Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

“vào tháng 12 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã loan báo việc ký kết một hợp đồng đặt mua sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga, trị giá khoảng 2 tỷ đô la. Theo một nguồn tin từ giới công nghiệp quân sự Nga, toàn bộ hợp đồng sẽ được hoàn tất vào năm 2016.”

Loại tàu ngầm kilo (Project 636) có lượng giãn nước 3.100 tấn, di chuyển với tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu 300 mét, thủy thủ đoàn gồm 52 người. Về mặt vũ khí tàu được trang bị thủy lôi, 6 ống phóng ngư lôi 553 ly, và tên lửa tấn công loại “Caliber”.

Bản tin RFI cũng ghi nhận: Câu hỏi mà giới phân tích đang đặt ra vào lúc Trung Quốc gia tăng đáng kể các hành vi hù dọa Việt Nam tại Biển Đông là liệu việc Hà Nội được giao chiếc tàu ngầm đầu tiên có làm cho Bắc Kinh chùng tay hay không?

RFI thêm, “Theo Giáo sư Jim Holmes tại Học viện Hải quân Mỹ (trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 26/07/2012), Trung Quốc có thể là đang thúc đẩy các hành động quyết đoán giành chủ quyền tại Biển Đông vào lúc này vì cho rằng họ không nên chờ cho các nước đối thủ kịp trang bị vũ khí.

Nêu lên ví dụ Việt Nam, tác giả cho rằng Hà Nội có thể mua được các loại vũ khí đủ sức đương cự với các mối đe dọa của Bắc Kinh, hay ít ra là làm cho Trung Quốc bị tổn thất nặng nề hơn trong việc áp đặt ý muốn.”
 
Hai sàn đều chỉ tăng nhẹ ở đầu phiên với khối lượng giao dịch sụt giảm hơn so với phiên giao dịch trước đó. Về cuối phiên cổ phiếu VNM chuyển sang trạng thái điều chỉnh, đã tạo ảnh hưởng khá lớn tới toàn bộ thị trường chung khi cả 2 sàn có trạng thái trái chiều.

Nhóm cổ phiếu khoáng sản đã bắt đầu có tín hiệu đi xuống, trong khi đó nhóm ngành Gas lại bứt phá mạnh mẽ khi hầu hết những mã trong ngành này như PGC, PGD, CNG, GAS đều có mức tăng khá ấn tượng. Dòng tiền đầu tư vẫn tỏ ra khá chọn lọc khi chỉ tập trung vào những mã có kết quả kinh doanh đột biến như BTP, VPK, PGC… khiến các mã này đều tăng trần, trong khi rất nhiều mã giảm điểm trên thị trường.

Về phương diện kỹ thuật, cả hai sàn tiếp tục có diễn biến trái chiều như phiên trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đi ngang của thị trường một số phiên như chúng tôi dự đoán ở báo cáo trước. Vì vậy việc mua thêm chỉ nên khi thị trường có 1 phiên gia tốc cùng khối lượng gia tăng trong thời gian tới, và ngược lại việc tất toán danh mục sẽ được thực hiện khi các chỉ số giảm mạnh tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thiên về khả năng thị trường tăng trong thời gian tới.
 
GAS vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index từ 31/08
TCT Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) là công ty duy nhất lọt vào rổ tính chỉ số MSCI các thị trường sơ khai (MSCI Frontier Markets Index) của MSCI trong đợt xem xét định kỳ hàng quý diễn ra vào tháng 8/2012.

* GAS: 6 tháng lãi hợp nhất 4,607 tỷ đồng, “cục tiền” khủng 11,844 tỷ đồng

Trong lần cơ cấu này, MSCI không loại bỏ bất kỳ cổ phiếu nào khỏi MSCI Frontier Markets Index. Tất cả thay đổi sẽ được thực hiện sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/08/2012.

Việc GAS lọt vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ 4 của châu Á có cổ phiếu được MSCI lựa chọn đầu tư. Ba quốc gia còn lại là Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka.

Được biết, MSCI là tổ chức cung cấp các công cụ hỗ trợ quyết định đầu tư trên toàn thế giới. Trong khi đó, MSCI Frontier Markets Index bao gồm các cổ phiếu có vốn hóa lớn, vừa và nhỏ của 31 quốc gia đại diện cho 98% vốn hóa trên toàn cầu của tất cả các thị trường sơ khai.
 
Cherry Trung Quốc 100%!

