Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

4/05

Rớt giá 4 phiên liền, vàng xuống dưới 1,640 USD/oz
Giá vàng tương lai xuống thấp nhất gần hai tuần trong một phiên giao dịch khá ảm đạm đối với hầu hết các hàng hóa sau khi số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh hơn dự báo.
 
Đọc toàn văn nghị định 24/2012/NĐ-CP (1) tại đây: https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPdWtqXzNzbHBSaVdfUW9UU2lNNE9MUQ/edit

Những điểm quan trọng của nghị định này là:

1. Nghị định này có HIỆU LỰC thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2012.

2. Kể từ 25/5/2012, KHOẢNG 12 NGÀN TIỆM VÀNG TOÀN VIỆT NAM (2) sẽ bị nghiêm cấm mua bán VÀNG LÁ. (3)

3. Kể từ 25/5/2012, chỉ các doanh nghiệp đủ 5 điều kiện kể trong (3) trên đây mới được mua bán VÀNG LÁ. Theo báo VN ghi, chỉ còn khoảng 6 doanh nghiệp toàn quốc đủ các điều kiện này (4).

4. Các doanh nghiệp đủ điều kiện (khoảng 6 doanh nghiệp toàn quốc), phải mua bán từ tiệm chính của họ, chứ KHÔNG ĐƯỢC MUA BÁN QUA ĐẠI LÝ (quy định tại khoản 2 điều 12 chương III).

5. Chỉ được mua bán VÀNG LÁ CỦA SJC MÀ THÔI, MỌI HIỆU KHÁC ĐỀU BẤT HỢP PHÁP – có thể giải thích là coi như vàng giả, vô giá trị (5).

6. Tư nhân, công ty, tập đoàn, “Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán”, nói khác đi, CHO DÙ DÙNG VÀNG NHẪN 24k hay 18k để cho vay, trả nợ, mua hàng, CŨNG ĐỀU BẤT HỢP PHÁP. Đương nhiên VÀNG LÁ, cũng không được sử dụng để cho vay, trả nợ, mua hàng. (quy định tại khoản 4 điều 19 chương IV)

7. Nói khác đi, kể từ 25/5/2012, nơi mua bán, giao dịch, VÀNG LÁ duy nhất tại VN là tại khoảng 6 doanh nghiệp mà thôi (6).

