Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Alan Phan - Viết từ một đám tang


Vừa qua tôi được chứng kiến một chuyện đau lòng: một đám tang của một người trẻ ở Thanh Hóa. Người chết là một người đàn ông còn trẻ, Anh 39 tuổi – (tôi xin dùng chữ hoa để gọi Anh. Vừa thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa của tôi với hoàn cảnh của Anh; vừa “tiễn đưa Anh về với đất qua những dòng này, dù không khóc nỉ non nhưng tôi cũng đang đứt từng khúc ruột” – như cách nói của Nam Cao trong “Điếu Văn”). Anh có mẹ già, vợ và 2 con còn nhỏ dại.

Quê anh là một vùng quê thuần nông như bao làng quê khác ở xứ Thanh. Mang tên Phú Điền nhưng nó chẳng có gì là “phú” cả. Vẫn nghèo hèn, lạc hậu, âm u…; vẫn những tiếng kêu của ếch nhái, của chão chuộc khi đêm về làm buổi đêm thêm u tịch, thê lương. Người dân trong làng bây giờ vẫn như các làng quê khác là chỉ toàn người già, con trẻ; con gái đẹp bỏ làng mà đi hết…

Quê Anh nghèo nên như bao thanh niên khác, Anh phải bỏ lại mẹ già con dại ở lại cho người vợ trẻ chăm sóc, khăn gói quả mướp từ Thanh Hóa vào tận Bình Dương kiếm sống. Công việc của Anh là dùng hóa chất để sơn đồ gỗ, đơn giản nhưng độc hại. Thương mẹ già con dại, Anh làm việc ngày đêm. Nào tăng ca, nào làm thêm giờ… bất chấp công việc rất độc hại. Làm việc vất vả như thế nhưng cũng như bao người lao động tha phương cầu thực khác, điều kiện ăn ở của Anh thật tồi tệ. Căn phòng trọ ổ chuột tồi tàn, nóng nực; những bữa ăn thiếu chất…là những điều Anh phải đối diện hàng ngày. Mà thực ra, Anh đã phải đối diện những điều tồi tệ này gần chục năm rồi. Anh dự kiến là tháng Tư này là về quê sinh sống. Tháng Tư không thành, lại tính sang tháng Bảy này. Ai ngờ…

Trưa một ngày đầu tháng Bảy vừa qua, sau khi tắm rửa, Anh lên giường đi ngủ. Đến chiều tối khi mọi người cùng xóm trọ đi làm về thì đã thấy Anh mất rồi. Anh ra đi không lời trăn trối, không người thân bên cạnh. Đau xót là Anh ra đi vì bị đột quỵ do làm việc quá sức, điều kiện ăn ở khó khăn. Đau xót hơn nữa là những nguyên nhân này đa số là do chủ quan - chính chúng ta tự gây ra.

Nếu kinh tế không quá khó khăn, nếu vùng quê Anh có nhiều nhà máy xí nghiệp, nếu ở quê Anh cũng có thể dễ dàng kiếm được việc làm để nuôi mẹ già con dại v.v… thì Anh đã không phải đi tha phương cầu thực, để rồi phải đón nhận một kết cục đau lòng như thế. Dĩ nhiên để có nhà máy xí nghiệp, có điều kiện phát triển bản thân… là rất khó nhưng không đến mức là không thể. Phụ thuộc phần lớn vào chúng ta. Nếu cơ chế mở, thành phần kinh tế tư nhân cũng bình đẳng như thành phần kinh tế nhà nước, nếu chúng ta không ấu trĩ khư khư đi những lối mòn mà nhân loại đã đi hàng trăm năm trước (ý của TS Alan Phan)… thì tình hình đất nước chắc sẽ khác. Lúc đó mỗi người dân sẽ được là chính mình, sẽ có một môi trường tự do để cho mỗi công dân có thể phát huy hết khả năng của mình, phát triển đến giới hạn có thể của mỗi người tùy theo khả năng như thế nào mà thôi (ý của tiểu thuyết siêu kinh điển Suối Nguồn). Báo chí Mỹ khi so sánh sự khác biệt giữa TQ và Mỹ có một điểm đáng chú ý thế này: người Mỹ được tự do phát huy hết khả năng của mình còn người TQ phải phụ thuộc vào lề thói, truyền thống… Kết quả là người Mỹ có được những kì tài hoặc quái tài làm thay đổi TG như Bill Gates, Steve Jobs… còn người TQ thì không tìm thấy có ai như vậy. Và người ta kết luận rằng, nếu nước Mỹ vẫn giữ được sự tự do thực sự: tự do ngôn luận và đa nguyên chinh trị; sự sáng tạo luôn được coi trọng tuyệt đối thì nước Mỹ sẽ luôn dẫn đầu và hiển nhiên là TQ không thể đuổi được. Sự so sánh này cũng tựa như là so Việt Nam chúng ta với Mỹ vậy. Nói đâu xa, nếu GS Ngô Bảo Châu mà không làm việc ở nước ngoài thì anh sẽ không bao giờ giải được Bổ đề Langlands như chúng ta biết. Còn mới đây chỉ riêng chuyện bình thường là chữa bệnh nhưng nhiều người có tiền lại sang Singapore, Thái… làm chúng ta thất thoát hàng năm khoảng 1 tỷ USD. Khi được hỏi rằng tại sao lại không chữa ở nhà thì có người trả lời: sang nước ngoài thì trình độ của họ vẫn vậy, có khi không cao hơn mình bao nhiêu nhưng chúng tôi vẫn sang vì ở đó chúng tôi mới được coi là… người, còn ở VN thì… (Vienamnet)! Xin miễn phải bình luận!

Ước gì Việt Nam chúng ta có một môi trường tự do thực sự, để lúc đó mỗi công dân chúng ta được “là người đích thực”, để khi nói về con người “ta phải trân trọng, chứ sao lại thương hại” (Goorki), phải dùng chữ hoa “NGƯỜI” khi nói về con người. Mà những điều này sao lại quá xa xôi đến mức chúng ta phải ước nhỉ? Nhân loại tiến bộ đã đấu tranh không ngừng nghỉ trong suốt triều dài lịch sử và nhiều nơi đã dành được sự tự do thực sự cho dân tộc mình. Với riêng VN chúng ta, qua quá trình phát triển, bằng sự hội nhập quốc tế, chúng ta đã hiểu kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng, đó chính là một xã hội tự do thực sự: đa nguyên chính trị, tự do ngôn luận. Thế nhưng sao bây giờ chúng ta vẫn chưa có điều đó? Để mỗi người dân chúng ta vẫn “chưa là con người đích thực”, kéo theo đất nước vẫn còn nghèo nàn lạc hậu. Để thay đổi thì cũng không phải là quá khó khăn nhưng chúng ta vẫn không thay đổi? Tại sao khi nhận thấy những điều này mà chúng ta vẫn chấp nhận? “Ơn trên cũng bắt đầu sốt ruột với sự thụ động, ì trệ của chúng ta” (TS Alan Phan). Để rồi đất nước khó khăn vẫn cứ mãi khó khăn. Và tình hình khó khăn này không biết bao giờ mới chấm dứt?

