Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Đợi tin này hồi hộp í
"Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để trong buổi họp thường kỳ Chính phủ ngày 3/5 tới, đề xuất với Chính phủ giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT)."
Hôm qua thế nào nhỉ ?

Cơ bản hôm qua giao dịch tốt, nhưng buổi chiều lại tỏ ra hơi đuối về tiền. Dù sao cả phiên cũng lấy lại được mốc 2.000 tỷ.( trích nguồn internet & đầu tư ).

Hôm nay tiếp tục hồi hộp chờ quốc hội họp...
 
'Tập trung phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng'

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/...vuc-ngan-hang/


Tại phiên họp Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng; tập trung phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
>'Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai ngày càng tinh vi'

Sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng quý 1; phương hướng, nhiệm vụ quý 2/2012.
Theo Ban chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua có những chuyển biến tích cực; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của các cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập;… tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện.
Thủ tướng: "Xử lý tới nơi, tới chốn những kết luận của thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu của tham nhũng, tiêu cực". Ảnh: Chinhphu.vn
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban chỉ đạo cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém của công tác phòng, chống tham nhũng như một số địa phương đã xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nhưng không xử lý trách nhiệm của bất cứ người đứng đầu. Việc thực hiện quy định về kê khai tài sản, thu nhập còn chậm; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng còn chậm, kéo dài, nguyên nhân vướng mắc chủ yếu là do công tác giám định tài chính, giám định chất lượng công trình hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ điều tra; nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy định chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng.
Trong quý 1, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, giúp Chính phủ tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng; ban hành 11 kết luận thanh tra (như thanh tra môt loạt tập đoàn như Hóa chất Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Viễn thông Quân đội, Sông Đà…). Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 32.744 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.584 tỷ đồng; loại khỏi giá trị quyết toán 10 tỷ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 10.665 tỷ đồng; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.
Kiểm toán Nhà nước đã kết thúc kế hoạch kiểm toán năm 2011; kiến nghị xử lý tài chính của 147/151 cuộc kiểm toán đã phát hành báo cáo, trong đó các khoản tăng thu là trên 2.500 tỷ đồng; các khoản giảm chi là hơn 2.280 tỷ đồng.
Số lượng các vụ việc, bị can bị điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, trong quý 1 đều tăng mạnh so với 2011. Đối với 27 vụ án tham nhũng mà Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc và giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, đến nay đã xét xử 7 vụ (xét xử phúc phẩm một vụ là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, xét xử sơ thẩm 6 vụ là vụ Trần Văn Khánh, vụ Vinashin, vụ Trần Lệ Thủy…).
Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Chinhphu.vn
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những, đề xuất xác đáng của các thành viên Ban Chỉ đạo như việc tăng cường “chống” tham nhũng; xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng; các chế tài xử lý, bản án phải đủ sức răn đe; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; tập trung phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, công khai, minh bạch các vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng, cần phải tập trung mạnh vào khâu phát hiện và phòng ngừa tham nhũng, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát…; xử lý tới nơi, tới chốn những kết luận của thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu của tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò của các chi bộ, của mỗi đảng viên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các cơ quan chức năng tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, đặc biệt là xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp còn để tồn đọng, kéo dài.
 
CAP: Trả 52% cổ tức bằng tiền năm 2011, năm 2012 cứ chà nhám con này là có tiền xài chân dài liên tục...


(NDHMoney) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán vừa thông báo về việc trả cổ tức năm 2011 bằng tiền của Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (mã CAP-HNX).


Cụ thể, 15/5 là thời hạn đăng ký cuối cùng và ngày 20/6, CAP sẽ thực hiện thanh toán cổ tức năm 2011 bằng tiền với tỷ lệ 52% (1 cổ phiếu được nhận 5.200 đồng).

Địa điểm thực hiện: Đối với chứng khoán lưu ký, người sở hữu chứng khoán đã lưu ký làm thủ tục nhận cổ tức tại các thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.

Đối với chứng khoán chưa lưu ký, người sở hữu chứng khoán chưa lưu ký làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Kế toán công ty, phường Nguyễn Phúc, Tp.Yên Bái, tỉnh Yên Bái.[/QUOTE]

Em đã theo chân Bác.
 