8. Kể từ 25/5/2012, VÀNG NHẪN thì có thể mua bán tại nhiều tiệm vàng (có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp) nhưng chỉ có ý nghĩa trang sức, để dành, chứ cũng không được dùng để mua hàng, cho vay, trả nợ gì cả. Nói khác đi, ngoài việc bán cho tiệm vàng, và tặng thân nhân, người chủ các nhẫn vàng không được dùng các nhẫn này vào bất cứ việc có giá trị nào khác.
—————
Chỉ một tháng nữa thôi, vô số điều trước đây người dân Việt Nam quen làm như vay công nợ bằng vàng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn.
Cái nhẫn vàng trong tay bạn, bạn không có quyền bán cho bất cứ ai khác ngoài cho tiệm vàng có giấy phép.
Bạn muốn cho vay, thì phải bán vàng ra, lấy tiền, rồi cho vay bằng tiền.
Bạn muốn trả nợ, thì phải bán vàng ra, lấy tiền, rồi trả nợ bằng tiền.
Bạn có VÀNG LÁ, chỉ có thể bán cho 1 trong 6 doanh nghiệp được cho phép, theo giá quy định. Và chỉ có thể bán vàng SJC.
Bạn có tiền muốn mua VÀNG LÁ, cũng phải ra các doanh nghiệp này mua, mà sau này có phần chắc họ chỉ bán “CHỨNG CHỈ VÀNG” mà thôi, là 1 tờ giấy chứng nhận bạn mua vàng ẢO, vàng trên giấy, chứ cũng KHÔNG giao vàng lá cho bạn.
Bạn có tiền mua vàng nhẫn, thì có thể ra nhiều tiệm khác mua, nhưng khi cần tiền chỉ có thể bán lại cho các nơi này, chứ không thể dùng để cho vay, trả nợ.
—————————–
(1) Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, 03/04/2012, https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPdWtqXzNzbHBSaVdfUW9UU2lNNE9MUQ/edit
(2) Cả nước hiện có 12.000 tiệm vàng lớn nhỏ. Con số chi tiết có tại bài báo sau “Gian lận để kiếm lời từ buôn vàng – Tiền Phong” http://www.tienphong.vn/kinh-te/569248/gian-lan-de-kiem-loi-tu-buon-vang-tpp.html
(3) Điều 11 chương III của nghị định 24 quy định các điều kiện của doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng quá cao, nên hầu hết các tiệm vàng hiện đang kinh doanh trên toàn quốc hiện nay sẽ không thỏa mãn các điều kiện này.
(4) Ngay đến Bảo Tín Minh Châu, một thương hiệu kinh doanh vàng miếng có tiếng tại Hà Nội cũng không đạt đủ các điều kiện đặt ra trong điều 11 chương III của nghị định 24 này. Thông tin chi tiết đọc tại bài sau: “Nạn nhân bị gạt khỏi ‘cuộc chơi vàng miếng’ – Đất Việt” http://baodatviet.vn/Home/kinhte/ch...hoi-cuoc-choi-vang-mieng/20124/202771.datviet
(5) Ngày 25/11/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia. Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng. Đọc thêm chi tiết tại “SJC thành thương hiệu vàng miếng quốc gia: Cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ – Cafef” http://cafef.vn/20111129084913569CA...-quoc-gia-can-them-nhieu-giai-phap-ho-tro.chn
(6) Hiện tại mạng lưới 6 doanh nghiệp này không thể đáp ứng nổi nhu cầu mua bán vàng miếng của người dân trên toàn quốc. Đọc thêm chi tiết tại “Vàng miếng ‘bỏ’ người miền quê – VnExpress” http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/vang-mieng-bo-nguoi-mien-que/
 
xét sau

lưu lai từ bá lài đò

1. Nh + CK : đang đợi.
2. KS : đang gom.
3. hàng vật dụng tiêu dùng : đang Tp
4. mấy con hot girl chưn dài: đang làm nũng đòi quà.
5. Thay máu: Cháu nào chả thay mau đôi ba lần
 
1. Nh + CK : đang đợi.
2. KS : đang gom.
3. hàng vật dụng tiêu dùng : đang Tp
4. mấy con hot girl chưn dài: đang làm nũng đòi quà.
5. Thay máu: Cháu nào chả thay mau đôi ba lần

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. Đồng ý đua con HU3, lý do : 25% tiền mặt cố tức trả ngay...
 
Tin tốt cho tuần sau : UBCK vừa họp và khả năng tuàn sau sẽ ra quyết định chính thức áp dụng T+3 từ 1/9/2012.
( xét sau)
 
4/5

Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực kinh tế

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng trần huy động cộng 3%. Như vậy, nếu trần lãi suất huy động được giảm xuống thấp hơn 12% trong thời gian tới thì trần lãi suất cho vay cũng giảm đi tương ứng.



Ngày 04/05, NHNN ban hành Thông tư 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho 4 lĩnh vực kinh tế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2012.

Theo đó:

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng


=


Trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên


+


3%/năm

Hiện tại, trần lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm. Như vậy, với Thông tư 14, trần lãi suất cho vay ngắn hạn được khống chế ở mức 15%/năm đối với 4 lĩnh vực 4 lĩnh vực:

1/ Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

2/ Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại;

Theo các chuyên gia, mức chênh lệch 3% giữa lãi suất huy động và cho vay là khá rộng, và đủ để ngân hàng có lãi mà doanh nghiệp cũng đủ sức "chịu đựng".

3/ Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

4/ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Điều này có nghĩa là nếu trần lãi suất huy động được giảm xuống trong thời gian tới thì trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực này cũng giảm đi tương ứng.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đối với các khoản cho vay ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.
 