Rồi sẽ còn bao người phải đi tha phương cầu thực nơi đất khách? Với nhiều người trong số những người này có thể họ không bị chết sớm như Anh nhưng nếu họ sống thì họ cũng chỉ sống với nghĩa là tồn tại. Nếu VN không có quá nhiều quyết sách sai lầm thì bây giờ chúng ta sẽ phát triển đến mức mà chúng ta có thể là (nói theo ý Suối Nguồn), chứ không đến mức khó khăn như bây giờ. Hãy coi như chúng ta đã sai lầm và bây giờ phải sửa sai. Tuy nhiên những suy nghĩ ấu trĩ đã ngăn cản sự thay đổi để sửa sai. Những lợi ích nhóm đã cản trở sự thay đổi. Bất công là bọn nó thì giầu có, thuận lợi nhưng đại đa số người dân thì rất khổ cực. Có bao nhiêu số phận giống Anh nhưng bọn chúng không mảy may thương xót, bởi nếu chúng nghĩ được chúng sẽ thay đổi. Thật đau xót vì sự vô cảm của chúng.

Bây giờ để đất nước phát triển phải cần nhiều thời gian, chúng ta biết điều đó. Tuy nhiên điều chúng ta mong muốn và có thể sớm biến thành hiện thực là VN là một xã hội dân chủ thực sự, để mỗi công dân được coi là một con người đích thực. Lúc đó dù cuộc sống khó khăn nhưng chúng ta cũng sẽ vẫn vui vẻ. Chúng ta không chấp nhận định hướng “cải cách kinh tế rồi mới dẫn đến cải cách chinh trị” bới “cải cách kinh tế rồi mới dẫn đến cải cách chính trị là một định hướng sai lầm” (bài viết trên BBC mới đây). “Ai không luyến tiếc khi CNXH tan rã là người không có trái tim nhưng nếu ta vẫn muốn tồn tại CNXH là người không có khối óc” (V. Putin). Và hơn nữa “tự do dân chủ đã trở thành quyền phát triển, quyền sống chứ không đơn thuần là quyền chính trị nữa” (Đối thoại với tương lai – Nguyễn Trần Bạt). “Chế độ dân chủ thực sự” bây giờ là quyền sống, không đơn thuần là quyền chính trị – chúng ta cần điều đó ngay lập tức, không một thế lực nào có thể khất lần được. Nếu thế lực nào đó khất lần thì đó thì đó chính là kẻ thù của sự phát triển, kẻ thù của mỗi người dân chúng ta. Thế lực đó cần phải được tiêu diệt ngay lập tức!

Anh à, từ đám tang của Anh nói về vấn đề bức xúc nhất của xã hội VN hiện nay, Anh cho phép nhé. Với mong muốn góp một viên gạch nhỏ trên con đường phát triển VN, để VN sớm thành nước dân chủ thực sự: đa nguyên chính trị, tự do ngôn luận. Khi đó VN chắc chắn sẽ phát triển hơn, sẽ có ít người phải vất vả như Anh. Nếu còn khó khăn thì chí ít lúc đó mỗi chúng ta cũng sẽ được coi là người đích thực, khi đó sống mới là sống – cuộc sống đích thực. Chặng đường còn dài nhưng đó là con đường tất yếu của Việt Nam! Việt Nam nhất định có ngày đó và ngày đó sẽ không còn xa phải không Anh?

Cầu mong tâm hồn Anh siêu thoát. Vĩnh biệt Anh!

(Thanh Hóa – Hà Nội những ngày đầu tháng 7-2012)
 
những con sóng ngành rất mạnh mẽ điển hình là khoáng sản, cao su, chứng khoán, dầu khí trong đó có 2 ngành là khoáng sản và cao su được lên ngôi. Sau trận sóng đó nhóm ngành khoáng sản bị giảm sâu sau báo cáo quý 1 cho tới báo cáo quý 2 sóng khoáng sản lại được bull lên mạnh mẽ. KTB, KSS, CMI, KSA, LCM....Đáng chú ý hơn là ngành cao su khi sàn có tín hiệu giảm điểm sóng cao su chỉ giảm 1 chút ít và nhanh chóng phục hồi, ghi nhận CSM, TNC, SRC, PHR, DRC...cho thấy ngành cao su đang là ngành kinh doanh ổn định và lợi nhuận khá.

Cut và Pass không quan trọng , quan trọng hơn là cái đầu có cái gì đọng lại , cái đó quan trọng ....
 
Cut và Pass làm cay mắt con người.....

Chứng khoán không có xu hướng rõ rệt trong hôm nay
Vào sáng nay thị trường chứng khoán có lúc lên điểm, sau đó lại mất điểm. Số điểm tăng và giảm của chứng khoán sáng nay không nhiều cho thấy các nhà đầu tư chưa quyết định được nên tiếp tục giữ vốn hay tạm thời rút vốn và đầu tư vào lãnh vực khác trong hôm nay. Vào những ngày gần đây tin tức về kinh tế Mỹ tương đối lạc quan, tuy nhiên kinh tế Trung Quốc và châu Âu không khả quan lắm làm các nhà đầu tư phân vân chưa quyết định được sẽ phải làm gì.

Hôm nay BMC hoàn thành dây chuyền thứ tư xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Nó chơi trò M&A ..Xin Mừng cho những tháng cuối năm .
 
chuyện 3,4 ngân hàng cùng cho 1 doanh nghiệp vay tiền với cùng 1 TS thế chấp. Thử hỏi Công ty thẩm định giá của BIDV, ACB ... kém như vậy sao ?

Từ cách làm ăn vô tổ chức, thiếu tinh thần trách nhiệm và vụ lợi cá nhân mà gây ảnh hưởng cho cả hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế.

Và đây là nguyên nhân giám tiếp khiến TTCK Việt Nam không thể tăng điểm như những TTCK khác.

Câu hỏi đặt ra " Tại sao chúng ta lại phải bỏ tiền để cứu những người làm ăn cẩu thả gây ảnh hưởng tới chúng ta? "

Mời anh em nhà đầu tư vào bình luận!
http://ndhmoney.vn/web/guest/s26/-/j...huyen-co-phieu
 
http://cafef.vn/2012081007220917CA51...00-donglit.chn

Chiều 10/8, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đồng loạt gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho phép tăng giá xăng, mức tăng phổ biến lên tới 1.400 đồng/lít và giá 3 mặt hàng dầu dự kiến tăng 600-800 đồng/lít, tùy loại.
Đúng như dự kiến của giới nghiên cứu về chính sách xăng dầu, sau 10 ngày kể từ ngày 1/8, đà tăng giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ tiếp diễn theo đà tăng của thế giới.