ừ , thì từ nay đến ngày 13/5 còn xa mà , bác thấy CAP ra là hết , ra là hết .
Sáng nay chú snat bán KSS , anh mua ngay , chú nào sợ bán KTB , anh cũng mua , ăn dày ...
 
Bvh

Bà con ta chắc khôn lõi chốt lãi đi chơi cho thoải mái. Đây là đặc tính của CK Vịt. Nhưng như thế lại càng tốt, TT càng nghi ngờ càng tăng bền, xả bớt cp có lãi để giảm áp lực. Cá mập thì nó cần gì mấy ngày lễ này ? Nó vui chơi cả đời chứ đâu phải mấy ngày lễ ?( cha Thuyên này đoán ý nhà cái hay thiệt ta - trích nguồn internet ).
BVH
múc 70 hay 69,5 hay 68,5 càng tốt
múc hết đi
 
Tôi bảo thằng bạn tôi thế, nói mày cứ cầm tiền đi, tao cầm cp, qua lễ tao đi viện thăm mày....cố gắng đừng tiếc quá mà đứt dây thần kinh...!
 
Cục Điều tiết Điện lực đang cân nhắc việc trình Chính phủ cơ chế giá điện riêng cho lĩnh vực sản xuất sắt, thép và ximăng.
Lý giải về điều này, Cục Trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đặng Huy Cường cho biết, do không khuyến khích người dân sử dụng quá nhiều điện nên giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất.

Nếu để giá điện bán cho sản xuất thấp, trong đó có thép và ximăng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam đầu tư sản xuất thép, ximăng để xuất khẩu. Đây lại là lĩnh vực sản xuất tiêu tốn rất nhiều điện năng. Về lâu dài, nếu cần thiết, Cục Điều tiết Điện lực sẽ cân nhắc và trình Chính phủ cơ chế giá điện riêng cho sắt thép, ximăng đồng thời kiến nghị hạn chế xuất khẩu sắt thép.

Tuy nhiên, đây là những ngành quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế đất nước nên việc xây dựng cơ chế giá điện riêng phải có sự xem xét kỹ càng để không ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Còn Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) không hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng giá điện của Việt Nam rẻ nên các nhà đầu tư nước ngoài “tranh thủ” đầu tư vào lĩnh vực sắt thép.

"Thêm vào đó, hiện nay mới chỉ có duy nhất một dự án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thép, nếu thực hiện cơ chế giá điện riêng thì đây việc làm thiếu công bằng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép," ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết.

Ông Nghi cũng cho rằng, VSA vẫn ủng hộ việc đưa giá điện vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu hạn chế xuất khẩu sắt thép và việc xây dựng cơ chế giá điện riêng cho lĩnh vực thép là không khách quan và thiếu công bằng. Ông Nghi nhấn mạnh, nếu áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép theo hướng tăng lên thì cũng phải áp dụng cho tất cả các ngành khác./.
 
Bvh

Về việc BVH bị đạp phiên 26/4
BVH nó bị gãy sống trâu từ phiên 4/4 , trong quá tình là là " lá rơi " đó mún bật được lên nó cần có 1 điểm tựa.Điểm tựa đó của nó ở khoảng 64-67 , nhìu khả năng 67 nó có thể đã bật rùi.
Hum nay mặc ù có tin tốt nhưng BVH vẫn bị oánh dúi ngã vì con này Tây nó điều khiển , mà Tây thì nó chơi theo PTKT ( TA ) siêu đẳng một cách chuẩn mực chứ không như mấy ông Việt học đòi Tây .
Tây nó nói rằng " chúng mày chơi theo tin nhưng tao chơi theo TA "
Cũng có thể với mục đích là oánh dúi BVH phiên nay để nó nhanh về điểm hỗ trợ từ đó bật lên và tâm điểm đợt tới có thể sẽ lại là BVH là làm ngọn đuốc dẫn dắt thị trường lên 1 tầm cao mới.


Hôm nay 27/4 phiên buổi chiều chị Phượng mua lại đôi dép Lào bị mất hôm qua * con "Cap" : trả 52% cổ tức tiền mặt ..
 
