Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Chúng em,một nhóm nam, nữ sinh trẽ thuộc các trường đại học rãi rác trên khắp 3 miền đất nước xin mạo muội gửi đến chị bức tâm thư này trước khi chị về Việt Nam hát (nếu đúng như báo chí đang quảng cáo)!)

Chúng em, một thế hệ trẻ sinh ra sau thời chinh chiến. Cái thế hệ 7X, 8X... 9X này nay đã bắt đầu lớn lên cùng vận nổi trôi của đất nước và bắt đầu đam mê nhạc. Trong đam mê đó, chúng em bắt gặp dòng nhạc Trịnh cùng tiếng hát Khánh Ly với những lần nghe lén qua băng nhựa hoặc bán công khai khi tụm năm tụm ba uống cà phê để thể hiện mình đã trưởng thành.

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Photo courtesy: Khánh Ly

Ở đó, chúng em gậm nhắm từng nốt nhạc và từng lời ca của 1 nhạc sĩ đã ra đi để lại "Gia tài của mẹ" với 1000 năm đô hộ giặc Tàu… sao mà thắm thía thế! Ở đó, chúng em lặng lẽ nhìn nhau với "Người chết 2 lần thịt da nát tan" trong "Đại bác ru đêm" vì trên đường xe cứu thương chở vào bệnh viện thì trúng đạn pháo kích lần thứ hai nữa. Có lần cô chủ quán cà phê giải thích "Không phải thế đâu! Người chết 2 lần là vì "đồng đội được lệnh không thể mang xác bạn mình vô (bưng) rừng lại nên cài mìn dưới xác để trả thù khi địch đến lấy xác trưng bằng chứng cho nhân dân xem! Chúng em chả biết cái nào đúng nên lần này chúng em mong chờ chị Khánh Ly về VN hát để chúng em hiểu rõ và nhận diện rõ hơn qua cách thể hiện của chị, người chuyển tải trọn vẹn ý đồ con tim của họ Trịnh!

Những bài hát của "Ca Khúc Da vàng" Nối vòng tay lớn, vượt không gian thời gian này của họ Trịnh đã thầm lặng đi vào trong máu tim nhân dân Việt Nam nói chung và chúng em nói riêng.

Tiếc thay, ngày xưa những người đàn cô đàn chị như chị hát thì được phong cho là "người yêu nước", còn bây giờ chúng em cất tiếng lên là sẽ được tặng cho danh hiệu "phản động", là tuyên truyền chống chế độ, là làm mất trật tự là "làm mất vẽ đẹp thành phố" và là do âm mưu xúi giục của bọn diễn biến hòa bình".

Chúng em không hiểu nếu sắp tới đây chị về mà hát "Gia tài của mẹ", Đại Bác ru đêm" hoặc "Hát trên những xác người", “Nối vòng tay lớn”... trên sân khấu để chúng em được hát theo chị dưới sân khấu và cùng đứng dậy vỗ tay thể hiện "người yêu nước"như chị thì "hạnh phúc nào bằng"?

Chúng em không muốn thất vọng khi phải nghe "Diễm xưa","Mưa hồng".... vì sẽ bị đám bạn bè chọc quê "Xưa rồi Diễm ơi!". Chúng em cũng chẵng màng nghe chị song ca (với Bằng Kiều chẵng hạn) về những bản nhạc tình ca của Trịnh (như trên Paris by night) vì ở đây cũng có nhiều ca sĩ trẻ đẹp thể hiện "nhạc tình thời đại", nhảy múa như con rối phù hợp với xã hội chủ nghĩa đầy rẫy ra rồi chị ạ! Hoặc nếu trên chỉ cho phép chị hát những bài nhạc tình vu vơ của Trịnh thì mong chị hãy rút ngắn lần hát lại vì bây giờ làm sao chị có thể thể hiện ngọt ngào sâu thẳm như tuổi 20 của chị trong băng nhựa còn truyền tay nhau của chúng em phải không chị? Vì vậy chúng em ao ước nghe và nhìn chị biễu diễn tâm tư của 50 năm về trước cho thật với lòng chị thì giá trị tâm tư này mới là tâm tư chúng em chị ạ!

Có một điều chúng em muốn thưa cùng chị là chúng em đã hụt hẫng, thất vọng 1 lần qua vụ về trình diễn của chú Chế Linh, lần này chị đừng để chúng em thất vọng thêm một lần tương tự nữa! Chị hãy chứng tỏ là "cây đại thụ" đặc biệt chuyển tải ước vọng tuổi trẻ chúng em qua nhạc Trịnh nhất là trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của biển Đông, một "gia tài của mẹ" không thể thêm 1000 năm nô lệ giặc Tàu nữa như Trịnh công Sơn đã viết.

Kính chúc chị nhiều sức khõe và thực hiện những giấc mơ của chị.
 
VN bị xuống B2, tức là thua Angola (Ba3), Bangladesh (Ba3), Mông cổ (B1), Senegal (B1), Sri Lanka (B1), Trinidad (Baa1), Tunisia (Baa1). (Wikipedia)

Có tin mừng: bằng Cambodia!

Tại Á châu, VN thua Bangladesh, Mông cổ, Sri Lanka, thì coi như đội sổ, may là còn anh Cambodia đứng chung cho đỡ buồn.

VN ta hay chê các nước Phi châu là “mọi đen”.

Nay, TÍN DỤNG, tức mức độ tin cậy của đồng tiền, của nền KT, tài chánh, TRÁI PHIẾU, VN đều thua xa lắc các nước này!

BIG SHOW

Thứ 4 tuần sau (03/10/2012), 1:30 trưa giờ VN, Moody’s sẽ họp báo quốc tế, tuyên bố lý do vì sao họ đánh sụt tín dụng quốc gia Việt Nam.

Cuộc hội thảo quốc tế sẽ có hàng ngàn nhân vật quan trọng từ nhiều quốc gia tham gia, trong đó có Anh quốc, Mỹ, Singapore, Nhật, Ấn độ, TQ, Úc, Phi, Thái lan, Đài loan, Nam Hàn, v.v…

Đó chỉ tính các quốc gia Moody’s mở dây điện thoại miễn phí (tại Mỹ gọi miễn phí 1-877-941-8269, đánh password 4567420, lúc 2:30 sáng thứ 4, giờ miền Đông).

Người từ các quốc gia khác vẫn có thể gọi điện thoại vào, dùng Skype, Yahoo, v.v…

Vài lời Moody’s nói ra thì sẽ chấn động thị trường. WSJ sẽ chạy tin trang nhất ngay sáng thứ 4 giờ Mỹ.

Bloomberg sẽ không chịu kém, còn anh Ben Bland của Financial Times chắc chắn sẽ lẹ tay đánh máy ngay 1 bài phân tích thật hay, cho đăng lên FT kịp số báo sáng thứ 4, US Edition.

Wall Street sẽ nói rùm, hàng chục ngàn người đi máy bay sáng hôm đó sẽ với tay lấy tờ FT trên các chuyến bay quốc tế khắp 5 châu.

Ngồi trên máy bay, buồn, họ sẽ đọc thấy hết! Và chứng khoán Việt Nam sẽ sụt giá còn thê thảm hơn cả bây giờ.

PHẢI CỨU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Lý do Moody’s sẽ công bố thực ra không mới với bạn đọc tại đây đã theo dõi bài viết của chúng tôi trong thời gian qua.

Thứ tư tới đây, trong buổi họp báo quốc tế công bố kết quả phân tích tài chánh và lý do tại sao họ đánh sụt tín dụng VN, và 8 ngân hàng lớn, họ sẽ nói về việc “very high likelihood” CP VN sẽ phải cứu hệ thống ngân hàng, cụ thể là 8 ngân hàng trên.

Nếu các bạn còn nhớ, chúng tôi đã từng ghi rất rõ về việc này trước cả Moody’s RẤT LÂU.

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã phá sản – Dự đoán kinh tế Việt Nam

Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu – Dự đoán kinh tế Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phá sản – Dự đoán kinh tế Việt Nam

Dân Việt Nam sắp thành tỉ phú – Dự đoán kinh tế Việt Nam

Bây giờ chúng tôi sẽ tua lại những lý luận mà chúng tôi đã nói ra rả cả năm qua.

