Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Kết quả kinh doanh quý II của nhiều doanh nghiệp lần lượt được công bố đã giúp thị trường duy trì được mức thanh khoản cải thiện so với giai đoạn trước đó. Mặc dù có sự trái chiều ở diễn biến của 2 chỉ số, tuy nhiên lực cầu vẫn tập trung mạnh vào các mã đầu cơ có kết quả kinh doanh tốt như REE, CSM, VNE, BMC…vv Ngoài ra số mã tăng giá vẫn cân bằng với số mã giảm giá cho thấy sự tích cực trong tâm lý nhà đầu tư không thay đổi.

Về phương diện kỹ thuật, thị trường tăng có diễn biến trái chiều cùng thanh khoản được giữ vững ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Điều này cho thấy có sự phân hóa rõ nét ở những mã cổ phiếu trên 2 sàn, và chúng tôi vẫn giữ bậc tăng cho xu hướng ngắn hạn và dự đoán chỉ số HNX INDEX sẽ tiến đến vùng kháng cự trước mắt ở khoảng 74-76 điểm. Do đó đối với những nhà đầu tư theo chỉ số, thì việc chờ đợi phản ứng tích cực ở vùng trên để tiếp tục thiết lập vị thế mua theo đà là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên cũng không loại trừ có một số nhà đầu tư có khả năng lựa chọn được những cổ phiếu dẫn đầu ở 2 sàn thì vẫn có thể tham gia giải ngân để có lợi thế về T+.
 
BVH múc từ vùng 41-42, ngồi cả tuần rồi
lúc múc con này vùng 41-42, ko dám đặt lệnh quá 10K ko lại ko có chú nào bán
múc gần tuần mới tạm đủ cơ số. giờ cất tủ
 
Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

Trái phiếu không bảo đảm : đúng là phát hành không có Tài sản đảm bảo
Nhưng điều đó không có nghỉa rằng trải chủ không được phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu
Đó là sự phong Phú trong tiếng Việt
VNE không khùng khi vừa trả 500 tỷ tiền trái phiếu vừa phải báo cáo lời 68 tý trả cổ tức
Chỉ có 1 đường binh kích giá lên để chuyền đổi trái phiếu thành cổ phiếu
 
Hà Nội: CPI tháng 7 tiếp tục giảm 0,29%: "chưa thể nói rằng CPI tháng 7 âm là kinh tế đã bắt đầu giảm phát mà đây chỉ là biểu hiện của hiện tượng giảm phát. Vấn đề này cần được tiếp tục theo dõi. .. chúng ta chỉ khẳng định giảm phát chỉ khi CPI giảm liên tục trong nhiều tháng"

VN muốn CPI giảm rất khó, còn muốn CPI tăng thì dễ như trở bàn tay : Bơm mạnh tiền là nó ngôi lên mặt đất tức khắc..

CPI tháng 7 của Long An, Đồng Nai, Đà Nẵng đều giảm so với tháng trước http://cafef.vn/2012071905038220CA33...hang-truoc.chn

Tiếp tục hạ lãi suất huy động và lãi suất vay là điều tất yếu

Giảm là tốt đấy chứ. Dân không mua sắm nhiều là đức tính tốt, biết tiết kiệm đấy. Giờ đời sống khá rồi, ti vi tủ lạnh đầu máy... máy giặt nhà ai chả có, mua 1 cái dùng mấy năm, chưa hỏng sắm làm gì. Thế nên mới phải hạ giá Lương thực giảm là tốt, đời sống đỡ khổ

Đó là dấu hiệu tốt. Mọi thứ đang về đúng giá trị của nó. Giảm là giảm so với lúc tăng, chứ vẫn chưa về đúng giá trị thực của nó đâu. Còn phải giảm nữa. Bao giờ mớ rau muống về 1000k, cân thịt về 30k thì mới thực sự tốt..
 
Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ
Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ASEAN Regional Forum - ARF) REUTERS /Samrang Pring
Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ASEAN Regional Forum - ARF) REUTERS /Samrang Pring
Trọng Nghĩa

Gần một tuần lễ sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh không ra được bản Thông cáo chung, hãng tin Anh Reuters ngày 17/07/2012 đã thu thập lời chứng của nhiều nhà ngoại giao hiện diện tại các cuộc họp, để mô tả các cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề Biển Đông.

Cảm nhận của các phóng viên Reuters là nhiều người không che giấu thái độ bất bình với cách hành xử của nước chủ nhà Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của ASEAN, bị tình nghi là đã dùng mọi cách để áp đặt quan điểm của đồng minh Trung Quốc.

Micro của Ngoại trưởng Philippines bị tắt

Sự cố đầu tiên được Reuters ghi nhận liên quan đến Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Sáng thứ Năm 12/07, khi ông bắt đầu nói đến vấn đề nhạy cảm là hồ sơ Biển Đông trong một cuộc họp, bất chấp sự phản đối của Cam Bốt, đột nhiên micro của ông bị tắt.

Phía chủ nhà Cam Bốt khẳng định đó chỉ là một sự cố kỹ thuật, tuy nhiên một số nhà ngoại giao đã ám chỉ rằng sự cố đó phản ánh một thực tế thâm hiểm hơn, nằm trong một loạt các nỗ lực của Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, nhằm loại bỏ đề tài Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự.

Sự kiện đó cũng như nhiều sự kiện khác, được các nhà ngoại giao trực tiếp tham gia các cuộc họp và xin giấu tên kể lại cho Reuters, đã nêu bật tình trạng phân cực sâu đậm trong nội bộ khối Đông Nam Á dưới tác động của ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tổng thư ký ASEAN bị ngắt lời

Theo các nhà ngoại giao, Cam Bốt luôn luôn tìm cách đánh bật mọi nỗ lực đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển, cả trong các cuộc họp của ASEAN lẫn tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.

Một ví dụ cụ thể được nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á xác nhận là Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan chẳng hạn, đã bị Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong ngắt lời khi ông tìm cách đề cập đến vấn đề Biển Đông.

Ngoài việc ngăn chặn không cho ai đề cập đến Biển Đông, Cam Bốt còn bị cho là đã lạm dụng quyền chủ tịch để bác bỏ việc công bố bản Thông cáo chung có nhắc đến tranh chấp Biển Đông.

Reuters kể lại : Hôm thứ Sáu 13/07 là ngày cuối cùng của Hội nghị, vào hôm ấy các nhà ngoại giao đã phải rốt ráo làm việc để tránh cho cả khối bị bẽ mặt và thống nhất được trên một bản Tuyên bố chung vào giờ chót.

Có đến 18 dự thảo nhưng tất cả đều bị bác

Indonesia là nước có dấu hiệu hăng hái nhất. Theo một nhà ngoại giao ASEAN, thậm chí Ngoại trưởng Indonesia là ông Marty Natalegawa còn gọi đồng nhiệm Singapore, khi ấy đang ở sân bay, là phải quay trở lại để góp phần thảo ra bản Thông cáo chung.

Theo nhà ngoại giao kể trên, ông Natalegawa đã phải thảo ra đến 18 bản khác nhau để điều hòa quan điểm giữa Cam Bốt, và hai nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.

Thế nhưng các cố gắng đó rốt cuộc đã trở thành vô ích do thái độ khăng khăng của Cam Bốt, nhất quyết không chấp nhận bất kỳ ghi chú nào liên quan đến bãi cạn Scarborough - nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines - ngay cả khi Manila đã nhượng bộ và chấp thuận đề nghị của Indonesia chọn từ ngữ chung chung là “bãi cạn bị ảnh hưởng (affected shoal)”.