Oild thế giới còn 98$ thôi


nếu hơn 1 tuần nữa mà giá dầu tại Sing giản xuống dưới 124$ thì chắc chắn xăng trong nước sẽ phải giảm.

- Giá ga tháng 5 đã giảm
- Giá điện không tăng trong thời gian tới
- Lãi suất cho vay của NH giảm
- CPI giảm
- Chính phủ có gói ích cầu 29 ngàn tỷ
- Giá xăng sẽ giảm vì giá thế giới đã giảm sâu hiện <100$/thùng.
 
Hqc

HQC: Dồn dập thoái sạch vốn tại 6 công ty

CTCP TV - TM - DV Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) công bố thoái sạch vốn tại hàng loạt các công ty con, liên doanh liên kết.

Các công ty này bao gồm:
Tên công ty Tỷ lệ nắm giữ Giá trị đầu tư (triệu đồng)
Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân
40%
2,000
CTCP Việt Kiến Trúc
40%
5,813
CTCP TV TM DV Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ
37%
43,901
CTCP TV TM DV Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ Bình Thuận
40%
97,600
CTCP TV TM DV Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ Mekong
40%
208,202
CTCP Đầu tư Nam Quân
40%
70,400
(Theo số liệu tại BCTC quý 1/2012 của HQC)
(Vietstock)
Hi hi, như vầy càng dày vốn trợ giá cho HQC, thứ hai tới em đua tiếp thui.


Từ năm 2011 cty đã thực hiện thoái vốn 1 phần tại các cty con, và đến ngày 04/05/2012 A.Tuấn thông báo đến toàn thể đồng bào là đã thoái sạch vốn tại 06 cty con và điều này đồng nghĩa với việc HQC sẽ thu về tương đương 427,916 tỷ đồng (khoản này sẽ được ghi nhận vào QII). ([url]http://vietstock.vn/ChannelID/764/Ti...6-cong-ty.aspx[/url])
Năm 2011 cổ tức 20% = tiền chưa chia, năm 2012 dự kiến >10% nữa, ngoài ra HQC còn hơn 100 tỷ LNST chưa phân phối cho cổ đông.
Với HQC sẽ còn rất nhiều tin khủng nữa, thảo nào hôm wa đội lái biết tin nên gom sạch không còn 1 cổ.[IMG]

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng.
 
vĩ mô:

1- Dòng tiền sẽ gia tăng rời bỏ vàng, deadline ngày 25/5
2- QH sẽ chính thức thông qua KH tiaí thiết nền kinh tế - giảm và xóa nợ trên quy mô cực lớn
3- Banks sẽ hạ lãi xuất - cả đầu vào lẫn ra
 
Cuộc khảo sát mới nhất của Nielsen vừa được công bố cho thấy có đến 69% người dân Việt Nam tự “thắt lưng buộc bụng,” trong khi có đến 61% bi quan trước tình hình kinh tế suy sụp.

Siêu thị đông người đi ngắm, người mua sắm chẳng bao nhiêu. (Hình: Báo Dân Trí)

Báo Dân Trí trích dẫn công bố của Nielsen nói rằng chỉ số tiêu thụ của người dân ở Việt Nam giảm 5 điểm trong khi chỉ số của người tiêu thụ toàn cầu tăng 5 điểm trong ba tháng đầu năm nay.

Có đến 69% người tiêu thụ ở Việt Nam được khảo sát nói đang thực hiện phương cách “thắt lưng buộc bụng,” giảm tối đa chi tiêu.

Nielsen cũng nói có đến 61% người tiêu thụ ở Việt Nam tin rằng Việt Nam đang gặp khủng hoảng kinh tế và 68% nói Việt Nam “khó thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trong vòng 12 tháng tới.”

Bởi cho rằng “tiết kiệm là kế sách,” có đến 84% người dân ở Việt Nam bớt mua sắm để giảm thâm hụt ngân quỹ gia đình. Trong số này, có 65% nói “không mua sắm quần áo mới;” 65% nói “bớt xài điện và gas;” 61% quyết định “ngừng các cuộc giải trí, vui chơi ở nơi công cộng;” 52% nói “thôi mua sắm mọi vật dụng trong nhà;” và 48% thì “không muốn nâng cấp các sản phẩm, đồ dùng điện tử trong gia đình.”