Chiều 10/8, một nguồn tin cho biết, SaigonPetro đã chính thức gửi văn bản đăng ký các mức giá mới.

Theo đó, giá xăng A92 của công ty này được dự kiến tăng 1.400 đồng/lít. Giá dầu diezen 0,5S dự kiến tăng 500 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 800 đồng/lít và dầu madut tăng 600 đồng/kg.

Nếu như trong vòng 3 ngày tới, Bộ Tài chính chấp thuận hoặc không hồi âm bằng văn bản thì việc tăng giá như trên sẽ trở thành hiện thực.

Khi đó, giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng từ 21.900 đồng/lít hiện nay lên 23.300 đồng/lít, tương ứng mức tăng 6,3%.

Dầu diezen sẽ tăng từ mức 20.800 đồng/lít hiện nay lên 21.500 đồng/lít, tỷ lệ tăng là 3,3%. Dầu hoả có thể tăng từ 20.650/lít hiện hành lên 21.450 đồng/lít, tương ứng tăng 3,8% và dầu madut sẽ có giá tăng từ 18.150 đồng/kg lên 19.550 đồng/kg với tỷ lệ 3,3%.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện Công ty Xăng dầu Đồng Tháp cũng cho biết, sáng nay, công ty cũng đã gửi bản đăng ký giá mới tới Bộ Tài chính. Trong đó, mức tăng giá xăng cũng đề nghị là 1.400 đồng/lít. Tuy nhiên, các mặt hàng dầu có tăng cao hơn một chút với mức dự kiến điều chỉnh thêm 800 đồng/lít,kg.

Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng Giám đốc Petrolimex, cũng nói rằng, tập đoàn đã tính toán các phương án mới về điều chỉnh giá xăng dầu nhưng hiện nay, các phương án cụ thể chưa thể tiết lộ. Nguồn tin cũng cho hay, thứ 6 là ngày cuối cùng làm việc trong tuần nên hiện nay, hầu như doanh nghiệp xăng dầu đầu mối nào cũng đều đã tính toán xong và đã gửi văn bản đăng ký giá tới Bộ Tài chính.

Mức căn cứ giá đều dựa trên mức bình quân 30 ngày theo sự nhắc nhở sáng nay của Bộ Tài chính nêu các mức đăng ký tăng cũng na ná nhau.

Trong đó, mặt hàng xăng có nhiều mức đề nghị tăng nhất, có DN dự kiến chỉ tăng 1.300 đồng/lít nhưng cũng có nơi muốn tăng tới 1.450 đồng/lít.

Đại diện Petimex cho hay, có 2 lý do gây sức ép cho việc phải tăng giá lần này. Thứ nhất là do giá thé giới tăng đột biến quá mạnh và thứ hai là do nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất bị "đứt" đột ngột. Vì thế, hiện giá bán lẻ đang lỗ rất nhiều so với giá vốn của DN.

Tại đơn vị này, trung bình tháng, sản lượng xăng dầu Dung Quất chiếm tới 30-40% nguồn hàng của Petimex. Do đó, khi Dung Quất không giao đủ hàng, đơn vị buộc phải thay thế bằng nguồn nhập khẩu. Hiện, đơn vị đã đàm phán xong đơn hàng nhập khẩu bổ sung nhưng vì rơi đúng vào kỳ tăng giá mạnh trên thị trường thế giới nên mức giá nhập cũng cao, ảnh hưởng tới giá thành của DN.

Liên quan đến giá thế giới, nếu so với giá thành phẩm ngày 1/8, mặt hàng xăng A92 trên thị trường Singapore ngày 8/8 đã tăng thêm 8USD/thùng và mặt hàng dầu tăng tới 6 USD/thùng.

Theo bảng giá cơ sở với giá bình quân 30 ngày từ 14/7 đến 10/8, giá xăng bình quân đã tăng lên 115, 89USD/thùng, kéo theo giá cơ sở xăng tăng thêm 5,79% so với giá bán lẻ hiện hành. Mức chênh lệch tuyệt đối là hơn 1.267 đồng/lít.

Giá dầu diezen bình quân 30 ngày qua tăng lên 122,6 USD/thùng, đẩy mức giá cơ sở tăng cao hơn giá bán lẻ hiện hành tới hơn 654 đồng/lít, tỷ lệ chênh 3,15%.

Đối với mặt hàng dầu hỏa, giá bình quân 30 ngày gần đây là 120,97 USD/thùng, giá cơ sở đã cao hơn giá bán lẻ hơn 794 đồng/lít, mức chênh 3,85%. Dầu hỏa có giá bình quân 30 ngày là 637,55 USD/tấn, giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ là hơn 543 đồng/kg, mức chênh khiêm tốn nhất là 2,99%.

Lần điều chỉnh gần đây nhất hôm 1/8, giá xăng chỉ tăng 900 đồng/lít và các mặt hàng dầu đa số được tăng 500 đồng/lít,kg. Nhưng vì giá thế giới tăng quá mạnh nên các DN đề xuất các mức tăng lần này cao hơn hẳn 50% mức tăng trước.

Cũng tại lần tăng giá 1/8, thị trường xăng dầu đã chứng kiến nhiều mức tăng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Tăng sớm nhất là xăng dầu Đồng Tháp và Petec vào lúc từ 13h. Công ty SaigonPetro, NamViet Oil, công ty CP hóa dầu Quân đội và PVOil tăng vào lúc 13h30 phút. Một tiếng sau tức 14h, Tập đoàn Petrolimex và công ty vận tải thủy bộ Hải Hà mới rục rịch niêm yết giá mới.

Về mức giá, trong khi tất cả các DN tăng dầu madut 500 đồng/kg thì công ty xăng dầu Đồng Tháp lại tăng tới 600 đồng/kg, còn Tổng công ty dầu PVOIl lại tăng khiêm tốn hơn có 350 đồng/kg.

Dầu hỏa của SaigonPetro chỉ tăng 400 đồng/lít trong khi, các DN còn lại đều tăng 500 đồng/lít. Dầu diezen có sản lượng tiêu thụ trong sản xuất lớn nhất tưởng như sẽ đồng giá thì công ty Petec chỉ tăng 450 đồng/lít, thấp hơn 50 đồng/lít so với mặt bằng chung.

Nếu như Bộ Tài chính đồng ý với các đề nghị của DN thì đây sẽ lần tăng giá xăng dầu thứ 3 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng.
 