Hãy lấy con số được công bố: Dư nợ toàn quốc 3 triệu tỉ đồng, tiền lời 15%. (VnExpress, 21/06/2012)

Thật ra con số nợ cao hơn nhiều, và đố ai đi mượn với tiền lời 15%!

Nhưng TẠM cho là như vậy đi, thì hàng năm ngân hàng phải thu về 450 ngàn tỉ đồng tiền lời, tức 22 tỉ USD.

Đây là trọn 20% Tổng sản lượng quốc gia, do chính Việt Nam công bố (106 tỉ USD/ năm).

Cho dù số người, cty, tập đoàn mắc nợ đang làm ra 100% Tổng sản lượng quốc gia, thì cũng làm sao mà lời 20% để trả TIỀN LỜI cho số nợ, sau khi trả thuế, lương công nhân, mọi chi phí khác?

Tổng số các Con nợ, do đó, không thể nào trả nổi, và “ai đó” phải quỵt nợ mà thôi, rồi ngân hàng cộng tiền lời không thu được vào tiền vốn.

Do đó mà Tổng dư nợ tăng mạnh, cho dù nay hầu như không ngân hàng nào cho vay các số tiền lớn nữa. (Cafef, 28/09/2012***)

——————–

Và thật ra ngân hàng đã KHÔNG THỂ thu lại tiền lời cho đúng từ nhiều năm trước.

Khi đó, lẽ ra phải có LUẬT nghiêm minh cho phép:

(1) thu hồi nợ cho dù con nợ là cty, tập đoàn quốc doanh;

(2) nếu đã thu hồi nhưng vẫn bị insolvent, thì chính ngân hàng đó PHẢI bị dẹp.

Nhưng do CP Việt Nam bao che cho các cty, tập đoàn quốc doanh, nhiều số nợ xấu không thể được thu hồi, ví dụ tại VINASHIN.

Báo Quân đội Nhân dân, báo Nhân Dân, còn bênh tập đoàn này mạnh mẽ chỉ 1 tháng trước khi có vụ “bể nợ” với bên ngoại quốc. (QDND, 29/08/2010)
 
Đảo nợ, cho vay lẫn nhau, đầu tư tài chính

http://sgtt.vn/Kinh-te/168639/Dao-no...tai-chinh.html

SGTT.VN - Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng thể hiện vốn cho vay doanh nghiệp và nền kinh tế có phần “lép vế” so với cho vay liên ngân hàng và các hoạt động đầu tư tài chính khác.

Đầu tuần này, ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) áp dụng lãi suất huy động mới với mức cao nhất 13%/năm dành cho các khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng; kỳ hạn 12 tháng tăng lên mức 12,5%/năm. Trước GPBank, một số ngân hàng khác như ACB, Sacombank, VietBank, BacABank, DaiABank… cũng đã tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài với mức trần tương tự.



Tiền huy động của dân vẫn vào ngân hàng đều đều, nhưng ngân hàng ngại cho doanh nghiệp vay. Ảnh: Lê Quang Nhật
Lý do tăng lãi suất thường được lãnh đạo một số ngân hàng giải thích là nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài, nhằm cân đối kỳ hạn cho dòng vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính Nguyễn Đại Lai cho rằng đây cũng là một cách để lách quy định về trần lãi suất 9%/năm đối với kỳ hạn ngắn của ngân hàng Nhà nước (NHNN). Còn khi vốn đã vào ngân hàng rồi, việc sử dụng, cân đối ra sao, cho vay kỳ hạn dài hay ngắn là trong phạm vi tự quyết của ngân hàng. “Không loại trừ một số ngân hàng huy động vốn dài hạn nhưng thực chất là để bù đắp thanh khoản tạm thời. Ngân hàng nào thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”, ông Lai nhận định.

Nguyên phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa phân tích, trong bối cảnh hiện nay, người gửi tiền không mặn mà, ngân hàng dè dặt và bản thân doanh nghiệp cũng không mạnh tay đầu tư dài hạn, do vậy tỷ trọng vốn cho kỳ hạn dài không cao. Tuy nhiên, vì một số ngân hàng nhỏ, yếu thiếu vốn tăng lãi suất huy động để bù đắp thanh khoản, nên các ngân hàng lớn cũng buộc phải chạy đua theo, dù đầu ra cho tín dụng vẫn chưa thông.

Tính đến ngày 20.8, trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 1,4% thì tổng số dư tiền gửi tại các nhà băng đã tăng 11,23% so 31.12.2011, theo bộ Kế hoạch và đầu tư. Vốn huy động vào ngân hàng vẫn tăng, song vốn cho vay ra vẫn dậm chân tại chỗ, vậy dòng tiền của nền kinh tế đổ đi đâu? Theo ông Lê Xuân Nghĩa, một số ngân hàng lớn vẫn xác định các ngân hàng nhỏ, hẹp cơ hội huy động vốn từ thị trường 1 (thị trường huy động từ doanh nghiệp, dân cư) là khách hàng tiềm năng. Một phần vốn huy động được gửi vào NHNN, mua trái phiếu chính phủ, đầu tư tài chính… “Các ngân hàng đúng là hiện hạn chế cho vay doanh nghiệp, vì rủi ro quá lớn. Cho vay liên ngân hàng, đầu tư trái phiếu… dù lãi suất thấp hơn, song cũng ít rủi ro hơn nhiều. Giữa lợi nhuận và an toàn, các ngân hàng đều có tâm lý nghiêng về lựa chọn an toàn”, ông Nghĩa nhận định.


Ông Nguyễn Đại Lai cho rằng: “Tăng trưởng tín dụng của toàn ngành rất thấp, song tổng tín dụng của nền kinh tế vẫn duy trì ở mức trên 120% GDP, chứng tỏ một tỷ trọng lớn món vay đã được đảo nợ”. Phần khác, các ngân hàng sử dụng vốn huy động để đầu tư phi tín dụng, như là mua trái phiếu, uỷ thác đầu tư… “Nhiều tổ chức tín dụng đã hoạt động như mô hình một công ty tài chính”, ông Lai nhận xét.

Báo cáo tài chính của không ít ngân hàng cũng thể hiện, vốn dành cho khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể, báo cáo tài chính quý 2/2012 của LienVietPostBank, thể hiện: cho vay khách hàng hơn 16.000 tỉ đồng trong khi tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác hơn 14.000 tỉ đồng; chứng khoán đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng! Ngân hàng SHB, tính đến 30.6.2012, cho vay khách hàng là hơn 30.000 tỉ đồng, tương ứng với giá trị tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác cũng là hơn 30.000 tỉ đồng; chứng khoán đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng, chưa kể các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn khác. Một số ngân hàng có khoản đầu tư chứng khoán khá lớn như ngân hàng MB đầu tư hơn 26.000 tỉ đồng (cho vay khách hàng là hơn 64.000 tỉ đồng); ngân hàng Sacombank đầu tư hơn 20.700 tỉ đồng (cho vay khách hàng hơn 77.000 tỉ đồng)…
 
Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp

LND: Tác phẩm « Tình dục, dối trá và chính trị » – Những kẻ bị ám ảnh đang lãnh đạo chúng ta – của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012 – gồm có ba phần. Phần đầu « Các nhà độc tài » viết về Stalin, Mussolini, Mao Trạch Đông và Bokassa. Phần hai về các lãnh đạo ở Mỹ : Kennedy, Bill Clinton, Arnold Schwarzennegger, và phần thứ ba dành cho châu Âu : Mitterand, Giscard d’Estaing, Berlusconi, Chirac, DSK.

Pierre Lunel là cựu hiệu trưởng trường đại học Paris 8, tác giả nhiều đầu sách tiểu sử và biên khảo sử học.

Thụy My xin giới thiệu một phần chương sách « Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp » trong tác phẩm trên, đã tạm lược bỏ 8 trang đầu nói về những người vợ của Mao là Dương Khai Tuệ (Yang Kaihui), Hạ Tử Trân (He Zizhen), Giang Thanh (Jiang Qing).