Đối với nhà ngoại giao đã kể lại sự cố trên, Cam Bốt là nước phải chịu trách nhiệm về việc Hội nghi ASEAN không có được thông cáo chung : “Lẽ ra chủ nhà phải đóng một vai trò tốt hơn, nhưng họ đã không làm như thế”.

Một nhà ngoại giao : Trung Quốc đã mua được lòng trung thành của Cam Bốt

Một nhà ngoại giao đã mô tả Cam Bốt, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, là "chủ tịch tồi tệ nhất", và cho biết là Trung Quốc đã thành công trong việc mua lòng trung thành của Cam Bốt và một số nước khác bằng sự hào phóng về mặt kinh tế.

Theo Reuters, diễn biến tại hội nghị ASEAN đã phá vỡ những nỗ lực nhằm xây dựng các "quy tắc ứng xử" trên biển trong năm nay giữa ASEAN và Trung Quốc, làm tăng nguy cơ là các sự cố ngày càng nhiều giữa hải quân các nước trên vùng biển dồi dào dầu khí bùng lên thành xung đột.

Sự cố đó cũng nêu bật những thách thức lớn đang chờ đợi Hoa Kỳ vào lúc nước này chuyển trọng tâm chú ý về quân sự và kinh tế qua châu Á nhằm đối phó với đà vươn lên của Trung Quốc. Biển Đông đã trở thành ngòi nổ quân sự tiềm tàng mạnh nhất châu Á do việc các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đang đẩy Trung Quốc vào thế chống lại Việt Nam và Philippines trong cuộc đua nhằm khai thác lượng dầu khí có thể rất lớn dưới đáy biển.
 
Vì sao Hun Sen đổi thái độ với Việt Nam?


Hôm 13 tháng 7 năm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Phnom Penh chấm dứt trong không khí chia rẽ gay gắt và thái độ của Campuchia trong vụ việc này đã làm nhiều người kinh ngạc.


Dư luận tố cáo Campuchia là con ngựa mồi của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN. Nhưng thực ra Campuchia không phải là con sâu làm rầu nồi canh hay con ngựa mồi của Trung Quốc. Campuchia, cũng như Lào, Việt Nam và Myanmar, chỉ là phần nổi của tảng băng bành trướng từ phương bắc xuống vùng biển phía nam.

Tác nhân chính trong việc chia rẽ hay phân tán nội bộ khối ASEAN là Trung Quốc.

Từ hơn mười năm qua, Bắc Kinh đã âm thầm mở rộng vòng đai ảnh hưởng xuống các quốc gia phía nam trong mục tiêu truy tìm những nguồn năng lượng mới. Chiến lược mở rộng vòng đai ảnh hưởng của Trung Quốc khá giản dị: mua chuộc sự trung thành bằng tiền.

Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia.

Những khoản đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc khoảng 1,19 tỷ USD, chủ yếu vào các ngành khai thác gỗ rừng, khoáng sản, xây dựng và khách sạn. Bắc Kinh còn hứa cho Phnom Penh vay với lãi suất thấp vào bảy lãnh vực chính như tài chánh, y tế, hàng không,thông tin, giao thông, vận tải, đặc biệt là 430 triệu USD để nâng cấp các cơ sở hạ tầng và 20 triệu USD để xây dựng quân y viện và trương đào tạo quân sự.

Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Campuchia với hơn 2,1 tỷ USD như xây dựng và nâng cấp các quốc lộ (1, 2, 3, 4, 6, 7) nối liền biên giới Lào và cao nguyên phía đông đến Vịnh Thái Lan và cảng Kompong Som.

Mối giao hảo Trung Quốc - Campuchia ngày càng thắm thiết.BBC.

Ngoài ra, về thương mại, hai bên cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương từ 2,56 tỷ USD lên 5 tỷ USD. Đó là chưa kể những khoảng tiền mua chuộc, đút lót cho các cấp lãnh đạo Khmer từ trung ương đến địa phương để được dễ dàng trong việc khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở. Số người Trung Quốc hiện diện chính thức trên lãnh thổ Campuchia khoảng 350.000 người, trong đó 200.000 người thường trú tại thủ đô Phnom Penh.