Trong số những người tham dự cuộc khảo sát này tại Việt Nam, khoảng 17% tỏ ra lo lắng về việc làm không ổn định và 14% lo giá cả leo thang vùn vụt.

Báo Dân Trí cũng cho hay, cuộc khảo sát của Nielsen được thực hiện hồi tháng 2 vừa qua.

Ðược biết Nielsen là công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ. Công ty này hoạt động trên 100 quốc gia toàn thế giới gồm cả Việt Nam, chuyên cung cấp thông tin về thị trường
 
7/5

Hai sàn tăng điểm khá mạnh kể từ đầu phiên nhờ sự tăng điểm trở lại của các mã có vốn hóa lớn như HBB, MSN, CTG…vv. Mặc dù có rung lắc mạnh trong phiên nhưng tuy nhiên thị trường mau chóng lấy lại đà tăng mạnh với số mã tăng giá cuối phiên gấp gần 5 lần số mã giảm giá.

Lực cầu vào thị trường khá tốt do một nguyên nhân nào đó về vĩ mô có thể được sáng tỏ vào cuối tuần sau. Một số mã mặc dù vẫn bị đè giá mạnh như LAS, GSP, PNJ…vv nhưng áp lực bán giá thấp không nhiều do ảnh hưởng từ thị trường chung. Nhóm khoáng sản hôm nay cũng có sự phân hóa rõ rệt về mức độ tăng giá khi BGM, KSS sàn, KSA bị mất trần ở cuối phiên.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 4/05/2012, thị trường đóng cửa với diễn biến tăng mạnh cùng với thanh khoản được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Đây là diễn biến khá tích cực khi đường giá sideway tại vùng đỉnh 1 thời gian và được bứt phá. Do đó theo quan điểm của chúng tôi thì thị trường trong tuần tới sẽ khả quan, và việc lựa chọn cổ phiếu để mua kể từ phiên hôm nay đến 1 số phiên đầu tuần là 1 sự lựa chọn hợp lý.
 
Stb - sbt

sáng nay tập trung theo anh Thành dồn sức cho mía đường hay hơn là chờ t cộng ...tám
SBT 64%
NHS 41%
chưa đủ tỉ lệ đâu...

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. Mía đường tiếp tục Ngon vì STB thâu tóm.Đồng ý đua con HU3, lý do : 25% tiền mặt cố tức trả ngay...
 
Giá dầu thô xuống dưới $100 một thùng

-Hôm Thứ Sáu, giá dầu thô hạ 2.5% và lần đầu tiên kể từ tháng 2, một thùng dầu loại ngọt nhẹ Hoa Kỳ xuống dưới $100.
Một nhà máy lọc dầu ở vùng vịnh Mexico. (Hình: James Lauritz/Getty Images)

Một thùng dầu Brent xuống gần $3, mất giá 5% kể từ tháng 11 năm ngoái, còn $113.18 khi thị trường đóng cửa.
Sự lo lắng về nền kinh tế toàn cầu hồi phục kém nhanh chóng như mong đợi, là lý do chính khiến dầu thô không lên giá. Thêm này vào đó trong tuần này là những tin tức cho biết dự trữ dầu của Hoa Kỳ lên tới mức cao nhất kể từ 1990 và việc Iran tái tục cuộc thương thuyết với các nước Âu Châu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ giữa tháng 4.
Giá xăng ở Mỹ lên cao trung bình 10% kể từ đầu năm nhưng nay có triển vọng hạ xuống. Giá dầu thô đắt trong khi mức tiêu thụ xăng không tăng nhiều làm các công ty phải ngưng hoạt động của một số nhà máy lọc để tránh lỗ lã.
Kỹ nghệ lọc dầu tại Hoa Kỳ chia ra hai loại. Các nhà máy cũ, hầu hết ở vùng duyên hải phía Ðông, chỉ thích hợp với loại dầu thô cao cấp Brent nhập cảng từ 15 khu khai thác dầu lửa tại biển Bắc Hải, Âu Châu. Loại dầu này dễ lọc nhưng khi dầu thô lên giá cao sẽ kéo theo giá xăng.
Loại nhà máy lọc thứ nhì có khả năng lọc loại dầu thô kém phẩm chất hơn khai thác ở Tây Canada, vịnh Mexico và Nam Mỹ. Khi dầu Brent đắt, những nhà máy này có lợi thế trong khi các nhà máy lọc miền Ðông thua lỗ nếu giữ một giá xăng tương đương
 