—————————————–

Mao Trạch Đông

Mao có tính cách giản đơn của các tên tuổi lớn. Đa số thời gian, ông xử lý các vấn đề của Trung Quốc trên chiếc giường gỗ rộng mênh mông mà ông vẫn mang theo khi di chuyển, hay bên cạnh hồ bơi riêng. Ông ta có thể không mặc quần áo suốt nhiều ngày.

Mao rất thích các hồ bơi và những món ăn mỡ màng, ngập trong dầu béo ngậy. Ông ta không bao giờ đánh răng, chỉ súc miệng với nước trà. Mao không bao giờ tắm, mà vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người tình một đêm dùng khăn nóng chà lên người mình. Bị chứng mất ngủ, ông có thể thức trắng nhiều đêm, và các cán bộ của ông phải chuẩn bị tinh thần để bị triệu đến lúc hai, ba giờ sáng. Làm việc với Mao thì cứ phải khỏe như vâm.

Hai mươi năm trước khi qua đời, Mao rất tự hào là một tay bơi giỏi, ông có hai hồ bơi trong dinh thự của mình. Một hồ ngoài trời thì các nhân viên có thể sử dụng, còn hồ kia có mái che, trên nguyên tắc được dành cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng. Nhưng dần dần các vị này thôi không sử dụng nữa, và hồ bơi này trở thành một thứ tài sản riêng của Mao. Vì ông ta dành nhiều thời gian ở đây, rốt cuộc người ta đã phải xây dựng cho Mao một căn hộ ở ngay bên cạnh với phòng khách, phòng làm việc và phòng ngủ.

Chính tại đây mà Mao Trạch Đông đã tiếp Tổng thống Mỹ Nixon và hàng loạt nguyên thủ quốc gia khác. Cuối cùng người ta bèn gọi dinh thự của Mao là « hồ bơi » cho nó gọn và xác thực.

Suốt ngày hầu như ông ta lững thững chỉ với chiếc áo choàng tắm khoác hờ trên người, để lộ bờ vai lực lưỡng và chiếc bụng to tướng. Mao có nước da trắng đẹp, khuôn mặt đầy đặn luôn nở nụ cười, mái tóc đen dày.

Mao vẫn giữ thói quen nông dân. Khi phải mặc đồ, ông ta tròng vào bộ quần áo cũ mèm và đôi giày cà tàng. Bộ trang phục « kiểu Mao Trạch Đông » nổi tiếng và những đôi giày bóng lộn được dành cho những dịp long trọng. Chính trong cái bộ dạng kỳ khôi đó mà Mao đã lãnh đạo đất nước Trung Quốc.

Khi không có việc gì buộc phải ngồi dậy, ông ta nằm ườn trên chiếc giường gỗ «khủng», kích thước to gấp đôi một chiếc giường đôi thông thường. Người khách nào có óc quan sát có thể để ý thấy cái góc giường mà Mao dựa lưng cao hơn khoảng mười phân. Nếu có ai liều lĩnh đặt câu hỏi, sẽ được nghiêm chỉnh trả lời là đóng cao hơn để tránh cho khi ngủ mê không bị té xuống giường. Nhưng thật ra chỉ là nhảm nhí – gờ giường đóng cao theo yêu cầu của Mao để cho những trận bão tình ái được thuận tiện.

Mao «tán» các con mồi qua những buổi tối khiêu vũ, đây là một điều đặc biệt. Nhảy đầm đã bị Cách mạng cấm vì cho là lối sống suy đồi, và tất cả các sàn khiêu vũ đều bị chính thức đóng cửa. Thế nhưng Mao hàng tuần vẫn tổ chức những đêm khiêu vũ, tại sảnh Xuân Liên rộng mênh mông, không xa căn hộ của Mao là mấy.

Khi Mao vừa tới nơi khiêu vũ, là hàng chục thiếu nữ liền bổ nhào đến, năn nỉ ông nhảy với mình một bản. Mao nhảy một cách nặng nề, nhưng điều đó có nghĩa lý gì đối với các cô gái muốn được thần tượng chú ý bằng mọi giá. Các cô được những người thân cận của Mao tuyển lựa từ các đội văn công, theo tiêu chuẩn có ngoại hình đẹp và trung thành về mặt chính trị.

Mao nhanh chóng cho đặt một trong những chiếc giường size «khủng» của ông ta trong một căn phòng giáp với phòng khiêu vũ. Sau khi nhảy được vài ba bản, đại đế Mao tỏ ý muốn nghỉ ngơi, nắm lấy tay một trong những cô gái hơ hớ tuổi xuân này và đưa vào phòng. Ông ta chỉ ra khỏi phòng chừng hai tiếng đồng hồ sau đó, đa phần là với vẻ hài lòng vì đã được cô gái phục vụ tận tình.

Mao luôn bị ám ảnh với ý nghĩ một ngày nào đó sẽ bị mất đi khả năng tình dục. Khi các bác sĩ báo cho biết là ông ta đã trở nên vô sinh, Mao trả lời một cách xúc động:

- Thế là tôi đã thành hoạn quan rồi à!

Các bác sĩ phải hết lời trấn an, nói rằng tuy «tinh binh» của Mao không bình thường, nhưng không hề ảnh hưởng gì đến năng lực tình dục cũng như ham muốn.

Thực ra Mao chẳng hề quan tâm đến việc vô sinh, nhưng sợ hãi khi nghĩ đến khả năng bị bất lực, nhất là khi ông ta mang nặng trong đầu ám ảnh là năng lực làm tình sẽ chấm dứt vào tuổi sáu mươi. Đến tuổi này, ông ta có đôi khi bị trục trặc, nên thường cho tiêm truyền chất bột nhung hươu, mà tương truyền theo đông y là món thuốc cường dương đại bổ. Nhưng thấy nhung hươu không giúp giải quyết được vấn đề, Mao bèn ngưng sử dụng và quay lại với tây y – nói chung, ông ta không tin tưởng vào đông y.

Mao muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, đặc biệt là một vị theo truyền thuyết đã trở nên trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Ông ta hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Không tin mấy vào năng lực tự nhiên, Mao say mê thu thập tất cả những tin tức từ phương tây hay những nơi khác, loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động tình dục cho đến chín mươi tuổi.

Trong khi chờ đợi thần dược ra đời, Mao nhồi nhét vào người đủ loại nhân sâm và đưa lên giường một số lượng đáng nể các cô thiếu nữ. Dù sao thì ông ta vẫn cho rằng đi ngủ và tắm rửa là lãng phí thời gian.

Nếu làm tình là thú tiêu khiển hàng đầu đối với Mao, thì ngược lại ông ta không yêu mến ai cả. Mao không có khả năng yêu thương lẫn cảm tình. Cũng có thể do ông ta đã chứng kiến quá nhiều thảm kịch và cái chết trong đời. Người vợ thứ hai, Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng xử bắn, cũng như hai người em trai của ông. Nhiều người con của Mao đã chết trong cuộc Trường Chinh. Tất cả những bi kịch này làm Mao Trạch Đông trở nên sắt đá.

Trong thâm tâm, Mao hài lòng đã sống sót được qua nhiều nghịch cảnh, mà theo ông ta đó là dấu hiệu cho thấy mình sẽ trường thọ. Ông đã chứng tỏ trái tim sắt thép qua tất cả những hành động trong đời sống thường ngày, theo gương những hoàng đế Trung Hoa tồi tệ nhất. Chẳng hạn như Trụ vương đời nhà Thương, vị hôn quân thích trưng bày cái xác bị tùng xẻo của các nạn nhân, đổ đầy rượu vào hồ bơi, có hàng ngàn nàng hầu vây quanh. Hoặc Tùy Dạng Đế (Sui Yangdi), một trong những bạo chúa tệ hại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đã bắt những cô gái trẻ đẹp phải kéo thuyền rồng đi ngược gió bằng những dải lụa.

Một bằng chứng cho sự tàn bạo của Mao Trạch Đông, lịch sử đặc biệt ghi nhận câu trả lời của ông ta trước Nehru:

- Chúng tôi chẳng việc gì phải sợ bom nguyên tử cả. Nếu ai tấn công tôi bằng bom nguyên tử, thì tôi có thể trả đũa tương tự. Mười triệu hay hai chục triệu người chết cũng chẳng ăn nhằm gì đối với chúng tôi!
 
Nehru không phải từ bi hỉ xả gì, nhưng cũng phải dựng tóc gáy khi nghe câu nói của Mao coi mạng người như ngóe.

