Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Ông Carlyle Thayer, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam nói rằng vụ Bầu Kiên có thể là một đòn chính trị cao. Nó cho thấy đảng cộng sản muốn trấn an với 87 triệu dân rằng tiền bạc không thể mua được quyền lực, và đảng sẽ đối phó nghiêm túc với những hành động tài chính đáng ngờ.
 
Rõ ràng đã có sự lựa chọn chính sách đúng đắn và tôi nghĩ rằng những nỗ lực của chính phủ Việt Nam cần phải được công nhận, đặc biệt là vai trò của NHNN.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết như vậy am đã có cuộc trao đổi với phóng viên của Website NHNN về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN) thời gian qua.

Bà có đánh giá như thế nào về quản lý và điều hành CSTT gần đây của NHNN, nhất là chính sách lãi suất và chính sách tỉ giá?

Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn trở lại thời điểm vào cuối năm ngoái. Tại thời điểm đó, hệ thống ngân hàng cho thấy có sự bất ổn: Lạm phát rất cao, trên 18% so với cùng kỳ năm trước; lãi suất cao và tỷ giá hối đoái không ổn định; dự trữ ngoại hối giảm. Tuy nhiên, đến nay, các chỉ số vĩ mô đang đi đúng hướng:

Theo số liệu gần đây nhất là tháng 7, lạm phát của Việt nam là hơn 5%; tỷ giá hối đoái đã ổn định trong nhiều tháng; dự trữ ngoại hối tăng; các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã nâng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong 4 tháng qua từ bậc không ổn định lên ổn định.

Đó là kết quả tích cực của các bộ, ngành, trong đó có NHNN trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ. Rõ ràng đã có sự lựa chọn chính sách đúng đắn và tôi nghĩ rằng những nỗ lực của chính phủ Việt Nam cần phải được công nhận, đặc biệt là vai trò của NHNN, cơ quan có trách nhiệm quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái.

Tất nhiên không phải mọi việc đều đã đạt được theo mục tiêu chúng ta mong muốn. Tuy dự trữ ngoại hối đã tăng, các tổ chức xếp hạng đã nâng triển vọng của kinh tế Việt Nam, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, việc xây dựng các nguồn dự phòng ở tầm vĩ mô vẫn cần tiếp tục được thực hiện, bởi nếu không, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng lạm phát cao như trước.

Bà có thể cho biết ý kiến về quyết tâm và định hướng của NHNN đối với các mục tiêu đề ra?

Mặc dù đã đạt được những thành tựu trong việc ổn định vĩ mô, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có đôi chút suy giảm và Chính phủ rất quan tâm đến điều này. Tôi cho rằng, NHNN, với tư cách là một cơ quan thuộc Chính phủ, đã có nhiều cố gắng để góp phần tháo gỡ tình hình.

Từ tháng 3 đến nay, NHNN đã cắt giảm đáng kể lãi suất ( tổng các lần cắt giảm lãi suất là 5%). Chúng ta cũng thấy có sự phân loại các NHTM với các mức tăng trưởng tín dụng khác nhau. Đây vừa là bước để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, vừa để ngăn những ngân hàng yếu kém cho vay vượt khả năng quản lý của mình gây rủi ro thêm cho hệ thống.

Như vậy, có thể thấy NHNN đã có những điều chỉnh thích hợp và nỗ lực cùng với các cơ quan khác của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn.

Bà có kinh nghiệm quốc tế và tư vấn chính sách gì để chia sẻ với chính phủ Việt Nam và NHNN trong vấn đề tái cơ cấu khu vực ngân hàng và giải quyết nợ xấu của Việt Nam hiện nay?

Đây là những vấn đề mà tất cả các nước phải đối mặt, ngay cả các nước tiên tiến nhất. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên gặp khó khăn trong hệ thống tài chính, ngân hàng. Gần đây nhất, chúng ta đã nhìn thấy điều đó đã xảy ra ở Mỹ, Phần Lan, Ireland, Châu Âu,… Vì vậy, sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề này. Tôi cho rằng, điều đầu tiên là cần nắm được bản chất của vấn đề nằm ở đâu, phạm vi như thế nào.

Việc có những số liệu rõ ràng và lượng hóa được các khoản nợ xấu là điều cần thiết. Khi đã có cái nhìn toàn cảnh, chúng ta sẽ ước tính được chi phí cần thiết cũng như cơ chế chia sẻ chi phí. Tiếp đó, cần nhìn vào bức tranh tài khóa tổng thể của Chính phủ để có thể quyết định xem vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào, cần đến những cấu trúc và khung chính sách gì.