Hai sàn tăng điểm mạnh kể từ đầu phiên do hiệu ứng từ một lọat chính sách vĩ mô có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế được đưa ra. Mặc dù giữa phiên có phần trùng xuống do hoạt động chốt lời ở mức giá cao, tuy nhiên với lực cầu mạnh mẽ từ sự lạc quan của đa số nhà đầu tư thị trường nhanh chóng tăng mạnh trở lại.

Hầu hết các mã cổ phiếu đều tăng điểm và có tới hơn nửa số cổ phiếu trần với dư mua số luợng lớn vào cuối phiên. Tâm lý giao dịch khá hưng phấn khiến lượng cầu giá cao tăng mạnh và thị trường đã có một phiên bùng nổ thực sự sau một thời gian tích lũy khá lâu.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 7/05/2012, thị trường đóng cửa với diễn biến tăng mạnh cùng với thanh khoản được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Đây là phiên củng cố đà tăng kể từ phiên bứt phá khỏi trạng thái giao dịch lình xình cuối tuần trước, và thị trường có khả năng sẽ tiếp diễn trạng thái này ở một vài phiên tới
 
T + 3

Các ngân hàng lưu ký toàn cầu đang hiện diện tại Việt Nam như HSBC, Citibank, Deutsche bank, Standard Chartered bank đồng loạt phản ánh khó chấp nhận phương án T+3.

Tưởng như tất cả các CTCK và nhà đầu tư Việt Nam đều đồng thuận với ý tưởng T+3 là làm được, nhưng một nút thắt bất ngờ xuất hiện.
Nút thắt này đến từ khối nhà đầu tư nước ngoài khi khối ngoại tỏ ra khó chấp nhận phương án này. Đại diện cho các nhà đầu tư ngoại - các ngân hàng lưu ký toàn cầu đang hiện diện tại Việt Nam như HSBC, Citibank, Deutsche bank, Standard Chartered bank đồng loạt phản ánh mối quan ngại của nhà đầu tư ngoại nếu Việt Nam dự kiến triển khai ý tưởng T+3 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) nêu ra mới đây.
VSD đưa ra ý tưởng T+3 tức là cho phép nhà đầu tư được bán chứng khoán ngày T+3 với điều kiện các thành viên phải hoàn tất việc chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán trước 4h chiều ngày T+2. Với quy trình thanh toán hiện nay, các thành viên được chuyển tiền vào sáng T+3, chiều T+3 chứng khoán mới về tài khoản và phải đến ngày T+4, chứng khoán mua ngày T mới đủ điều kiện để bán.