Thủ tướng Hun Sen : Xây sòng bạc để bảo vệ biên giới Cam Bốt
Thủ tướng Hun Sen chuẩn bị đọc diễn văn trước Quốc hội (REUTERS)
Thủ tướng Hun Sen chuẩn bị đọc diễn văn trước Quốc hội (REUTERS)
Anh Vũ

Theo AFP, hôm nay 9/8/2012, thủ tướng Hun Sen giải thích việc cho xây dựng một loạt các sòng bạc dọc biên giới với Việt Nam là nằm trong « chiến lược bí mật » nhằm bảo vệ lãnh thổ Cam Bốt. Theo ông Hun Sen, cột mốc biên giới dễ xó bỏ, nhưng tòa nhà năm tầng khó thể nhổ bỏ.


Trước Quốc hội, ông Hun Sen có bài diễn văn dài tới 5 giờ để trình bày vấn đề phân định biên giới với Việt Nam, trong đó có đoạn thủ tướng Cam Bốt khẳng định : « Tôi không thích gì sòng bạc, nhưng mục tiêu chính của việc cho phép xây dựng các sòng bạc là để bảo vệ đường biên giới ». Ông Hun Sen giải thích với các nghị sĩ : « Người ta có thể xóa bỏ các cột mốc biên giới, nhưng không thể nhổ bỏ một tòa nhà 5 tầng ».

Chủ trương cho xây dựng hàng chục sòng bạc lớn ở sát đường biên giới với Thái lan và Việt Nam của chính phủ Cam Bốt đã bị nhiều nghị sĩ Quốc hội phản đối mạnh mẽ. Ông Hun Sen, một người vốn có thói quen ăn nói mạnh bạo đã trả lời các nghị sĩ rằng : « Quý vị ép tôi phải nói về vấn đề này. Đây là là một chiến lược bí mật để bảo vệ quốc gia ».

Thủ tướng Cam Bốt cũng nhân bài diễn văn kéo dài lê thê này để bác bỏ những tố cáo của đảng đối lập Sam Rainsy, từ lâu nay vẫn cho rằng chính phủ Phnom Penh để mặc cho Việt Nam lấn chiếm lãnh thổ Cam Bốt.

Từ năm 2006, hai nước Việt Nam và Cam Bốt đã chính thức bắt tay cùng nhau tiến hành phân định toàn bộ chiều dài 1270 km đường biên với hy vọng khép lại trang sử tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ thời thuộc địa Pháp. Theo ông Hun Sen, đến nay hai bên đã cắm mốc phân định rõ ràng được 700 km đường biên giới.
 
Chuyện hết sức lạ: Thái Lan mua gạo Việt Nam để xuất cảng trở lại ra thế giới.

Bản tin từ VnEconomy và từ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đều ghi nhận về tin này.

Bản tin VnEconomy hôm 9/8/2012 có tựa đề “Thái Lan mua gạo Việt Nam để… xuất khẩu” cho biết:

“Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.

Thông tin trên được giới thương nhân Thái Lan tiết lộ trong cuộc trao đổi với hãng tin Reuters hôm thứ tư (8/8). Cùng ngày, giá gạo trắng loại 25% tấm của Thái Lan đã tăng lên mức 545 USD/tấn, so với mức 520-530 USD/tấn thời gian gần đây. Trong khi đó, giá gạo tiêu chuẩn loại 100% B vẫn vững ở mức 580 USD/tấn...

...Do tình trạng thiếu gạo phẩm cấp thấp trên thị trường, một số nhà xuất khẩu Thái Lan đã phải nhập một số lượng hàng nhất định từ Campuchia, thậm chí là từ Việt Nam thông qua Campuchia, để đáp ứng đơn hàng.

“Có một lượng gạo đến từ các nước láng giềng, trong đó có một phần là gạo lậu nên không thống kê được khối lượng chính xác”, một nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan nói với Reuters....”

Trong khi đó, bản tin TBKTSG có tựa đề “Gạo Việt “chảy” sang Thái Lan” đã ghi nhận:

“Theo một nguồn tin riêng của Thời báo Kinh tế Sài Gon Online, gần đây có một lượng lớn gạo của Việt Nam “chảy” sang thị trường Thái Lan. Tuy nhiên, lượng gạo này không phải do thương nhân hay doanh nghiệp của Thái Lan mua trực tiếp từ Việt Nam.

Nguồn tin này cho hay, sau khi thương nhân Việt Nam vận chuyển gạo sang những khu vực tiếp giáp với Campuchia, thương lái Campuchia tiến hành “gom” gạo của Việt Nam và bán lại vào thị trường Thái Lan.

Cụ thể, nguồn tin này cho rằng tính đến nay có khoảng 400.000 tấn gạo các loại từ Việt Nam đã “chảy” sang Thái Lan, trong đó có khoảng 100.000 tấn gạo hạt dài (5% tấm) và gạo của giống IR 50404 (25% tấm); khoảng 300.000 tấn gạo tấm...”

Cũng cần ghi nhận rằng, Thái Lan liên tục nhiều năm xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới.
 
Trung và dài hạn chỉ có bán và bán, chỉ đầu cơ không đầu tư.
Vẫn những con người cũ, vẫn là họ với những giọng lưỡi cũ thì vẫn cứ là những mánh mối cũ,... Tin ra là té
 
Báo mạng Bee.net.vn cho biết dư luận phẫn nộ khi nhìn thấy nhiều hình ảnh chụp chú tiểu - tên Trí Trần, một tu sĩ ở Sài Gòn, Việt Nam, đang tô son, làm tóc, sửa váy, sửa áo và cả bikini cho một số người đẹp trên Facebook.

Bee.net.vn dẫn lời của Hòa Thượng Thích Ðạt Ðạo, phó trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tại Sài Gòn cho rằng cần phải “mời chú tiểu này ra khỏi tăng đoàn.” Theo hòa thượng, “những việc làm nói trên không thể được nhà Phật chấp nhận, và người muốn làm những việc như thế thì hãy ra đời mà làm.”

Hòa thượng cũng nói rằng, “Các chú tiểu xuất gia tu học được dạy bốn cuốn luật trong đó có 24 'thiên oai nghi' của người tu hành, từ cách ăn, nói, đi, đứng, nằm, ngồi... và người xuất gia phải lấy oai nghi tế hạnh làm đầu.”

Hòa Thượng Thích Ðạt Ðạo xác quyết rằng vị thầy bổn sư của chú tiểu Trí Trần “cần phải xem lại, nếu không dạy được thì cho chú tiểu về lại gia đình chứ không nên giữ lại chùa.”

Báo này còn trích lời của một tu sĩ đang tu học ở chùa Ðức Lâm, thuộc quận Tân Bình, Sài Gòn cho rằng ông đã nhiều lần khuyên can chú tiểu Trí Trần nhưng “chú không chịu nghe theo.”