Theo kinh nghiệm ở một số quốc gia, có thể phải sử dụng tới công ty xử lý nợ quốc gia (AMC). Vì vậy, việc AMC được thảo luận thời gian qua tại Việt Nam cũng là một lựa chọn cần và đáng phải tính đến. Quan trọng là cần có mục tiêu thống nhất của Chính phủ trong xử lý vấn đề này. Cùng với đó là quyết tâm chính trị mạnh mẽ và sự minh bạch trong triển khai.

Quá trình xử lý nợ xấu cần nhiều nỗ lực để thúc đẩy nhanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng quá trình này không phải chỉ xảy ra trong ngày một ngày hai mà sẽ phải tương đối mất thời gian.

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Đặng Thu Thảo, Dương Tú Anh, Đỗ Hoàng Anh là 3 cái tên đang được dự đoán có khả năng cao nhất giành ngôi Hoa hậu Việt Nam 2012. Nhưng chẳng ai “mười phân vẹn mười”. Vì thế, dư luận cho rằng giám khảo tại cuộc thi năm nay sẽ phải đau đầu với những cân nhắc của mình.



Đặng Thu Thảo: Nhan sắc ưa nhìn nhưng hình thể kém lý tưởng

Hoa khôi Đồng Bằng Sông Cửu Long - Đặng Thu Thảo là một trong những thí sinh sở hữu nhan sắc rực rỡ nhất tại Hoa hậu Việt Nam 2012. Cô lọt vào ống kính của tất cả các tay săn ảnh khi sở hữu một gương mặt rất sáng và nước da trắng hồng.

So với hai ứng viên Dương Tú Anh và Đỗ Hoàng Anh, Thu Thảo có lợi thế hơn hẳn về khuôn mặt. Cô sở hữu một vẻ đẹp thuần Việt, điều này mang lại rất nhiều lợi thế trong cuộc đua tay ba giữa cô và hai nhan sắc còn lại.

Bởi nhìn tên cuộc thi, Hoa hậu Việt Nam và vị Trưởng Ban giám khảo, ông Dương Xuân Nam, người ta đã biết được cái gu ưa thích của các Hoa hậu Việt Nam. Hầu hết các hoa hậu từng đăng quang trong lịch sử đều sở hữu một vẻ đẹp thuần Việt, ngoại trừ hai trường hợp là Nguyễn Ngọc Khánh (1998) và Mai Phương Thúy (2006).

Nhưng nếu để ý kỹ nhan sắc của Thu Thảo thì sẽ thấy, ngoài sở hữu một gương mặt ưa nhìn hơn các đối thủ, Thu Thảo thua ở tất cả những điểm còn lại. Thu Thảo sở hữu một vóc dáng thiếu chuẩn. Đã từng có những lời đùa, trông cô giống "đào thế". Vì quả thật, trong tất cả các phần thi cần tạo dáng với bikini, Thảo luôn là thí sinh gặp nhiều bất lợi nhất vì thân hình thiếu cân đối của mình.



Dương Tú Anh: Chuyên nghiệp quá hóa mất điểm

Ngay từ vòng thi sơ khảo phía Bắc của Hoa hậu Việt Nam, Dương Tú Anh đã là cô gái gây được sự chú ý khi sở hữu một nhan sắc nổi bật. Và theo một vị giấu tên trong BTC Hoa hậu Việt Nam thì không rõ Tú Anh là ai mà đi đâu cũng thấy có người gửi gắm.

Sự chuyên nghiệp trong cách làm truyền thông của Tú Anh đã khiến cô luôn lọt vào những khuôn hình và những bài viết về Hoa hậu Việt Nam. Thậm chí, Tú Anh là thí sinh được báo chí đưa tin nhiều nhất. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, việc truyền thông quá mạnh khiến cho Tú Anh đang bị “soi ngược”. Điều này gây ra bất lợi lớn cho Tú Anh trong cuộc đua đến ngôi cao nhất, Hoa hậu Việt Nam 2012.

Hơn nữa trong quá trình tham gia hoa hậu, theo một nguồn tin bên lề cuộc thi thì Tú Anh đang tỏ ra quá tự tin vào chiến thắng của mình. Sự tự tin quá cũng khiến cô không dễ tìm được sự đồng cảm từ giám khảo. Không phủ nhận Tú Anh là nhan sắc hoàn toàn xứng đáng nếu nằm trong 3 cô gái đẹp nhất mùa thi năm nay, nhưng cũng giống Thu Thảo, Tú Anh có những bất lợi về hình thể và nhan sắc.