Tại Việt Nam thường xảy ra những điều khó hiểu

Tại Việt Nam thường xảy ra những điều khó hiểu, những điều nghịch lý, và vấn đề sau đây là một trong những chuyện như thế…

Việt Nam đang chứng kiến một thực tế khá kỳ lạ: doanh nghiệp đang phá sản, "chết hàng loạt", trong khi ngành ngân hàng vẫn "sống khỏe".

Điều này được thể hiện rõ trong mùa đại hội cổ đông năm nay. Các ngân hàng đang ứng xử như thế nào trước câu chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam?

Từ năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam nổi lên 2 vấn đề lớn: nguồn vốn vào sản xuất không được chú trọng và thanh khoản yếu kém. Để khắc phục, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, chính sách nhằm cải tổ hệ thống ngân hàng, nhưng con đường không hề dễ dàng.

[Hoạt động liên kết giữa các ngân hàng cũng là một cách nâng cao năng lực theo hướng chủ động hơn.]

Hoạt động liên kết giữa các ngân hàng cũng là một cách nâng cao năng lực theo hướng chủ động hơn.

Ngân hàng "sống khỏe", doanh nghiệp yếu

Trong một nền kinh tế "khỏe mạnh", ngân hàng bơm vốn vào sản xuất, sản xuất sinh ra lợi nhuận lại đổ vốn về ngân hàng. Dòng tiền cứ thế xoay vòng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam đang chứng kiến một thực tế khá kỳ lạ: doanh nghiệp đang phá sản, "chết hàng loạt", trong khi ngành ngân hàng vẫn "sống khỏe". Điều này được thể hiện rõ trong mùa đại hội cổ đông năm nay, hàng loạt công ty khối sản xuất báo cáo không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh của năm 2011, thậm chí thua lỗ, phá sản. Ngược lại, hầu hết ngân hàng thương mại (NHTM) đều hoàn thành hoặc vượt mục tiêu lợi nhuận năm 2011.

Lý giải cho hiện tượng này, TS. Lê Đạt Chí của trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, hệ thống ngân hàng lâu nay không chú trọng nhiều vào lĩnh vực sản xuất, thay vào đó lại đổ vốn vào thị trường chứng khoán và bất động sản để có thể quay vòng đồng vốn nhanh hơn. Khi hệ thống ngân hàng không hỗ trợ được khối doanh nghiệp, đó là lúc nền kinh tế "mắc bệnh" và dĩ nhiên cần được "kê đơn, bốc thuốc". Hiện nay, cũng có một ý kiến khác cho rằng nên để cho các ngân hàng yếu kém phá sản. Luồng ý kiến này cho rằng, xét về tổng thể, NHTM cũng là một doanh nghiệp. Vậy tại sao có thể để doanh nghiệp phá sản mà không để NHTM phá sản?

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình kinh tế của Fulbright cho rằng, việc kiên quyết không để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng, tức là không ngân hàng nào bị phá sản và không có chủ ngân hàng nào bị mất vốn (theo Quyết định 254 về Đề án tái cơ cấu ngân hàng), sẽ tạo ra sự "khuyến khích ngược". TS. Tự Anh nói: "Vấn đề đặt ra ở đây là động cơ, khuyến khích tái cơ cấu. Bởi thực tế trường hợp hợp nhất đầu tiên chủ sở hữu không hề mất vốn và còn được bơm thêm vốn từ NHNN. Điều đó tạo ra sự khuyến khích ngược, hệ quả là những ngân hàng khác nhìn vào và cho rằng mình cũng sẽ làm như vậy. Thông điệp như vậy sẽ làm xói mòn niềm tin với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế".



Ai ôm ngân hàng xấu?

Việc hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) hồi tháng 12/2011 là một khởi đầu mạnh mẽ cho nỗ lực tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam. Mới đây nhất, trên thị trường xuất hiện thông tin về kế hoạch sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Mặc dù HBB hiện vẫn phủ nhận họ đã ký biên bản ghi nhớ với SHB, nhưng có thông tin cho rằng, việc hoán đổi cổ phần được quy định trong biên bản ghi nhớ như sau: 2 bên thống nhất và xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phần theo mức 1 cổ phần SHB được hoán đổi ngang với 1,34 cổ phần Habubank. Nếu những thông tin này là đúng thì những điều khoản chủ chốt này vẫn còn phải chờ được đại hội cổ đông của cả 2 ngân hàng phê chuẩn.