Trước những khoản tiền khổng lồ này, không một cấp chính quyền nào của Campuchia có thể làm ngơ.
"Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã giúp Hun Sen tiêu diệt và bóp nghẹt những tiếng nói đối lập nên nay Hun Sen tự do lộng hành"

Dư luận lo sợ rằng Campuchia sẽ trở thành một thuộc địa của Trung Quốc trong nội bộ ASEAN như Myanmar đã từng và đang cố vùng vẫy để thoát ra.

Nhưng có một yếu tố ít ai nhắc tới, đó là tính thực tiễn của các cấp lãnh đạo Khmer: chính sách đu dây hay thái độ hai mặt, nghĩa là biết ngả theo phe mạnh nhất để giữ gìn và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.

Cố thoát gọng kìm

Từ thế kỷ thứ 17 đến nay, các cấp lãnh đạo Campuchia đã áp dụng thái độ hai mặt để thoát khỏi thế gọng kìm giữa Việt Nam và Thái Lan và đã thành công. Đối với Phnom Penh, Trung Quốc ngày nay giống như Pháp hồi cuối thế kỷ 19 là cường quốc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Campuchia trước sự "chèn ép" của Thái Lan, như tại đền Preah Vihear, và Việt Nam trong việc phân chia ranh giới dọc khu vực Takeo và Svay Rieng.

Chính vì thế, trước những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông, thái độ của Phnom Penh là trung lập, cũng như Sihanouk trước kia trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1965-1975). Từ chối ủng hộ Việt Nam và Philippines và không ghi vào bản tuyên bố chung cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao ngày 13 tháng 7 vừa qua, nằm trong lô gích này.

Là một quốc gia nhỏ bé và yếu kém, lại nằm giữa hai gọng kềm Việt Nam và Thái Lan, Campuchia luôn bị thiệt thòi trong việc xác định làn ranh phân chia lãnh thổ và lãnh hải với cường quốc khu vực. Trong Vịnh Thái Lan, thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Campuchia bị teo lại bởi những hải đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và Thái Lan, các cấp lãnh đạo Khmer đã tỏ ra bực tức trước sự thiệt thòi này nhưng không biết giải quyết bằng cách nào.

Trên đất liền cũng thế, Campuchia không có tiếng nói mạnh để ấn định làn ranh phân chia lãnh thổ với Việt Nam và Thái Lan theo ý mình. Để bảo vệ địa vị lãnh đạo của mình, các cấp chính quyền Khmer trước kia đã biết cậy nhờ sự che chỡ của Việt Nam và Thái Lan để loại trừ đối thủ, bù lại các thế lực bảo vệ được hưởng những quyền lợi mong muốn.

Ngày nay thế lực này là Trung Quốc, không những thế quốc gia Campuchia còn được giúp đỡ trực tiếp, phản ứng tự nhiên của các cấp chính quyền Khmer là ngả theo Trung Quốc. Quốc gia bị thiệt thòi nhất trước sự trở mặt này có lẽ là Việt Nam.
 
Công ty dầu quốc doanh Ấn Độ ONGC sẽ tiếp tục thăm dò lô dầu 128 trên Biển Đông của Việt Nam thêm 2 năm nữa.

Báo Indian Express nói rằng lô dầu naà nằm trong 9 lô dầu Trung Quốc rao thầu, và đã bị chính phủ Hà Nội phản đối.

ONGC hiện diện at5i Việt Nam với 45% cổ phần tại lô dầu 06.1 và có 100% cổ phần ở lô 128.

Công ty cũng có mặt ở lô dầu 127 sau khi mua 100% cổ phần nhưng đã quyết định giao laạ cho Petrovietnam sau khi thấy không có chất hydrocarbon ở đây.