Không chỉ xuất hiện trên các gánh bán dạo, người tiêu dùng tại TP.HCM còn có thể mua trái cherry ở hầu hết các chợ lẻ hay sạp trái cây ven đường. Tại các chợ, tiểu thương đựng trái cherry trong các hộp xốp hoặc thùng cáctông có hình logo, ghi rõ xuất xứ từ Mỹ, Canada; để lẫn lộn với các loại hoa quả khác để bán chứ không thành khu riêng hay đựng trong các tủ làm mát. Giá cherry ở các chợ cũng khá đa dạng, có chỗ bán từ 220.000 – 330.000 đồng. Tại chợ Rạch Ông, quận 8, vài tuần gần đây khách đi chợ được tiểu thương mời mua cherry “giá rẻ”, loại hàng mới, quả tươi còn cuống xanh, giá 280.000 đồng/kg; trong khi có sạp trưng lên loại quả có cuống hơi héo giá khoảng 220.000 – 250.000 đồng/kg. Người bán hàng khẳng định đây là cherry nhập từ Mỹ, Canada.

Sáng ngày 16.8 tại chợ Bắc Ninh (Thủ Đức), đi đến sạp trái cây nào chúng tôi cũng được tiểu thương mời mua trái cherry “đại hạ giá”. Bà Minh, một chủ sạp giải thích bên Canada đang vào mùa, nên các công ty nhập về đẩy hàng ra ngoài bán giá rẻ. Quan sát kỹ hộp cherry của bà Minh chẳng có dấu hiệu gì cho thấy nguồn gốc xuất xứ loại quả này là từ Canada hay Mỹ bởi thùng đựng chỉ là thùng xốp không ghi nhãn mác. Khi chúng tôi tỏ ý nghi ngờ hàng Trung Quốc thì bà Minh trừng mắt: “Trung Quốc làm gì sản xuất được cherry, mấy chú đi chỗ khác để tui bán hàng”.

Tuy nhiên, qua một số đầu mối nhập khẩu trái cây tại TP.HCM, Hà Nội cho thấy, trái cherry đang bán với giá rẻ trên thị trường không phải hàng Mỹ, Canada mà chính là nhập từ Trung Quốc. Anh Nguyễn Quang Huy, hiện đang làm quản lý thương hiệu công ty TNHH trái cây tươi an toàn – FSF (TP.HCM), bằng kinh nghiệm lâu năm sống ở Úc khẳng định: cherry đang bán rất nhiều ở chợ, có giá khá rẻ là hàng Trung Quốc 100% vì quả nhỏ, đường kính chỉ khoảng 22 – 24mm, vỏ màu đỏ tươi, bóng bẩy, có vị chua. Còn hàng Mỹ, châu Âu màu đỏ sẫm đến đỏ đen, không bóng, đường kính 28mm trở lên và vị ngọt lịm. Chúng tôi thử đem một số trái cherry mua ở chợ ra so sánh với loại nhập khẩu từ Mỹ của công ty FSF thì quả thật có sự khác biệt rõ rệt.

“Do vào thời điểm cuối vụ nên cherry Mỹ có giá 480.000 – 500.000 đồng, còn Canada chính vụ nên có giá 320.000 – 330.000 đồng/kg chứ không có loại nào dưới 300.000 đồng”, anh Huy khẳng định. Một số doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiết lộ tiểu thương thường thu gom các thùng cáctông đựng cherry chính hiệu của Mỹ, Canada để đựng cherry Trung Quốc hòng đánh lừa người dùng.

Qua khỏi cửa khẩu là... bán thoải mái

Theo các đầu mối nhập khẩu trái cây ngoại, lịch mùa vụ trái cherry xuất hiện ở thị trường Việt Nam thường được phân như sau: từ tháng 5 – 9 là cherry Mỹ; tháng 9 – 11 là hàng Canada, từ tháng 12 – 2 năm sau là hàng nhập từ Úc. Do tính chất thổ nhưỡng, khí hậu lạnh, đặc biệt là đặc trưng về giống nên cherry Úc bao giờ cũng có giá cao nhất; giá đầu hoặc cuối vụ có khi lên đến 1 triệu đồng/kg. Kế đến là cherry Mỹ giá từ 300.000 – 600.000 đồng; Canada khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg.

Ngoài các loại cherry kể trên, từ cuối năm ngoái, thị trường đột ngột xuất hiện thêm một loại cherry xuất xứ từ Trung Quốc với giá bán rất rẻ. Chị Hương, chủ cửa hàng Hoaquaonline ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết không riêng gì thị trường TP.HCM mà ngay cả Hà Nội cũng đang xuất hiện tràn lan cherry Trung Quốc, giá chỉ dao động 200.000 – 250.000 đồng/kg nhưng tiểu thương thường chào là hàng Úc, Mỹ, Canada.