Tú Anh không sở hữu một gương mặt thuần Việt. Cô sở hữu nhiều nét hao hao giống các cô gái Nhật. Nguyên việc này đã đủ khiến cho cô mất điểm lớn trong cuộc đua đến ngôi Hoa hậu Việt Nam 2012.Thêm vào đó Tú Anh được đánh giá không phải là thí sinh sở hữu thân hình của một Hoa hậu. Ngoài cặp chân thẳng đẹp, Tú Anh không được đánh giá cao ở tất cả những gì mình đang sở hữu trên thân hình cao 1m72, nặng 54kg, số đo ba vòng 87-63-91.

Khả năng Tú Anh lên ngôi Hoa hậu Việt Nam 2012 là không cao bằng hai đối thủ còn lại, nhưng có lẽ vị trí Á hậu 2 là không quá khó với những gì Tú Anh đang sở hữu.



Đỗ Hoàng Anh: Là hoa hậu, nhưng đáng tiếc...

Nhan sắc nổi bật nhất mùa thi Hoa hậu năm nay là Đỗ Hoàng Anh đến từ Hà Nội. Hoàng Anh là một thí sinh sáng trong mọi khuôn hình và sáng trước mọi đối thủ. Kể cả nhưng tấm ảnh cùng tông, cùng cảnh khi cô chụp với Tú Anh

Hơn nữa, Hoàng Anh là thí sinh có xuất thân gia đình cơ bản khi bố là diễn viên múa, mẹ là giảng viên đại học. Quan trọng hơn hết, trong suốt quá trình thi cử, Hoàng Anh bộc lộ đúng nhất với con người của mình, một cô gái vừa tròn 18 nhưng cũng đầy tự tin.

Việc Hoàng Anh đỗ điểm cao thứ 3 của khoa Quản lý văn hóa - Đại học Văn hóa Hà Nội cũng là lợi thế của cô. Bởi tri thức luôn là thứ không dễ có được trong một sớm, một chiều. Và hơn ai hết, Hoa hậu là người cần có tri thức cao hơn cả để không đánh mất mình trước những cám dỗ sau cuộc thi.

Việc Hoàng Anh được nhắm đến ngôi Hoa hậu không phải là không có những bất lợi đến từ chính bản thân cô. Hoàng Anh có bất lợi duy nhất về gương mặt thiếu nét chuẩn. Hoàng Anh sở hữu một gương mặt lưỡi cày và có chiều dài là “khó chấp nhận” với một người Việt Nam. Yếu điểm này chính là bất lợi lớn nhất mà Hoàng Anh gặp phải trên con đường chinh phục chiếc vương miện danh giá.

Hoàng Anh sẽ là Hoa hậu Việt Nam 2012, nếu năm nay Ban giám khảo thực sự vượt qua được chính mình khi dám thay đổi quan điểm về một vẻ đẹp hiện đại không theo dạng “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.

Theo VTC
 
Tự nhiên thời điểm hiện tại có rất nhiều chủ tịch hội đồng quản trị, rất nhiều tổng giám đốc của các tập đoàn và các ngân hàng cùng nhau đi qua Mỹ để "công tác" dài hạn.
Khú khú khú!
 
http://vinacorp.vn/news/msn-ong-nguy...phcm/ct-531606

“Việc tôi có mặt bình thường ở đây hôm nay đã chính là câu trả lời”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang nói với VnEconomy chiều nay (27/8) tại một sự kiện do Masan tổ chức ở khách sạn New Word (Tp.HCM), sau khi xuất hiện những tin đồn từ vài hôm nay rằng ông đã “bị bắt”
 