Không một điều gì có thể làm Mao xúc động. Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nhiều triệu người dân nông thôn đã chết đói, nhưng ông ta vẫn ăn ngon ngủ yên. Ngay cả đối với người thân trong gia đình cũng thế. Chỉ cần kể ra đây thái độ đối với chính người con trai lớn của Mao.

Mao Ngạn Anh (Mao An Ying) tử nạn ngày 25/11/1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã làm cho khoảng 400 ngàn người Trung Quốc thiệt mạng. Ngạn Anh đã lấy vợ trước đó một năm và vợ anh, Lưu Tư Tề (Liu Xi Qi), từ vài năm qua vẫn được xem như là con gái nuôi của Mao Trạch Đông. Ông ta thích cô đến nỗi tỏ ra vô cùng giận dữ khi nghe tin Ngạn Anh và Tư Tề đính hôn. Sự thực đằng sau cơn thịnh nộ này là: Lưu Tư Tề hết sức xinh đẹp, và Mao ghen với người con trai sẽ được ngủ với cô. Ông ta cản trở việc tổ chức đám cưới với những cái cớ kỳ lạ, chẳng hạn như phải chờ đến lúc tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 01/10/1949…Khi nghe tin con trai mình tử thương, Mao phát biểu câu này thay cho lời ai điếu:

- Đã là chiến tranh làm sao không có người chết cho được?

Ông ta không tỏ ra buồn phiền một chút nào, không hề nhỏ một giọt nước mắt. Tư Tề suốt một thời gian dài vẫn không hay biết về cái chết của chồng, và cuối cùng khi cô chất vấn Mao Trạch Đông về vấn đề này, ông ta trả lời là Ngạn Anh đã chết. Lưu Tư Tề kề cận cha chồng gần như hàng ngày trong suốt hai năm rưỡi trời, nhưng chưa bao giờ thấy Mao tỏ vẻ u sầu. Thậm chí ông ta còn nói đùa với cô về Ngạn Anh, như là con trai vẫn còn sống…

Lưu Tư Tề và Mao Ngạn Anh

Kể từ năm 1958, trong cơn say Đại nhảy vọt, Mao trở nên ít kín đáo hơn trong cuộc sống riêng tư. Cho đến nỗi nhiều người đều biết về cách sống xa hoa, phóng đãng của ông ta, về những tòa biệt thự nằm rải rác khắp đất nước Trung Quốc, và về việc cung cấp gái đẹp mà chính Mao gọi là « tuyển lựa cung phi ». Các nữ nghệ sĩ trẻ của các đội văn công tham gia các buổi dạ vũ, cạnh tranh với nhau để làm đẹp lòng Mao, và kết thúc bằng việc qua đêm với ông ta. Các cô ganh tị lẫn nhau, cô nào được Mao nắm tay dẫn vào phòng ngủ trở thành mục tiêu bị các cô khác thù ghét.

Một hôm – và đây là lần duy nhất trong đời – Giang Thanh đã làm ầm ĩ lên với Mao. Ông ta phản ứng bằng cách cấp tốc ra khỏi phòng. Giang Thanh nhanh chóng hối hận vì cơn nóng giận này, và gởi đến Mao lời xin lỗi. Ông ta chỉ nhún vai. Có nghĩa lý gì, vài cô hầu thiếp dành cho con người quyền lực nhất, nhà sáng lập nước Trung Hoa cộng sản?

Từ đó Mao hoàn toàn yên ổn, không hề bị bà vợ chua ngoa chỉ trích. Ông ta cũng không còn giấu giếm việc đi lại thường xuyên với các cô gần như là gái gọi hạng sang. Thỉnh thoảng lại có một trong số những cô gái này, nhờ quyến rũ hơn, đã được nâng cấp: thay vì là người tình một đêm, được ân sủng trở thành quý phi.

Người đầu tiên giành được vị trí ưu tiên này là một nữ nhân viên trẻ của Cơ mật viện – một cô gái tuyệt đẹp có làn da trắng như tuyết, đôi mắt sáng và cặp chân mày xinh như vẽ. Cô ta không thèm giấu giếm gì với Giang Thanh, và còn tìm cách làm thân với bà. Giang Thanh, được nịnh hót và vẫn còn áy náy vì mới đây đã nổi nóng với Mao, vui vẻ chấp nhận sự hiện diện của cô ta. Bà tự hứa với chính mình là sẽ không gây sự với chồng vì chuyện các cô bồ của ông ta nữa.

Mao Trạch Đông và Giang Thanh, năm 1949

Những người thân tín của Mao luôn tìm cách làm vui lòng ông ta. Ban đầu mỗi tuần chỉ có một đêm dạ vũ, nhưng sau đó họ nhanh chóng thấy rằng để chiều lòng chủ tịch thì như thế chưa đủ. Thế là từ một buổi dạ vũ trở thành hai buổi mỗi tuần, có nghĩa là số cung phi dành cho Mao phải tăng gấp đôi. Tất cả các đoàn văn công đều phải đóng góp vào. Sự chăm sóc này không phải là quá đáng, vì chủ tịch càng cao tuổi thì ham muốn tình dục lại tăng lên. Năm đó Mao đã 67 tuổi.

Khi phải nhận lãnh những ngón đòn chính trị và bực tức trước những lãnh đạo cao cấp khác của Đảng, Mao nằm lì suốt nhiều ngày và chỉ ra khỏi giường để dự dạ vũ. Ông ta thường xuyên nhảy nhót cho đến hai giờ sáng, rồi sang phòng bên cạnh «nghỉ ngơi » với các « đối tác». Không một tiếng động nào lọt ra khỏi căn phòng có cánh cửa bọc vải dày. Những cô gái được chọn lựa không hề phàn nàn, mà hoàn toàn ngược lại.

Chưa bao giờ, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất, các cô có thể tưởng tượng ra có ngày lại được phục vụ cho thú vui nhục cảm của vị thượng đế được hàng trăm triệu người tôn sùng. Rất ít người từ chối đề nghị của chúa tể Trung Quốc. Có thể chỉ có vài cô y tá hay phụ nữ hơi cứng tuổi. Cô y tá nào từ chối thì đó là vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép lẫn lộn vai trò, còn phụ nữ lớn tuổi thì do mắc cỡ khi phải gia nhập hậu cung gồm toàn các thiếu nữ tuổi xuân hơ hớ. Còn tất cả những cô gái khác đều phát cuồng vì Mao, và sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi dù có quá quắt của ông ta.

Hầu hết là những cô gái rất nghèo khó. Chẳng hạn cô Lưu từng đi ăn xin trên đường phố cùng với mẹ, cô Chu là trẻ mồ côi. Thường thì cha mẹ các cô này, đã qua đời, được xem là «liệt sĩ cách mạng». Nhiều cô không được học hành gì cả, và trở thành diễn viên múa nhờ có Đảng. Các đoàn văn công đầy dẫy những thiếu nữ loại này, được tuyển mộ nhờ ngoại hình chuẩn, để giúp người của các cán bộ cao cấp trong Đảng giải trí.

Các cô được lên giường với Mao là «hàng tuyển trong số hàng tuyển», cho dù chỉ vài tiếng đồng hồ. Điều này chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta nhớ lại nạn thần thánh hóa Mao Trạch Đông. Sự xuất hiện của Mao trong những dịp lễ lạc trang trọng, oai vệ như một bức tượng đại đế tại quảng trường Thiên An Môn, là một kỷ niệm không thể quên đối với mỗi người tham dự. Chưa nói đến những người được đặc ân có một không hai là bắt tay với Mao, họ không rửa ráy trong nhiều tuần lễ để giữ trên người loại « nước thánh ». Có thể nói, Mao gần như một huyền thoại, và còn được yêu mến và kính trọng hơn cả các đại đế Trung Hoa.