ONGC có đầu tư 68 triệud 96o vào lô 127 và khoảng 46 triệu đô vào lô 128.
 
Kết quả kinh doanh quý II của nhiều doanh nghiệp lần lượt được công bố đã giúp thị trường duy trì được mức thanh khoản cải thiện so với giai đoạn trước đó. Mặc dù có sự trái chiều ở diễn biến của 2 chỉ số, tuy nhiên lực cầu vẫn tập trung mạnh vào các mã đầu cơ có kết quả kinh doanh tốt như REE, CSM, VNE, BMC…vv Ngoài ra số mã tăng giá vẫn cân bằng với số mã giảm giá cho thấy sự tích cực trong tâm lý nhà đầu tư không thay đổi.

Về phương diện kỹ thuật, thị trường tăng có diễn biến trái chiều cùng thanh khoản được giữ vững ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Điều này cho thấy có sự phân hóa rõ nét ở những mã cổ phiếu trên 2 sàn, và chúng tôi vẫn giữ bậc tăng cho xu hướng ngắn hạn và dự đoán chỉ số HNX INDEX sẽ tiến đến vùng kháng cự trước mắt ở khoảng 74-76 điểm. Do đó đối với những nhà đầu tư theo chỉ số, thì việc chờ đợi phản ứng tích cực ở vùng trên để tiếp tục thiết lập vị thế mua theo đà là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên cũng không loại trừ có một số nhà đầu tư có khả năng lựa chọn được những cổ phiếu dẫn đầu ở 2 sàn thì vẫn có thể tham gia giải ngân để có lợi thế về T+.
 
Chứng khoán chờ thời
"Chứng khoán là niềm tin. Hiện tại chưa thể biết chính xác khi nào kinh tế phục hồi, thì làm sao biết bao lâu nữa niềm tin quay trở lại. Do đó, chứng khoán đang ở giai đoạn chờ thời" - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Nguồn: ndhmoney.vn
 
khi mọi người xung lên vì tt lên 9 điểm thì ta bình tĩnh ngồi lắng nghe thiên hạ nói ...
( trích ý kiến của một nhà đầu tư thực dụng ...)
.......
a sẽ chia tiền làm 3 phần: Vàng đang rẻ a sẽ múc giá 42 chờ lên 84 bán, kiếm 100% ngon ơ, trước giờ có ai chết vì mua Vàng chưa? Một phần a sẽ mua đô, mua đô 21 chờ lên 42 a bán, làm quả 100% ngon choét. Phần còn lại anh mua đất loanh quanh Hà Nội, giá đất đang xuống, các chuyên gia bẩu BĐS chạm đáy rồi, giờ chỉ còn 40-50tr/m thôi, không giảm nổi nữa đâu, mà riêng món này a nói cho chú biết nhá: Người đẻ chứ đất không bao giờ đẻ được nên cứ mua để đó chờ một thời gian, một năm không lên thì 5-10-15 năm ắt phải lên, khi nào giá đất lên 80-100tr/m anh bán, oánh chén 100% ngon choét, làm giàu không khó ! Còn Chứng khoán thì cho anh xin, giờ mua 1 mã giá 4.000 - 5.000 chờ đến bao giờ nó mới lên được 8.000 - 10.000, chờ đến mùa quýt hử?

Khi BMC hoàn thành dây chuyền thứ hai xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Mừng những tháng cuối năm .
 
FLC: Hàng chân sóng, lịch sử phi thì ai cũng phải kính nể. Mua và giữ luôn thì càng tốt. Quý II sẽ có lợi nhuận 220 tỷ hạch toán do sát nhập với FLC land. Tin ra là không múc nổi đâu.
 
