Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Nga thương lượng mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba
Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 3/6/ 2012.
Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 3/6/ 2012.
REUTERS/Jim Watson/Pool
Thụy My

Hãng thông tấn Nga RIA-Novosti hôm nay 27/07/2012 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga loan báo, Matxcơva đang thương thảo để mở lại các căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang ở thăm Nga cũng tuyên bố, Hà Nội sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Matxcơva.

Trả lời hãng tin Nga về tình hình các cuộc thương lượng từ nhiều năm qua đã đi đến đâu, Phó đô đốc Viktor Tchirkov, Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga khẳng định : « Chúng tôi tiếp tục hành động để lực lượng hải quân Nga có thể đóng quân ở ngoài biên giới Liên bang Nga. Trong khuôn khổ kế hoạch mang tính quốc tế này, chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề thành lập các căn cứ hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật tại Cuba, quần đảo Seychelles và tại Việt Nam ».

Cuộc phỏng vấn trên đây được đăng tải trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Sotchi, Hắc Hải trong ngày hôm nay.

Trước khi bước vào cuộc họp, Chủ tịch Trương Tấn Sang khi trả lời đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đã tuyên bố : « Việt Nam đã từng có quan hệ hợp tác và đối tác chiến lược chặt chẽ với Nga trong một thời gian dài, và quan hệ đối tác này sẽ tiếp tục được triển khai ».

Ông Trương Tấn Sang nói thêm : « Đó là lý do vì sao chúng tôi ưu tiên cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh, đặc biệt là trong mục đích hợp tác quân sự. Sau khi Nga chấm dứt sự hiện diện quân sự tại đây, Việt Nam đã quản lý toàn bộ cảng Cam Ranh và không hề có ý định hợp tác với quốc gia nào khác theo hướng sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự ». Chủ tịch Việt Nam nhấn mạnh : « Việt Nam có toàn quyền quyết định trên lãnh thổ của mình, và Cam Ranh là một cảng của Việt Nam ».

Cảng Cam Ranh nằm tại vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, là cảng nước sâu lý tưởng nhất Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan trọng. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, đến năm 1979 cảng Cam Ranh đã được Hà Nội cho cho Matxcơva thuê với thời hạn 25 năm và trở thành căn cứ hải quân ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô thời đó.

Hồi năm 2001, lúc đó ông Vladimir Putin đã là Tổng thống Nga, đã loan báo việc chấm dứt hợp đồng, rời khỏi căn cứ hải quân Cam Ranh. Nga cũng rút khỏi Cuba, nơi có một trạm nghe trộm đặt ở Lourdes từ thời Liên Xô. Vào thời đó, Matxcơva giải thích các quyết định trên đây là do bàn cờ chính trị thế giới thay đổi, và sự cần thiết phải tập trung các nỗ lực để đối phó với mối đe dọa khủng bố.

Ngoài cảng Sébastopol tại Crimée ở miền nam Ukraina, nơi đặt căn cứ của hạm đội Hắc Hải, Nga chỉ giữ lại một « điểm tiếp liệu và hỗ trợ kỹ thuật » tại cảng Tartous thuộc Syria, được Hải quân Nga sử dụng từ thập niên 70.
 
Dương Chí Dũng vẫn “luẩn quẩn” trong nước ?

Nói về những việc cán bộ bỏ trốn sau khi gây sai phạm nghiêm trọng, ông Hương nói, xưa nay chưa có trường hợp cán bộ nào bị khởi tố, tạm giam mà bỏ trốn như trường hợp Dương Chí Dũng. "Khi một cán bộ bị khởi tố thì có 3 cơ quan được biết trước thông tin. Đó là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan chủ quản của cán bộ đó. Cá nhân tôi cho rằng, rất khó có khả năng lọt lộ thông tin từ phía cơ quan điều tra và Viện kiểm sát bởi họ có cơ chế giữ bí mật cực kỳ tốt".
Ông nhận định, có 2 khả năng về nơi trốn của ông Dũng. Hoặc là ông Dũng đã bỏ trốn ra nước ngoài. Việc bỏ trốn ra nước ngoài với một người có chức vụ cao như ông Dũng không hề khó. Nhất là khi ông Dũng nắm giữ lượng tiền cực lớn nếu đã được chuyển ra nước ngoài thì trốn đi và lập quốc tịch mới là chuyện đơn giản.
Nhưng để trốn ra nước ngoài thì ông Dũng phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch rất kỹ và phải có thời gian từ trước đó. Và nếu trường hợp trốn đi nước ngoài, tội phạm kinh tế thích trốn sang Canada, ông Hương nhận định.

Thông thường, tội phạm kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc thích trốn sang Canada và một số quốc gia phương Tây để tránh sự trừng phạt của pháp luật ở nước sở tại.
Lý do là theo luật, Canada chỉ dẫn độ người nước ngoài ở Canada với một “đối tác dẫn độ” đã được thiết lập. Mà để trở thành “đối tác dẫn độ” của Canada thì nước đó phải có một thỏa thuận hay hiệp ước dẫn độ đã ký với Canada.
Ngoài ra, Canada còn là quốc gia không áp dụng án tử hình nên cấm dẫn độ tù nhân cho những nước áp dụng án tử hình đối với họ. Khoảng 30 năm trở lại đây, đã có khoảng 4000 đến 10.000 quan chức, tội phạm kinh tế của Trung Quốc trốn sang Canada, Mỹ, Úc,…Trong số đó, nhiều tên tội phạm đã thoát án tử hình nhờ luật dẫn độ của các quốc gia này.

Tuy nhiên, theo thông tin từ báo chí thì ông này mới chỉ biến mất trước khi có lệnh tống đạt, tạm giam vài giờ thì khả năng cao là ông Dũng vẫn đang “luẩn quẩn” đâu đó trong nước, ông Hương nhận định.

