Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

nó bẩu rằng tự doanh quỹ SSI đã và đang lên kế hoạch tháo công rất bài bản nhiều mã, kế hoạch này chỉ mới thực hiện 1/2 chặng đường
sau khi tháo cống thoát hàng xong... sẽ dùng chiêu bài đập mã SSI tan nát để cover lại... có những phiên này thì mới là đáy tt...
 
ừa... đôi khi trái đất xoay tròn em ạ.. hy vọng là thế!!! bất chấp tt thế nào đi chăng nữa , chúng ta phải cố gắng tồn tại và bám trụ với nghề... quan điểm anh TT luôn luôn có cơ hội nếu chúng ta biết cân bằng công việc và gia đình, bảo toàn vốn để chờ cơ hội... hãy cố gắng Em nhé!
 
Khối ngoại có mua thêm GAS và DPM khi :

+ Ngày 25/09/2012 có nguồn tiền cổ tức DPM 15% về tài khoản
+ Ngày 28/09/2012 có nguồn tiền cổ tức GAS 10% về tài khoản
 
Một khi cảm thấy phê phê
một mình một ngựa đi về chốn xưa
ở đó kẻ đón người đưa
cùng em trăng gió mây mưa tới chiều
 
Bộ Công thương bác đề xuất của Bộ Tài chính
Cập nhật lúc :3:22 PM, 25/09/2012

Bộ Công thương đã chính thức bác đề nghị của Bộ Tài chính về việc đưa xăng dầu vào danh mục hàng tiêu dùng nhập khẩu phải nộp thuế ngay.
Tháng 8, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Bộ Công thương đưa xăng dầu vào danh mục hàng tiêu dùng nhập khẩu, nhằm bắt buộc các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải nộp thuế ngay khi thực hiện thủ tục mở tờ khai thông quan hàng hóa mà không được ân hạn thời gian nộp thuế là 30 ngày như hiện hành.

Khi đó, thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, có những chủng loại xăng dầu ô tô, xe máy là mặt hàng phục vụ tiêu dùng nên không có lý do gì được ân hạn thuế như các loại hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh.

Trong công văn hồi âm tới Bộ Tài chính mới đây, Bộ Công thương cho biết, chủng loại xăng dầu mà Bộ Tài chính đề nghị “siết chặt” thuế là xăng động cơ và dầu diesel cho ô tô. Trên thực tế, ngoài việc phục vụ đi lại cho người dân như xăng dầu cho ô tô, xe máy cá nhân thì một lượng lớn xăng dầu chủng loại này còn phục vụ cho các phương tiện vận tải khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch, vận chuyển hành khác, hàng hóa…. Đây cũng là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, xăng dầu là mặt hàng có giá trị lớn nên số tiền nộp các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng rất lớn. Nếu phải nộp ngay thuế để được thông quan thì chính sách này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, nhất là trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu còn khó khăn. Điều này sẽ có hệ lụy xấu là làm tăng giá thành xăng dầu, ảnh hưởng tiến độ nhập khẩu và khả năng đảm bảo nguồn cung trong nước.

Với các phân tích trên, Bộ Công thương bày tỏ, việc đề nghị bổ sung xăng dầu vào danh mục hàng tiêu dùng để xác định thời hạn nộp thuế của Bộ Tài chính là chưa hợp lý và chưa có cơ sở thực hiện.
 
theo thông báo của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), từ ngày 25/9, ông Trịnh Kim Quang, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty ACBC được chấp thuận từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Trước đó, ông Trịnh Kim Quang cùng với Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá và Phó Chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ đã từ nhiệm các chức vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) từ ngày 19/9.
Như vậy, sau ông Lê Vũ Kỳ rút khỏi hẳn ngân hàng ACB từ hôm 21/9 (bị miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV Công ty Chứng khoán ACB), đến nay ông Trịnh Kim Quang cũng chính thức không còn liên quan đến ACB.
Theo ACB, 3 nguyên lãnh đạo cao cấp nói trên là những người có liên quan tới việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB, đã bị bắt) ủy thác cho 19 nhân viên rút 718 tỷ đồng từ ACB để gửi vào ngân hàng khác, qua đó gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho ACB.
Ông Trịnh Kim Quang đã làm việc tại ngân hàng ACB từ đầu những năm 90 tới nay và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó Tổng giám đốc ACB (93-98), Phó chủ tịch (từ 1998-2012); Chủ tịch ACBS (1998-2007); Chủ tịch ACBC (2008-2009); và từ 2009 tới nay là phó chủ tịch ACBC).
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/8999...y-quy-acb.html
 
hay hay

các giả thiết bác đặt ra chỉ được xét quy trách nhiệm trong trường hợp nhân viên ôm tiền trốn mất. Thực tế ở đây là tiền đã được gởi vào ngân hàng khác vời chứng từ đầy đủ và theo "tường trình" thì thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng A. Phần uẩn khúc phía sau chuyện này là:

1. Tại sao ngân hàng C lại chả có ai bị bắt thêm ngoài chị N
2. Ngân hàng A gởi tiền vào ngân hàng C tại sao lại dính líu đến N ?

Có thể thử đồ đoán như sau: ngân hàng C đã thông báo với bên điều tra là ngân hàng A câu kết với N để "lừa" ngân hàng C. Điểm vô lý ở đây là những người điều hành ngân hàng A đâu có điên gì đem tiền và sinh mệnh của mình đi làm cái trò trời ơi đất hỡi như vậy. Hay là bác K đã "canh ti" với chị N đưa ra lãi suất hấp dẫn đủ để thuyết phục những người điều hành ngân hàng A lọt vào cái bẫy gởi tiền vào đúng chi nhánh của chị N ? Nếu đúng như vậy thì qua lời khai của chị N, nhóm chóp bu ACB bị sờ có vẻ hợp lý ... Me xừ Hải và HĐQT như vậy không phải là nhắm mắt làm liều mà cũng là nạn nhân của cái vụ sắp xếp này.
 
Tay siêu to ngừng chơi với người lạ rồi này

http://www.stockbiz.vn/News/2012/9/2...rung-quoc.aspx

Toyota sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc

Theo nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản - Asahi, Toyota sẽ dừng hoàn toàn hoạt động tại Trung Quốc trong tháng 10, đồng thời ngừng xuất khẩu sang nước này.

Toyota Motor và Nissan Motor đang cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc sau cuộc biểu tình chống Nhật tồi tệ nhất hàng thập kỷ qua ở đây. Theo giới truyền thông Nhật Bản, mục tiêu doanh số 1 triệu xe tại Trung Quốc của Toyota năm nay có thể sẽ sụp đổ.

Căng thẳng giữa hai nước, cùng với việc kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu xe hơi, hàng điện tử tiêu dùng và nhiều mặt hàng khác của Nhật. GDP quý II của Trung Quốc tăng ở mức thấp nhất 3 năm, và sản xuất tháng 8 cũng giảm với tốc độ mạnh nhất 9 tháng.

Theo nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản - Asahi, Toyota sẽ dừng hoàn toàn sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 10 và ngừng xuất khẩu sang nước này. Tờ Nikkei Business cũng cho biết Toyota dự định tăng thời gian đóng cửa nhà máy ở Quảng Đông từ 8 lên 12 ngày, bắt đầu từ hôm nay (26/9). Sau khi mở trở lại, nhà máy này sẽ chỉ hoạt động một ca thay vì hai như trước đây.

Nissan cũng thông báo dừng hoạt động sản xuất tại đây từ ngày mai (27/9), sớm hơn 3 ngày so với dự kiến và kéo dài qua kỳ nghỉ Quốc khánh của Trung Quốc. Năm 2011, Toyota bán được 900.000 ôtô tại Trung Quốc. Công ty này cũng đặt mục tiêu 1 triệu xe trong năm nay và 1,8 triệu năm 2015. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sản xuất tại các công ty khác của Nhật như Panasonic hay Canon vẫn chưa trở lại bình thường.

Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng do những tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Đỉnh điểm là khi Nhật Bản tuyên bố mua lại những đảo này từ chủ sở hữu người Nhật, thổi bùng lên căng thẳng giữa hai quốc gia vốn đã âm ỉ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Nhật Bản và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn của nhau. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, căng thẳng chính trị sẽ không quá ảnh hưởng đến kinh tế. Công ty chứng khoán Daiwa (Nhật Bản) cho biết: "Về mặt địa lý, Nhật Bản là quốc gia gần Trung Quốc nhất. Tuy nhiên, kinh tế Nhật không phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và dĩ nhiên càng không bị quyết định bởi một mình nước này".
 
Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) FPT Trương Gia Bình sẽ kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc từ ngày 26/09/2012.