http://vietstock.vn/2012/07/100-000-...737-236883.htm

100.000 tấn đường của HAG và góc khuất ngành đường

Phía sau những ồn ào quanh chuyện HAG đề xuất xin nhập khẩu 100.000 tấn đường là một ngành công nghiệp nội địa có hơn 20 năm tuổi vẫn còn manh mún.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) mới đây nhảy sang lĩnh vực mía đường, nhưng đề xuất xin nhập khẩu 100.000 tấn đường của HAG từ nhà máy mà công ty này đầu tư bên Lào đã vấp phải sự phản đối của nhiều DN mía đường nội địa. Phía sau những ồn ào là một ngành công nghiệp nội địa có hơn 20 năm tuổi vẫn còn manh mún.
Đường HAGL có về quê hương?
Sau ngả rẽ sang cao su, vào cuối năm ngoái, HAG đầu tư 100 triệu USD khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Mía đường Attapeu (Lào), bao gồm 4 hạng mục lớn, trong đó nhà máy chế biến mía đường đóng vai trò chính, với công suất 7.000 tấn/ngày. Để có nguyên liệu cho nhà máy đường, HAGL dự kiến phát triển vùng nguyên liệu rộng 6.000 héc-ta trong năm đầu tiên và nâng dần lên trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi khởi công, nhà máy còn đang xây dựng dở, thì trên thị trường đã xuất hiện thông tin HAG xin nhập khẩu 100.000 tấn đường từ nhà máy tại Lào, vì không tìm được thị trường tiêu thụ.
Báo cáo Hội nghị Tổng kết ngành mía đường năm 2011 cho biết, hai DN lớn ngành mía đường đang niêm yết là CTCP Mía đường Lam Sơn và CTCP Bourbon Tây Ninh đạt sản lượng tương ứng 91.000 tấn và 81.500 tấn, với diện tích vùng nguyên liệu xấp xỉ 12.000 héc-ta. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), niên vụ 2012/2013, sản lượng mía đường sản xuất trong nước đạt khoảng 1,3 triệu tấn. Dựa trên dự báo cung cầu, hạn ngạch (quota) nhập khẩu đường khoảng 70.000 tấn. Con số của HAGL không chỉ lớn gấp 3 lần sản lượng đường trung bình của một công ty mía đường nội địa, mà còn gấp rưỡi hạn ngạch dự kiến.
Đề xuất của HAG không nhận được sự ủng hộ từ nhiều DN mía đường nội địa. Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT LSS bày tỏ sự nghi ngờ: “Giả định năng suất của HAGL tương đương LSS, thì diện tích vùng nguyên liệu tối thiểu phải đạt gấp đôi con số đã công bố. Thực tế, năng suất của HAGL có thể cao hơn do điều kiện thổ nhưỡng, nhưng dự án của HAGL mới ở giai đoạn đầu, rất khó tin khi năm đầu tiên đạt được sản lượng này”.
Hoài nghi của các DN đường nội địa ngả theo hướng HAGL có thể nhập khẩu một phần sản phẩm không phải do mình sản xuất, vì mặt bằng giá đường tiêu thụ nội địa luôn cao hơn sản phẩm nhập khẩu. Do có sự chênh lệch giá, nhiều năm qua, đường nhập lậu từ Thái Lan đã tràn vào Việt Nam. Vấn nạn này tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của các DN mía đường nội địa, nhưng chưa có hướng giải quyết hiệu quả.
Một vấn đề gây tranh cãi khác là nếu đề xuất nhập khẩu đường được thông qua, sản phẩm của HAG còn được hưởng ưu đãi về thuế. Cụ thể, thuế suất nhập khẩu đường Việt Nam áp dụng cho các nước ASEAN ở mức chung 5%, tuy nhiên sản phẩm từ Lào chỉ là 2,5%. “Nếu cho HAG nhập khẩu đường, có nghĩa Nhà nước gián tiếp giúp bao tiêu sản phẩm của HAGL. Điều này sẽ đẩy một số DN nội địa vào thế khó khăn”, tổng giám đốc một công ty mía đường niêm yết bất bình.
Trao đổi với báo giới cách đây không lâu, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAG lại đưa ra các thông tin khác hẳn. Theo đó, việc xin nhập khẩu 100.000 tấn đường không phải do HAG trực tiếp thực hiện, mà do Bộ Công thương Lào đề nghị với Bộ Công thương Việt Nam. Nhà máy của HAG là nhà máy đường duy nhất tại Lào, chưa hoàn thành nên chưa có sản phẩm. Mà niên vụ 2012/2013, sản lượng tối đa cũng chỉ ở mức 80.000 tấn, chứ không lớn tới 100.000 tấn.
“Nếu đưa được đường vào tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì quá tốt, còn nếu không được thì chúng tôi vẫn bán được ở nơi khác. Có thể chia lượng đường sản xuất được cho nhiều thị trường khác nhau”, ông Đức nói.




