Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.


6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.


7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.


8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.


9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.


10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.


Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.


Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.


Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.


Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.


Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.


Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.


Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” http://www.cnweapon/ .com/html/ news/2010- 01/news14304. html
 
Nhật Bản triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc



Hôm nay 15/07/2012 Nhật Bản đã cho triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước để tham vấn. Sự kiện này cho thấy tình hình đang căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á, liên quan đến việc tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông.



Theo hãng thông tấn Jiji Press, đại sứ Nhật tại Bắc Kinh, Uichiro Niwa đã được triệu hồi về Tokyo để thảo luận với Ngoại trưởng Koichiro Gemba về các diễn biến mới nhất của việc tranh chấp.

Hãng tin Kyodo News dẫn lời đại sứ Niwa cho biết, hiện ông chưa quyết định được bao giờ sẽ quay về Bắc Kinh, nhưng ông nghĩ rằng có thể sẽ trở lại sau khi hoàn tất việc thảo luận. Còn Ngoại trưởng Gemba, theo báo chí Nhật, thì đính chính tin triệu hồi đại sứ để phản đối Trung Quốc, nhấn mạnh rằng ông Niwa về nước là để tham vấn.

Tuần qua, Nhật Bản đã hai lần khiếu nại Trung Quốc về việc Bắc Kinh cho các tàu của mình đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được xem là giàu tài nguyên dầu khí, mà cả hai nước đều khẳng định chủ quyền. Tokyo cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối ngay sau vụ tàu Trung Quốc xâm nhập đầu tiên.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Tokyo định mua lại các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, từ tay một gia đình được chính phủ Nhật công nhận là sở hữu chủ hợp pháp.

Cho dù ràng buộc hết sức chặt chẽ về mặt thương mại, nhưng quan hệ Nhật – Trung thường xuyên căng thẳng, đặc biệt là do tranh chấp lãnh hải và thời kỳ Nhật chiếm đóng châu Á trước đây. Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng to tiếng yêu sách lãnh hải, cho dù nằm rất xa bờ biển của mình, và tăng cường năng lực kinh tế lẫn quân sự.
 
Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa công bố quyết định cử ông Phan Đăng Tuất, cán bộ quản lý phần vốn nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), thực hiện nhiệm vụ phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco từ ngày 1/5 thay ông Nguyễn Bá Thi.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã có các quyết định về việc ông Nguyễn Bá Thi và ông Nguyễn Quang Minh thôi nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại Sabeco.

Chiều cùng ngày, các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Sabeco đã thống nhất bầu ông Phan Đăng Tuất giữ chức Chủ tịch HĐQT và giới thiệu bà Phạm Thị Hồng Hạnh- Ủy viên HĐQT làm Tổng Giám đốc Sabeco.

Sabeco là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát tại Việt Nam với bề dày hơn 30 năm xây dựng và phát triển.

Hiện Sabeco có 28 đơn vị thành viên là các công ty con, đơn vị trực thuộc và công ty liên kết với địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các vùng miền của Việt Nam.

Năm 2010, SABECO đã đạt mốc 1 tỷ lít bia và quyết tâm phấn đấu trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống có trình độ sản xuất và sức cạnh tranh cao, luôn đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm bia tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
 
Trích ý kiến hay qua cái nhìn phiên sáng 16/7 hôm nay
"Nếu nhà cái muốn thoát hàng thì phải kích Blue chip sáng nay lên để xả chứ???
Nhưng nhà cái đã không làm điều đó mà còn đè rất mạnh BVH-VIC-SSI-VCB để làm gì nhi???
Nhóm cổ phiếu đầu cơ liên tục được mua vào giá thấp??? Vậy là sao???"

Chúng ta còn 4 lần T , chờ xem sao ....

Khi BMC hoàn thành dây chuyền thứ hai xuất quặng titan . Thái Hoà THV phủ 10.000 hécta Coffe tại Angola và Braxin. Mừng những tháng cuối năm .
 
CHẢY MÁU KHÓANG SẢN TITAN VỀ TRUNG QUỐC

VÕ THIỆN THANH

Theo thông tin vào ngày 14 tháng 07 năm 2012 Công ty Bình Thuận chuyên khai thác titan tại mỏ Suối Nhum, Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận đã xảy ra tai nạn làm vỡ hồ nuớc, tràn các chất bùn dơ, bùn đất đỏ ra đường ven biển. Đây là lần thứ 2, lần truớc chỉ cách đó một tuần. Công Ty này đã huy động lực luợng công nhân, xe ủi phi tan hiện truờng nhằm tránh cơ quan chức năng. Bao nhiêu chất thải độc hại đó đã đuợc ủi thẳng xuống biển gây ra nguồn nuớc bị ô nhiễm một vùng, uớc luợng lớp bùn đỏ đó này dày khỏang gần một mét. Bài này xin trình bày về quốc nạn chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

Năm 1794 nhà khoáng vật học William Gregor tìm ra Titan một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt. Nó là kim loại gồm 3 thành phần hóa học chính là Ilmenit, zircon, rutil. Titan được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khoảng 95% lượng titan được dùng ở dạng titanđiôxít (TiO2) là thuốc nhuộm làm trắng giấy, kem đánh răng, sơn và nhựa. Hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa, áo chống đạn… Các loại máy bay hiện đại nhất, Boeing 787 có thể dùng 91 tấn/chiếc và Airbus A380 dùng 77 tấn/chiếc.

Úc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng titan, kế đến là Nam Phi, Canada, Na Uy và Ukraine. Các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, không khai thác mà tích cực mua titan dự trữ. Trung Quốc đang tăng cường mua dự trữ kim loại này từ Việt Nam.

Bình Thuận là một trong những tỉnh ven biển có phân bố sa khoáng titan và được đánh giá là tỉnh có tiềm năng sa khoáng titan lớn nhất cả nước, thậm chí lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Vùng đất vốn được mệnh danh “sa mạc” cằn cỗi bỗng trở nên đắt giá bởi nguồn lợi to lớn này. Tuy nhiên, những hệ lụy từ quản lý khai thác titan, ô nhiễm môi trường cũng phát sinh từ đây…



Nguồn sa khoáng "khổng lồ"

Đầu năm 2011, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo kết quả thực hiện việc điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon tại Bình Thuận. Theo báo cáo này, Bình Thuận có diện tích có chứa quặng titan - zircon là 774km2 với tài nguyên dự báo khoảng 558 triệu tấn (gấp 16 lần số tổng trữ lượng sa khoáng các tỉnh trong cả nước cộng lại - theo số liệu của Viện Mỏ và luyện kim, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam đến tháng 12/2004 là khoảng 34,5 triệu tấn).

