Tại sao TQ gần đây là quá hung hãn vào lúc này, chúng ta phải làm gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:
1. Tại sao hung hăng lúc này?
- Nội bộ lục đục trước cuộc bầu cử. Lịch sử TQ là ls ăn thịt người, là dùng sức mạnh để có quyền lực. Với việc ko ai đủ mạnh để định đoạt quyền lực lúc này (ko ai tương ứng như Mao hoặc Đặng) nên cần hướng dư luận ra bên ngoài để trừ khử nội bộ (con người, tư tưởng, nhóm đối lập) để việc thâu tóm quyền lực diễn ra êm xuôi.
- Thế lực diều hâu đang tăng: chiến tranh hay chuẩn bị chiến tranh làm cho việc thuyết phục tăng ngân sách quốc phòng, tư tưởng và từ ngữ dân tộc cực đoan sẽ dễ che đậy những yếu kém về chuyên môn, nâng tầm quan trọng của cá nhân, bộ phận,...
- Thế kỷ 21 là kỷ nguyên đại dương, trong khi TQ quá tù túng với các vùng biển hiện tại: bắc có Nga, Nhật, HQ (Mỹ), đông có Okinawa, Đài Loan, Đông nam có Philipine,... nên cần thiết phải chiếm (cướp) không gian biển ở phía Nam
- Tuyến hàng hải phía nam vô cùng quan trọng, nếu ai đó kiểm soát và cực đoan với TQ thì sẽ đe dọa an ninh kinh tế.
- Biển Đông có trữ lượng dầu khí và hải sản dồi dào.
- VN đang có những khó khăn nhất định.
2. Yếu điểm TQ là gì (khi lâm chiến)?
- Chính sách 1 con: người đi chiến trận và người ở nhà vô cùng căng thẳng
- Chưa tham gia trong 1 cuộc chiến hiện đại
- Vũ khí từ ăn cắp công nghệ và lắp ráp nhiều phía. Không giống như hàng dân sự, dùng không được thì bỏ và cải tiến, hàng quân sự có sai sót khi tác chiến sẽ trả giá bằng sinh mạng và thế trận. Đặc biệt đối với các vũ khí tấn công thì điều này càng đặc biệt quan trọng.
- Trường Sa khá xa Hải Nam
- Nội bộ nhiều phe phái ngang bằng
- Nhiều dân tộc "thiểu số" nhưng lớn hơn nhiều so với các nước độc lập (VD: khu tự trị Choang, diện tích bằng nước Pháp và dân số lớn hơn), dốc sức cho 1 cuộc chiến (đặc biệt kéo dài) sẽ là cơ hội ngàn năm có 1 cho các dân tộc "thiểu số" này.
- Bất bình đẳng ngày càng cao giữa các dân tộc (Hán và "Di") và duyên hải - nội địa
3. TQ lo sợ gì?
- 1 cuộc chiến chớp nhoáng mà không đạt mục tiêu (kết thúc ko được)
- cuộc chiến bị kéo dài: mâu thuẫn nội bộ bùng phát, TG lên án và không xuất khẩu được (đặc biệt các tuyến hàng đi qua BĐ). Đây thực sự là thảm họa
- Các nước lân bang đoàn kết lại
- TG phẫn nộ và không tiêu thụ hàng hóa TQ
4. Điểm mạnh của TQ là gì khi xảy ra cuộc chiến?
- Nhiều vũ khí (theo cảm nhận TQ đã sx rất nhiều vũ khí và chưa hề được sử dụng) nên hỏa lực lúc đầy có thể rất mạnh nếu chiến tranh xảy ra ở tiền phương.
- Mức độ hung hăng của nhiều thành phần đang rất cao
- Một số vũ khí hiện đại thực sự
- 1 số nước có lợi ích kinh tế lớn với TQ nên có thể bỏ qua tranh nhấp "khu vực nhỏ" để tìm kiếm lợi ích với TQ
- Dùng dự trữ ngoại tệ để gây sức ép lên 1 số nước
- Có chủ trương tuyệt hay: chia để trị với các nước nhỏ xung quanh.
- Ngoại giao TQ quá hay nếu xét theo "lợi ích quốc gia" ở chu kỳ ngắn.
5. Chúng ta nên làm gì lúc này (ngắn hạn)?
- Tăng cường quảng bá VN: dễ mến, nghèo khổ nhưng yêu hòa bình
- VN bị ức hiếp
- Làm tăng nỗi sợ TQ cho TG biết, đặc biệt là các nước xung quanh TQ (VD: Cam, Mã Lai,..). Nếu chiến tranh nổ ra, VN chết 1 nói chết 10, chúng dùng đạn pháo nói là dùng đạn hóa học,.. điều này khác với truyền thống "ta thắng địch thua"
- Thiết lập quan hệ chiến lược (và thực chất kinh tế) với các nước lớn gần TQ: Nga, Ấn, Nhật, Hàn, Indo,...)
- Sẵn sàng cho 1 cuộc chiến kéo dài, bởi tổng lực và trực diện ko phải là giải pháp khôn ngoan với TQ. KHi VN là "nạn nhân" của TQ và VN là đối tác của nhiều nước thì chúng ta sẽ có "hàng độc", có "hàng xịn" để chống lại "hàng nhái" của TQ.
- Trang bị súng ống và huấn luyện cho các ngư dân đánh bắt ở vùng "truyền thống bị chấn cướp" nhằm (1) đánh bỏ mịa đám ăn cướp đó, (2) Nếu bắn ngư dân thì VN sẽ có lợi thế về ngoại giao và pháp lý.
- Nêu và lặp lại cho TG biết lập trường rõ ràng của VN (TT Dũng đã nói ở Nha Trang năm rồi: VN quyết tâm bảo vệ biển đảo): đâu là giới hạn, nếu đến gần các đảo VN đang đóng quân thì sẽ nổ súng,...