Một cán bộ điều tra Bộ Công an cũng đồng nhất với đánh giá này. Bởi thông thường, một tội phạm phải chuẩn bị kỹ càng, trong khoảng thời gian không phải là ngắn nếu muốn bỏ trốn khỏi sự trừng phạt của cơ quan pháp luật nước sở tại.

Truy tới cùng: Ai để lộ thông tin?
Về lý do vì sao ông Dũng phải bỏ trốn, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, rất có thể để có đủ thời gian chạy tội. Điều làm ông thắc mắc và cho rằng cần phải truy tới cùng là việc ai đã để lộ thông tin cho ông Dũng biết trước mà bỏ trốn?
Ông Hương cho biết thêm, khi Tổng Công ty Xây dựng đường thủy bị thua lỗ, đã có lần ông Dũng (khi đó làm Tổng Giám đốc - PV) tới nhà ông Hương để “nhờ vả”, nhưng ông Hương nhất quyết không can thiệp.
Và có lẽ chính từ chuyện này, nhiều người hiểu lầm rằng ông Hương “đỡ đầu” ông Dũng lên làm Cục trưởng Hàng hải.
http://www.baomoi.com/Ong-Duong-Chi-...58/8540205.epi
 
Tại Thượng đỉnh vừa qua của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN, các nước đã không đạt được thống nhất để có một bản thông cáo chung. Đây là lần đầu tiên mà sự kiện như vậy xảy ra từ khi tổ chức này được thành lập 45 năm về trước. Giới quan sát quốc tế nói đến một lý do của tình trạng này là sự ngần ngại của Cam Bốt là nước đăng cai tổ chức, do Chính quyền Trung Quốc dùng áp lực kinh tế để gây chia rẽ trong nội bộ của ASEAN. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những đòn bẩy kinh tế nhắm vào các mục tiêu ngoại giao. Xin thính giả đón nghe phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Trung Quốc đã viện trợ cho Cam Bốt đến 10 tỷ Mỹ kim và năm ngoái thì đầu tư trực tiếp vào xứ này một kim ngạch cao gấp mười số đầu tư của Hoa Kỳ. Giới quan sát quốc tế cho rằng đấy là đòn bẩy kinh tế đã khiến Cam Bốt gây trở ngại cho việc 10 quốc gia Đông Nam Á thống nhất được quan điểm về cách ứng xử ở ngoài Đông Hải trước sự bành trướng của Trung Quốc. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ tìm hiểu về loại áp lực đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là trong quan hệ giữa các nước với nhau, kinh tế có giữ một vai trò quan trọng và có thể chi phối khía cạnh ngoại giao hay an ninh. Nhưng nếu các nước dân chủ phải tôn trọng quy luật thị trường và chỉ dùng viện trợ làm phương tiện tác động tích cực về mặt ngoại giao thì các nước độc tài lại có thể dùng đòn bẩy kinh tế để gây áp lực tiêu cực hầu đạt mục tiêu của họ. Trung Quốc là một nước độc tài đã nhiều lần dùng sức ép đó với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây là lãnh đạo các nước phải ý thức được sự kiện này hầu tránh được hoàn cảnh bất lợi là để Trung Quốc tròng được cái dây thòng lọng kinh tế vào cuống họng mình.

- Một cách rộng lớn, người ta có thấy Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Tự do Mậu dịch với hiệp hội ASEAN từ 10 năm trước là năm 2002 cũng tại thủ đô Phnom Penh. Hiệp định mở ra một khu vực tự do thương mại với thuế quan rất thấp giữa 11 nước với nhau kể từ đầu năm 2010. Nhưng bên trong thì họ tiến hành chiến lược tôi gọi là "bẻ đũa từng chiếc" để tranh thủ từng nước riêng khiến Hiệp hội ASEAN khó có một quan điểm hay đối sách thống nhất với Bắc Kinh.

Vũ Hoàng: Như vậy, chúng ta có thể khởi đi từ sợi dây thòng lọng này của Trung Quốc và trước tiên là chuyện Cam Bốt như người ta đã có thể thấy hôm 12 vừa qua.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về lịch sử thì ta đều biết hoàn cảnh cầm quyền của đương kim Thủ tướng Cam Bốt, ông Hun Sen, một người lãnh đạo lâu nhất của các nước Đông Nam Á kể từ 25 năm nay. Hoàn cảnh cầm quyền lúc đó của ông ta là do sự yểm trợ của lãnh đạo Hà Nội.
 
- Nhưng sự tình có thay đổi kể từ Tháng Bảy năm 1997 là khi Hun Sen tiến hành đảo chính để lật đổ đồng thủ tướng thời ấy là Norodom Ranariddh khiến ông này phải lưu vong qua Thái Lan. Khi theo dõi tình hình kinh tế xứ này thì mình cũng thấy ra là ngay sau đó, giới đầu tư Đài Loan bị đẩy ra ngoài và Trung Quốc tiến sâu vào mặt trận kinh tế để có ảnh hưởng mạnh về chính trị. Khi ấy, xứ Cam Bốt hết còn quan hệ khắng khít với Việt Nam như trước mà nhiều người ít để ý.

- Cũng vì không để ý nên ít người thấy Bắc Kinh viện trợ khá nhiều cho chính quyền Phnom Penh khiến Cam Bốt có lập trường hết còn thống nhất với các nước trong Ủy ban Mekong ở dưới hạ nguồn của con sông. Dự án viện trợ hai triệu Mỹ kim để xây dựng Dinh Hoà Bình ở Phnom Penh, là nơi có Thượng đỉnh ASEAN vừa qua, đã khởi sự từ thời ấy rồi.

- Tình hình cũng đã có xoay chuyển tương tự ở tại Lào, khi mà lãnh đạo xứ này có lập trường ngày càng khác biệt với Hà Nội. Một thí dụ nóng hổi là đập thủy điện Xayaburi được Lào thực hiện để bán điện cho Thái và gây mâu thuẫn quan điểm với Cam Bốt và Việt Nam. Nghĩa là các nước có quyền lợi sinh tử với sông Mekong do Trung Quốc kiểm soát trên thượng nguồn đã hết thống nhất về nhận thức và ý chí sinh tồn với nhau.