Tình trạng không thực hiện đầy đủ các nội dung giấy phép, các biện pháp bảo vệ môi trưòng, khai thác không đúng thiết kế mỏ, sử dụng nước mặn trong khai thác titan diễn ra khá phổ biến dẫn đến sạt lở sông, suối, ô nhiễm môi trường, hủy hoạtđất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Bên cạnh đó việc vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép hoặc vượt quá tải trọng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng đường sá, cản trở giao thông, gây bụi bặmảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên một phần do các tổ chức, cá nhân khai thác vì lợi nhuận và lợi ích kinh tế của bản thân mà làm liều, làm ẩu, bất chấp quy định pháp luật. Nhưng chủ yếu là công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn yếu kém thể hiện qua sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, một số địa phương buông lỏng, làm ngơ, cho phép khai thác, tận thu khoáng sản khôngđúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý cũng như xử lý các vụ việc xảy ra.

Bộ máy nhà nuớc tham nhũng, doanh nghiệp vì quyền lợi cá nhân mà đua nhau bán khóang sản sang Trung Quốc. Vì Trung Quốc trả lợi nhuận quá cao không những các doanh nghiệp mà kéo theo đó hàng lọat nguời dân đua nhau khai thác để rồi đưa sang Trung Quốc. Đã đến lúc mỗi người dân cần phải lên tiếng.

Bình Thuận có công ty khóang sản quốc tế Hải Tinh liên doanh trực tiếp với Trung Quốc khai thác titan cả ngày lẫn đêm. Công ty này đưa rất nhiều nguời Trung Quốc sang trực tiếp khai thác và quản lý. Tòan bộ máy móc đều được nhập từ Trung Quốc.

Tính từ ngày 1/1/2010 đến 31/8/2011 đã có 50 chuyến tàu rời Cảng Cát Lở vận chuyển titan đi Hải Phòng, Quảng Ninh và sang Trung Quốc với số lượng hơn 60 ngàn tấn. Ngoài một số lượng rất ít được khai báo với hải quan là xuất đi nước ngoài, các ông chủ trong đường dây này đã phù phép một số lượng lớn thành hàng “xuất khẩu nội địa”. Thế nhưng thật trớ trêu điểm đến của titan là Hải Phòng và Quảng Ninh lại hoàn toàn không có bất cứ một nhà máy hay cơ sở nào chế biến titan đúng nghĩa!

Được biết nhiều lô hàng xuất sang Trung Quốc đã bị chặn lại nhưng sau đó không biết bằng thủ thuật gì mà các lô hàng đó vẫn đuợc đưa về Trung Quốc. Với kiểu mượn tư cách pháp nhân mua bán lòng vòng, hàng trăm ngàn tấn quặng titan thô đã và đang được“hô biến” xuất lậu ào ạt sang các tỉnh VânNam, Quảng Tây, Trung Quốc.



“Núp bóng” resort, khai thác titan


Khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố diện tích 774km2 có quặng sa khoáng titan với trữ lượng 558 triệu tấn, tỉnh Bình Thuận không biết nên mừng hay nên lo. Còn những chủ dự án du lịch thì nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

Theo quy định của Luật Khoáng sản, những khu vực có titan phải được khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình trên đó. Do quy định này nên hiện nay Bình Thuận có gần 200 dự án (du lịch, dịch vụ thương mại, điện gió, trồng rừng sinh thái, khu dân cư…) không thể triển khai được, phải chờ khai thác sa khoáng titan bên dưới.

Với lượng titan lớn như vậy nên không thể khai thác trong một thời gian ngắn. Vậy là các dự án du lịch có titan phải chờ để giải bài toán sa khoáng titan. Nhiều chủ đầu tư dự án du lịch, resort tại Bình Thuận bắt đầu tính chuyện đầu tư mua máy móc và khai thác titan ngay trên đất dự án của mình. Công ty LDKS QT Hải Tinh có một mỏ lớn tại Suối Nhum, Tiến Thành,Thành Phố Phan Thiết, trá hình là công ty cổ phần du lịch và phát triển Bình Thuận. Với diện tích gần 200ha công ty này hoạt động cả ngày lẫn đêm với những máy móc, thiết bị lớn gọi là "bè" để đãi Titan nằm giữa ao lớn (xin xem hình). Công ty này có khỏang 30-40 bè và đang chuẩn bị rắp ráp hàng trăm bè nhập từ Trung Quốc. Một ngày một đêm khai thác gần cả ngàn tấn titan thô.

Tại bãi biển thị xã La Gi, bên trong diện tích đất rộng chạy dọc bãi biển của dự án du lịch Sài Gòn-Hàm Tân. Không ai có thể nhận ra đây là khuôn viên của một dự án resort 200 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 150 triệu USD do Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn-Hàm Tân làm chủ đầu tư.

Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết có hai dự án resort quy mô lớn là resort Sài Gòn-Hàm Tân (thị xã La Gi) và dự án resort Cảnh Viên (huyện Hàm Tân) đã khai thác titan trên diện tích đất dự án được hơn một năm nay.

Trong quá trình triển khai xây dựng resort, phát hiện thấy có titan nên tỉnh đã đồng ý cho phép chủ đầu tư khai thác tận thu titan bên trong đất dự án để sớm triển khai dự án du lịch.Ngoài ra, có một số dự án resort lớn nhỏ chậm triển khai nhiều năm do nhà đầu tư lấy cớ tận thu titan để kéo dài thêm thời gian, đào bới đất đai, gây ô nhiễm môi truờng. Dư luận không hề có một tiếng nói gì truớc thảm cảnh chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được và là tài sản quan trọng của quốc gia và từng địa phương. Nó là tài sản của các thế hệ Việt Nam mai sau, thử hỏi với tình trạng tận khai xuất đi Trung Quốc như hiện nay thì Việt Nam có còn Khoáng sản hay không ? và môi trường sinh thái các thế hệ Việt Nam tương lai sẽ ra sao?
 
Xôi Gạo Lức + Nếp Than
trị dứt cholesterol và tiểu đường.