Bee.net trích dẫn lời biện minh của chú tiểu Trí Trần cho rằng ông “không dám mong đến bờ giải thoát mà chỉ muốn chữ ngộ trong ông đúng nghĩa và trọn vẹn.” Ông cũng nhìn nhận rằng mình “là một tu sĩ nhưng vẫn đi học, vẫn có bạn bè và tất nhiên vẫn là con người.”

Hiện nay, danh tính rõ ràng cũng như nơi tu học của chú tiểu Trí Trần chưa được xác định.
 
liugia hay liude thi ke ho... lo TQ kia...

"TQ tứ bề thọ địch thì sao chứ? cái mà chúng ta sợ nhất chính là "cùng quá hóa liều".

TQ đói năng lượng, đói khoáng sản, đói rất nhiều thứ khác để nuôi hơn 1,3 tỷ "tàu há mồm".

Ngược lại năng lượng thì bị Mỹ và phương Tây chặn, trong khi đó tất cả các công xưởng sản xuất lớn gần như đặt tại TQ (đây mới chính là chiêu độc, thế mới có chuyện dân Mỹ phản đối ầm ầm việc đồ thể thao cho đoàn Olympics làm tại TQ, nhưng đối với Mỹ thì đó là chuyện nhỏ, em cứ làm đi, sau này cạn nguồn, thì Anh bán "rẻ" cho mà làm), để có những thứ đó thì cần rất nhiều năng lượng, nếu TQ không thể tự chủ được, họ sẽ làm con tin cho Mỹ và phương Tây.

Kinh tế TQ giống như cái thùng không đáy, phát triển theo chiều rộng (vì phải tạo cơm cháo cho dân) hơn là chiều sâu, đó là sự phát triển không bền vững và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, giống như kiểu "khát nước mà không uống" thì sớm muộn cũng chết.

Sau vụ giải tán Lybia và sắp tới là Iran, sẽ là dấu chấm hết cho nguồn "vàng đen" đối với TQ, vì Mỹ sẽ gần như khống chế toàn bộ.

Để thoát khỏi sự bao vây đó TQ buộc phải tấn công ra biển Đông càng sớm càng tốt (sớm hơn so với yêu cầu của Đặng Tiểu Bình), sẵn sàng xâm phạm chủ quyền lãnh hải và cũng sẵn sàng dùng vũ lực để đoạt lấy.

Khoan nói tới vấn đề TQ mất bạn bè, dùng tiền mua chuộc nước này nước kia, cái chính là TQ khi cùng đường, họ chắc chắn sẽ làm liều, đây chính là lí do mà chúng ta phải sẵn sàng cho một cuộc chiến không mong muốn để bảo tồn lãnh thổ.

Nếu sức ép càng lớn, khả năng TQ làm liều càng nhiều, nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ thực hiện cuốc chiến bảo vệ lãnh thổ như bao nhiêu đời ông cha ta đã làm
 
Tài chính quốc tế
Chủ nhật | 12/08/2012 07:48
Dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ USD của Trung Quốc có thể cạn trong 5 năm nữa
(Gafin) - Nhận định trên được một chuyên gia đầu tư đưa ra sau khi đánh giá cán cân thanh toán, tình hình thực tế tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
 
Thật ra xăng tăng thì k có tác động trực tiếp tới TTCK, nhưng nếu xăng tăng thì niềm tin vào các chính sách của Nhà Nước sẽ kg còn, khi kg còn niềm tin vào chính sách thì ngta cũng kg còn niềm tin vào cổ phiếu mình cầm >>> bán quách đi cho đỡ bực mình
 