- Một thí dụ đầy ý nghĩa là việc các nước muốn tổ chức sinh hoạt chào mừng hiệp định hợp tác Tiểu vùng Mekong vào Tháng Tư năm 1995 bằng một con thuyền di chuyển từ Thái Lan qua Việt Nam. Thế rồi con thuyền này mắc cạn vì trên thượng nguồn Trung Quốc đã ngăn nước để đưa vào đập Mạn Loan của họ ở Vân Nam! Chuyện nước nôi trên thượng nguồn là một vấn đề sinh tử cho cả tỷ người Á châu ở dưới hạ nguồn, từ Ấn Độ qua Việt Nam mà có thể là chúng ta sẽ đề cập tới trong một kỳ khác.

Vũ Hoàng: Như ông trình bầy thì những sự việc ngày nay có mầm mống sâu xa từ hơn chục năm trước mà dư luận không mấy để ý?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có lẽ như vậy nên dư luận chẳng để ý là đầu Tháng Bảy năm 1996, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội Tám thì Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc khi đó đã qua tham dự với một phái đoàn hùng hậu của 150 doanh gia Trung Quốc, tất nhiên là cán bộ của hệ thống kinh tế nhà nước. Họ đi khắp nơi để gọi là phát triển dự án đầu tư mà thực sự là tung tiền ảnh hưởng tới cơ cấu đảng ngay từ cấp cơ sở ở dưới với kết quả đang thấy ngày nay.

- Tôi cho là Việt Nam đã thực tế rơi vào quỹ đạo Trung Quốc kể từ đó sau khi tái lập bang giao với Bắc Kinh và coi ý thức hệ cộng sản là tư tưởng chỉ đạo cho quan hệ giữa hai nước. Sợi dây thòng lọng được lồng từ đó rồi và ngày càng siết chặt hơn do tánh tham của các đảng viên khiến kinh tế Việt Nam ngày nay lệ thuộc quá nặng vào Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Đấy là những gì xảy ra tại các quốc gia lân bang với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, như Việt, Miên, Lào, Thái và Miến Điện. Hình như là chuyện ấy cũng xảy ra với các nước ở xa hơn, thí dụ điển hình là Philippines. Có phải như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta không nên quên là vào năm 2004. Bắc Kinh đề nghị các nước có tranh chấp về chủ quyền trên các quần đảo ngoài khơi Đông Hải là hãy tạm gác mâu thuẫn qua một bên để cùng nhau hợp tác thăm dò tài nguyên năng lượng nằm ở dưới. Chính quyền của bà Gloria Macapagal-Aroyo đã đồng ý khiến Hà Nội cũng ngả theo mà rốt cuộc việc hợp tác chẳng đi tới đâu, cho tới quyết định gần đây của Bắc Kinh là nâng cấp hành chính cho tỉnh Tam Sa và đòi mở ra chín lô thăm dò dầu khí ngay trên thềm lục địa của Việt Nam.

- Một thí dụ gần đây hơn là chuyện trái chuối trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines. Tháng Năm vừa rồi, tranh chấp bùng nổ giữa hai nước về Bãi cạn Scarborough nằm gần Vịnh Subic của Phi khi ngư phủ Philippines bắt giữ ngư phủ Trung Quốc hoặc người Trung Quốc thủ vai ngư phủ và xâm phạm vào vùng chủ quyền của Phi.

- Giữa khung cảnh căng thẳng ấy, hôm mùng chín Tháng Năm, Bắc Kinh bỗng tri hô rằng chuối của Philippines thiếu tiêu chuẩn vệ sinh nên phải chịu chế độ cách ly. Philippines xuất khẩu chuối nhiều nhất là qua Nhật, năm ngoái thu về 75 triệu đô la, kế tiếp là qua Trung Quốc, một thị trường có sức tăng trưởng rất nhanh. Khi quyết định tạm ngưng nhập khẩu chuối - tức là sẽ để cho hư thối – Bắc Kinh gây áp lực về nhiều mặt cho Chính quyền Manila. Thứ nhất là mất một nguồn thu về ngoại tệ, thứ nhì là gây khó khăn cho hai chục vạn nông dân trồng chuối khiến họ phàn nàn chính quyền. Nó cũng tương tự như động thái của Trung Quốc khi ảnh hưởng vào các doanh gia người Phi gốc Hoa dưới chính quyền khá tham nhũng của Tổng thống Macapagal-Arroyo.

Vũ Hoàng: Hình như Trung Quốc không chỉ gây áp lực kinh tế với các nước Đông Nam Á mà còn sử dụng đòn bẩy đó với nhiều nước khác, thưa ông có phải như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng vậy và thí dụ nổi bật là với cả Nhật Bản vào năm kia.

- Tháng Chín năm 2010, Bắc Kinh quyết định ngưng xuất khẩu các kim loại cần thiết cho công nghiệp mà người ta gọi là "đất hiếm" chỉ vì tuần duyên Nhật Bản đã bắt giữ một ngư thuyền Trung Quốc gần đảo Senkaku mà Trung Quốc nhận là của mình với tên gọi là Điếu Ngư Đài. Lý do chính thức là vì họ cạn nguồn đất hiếm và phải tính lại giá bán cho cao hơn mặc dù họ vẫn xuất khẩu qua nhiều xứ khác, kể cả Hong Kong và Singapore. Lý do thực tế vẫn là để gây sức ép với Nhật Bản và sau này với cả Hoa Kỳ và Âu Châu.
 
- Với Âu Châu, ta cũng không quên rằng năm 2010 đó, Ủy ban Nobel ở xứ Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, một nhà báo bất đồng chính kiến và đang bị cầm tù. Mặc dù Ủy ban Nobel là cơ chế hoàn toàn độc lập, Bắc Kinh vẫn gây áp lực với Chính quyền Na Uy bằng cách ngưng thương thuyết hiệp định tự do mậu dịch và hạn chế nhập khẩu cá hồi cũng vì lý do vệ sinh khiến số xuất khẩu của Na Uy bị sụt mất 60% trong năm sau dù số tiêu thụ của thị trường Trung Quốc đã tăng 30%.