Hôm rồi 1 người bạn của tôi là anh Phạm Cao Chí (con nhà văn Phạm Cao Củng - Tổng Ủy Di Cư 1954) có gọi điện thoại nói tôi tham gia 1 chương trình giảm cholesterol của trường Đại Học Y Dược Oxford (Anh). Theo anh Chí trường ĐH Oxford đang cần khoảng 30,000 tình nguyện viên được phát thuốc miễn phí để điều trị bịnh high cholesterol, tôi lập lại số người cần tình nguyện là 30,000 người (chứ không phải chỉ 1 vài người) và do 1 trường ĐH về Y Dược hàng đầu thế giới với những Bác sĩ, Dược sĩ hàng đầu nghiên cứu trên những phương tiện tối tân nhứt thế giới, cũng chỉ để trị một chứng bịnh quá đơn giản là high cholesterol (?) Trường ĐH Oxford có quá cường điệu không khi cần tới 30,000 người tham gia thực nghiệm các loại thuốc đã được các Y-Dược sĩ hàng đầu nghiên cứu? Có phải các Y-Dược sĩ này trình độ cũng xoàng nên mới phải cần tới 30,000 người tham gia thực nghiệm trong khi vấn đề quá đơn giản (?,!) chỉ cần ăn cơm gạo lức muối mè cũng khỏi (?), và nhất là rẻ tiền vô hại ! Nếu nghĩ rằng tôi cũng cường điệu vấn đề để bôi bác ai đó, xin vui lòng gọi điện thoại cho anh Phạm Cao Chí (425) 442-9383 hỏi về vụ làm tình nguyện viên hạ cholesterol. Tiểu Đường và High Cholesterol là 2 căn bịnh tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của nhân loại, hàng trăm năm nay các Y Dược sĩ, các phòng thí nghiệm, các trường ĐH đã tốn biết bao nhiêu công sức và tiền của vẫn chưa làm sao trị dứt, không lẽ lại chỉ cần ăn uống đơn giản như vậy thôi sao?... Còn nhiều vấn đề cần mổ sẻ, tuy nhiên sẽ mất vui nếu anh em cảm thấy bị đụng chạm, riêng tôi chẳng khi nào tin vào CÁI GỌI LÀ ĐÔNG Y! Tư Kiên 2012/4/4 Ducly Bui <http://us.mc393.mail.yahoo.com/mc/compose?to=todinhvietnam%40yahoo.com>
Vào trang nhà Google đánh 3 chử Xoi Dieu Thien sẽ tìm ra trên 10 websites phổ biến loại cơm trừ mỡ, hạ cholesterol.
Subject: XÔI DIÊU THIÊN (gao luc voi nêp than)
Xôi Diệu Thiện (gạo lức với nếp than).Rất tốt cho những ai có đường trong máu. Thổi cơm nếp đen trộn với gạo lức và ăn với muối mè.
Kính gởi:
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD Bác sĩ Bùi Trọng Cường, MD Quý đồng hương, quý Phật tử Việt Nam .
Rất cảm kích công việc làm của bác sĩ đã truyền đạt các tài liệu về y khoa cũng như kiến thức về các khoa liệu trị bệnh được phổ biến đến các nơi qua báo chí và các diễn đàn điện tử. Hơn nữa cũng đã được trao đổi với bác sĩ và phu nhân khi đến thăm viếng Tổ Đình Việt Nam và Tượng Đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào tháng 8 năm 2008, khi bác sĩ có dịp đến vùng Seattle tiểu bang Washington . Nay vài hàng đến thăm sức khoẻ và xin được chia sẽ với bác sĩ và đồng hương kinh nghiệm bản thân về phương thuốc trị bá bệnh "gạo lức, muối mè" của tiên sinh Oshawa đã được phổ biến trên toàn thế giới và hiện được đồng hương Việt Nam hưởng ứng thực hành.
Là cư sĩ tuổi đời 63 đã về hưu và tình nguyện là vị thủ từ của Tổ Đình Việt Nam ngày ngày hương khói đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần và quý liệt vị Anh Hùng Dân Tộc vị quốc vong thân.
Hằng năm đi khám sức khoẻ tổng quát, tim mạch (ECG) tốt, bản kết quả thử máu cho biết tất cả như đường (GLUC), prostate cancer (PSA), cholesterol (CHOL), liver (ALT & AST), kidney (BUN), thyroid (TSH) đều tốt, chỉ có chất mở Triglycerides là cao đến 175 (trung bình phải dưới chỉ số 150 mới tốt). Vào các trang nhà về y tế thì được biết nếu chất mỡ triglycerides quá cao sẽ biến chứng thành bệnh tiểu đường, nhưng bản thử máu về tiểu đường vẫn không có, nên tôi cũng không quan tâm cho lắm.
Năm sau đi thử máu kết quả tất cả vẫn tốt đẹp, chỉ riêng chất mở Triglycerides tăng lên 201, kết quả về tiểu đường vẫn không có nhưng bác sĩ gia đình Dr. Donald Watson cho toa uống thuốc. Cô Diệu Thiện, nhà tôi khuyên ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa nhưng cơm quá khô khan, khó nuốt, hơn nữa răng thì cái còn cái mất thì làm sao mà nhai cho nhuyễn cơm gạo lức nên tôi chịu thua đầu hàng và đành uống thuốc vậy. Tháng sau trở lại tái khám, chất mở triglycerides lại tăng cao lên 230, bác sĩ tôi lại tăng gấp đôi số lượng thuốc.
Tin tưởng vào gạo lức, muối mè nhà tôi cô Diệu Thiện lại tìm phương thức khác là pha trộn nếp than với gạo lức, chế biến thành xôi nếp than gạo lức muối mè mà phần chủ lực chính là gạo lức.
Vì thích ăn xôi, hơn nữa vô tình khám phá ra là nếp than đã biến gạo lức mềm như bún khi nấu chung với nhau. Xôi nếp than gạo lức lại mềm và màu xôi nhìn bắt mắt gọi mời hơn, dể ăn hơn, không phai nhai kỹ như cơm gạo lức lần trước. Thay đổi cách ăn uống, mỗi sáng tôi ăn 1 chén xôi với muối mè, trưa ăn 1 chén xôi với muối mè, đến cơm chiều thì vẫn ăn cơm trắng thịt cá như hằng ngày. Khi ăn xôi này rất nhuận trường.
Sau hai tháng, đi tái khám, kết quả máu tất cả vẫn tốt và chất mở Triglycerides từ đã từ 230 hạ xuống 77 và Cholesterol cũng hạ xuống theo từ 185 hạ xuống 177 (Cholesterol trung bình phải dưới chỉ số 200), bác sĩ của tôi ngạc nhiên vì theo ông, uống thuốc chỉ làm cho chất mở Triglycerides đừng tăng cao vì sẽ biến chứng tiểu đường . Ông bác sĩ Watson có hỏi tôi ăn uống thay đổi làm sao mà có sự khác biệt tốt như thế, tôi chỉ nói với ông rằng có thể nhờ xôi gạo lức muối mè và từ đó đến nay tôi vẫn ăn sáng, ăn trưa với xôi nếp than gạo lức muối mè và ngưng uống thuốc.
Thay đổi cách ăn uống, thức ăn cũng làm cho cơ thể tránh được nhiều thứ bệnh.
Mục đích chia xẻ kinh nghiệm bản thân đến quý đồng hương để biết thêm về gạo lức muối mè cô Diệu Thiện đã nghiên cứu phương cách nấu xôi nếp than gạo lức muối mè, sau 6 tháng thử nghiệm để mọi người, ai cũng có thể nấu xôi được như sau :
Cách thức nấu Xôi Diệu Thiện.
A- Vật liệu:
1- 5 cups gạo lức hiệu Homai ( mua tại Costco, Cash & Carry…) Nếu gạo lức,( brown rice) không phải hiệu Homai thì cần phải ngâm gạo lức với nước over night trước khi đem nấu.
2- 1 cup rưởi nếp than (black rice) ( mua tại chợ VN hay Á Châu ).
3- 8 cups nước ấm.
4- Nồi cơm điện loại 10 cups.
B- Cách nấu: (đơn giản và dễ nhớ)
1- Nhặt sạch gạo lức và nếp than.
2- Vo gạo và nếp chung với nhau.
3- Nhấn nút nấu cơm.
4- Khi cơm chín (nồi cơm báo hiệu từ "cook" qua "warm"), mở nắp, lấy đủa xới xôi lên cho đều.
5- Để "warm" chừng 1 đến 2 giờ thì ăn được xôi mềm, ngon.
6- Muối mè thì ít muối nhiều mè, rang chín, xay nhuyễn.
C- Cách để dành: Xôi (vì nấu nhiều) chia ra từng gói nhỏ 1 chén vừa đủ ăn, cất vào tủ lạnh. Rất tiện lợi cho người còn đi làm, chỉ dùng microware cho 1 phút là có xôi nóng ăn liền. Xôi nếp than gạo lức rất thuận lợi cho người đau bao tử hay bị yếu răng, táo bón .
 
