hành khám nhà ông chủ tài chính ngân hàng tại khu Hồ Tây vì tội « kinh doanh trái phép » theo luật Hình sự.

Theo thông báo chính thức, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra vì các đơn tố cáo liên quan đến ba công ty do ông Kiên làm chủ tịch Hội đồng Quản trị : Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Kiên nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), được coi là một trong các ngân hàng quan trọng nhất ở Việt Nam, với khoảng 280 chi nhánh và văn phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển ở Việt Nam. Standard Chartered, một trong các ngân hàng đứng đầu Anh Quốc nắm giữ 15% cổ phần của ngân hàng ACB.

Ông Kiên cũng được báo chí Việt Nam mô tả như là một trong số hơn 10 người sở hữu chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Theo báo chí trong nước, ông Nguyễn Đức Kiên có nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn như : Eximbank, Vietbank…

Theo một số nhà phân tích, vụ bắt giữ ông chủ tài chính ngân hàng Nguyễn Đức Kiên diễn ra vào thời điểm nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản đang có nhiều thay đổi về nhân sự và chính sách, nhằm vãn hồi uy tín của chính quyền đang xuống thấp, với hàng loạt vụ tham nhũng lớn trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhiều bê bối trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, tình trạng bất công phổ biến trong lĩnh vực đất đai… Ông Nguyễn Đức Kiên cũng được nhiều người cho rằng có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Việt Nam.

Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá. Cổ phiếu của Ngân hàng ACB tại Hà Nội, nơi ông Kiên cùng nhiều thành viên trong gia đình hùn vốn, rớt gần 7% vào sáng nay, sau khi đã mất giá hơn 5% trước khi đóng cửa, chiều qua.

Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên được đánh giá là diễn ra hết sức bất ngờ. Trước đó ít giờ, ông Kiên có buổi gặp gỡ các nhà báo liên quan đến giải bóng đá V-League 2012 vừa kết thúc, với tư cách là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội. Ông Kiên cũng là phó Chủ tịch Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam – VPF, một công ty cổ phần bóng đá đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

Vụ bắt giữ ông Kiên nhắc lại vụ ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – một trong các tập đoàn kinh tế lớn nhất nước – bị truy tố vì tội danh kinh tế, đã bỏ trốn ngay trước khi cơ quan điều tra có lệnh bắt giữ, vào trung tuần tháng 6/2012.
 
Quên thế nào được bác. Tôi ôm hàng cả tháng nay. Mới +6% thì hôm nay nó làm một cái về mo luôn. Thế có tức không. DCM nó chứ.
 
tối hum nay Ban Lãnh Đạo (ACB) từ các phòng giao dịch trở lên.... đều trực chiến 24/24 để chuẩn bị... do khả năng dân đến rút tiền hàng loạt vào ngày mai (dự phòng thôi nhé) nhưng điều này không phải lo lắng đâu vì NHNN sẽ hỗ trợ để ACB không mất thanh khoản. Nhưng, (cái nhưng này mới quan trọng nè) về cổ phiếu ACB sẽ bị ảnh hưởng khá lớn vì những hệ luỵ.
 
Các cụ "phê và tự phê" lần này hay phết nhẩy.
Lúc đầu chả hiểu gì.
Giờ mới biết.
Cơ cấu ngân hàng hả: cần có 1 lượng tiền thật sự, mà muốn có lượng tiền này cần phải mở cho nhà đầu tư nước ngoài, để họ rót một lượng tiền thật sự chảy vào.
Chứ in tiền ra hả, toi ngay, lạm phát.
Còn lấy tiền vay từ Bank hả, hỏng hẳn.
Không khác gì tấm áo vá víu, đến khi bục thì y như hố ở đường Lê Văn Lương
 
Ông Thayer nhấn mạnh : « Có rất nhiều tin đồn về đề tài này. Điều đó có thể cũng không liên quan gì đến vụ ông Kiên bị bắt (…) nhưng cũng đủ để gởi đi một thông điệp ».
 
thàn phố Sài Gòn vừa ra qui định mới buộc các tiệm bán trứng gia cầm sống phải lắp máy lạnh và bảo đảm nhiều điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm trước ngày 3 tháng 9 tới.



Qui định này chắc chắn sẽ buộc gần 95% tiệm kinh doanh trứng gia cầm ở địa phận Sài Gòn phải đóng cửa.

Báo Thanh Niên cho biết, Chi Cục Thú Y Sài Gòn hôm 20 tháng 8 đã triệu tập chủ 77 cơ sở kinh doanh trứng gia cầm đến để công bố lệnh mới của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Theo lệnh này, các tiệm bán trứng gia cầm phải hội đủ điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm như phải gắn máy lạnh để bảo đảm nhiệt độ thích hợp; phải dùng các thiết bị bảo quản trứng và nhất là phải tách rời khỏi các khu dân cư...

Ðại diện Chi Cục Thú Y tại Sài Gòn tham dự cuộc họp này cũng đồng thời khẳng định rằng hiện nay chỉ có 5 trên 72 cơ sở đang hoạt động hội đủ điều kiện kinh doanh trứng gia cầm theo qui định mới. Ông này cho rằng, có không dưới 72 cơ sở không hội đủ điều kiện hoạt động sẽ phải đóng cửa hoặc “chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác.”

Báo Thanh Niên cho biết thêm, cách nay một tháng, Cục Thú Y thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cộng sản Việt Nam đã chỉ thị thuộc cấp mở cuộc điều tra vụ các tiệm kinh doanh trứng gia cầm bị “tận thu phí kiểm dịch.”

Một phúc trình của Cục Chăn Nuôi thuộc bộ này trước đó tố cáo Cục Thú Y đã thu phí kiểm dịch trùng lắp, khiến mỗi quả trứng phải “cõng” phí kiểm dịch đến năm lần. Số tiền lệ phí kiểm dịch mà mỗi quả trứng phải chịu lên tới 200 đồng, chiếm gần 14% giá bán.

Dư luận cho rằng mặc dù đã cố gắng “tận thu” tối đa qua năm lần đánh lệ phí kiểm dịch nhưng chính quyền địa phương vẫn không ngăn chận nổi làn sóng trứng gà, vịt lậu không bảo đảm phẩm chất từ Trung Quốc tràn về. Một trong những “cửa ngỏ” quan trọng mà trứng gà, vịt Trung Quốc đi vào Việt Nam hàng ngày là Móng Cái.

Chặn trứng gà vịt Trung Quốc nhập lậu không được; đánh lệ phí trùng lắp cũng không xong, cuối cùng thì chính quyền Sài Gòn chọn giải pháp gọi là “điều kiện vệ sinh” để có cơ đẩy 95% tiệm kinh doanh trứng gia cầm đi vào chỗ “diệt vong.”
 
SG Xuất Siêu, HN Nhập Siêu



Kinh tế TP Sài Gòn đã xuất siêu gần 1,6 tỷ USD trong 8 tháng. Trong khi đó, 8 tháng, Hà Nội nhập siêu 8,825 triệu USD. Đó là các thông tin từ thông tấn TTVN.

Bản tin nói, tại TPSG, tháng 8 tiếp tục xuất siêu 394,3 triệu USD. Tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đầu năm (không tính dầu thô) đạt 31,032 tỷ USD. Xuất siêu 8 tháng đạt 1,581 tỷ USD.

Bản tin ghi thêm, “Riêng tháng 8, Hà Nội nhập siêu trên 1,2 tỷ USD. Lũy kế 8 tháng nhập siêu 8,825 tỷ USD.”
 
Back
Top