- Nói chung, các nước độc tài và thiếu dân chủ thường hay dùng đòn bẩy kinh tế để gây sức ép chính trị. Một trường hợp tương tự là khi Liên bang Nga đơn phương quyết định ngưng cung cấp khí đốt cho Cộng hoà Ukraine hôm mùng một Tháng Giêng năm 2009. Quyết định này gây khó cho Chính quyền Ukraine và giúp cho phe thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovich trở lại cầm quyền. Quyết định này cũng gây phân hóa cho Âu Châu vì các nước, nhất là Đức, phải nhập khí đốt của Nga chuyển vận qua lãnh thổ Ukraine. Chính là các nước Âu Châu đã vì quyền lợi của mình mà gây thêm sức ép cho Ukraine.

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, trong chương trình phát thanh cách đây hai tuần, ông có nói đến một "liên minh của sự sợ hãi" giữa các nước độc tài như Trung Quốc hay Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin. Qua những gì ông vừa trình bày thì các nước đó đâu có sợ hãi mà vẫn dám lấy quyết định táo tợn và đi ngược với quy luật trao đổi kinh tế tự do. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có vấn đề đầu tiên là đạo đức, dù sao vẫn là giá trị phổ cập mà đa số các nước trên thế giới đều muốn tôn trọng. Khi dùng sức ép kinh tế một cách ngang ngược như vậy thì các nước độc tài càng phơi bày bộ mặt thật và đấy là một điều thật ra vẫn bất lợi về ngoại giao. Thí dụ nóng hổi là lập trường của Nga và Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về nạn Syria tàn sát người dân.

- Chuyện thứ hai là đòn bẩy kinh tế đó thường chỉ công hiệu với các nước yếu thế và thiếu thống nhất với nhau. Nhưng nếu áp dụng mãi thì nó lại gây tác dụng ngược là khiến các nước nạn nhân càng dễ đoàn kết với nhau. Tôi xin được nêu một thí dụ là Sáng kiến Hợp tác Tiểu vùng Mekong do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đề xướng năm 2009.

- Ai cũng có thể nghĩ rằng đấy là một phản đòn của Mỹ trước sự khuynh đảo của Trung Quốc. Nhưng nếu xét cho kỹ thì mình thấy rằng một xứ dân chủ có thể dùng biện pháp tích cực là viện trợ để thuyết phục các nước khác cùng chia sẻ một chủ trương ngoại giao có lợi chung. Nó khác hẳn lề thói ngang ngược của Bắc Kinh. Chính là điều ấy mới khiến lãnh đạo nhiều nước liên hệ phải xét lại quan điểm về lợi ích khi hợp tác với Bắc Kinh, một điển hình là sự chuyển hóa của Miến Điện qua chế độ dân chủ hơn mà thế giới đang chứng kiến.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, trước hoàn cảnh đó thì các nước đang làm ăn với Trung Quốc nên hành xử như thế nào?

Nguyện-Xuân Nghĩa: - Ta thấy tại các nước dân chủ có quyền tự do báo chí thì dư luận thường xuyên nêu vấn đề về quy cách ứng xử đáng chê trách của Trung Quốc. Một thí dụ là chương trình phát thanh này của chúng ta. Một thí dụ khác là khi dư luận được biết, họ có thể tự huy động thành sức mạnh gây áp lực với chính quyền và các doanh nghiệp có tính chất đồng lõa với Bắc Kinh. Ta không nên đánh giá thấp phản ứng này của quần chúng.

- Tại các nuớc thiếu dân chủ và không có tự do báo chí thì chính quyền thật sự đã bị Trung Quốc vận dụng để thực hiện những điều có hại cho quyền lợi quốc gia vì chẳng hạn như khi Bắc Kinh bẻ đũa từng chiếc thì chính mình đã bị bẻ gãy và sự thiếu đoàn kết đa phương càng khiến quốc gia bị lệ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh. Khi người dân Việt Nam biểu tình chống lại thái độ ngang ngược của Trung Quốc mà lại bị chính quyền Hà Nội cấm đoán thì lãnh đạo Việt Nam cho thấy quyền lợi của họ nằm ở đâu!

- Tôi lại xin kết thúc bằng một truyện ngụ ngôn viết trong cuốn Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Có ông phú hộ đó sợ bị trộm nên bao nhiêu của quý đều chất vào một cái rương, bên ngoài có khóa và đóng đai cho chặt. Khi kẻ trộm lẻn vào thì chỉ ôm lấy cái rương là lấy được hết và trên đường đào tẩu, hắn còn cám ơn cái khóa là không bị bung. Chính quyền độc tài đã khóa chặt người dân và trao cả cơ đồ cho ngoại bang. Vì vậy, muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia trước sức ép của ngoại bang thì người ta phải có dân chủ. Chính là nền dân chủ đã giúp Philippines có một chính quyền độc lập và tự tin hơn trước sức ép của Trung Quốc. Cũng vậy, ta sẽ thấy sự chuyển hóa tốt đẹp hơn cho xứ Miến Điện tiếp giáp với Trung Quốc nếu nền dân chủ sẽ được thực thi.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
 