Tiền mệnh giá 500k mới toanh đã xuất hiện tại các phòng máy ATM, kèm theo một vài tín hiệu khá rõ ràng.
VÀO SÒNG THÔI CÁC BÁC!

Chúc các bác lồi mồm!
 
Thực ra để mà biết được ngày mai ntn đã là rất khó rồi chứ nói gì đến T+4 hay sóng 3-4 tuần.
 
Hai sàn đều giảm điểm nhẹ ở đầu phiên do áp lực điều chỉnh của phiên ngày hôm qua. Tuy nhiên kể từ cuối phiên buổi sáng trở đi, lực cầu gia tăng mạnh khiến 2 sàn đồng loạt tăng điểm trở lại với số mã tăng giá áp đảo hoàn toàn số mã giảm giá.

Kết quả khả quan về lợi nhuân 6 tháng đầu năm của nhóm các công ty chứng khoán vừa ra đã tạo ra sự hỗ trợ cần thiết giúp thị trường tăng điểm trở lại. Ngoài ra thông tin xấu vừa qua đã phản ánh hoàn toàn vào giá, và chúng tôi có sự kỳ vọng về 1 đợt phục hồi mạnh trong thời gian tới, khi báo cáo kết quả kinh doanh quý II sẽ lần lượt được đưa ra của các doanh nghiệp niêm yết.

Về phương diện kỹ thuật, thị trường tăng điểm trở lại sau một phiên điều chỉnh và khối lượng tiếp tục gia tăng so với giai đoạn trước đó. Điều này cho thấy khả năng tạo đà khá tốt của các chỉ số chung, và vì vậy xu hướng tăng ngắn hạn tiếp tục được giữ nguyên
 
Cứ trông vào “hàng núi” đồ hiệu, xe sang và nhà đẹp mà Ngọc Trinh đang có, chẳng thể nào cưỡng nổi những cám dỗ từ hai chữ nổi tiếng. Câu “hậu sinh khả úy”, thật đúng với những gì mà lớp đàn em của Ngọc Trinh đang làm trên con đường tiến thân của họ!!!

Ngọc Trinh, Nữ hoàng đồ lót của Việt Nam, danh hiệu này trước là tự phong, sau giờ đã thành thương hiệu của cô, được xem là người tiên phong khai phá ra trường phái nổi tiếng bằng những bộ hình mát mẻ và phát ngôn gây sốc.

[Ngọc Trinh ]

Và đến giờ, con đường Ngọc Trinh vạch ra, đã được rất nhiều chân dài đàn em đi theo. Bởi đơn giản, với họ, cứ trông vào “hàng núi” đồ hiệu, xe sang và nhà đẹp mà Ngọc Trinh đang có, chẳng thể nào cưỡng nổi những cám dỗ từ hai chữ nổi tiếng...

Linh Phương, chân dài được người ta bảo là “bản sao” của Ngọc Trinh, tỏ ra dạn dĩ hơn đàn chị khi liên tục tung ra những bộ ảnh khoe vòng một khủng và vòng ba căng tròn. Sau khi “chào hàng” bằng bộ ảnh nóng cổ vũ cho một giải bóng rổ với đủ các tư thế ưỡn ẹo làm lộ hơn một nửa vòng một trông cực lộ liễu và phản cảm, mới đây nhất, Linh Phương tiếp tục "đãi mắt" công chúng bằng bộ ảnh cô dâu bán nude và diện đồ lót.

Những hình ảnh của Linh Phương làm người ta “nóng mắt” hơn cả với “nữ hoàng nội y”. Thậm chí đa phần trong số chúng bị coi là những “hình ảnh bẩn” theo diện khuyến cáo không được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà mới đây Bộ VHTT&DL đã xếp loại.

Có lẽ chẳng ai biết cô diễn viên kiêm người mẫu "từ trên trời rơi xuống" Linh Phương này là ai, kể cả khi tên cô được "đính kèm" profile hai bộ phim là... Gái nhảy tàu và Bí kíp. Nhưng sau hàng loạt bộ ảnh nóng thời gian gần đây, cô nàng sẽ được nhớ đến như một trong số những người đẹp vô danh thích khoe thân của showbiz Việt.

[Những hình ảnh mới đây của Linh Phương làm người ta “nóng mắt” hơn cả “nữ hoàng nội y”. Thế nhưng khi được hỏi về những ý kiến trái chiều này, Linh Phương bảo: “Ảnh của tôi nghệ thuật”.]

Theo chân các đàn chị, Angela Phương Trinh, một hotgirl tuổi teen đang nằm trong tâm bão của dư luận thời gian này cũng có những “đường đi nước bước” khá bài bản để hâm nóng lại tên tuổi sau nhiều năm bị quên lãng.

Cách đây hơn một năm, không ai còn nhớ đến Phương Trinh, với biệt danh “bà mẹ nhí”, nhưng nhờ sự tích cực... cởi của Phương Trinh trong các bộ ảnh mà, bộ sau gợi cảm hơn bộ trước, và những phát ngôn gây sốc dư luận, suốt từ đầu năm đến giờ người ta đã biết đến Phương Trinh là ai.

Cô hết tung ra bộ ảnh chụp với áo yếm căng tràn nhựa sống, lại hở không thể hở hơn trong chiếc áo ngực bé tí khi uốn éo trên chiếc mô tô phân khối lớn. Và ở tuổi 17, cô tung ra bộ hình cực bắt mắt với trang phục lót gợi cảm với đủ tư thế mời gọi.

Cũng giống như đàn chị tên Trinh, Ngọc Trinh, đi trước, Angela Phương Trinh có những phát ngôn khiến người đọc nghiêng ngả.