Một vấn đề đặt ra khi sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng là ai sẵn sàng "ôm" những yếu kém của ngân hàng cần được tái cấu trúc? Một số nhà băng lớn cho biết, họ sẵn sàng đón nhận các ngân hàng nhỏ khi có chủ trương của NHNN, hoặc trên tinh thần hợp tác để cùng nhau phát triển tốt hơn. Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, nếu có chủ trương chỉ định sáp nhập các ngân hàng yếu kém thì Sacombank sẵn sàng. Vì cách đây 10 năm, Sacombank từng sáp nhập thành công ngân hàng Thạnh Thắng.

Còn có một "cửa ra" khác cho các ngân hàng yếu: Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ có thể "xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các NHTMCP yếu kém". Đây là hướng giải quyết được xem là đỡ được gánh nặng chi phí cho nhà nước, nhưng theo những người trong ngành thì không dễ thực hiện. Chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa cho rằng, sẽ không dễ dàng gì để kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng yếu. Ông cho rằng, ở các nước, thường thì chính phủ sẽ bỏ tiền mua cổ phần của ngân hàng, rồi nắm quyền kiểm soát, sau khi làm ăn có lãi trở lại thì sẽ bán ra cho các nhà đầu tư, chứ không thể kêu gọi họ bỏ tiền ra mua trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng đã quá tệ hại.



Chủ động liên kết- một giải pháp?

Trên thực tế, việc sáp nhập, hợp nhất luôn bị các ngân hàng coi như "bước đường cùng" bởi nó luôn kéo theo nhiều vấn đề phức tạp về quản lý, công nợ, khách hàng, tiền gửi... Ngoài ra, pháp luật về mua bán sáp nhập ngân hàng đến nay cũng chưa rõ ràng. Vì vậy, nhiều ngân hàng chọn cách liên kết một phần với những ngân hàng khác hơn là hợp nhất toàn bộ và điều này không chỉ xảy ra ở các ngân hàng nhỏ, yếu kém mà ở cả những ngân hàng lớn, khỏe mạnh như một cách để gia tăng sức mạnh của ngân hàng.

Mới đây nhất, NHTMCP Á châu (ACB) đã ký kết biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Standard Chartered. Theo đó, khách hàng cá nhân của ACB sẽ được hưởng thêm rất nhiều quyền lợi và dịch vụ của Standard Chartered. Theo giải thích của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, việc liên kết xuất phát từ 3 nguyên nhân. Một là, cả hai cùng nhau khai thác thị trường ngân hàng bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam. Hai là Standard Chartered thực hiện các chương trình hỗ trợ về quản trị - điều hành, chuyển giao công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại và hỗ trợ nhân sự có chuyên môn cao. Ba là cả hai có thể cùng nhau khai thác thế mạnh nhằm phục vụ khách hàng của nhau một cách trọn gói theo sản phẩm và mở rộng theo khu vực địa lý.

Sacombank từng ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn diện với Habubank và Ngân hàng Quân đội hoặc Agribank ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng An Bình và Sacombank. Về một phương diện nào đó, giới chuyên môn cho rằng, hoạt động liên kết giữa các ngân hàng cũng là một cách nâng cao năng lực theo hướng chủ động hơn.

Ở các nước, thường thì chính phủ sẽ bỏ tiền mua cổ phần của ngân hàng, rồi nắm quyền kiểm soát, sau khi làm ăn có lãi trở lại thì sẽ bán ra cho các nhà đầu tư, chứ không thể kêu gọi họ bỏ tiền ra mua trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng đã quá tệ hại.

Theo Doanh nhân
 
Hai sàn tăng điểm kể từ đầu phiên, tuy nhiên mức tăng không mạnh. Dòng tiền chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu penny nên mặc dù tăng điểm nhưng khối luợng lại suy giảm so với phiên giao dịch trước đó.