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/201...au-o-cam-ranh/

Hiện có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Nga đang quan tâm đặc biệt tới cái bánh thơm phức Biển Đông. Ít nhất thì Mỹ, Ấn và Nga đều thèm nhỏ rãi Cam Ranh. Chơi với Mẽo khá sòng phẳng. Ít ra thì xưa nay tất cả đồng minh của Mẽo đều lợi nhiều hơi hại. Nhưng có nhanh quên đến mấy cũng phải nhớ nó mới tẩn nhau với Việt Nam trong cuộc chiến kéo dài hơn chục năm. Ấn độ cũng rất tử tế với Việt nam ta. Ấn bị Tàu dí súng vào háng, nên cũng tìm cách thò dao găm sau lưng Tàu. Có điều sức mạnh của Ấn cũng phọt phẹt.Chỉ có Nga là ổn nhất. Nga chi viện cho Việt Nam cực lớn, cả vũ khí khí tài trong thời chiến cũng như đào tạo khoa học kỹ thuật hàng chục năm hậu chiến. Việt Nam, đổi lại, mới chỉ có mấy bài chửi nghe hơi vô ơn kiểu: Nga nó không tử tế gì đâu, đem Việt Nam ra làm bãi thử vũ khí cho nó chứ hay ho đ. ... gì. Tôi vẫn nhớ những năm 87-89, dân ta toàn đem những cuốn tạp chí Nga in rất đẹp và cho không dân Việt nam ra gói xôi. Ấy vậy mà Nga vẫn tử tế với Việt Nam. Cho Nga vào Cam Ranh là đẹp nhất. Cứ cho tầm 10 con tàu chiến vào Cam Ranh, rồi hàng ngày lượn lờ trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Việt Nam, xem thằng Tàu làm gì???
 
Hôm nay nói chuyện với bà bán cháo rong :
Bà ấy nói ở trọ vay bọn cho vay nặng lãi như sau:
Tôi vay năm triệu thì tiền lời một ngày phải trả là 100.000 đồng /ngày
Theo tôi tính thì cứ 1.000.000 thì một ngày phải trả 20.000 đồng / ngày
Tính theo lãi suất ngân hàng thì thế này :
20.000 đồng/ngày x 30 ngày = 600.000 đồng / tháng
600.000 đồng : 1.000.000 đồng vay = 60 %/ tháng
(1 ngày tiền lãi = 2% / ngày)
Tính ra = 720%/ năm
Thế mà bà bán cháo vẫn có tiền để trả góp cho chúng, bọn cho vay nặng lãi
Chỗ bạn họ cho vay thế nào ? lãi khủng khiếp hơn cả chơi chứng khoán
 
kinh tế vn chúng ta sẽ chính thức suy thoái nặng vào đầu năm 2013,,,
với những gì mà các cấp lãnh đạo đánh giá,,,thì các quyết sách thời gian tới sẽ kg có gì thay đổi,,,

doanh nghiệp & ngân hàng sẽ vẫn kg có tiếng nói chung,,,,

trách nhiệm vẫn luôn thuộc về NHNN,,chính phủ,,, chứ kg thuộc về NHTM,,,
nhà nước đang muốn ép NHTM,,,nhưng NHTM là một thế lực kg dể bắt nạt,,,,họ tỏ ra là 1 khối thống nhất đáng sợ,,,,biến các trò ""chính sách "" của NHNN thành trò hề...( lãi suất cho vay củ về 15%),,,,tư duy của NHNN như đứa trẻ mẫu giáo,,,mị dần,,,ngu đần...
điều đáng sợ nhất khi suy thoái xảy ra là doanh nghiệp chết hàng loạt,,,thất nghiệp sẽ lên mức rất cao,,,,xã hội rối loạn,,,CPI tăng tốc trỡ lại.
các nhà điều hành kinh tế của chúng ta vẫn chưa thật sự thấy những vấn đề đang tồn tại trong nền kinh tế,,,,đó là điều hết sức nguy hiểm,,,

tôi chưa bao giờ thấy nền kinh tế VN chúng ta lại tồi tệ như lúc này,,,,suy thoái thật sự rồi,,,chứ kg còn là chuyện đùa nữa,,,,CPI giảm chỉ là một chỉ báo đơn thuần,,,nó kg thể bao hàm giải thích cho sức khỏe của 1 nền kinh tế được,,,
"" muốn nền kinh tế hồng hào lên,,,thì chỉ cần bơm vài trăm ngàn tỷ là xong""" ,,,một câu nói kg hồn của thống đốc Bình,,,câu nói này kg nên nói ra,,,vì ai cũng nói được ,,,cần gì thống đốc nói,,,hoàn toàn vô bổ,,,

cái doanh nghiệp,,,nền kinh tế cần lúc này là giải pháp cụ thể,,,nhằm giải quyết khó khăn cho nền kinh tế,,,chứ kg cần những câu nói sáo rỗng,,,"""nếu cpi thấp thì lãi suất sẽ về 10%"""
giả sử CPI kg được kiểm soát theo ý đồ của nhà nước do yếu tố bên ngoài tác động,,,thì thế nào,,,????????????
rỏ ràng là doanh nghiệp,,,nhân dân đang rất hoang mang,
 
“Vietnam để mặc nhân viên ngoại giao của họ chết?”