Làm thế nào trong điều kiện đó, các cô gái trẻ dốt nát lại không cảm thấy hãnh diện khi được vinh dự ngủ vài tiếng đồng hồ bên cạnh vị thánh sống? Việc này cũng như một lễ hiến tế tối thượng, và các cô sẵn sàng làm tất cả để xứng đáng với niềm vinh hạnh lớn lao như thế. Tất cả những cô gái này đều chưa chồng, vừa mới tròn hai mươi, hai mươi hai tuổi, và một khi đã bị Mao chán chê thì cũng phải đợi đến khi chủ tịch cho phép mới được lập gia đình.

link: http://thuymyrfi.blogspot.fr/2012/09/mao-trach-ong-va-hang-ngan-thiep-2.html
 
Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Hội nghị trung ương 6 vừa khai mạc sáng nay, 01/10/2012, tại Hà Nội với một trong những nội dung chính là "quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước".

Nhưng điều đáng chú ý là hội nghị trung ương lần này được triệu tập khẩn cấp, hoàn toàn bất ngờ đối với cả các ủy viên trung ương, bởi vì theo nhiều nguồn tin trước đây, hội nghị Trung ương 6 sớm nhất là đến giữa tháng 10 mới nhóm họp. Hội nghị Trung ương 6 theo dự kiến sẽ kết thúc ngày 16/10.

Trong bài phát biểu khai mạc hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng đã nhấn mạnh là "ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này". Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều "rất quan trọng và phức tạp".

Trong bài phát biểu nói trên, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận là trong thời gian qua, "chúng ta chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng". Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải "tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô".

Về vấn đề nhân sự lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết là hội nghị lần này chưa bàn về quy hoạch nhân sự cụ thể, mà chỉ bàn về "nguyên tắc" quy hoạch cán bộ "cấp chiến lược", tức là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp thêm nhiều khó khăn, đặc biệt là sau khi cơ quan Moody's hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam, do những yếu kém của hệ thống ngân hàng có nguy cơ tác hại đến tăng trưởng kinh tế. Nhiều lãnh đạo ngân hàng, trong đó có cả cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân Giá, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, đã bị khởi tố do có liên hệ đến vụ bê bối tài chính của ngân hàng ACB.
 
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank) vừa cho biết là đã thông qua quyết định cấp 118 triệu đô la tín dụng cho chính quyền Việt Nam để mua một vệ tinh viễn thông do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin chế tạo. Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, 01/10/2012, Ngân hàng này cho biết đã tháo khoán khoản vay này, sau khi nhận được đèn xanh từ phía Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Theo Ex-Im Bank, đây là thương vụ cho vay trực tiếp đầu tiên của họ với Việt Nam trong lãnh vực vệ tinh. Tín dụng được cấp cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT, thay mặt chính quyền Việt Nam để mua vệ tinh VINASAT-2 và sử dụng vệ tinh này đáp ứng nhu cầu truyền hình và viễn thông. Riêng trong lãnh vực truyền hình, VINASAT-2 có thể phủ sóng xuống 4 nước trong vùng Đông Nam Á là Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan.

Điểm được ngân hàng chuyên tài trợ cho ngoại thương Mỹ này nhấn mạnh là chính tập đoàn hàng không không gian Hoa Kỳ Lockheed Martin Space Systems đã chế tạo vệ tinh này, qua đó đã hỗ trợ cho 525 công ăn việc làm tại Mỹ. Phó chủ tịch Lockheed Martin, bà Linda Reiners, xác nhận : « Bằng cách tài trợ cho VNPT, khoản tín dụng của Ex-Im Bank đã hỗ trợ cho ngành sản xuất vệ tinh cũng như việc làm tại Mỹ ».

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ còn cho biết thêm là họ chỉ thông qua khoản tín dụng này sau khi được Tổng thống Obama phê chuẩn. Theo luật lệ hiện hành tại Mỹ, chữ ký của tổng thống rất cần thiết đối với các khoản vay lớn từ 50 triệu đô la trở lên cấp cho các nước bị coi là « Mác-xít Lênin-nít ».

Trong thương vụ cho vay này, ngân hàng lớn của Pháp BNP Paribas được chọn làm định chế làm các thủ tục giấy tờ và phát hành tín dụng thư.

Vệ tinh Vinasat-2 đã được tên lửa châu Âu Ariane 5 phóng lên vũ trụ từ ngày 16/05/2012 vừa qua, và gần đây đã hoàn tất một loạt thử nghiệm trên quỹ đạo. Ngày 04/07, Lockheed Martin đã chính thức bàn giao vệ tinh cho phía Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Saigòn, ngày 06/07/2012, ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, Tập đoàn đang làm thủ tục để vay khoảng 125 triệu đô la từ Ex-Im Bank Mỹ. Ông giải thích, VNPT cần "vay để trả nợ cho các khoản đã vay để đầu tư cho Vinasat 2" và "VNPT vay tiền sau khi đã phóng vệ tinh bởi vay nguồn này để trả nợ các nguồn đã vay trước đây khi đầu tư cho Vinasat 2. Có tới 80% vốn đầu tư của Vinasat 2 là vốn đi vay".
 
Một người Việt ở Mỹ sưu tập 80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa cho thấy Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ) nói về bộ sưu tập của ông:

“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”

Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
​​
Ông Thắng Trần nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.

Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ông Thắng Trần đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.

Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, phát biểu:

“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”

Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web

http://www.ivce.org/map/map.html
 
giá vàng tương quan ngược khá mạnh so với VN-Index (-0.50134) và HNX-Index (-0.73002). Như vậy, nếu giá vàng tiếp tục tăng thì hai chỉ số thị trường của HOSE và HNX nhiều khả năng sẽ chưa thoát khỏi đà giảm mạnh.
 
heo dõi nhiều năm nay thấy chứng khoán TQ và VN có nhiều điểm trùng hợ kỳ lạ và độ chính xác hơn 70 % đến tận hôm nay
Tôi đánh giá nếu trùng hợp lần nữa thì tháng 10 này TTCK VN sẽ có sóng từ các cổ phiếu cở bản : GAS_ BMC- DPM - MBB - PGD - họ nhà cao su....
 
DN Nhật rời Trung Quốc: Việt Nam có được chọn? PDF Print E-mail
Tuesday, 02 October 2012 20:29

Tránh rủi ro liên quan tranh đến chấp chủ quyền, nhiều DN Nhật Bản tại Trung Quốc đang hướng cái nhìn sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam lại gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp quan trọng.

Những ngày qua, một số tập đoàn lớn của Nhật trong lĩnh vực xe hơi, điện tử như Toyota, Honda, Nissan, Panasonic... đã đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các nhà máy tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, do các cơ quan của Trung Quốc, đặc biệt là hải quan, dường như đang tìm cách gây khó dễ nên nhiều DN Nhật Bản cho rằng cần phải khẩn trương tìm kiếm cơ hội ở nơi khác, không nên bỏ tất cả "trứng vào một giỏ".

Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản, nhưng các DN Nhật Bản chắc chắn sẽ hướng mắt về các nước khác, nhất là khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia cho biết. Đây được coi là cơ hội tốt để các nước này thu hút đầu tư.

Khó "dụ" ngành công nghệ cao

Việt Nam là quốc gia được nhiều DN Nhật Bản quan tâm tới, tuy nhiên cũng giống như khi xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản hay lũ lụt tại Thái Lan trước đây, thì cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam được cho là không cao, nhất là đối với 2 ngành công nghiệp ôtô và điện tử.

Ông David Horlock, Giám đốc Chương trình đánh giá của Tâp đoàn Intertek (một tập đoàn chuyên về tư vấn đầu tư, đánh giá, thẩm định của Anh quốc), trả lời phỏng vấn báo VietNamNet mới đây, cho biết, không nói tới rủi ro từ tranh chấp lãnh thổ, tại Trung Quốc thời gian qua giá nhân công, chi phí thuê mặt bằng, lạm phát... tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của các nhà đầu tư, khách hàng giảm mạnh. Nếu trước đây, lợi nhuận của các DN đầu tư tại khu vực miền Nam Trung Quốc ở mức 25% thì nay giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này khiến cho nhà đầu tư tìm hướng chuyển nhà máy đến các khu vực mới có chi phí thấp hơn.

Làn sóng các nhà đầu tư chuyển hướng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang diễn ra. Việt Nam hiện có lợi thế lớn là chi phí nhân công khá thấp, chỉ bằng 1/2 tại khu vực phía Nam Trung Quốc, cùng với đó là bờ biển dài, rất dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận tải trong nội địa.