[Cách đây hơn 1 năm, không ai còn nhớ đến Phương Trinh, nhưng nhờ sự tích cực ]

Khi làng nghệ nhốn nháo vì vụ chân dài Hồng Hà bị bắt do tham gia vào một đường dây gái gọi cao cấp, để chứng minh đẳng cấp của mình Angela Phương Trinh bảo: "Nhiều đại gia năn nỉ muốn gặp tôi ngoài đời chỉ 20 phút sẽ trả cho tôi 20 ngàn USD, được phép đi với gia đình, người thân nhưng tôi từ chối. Họ nghĩ tôi chắc từng yêu đại gia một lần rồi nên sẽ phóng khoáng lắm đây”.

Còn khi bị kéo vào scandal bán dâm ầm ĩ của Hoa hậu Mỹ Xuân thời gian trước, Angela Phương Trinh đã lên thẳng tòa soạn trang tin nọ để đòi công bằng với tuyên bố sẵn sàng đi kiểm tra trinh tiết. Tuyên bố này khiến nhiều người "choáng" về sự bạo dạn của cô gái 17 tuổi.

Mới nhất, Angela Phương Trinh lại tuyên bố thưởng một tỷ cho ai phát hiện "vết tích nâng cấp vòng một" của mình khi bị các trang tin tung ảnh cho là lộ "vết tích nâng cấp vòng một".

Michiyo Phạm Ngà, một cái tên lạ với showbiz Việt. Lý lịch của cô được tóm tắt là diễn viên múa tài năng từng đi du học ở Nhật, thời gian qua cũng gây sốc vì những phát ngôn “trời giáng”.

Sau khi chê tả tơi năng lực của các giám khảo và thí sinh trong cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ 2012, nữ diễn viên múa này tiếp tục “ném đá” vào dư luận khi “đăng đàn” chê bai đàn ông Việt kém từ ngoại hình, tính cách cho đến khả năng sex.



[ Michiyo Phạm Ngà bị cộng đồng mạng chỉ trích là hợm hĩnh, kiêu căng, không biết mình biết người khi chê trai Việt ăn bám, không văn minh,không sạch sẽ, cực kỳ kém và non nớt về sex. ]

Cô bảo: "Trai Việt, người thì lười làm, ở nhà ăn bám, người thì không lo làm ăn, tối ngày rượu chè cờ bạc, sống bám váy đàn bà, có người sống dựa vào vợ.

Người giàu có thì nay em này mai em khác, bỏ vợ bỏ con, người đẹp trai thì bất tài vô dụng, người xấu xí giàu có nhưng lại khinh người… có tiền nhìn phụ nữ ai ai cũng là trò chơi của họ. Đa phần, trai Việt yêu không văn minh, không yêu được người ta nữa thì chém, giết, đốt, đánh đập, đe dọa. Đa phần nữa là trai Việt yêu không sạch sẽ, trong lúc yêu một người vẫn thích những người khác, thậm chí bắt cá 3, 4 tay. Nhưng vẫn muốn các cô ấy chỉ là của riêng mình.

Điều nữa là sex của trai Việt cực kì kém và non nớt, ích kỉ, chỉ hưởng sướng phần mình, còn không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu, như nào… Nếu phụ nữ Việt lỡ gặp một anh Tây rồi chắc sẽ bỏ luôn giai Việt mà theo anh Tây suốt đời...."

Phát biểu trên, cộng đồng mạng đã dấy lên một "làn sóng" chỉ trích sự hợm hĩnh, kiêu căng, không biết mình biết người của Michiyo Phạm Ngà. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng đây chỉ là chiêu gây sốc để cái tên Michiyo Phạm Ngà được biết đến. Vì thực tế, dù có là một diễn viên tài năng, và cũng đã múa “nát sân khấu” ở Đáo xuân của nghệ sĩ Đào Anh Khánh hàng năm, nhưng ở Việt Nam, cái tên Michio Phạm Ngà vẫn hoàn toàn xa lạ với công chúng.

Thế mới thấy trong thời buổi showbiz Việt ngày ngày đều có scandal mới, thì việc các cô gái đang tìm đường tiến thân để “một bước thành sao” chọn cho mình con đường ngắn nhất, lấy tai tiếng làm sự nổi tiếng, là điều dễ hiểu.

Nhưng thiết nghĩ những "ngôi sao" đang và sắp “muốn sáng lên” hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn đối với cách gây dựng hình ảnh của chính mình trong lòng công chúng. Bởi cái cách họ chọn chỉ khiến họ là ngôi sao, trên báo, nhất thời. Về lâu, về dài, cứ sóng sau đè sóng trước. Chẳng còn ai nhớ đến họ nếu “nổi tiếng” không đi kèm tài năng.
 
Kim Jong Un củng cố quyền kiểm soát quân đội Bắc Triều Tiên
Kim Jong-Un viếng một đơn vị quân đội . Ảnh do KCNA công bố ngày 08/02/2012.
Kim Jong-Un viếng một đơn vị quân đội . Ảnh do KCNA công bố ngày 08/02/2012.
REUTERS/KCNA
Đức Tâm

Tân lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ định một phó thống chế mới, người có nhiều khả năng nắm giữ chức tổng tư lệnh quân đội. Qua động thái này, Kim Jong Un củng cố quyền kiểm soát quân đội. Từ nhiều thập niên qua, vai trò của quân đội Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng và là lực lượng nòng cốt của chế độ.

Việc bổ nhiệm ông Hyon Yong Chol lên làm phó thống chế diễn ra rất nhanh, chỉ một ngày sau khi ông Ri Yong Ho, phó thống chế, tổng tư lệnh quân đội Bắc Triều Tiên, đã bị cách chức.

Trước đây, ông Ri Yong Ho là người rất gần gũi với cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cũng chính ông đã được lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il chỉ định kèm cặp, giúp đỡ con trai mình là Kim Jong Un để kiểm soát giới tướng lãnh trong quá trình chuẩn bị lên thay cha. Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất là Ri Yong Ho đã đi bên cạnh Kim Jong Un trong tang lễ Kim Jong Il.

Thế nhưng, chỉ trong chốc lát, Ri Yong Ho đã mất tất cả chức vụ. Đây là nhân vật « nặng ký » thứ hai trong chính quyền Bình Nhưỡng đã bị thanh trừng, kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền lãnh đạo. Hồi tháng Ba vừa qua, phó thủ trưởng cơ quan an ninh quốc gia Bắc Triều Tiên U Dong Chuk đã « biến mất ».

Ông Chon Hyun Joon, chuyên gia thuộc Viện Thống nhất Quốc gia Triều Tiên – KINU - ở Séoul, được báo Le Figaro trích dẫn, nhận định : « Điều này cho thấy có tồn tại các xung đột trong nhóm những nguời thân cận Kim Jong Un ».