Marina Mai
In einem Berliner Vivantes-Krankenhaus liegt ein an einer akuten Leukämie erkrankter vietnamesischer Diplomat, der seit Jahren in verantwortlicher Position in der vietnamesischen Botschaft tätig ist. Weder der vietnamesische Staat noch seine vietnamesische Krankenversicherung bezahlen ihm seine dringend benötigte Chemotherapie. Nach Darstellung von Vivantes hat er zwei Zyklen Chemotherapie bereits aus eigener Tasche und teilweise durch Vorleistungen der Klinik bezahlt und benötigt noch in dieser Woche einen weiteren Zyklus, für deren Bezahlung niemand aufkommen will. „Wir sind mit dem Auswärtigen Amt und der vietnamesischen Botschaft im Gespräch“, sagt Vivantes-Sprecherin Mischa Moriceau.
Một nhân viên ngoại giao Vietnam, đã từng giữ chức vụ cao cấp tại đại sứ quán Vietnam, lâm bệnh ung thư máu, đang nẳm tại bệnh viện Vivantes ở Bá Linh. Cả nhà nước Vietnam lẫn hãng bảo hiểm sức khỏe Vietnam không ai trả cho ông ta phí tổn hóa học trị liệu. Bệnh viên Vivantes cho biết, trong hai lần trị liệu trước, mọi phí tổn một phần do chính bệnh nhân tự xuất ra trả và một phàn do bệnh viện ứng trước. Nhưng lần trị liệu tuần này thì không có ai trả. Phát ngôn bệnh viện, bà Mischa Moriceau nói „ Chúng tôi đang nói chuyện với bộ ngoại giao Đức và đại sứ Vietnam“.
Die Klinik hat nach eigenen Angaben außerdem große Stiftungen um Geld gebeten, die im Falle eines Diplomaten jedoch nicht zur Spende bereit waren. Darum hat Vivantes jetzt Mails mit der Bitte um Spenden an Vereine und Privatpersonen gesandt und ist mit der Krebshilfe im Gespräch.
Bệnh viện đã hỏi một vài cơ sở và xin quyên tiền, nhưng không ai muốn giúp quyên cho một nhà ngoại giao lâm bệnh. Vì thế bênh viện Vivantes đành phải viết mails cho các hội đoàn và tư nhân xin giúp đỡ.
Über vietnamesische Mailverteiler wurde auch eine ND-Mitarbeiterin um Spenden gebeten. Gebraucht werden 15 000 bis 17 000 Euro für einen Zyklus Chemotherapie noch in dieser Woche. Außerdem wird um 1000 Euro Spenden für ein Flugticket der Schwester des Patienten aus Vietnam nach Deutschland gebeten. Sie käme für eine Knochenmarktransplantation des Abteilungsleiters in der vietnamesischen Botschaft infrage.
Mỗi làn hóa học trị liệu tốn 15.000 tới 17.000 €. Ngoài ra họ còn xin quyên 1000€ tiền vé máy bay cho chị người bệnh từ Vietnam bay qua. Bà này có thể để mổ ghép tủy xương nhường cho bệnh nhân.
Regina Kneiding von der Gesundheitsverwaltung erörtert die Rechtslage: „Für Diplomaten zahlen die Entsendestaaten oder dortige Versicherungen die Krankenbehandlung in Deutschland.“ Der deutsche Sozialstaat dürfe für Diplomaten nicht zahlen.
Nhân viên y tế, bà Regina Kneiding ngỏ ý về luật pháp: „ Đối với nhân viên ngoại giao thì các nước liên hệ hoặc hãng bảo hiểm y tế phải trả phí tổn cho việc điều trị tại Đức“ Nhà nước Đức không được phép trả tiền trị bệnh cho nhân viên ngoại giao nước ngoài.
Thuy Nonnemann ist vietnamesische Vertreterin in der Berliner Härtefallkommission und sagt: „Ich wünsche dem Mann natürlich, dass er Spenden eintreiben kann. Aber der vietnamesische Staat kann sich nicht davor drücken, für die Sicherheit und Gesundheit seiner ins Ausland entsandten Vertreter aufzukommen.“ In vietnamesischen Mailverteilern äußert es ein Landsmann drastischer: „Glaubt der vietnamesische Staat etwa, Deutschland wird schon für die Krankenbehandlung aufkommen? Oder lässt Vietnam seinen hochrangigen Vertreter lieber sterben als für seine Krankenbehandlung zu zahlen?“ Vietnam sei schließlich kein ganz armes Land mehr und müsse sich internationalen Pflichten stellen, schreibt er weiter.
Bà Thúy Nonnemann, nhân viện người Việt trong ủy ban „Các trường hợp nan giải“ cũa thành phố Bá Linh nói: „Dĩ nhiên tôi chúc cho bệnh nhân nhận được nhiều tiền quyên tặng. Nhưng nhà nước Vietnam không thể trốn tránh trách nhiệm phải bảo vệ an toàn và sức khỏe cho các nhân viên họ gủi ra nước ngoài.“. Một người Việt khác trả lời mail xin quyên tiền quyết liệt hơn: „ Có phải là nhà nước Vietnam tin rằng Đức Quốc rồi sẽ trả tiền nhà thương điều trị? Hay là nhà nước Vietnam đế mặc cho nhân viên cao cấp của họ chết hơn là trả tiền điều trị ?„ Anh viết thêm, Vietnam không phải là nước nghèo và phải có bổn phận thi hành các nhiệm vụ quốc tế.
 
Một bài viết về ngày 27/7 gây xôn xao cư dân mạng
“Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ…”
“Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa”
Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, PV đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia).
Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.
***
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
Description: Một bài viết về ngày 27/7 gây xôn xao cư dân mạng
Lê Thị Hương, tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.
Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.
Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.
Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.
Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét.
Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ.
Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét.
Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.
Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.
Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ". Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.
Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.
Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".
Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.
Theo Lê Thị Hương
Infonet
 
+ Tại Nga, ngày 20-07-2012, các vị tướng lĩnh quân sự nước này tuyên bố: “Nếu Trung quốc cố tình hành động xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam được quốc tế công nhận thì sẽ vấp phải sự lên án không chỉ của Mỹ và Nga mà còn cả thế giới nữa.”
 
Hai sàn có diễn biến giảm điểm đầu phiên do áp lực bán ra tập trung vào các mã có vốn hóa lớn như STB, GAS, VIC, VCB…vv. Tuy nhiên với giao dịch sôi động của mã STB ngay sau đợt khớp lệnh mở cửa đã tạo động lực giúp thị trường dần hồi phục, và chuyển sang sắc xanh vào cuối phiên.

Mặc dù tăng điểm nhưng diễn biến thị trường vẫn khá giằng co, và lực cầu chỉ tập trung ở một số mã có tin tức tốt về kết quả kinh doanh, hoặc có cổ đông nội bộ mua nhiều như BMC, CSM, REE, STB…vv. Do đó chốt phiên số mã giảm giá vẫn có phần nhỉnh hơn so với số mã tăng giá. Ngoài ra với những biện pháp, hoặc những tuyên bố của cơ quan quản lý về động thái cứu trợ doanh nghiệp, theo chúng tôi vẫn cần một thời gian để kiểm chứng. Vì vậy có khả năng trong tháng 8 thị trường vẫn ở trong trạng thái dao động hẹp.