"Tổng thống Syria bị thương, vợ chạy sang Nga"
- Nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ loan tin Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bị thương sau vụ đánh bom ở Damascus ngày 18-7, còn đệ nhất phu nhân bỏ chạy sang Nga.
Nguồn tin của Hurriyet cho biết ông Assad trúng nhiều vết thương trong vụ đánh bom trụ sở An ninh quốc gia. Còn theo Reuters, các nguồn tin đối lập cùng một nhà ngoại giao châu Âu cho rằng ông Assad đang ở thành phố ven biển Latakia, trực tiếp điều hành chiến dịch đáp trả vụ đánh bom, nhưng không rõ ông đến đây trước hay sau vụ tấn công.


Có tin ông Assad bị thương, còn vợ chạy sang Nga. Ảnh: London Evening Standard

Cho đến nay, tổng thống Syria vẫn chưa lộ diện. Kênh truyền hình Al-Arabiya tường thuật chuyên cơ của tổng thống Assad đã rời Damascus trước vụ đánh bom. Hành khách trên máy bay không rõ là ai nên càng làm tăng thêm các suy đoán.

Vụ đánh bom đã giết chết Bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha, Thứ trưởng Quốc phòng và là anh rể tổng thống Assef Shawkat, Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Ibrahim al-Shaar, và trợ lý tổng thống - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hasan Turkmani.

Bộ trưởng Thông tin Umran al-Zuabi cáo buộc vụ đánh bom có bàn tay tổ chức của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ả Rập Saudi và Israel.

3 quan chức cấp cao Syria thiệt mạng: Bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha, trợ lý tổng thống Hasan Turkmani,
Thứ trưởng Quốc phòng và là anh rể tổng thống Assef Shawkat (từ trái sang). Ảnh: AP, Reuters

Theo một số nguồn tin, các tay súng của Quân đội Syria tự do (FSA) đang tiến vào Damascus dễ dàng. Trong ngày 19-7, hàng chục tướng lĩnh Syria đã bỏ chạy sang Cyprus. Giới phân tích dự đoán quân chính phủ sẽ sớm mất kiểm soát ở nhiều thành phố vốn là điểm nóng của biểu tình. Bạo lực cũng lan sang phía bắc Lebanon, cụ thể là tỉnh Tripoli.
 
Hôm nay TT sẽ điều chỉnh giữa phiên, ai vào thì vào nhé. Không nên đua trần đầu phiên

tớ chẳng thấy các cp hotline điều chỉnh gì cả , còn con SBS thì tớ cần điều chỉnh nhưng bọn sacom láu cá ra tin dỏm và kết quả là nó CE cứng nhắc - đó chính là đặc tính của TTCKVN.

Hôm nay BMC hoàn thành dây chuyền thứ tư xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Nó chơi trò M&A ..Xin Mừng cho những tháng cuối năm .
 
con BMC
Một giả định đặt ra, sau khi chốt 70, xuống 60 vào lại một ít, sau đó BMC lại đẩy lên phá 70.5 các bác có vào hàng không? Em và em sẽ vào sau khi break 70.5, rồi xem xét mốc 85 như thế nào.
 
Trong xu hướng giảm cứ phiên chiều đổ hàng ra bán, trong xu thế đảo chiều gần đây, cứ phiên chiều lại móc tiền ra mua…kiểm chứng thêm để confirm uptrend. Có vẻ trend này do BVH cầm đầu chứ không phải HNX30 như đã từng nghĩ.
 
các nhà đầu tư có đúng 4 phút từ
13g41 đến 13g45 để múc em thái hòa thv , sau đó thì CE, thế cho nên phiên ATC chiều nay 20/7 là
"Lệnh mua rất dứt khóat
Sẵn sàng chặn múc tại tham chiếu"

Hôm nay BMC hoàn thành dây chuyền thứ tư xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Nó chơi trò M&A ..Xin Mừng cho những tháng cuối năm .
 
anh xem nó ra ATC mua con BMC kìa , nhầm là bay mất hàng ngay.

Hôm nay BMC hoàn thành dây chuyền thứ tư xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Nó chơi trò M&A ..Xin Mừng cho những tháng cuối năm .
 
Back
Top