Theo các nhà phân tích, dường như Kim Jong Un tìm cách khống chế quân đội vì nhận thấy thế lực của quân đội quá mạnh nhờ vào chính sách « Songun – Quân đội trên hết », được áp dụng trong suốt thời gian ông Kim Jong Il nắm quyền lãnh đạo cho đến khi chết vào năm 2011.

Về tân phó thống chế Hyon Yong Chol, giới quan sát có ít thông tin về nhân vật này. Ông được phong cấp tướng hồi tháng Chín năm 2010 cùng với năm người khác, trong đó có Kim Jong Un và bà Kim Kyong Hui, em gái cố lãnh đạo Kim Jong Il.

Hyon Yong Chol xuất thân từ một gia đình có truyền thống tham gia chống Nhật từ những năm 1940, cùng với người sáng lập ra chế độ Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành.

Việc bổ nhiệm Hyon Yong Chol trở thành một trong bốn phó thống chế của quân đội Bắc Triều Tiên, gây ngạc nhiên bởi vì nhân vật này không nằm trong Quân ủy Trung ương và không bao giờ có mặt bên cạnh tân lãnh đạo Kim Jong Un trong các chuyến công du.

Trước đó, một quan chức lãnh đạo cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên, ông Choe Ryong Hae, đã được chỉ định làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, phó thống chế và phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Theo một số nguồn tin tại Seoul, sự kiện một quan chức dân sự lên nắm quyền kiểm soát quân đội đã làm cho phó thống chế Ri Yong Ho bất bình. Thông tin này đến tai Kim Jong Un. Ngay lập tức, viên tướng bị cách chức.

Khi gạt bỏ người « đỡ đầu » Ri Yong Ho, tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un muốn đưa ra một thông điệp là giai đoạn chuyển tiếp đã kết thúc. Chuyên gia Kim Yong Soo, đại học Sogang Hàn Quốc, giải thích rằng, vai trò của « ông Ri chỉ cần thiết để thực hiện thành công việc chuyển giao quyền lực. Từ nay, Kim Jong Un không cần đến ông ta nữa và khẳng định bản sắc của mình ». Mô hình này nằm trong truyền thống của các đảng cộng sản châu Á, người kế vị thường phải kiên nhẫn chờ đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm, trước khi có thể sắp xếp những người thân cận của mình vào các vị trí chủ chốt trong bộ máy quyền lực.

Kể từ khi Kim Jong Un lên cầm quyền, giới chuyên gia cố gắng phỏng đoán ý định của nhân vật này : Liệu tân lãnh đạo trẻ của chế độ Bình Nhưỡng có tiếp tục đi theo con đường của ông và cha (tức là đóng cửa với thế giới bên ngoài, dùng vũ khí nguyên tử làm lá bài mặc cả, duy trì nền kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa trước kia) hay là bắt đầu mở cửa đất nước, theo như lời khuyên của đồng minh Trung Quốc ? Vấn đề này rất quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực, đối với Hoa Kỳ và cả Trung Quốc, bởi vì Bắc Triều Tiên có vũ khí nguyên tử, hóa học, hàng ngàn tên lửa và có một lực lượng quân đội với 1,2 triệu binh sĩ.

Giới phân tích còn nêu ra giả thuyết là khi cách chức phó thống chế Ri Yong Ho, một nhân vật được coi là « diều hâu » trong chế độ Bình Nhưỡng, tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un muốn có khả năng hành động rộng rãi hơn để thương thuyết việc nối lại các cuộc đối thoại với Hoa Kỳ và Hàn Quốc, sau các cuộc bầu cử tổng thống ở hai nước này.
 
Theo báo mạng VietNamNet, “kiều hối” gửi về Sài Gòn sáu tháng đầu năm 2012 giảm 23% so với cùng giai đoạn của năm 2011, tức giảm đến $500 triệu và chỉ đạt $1.9 tỉ.

Tài liệu trích dẫn thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tại Sài Gòn nói rằng “kiều hối” gửi về riêng tại Sài Gòn hồi năm 2011 lên tới $5 tỉ trên tổng số 9 tỉ, chiếm tỉ lệ 55%. Một tài liệu khác cũng nói, “kiều hối” từ Hoa Kỳ gửi về chiếm hơn một nửa.

Một nguồn tin khác từ báo USA Today thì cho rằng tiền kiều hối được gửi về Việt Nam nhằm các mục đích: Mua bất động sản, kinh doanh kiếm lời, trợ giúp thân nhân còn kẹt lại Việt Nam.

Trong khi đó, theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank - WB), “kiều hối” của người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam tăng dần hàng năm.

Từ năm 1999 xấp xỉ $1 tỉ, con số này tăng dần đều và lên đến $9 tỉ trong năm 2011, đưa Việt Nam vào danh sách “Top 16” các quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.

Có thể nói, khoản tiền $9 tỉ “kiều hối” của năm 2011 tương đương 7.4% tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam, vượt cả vốn FDI, ODA mà Việt Nam vay được của thế giới một cách chật vật, khó khăn. Dư luận còn cho rằng với “kiều hối” đổ về, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thêm nguồn ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách và thâm thủng cán cân thương mại trên thị trường quốc tế...

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại gọi lượng “kiều hối” đổ về Việt Nam trong năm 2011 là “mùa thu hoạch vàng,” giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí một trong 16 quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.

Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khoe đã tìm mọi cách “phát triển mạng lưới nhận tiền ở hải ngoại gửi về,” đôi khi chỉ cần 5 phút để thực hiện một thương vụ chuyển ngân. Khách hàng của Vietin Bank ở Việt Nam còn có thể gửi và nhận tiền “24 tiếng đồng hồ trong ngày và 7 ngày trong tuần”.

Tài liệu do bà giám đốc điều hành Western Union khu vực Châu Á-Thái Bình Dương công bố còn cho biết hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, trong đó có chừng 400,000 “lao động xuất khẩu” đang sinh sống ở 101 quốc gia khắp thế giới. Theo bà, lực lượng này đã chuyển về Việt Nam số “kiều hối” tăng dần hàng năm.

VietNamNet còn trích dẫn nhận định của Bộ Lao Ðộng-Xã Hội Việt Nam xác nhận rằng các “thị trường kiều hối truyền thống” của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ðức và Úc. Còn số thị trường mới “khơi nguồn” từ năm 2005 trở lại đây gồm Ðài Loan, Nhật, Nam Hàn, Malaysia...

Công nhân Việt Nam “lao động xuất khẩu” bị trả về nước nhiều hơn số được tuyển mộ. (Hình: VietNamNet)

Ðối với loại thị trường mới “khơi nguồn” thì “kiều hối” được chuyển về nông thôn phần lớn. Báo mạng 'Baomoi.com' trích tài liệu của ủy ban giám sát tài chính của nhà nước Việt Nam xác nhận có đến 52% lượng “kiều hối” được đổ vào bất động sản.