Về phương diện kỹ thuật, nỗ lực phục hồi của các chỉ số cùng với biến động của 2 phiên trước đó, cho thấy có khả năng trong ngắn hạn thị trường sẽ hình thành mẫu hình 2 đáy nhỏ, với điều kiện phiên 31/7/2012 các chỉ số vẫn biến động tăng. Nếu như giá biến động đúng như dự đoán trên, thì vùng cơ sở mua để hình thành một biến động tăng giá mạnh xoay quanh mốc 430 điểm đối với chỉ số VNINDEX. Do đó việc tiếp tục quan sát, và lên danh sách sẵn những cổ phiếu để tham gia mua khi giá biến động như dự đoán vẫn là sự lựa chọn hợp lý.
 
Giá đất, và gián tiếp, giá BDS cao ngất trời sẽ là rào cản căn bản của mọi cố gắng để tái câu trúc. Từ giá thành của sản phẩm nội địa đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng, từ nguy cơ lạm phát khi in tiền đến vấn đề tỷ giá làm thiệt hại mọi ngân khoản đầu tư nội ngoại, thủ phạm chính sẽ là giá BDS trong 5, 10 năm sắp tới.
Khi không chấp nhận để bong bóng BDS vỡ vào cuối năm 2012, Việt Nam đã mặc tình đẩy nền kinh tế tái chánh vào một chu kỳ suy thoái sẽ kéo dài suốt thập niên còn lại.
 
18 Điều Suy Niệm

1/ Kho tàng vô tận của ta là nụ cười
2/ Thông minh nhất của ta là tự chủ
3/ Công bình nhất ta có là thời gian
4/ Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ
5/ An ủi nhất của ta là bố thí
6/ Sức mạnh nhất của ta là khoan dung
7/ Thông thái nhất của ta là tình thương
8/ Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi
9/ Thành công nhất của ta là sự lễ độ
10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng
11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm
12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng
13/ Đau khổ nhất của ta là tự ty
14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá
15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu
16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ
17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ
18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.
 
Những hiệu nước tương cần nên tránh.
Golden Moutain, Jammy Chai, Pearl River Bridge, Lee Kum Kee, Wanjashan, King Imperial, Golden Mark, Sinsin, Golden Swan, Tung Chun, Kim Lan.

Nước tương có thể gây ra ung thư - Mỹ Thanh dịch
Một số lượng hóa chất đáng kể trong nước tương có thể gây ung thư.
Trung ương FSA (Food Standard Agency) đã ra thông cáo cho những người tiêu thụ nước tương như sau : có khoảng một trăm loại nước tương mà trong đó có hai mươi hai loại có cơ nguy gây ra ung thư.
Tuy nhiên hãng trung ương FSA cũng nhấn mạnh là phần lớn những loại nước tương được thử nghiệm không có những chất gây nguy hại cho cơ thể, và phần đông các hãng nước tương đều an toàn, không nguy hại.
Năm trước, sau một cuộc khảo sát, thì có vài loại nước tương chứa hóa chất 3-MCPD với một trọng lượng khá cao, chiếu theo luật của Châu Âu (EU). Khoảng 2/3 loại nước tương có thêm hóa chất thứ 2 gọi là
l,3- CPD. Theo những chuyên gia thì hóa chất nầy tuyệt nhiên không nên có trong thực phẩm. Hai hóa chất kể trên đều có nguy cơ gây ra ung thư.
Những tiệm chuyên môn.
Các loại nước tương có hai hóa chất nầy được nhập cảng từ Thái Lan, Trung Quốc, Hương Cảng và Ðài Loan, thường được bày bán trong các tiệm thực phẩm Á Ðông. Cũng có vài loại nước tương giả mạo. Mặc dù có khoảng l/3 loại nước tương là có nguy cơ gây hại cho người tiêu thụ.
Nhưng thị trường Anh Quốc (UK) chỉ chiếm một số rất nhỏ. Trung ương FSA ra lệnh thu hồi những thực phẩm có hai hóa chất 3-MCPD và
l,3-CPD. Hai hóa chất nầy có thể gây ra ung thư cho người tiêu thụ chúng hằng ngày và trong một thời gian lâu dài. Người lâu lâu dùng một lần thì không hề chi. Giám đốc FSA nói, "Chúng tôi muốn những người tiêu thụ các thực phẩm nầy phải được biết về sự nguy hại của chúng, và đây là cách để bảo vệ sức khỏe của những người tiêu thụ.
Tất cả những thực phẩm có 2 hóa chất kể trên cần phải được thu hồi và nếu đã mua rồi thì liệng đi, không nên dùng nữa. Tôi muốn nhắc lại là chỉ có một số nước tương bị liệt kê là 'nguy hiểm', và chúng tôi lên tiếng để cảnh giác những người tiêu thụ nhiều nước tương."
Cộng đồng Á Châu.
Thường thì nước tương được tiêu thụ bởi những cộng đồng Á Châu.
Nước tương có thể được bào chế mà không cần hai hóa chất kể trên, và chúng tôi chờ đợi các hãng nước tương phải tuân hành theo luật qui định của Âu Châu (EU). Trung ương FSA đang phát hành những tờ báo cáo về sự nguy hại của hai hóa chất nầy trong những cộng đồng Á Châu.
Những cảnh sát trong vùng cũng được kêu gọi để xem xét và thu hồi những sản phẩm nào còn đang bày trên kệ.
Hai hóa chất 3-MCP và 1,3-CDP thuộc về nhóm hóa chất gọi là Chloropropanols. Việc bào chế nước tương không cần có hai hóa chất nầy. Hai hóa chất nầy có mặt khi mà chất Acid Hydrolysed Vegetable được bỏ thêm vào để làm gia tăng mức độ việc hoàn thành sản phẩm nước tương.
Những hiệu nước tương cần nên tránh.
Golden Moutain, Jammy Chai, Pearl River Bridge, Lee Kum Kee, Wanjashan, King Imperial, Golden Mark, Sinsin, Golden Swan, Tung Chun, Kim Lan.
http://www.buddhismtoday.com/viet/anchay/007-nuoctuongvaungthu.htm
 