(Tin tuc) - Thứ hạng trí tuệ của người Việt Nam đạt 79/141 quốc gia. Đây thực sự là một vị trí thấp. Bảng thứ hạng này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: sức sáng tạo của người Việt Nam có thấp hay không và nguyên nhân nào lại bị xếp hạng thấp như vậy.
PV đã có buổi trao đổi với GS Hoàng Tụy – nhà toán học nổi tiếng Việt Nam về vấn đề này.
Thưa giáo sư, vừa qua tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu – WIPO đã đưa ra bảng thứ hạng trí tuệ toàn cầu năm 2012. Trong đó đáng báo động là Việt Nam xếp ở thứ hạng rất thấp: 79/141 quốc gia. Giáo sư có đánh giá như thế nào về điều này?
- Việt Nam đứng ở thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu, báo động đỏ là đúng, không oan. Thực ra chẳng cần phải nghiên cứu kỹ, ai cũng thấy rõ điều này ít nhất từ 20 năm nay rồi. Mọi người làm khoa học kỹ thuật, làm giáo dục ở Việt Nam đều ý thức rõ sự lạc hậu, sự yếu kém của chúng ta so với thế giới. Trừ một số ít người vì những lý do dễ hiểu cứ cố tình nhắm mắt trước thực trạng đó, còn ai có chút lương tâm với đất nước đều cảm thấy đau xót, tủi hổ. Những số liệu cụ thể càng khiến chúng ta lo lắng hơn, vì thời nay một đất nước thua kém trí tuệ mà cứ dửng dưng vô tư thì có nghĩa nó đang … “chết lâm sàng”, như có người đã dùng từ rất xác đáng.
Từ trước đến nay, chúng ta luôn tự hào về sự sáng tạo của người dân Việt Nam, nhưng trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu, Việt Nam lại đứng rất thấp. Phải chăng trí tuệ của con người Việt Nam thực sự thấp?
- Không, xét từng con người có lẽ dân Việt không kém gì ai về tài trí thông minh, chúng ta có thể tin như vậy. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không mâu thuẫn với việc chúng ta đứng thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu. Mấu chốt vấn đề là trong bất cứ cộng đồng nào, tài trí thông minh riêng lẻ của từng thành viên chưa là gì cả, nếu không có một tổ chức, một cơ chế phù hợp, tạo ra một môi trường khuyến khích, phát huy tính tích cực năng động và tài trí thông minh của từng cá nhân, từng bộ phận, liên kết tất cả họ lại qua sự tương tác, hợp tác, tạo ra được synergy (cộng năng) cần thiết, nhân lên nhiều lần và liên tục phát triển khả năng, tài trí từng cá nhân, từng bộ phận. Cái cơ chế đó có thể gọi là trí tuệ của hệ thống, là phầm mềm vận hành hệ thống. Tất cả thông minh tài trí của cộng đồng tập trung ở đấy, nhờ đấy mà ra, mà nhân lên. Cũng giống như cái phần mềm của chiếc máy tính mà tồi thì máy tính vô tích sự, dù các chip, các phần cứng của nó đều tốt.
Nhưng sự thật thì đất nước chúng ta luôn tự hào vì có những con người tài giỏi được cả thế giới công nhận như Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác. Và chúng ta cũng có không ít những thành tựu khoa học có giá trị. Bên cạnh đó có không ít những em học sinh – sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Vậy tại sao trí tuệ của chúng ta lại bị đánh giá kém như vậy, thưa giáo sư?
- Đúng là chúng ta có nhiều người tài giỏi. Nhưng phải nói số đó vẫn còn ít, quá ít so với tiềm năng thật sự của chúng ta. Lịch sử đất nước ta luôn gắn liền với chống giặc ngoại xâm. Chúng ta phải thường xuyên đấu tranh giành và giữ độc lập, thời gian xây dựng đất nước luôn bị ngắt quãng, khiến chúng ta không có nhiều điều kiện để đầu tư phát triển con người, phát triển đất nước. Ngay hiện nay, vừa được hòa bình chưa bao lâu đã phải lo đối phó với những mưu đồ xâm lăng thâm độc.
Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất phải thừa nhận là chúng ta kém do cơ chế, như đã nói trên. Mà nói đến cơ chế quản lý tức là nói đến thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trước đây chúng ta theo chế độ bao cấp, cái gì cũng do trên quyết định, người dân chỉ việc nghe theo, làm theo, cái cơ chế đó có thể thích hợp với thời chiến, khi có những nhà lãnh đạo kiệt xuất, một lòng một dạ vì Tổ quốc và nhân dân. Nhưng qua thời bình, cái cơ chế bao cấp đã biến thành lực cản tai hại, kiềm chế, hủy hoại, tiêu diệt nhiều sáng kiến tích cực. Điều không may là cái cơ chế kiểu ấy có sức sống dai dẳng, tuy về kinh tế đã bị lên án từ lâu nhưng tàn tích của nó vẫn tiếp tục ngự trị trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Báo động đỏ ở đây thực chất là báo động về thể chế. Nếu thể chế không phù hợp mà cứ cố duy trì thì sự ức chế trí tuệ đối với xã hội vô cùng tai hại. Giáo dục, khoa học không thể phát triển lành mạnh bình thường, chắc chắn phải tụt hậu ngày càng xa. Tài trí thông minh tàn lụi, con người tha hóa, xã hội ngày một suy đồi. Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng phải ra sống ở nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì không mấy người được thật sự trọng dụng. Đó là nguy kịch thật sự chứ không phải chỉ là báo động. Nói cho đúng, chúng ta từng có những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, thấy trước nguy kịch, đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Tiếc thay, cái chủ trương ngàn lần sáng suốt ấy chưa bao giờ được thực hiện nghiêm chỉnh trong mười lăm năm qua.
Trong nhiều năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Điều này chứng tỏ chúng ta cũng đã có những cải cách rồi đúng không ạ?
- Đánh giá thành tựu của chúng ta cần dè dặt và so sánh thực tế với tiềm năng. Còn về cải cách thì đúng là chúng ta có làm nhưng còn nửa vời, chưa kiên quyết, nên kết quả còn rất hạn chế. Bây giờ đã là thế kỷ 21 thì quản lý xã hội không thể như xưa. Lãnh đạo phải lấy dân làm gốc, lo cho dân, nghĩ đến lợi ích của dân, lắng nghe dân, thì mới được dân tin, dân ủng hộ và tìm ra cách quản lý đất nước thích hợp với thời đại.
Như giáo sư đã nói ở trên, nhà nước và người dân luôn cần có sự gắn kết, tương tác với nhau. Vậy thì muốn trí tuệ Việt phát triển, người dân cũng là yếu tố quyết định đúng không ạ?
- Hai cái này luôn song hành với nhau. Nhưng trong từng giai đoạn chúng ta phải xác định được đâu là điểm yếu. Tôi còn nhớ chuyện ngày trước có lần cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm một địa phương, nghe ông bí thư nơi đó báo cáo vì dân quá lạc hậu nên việc gì cũng khó, Thủ Tướng nói ngay: đồng chí chê dân lạc hậu, vậy đồng chí lãnh đạo ai? Ông bí thư sau đó mới hiểu ra rằng phải xem lại sự lãnh đạo trước khi đổ lỗi cho dân.
Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân khiến chúng ta bị đánh giá kém như vậy là do chúng ta chưa thực sự hội nhập toàn cầu. Giáo sư có ý kiến gì về nhận định này?
- Đúng nhưng không hoàn toàn. Bởi toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, muốn hay không nước nào cũng phải hội nhập mới có thể tiến lên văn minh cùng thế giới. Nhưng hội nhập thành công hay không, đó lại là do thể chế, cơ chế. Nếu cơ chế thông minh, sự hội nhập là một xu thế tự nhiên tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng hội nhập có nghĩa là phải đương đầu với sự cạnh tranh, đương đầu với nhiều thách thức. Mà thách thức lớn nhất suy cho cùng cũng là thách thức về trí tuệ. Chúng ta từng có nhiều bài học đau xót về chuyện này.
Theo giáo sư, chúng ta nên làm như thế nào để trí tuệ người Việt Nam rạng rỡ hơn và được bạn bè quốc tế công nhận?
- Như trên đã nói, phải cải cách thể chế, cơ chế quản lý. Cải cách chính trị đi đôi với cải cách kinh tế, cải cách giáo dục. Dân chủ hóa chế độ và chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy hành chính. Theo tôi hiểu, đó là ý nguyện của mọi công dân.
Xin cảm ơn Giáo sư!
http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-n...46a475504.html
 
1637: Vụ vỡ bong bóng đầu cơ đầu tiên trong lịch sử
Một cánh đồng hoa tuy-lip (uất kim hương).
Một cánh đồng hoa tuy-lip (uất kim hương).
DR
Mai Vân

Ngày nay, người ta nghe nói rất nhiều đến các bong bóng đầu cơ, như bong bóng địa ốc đang đe dọa Trung Quốc, bong bóng cổ phiếu đã xì hơi tại Việt Nam cách nay vài năm, hay bong bóng internet đã nổ tung ở các nước phương Tây vào đầu thập niên 2000. Thế nhưng, hiện tượng bong bóng đầu cơ không phải là đặc điểm của thời nay, mà đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước đây.

Một trong những vụ được cho là vỡ bong bóng đầu cơ đầu tiên trong lịch sử đã xảy ra tại Hà Lan hồi nửa đầu thế kỷ 17, liên quan đến một sản phẩm nổi tiếng của xứ này : hoa tuy-lip (uất kim hương).

Theo các tài liệu lịch sử, các thương nhân Hà Lan đã du nhập hoa tuy-lip từ Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1593. Loại hoa này đã nhanh chóng được người Hà Lan ưa chuộng, và giá bán ngày càng cao. Thế là cả một phong trào kinh doanh hoa tuy-lip bắt đầu bùng lên, được mọi tầng lớp trong xã hội tham gia.