Ngày 26/9/2012, ông Trương Đình Anh vừa chính thức xin từ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc FPT. Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của ông Trương Đình Anh và bổ nhiệm ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT tạm thời kiêm nhiệm làm Tổng Giám đốc FPT từ ngày 26/9/2012.

Lý do ông Trương Đình Anh nêu trong đơn xin từ nhiệm là vì những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT. HĐQT FPT đánh giá ông Trương Đình Anh là một lãnh đạo giỏi, có nhiều cống hiến cho Tập đoàn và việc ông xin từ nhiệm là đáng tiếc.

Ông Trương Đình Anh sẽ tiếp tục là thành viên Hội đồng Quản trị FPT và Hội đồng sáng lập FPT. Ở các công ty thành viên như FPT Retail, FPT Telecom, FPT Online, ông Trương Đình Anh vẫn là thành viên Hội đồng Quản trị và cố vấn cấp cao.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) FPT Trương Gia Bình sẽ kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc từ ngày 26/09/2012 cho đến khi việc ông Trương Gia Bình kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT phê chuẩn, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2013.
 
Một cái Tết không vui đang tới cho các gia đình Việt Nam. Báo Đại Đoàn Kết gọi đó là “Áp lực tăng giá cuối năm,” trong khi báo Dân Việt nói rằng “Lạm phát đang trở lại.”

Tình hình cho thấy, theo báo Đại Đoàn Kết, “giá xăng vẫn đang giữ ở mức cao, giá điện, giá gas cũng đang tiềm ẩn nguy cơ tăng giá. Kèm với đó, cuối năm luôn là thời điểm các mặt hàng thiết yếu tăng giá do nhu cầu của người dân lên cao. Một mặt bằng giá mới đang dần được thiết lập.”

Bản tin này ghi nhận từ hệ thống siêu thị, đại diện siêu thị Fivimart cho biết, từ khoảng tháng 8, tháng 9 đã có một số nhà cung cấp hàng hóa đề nghị tăng giá bán khoảng 10%, song so với mọi năm, con số này không nhiều, chưa đến 10% số DN. Lý do chủ yếu được các DN đưa ra vẫn là chi phí đầu vào tăng cao. Về phía siêu thị, do đây là mức tăng áp dụng đồng loạt nên sau khi xem xét, siêu thị đã chấp nhận niêm yết giá mới cho một số mặt hàng. Sang đến tháng 10, siêu thị cũng đã nhận được yêu cầu xin tăng giá từ một số nhà cung cấp nhỏ với mức tăng từ 3-5%...

Báo Đại Đoàn Kết phỏng vấn ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho biết “từ nay đến cuối năm, thị trường giá cả sẽ còn đối diện với nhiều thách thức. Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần đứng ra "cầm trịch” giá các nguyên liệu đầu vào, cụ thể là xăng dầu, điện, gas...”

Trong khi đó, báo Dân Việt cho biết, “chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng cao: Lạm phát đã quay lại!”

Bản tin ghi rằng, vào ngày 24.9, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 9. Theo đó, CPI tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8, đây là mức tăng cao nhất trong 16 tháng qua. So với tháng 9.2011, chỉ số giá tháng 9 năm nay tăng 6,48% và so với tháng 12.2011 tăng 5,13%. Bình quân 9 tháng đầu năm 2012, CPI tăng 9,96% so với cùng kỳ.

Điều đáng quan tâm là CPI tháng 9 đã tăng ở cả 11/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,01- 23,87%. Trong số 11 nhóm hàng tính chỉ số giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước. Tính bình quân 9 tháng, nhóm hàng này tăng bình quân 10,42% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, hai nhóm hàng bật tăng mạnh so với tháng trước là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2,03% và nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng mạnh 17,02%. Theo ghi nhận, từ khi nâng giá thuốc và dịch vụ y tế hồi tháng 7, nhóm hàng này đã bật tăng mạnh 2 tháng liên tiếp với mức tăng bình quân 9 tháng lên tới 8,61%.

Bản tin ghi nhận thêm rằng: “Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của cả nước tăng cao tới 2,2% đang đặt nền kinh tế trước những vấn đề “nghiêm trọng” bởi theo thống kê, trong cùng thời điểm này những năm trước, chưa bao giờ chỉ số lại tăng cao đến vậy, đặc biệt lại đặt trong bối cảnh nội lực của các doanh nghiệp, người tiêu dùng đang “suy kiệt”...”
 