"Tuy nhiên, dễ nhận thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ nội thất sang... Việt Nam mà không thấy sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử, ôtô", ông David Horlock nói.

Ba "điểm nghẽn"

Theo các chuyên gia, lý do chính để Việt Nam đứng ngoài làn sóng chuyển hướng đầu tư trong lĩnh vực ôtô và điện tử là do hệ thống chính sách còn nhiều bất hợp lý, nguồn nhân lực thiếu và công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.

Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) nhận xét, các chính sách của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư chuyển vốn và công nghệ vào.

Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng nhắc rất nhiều về thủ tục pháp lý khá rườm rà, thiếu nhất quán trong chính sách và thực thi khiến DN quan ngại khi tiếp cận thị trường Việt Nam.

Bà Hikaru Oguchi, Công ty Luật Nishimura & Asahi (Nhật Bản) trong Hội thảo về xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam mới đây cho biết: "Hệ thống pháp lý của Việt Nam đang phải chạy theo sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nên bất ổn, thường xuyên sửa đổi, không nhất quán... Điều này gây khó khăn không chỉ cho nhà đầu tư, mà còn cho cả các đơn vị thực hiện tư vấn đầu tư".

Chẳng hạn, với ngành công nghiệp ôtô hiện nay tất cả các DN đều ngán ngẩm bởi chính sách thay đổi liên tục, có khi tới 3 -4 lần/năm. Chính sách thay đổi quá nhanh và theo hướng bất thình lình, không cần tham vấn khiến các DN không biết đường nào mà lần. Ngoài ra, Việt Nam còn sử dụng công cụ thuế, phí một cách chồng chéo nhằm hạn chế tiêu dùng ôtô dẫn đến sản lượng sụt giảm mạnh.

Hạ tầng kém phát triển cùng nguồn nhân lực thiếu và yếu cũng là vấn đề làm nhiều DN quan ngại. Ông Hideo Naito, Trưởng ban Tài chính phụ trách đầu tư về năng lượng, nguồn nước và cơ sở hạ tầng của tập đoàn JBIC (Nhật Bản), cho rằng những rào cản mà Việt Nam phải đối mặt chính là hạ tầng cơ sở còn đang trong giai đoạn phát triển; khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

So với Thái Lan, Indonessia, Malaysia... hạ tầng cơ sở của Việt Nam vừa nhỏ lại yếu kém nên khó có thể hấp thu hết dòng chảy dồn dập đầu tư. Nếu việc xây dựng hạ tầng cơ sở vẫn liên tục chậm trễ thì trong tương lai gần, có thể việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ gặp trở ngại trầm trọng. Chắc chắn, không phải ngẫu nhiên mà gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm khá mạnh. Tìm ra căn nguyên của việc này cũng là cách để Việt Nam thúc đẩy thu hút đầu tư từ không chỉ nhà đầu tư Nhật Bản - ông Hideo Naito nói.

Mới đây có một đoàn các DN nhỏ và vừa Nhật Bản sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ông Toshio Nakamura, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI), khi được hỏi đã cho biết, đây là lần thứ hai, ông cùng phái đoàn DN nhỏ và vừa Nhật Bản sang tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam. So với cách đây 4 năm, ông chưa thấy có nhiều thay đổi trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Việc nhân lực, việc tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng từ các trường học, trung tâm đào tạo tại Việt Nam, gần như không thể bởi khó. Tự đào tạo thì nhiều DN thiếu kinh phí, thiết bị... Ngay cả khi DN muốn đào tạo thì cũng ít thành công bởi người lao động Việt Nam hay vì lợi ích thiển cận mà cản trở việc nâng cao tay nghề. Chẳng hạn, các DN Nhật Bản phàn nàn rằng nhiều lao động sau khi được đào tạo, nắm bắt được một chút về kỹ thuật đã vội rời bỏ công ty để tìm kiếm việc làm mới với mức lương cao hơn.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến các hãng ôtô, điện tử không muốn "bỏ trứng" vào Việt Nam chính là ngành công nghiệp hỗ trợ quá yếu kém. Với hai ngành công nghiệp mũi nhọn là ôtô và điện tử thì để phát triển cần có lực lượng đông đảo các nhà cung cấp linh kiện. Công nghiệp hỗ trợ nhìn vào chỉ thấy toàn yếu và kém, nhưng để phát triển lại rất khó khăn.

Vì vậy khi lựa chọn địa điểm đầu tư, Việt Nam thường không được ưu tiên hàng đầu. Nhiều tập đoàn ôtô cho biết, các nước như Malaysia, Indonesia hay Philippines thường được chọn đầu tiên. Ở đó, công nghiệp hỗ trợ của họ phát triển hơn và việc tìm kiếm nhà cung cấp không khó khăn như tại Việt Nam.

Cũng tương tự như vậy là ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam hiện chỉ có lắp ráp giản đơn, linh kiện sản xuất được không có gì ngoài vỏ hộp carton, xốp chèn...



Đừng nhìn cơ hội vuột qua

Trở lại với câu chuyện về chính sách, các chuyên gia cho biết, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mới có (quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ), được ban hành ngày 24/2/2011.

Chính sách được xây dựng, nhưng nó vẫn chưa đủ mạnh mẽ để tạo bước đột phá. Nói về quyết định 12, ông Ngô Văn Trụ đánh giá, ban đầu, Bộ Công Thương định xây dựng một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ và đưa vào đó những ưu đãi rất cụ thể bằng con số với mục đích thu hút các DN đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ, thì nhiều bộ, ngành phản đối cho như vậy là quá cụ thể, không đúng pháp luật. Sau khi gạt bỏ những cái cụ thể thành ra một thứ chung chung, ưu đãi không đủ hấp dẫn.

Bà Trương Chí Bình, Giám đốc Trung tâm phát triển DN công nghiệp hỗ trợ, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) bình luận về quyết định 12: "Chúng tôi rất sợ trình những chính sách như thế, phải tới 10 lần trình và mỗi lần lại bớt một chút, Chính phủ mới ban hành".

Tuy nhiên, kể từ khi quyết định 12 ra đời (ngày 24/2/2011), đến nay chưa có DN nào và dự án nào xin được ưu đãi. Duy nhất có một dự án đang xin nhưng thấy thủ tục quá phức tạp nên lại tiếp tục đầu tư mà không chờ đợi được, bà Bình cho biết.

Có thể nói, Việt Nam đã bị các nước trong khu vực bỏ xa rất nhiều và đang bỏ lỡ thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp quan trọng.

Ông Phạm Nam Kim, chuyên gia tư vấn tài chính, cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ, Việt Nam được coi là quốc gia lý tưởng trong mắt các nhà đầu tư toàn thế giới, chứ không riêng gì với Nhật Bản. Theo thống kê, hiện thế giới có khoảng 130.000 đến 150.000 tỷ USD vốn, trong đó cỡ một nửa đang lưỡng lự không biết đầu tư vào đâu. Đó là khoản vốn nhàn rỗi trong hiện tại, tuy nhiên con số này không đứng yên mà luôn biến động, nếu không nắm bắt được sẽ đổ vào những chỗ khác vì nhà đầu tư không thể chờ lâu.

Với Việt Nam, nhà đầu tư đang ái ngại về sự bất ổn định của kinh tế hiện nay, cộng với hạ tầng yếu kém và chính sách bất cập. Vì thế, dù được cho là lý tưởng và tiềm năng nhưng vẫn bất lợi trong cạnh tranh với các nước khác trong thu hút đầu tư... Việt Nam vẫn chưa biến những cảm nhận lý tưởng thành những cơ hội thực tế cho mình.

Theo các chuyên gia, nếu bỏ lỡ cơ hội trong hiện tại, thì vẫn còn những cơ hội khác đến trong tương lai, nhưng những "điểm nghẽn" nêu trên không giải quyết được thì cơ hội mãi mãi vẫn chỉ là cơ hội và chúng ta chỉ biết đứng nhìn các quốc gia khác đón nhận.
 