Ông Nguyễn Văn Ngã, chi cục trưởng chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2 (cục Bảo vệ thực vật), cho biết, qua rà soát không có bất cứ doanh nghiệp nào nhập khẩu trái cherry Trung Quốc. “Hồ sơ chúng tôi quản lý chỉ có hàng nhập từ Úc, Mỹ, Canada…”, ông Ngã nói. Tuy nhiên, theo một số đầu mối nhập khẩu, nếu đăng ký nhập chính ngạch thì bị đánh thuế 10% nên doanh nghiệp thường nhập lậu qua cửa khẩu bằng xe tải lạnh loại nhỏ rồi vận chuyển về Hà Nội, TP.HCM bán lẻ ra thị trường.

“Giá bán sỉ cherry Trung Quốc chỉ vào khoảng 800.000 đồng/thùng 5kg. Nếu bán bằng giá cherry Mỹ, Canada thì lời khá lớn”, anh Huy nói.

Liên quan đến các biện pháp phúc kiểm, ông Nguyễn Văn Ngã cho biết trái cây nhập khẩu phải có các giấy tờ kiểm dịch nước xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu của cục BVT cấp sau đó cơ quan này tiến hành lấy mẫu kiểm tra dịch bệnh, giám định an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu đạt mới cho thông quan. Còn quá trình doanh nghiệp chở hàng về kho, bán ra thị trường như thế nào thì cơ quan này không giám sát được. “Doanh nghiệp có cho hoá chất bảo quản độc hại vào cũng không ai quản lý”, ông Ngã thừa nhận.

Cherry được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 40C, thời gian sử dụng chỉ được khoảng một tuần, nếu không dùng chất bảo quản. Thế nhưng tại các chợ, cherry giá rẻ thường để trần trong các khay, tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng mà người bán khẳng định có thể sử dụng cả tuần không hư!
Link: http://www.nhuongquyenvietnam.com/ne...ang-mac-my.htm
 
vừa phát hiện chất gì đó chưa xác định mà bọn "Lạ" gọi là CNUH14 (hay CNUHAT 14 hay CNUHAC 14 gì đó) ở 1 số sản phẩm, nhiều nhất là miếng lót giày, 1 số đồ nhựa (đồ chơi trẻ em, dép,..), có cả bàn ghế da,...

Bạn nghi ngờ là chất này tác động mạnh đến não và hệ thần kinh, có gì đó giống chất mà Nga sử dụng để giải cứu con tin thiếu nhi tại trường học Bec lan gì đó hồi năm nào.

Chất này có vẻ chưa được sử dụng trong trái cây vì nó dường như tạo héo và nát vỏ trái cây

Chất này rất độc, tác động trực tiếp đến não và có thể làm thay đổi ADN (ren di truyền)

Bạn còn nhắc rằng có 1 số hàng giả của Đài Loan, Hồng Kông, Thái. Khi hỏi còn nước nàp nữa không thì bạn chưa khẳng định được.

Sao ác vậy? Để người ta yên ổn và các dân tộc khác không bị thiểu năng chứ.
 
quỹ lương hưu của Việt Nam sắp cạn

Một phúc trình của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (ILO) vừa được công bố cho rằng 8 năm tới quỹ lương hưu của Việt Nam bắt đầu thâm thủng và sạch nhẵn sau đó 9 năm.

Cán bộ hưu trí ở Việt Nam đi lãnh lương hưu. (Hình: Việt Nam Net)

Báo mạng Việt Nam Net dẫn nhận định của ông Carlos Galian, chuyên viên của ILO cho rằng chính sách hưu trí mà Việt Nam đang áp dụng còn nhiều lầm lỗi khi chấp nhận tuổi về hưu sớm, đặc biệt với phụ nữ. Trong khi đó, nhược điểm thứ hai của Việt Nam là thiếu sự chuẩn bị để đối phó với tình trạng “già hóa” của dân số. Tỉ lệ người già tăng nhanh, trong khi tỉ lệ người trẻ đến tuổi lao động và tìm được việc làm lại quá thấp, dẫn đến tình trạng thu-chi của quỹ mất cân đối nghiêm trọng.

Thông thường người đi làm việc phải đóng tiền bảo hiểm xã hội và nhà nước dùng quỹ này trả tiền lương hưu cho người đến tuổi “về vườn.” Thu ít, chi lại nhiều hiện nay đang đe dọa quỹ lương hưu Việt Nam.

Dư luận đang lo cho số phận của những người sẽ về hưu trong vòng 8 năm tới, và khoảng 9 năm sau đó nữa. Khi đó, người ta e rằng sẽ chẳng còn một đồng lương nào trả cho người hưu trí vào lúc đó.
 