ACB: Sau kiểm toán lãi ròng 1.607 tỷ đồng 6 tháng





Theo số liệu trên báo cáo soát xét của ACB, tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác tại ngày 30/6/2012 là hơn 56.230 tỷ đồng, giảm hơn 25.000 tỷ so với đầu năm.
Ngày 22/9/2012, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất soát xét bán niên 2012. Đáng chú ý, người ký văn bản này là Tổng giám đốc mới của ACB ông Đỗ Minh Toàn (được bổ nhiệm ngày 23/8/2012).
Kiểm toán PwC có lưu ý đến khoản số dư tiền gửi tại các TCTD khác tại ngày 30/6/2012 là 718,9 tỷ đồng và khoản lãi phải thu của khoản tiền gửi này tại “một NHTMCP có phần lớn vốn góp từ Nhà nước” đã quá hạn và số dư này đang được cơ quan chức năng điều tra. Việc thu hồi các khoản này phụ thuộc vào quyết định của Tòa án và do đó ACB không trích lập dự phòng cho các khoản này.
PwC cũng lưu ý ACB có số dư với 6 công ty được kiểm soát bởi một cổ đông bị bắt vào ngày 20/8/2012. Cơ quan chức năng đang kiểm tra các thông tin liên quan đến các số dư này từ ngân hàng, bao gồm: các khoản cho vay khách hàng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khác. Các số dư này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp dưới hình thức chủ yếu là thư bảo lãnh ngân hàng, cổ phiếu, tiền gửi và bất động sản.

Các hoạt động của ACB
Hoạt động cho vay liên ngân hàng của ACB
Theo số liệu trên báo cáo soát xét ACB, tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác tại ngày 30/6/2012 là hơn 56.230 tỷ đồng, giảm hơn 25.000 tỷ so với đầu năm. Trong đó ACB cho các TCTD khác vay 312 tỷ, còn lại 48.288 tỷ dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn và 7.630.7 tỷ tiền gửi thanh toán.
Theo thông tư số 21 Thông tư số 21/2012/TT-NHNN, áp dụng từ ngày 1/9/2012 thì các TCTD không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại các TCTD khác. Các khoản phát sinh trước đó được thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký. Hoạt động kinh doanh vàng của ACB
Tại thời điểm 30/6/2012, ACB phát hành 48.166 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi bằng vàng, tăng hơn 5.000 tỷ so với đầu năm.
Công ty có khoản phải thu các đối tác trong nước liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng là 3.380 tỷ, các khoản phải thu này được đảm bảo bằng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ và tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu và thư bảo lãnh của ngân hàng khác; các khoản ký quỹ cho các đối tác trong nước đảm bảo việc thực hiện giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn là 23.294,7 tỷ đồng. Khoản ký quỹ này được đảm bảo bằng tiền gửi của khách hàng.

Tổng tiền gửi khách hàng của ACB tại ngày 30/6/2012 là hơn 145.600 tỷ đồng trong đó có gần 21.930 tỷ đồng là tiền của khách hàng để đảm bảo việc thực hiện giao dịch vàng kỳ hạn, 2.562 tỷ phong tỏa để đảm bảo cho khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng.

Về hoạt động đầu tư của ACB, ACB đầu tư gần 10.200 tỷ vào trái phiếu Chính phủ và khoản này được thế chấp tại ngân hàng Nhà nước để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.

6 tháng đầu năm 2012, ACB đạt hơn 1.607 tỷ đồng LNST, tăng hơn 400 tỷ đồng so với cùng thời điểm 2011.

Về lãi tiền gửi, ACB thu về 3.160 tỷ đồng từ tiền gửi tại các TCTD khác trong 6 tháng đầu năm 2012.
 