Nhiều đại gia bắt đầu tung tiền thu mua củ tuy-lip (vì loại hoa này được trồng bằng củ, tương tự như hành) để chuẩn bị cho những mùa thu hoạch sắp tới, tạo nên một sự khan hiếm. Mức cung quá ít làm cho giá hoa tuy-lip vốn đã đắt, lại càng tăng một cách chóng mặt. Một ví dụ thường được nhắc lại : Giá hoa tuy-lip trong một tháng đã tăng lên gấp 20 lần !

Trong một quyển sách xuất bản năm 1841, Charles Mackay, một nhà báo Scotland đã nghiên cứu kỹ cuộc khủng hoảng hoa tuy-lip đó đã trích dẫn một chứng từ viết từ năm 1635 ghi nhận việc bán 40 củ tuy-lip với giá 100.000 guilder (đơn vị tiền tệ Hà Lan thời đó) !

Để hiểu rõ giá này đắt như thế nào thì phải biết rằng vào khi ấy, chỉ cần 100 guilder là ta có thể mua được một tấn bơ ! Và một công nhân có tay nghề cao chỉ kiếm được 150 guilder mỗi năm. Theo ước tính của Viện Lịch sử Xã hội Quốc tế, tại thời điểm đó, một đồng guilder tương đương với hơn 10 euro vào năm 2002.

Trước triển vọng lợi nhuận cực cao, nhiều người Hà Lan lúc bấy giờ đã bỏ toàn bộ vốn liếng, cơ ngơi tài sản vào việc kinh doanh và đầu cơ hoa tuy-lip, mà không mảy may nghĩ rằng giá trị thực của một bông hoa không thể nào bằng giá được bán ra vào lúc đó. Mackay đã nêu ví dụ của một lời hứa đổi một khu đất rộng 49.000 m2 để lấy một hoặc hai củ tuy-lip loại hiếm Semper Augustus, hay là thương vụ đổi một lô hàng trị giá 2.500 guilder để lấy một củ tuy-lip duy nhất loại Viceroi.

Vấn đề là hoa tuy-lip chỉ nở vào mùa xuân. Vì thế, nhiều người Hà Lan lúc bấy giờ đã sáng tạo ra hình thức hứa bán - mua trước, rồi giao - nhận hàng sau. Dân đầu cơ đã lợi dụng hình thức này để kiếm lời. Theo Mackay, vào năm 1636, hoa tuy-lip được giao dịch trên thị trường tiền tệ của rất nhiều thị trấn tại Hà Lan.

Thế nhưng, lượng củ tuy-lip trong thực tế có hạn và chẳng mấy chốc, lượng hàng hứa bán trở thành quá cao, trong lúc giá bị đẩy lên đến mức không còn người mua nữa. Vào tháng Hai năm 1637, thị trường này bị sụp đổ, giá tuy-lip hạ một cách thê thảm : Bong bóng đầu cơ đã bị vỡ.

Những người đặt mua trước từ chối nhận hàng, vì không muốn thanh toán các món hàng mà giá cao gấp 10 lần giá thị trường. Còn những người đầu cơ thì phải ôm một đống củ tuy-lip mà giá trị chẳng còn là bao nhiêu so với vốn liếng mà họ đã phải bỏ ra để có được. Tinh ra trong vụ này, hàng ngàn người Hà Lan đã bị lâm vào cảnh phá sản.

Theo Mackay, cơn sốt hoa tuy-lip cũng lan qua các nước châu Âu khác, nhưng không nơi nào có quy mô to lớn và dữ dội như ở Hà Lan, cứ như là cả một tập thể bị lợi nhuận làm cho điên dại.

Đó chính là suy nghĩ của Charles Mackay khi ông đặt tựa cho quyển sách của ông là Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds tạm dịch là Cơn vỡ mộng khủng khiếp của quần chúng và sự điên dại của đám đông.

Tác phẩm của Mackay đã giả định rằng đám đông thường hành động một cách phi lý và các sự cố như Phong trào mua bán hoa tuy-lip ở Hà Lan năm 1637, cũng như vụ Sụp đổ chứng khoán gọi là « Krach » vào năm 1720 ở Anh Quốc và thất bại của Công ty Mississipi tại Pháp, nằm trong số những cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên bắt nguồn từ phản ứng hám lợi của tập thể, đến mức không còn mảy may lý trí.
 
bài viết mang tựa đề “Quốc phòng Việt-Mỹ: Ðầu tư liên kết chiến lược” được đăng trên mạng của viện nghiên cứu chiến lược The Heritage Foundation [1], và do đài RFA giới thiệu vào ngày 27 Tháng Bảy, [2], trong đó các tác giả liên kết hai sự kiện: Việt Nam không cho phép tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng quân cảng Cam Ranh thì Hoa Kỳ cũng không cần thiết bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong lúc này [3].

Vì hai nước không giải quyết được hai vấn đề nói trên, các tác giả đánh giá rằng quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt vẫn chưa vượt qua những khác biệt cơ bản. Hợp tác quốc phòng song phương cho dù sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp và không bị cản trở do những bất đồng này, tuy nhiên, phía Hoa Kỳ sẽ chậm bớt tiến trình đến khi giai đoạn chín mùi cho một hướng chiến lược mới thích hợp với cả hai bên.

Hai tiêu đề nói trên dù quan trọng, nhưng vẫn mang tính cách biểu tượng: Phía Hoa Kỳ chắc hẳn sẽ không thiết lập một căn cứ quân sự đồ sộ tại Cam Ranh như trong thời Chiến Tranh Lạnh; về phần Việt Nam, nếu không mua vũ khí của Mỹ thì vẫn buôn bán được với Nga, Ấn Ðộ, Israel... Quyết định của Việt Nam phát sinh từ chủ trương không đi theo bên này hay bên kia giữa hai thế lực Mỹ và Trung Quốc, dùng theo danh từ của bài viết, tức là Việt Nam không theo chính sách ngoại giao “zero-sum” (bên được bên thua) trong mối quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.

Phía Mỹ thông hiểu lập trường này vì cả hai nước đều có quyền lợi riêng đối với Trung Quốc cùng các nước Ðông Nam Á. Hoa Kỳ không có lợi ích để lôi kéo Việt Nam về một bên vì điều này sẽ chỉ làm căng thẳng thêm tình hình khu vực. Tuy nhiên, các tác giả nêu lên câu hỏi rằng nếu đã cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc thì Việt Nam không thể để Trung Quốc chi phối lên chính sách ngoại giao của mình đối với Hoa Kỳ.