Sự sôi động chỉ tập trung vào nửa cuối phiên khi một số cổ phiếu đang có giao dịch lình xình bỗng dưng tăng mạnh trở lại đặc biệt là nhóm cổ phiếu các ngành như chứng khoán, dầu khí…vv. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể toàn phiên thì lực cầu vẫn chưa đến mức quyết liệt, tranh mua bằng mọi giá.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 27/04/2012, thị trường tăng điểm nhưng thanh khoản lại sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó cho thấy xu hướng sideway của thị trường vẫn chưa thực sự kết thúc. Tuy nhiên một điểm nổi bật trong thời gian gần đây là về mặt độ rộng thị trường rất tích cực, khi mặc dù cả 2 sàn có phiên tăng giảm xen kẽ nhưng số luợng mã tăng giá vẫn luôn cân bằng hoặc áp đảo so với số mã giảm giá. Như vậy có thể kết luận thị trường trong xu hướng sideway tăng tích lũy.
 
Khủng Hoảng: Thép VN Làm Dư Hơn 50%

Các công ty thép Việt Nam thê thảm, chủ yếu vì làm ăn kiểu “phong trào” bất chấp thị trường... Đó là phân tích của kinh tế gia Bá Tân trên báo Đại Đoàn Kết. Do vậy, cung vượt xa cầu. Bài viết nói, VN hiện có hơn 460 doanh nghiệp chuyên ngành sản xuất thép. Thế là dư quá mức, theo báo này: “Mặt hàng thép xây dựng, nguồn cung chạm ngưỡng 9 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ tối đa dự kiến chỉ ở mức 6 triệu tấn, lượng hàng hóa dư thừa chiếm hơn 30%. Lại còn chuyện kỳ lạ, thép xây dựng cung vượt xa cầu nhưng thời gian sắp tới lại có thêm 5 nhà máy sản xuất thép chuẩn bị đi vào hoạt động. Mặt hàng thép cán nguội mỗi năm tung ra thị trường xấp xỉ 3,6 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ ở mức 1,7 triệu tấn, mức dư thừa chiếm hơn 50%.”
 
Giải mã tin đồn Masan thâu tóm Dầu Tường An
Trước thông tin trên thị trường rằng CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) muốn đầu tư vào CTCP Dầu thực vật Tường An (HOSE: TAC) để nắm tỷ lệ chi phối, HĐQT TAC cho biết chưa thấy dấu hiệu của việc này.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2012 của TAC diễn ra sáng ngày 27/04, cổ đông bày tỏ sự quan tâm đến thông tin MSN đang muốn nhắm đến TAC. HĐQT trấn an rằng theo các số liệu có được từ Trung tâm lưu ký, danh sách cổ đông của TAC đến nay vẫn chưa thấy có MSN và các công ty con của Tập đoàn này.

Giảm chi phí đầu vào, TAC đặt chỉ tiêu lãi ròng gấp đôi 2011

Trong năm 2012, TAC đặt chỉ tiêu 4,350 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng. Cổ tức chia theo tỷ lệ 16%.

Năm nay, công ty tập trung hoàn tất việc di dời nhà máy dầu Tường An, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường nhằm khai thác tối đa hiệu quả Nhà máy dầu Phú Mỹ.

Tại phần thảo luận, cổ đông thắc mắc vì sao doanh thu kế hoạch năm 2012 xấp xỉ 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến lại gấp đôi năm trước. HĐQT cho rằng doanh thu thực chất chưa phải là nhân tố quyết định lợi nhuận.

Để dẫn chứng cho lập luận này, HĐQT cho biết lợi nhuận của TAC hoàn toàn phụ thuộc vào giá nguyên liệu thế giới. Giá nguyên liệu đầu vào toàn rơi vào tay các nhà đầu cơ nước ngoài trong khi giá trong nước không lên. Chỉ riêng giá nguyên liệu năm 2011 đã tăng đến 60% so với năm 2010. Thêm vào đó, lãi vay năm 2011 cao, có những thời điểm vay trên 21%, còn bình quân cũng phải 18%.

Với diễn biến giá nguyên liệu đầu vào trong năm 2011, HĐQT cho rằng kế hoạch năm 2012 như trên là hợp lý.