Mới đây nhất, ngày 10/8 vừa qua, Bộ Công thương có thông báo cuối cùng về hạn ngạch đường nhập khẩu năm 2012 của Việt Nam là theo đúng kế hoạch cũ. Dù vậy, cánh cửa chưa đóng lại hoàn toàn với sản phẩm đường “made in HAG”, vì các nhà sản xuất nội địa có hạn ngạch được quyền chọn nhà nhập khẩu.
Ngành công nghiệp “ồn ào”!
100.000 tấn đường xin nhập khẩu của HAG chỉ là phần tiếp nối mới nhất của câu chuyện dài tập về ngành công nghiệp mía đường nội địa - lĩnh vực có nhiều “tranh luận”. Nếu chú ý theo dõi trên mặt báo có thể thấy các DN đường nội địa than vãn thường xuyên về tình hình khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách trợ giá và đòi hỏi hỗ trợ lãi suất. Thế nhưng, những năm gần đây, ngành đường luôn có lãi lớn.
Trừ Bourbon Tây Ninh, các DN mía đường niêm yết có tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE) trong khoảng 32 - 61%, khá cao so với các ngành khác. Cá biệt như CTCP Đường Kon Tum, EPS năm 2011 đạt 17.000 đồng.
Bên cạnh đó, ngành đường được ví như thỏi nam châm, khi gần đây thu hút nhiều DN lớn tham gia. Ngoài HAG, hai năm gần đây, ngành mía đường nội địa còn chứng khiến sự mở rộng hoạt động của CTCP Thành Thành Công. Điều gì thu hút các tên tuổi lớn tham gia ngành mía đường nếu không phải là lợi nhuận? Xin nhắc lại một câu chuyện cũ: Trong một hội nghị về ngành đường, trước các than thở khó khăn của DN đường trong nước, đại diện Bộ NN&PTNT lật vấn đề: “Các anh luôn than vãn khó khăn, nhưng tại sao năm trước trung bình mỗi công ty lãi tới 50 tỷ đồng?”.
Sự ồn ào của ngành mía đường còn đến từ dự báo cung cầu. Chẳng hạn, vào đầu quý II năm nay, Bộ NN&PTNT dự báo, sản lượng đường trong nước thiếu hụt sẽ hạn chế xuất khẩu. Trái ngược 100%, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đưa ra quan điểm, phải đẩy mạnh xuất khẩu, vì nguồn cung trong nước dư thừa! Cả hai bên đều đưa ra các số liệu chứng minh quan điểm của mình, dựa trên các con số thống kê với mẫu khảo sát riêng. Một số ý kiến bình luận, nguồn gốc của những bất đồng xuất phát từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam đứng trên lợi ích của các thành viên, còn Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương đứng trên quan điểm người tiêu dùng.
Thua trên chính sân nhà
Khi được hỏi nên đầu tư gì, năm 2004, trong một cuộc phỏng vấn, Jim Rogers - nhà đầu tư hàng hóa nổi tiếng thế giới đã đưa ra một viên đường và nói với phóng viên một tờ báo tài chính của Pháp rằng, giá đường sẽ được nhân lên năm lần trong vòng thập niên sắp tới. Khi đó, đường được trao đổi trên thị trường với giá 5,5 cents/livre. Chỉ hai năm sau, giá đường đã lên đến hơn 20 cents/livre. Trong giai đoạn khủng khoảng kinh tế thế giới vừa qua, bất chấp việc giá nhiều loại hàng hóa khác lao dốc, đường vẫn theo hành trình riêng tăng giá, chậm chạp nhưng chắc chắn. Điều này giải thích phần nào con số lợi nhuận khá lớn của ngành đường những năm vừa qua.
Báo cáo phân tích ngành đường của CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận xét, ngành đường Việt Nam là một trong những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất kể từ khi kinh tế được đổi mới đến nay. Trong một vài năm gần đây, những khó khăn được giảm xuống phần nào, nhờ giá đường tăng. Tuy nhiên, trong dài hạn, ngành đường Việt Nam vẫn đối diện với khá nhiều tồn tại. Các vấn đề mang tính cố hữu là năng suất thấp, chất lượng không cao, công nghệ thu hoạch và chế biến lạc hậu. Chính những điểm yếu này khiến giá thành đường Việt Nam cao hơn các sản phẩm nhập khẩu, trở thành một ngành nóng với tình trạng buôn lậu khó kiểm soát.
Các DN mía đường cũng có nỗi niềm riêng. Ông Tam cho biết, do hậu quả của chính sách phát triển duy ý chí 1 triệu tấn đường trước đây, ngành mía đường Việt Nam non yếu về mọi mặt. Đặc trưng của ngành đường là tính thời vụ. Các nhà máy chỉ hoạt động hết công suất khoảng 5 tháng/năm. Số đường còn lại sẽ được lưu kho phục vụ cho nhu cầu trong cả năm. Chính vì thế, chi phí của ngành đường rất lớn. Được tiếng thơm do Nhà nước bảo hộ, nhưng “có tiếng mà không có miếng”. Trong khi các loại cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp nhận được sự hỗ trợ như cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ giống, phân bón, thì sự hỗ trợ cho người trồng mía gần như bằng 0. Chủ yếu vẫn do DN nỗ lực tự thân vận động bao tiêu gần 100% đầu ra cho người trồng mía để giữ vùng nguyên liệu.
“Việt Nam là nước nông nghiệp, hoàn toàn đủ khả năng xuất khẩu đường nếu ngành mía đường được quản lý và quy hoạch tốt. Các khó khăn của ngành chủ yếu xuất phát từ việc điều hành”, ông Tam nhận xét.
Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, mía đường Việt Nam là ngành công nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nước. Tuy nhiên, do vùng nguyên liệu được đầu tư dàn trải, manh mún, nên mức giá thu mua mía tươi trung bình hiện nay dao động từ 50 - 60 USD/tấn, cao nhất thế giới. Con số này không thể thấp hơn, vì liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người trồng mía. Giá thành sản phẩm cao nên ít có tính cạnh tranh.
“Thời gian qua, Hiệp hội đã liên tục đề nghị các thành viên khuyến cáo người trồng mía tăng năng suất, bằng cách thay đổi phương thức và canh tác và giống mới. Nhưng ngành mía đường nội địa muốn khởi sắc cần có chính sách nhất quán trong từ công tác điều hành tới chủ trương phát triển”, ông Hải nói.
Giang Thanh
đầu tư chứng khoán
 