Nhà đầu tư ngoại khó chấp nhận chuyển tiền T+2, nhận chứng khoán T+3
Khác với giao dịch từ xa hay giao dịch trực tuyến, hoạt động thanh toán chứng khoán có một đặc thù là để triển khai được T+3, điều kiện tiên quyết là phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên lưu ký (102 CTCK và các ngân hàng lưu ký).
Chính đặc thù này khiến cơ quan quản lý, cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đang phải nỗ lực tìm sự đồng thuận của nhà đầu tư ngoại thông qua các đại diện là khối ngân hàng lưu ký nước ngoài, khi mà khối nhà đầu tư ngoại đưa ra nhiều lý lẽ khác nhau.
Ngân hàng Deutsche bank cho biết, khó khăn lớn nhất của họ là làm cách nào để thuyết phục được khách hàng (nhà đầu tư ngoại) chấp thuận phương án chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán vào T+2 và nhận chứng khoán về tài khoản vào T+3.
Theo Deutsche bank, hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán của Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tiền và chứng khoán chuyển giao đồng thời, nên nếu cơ quan quản lý TTCK thay đổi quy trình thanh toán, trong đó ngày chuyển tiền và nhận chứng khoán khác nhau là rất khó được nhà đầu tư ngoại chấp nhận.
Ngân hàng HSBC cho biết, với nhà đầu tư nước ngoài, thì rủi ro chuyển tiền trong ngày và rủi ro chuyển tiền qua ngày là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Ở đây xin nói thêm là với chu kỳ thanh toán hiện tại, dù thực hiện phong tỏa khoản tiền mua chứng khoán trên tài khoản nhà đầu tư ngay khi đặt lệnh mua, nhưng trước 11h T+3, các ngân hàng lưu ký chứng khoán mới ghi nợ vào tài khoản tiền của nhà đầu tư và đến chiều cùng ngày (T+3), sẽ ghi có vào tài khoản chứng khoán.
HSBC cho rằng, nếu thực hiện thanh toán tiền trước 4h chiều T+2, nhưng chứng khoán phải đến sáng T+3 mới nhận được thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ đặt ít nhất 3 câu hỏi.
Thứ nhất, nguyên tắc tiền và chứng khoán chuyển giao đồng thời tại Việt Nam ở đâu?
Thứ hai, việc chuyển tiền thanh toán qua đêm sang ngân hàng chỉ định thanh toán BIDV lấy gì đảm bảo sự an toàn khi BIDV đã là ngân hàng cổ phần, chứ không phải là ngân hàng trung ương như các thị trường tiên tiến khác?
Thứ ba, chuyển tiền trước 1 ngày, xử lý quyền lợi của nhà đầu tư (lãi suất qua đêm) sẽ như thế nào?... HSBC còn quan ngại rằng, gần 2 tháng nay, sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại đến TTCK Việt Nam đang ấm trở lại, nhưng việc triển khai T+3 với các đặc thù thanh toán như dự kiến, thì nếu không có lời giải thích phù hợp cho khối ngoại, có thể sẽ dẫn đến khả năng chuyển dịch của dòng vốn ngoại khỏi Việt Nam.
Phía Citibank bank cũng đưa ra những lo ngại về phương án T+3. Theo ngân hàng này, dù triển khai T+3 là cho phép nhà đầu tư được bán chứng khoán sớm 1 ngày, nhưng nhà đầu tư nước ngoài sẽ không hài lòng khi họ bị ghi nợ vào tài khoản tiền sớm hơn ghi có vào tài khoản chứng khoán 1 ngày. Với nhà đầu tư ngoại, nguyên tắc quản trị rủi ro là quan trọng nhất và họ sẽ khó chấp nhận đặc thù thanh toán tiền và chứng khoán khác ngày nhau tại Việt Nam.
Để tìm sự đồng thuận của nhà đầu tư ngoại, các ngân hàng lưu ký đưa ra 2 sáng kiến cho vấn đề T+3. Sáng kiến thứ nhất là thay vì yêu cầu chuyển tiền thanh toán chứng khoán trước 4h chiều T+2 thì VSD nên cho phép các thành viên chuyển tiền trước 9h sáng T+3 và ngay trong buổi sáng T+3, VSD sẽ hoàn tất các thủ tục thanh toán bù trừ đa phương để đến đầu giờ chiều T+3 sẽ chuyển chứng khoán về tài khoản nhà đầu tư, cho phép họ được giao dịch vào phiên chiều. Sáng kiến thứ hai là thay vì phương án T+3, UBCK và VSD nên cải tổ đồng bộ hệ thống thanh toán trên thị trường để áp dụng T+2, thậm chí T+0 trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ở khía cạnh nhà quản lý, những sáng kiến này đặt trong môi trường Việt Nam hiện nay là chưa thể thực hiện ngay được, vì nhiều lý do khác nhau.