Khi Bắc Kinh đã ngang nhiên mời gọi khai thác dầu hỏa ngay trong lãnh hải Việt Nam, nâng cấp cơ chế hành chánh và quân sự tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì tại sao Việt Nam lại không dám hợp tác với nước ngoài để giải tỏa phần nào các thách thức này? Còn nếu nêu lý do vì quá khứ chiến tranh để trì trệ tiến trình nói trên thì giữa hai nước còn nghi kỵ gì nhau sau 12 năm làm việc chung? Từ những câu hỏi này, các tác giả đề nghị Mỹ chậm lại tiến trình hợp tác quân sự cho đến khi hoàn cảnh chín mùi hơn.

Theo ý kiến của người viết, thái độ của Việt Nam có thể thích hợp trong quan hệ phát triển bình thường giữa hai quốc gia, nhưng hoàn cảnh của đất nước hiện đang trong giai đoạn rất khẩn cấp do ý đồ bành trướng nay đã lộ rõ từ phương Bắc. Tình hình đòi hỏi có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát nhằm xây dựng các bước đột phá để làm chậm lại đà tiến của đối phương.

Úc, Singapore và Philippines đều đồng ý cho quân đội Mỹ tuy không đóng quân thường trực nhưng được phép luân chuyển qua đất nước của họ, thì Việt Nam cũng nên xem đó, để xét lại lập trường của mình và cho tàu chiến Mỹ sử dụng quân cảng Cam Ranh. Hoa Kỳ đã nói rõ quan điểm không ủng hộ nước nào trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng sự hiện diện của hải quân Mỹ sẽ khiến các bên (hay nói rõ ra là Trung Quốc) ngần ngừ trước khi sử dụng vũ lực tại biển Ðông vì súng đạn vô tình, lỡ khi sai trật mục tiêu, tạo ra sự kiện nào đó, sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng sâu đậm giữa các cường quốc. Ðồng thời, việc đi lại của tàu chiến Mỹ cũng thể hiện quan điểm chung của Hoa Kỳ và ASEAN về quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Ba tác giả của bài viết nhận xét rằng quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ dù có nhiều triển vọng sẽ mang đến lợi ích lâu dài cho hai bên, nhưng hiện đang ở mức độ kém xa so với giữa Hoa Kỳ và Philippines (rồi đến Thái Lan và Indonesia). Người viết đặt thêm câu hỏi là trong tình huống phải đối đầu với Trung Quốc, giống như tại bãi đá ngầm Scarborough của Philippines, liệu Việt Nam đã có thế lực cường quốc nào hậu thuẫn hay chưa?

Câu trả lời là Việt Nam cần ngay những quyết định nhanh chóng và đột phá để làm chậm lại các bước lấn lướt từ phương Bắc, vì Việt Nam không có 20-30 năm xây dựng tiến trình quan hệ theo nhịp độ bình thường với một cường quốc đối trọng trong vùng.
 
Xăng

Xăng- dầu thế giới tăng trong thời gian vừa qua nên xăng dầu trong nước có xu hướng tăng là điều tất yếu vì bản thân các công ty xăng-dầu cũng là các công ty kinh doanh nên bản thân họ cũng cần phải có lãi hoặc ít ra cũng cần huề vốn để duy trì sự tồn tại như nhiều công ty kinh doanh thuộc các ngành khác, miễn sao họ duy trì mức tăng- giảm theo sự biến động của giá xăng-dầu thế giới một cách hợp lý là được.

Giá xăng tăng lúc này là họp lý và phù hợp với xu hướng thị trường thế giới. Nếu BTC muốm kềm giá xăng thì phải cho phép xử dụng quỹ bình ổn (hiện còn dư nhiều) và giảm thuế nhập khẩu xăng- dầu. Trong bối cảnh như hiện nay, cho xử dụng quỹ bình ổn và giảm thuế nhập khẩu xăng-dầu để có cơ sở giảm bớt mức độ tăng giá của xăng- dầu là một kịch bản hợp lý hơn để giảm bớt phần nào chi phí của người dần và một số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi động thái của các Bộ Ngành, hành động vội vã ngưng bán xăng của một số cây xăng là đáng trách và thiếu chuyên nghiệp và thiếu bản chất phục vụ cộng đồng. Những vấn đề này cần phải được xử lý triệt để để tránh tạo ra cảm giác bất an cho người dân làm rối loạn thị trường xăng- dầu, 1 thị trường quan trọng có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế.

Thông tin xăng có thể tăng tác động nhiều đến tâm lý nhà đầu tư vì nó có tác động đến CPI tháng 08 và 09 là đương nhiên. Tuy nhiên, một đợt bùng phát giá như đầu năm 2011 là không xảy ra. Đầu năm 2011 giá cả bùng phát là sự hội tụ của giá xăng tăng trên 5000 đ/lít, điện tăng 15%, tỷ giá tăng trên 9%. Do đó, nếu 1 vài ngày ới xăng chỉ tăng khoảng 1000- 1500/ 1 lít thì sẽ không tác động đến lạm phát mạnh như đầu năm 2011 và từ đó không có tác động đến chính sách tiền tệ đang trong xu hướng nới lỏng.

Với việc giá xăng đã tăng 900/ lít (01/08) và có thể tăng thêm khoảng 1000-1400 đồng/ 1 lít trong vài ngày tới thì CPI tháng 08 có khả năng dao động trong tầm 0.2%-0.5% và CPI cả năm 2012 cũng chỉ o83 tầm quanh 7%. Kịch bản không tăng giá xăng cũng có thể xảy ra nếu BTC cho sử dụng quỹ bình ổn và giảm thuế nhập khẩu

Dòng tiền và xu hướng thị trường:

Dòng tiền vào thị trường còn yếu do tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng và dè dặt… Tuy nhiên, dòng tiên chờ vào thị trường lại luôn thể hiện tính mạnh mẽ và luôn chuyển thành lực cầu thực sự khi nhà đầu tư nhận thấy một tín hiệu mà theo họ là thích hợp. Suy cho cùng, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có xu hướng hấp dẫn nhất trong bối cảnh như hiện nay.

Chúng ta đã xem việc giảm giá xăng trong tháng 6 và tháng 7 (tổng cộng 5 đợt là giảm 32 00/ 1 lít) làm CPI giảm thì cũng nên xem việc tăng thêm giá xăng (nếu có) trong thời gian tới là bình thường miễn sao tăng – giảm hợp lý theo giá thị trường là được. Tuy nhiên kịch bản không tăng giá xăng cũng có thể xảy ra nếu BTC cho sử dụng quỹ bình ổn và giảm thuế nhập khẩu

Theo tôi, ngày mà có tin giá xăng là ngày thị trường tăng điểm chứ không giảm.

Với bối cách như hiện nay thì 420-422 vẫn là vùng hỗ trợ tốt cho VN-Index và 69-70 là vùng hỗ trợ tốt cho HNX-Index trong bối cảnh như hiện nay
 
Back
Top