Tháng 5 sẽ chia cổ tức 2011 bằng tiền mặt 16%

Được biết, kết thúc năm tài chính 2011, tổng sản lượng tiêu thụ của TAC là 137,548 tấn dầu các loại, đạt 99.7% so với thực hiện năm 2010, bằng 95% kế hoạh cả năm. Tổng doanh thu đạt 4,432 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2010, vượt 44% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ở mức 25.2 tỷ đồng, bằng 1/2 kế hoạch.

Mặc dù vượt kế hoạch doanh thu nhưng lợi nhuận lại không đạt chỉ tiêu đã đề ra. Nguyên nhân do giá nguyên liệu, vật tư biến động theo hướng tăng, làm cho chi phí đầu vào cao, giá thành sản phẩm tăng trong khi sức mua của người tiêu dùng có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, lãi suất cao dẫn đến chi phí tài chính tăng.

Do nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao cấp, năm qua công ty đã đầu tư thiết bị shortening có công suất 45 tấn/ngày, hoàn thành và đưa vào sử dụng tại Nhà máy dầu Phú Mỹ từ tháng 10/2011. Chỉ tính riêng dầu tinh luyện thì Nhà máy dầu Phú Mỹ đã có công suất 1,000 tấn/ngày.

Tại Nhà máy dầu Vinh, công ty đã tiến hành một số công việc nhằm cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy như quy hoạch lại mặt bằng, chuẩn bị xây lắp nhà kho cũ đã xuống cấp.

Hiện Nhà máy Vinh có công suất 60 tấn/ngày đối với dầu tinh luyện, nâng tổng công suất hiện tại của TAC lên 1,060 tấn/ngày.

HĐQT chia sẻ thêm, hiệu quả năm 2011 không như mong muốn còn do một số điều bất cập. Đúng ra thuế nhập khẩu đối với dầu tinh luyện áp cho các doanh nghiệp là 5% theo quy định. Tuy nhiên, một số đơn vị kinh doanh trên thị trường cùng ngành với công ty lại được hưởng ưu đãi khoản thuế này. Nhờ vậy, bản thân họ đã có lợi thế hơn TAC.

Với kết quả kinh doanh trên, năm 2011 TAC chia cổ tức cho cổ đông là 16% bằng tiền mặt. Ngày thanh toán vào 11/05.
 
Giao thông và chứng khoán

Giao thông và chứng khoán!
Muốn nghiên cứu về người Việt Nam thì có hai nơi lý tưởng để quan sát: trên đường giao thông và trên… thị trường chứng khoán. Bởi chỉ ở hai nơi này, bản tính con người ta mới bộc lộ rõ nét nhất.

Tham gia giao thông tại Việt Nam là một ác mộng đối với người nước ngoài, không phải vì xe cộ nhiều hay quy hoạch kém, mà là vì độ “chấp nhận rủi ro” của dân ta khá cao.

Dân mình nếu ai chưa từng thì cũng đã chứng kiến nhiều người khác vượt đèn đỏ. Sung sướng gì việc nhanh hơn người khác vài ba giây, lại là lao vào chỗ dòng người qua đường đông đúc, phải luồn lách khổ sở, có lúc bị ăn chửi, có lúc xe bị va đập hay có lúc phải… đi xe ưu tiên vào bệnh viện, nhưng không hiểu sao người ta vẫn vượt và thường xuyên vượt. Nếu bị cảnh sát tuýt còi thì viện dẫn đủ mọi lý do cho hành động phạm luật của mình. Chung quy lại, cũng chỉ vì họ tự tin vào tay lái của mình, nghĩ rằng tai nạn đến với ai chứ chẳng đến lượt mình…

Còn nhiều hành động kiểu tự tin thái quá khác mà ta thường thấy hàng ngày trên đường. Nhỏ thì không đội mũ bảo hiểm, bỏ gương chiếu hậu, chở quá tải…, lớn thì đèo ba, dàn hàng ngang… Nhưng nguy hiểm nhất là thói quen tạt đầu xe ô tô, đặc biệt là xe buýt và … container! Với suy nghĩ ngây thơ “xe lớn phải nhường xe bé”, họ vô tình đưa mạng sống của mình ra đùa giỡn với tử thần. Nói dại, chẳng may cánh tài nhầm chân phanh thành… chân ga thì… ?!