Nhà máy đóng tàu Admiralteisky ở thành phố St. Petersburg của Nga vừa chính thức cho hạ thủy chiếc tàu ngầm Kilo 363 đầu tiên trong số 6 chiếc bán cho Việt Nam vào hôm 28 tháng 8 năm 2012.

Tàu ngầm lớp Kilo 363 mà Nga bán cho Việt Nam. (Hình: Sinodefence.com)

Tin cho hay, sau khi hạ thủy và chạy thử thành công, chiếc tàu ngầm này sẽ được giao cho Việt Nam vào đầu năm 2013.

Trước đó nhiều nguồn tin nói rằng, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được Nga giao cho Việt Nam vào năm 2014. Theo hợp đồng, 5 chiếc tàu ngầm Kilo còn lại sẽ được bàn giao cho đến hết năm 2016.

Sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo 636 chạy bằng diesel-điện được Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga vào tháng 12 năm 2009 với chi phí gần 2 tỷ đô la.

Tàu ngầm Kilo 636 có lượng giãn nước 3,100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300 mét và được vận hành bởi 52 thủy thủ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi, thủy lôi và tên lửa tấn công.

Tàu ngầm hạng Kilo được ca ngợi là một trong những loại tàu ngầm ít gây ồn nhất. Nó được chế tạo để chống tàu ngầm và chống hạm ở những khu vực nước tương đối nông như vùng biển quanh Việt Nam.

Ngoài Nga, hiện một số nước khác cũng đang sử dụng loại tàu ngầm này gồm Trung Quốc, Ấn Ðộ, Iran, Ba Lan, Rumani và Algeria.

Ðể chuẩn bị sử dụng tàu ngầm, Việt Nam cũng đã cho nhiều sĩ quan đi đào tạo. Tháng 4 vừa qua, báo Quân Ðội Nhân Dân, thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam, loan tin, Việt Nam gởi một nhóm gồm nhiều sĩ quan, thủ thủ của “lực lượng tàu ngầm” đi đào tạo tại nước ngoài. Bản tin không nói rõ nước nào nhưng tiết lộ ở đó các học viên có học tiếng Nga.

Hồi tháng 7 năm ngoái, trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng cho biết, “trong khoảng 5 đến 6 năm tới, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại.”

Tuy nhiên, ông Thanh cũng giảm nhẹ việc mua sắm tàu ngầm bằng tuyên bố: “Mua tàu ngầm, tên lửa, máy bay, khí tài cũng là để tự vệ, bảo vệ hòa bình, chủ quyền chứ không có ý định đe dọa, hay có ý đồ xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.”
 