Philippines đòi đại sứ Cam Bốt giải thích các chỉ trích đối với Manila và Hà Nội
Chụp hình lưu niệm nhân lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tại Phnom Penh ngày 09/07/2012.
Chụp hình lưu niệm nhân lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tại Phnom Penh ngày 09/07/2012.
REUTERS/Samrang Pring
Trọng Nghĩa

Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines, hôm nay 31/07/2012, đã triệu đại sứ Cam Bốt tại Manila lên để yêu cầu giải thích về một cáo buộc thiếu lịch sự nhắm vào cả Philippines lẫn Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Trong một nhận định gởi đến tờ Philippine Star – một nhật báo lớn tại Philippines vào ngày hôm qua, vị đại sứ này tố cáo Manila và Hà Nội đã chơi trò « chính trị bẩn thỉu » tại Hội nghi ASEAN hồi đầu tháng Bẩy.

Theo AFP, trong bức thư của mình, ông Hos Sereythonh, đại sứ Cam Bốt tại Philippines đã cáo buộc Việt Nam và Philippines « phá hoại và lũng đoạn bản thông cáo chung » nhân hội nghị của khối ASEAN tại Phnom Penh hồi đầu tháng Bảy.

Ông Hos cho rằng Philippines và Việt Nam không nên đổ lỗi cho Cam Bốt về thất bại của ASEAN là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, tổ chức này đã không đúc kết được một bản tuyên bố chung nêu bật các mối quan tâm chính của toàn khối Đông Nam Á.

Đại sứ Cam Bốt còn nhận xét là Philippines và Việt Nam đã chơi trò « chính trị bẩn thỉu / dirty politics » khi tìm cách giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez, vị đại sứ Cam Bốt đã được mời lên để giải thích về nhận định của ông, thế nhưng nhân vật này đã cáo bệnh không đến.

Dù vậy, chính quyền Philippines vẫn kiên trì. Ông Hernandez xác nhận : « Chúng tôi sẽ tiếp tục triệu mời cho đến khi ông ấy có thể tới. Chúng tôi muốn ông ấy giải thích là ông ấy muốn nói gì khi cho rằng 'quan điểm cứng ngắc và không thể thương lượng của hai quốc gia ASEAN là trò chính trị bẩn thỉu».

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines còn tố cáo ngược lại rằng Cam Bốt, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã bác bỏ từ chối ít nhất năm bản dự thảo cuối cùng của bản tuyên bố chung vốn có thể góp phần giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển.

Đại sứ Cam Bốt vào hôm nay vẫn hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Xin nhắc lại là Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển Đông, và tranh chấp với bốn thành viên ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, cũng như Đài Loan.

Căng thẳng đã leo thang trong năm nay giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam trên hồ sơ này và tại Hội nghị ASEAN vừa qua, Việt Nam và Philippines đã yêu cầu khối ASEAN nêu một số diễn biến tại Biển Đông vào trong bản thông cáo chung, nhưng vấp phải sự chống đối quyết liệt của Cam Bốt, bị coi là đồng minh của Bắc Kinh.

Tuyên bố của đại sứ Cam Bốt tại Manila, và phản ứng của Bộ Ngoại giao Philippines lại có nguy cơ đào sâu sự chia rẽ trong ASEAN đã bộc lộ công khai trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh vừa qua.
 
Sáng 1/8 hay ho, đầu tháng tám các chuyên gia tranh cãi um sùm trên báo tài chính về việc ngân hàng âm thầm ăn chặn 6% chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Hỏi thẳng ngài thủ tướng nhé ,ngài nghĩ gì khi lãi suất huy động giảm tối đa để phục vụ cho tư lợi của ngân hàng tăng tối đa và đứng số 1 trên thế giới ( xem báo TT sáng nay ), ngài có hiểu là khi giảm lãi suất huy động để ngân hàng hưởng lợi thì ngài đang làm cho tỷ lệ phần trăm phản đối chính sách của ngài từ tầng lớp hưu trí tăng cực độ không? ngài có hiểu phía sau tầng lớp hưu trí là ai không ?. Mất ủng hộ từ nông dân , công nhân , nay ngài lại làm cho tầng lớp hưu trí bất bình nữa thì ........

Hôm nay BMC hoàn thành dây chuyền thứ tư xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Nó chơi trò M&A ..Xin Mừng cho những tháng cuối năm .
 
Hôm nay, xăng dầu sẽ tăng khoảng 1.000 đồng/lít

TTO - Sáng 1-8, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, xác nhận đã có 7 doanh nghiệp đầu mối gửi phương án tăng giá xăng dầu về Bộ Tài chính.


Hôm nay, xăng dầu sẽ tăng khoảng 1.000 đồng/ lít - Ảnh minh họa: Thuận Thắng
Đó là các doanh nghiệp: Tập đoàn Xăng dầu VN, Công ty TNHH Dầu khí TP.HCM, Công ty xăng dầu Đồng Tháp, Tổng công ty xăng dầu Thanh Lễ, Công ty TNHH xăng dầu Nam Việt, Công ty xăng dầu Petex…
“Mức giá các doanh nghiệp đăng ký tăng từ 900 đồng - 1.100 đồng/ lít, cũng phù hợp với tính toán của Bộ Tài chính. Giá bán lẻ xăng dầu trong nước hôm nay có thể sẽ tăng”, ông Thỏa nói.
Lý do tăng giá được các doanh nghiệp cho biết là vì giá xăng dầu nhập khẩu thế giới tăng cao, như xăng A92 là có mức bình quân trong 30 ngày qua là 114 USD/ thùng.
L.THANH

Link: [url]http://tuoitre.vn/Kinh-te/504575/Hom...0-donglit.html[/url]
 
Back
Top