Nhưng ở đời, nào mấy ai nghĩ đến việc rủi ro kiểu chết chóc như thế… nhất là trên thị trường chứng khoán…

Sống chết có số?

Cách đây mấy năm, câu chuyện về những NĐT chơi margin vài trăm phần trăm, hay đi vay bạn bè, người thân, thậm chí cầm cố nhà cửa, đất đai để đổ tiền vào chứng khoán chẳng còn xa lạ. Ai cũng nghĩ giá cố phiếu chỉ lên chứ không bao giờ xuống, sau một đêm là họ có thể thành tỷ phú… Cái khái niệm “ khủng hoảng” nó xa xôi lắm, chẳng ai nghĩ đến chết chóc làm gì khi mà mỗi sáng thức giấc, lại thấy tài khoản tăng thêm vài phần trăm…mà dẫu có khủng hoảng thì ai ai cũng nghĩ rằng: “ Mình sẽ thoát ra sớm… trước thị trường”…

Đâu chỉ riêng những NĐT cá nhân cỏn con, trên TTCK còn vô số tổ chức cũng suy nghĩ ngây thơ kiểu vậy!

Nhiều công ty sản xuất, ngành nghề không liên quan gì đến đầu tư tài chính, cũng háo hức mang tiền đi đầu tư bất động sản, chứng khoán. Họ mờ mắt nghĩ về món lợi nhuận khi trao tay cổ phiếu, chung cư, đất đai… chứ không nghĩ đến có ngày mình bị chính thị trường nó “ thịt”. Bởi đơn giản, họ cũng nghĩ mình có khả năng “ luồn lách được” qua sóng gió và “ đi trước thị trường”…

Thậm chí như công ty chứng khoán với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cũng hay tự huyễn hoặc về khả năng của mình. Nắm trong tay tiền của NĐT (vì không thực hiện tách bạch tài khoản tiền của NĐT và CTCK), thì cứ “mỡ nó rán nó”, dùng tiền ấy mà cho chính NĐT vay margin, công ty chẳng mất gì mà còn hưởng lãi vay chênh lệch. Còn tiền thanh toán giao dịch với Trung tâm hàng ngày thì… CTCK tự tin họ đủ khả năng co kéo và xê dịch được!?

Cái tâm lý, ý nghĩ ấy rất tiếc nó chỉ dừng lại ở… ý nghĩ, chứ không phải bằng những hành động cụ thể để đề phòng. Mà TTCK, nó không phải tài xế container gặp xe máy tạt đầu thì hoảng hốt phanh gấp, nó đã lao dốc là cuốn mọi thứ vào bùn lầy, bất kể lớn nhỏ. Đơn giản, thị trường luôn đúng, nó không biết và không quan tâm đến cái ý nghĩ ngây thơ kia của mọi người trên thị trường…

Hai năm trở lại đây, báo chí đưa tin nhiều về những số phận trên TTCK- khi giá cổ phiếu lao dốc không phanh…

Nhiều NĐT nhỏ lẻ trước kia có “ tư tưởng lớn gặp nhau” thì nay cũng được gặp mặt nhau thật ở trong… viện tâm thần khi không chịu nổi áp lực trả nợ từ gia đình, bạn bè…

Nhiều công ty, đặc biệt là tập đoàn nhà nước thua lỗ nặng nề và mắc kẹt với chứng khoán, bất động sản. Câu chuyện về Tập đoàn Vinashin, tập đoàn Điện lực EVN… vẫn còn tính thời sự. Nó như là vũng bùn lầy, bước vào thì dễ, nhưng rút ra thì khó khăn và nặng nề biết chừng nào…

Và nhiều CTCK, cách đây mấy tháng đã phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền thanh toán giao dịch cho NĐT. Ví dụ điển hình nhất là SME…

Bản tính khó dời

Thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay dậy sóng sau một năm lao dốc không phanh. Điểm tích cực nhất của thị trường là thanh khoản được cải thiện, nếu so với năm 2011 (đa phần giao dịch chỉ 500-600 tỷ/phiên) thì nay, con số 2,000-3,000 tỷ/ phiên đã không còn là bất ngờ.

Dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán, đưa giá cổ phiếu từ đáy về với giá trị thực là điều đáng mừng, đặc biệt là những doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, chống chọi được với khủng hoảng và trả cổ tức đều đặn cho cổ đông.

Nhưng cũng có những cổ phiếu của các công ty làm ăn bết bát, lỗ lũy kế nhiều năm và đứng trước nguy cơ hủy niêm yết, thậm chí phá sản… cũng tăng, và tăng… ấn tượng hơn rất nhiều blue-chips, lên giá gấp mấy lần so với đáy chỉ trong vài ba tháng. Ví dụ điển hình như APS, ORS, HPC, SDB… Nhiều mã giao dịch rất sôi động, thậm chí có tin xấu đưa ra nhưng vẫn tăng…

Không hiểu NĐT nghĩ gì khi đầu tư vào những mã có nguy cơ “chết chóc” cao như vậy. Phải chăng họ đang cố huyễn hoặc về khả năng “lái sóng”, hay ăn theo đội lái của mình để hưởng những khoản lợi tức khổng lồ một cách chóng vánh?

Trong khi đó, dù TTCK Việt Nam còn non trẻ nhưng không thiếu những bài học xương máu, nhãn tiền đã từng xảy ra, như việc cả đội lái và đám NĐT ăn theo cùng chết khi có thế lực lớn nào đó can thiệp; hay rủi ro mất vốn khi nắm giữ trong tay mớ cổ phiếu giấy lộn như DVD, BBT… trước đây.

Rủi ro trên TTCK cũng như những tai nạn trên đường quốc lộ vậy. Để có một bài học về nó, NĐT phải mất rất nhiều “học phí”, có khi phải đánh đổi cả gia sản, sự nghiệp của mình…Nhưng dường như, cứ mỗi đợt thị trường dậy sóng, ta lại thấy những sự việc từng xảy ra những năm trước được tái hiện.

NĐT nhanh chóng quên đi những vết thương quá khứ giờ còn chưa lành, tiếp tục bước vào con đường trước kia từng dẫn họ đến tình cảnh thê thảm như trong hai năm qua…NĐT không còn đầu tư nữa, mà đang đánh cược với thị trường với ảo tưởng vào khả năng của bản thân.

Như hàng ngày, dù báo đài vẫn nói rát tai về tai nạn giao thông, nhưng trên mỗi tuyến đường, ta vẫn thấy nhiều cảnh … tạt đầu container!
 
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không đặt vấn đề Nhà nước định giá điện, xăng dầu.

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, Bộ Công thương góp ý về dự thảo Luật giá, vừa trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đạt được thống nhất cao.
Về mặt hàng điện, Bộ kiến nghị Nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát, bán buôn, truyền tải, phân phối, phí dịch vụ điều độ hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
Bộ Công thương cho rằng việc Thủ tướng phê duyệt giá bán điện bình quân sẽ không còn phù hợp khi thị trường điện cạnh tranh ra đời, việc Thủ tướng phê duyệt giá bán điện bình quân sẽ không còn phù hợp.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng không đồng tình với quy định hàng hóa dịch vụ thuộc doanh nghiệp có vị trí độc quyền… sẽ thuộc diện Nhà nước định giá trong dự thảo Luật giá. Bởi nếu doanh nghiệp đạt được vị trí độc quyền hay thống lĩnh tự nhiên nhờ đạt được lợi thế cạnh tranh cao thì hàng hóa, dịch vụ của họ không thể do Nhà nước định giá.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đề nghị không đưa mặt hàng xăng, dầu thành phẩm vào danh mục Nhà nước được định giá; vì việc này đồng nghĩa với vô hiệu hóa Nghị định 84/2009 về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
 
Chúc mừng các quý bạn niềm vui nhân ngày lễ độc lập của Dân tộc ...

Chúc mừng các quý bạn niềm vui nhân ngày lễ độc lập của Dân tộc ...
nghe nhạc thư giãn ngày Lễ ..
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=-wa7CncA9e
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=-wa7CncA9e

Cảm ơn các bạn ...

30/4 nâng ly ở nhà chi Phượng, chị nói : đầu tuần tụi nó sẽ cố tung tin đánh xuống...* con "Cap" : trả 52% cổ tức tiền mặt .8-}
 
Back
Top