PV2: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 (mã PV2) không cao, công ty đã phải mạnh tay kéo giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận xuống. Hội đồng Quản trị PV2 vừa thông qua kế hoạch kinh doanh 2 quý đầu năm với doanh thu đạt gần 10 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 623 triệu đồng. So với kế hoạch năm 2012, công ty mới thực hiện được 4,9% doanh thu và chỉ 1,59% chỉ tiêu lợi nhuận.

Theo đó, Hội đồng Quản trị công ty đã thông qua tờ trình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2012 với các chỉ tiêu giảm mạnh. Trong đó, doanh thu được điều chỉnh từ 202,8 tỷ đồng xuống cò hơn 19 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh từ 39 tỷ đồng xuống còn 2,27 tỷ đồng. So với chỉ tiêu ban đầu, chỉ tiêu kế hoạch doanh thu mới chỉ bằng 9,46% và chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ bàng 5,81%, tương đương bằng 1/20 chỉ tiêu ban đầu.

Đồng thời, PV2 cũng không trả cổ tức bằng tiền năm 2011 nữa mà sẽ trả bằng 7% cổ tức bằng cổ phiếu. Về vấn đề nhân sự, PV2 nhất trí ông Vũ Thành Lê thôi giữ chức Ủy viên HĐQT theo đơn xin từ nhiệm từ ngày 23/8 và bổ nhiệm ông Trần Tùng Linh đại diện vốn góp của Công ty Cổ phần PVI tại PV2.

* SSC vừa thông báo cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 5. Ngày 28/8/2012, Chủ tịch UBCKNN cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng số 39/GCN-UBCK cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 5 chào bán 450.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 4,5 đồng. Tổ chức tư vấn phát hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 5 là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT. Hiện, Đầu tư Xây dựng số 5 có vốn điều lệ 12,5 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại 22 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
 
Hai sàn đều tăng điểm kể từ đầu phiên, tuy nhiên lực cầu ban đầu khá dè dặt và chỉ tập trung vào các mã có vốn hóa lớn ở cả 2 sàn. Về cuối phiên cả 2 sàn tiếp tục gia tốc, và được đánh thốc lên ở phiên ATC, khi số lượng số mã tăng giá có dư mua trần là rất lớn.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn có được mua rất mạnh từ khối ngoại, đã tạo lực đỡ cho thị trường như DPM, GAS, VIC…vv, và giúp thị trường tạo điểm cân bằng trong ngắn hạn. Ngoài ra thông tin tăng giá xăng được đưa ra vào ngày hôm qua, dường như càng tạo sự “ tự tin” cho giới đầu tư khi hành động mua vào khi tin tức xấu đưa ra được ưa chuộng. Tuy nhiên thị trường cần có một số phiên tạo đà nữa mới có thể khẳng định được sự điều chỉnh đã kết thúc hay chưa, và để an toàn hơn thì việc lựa chọn thời điểm để giao dịch có lẽ nên sau khi T+3 chính thức được áp dụng.

Về phương diện kỹ thuật, thị trường hình thành 1 phiên nỗ lực tạo đà đầu tiên với khối lượng giao dịch gia tăng nhẹ so với phiên ngày hôm qua. Đây là 1 tín hiệu rất tích cực, tuy nhiên chúng tôi vẫn chờ chỉ số HNX INDEX bứt phá khỏi mốc 63 kèm thanh khoản gia tăng để kích hoạt tín hiêu mua trở lại cho mục đích ngắn hạn. Ngoài ra theo dự đoán của chúng tôi, có khả năng những mã có thông tin cơ bản tốt và vốn hóa lớn như GAS, DPM, VNM…vv sẽ thu hút được dòng tiền mạnh trong thời gian tới.
 
Chủ tịch HĐQT ACB về nước và ký hợp đồng tài trợ 1 tỷ đồng cho quỹ STF
Trưa 29/8, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (STF) đã ký kết hợp tác tài trợ học bổng dài hạn cho Quỹ nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ, giá trị 1 tỷ đồng.

Lễ ký kết giữa ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT ACB và bà Lê Ngọc Hồng Hà - Giám đốc Quỹ STF diễn ra với sự chứng kiến của ông Trần Mộng Hùng (Nguyên chủ tịch HĐQT ACB), Võ Như Lanh (Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ STF).