Thị trường đúng là có cách để tạo men say, thậm chí là máu me. Tâm lý từ chán nản buổi sáng có thể chuyển thành hào hứng buổi chiều mà chẳng cần lý do gì cụ thể. Đơn giản là cầu đột nhiên tăng lên, thậm chí tăng bạo ở nhiều cổ phiếu. Những nhà đầu tư không chịu nổi áp lực tâm lý, bán buổi sáng có thể sẽ “khó ở” vào dịp cuối tuần.
 
Tiền có vẻ đang vào tự tin hơn, nên chuyển dần sang mấy mã làm ăn ngon thực sự như HAG, PVD....và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cầm 1 năm chắc sẽ gain tốt

Good trade !

sau sóng ngân hàng thì đến sóng sát nhập tài chính dầu khí và tuần 20/8 này là tuần của cao su chăng ?
link
http://ndhmoney.vn/web/guest/s05/-/...o-su-viet-nam-muon-nam-gan-25phantram-von-brc

Hôm nay BMC hoàn thành dây chuyền thứ tư xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Nó chơi trò M&A ..Xin Mừng cho những tháng cuối năm .
 
Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức....Có link phía dưới:
http://luatvienduong.com/news/Tin-tu...g-Sa-1974-514/
 
Quan điểm về kháng cự cổ điển trong PTKT giờ không đúng nữa, và nhiều người bị nó lừa
Đồ thị toàn vượt đường kháng cự độ vài li lai, tính ra chỉ độ 1-2% rồi tèo
Và vô số người bị cho leo cây trên đỉnh phù vân
Bài học vô số sao không chịu rút kinh nghiệm
PTKT CẦN ĐƯỢC ỦNG HỘ BỞI PTCB. NẾU CƠ BẢN XẤU THÌ KO THỂ VƯỢT ĐC. NẾU CƠ BẢN TỐT THÌ LẠI KHÁC. XÉT VỀ VĨ MÔ TÔI CHO RẰNG LẠM PHÁT KO TĂNG VÀ ĐÃ ĐI VÀO GIẢM PHÁT ĐƯỢC 2 THÁNG RỒI. MÀ GIẢM PHÁT LÀ ĐÁY CỦA CHU KỲ KINH TẾ. ĐÂY CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN MÀ NHNN TĂNG ROOM TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NHẰM THÚC ĐẨY KINH TẾ, CHỐNG GIẢM PHÁT. NẾU LẠM PHÁT TĂNG THÌ RẤT KHÓ ĐỂ NHNN TĂNG ROOM ĐC BÁC Ạ. NÓI CHUNG CHÚNG TA CẦN DÙNG TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ CHỨ KHÔNG CHỈ DỰA VÀO MỖI CÁI ĐỒ THỊ ĐC.
 
Đón đầu chính sách nới lỏng


Hiện tượng đẩy lãi suất huy động cho tới thời điểm này không còn là âm thầm nữa, mà là 1 hiện thực rõ ràng. Áp lực tăng trưởng tín dụng từ giờ cho tới cuối năm lớn cùng với nỗi lo nợ xấu tăng nhanh rất có thể là nguyên nhân chính khiến cho các ngân hàng phải phòng bị trước, tránh rơi vào tình trạng bị động.
Xu hướng này dường như cũng nằm trong tầm nhìn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi mà gần đây cơ quan chủ quản lĩnh vực này đã cho phép các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu tối đa 17%.
Một ví dụ gần nhất là ngày 13/8, NHNN đã có quyết định số 5037/NHNN - CSTT về việc tăng trưởng tín dụng năm 2012, chấp thuận cho HDBank điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012. Theo đó, dư nợ tín dụng của HDBank đến ngày 31/12/2012 tối đa là 23.115 tỷ đồng, tương đương 30%. Đây là 1 mức rất cao so với kịch trần 17% mà NHNN áp dụng trước đó.
Trong 1 quyết định gần đây, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đã được NHNN chấp thuận việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 lên 30%, tương đương mức dư nợ tín dụng đến cuối năm là 51.000 tỷ đồng.
Trước đó, 2 ngân hàng OceanBank và TienPhong Bank cũng đã được tăng trưởng tín dụng tối đa 27%.
Được biết, cho tới giữa tháng 8 đã có khoảng gần 25 tổ chức tín dụng đề nghị mức tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu. Trong đó, NHNN đã cho phép 10 tổ chức có tình hình tài chính lành mạnh, đã có tăng trưởng tín dụng đạt trên 50% chỉ tiêu thông báo của NHNN từ đầu năm được nâng chỉ tiêu.
 
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank) lên tới 30%.
 
Back
Top