Tuy nhiên, theo VietNamNet, giờ đây “dòng sông vàng” đang có dấu hiệu suy thoái rõ rệt qua việc sụt giảm nguồn thu được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Cũng theo VietNamNet, sự sụt giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Sự trì trệ của khu vực bất động sản, kinh tế Việt Nam bất ổn, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, va, một số quốc gia Ðông Nam Á hạn chế thu nhận công nhân “xuất khẩu lao động”...
 
Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.

Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.

Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót Hà Nội. Năm 1936 ông theo học trung học tại trường Thăng Long, một ngôi trường thành lập trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông lúc ấy có cả ông Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Quang Dũng là bạn đồng lớp trong thời gian này. Đây cũng là mối tương duyên khiến ông ấp ủ và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng.

[Nhạc sĩ Phạm Duy chụp tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.]

Phạm Duy từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa tuy sau đó ông không theo đuổi bộ môn này. Ông là bạn đồng lớp của họa sĩ Bùi Xuân Phái nhưng sau đó bỏ dở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và gia nhập Việt Minh với cây đàn ghi ta trên tay. Những tác phẩm viết về kháng chiến, cách mạng của Phạm Duy trong thời kỳ này đã làm tên tuổi ông được chú ý nhưng cũng bắt đầu gây rắc rối cho ông khi cách mạng xem loại nhạc do ông sáng tác mang đậm chất ủy mị và Việt Minh không chấp nhận.

Cảm thấy nguy hiểm cho sinh mạng của mình Phạm Duy dinh tê về thành và di cư vào Nam để từ đó hàng loạt nhạc phẩm ra đời mang tên tuổi của ông lên tận đỉnh vinh quang của một nhạc sĩ. Nhạc của ông ảnh hưởng sâu đậm trên mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên cho tới quân đội, công chức ngay cả những người nông dân không biết gì về nhạc cũng biết đến ông qua các ca khúc phát thanh trên hệ thống truyền thanh của miền Nam từ năm 1954 cho tới khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.

[Nhạc sĩ Phạm Duy. Hình chụp năm 1937. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.]

Từ năm 1975 cho tới nhiều năm sau đó nhà nước Việt Nam đã thẳng thắn xem ông là một người phản bội và nhạc của ông bị cấm phổ biến hoàn toàn. Tuy nhiên tới năm 2005 nhà nước chính thức cho phép ông về định cư tại Việt Nam và đồng thời khoảng 50 ca khúc của ông được cấp giấy phép phổ biến trong nước qua nhà xuất bản Phương Nam.

Trong những năm cuối đời ông dành công sức cho tác phẩm “Minh họa Kiều” phổ nhạc từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho tới nay tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành và đó là mối lo nghĩ của nhạc sĩ khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa.

Hôm nay chúng tôi được nhạc sĩ bày tỏ đôi điều về cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn như một chia sẻ những trăn trở mà nhiều năm qua ông canh cánh…..



Muốn điều hợp lại xã hội

Nhạc sĩ Phạm Duy: Từ lúc tôi bắt đầu bước chân vào âm nhạc vào năm 1942 cho đến bây giờ là 2012 rồi, tôi không có một chút gì thay đổi trong đường lối làm việc. Chỉ có thời đại của mình, của nước Việt Nam mình nó thay đổi nhiều quá. Hiểu theo nghĩa là từ thực dân qua tới thời kỳ cách mạng độc lập, xong rồi tới thời kỳ bị các cường quốc cắt đôi nước Việt mình, nó không đánh được với nhau thì nó để cho mình đánh nhau.

Nó chia mình làm hai nước, rồi đến khi mình thống nhất được đất nước rồi nhưng lòng người không thống nhất. Trong tất cả những điều đó thì tôi gần như là một trong những người bị làm nạn nhân của thời cuộc, thành thử ra tôi không thay đổi gì cả. Đường lối của tôi khi bắt đầu làm âm nhạc thì tôi là người muốn điều hợp lại xã hội và điều hợp lại con người đúng như ông Khổng Tử đã chủ trương như vậy. Đến bây giờ ngồi ngẫm lại thì gần một nghìn bài của tôi soạn ra không đi ra khỏi cái ý định thống nhất lòng người và đồng thời điều hợp xã hội.



Mặc Lâm: Vâng. Thưa nhạc sĩ, ông có thể cho biết rõ một chút về cái khái niệm mà ông vừa nói là “điều hợp xã hội” thì có thể hiểu như thế nào?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đưa ra một câu nói thôi: “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.
 
Lòng người chưa thống nhất

Mặc Lâm: Nhạc sĩ Phạm Duy gắn liền cuộc đời của mình với những nổi trôi của đất nước như vậy, thì xin được hỏi ông nếu lịch sử thiếu vắng những nổi trôi thì Phạm Duy sẽ ra sao và dòng nhạc của ông sẽ ra sao ạ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không có những cái đó sẽ không có Phạm Duy nữa.



Mặc Lâm: Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không. Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?



Mặc Lâm: Tuy không nói ra nhưng rất nhiều người tại hải ngoại vẫn theo dõi sinh hoạt của nhạc sĩ rất đều đặn. Trong những lần ông ra mắt những CD hay các chương trình nhạc thính phòng từ Sài Gòn ra Hà Nội, Nhạc sĩ có hạnh phúc lắm hay không khi được đứng trên sân khấu tại quê hương? Nhiều người muốn biết cảm giác của ông có thay đổi gì so với trước đây khi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình.

Nhạc sĩ Phạm Duy: Thì bây giờ đây anh xem. Tôi ở trong nước, tôi ở ngoài Hà Nội, tôi phải đi vào trong Nam. Rồi tôi lại phải bỏ trong Nam đi ra ngoại quốc. Ra ngoại quốc rồi lại trở về, thành thử tôi không có thay đổi gì cả, mà mỗi lần đi như vậy thì tôi chỉ đi lánh nạn thôi, lánh nạn đấy, thành thử tôi không thay đổi gì cả.

[Phạm Duy và gia đình thực hiện Minh Họa Truyện Kiều Phần 2. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.]

Mặc Lâm: Bảy mươi năm đã trôi qua và hiện nay nhạc sĩ vẫn tiếp tục công trình cuối cùng của mình đó là tác phẩm “Minh họa Kiều”, xin ông cho biết là đứa con út này hiện giờ ra sao rồi, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Hiện nay thì những phần xong từ trước khi còn ở hải ngoại thì đã được trình bày khắp thế giới rồi, ở Paris, ở bên Đông Đức, Tây Đức, ở khắp nơi rồi… còn những phần về sau này mà tôi mới sáng tác thì chưa thu thanh được. Con tôi – Duy Cường nó bận quá, nó không đủ thì giờ để làm hòa âm, và đồng thời người hát cũng không có ai. Thành thử nếu mà tôi có chết đi thì nó sẽ trở thành một tác phẩm bị bỏ dở thôi.