Ngân hàng đầu tư đầu tiên của Miến Điện ra mắt





Ông Alisher Ali có thể được xem là nhân vật tiên phong trong ngành tài chính tư nhân non trẻ của Miến Điện khi ông dám bỏ tiền túi 1 triệu đô la để thành lập ngân hàng đầu tư đầu tiên của quốc gia này, chỉ với 5 nhân viên. Trong lúc nhiều người bàn tán về khả năng lớn lao của thị trường Miến Điện thời mở cửa thì vẫn chưa có nhà đầu tư ngoại quốc nào mạo hiểm vào đây và ông Ali còn phải cắt nghĩa cho nhiều người dân, kể cả nhân viên của ông, thế nào là “một ngân hàng đầu tư”

Nhiều thập niên bị chế độ độc tài quân phiệt khống chế đã làm nền giáo dục của Miến Điện suy đồi và cả quốc gia bị cô lập. Hệ thống pháp lý cho nhà đầu tư còn mơ hồ và nhiều người còn nghi ngại không hiểu thay đổi dân chủ có kéo dài.
Ngân hàng dầu tư của ông Ali có tên là Mandalay Capital, được xem như “nhịp cầu giữa giới đầu tư ngoại quốc và các công ty bản địa của Miến Điện”. Ông Ali là người đã lập ra ngân hàng Eurasia Capital ở Mông Cổ năm 2008.
Ông sinh quán ở Uzbekistan, tốt nghiệp hai đại học Columbia và Oxford, đã quyên góp được 25 triệu đô la cho một quỹ đầu tư đầu tiên của Miến Điện trong tháng 9.
Trong lúc nhiều nhà đầu tư phương Tây còn ngần ngại vì Quốc Hội Miến Điện chưa thông qua luật đầu tư rõ ràng, ông Ali cùng với một số khách hàng đầu tiên từ Mông Cổ, Kazakhstan, Nga và Uzbekistan được xem là những người tiên phong đầu tiên khá can đảm ở quốc gia này.
 
Tài sản của các 'đại gia' ở Việt Nam 'bốc hơi' hàng triệu đô la
Tuesday, October 02, 2012 8:04:38 PM




VIỆT NAM (NV) - Những người được tặng cho biệt hiệu “Giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam” đang sốt vó: giá trị tài sản bằng cổ phiếu mà họ sở hữu “bốc hơi” mạnh.

Ngân hàng Á Châu ở Việt Nam bị Moody hạ điểm tín dụng. (Hình: VNEpress)

Theo báo mạng TTVN, trị giá cổ phiếu của công ty Hoàng Anh-Gia Lai giảm đến 23.6% trong tháng 9, 2012. Trị giá cổ phiếu của ông Ðoàn Nguyên Ðức, biệt danh “bầu Ðức” giảm đến 1,635 tỉ đồng, tương đương 81.7 triệu đôla.

Còn trị giá chứng khoán của ông Ðặng Thành Tâm mất 14.5 triệu đô, từ 1,177 tỉ xuống còn 887 tỉ đồng. Trị giá cổ phiếu bị “bốc hơi” của ông Ðặng Thành Tâm khiến công ty phát triển đô thị Kinh Bắc của ông này bị lỗ khoảng 102 tỉ đồng, tương đương 5.1 triệu đô la.

Một số ông bà khác như Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Group; Trần Ðình Long của công ty Hòa Phát; Dương Ngọc Minh của công ty thủy sản Hùng Vương... cũng đang sốt vó vì tài sản “bốc hơi” từ 142 tỉ, tương đương 7.1 triệu đô đến 246 tỉ đồng, tương đương 12.3 triệu đô la.

Sự sa sút của các đại gia nói trên đã làm thay đổi danh sách “những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam” tính đến cuối tháng 9 qua. Một số người biến mất như ông bầu Kiên, và lại có thêm một số người nữa mà e chừng sự xuất hiện của họ sẽ không bền.

Trước đó, theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, tổ chức quốc tế Moody's thông báo đã hạ bậc tín nhiệm của tám ngân hàng thương mại của Việt Nam. Số ngân hàng này bao gồm: Á Châu (ACB); Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Quân đội (MB); Sài Gòn-Hà Nội (SHB); Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Công Thương Việt Nam (Vietinbank); Quốc Tế Việt Nam (VIB)
 
Những người Sài Gòn 'quỡn'
Wednesday, October 03, 2012 7:13:25 PM


Phùng Thức/Người Việt
Với một đô thị có gần cả chục triệu người như Sài Gòn thì khó mà nói cho hết chuyện người Sài Gòn quỡn. Tất nhiên người quỡn ở đây là quỡn toàn phần và đương nhiên không kể người hưu trí, dưỡng già và trẻ em.
Chơi chim cảnh là một trong nhiều thú vui của người quỡn ở Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Vì sao trong một đô thị được coi là phải cắm đầu cắm cổ chạy việc kiếm miếng ăn để sống, kiếm tiền vàng để làm giàu mà lại có người quỡn rỗi toàn phần; và số người quanh năm tự cho mình cái quyền nghỉ phép mút chỉ này lại càng ngày càng tăng theo đà suy thoái đạo đức, kinh tế dưới chế độ hiện hành.
Chúng tôi có dịp đi ăn đám giỗ và ngồi gần một người quỡn. Anh chàng này tuổi khoảng bốn mươi, nhà ở quận 11, trông bề ngoài anh giống như một giáo sư với kính cận, áo sơ-mi cài măng sét.
Khi chúng tôi mời anh nâng ly thì anh nói, “Tôi còn sô đám cưới buổi chiều, xin thông cảm, uống với bàn này vài tua thôi.”
Sau khi ngà ngà, anh kể. Gia đình anh gốc Bắc di cư, trọng lễ nghĩa họ hàng lắm. Anh cả thì ở ngước ngoài. Ông anh ở Mỹ trả lương để anh sống, trả tiền bao thư đi đám mấy chục năm nay.
Anh tâm sự, “Có sô là đi chẳng cần biết họ xa họ gần. Bây giờ đâm nghiện rượu nghiện đám tiệc. Người Bắc tôi có đám có tiệc mà họ hàng không mời thì xấu hổ lắm.”
Một trường hợp được Việt kiều trả lương để quỡn khác là ông N. tuổi ngoài năm mươi. Ông này sống như người trên mây, tuy mấy chục năm không làm gì nhưng ông có cái may mắn là có người chị ở Pháp thương yêu và đều đều chu cấp “lương hưu.”
Có người đoán rằng số kiều hối mà ông nhận được cũng chỉ bằng số lương hưu của một giáo viên (khoảng 150 USD) nên buổi sáng ông xuống quán cà phê bình dân ngồi làm ly cà phê đen, uống hết bình trà này tới bình trà khác, khi mặt trời đứng bóng thì về nhà, buổi chiều ông ngồi trước cửa nhà nhâm nhi đúng 2 lon bia 333. Chuyện đời sống của vợ con thì vợ con tự lo; phần ông cứ quỡn mà ngắm “thế sự thăng trầm quân mạc vấn.”
Cũng đồng cảnh sống quỡn nhưng sang trọng đó là giới văn nghệ sĩ ngoài luồng.