STF là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận, được ban lãnh đạo Saigon Times Group và các doanh nhân thân hữu thành lập, với ý nguyện hỗ trợ công tác giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Đến cuối năm 2011, STF đã cấp khoảng 2,5 tỷ đồng học bổng ngắn hạn cho học sinh, sinh viên ở vùng ĐBSCL, TP.HCM và các tỉnh miền Trung, miền Nam. STF đã và đang tiếp tục cùng các doanh nghiệp cấp gần 2,5 tỷ đồng học bổng dài hạn cho 442 học sinh, sinh viên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Về phía ACB, ngân hàng này hiện đang nằm trong top đầu các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, cũng thuộc hàng đầu về các hoạt động xã hội, với tổng giá trị các hoạt động tài trợ từ thiện, nhân đạo lên đến 102 tỷ đồng.

ACB đã cam kết tài trợ xây dựng thêm 6 trường học tại Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Tiền Giang với số tiền gần 30 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2013, ACB sẽ khởi công xây dựng và hoàn thành thêm 20 trường học nữa.

Được biết, ông Trần Xuân Giá, chủ tịch của ACB vừa có chuyến công tác tại Hoa Kỳ trở về. Trong thời gian ông vắng mặt, công việc được giao cho phó chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ. Cũng trong thời gian này, ACB đã có tân Tổng giám đốc là ông Đỗ Minh Toàn.

Về sự kiện vừa diễn ra giữa ACB với STF, Tổng giám đốc ACB ông Đỗ Minh Toàn chia sẻ: “Sự kiện này thực sự có ý nghĩa đối với Ngân hàng Á Châu trong giai đoạn này, là động thái ngân hàng ACB đã nỗ lực không ngừng vì cộng đồng, nhằm khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu cũng như trách nhiệm xã hội trong suốt gần 20 năm qua”.
 
Mua thì chờ phiên MAI sẽ có giá sàn hàng loạt cho mà mua

Điều băn khoăn lúc này là kênh Vàng đang hút 1 lượng tiền khá lớn, mặc dù giá chênh 2.4 triệu nhưng lực cầu vẫn rất mạnh. Chỉ có bình ổn thị trường Vàng, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về dưới 1 triệu thì tiền từ Vàng mới chảy sang CK mạnh thật sự
 
đẳng cấp anh hưng số 1 em ạ... Anh chẳng dại gì đăng đàn ngày hôm thứ 6 tuần trước trong lúc dầu sôi lửa bỏng... phải có cơ sở em à.!. nhưng mỗi tội anh tuyên bố tuần này lấy lại những gì đã mất(435) nhưng anh nghĩ ngày mai chỉ mới vựợt 400 thôi... hy vọng qua lễ lời hứa của anh thành hiện thực cho NDT bớt khổ!!!
 
anh đồng ý với chú mày

Hôm nay lợi nhuận HN của BVH liệu có cứu cho trụ thứ tư này vẫn là trụ hay là cọc tre đây ?
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Ki...27-ty-dong.htm

Việc càng ngày càng giảm lãi suất có lợi cho DN và nền kinh tế , nhưng có lợi cho dân và cho người hưu trí không? nếu nó giảm còn 6-7 % thì tiền VND có mất giá như thống đốc Bình đã phát biểu trước QH hay là không ? đừng tưởng giảm và càng giảm lãi suất huy động thì người dân hài lòng nhé , họ sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng để cho dòng tiền thông minh của họ có lãi cao hơn mức 6-7% thì chết dỡ , lúc đó mua BVH cũng không , mà không mua cp cũng dỡ , ở cái thế chết mà không chết thế mới tài ....
 
Bình tĩnh , bình tĩnh nào ....
Giá xăng có thể giảm đến 2.400 đồng/lít...

(Petrotimes) - Đây là nhận định hoàn toàn có cơ sở bởi giá của các mặt hàng xăng dầu hiện nay đang phải cõng tới 6.500 đồng tiền thuế. Và nếu điều này được thực hiện, chắc chắn hiệu ứng tích cực mà nó có thể mang lại cho cả nền kinh tế sẽ không hề nhỏ.


http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te...0-donglit.html
 
Đang bull, tranh thủ ra hàng giá cao, cuối phiên kiểm chứng pic này.
- Nhiều tin bất lợi sẽ ko hỗ trợ thị trường sau lễ.
- Tranh mua giá xanh là ngồi ngọn tre.
 
Back
Top