Ngân hàng lưu ký cần tới 3 đến 9 tháng để chỉnh sửa hệ thống
Không chỉ nhà đầu tư ngoại chưa đồng thuận với phương án T+3, mà các ngân hàng lưu ký cũng tỏ ra không mặn mà với phương án này vì cho rằng, đây chỉ là phương án tạm thời, trong khi để họ có thể thực hiện được sẽ mất từ 3-9 tháng hoàn tất quy trình kỹ thuật.
Vì sao lại cần nhiều thời gian như vậy, trong khi bản chất của việc chuyển sang thanh toán T+3 chỉ là ngân hàng lưu ký thực hiện bút toán chuyển tiền thanh toán trước 1 ngày so với hiện nay?
Theo tìm hiểu của ĐTCK được biết, về mặt kỹ thuật, ngân hàng lưu ký chỉ cần cập nhật 2 trường: chứng khoán là T+3, tiền là T+2, nhưng để có sự thay đổi trong hệ thống, họ phải qua nhiều vòng xem xét, chấp thuận của các bộ phận như bộ phận pháp chế, bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị rủi ro…
“Nếu UBCK kiên quyết thực hiện T+3 và yêu cầu các thành viên lưu ký phải thay đổi thời gian chuyển tiền thanh toán sang T+2 thì chúng tôi cần ít nhất 4 tháng mới có thể đáp ứng được sự thay đổi này. Khoảng thời gian đó là để giải thích cho các bộ phận hiểu, xin phép các cấp quản lý, rồi mới đến xử lý kỹ thuật và áp dụng”, Deutsche bank cho biết.
Ngân hàng HSBC cho rằng, thời gian cần thiết để thay đổi trường T+2, T+3 trong thanh toán giao dịch chứng khoán không phải để lo thủ tục kỹ thuật hay hành chính, mà họ cần thời gian để xử lý quy trình quản trị rủi ro, không chỉ tại ngân hàng địa phương (Việt Nam), mà là HSBC trên toàn cầu.
Với những lý lẽ từ các ngân hàng lưu ký về phương án T+3, rõ ràng việc triển khai T+3 trong 1-2 tháng tới là không thể thực hiện được. Làm thế nào để thuyết phục được nhà đầu tư ngoại và các ngân hàng lưu ký nước ngoài đồng thuận, ủng hộ phương án T+3 và định lượng được một khoảng thời gian hợp lý để họ chỉnh sửa hệ thống? Đó là 2 vấn đề thách thức mà VSD và UBCK phải nỗ lực vượt qua trong quyết tâm triển khai T+3 trên TTCK Việt Nam.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHHCJC/nut-that-bat-ngo-truoc-quyet-dinh-trien-khai-t+3.html
 
- Các móc quan trọng:
HSX: 508.62
HNX: 91.61

- Thị trường gần như xác nhận xu hướng tăng tiếp và chỉ còn tí xíu áp lực nhỏ trên Không Gian mà thị trường cần lướt qua. Từ những tín hiệu trên, kịch bản rung lắc và tiếp tục tiến lên các móc quan trọng tiếp theo có xác suất rất cao.

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. Mía đường tiếp tục Ngon vì STB thâu tóm.Đồng ý đua con HU3, lý do : 25% tiền mặt cố tức trả ngay..
 
9/5

Có dấu hiện chốt lời nhưng em vẫn tin tưởng thị trường sẽ tiếp tục duy trì, không giảm sâu, các cp hot thì vẫn tăng tiến vì tiền từ ngân hàng và tt vàng sẽ đổ mạnh vào tt ck thôi. Tiền chốt lời ở ttck thì cũng sẽ rình rập để vào lại thôi.

Dự kiến từ 4/9 sẽ được bán cổ phiếu trong phiên T+3, như vậy theo anh chị thì anh chị sẽ mua con AGR hay APS ?

http://cafef.vn/20120508014655199CA31/du-kien-tu-19-se-duoc-ban-co-phieu-trong-phien-t3.chn
 
Back
Top