Giới này già có, trẻ có; người thì chuyên nghiệp bất hợp tác để thành chính hiệu phản kháng danh giá, kẻ thì chỉ bất hợp tác tài tử ăn theo, nhưng họ có một điểm chung là quỡn.
Bất kể giờ nào trong ngày, cứ alô là cà phê hoặc nhậu vô tư. Giới này thích hòa lẫn trong các quán cà phê vỉa hè ở quận 1, quận 3, quán nhậu bình dân ở bờ kè Nhiêu Lộc, thịt chó Cống Quỳnh... nhưng cái sự quỡn của họ lại có khí phách và khẩu khí trong chuyện vận nước đen tối và văn hóa đảo điên.
Hỏi thăm người trẻ tuổi thuộc thế hệ 8, 9X thì được nghe rằng, “Mấy chú này ngồi quán dài và dai lắm, nhưng chúng cháu thích ngồi nghe lén họ nói. Cái gì mà nhà trường cấm hoặc không dạy, có dịp ngồi bàn kế họ là được nghe, được học.”
Kể ra trong thời đại mà Sài Gòn đầy các tờ báo lá cải giật gân chuyện “giết-cướp-hiếp,” kẻ tham nhũng bắt kẻ thao túng, đảng của đảng thì đánh đấm với đảng của chính phủ... thì chuyện quỡn của những giới văn nghệ sĩ bất hợp tác cũng cho thấy là Sài Gòn còn đó những trí thức biết tự trọng và liêm sỉ; và chuyện họ quỡn chính là ý thức họ chọn để biểu thị thái độ phản kháng độc tài.
Ở Sài Gòn sống quỡn mà sung túc có lẽ là giới cho thuê mặt tiền nhà kinh doanh và nhà trọ cho dân nhập cư. Trong giới cho thuê nhà để sống quỡn chớ không nhằm kinh doanh địa ốc thì chỉ cần có một căn nhà mặt tiền đường thuộc khu quận 1, quận 3, hàng tháng có thể bỏ túi năm bảy ngàn đô la để tha hồ quỡn mà chơi bời.
Một giáo sư dạy toán phất lên nhờ nghề dạy luyện thi đại học, sau đó ông này sợ dạy nhiều đen phổi nên chuyển qua mua nhà mặt tiền để cho thuê. Ông giáo sư này sáng thì đi đánh quần vợt, tối thì đi nhậu đặc sản với thân hữu, còn vợ ông thì sáng đi tập Yoga, tối quán nghe nhạc, một tuần đi bar vài lần, cả hai vợ chồng năm nào cũng đi du lịch nước ngoài.
Trong giới cho thuê phòng trọ thì phần nhiều là dân cán bộ về hưu. Tiền đút lót, tiền tham nhũng tích góp suốt thời gian làm quan Việt Cộng giờ chuyển sang đầu tư bóc lột giới lao động nhập cư.
Một cán bộ có cỡ thuộc ngành bưu điện, đến lúc về hưu thì hai đứa con đi du học nước ngoài cả chục năm trước cũng đã có quốc tịch Ðức. Thế là hàng tháng ông chỉ ngồi rung đùi thu tiền thuê nhà, thuê phòng. Mấy khu công nghiệp gần gần Sài Gòn ông đều có nhà trọ cho thuê, bên cạnh đó ông còn có tay em cho vay tiền góp.
Ông thường khoe, “Mấy đứa con tui ở nước ngoài chỉ có cái vỏ bên ngoài, sao giàu bằng tui được.” Một ông quan Việt Cộng trung cao cấp như ông lại có thú cuối đời là sưu tập rượu ngoại và du hí những quán nhậu gái tơ, riêng vợ ông thì có thú “sưu tập” thầy bói, thầy chùa.
 
Lại có thêm khá nhiều "cá nhỏ" ham mồi của nhà cái lao vào với ý nghĩ đơn giảm được hưởng cổ tức, cổ phiếu thưởng của nhà cái sẽ ban phát, để rồi ôm CP tiếp tục lao xuống dốc. Trên thưc tế cũng như những bậc thấy vĩ đại của thế giới đã chỉ rõ : phần lớn họ đều là những kẻ thất bại trên TTCK.

Năm nào cũng vậy khi sức trống đỡ TT của nhà cái ( các chủ DNNY) đã quá yếu vì lượng tiền của họ đã dần cạn kiệt, họ chấp nhận vay tiền mọi ngả với mục đích kich thích lòng tham của công chúng bằng việc "thưởng" để số này lao vào mua đỡ giá CP thay cho họ, số người đã nếm mùi cổ tức thì gọi đây là hiện tượng tiếp tuc đổ vỏ cho công chúng, và dấu hiệu TTCKVN tiếp tục đi xuống là tất yếu theo những gì hàng năm luôn diễn ra và lặp lại.


Cổ tức khủng

05/10/2012 07:40
Dù hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ rất khủng.
 
Cơ hội để Đảng vượt qua chính mình
Xem tin gốc
Dân Việt - 19 giờ trước 19456 lượt xem 1 tin đăng lại
(Dân Việt) - Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an, khẳng định: Nếu Đảng không vượt qua được chính mình thì việc đánh mất vai trò cầm quyền là tất yếu!
Facebook Twitter 5 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Ông đánh giá thế nào về cách triển khai của đợt sinh hoạt chính trị lần này? Theo đánh giá của ông, thành quả gặt hái được sau đợt sinh hoạt lớn này là gì?

- Theo tôi, lần nay Đảng ta triển khai kiểm điểm có dấu ấn khác với các lần trước, có nhiều nét mới. Trước hết là Tổng Bí thư đã nói thật, chỉ thẳng những tồn tại, hạn chế bấy lâu trong Đảng. Những cụm từ “nóng” lần đầu được nhắc đến như “nhóm lợi ích”… Chính “nhóm lợi ích” đã chi phối việc hoạch định, thực thi chính sách quốc gia, làm biến dạng những chủ trương, ý tưởng của Đảng. Chính những nhóm lợi ích cả chục năm qua đã lũng đoạn nền kinh tế.


Nguy cơ nhóm lợi ích lũng đoạn nền kinh tế đang hiển hiện. Ảnh: “Bầu” Kiên trước khi bị bắt giam do liên quan đến những sai phạm tại Ngân hàng ACB.
Thứ hai, làm từ trên xuống, từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, là điều trước nay chưa có. Cách làm cũng công khai, bài bản, mạch lạc. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm là sau đợt sinh hoạt này, mọi thứ tiếp theo sẽ ra sao? Nếu khẳng định ngay là mọi thứ sẽ tốt đẹp thì còn quá sớm và quá lạc quan. Nhưng nếu nói không đi đến đâu thì cũng là bi quan.

Rõ ràng, so với cái phần đông nhân dân mong muốn thì chắc khó đáp ứng được, nhưng tôi tin ít nhất nó cũng sẽ tạo được những biến chuyển, bước tiến nhất định. Đây chính là cơ hội để Đảng vượt qua chính mình, thể hiện bản lĩnh của một đảng cầm quyền. Còn nếu không, việc đánh mất vai trò của Đảng cầm quyền sẽ là tất yếu. Đảng phải sửa mình để lấy lại niềm tin của dân vì đó là điều Đảng đang nợ dân.

Nhưng theo ông, làm thế nào để những đợt sinh hoạt chính trị như thế này không chỉ rộ lên thành phong trào một thời điểm nhất định rồi sau đó lại lắng xuống?

- Cùng với việc kiểm điểm, tự sửa mình, Đảng phải làm đồng bộ hàng loạt các giải pháp khác. Trước tiên phải sửa Hiến pháp. Điều 112 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cả Chính phủ. Cái này hết sức chung chung, phải bỏ đi. Hiến pháp các nước không quy định chung chung như vậy mà phân quyền và trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu nội các.

Thứ hai là phải tổ chức lại hệ thống, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chúng ta có cả bộ máy khổng lồ để thanh, kiểm tra, giám sát nhưng cuối cùng vẫn để sót lọt nhiều đảng viên với sai phạm tày đình. Phải củng cố, tổ chức lại Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Tiếp nữa là phải nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan dân cử như Quốc hội, HĐND. Khi nào các cơ quan này đủ quyền và làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trước dân, trước Đảng thì mới chống được sự tha hóa.

Cũng phải minh bạch, công khai hóa hoạt động của Chính phủ.

Cuối cùng là phải nâng cao chất lượng cán bộ bằng việc tuyển dụng công khai.

Nếu không làm đồng bộ với nhóm giải pháp này thì đợt sinh hoạt chính trị lần này sẽ khó tạo ra được những biến chuyển tích cực trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước. Và vì thế, nó cũng sẽ chỉ rộ lên như một phong trào mang tính thời điểm rồi lại chìm lấp vào lãng quên như nhiều đợt sinh hoạt trước đây!

Ông khẳng định việc giám sát quyền lực của Đảng rất quan trọng. Nhưng làm sao để việc giám sát này hiệu quả, thưa ông?

- Nghị quyết Đại hội X của Đảng nói rõ, phải xây dựng cơ chế để nhân dân, cán bộ đảng viên giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ đảng viên. Cái nợ của Đảng là đã có Nghị quyết nhưng chưa thực hiện được. Thứ hai là phải nâng cao chất lượng phản biện xã hội. Trước khi Đảng, Chính phủ đưa ra những chủ trương, quyết sách lớn thì nên trưng cầu dân ý, tham khảo nguyện vọng ý chí của nhân dân.

- Xin cám ơn Thiếu tướng!
 
Back
Top