Mặc Lâm: Tôi còn nhớ có một bản nhạc mà khi xưa đã gây tranh cãi là có nên lấy nó làm quốc ca hay không là bản “Việt Nam! Việt Nam!” của ông. Ông có muốn chia sẻ gì thêm về bài hát này?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Anh nhớ lại từng chữ từng câu trong bài “Việt Nam! Việt Nam!”. Tại sao đầu đề lại hai chữ “Việt Nam! Việt Nam!”? Bởi vì nước Việt Nam mình bị chia làm hai, thành hai thứ “Việt Nam – Việt Nam”. Bây giờ chỉ có một Việt Nam thôi thì tốt hơn. Trong khi đó tôi xưng tụng một nước Việt Nam như vậy, trong đó thì “tình yêu đây là khí giới” mà, hai bên vẫn còn nghi kỵ nhau, vẫn chưa bắt tay nhau. Thành thử vấn đề là “lòng người chưa thống nhất mà đất nước thống nhất rồi”.
 
Chỉ muốn làm thinh

Mặc Lâm: Trở về Việt Nam là ước vọng cuối cùng của ông đã được thực hiện, nhạc sĩ có hài lòng với sự trở về này sau bảy năm sống và đi khắp nơi trên lãnh thổ hình chữ S hay không ạ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi. Lúc mà tôi về đây thì tôi cũng không có ý định gì khác hơn là về hưu. Người ta hỏi tôi về đây ông có ý định làm gì, thì tôi bảo tôi về đây thì thích làm thinh thôi, tôi không muốn nói năng gì cả nữa. Không may là vấn đề tất cả tác phẩm của tôi bán cho nhà xuất bản thì mỗi lần nhà xuất bản họ in hay là họ tổ chức đại nhạc hội thì tôi lại phải ra mắt, hóa ra mình muốn làm thinh mà nhà xuất bản cứ thích tôi lại làm ồn lên thôi.

[Nữ ca sĩ Thái Hằng và nhạc sĩ Phạm Duy trong ngày cưới tại Thanh Hóa năm 1949. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.]

Mặc Lâm: Nhưng mà đó là xuất phát từ tình yêu thương một nhạc sĩ, một cây nhạc cổ thụ của Việt Nam, như vậy có gì đáng trách đâu!

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không! Không! Không! Tôi không phê bình ai bảo tại sao tôi làm ồn đâu. Nói như vậy nhưng tôi không trách ai cả. Chỉ có vấn đề là tôi là một người đã 92 tuổi đầu rồi thì tôi nên làm thinh thôi, nhưng mà khổ nhất là tôi vẫn còn phải hoạt động, vẫn phải đi quảng cáo, làm dĩa hát, rồi phải bán, thành thử khổ một nỗi là tôi bị mang tiếng làm ồn quá, sợ làm phiền thôi.



Mặc Lâm: Vâng!

Quý vị vừa theo dõi một vài chia sẻ với nhạc sĩ Phạm Duy. Đáng ra bài phỏng vấn này được giữ lại cho tới khi nhạc sĩ qua đời nhưng chúng tôi quyết định cho nó xuất hiện vì nếu không, chắc ông không còn dịp nghe những phản hồi của người yêu nhạc của ông sau khi nghe những trình bày khá thiết tha của nhạc sĩ trong bài phỏng vấn này…

Một lần nữa xin cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa và xin chúc ông luôn giữ lòng thanh thản trong những ngày tháng sắp tới.
 
Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam một cách chính thức là rất thấp, nhưng thực tế lại thê thảm tới mức ngay cả du học sinh tốt nghiệp xong, về nước cũng khó tìm việc.

Thông tấn nhà nước TTXVN mới tuần trước cho biết rằng, tính trong “6 tháng đầu năm: Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,29%.”

Bản tin dẫn lời “Vụ trưởng Vụ Dân số Lao động thuộc Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Xuân Mai cho biết sáu tháng đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%. Trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%....” và do vậy, VN vào nhóm 10 quốc gia tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.

Thực tế lại thê thảm... Bản tin từ báo kinh doanh VEF dựa theo tin TTVN cho biết rằng “Du học về nước: Thất nghiệp như thường.” Không chỉ các ngành nhân văn, mà cả ngành khoa học, kể cả tin học (IT), cũng khó tìm việc.

TTVN ghi nhận:

“...Những tưởng các tân cử nhân mới khốn khổ tìm việc, những người ra trường dày dạn kinh nghiệm như anh Nguyễn Đức Tuấn (Phường Láng Thượng, Đống Đa, HN) cũng lâm vào cảnh khổ sở tìm việc. Sau lần ức chế với ban lãnh đạo công ty, Tuấn lập tức viết đơn thôi việc mà không cần đắn đo gì thêm. Nghĩ bụng với 7 năm làm IT, chắc chắn anh sẽ sớm tìm được công việc tốt hơn. Ngờ đâu 3 tháng trở lại đây anh vẫn ở nhà nội trợ phục vụ người vợ bụng mang dạ chửa 8 tháng, trở thành lao động chính trong nhà...

...Đến du học sinh cũng thất nghiệp.

“Tìm hoài mà chẳng có việc nào phù hợp với mình. Chán+nản=đói!” là tâm sự của Nguyễn Gia Khánh (Quảng Ninh), người lập ra một hội nhóm thất nghiệp trên Facebook với hi vọng bản thân và những người lâm vào hoàn cảnh giống mình sẽ kiếm được việc làm, nhờ vào sự giúp đỡ, giới thiệu của bạn bè. Là du học sinh chuyên ngành kinh tế từ Úc trở về, bố mẹ lại làm chức cao ở các công ty lớn, nhưng cũng chưa xếp được việc cho con.

Khác với Khánh, Bùi Văn Minh, tốt nghiệp Trường ĐH California (Mỹ) sau nhiều năm làm việc tại một công ty phần mềm ở Mỹ nuôi ý định về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, những kiến thức Minh học được, thậm chí đang làm rất tốt ở Mỹ lại chưa thể làm được ở Việt Nam. Khi hỏi ý kiến của chuyên gia và những người trong nghề, nhiều người cảnh báo anh sẽ không bán được hàng ở Việt Nam, vì phần mềm bán hàng của anh chưa phù hợp với thói quen thanh toán online của người Việt...”

Bản tin cũng dẫn theo Tổng cục Thống kê, cho biết trong 2 quý đầu năm, cả nước có hơn 26.000 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động. Và tại TP Sài Gòn, “số người lao động đăng ký thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm đã lên đến 70.397 người, tăng 22.009 người so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình kinh tế khó khăn, thị trường lao động thu hẹp, những người có kinh nghiệm vẫn thất nghiệp dài.”

Như thế, hẳn là con số về tỷ lệ thất nghiệp có cách tính gì sai sót?
 
Back
Top