Chủ nghĩa tư bản thân hữu



“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” là một khái niệm không được định nghĩa với nội hàm rõ ràng. Nó thường được dùng để chỉ các nền kinh tế mà trong đó hệ thống doanh nghiệp có những mối quan hệ mang tính cấu kết với các quan chức trong hệ thống nhà nước, qua đó tạo thành các mạng lưới “thân hữu” (những người bạn thân) giữa hai giới doanh nhân và quan chức. Theo một nghiên cứu của Surajit Mazumdar (CRONY CAPITALISM: Caricature or Category?) Mối quan hệ “thân hữu” này dẫn tới hai hệ lụy hiển nhiên:

Thứ nhất, nó ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả của nền kinh tế. Các quan chức cấu kết với các doanh nhân sẽ đẻ ra các chính sách và quyết định chính trị liên quan đến việc phân bổ nguồn lực có lợi cho các thân hữu của họ trong giới làm ăn. Thí dụ, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, trợ giá, lãi suất, kích cầu... có lợi cho một số doanh nghiệp nhất định. Sự ban phát các lợi ích này không phải miễn phí mà nó là kết quả của quan hệ “thân hữu” dựa trên lợi ích. Quan chức của chính phủ thì tìm kiếm lợi ích (rent seeking) dưới các dạng như tiền hối lộ, các đóng góp vào các quỹ tranh cử... còn giới doanh nghiệp thì tìm cách kiếm lợi bất chính dưới bóng của các thân hữu trong bộ máy chính quyền.

Thứ hai, các quan hệ “thân hữu” giữa quan chức và doanh nhân sẽ phá hỏng chức năng của nhà nước với tư cách là cơ quan giám sát và điều tiết các hoạt động của thị trường, thí dụ như việc giám sát các tiêu chuẩn liên quan đến việc đóng thuế, tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, các quy định về sử dụng và đối xử với người lao động... Lý do là các “thân hữu” trong hệ thống chính quyền bị các “thân hữu” trong hệ thống doanh nghiệp vô hiệu hóa, há miệng mắc quai. Việc này đến lượt nó lại tạo ra một môi trường kinh doanh không dựa trên pháp luật, hoặc nói đúng hơn, pháp luật chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc “cô thế” không có các thân hữu trong hệ thống quyền lực nhà nước hỗ trợ.

Mức độ nghiêm trọng của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” như thế nào thì còn tùy thuộc vào mức độ phổ biến của các quan hệ dạng này, sự chằng chịt của hệ thống mạng lưới lợi ích được đan lên giữa hai giới doanh nhân và quan chức, cũng như hình thái thể chế chính trị của chế độ, các yếu tố thuộc về nền tảng văn hóa và vai trò cũng như sự trưởng thành của hệ thống luật pháp. Nhìn dưới mức độ chung nhất, thì các quan hệ theo kiểu “thân hữu” này ở đâu cũng có - trong hệ thống các nền kinh tế thị trường hiện đại hiện nay.

Thí dụ như ở Mỹ, trong cuộc tranh cử đang diễn ra giữa ứng cử viên đảng cộng hòa Mitt Romney và đương kim tổng thống thuộc đảng dân chủ Barack Obama, ông Romney cũng tấn công ông Obama bằng khái niệm chủ nghĩa tư bản thân hữu. Hồi giữa tháng trước, khi phát biểu trước cử tri, ông Romney cho rằng: “Tôi lấy làm xấu hổ để nói rằng chúng ta đang nhìn thấy tổng thống của chúng ta đưa tiền cho các doanh nghiệp của những người đóng góp tài chính cho chiến dịch tranh cử của tổng thống, khi ông ấy đưa tiền ra, 500 triệu USD dưới dạng cho vay, cho một công ty tên là Fisker là công ty sản xuất xe ô tô điện cao cấp, và giờ công ty này đang sản xuất loại xe đó ở Phần Lan. Làm như thế là rất sai, và phải dừng lại. Cái kiểu chủ nghĩa tư bản thân hữu đó không tạo ra công ăn việc làm và không tạo ra công ăn việc làm ở đất nước này.”

Chính thức hơn, một số thông kê, thí dụ như của Rasmussen Reports hồi đầu năm 2012 cho thấy tới 39% người Mỹ cho rằng nước Mỹ đang là một nền kinh tế theo kiểu “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Theo một điều tra khác, cũng của Rasmussen Reports, 66% người Mỹ được hỏi cho rằng các quan hệ thân hữu đang chi phối các hợp đồng của chính phủ Mỹ với khối doanh nghiệp tư nhân; trong khi đó với tỉ lệ 3-1, các cử tri cho rằng các chính khách được bầu ra của Mỹ thường xuyên giúp đỡ các công ty mà họ có quan hệ gần gũi; và, với tỷ lệ 70% người Mỹ cho rằng chính quyền Mỹ và các đại công ty đi đêm với nhau và chống lại lợi ích của số đông người dân Mỹ.

(Còn tiếp)
 
Back
Top