Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Cầm tiền có thể đợi lượng hàng lướt sóng chốt lời thêm ít nữa rồi vào nhưng cũng phải để phòng nhà cái ra tay trước thì lại thua T+...
 
LCG tích lũy đã lâu
FLC đỉnh 4x down về 1x
MÚC
Cầm tiền có thể đợi lượng hàng lướt sóng chốt lời thêm ít nữa rồi vào nhưng cũng phải để phòng nhà cái ra tay trước thì lại thua T+...
từ đỉnh ngắn hạn ngày 8/5 tới nay thì điểm 430 và 74 có thể coi là điểm cân bằng. Từ đó thị trường chỉ dao động tầm 430+-5 và 74+-1 là hết vị.

Hoảng loạn ở điểm/vùng cân bằng này là k cần thiết. Giao dịch hôm nay cho thấy ở vùng này k ai dám đạp mạnh xuống hay đánh thốc lên, tất cả đều phải thăm dò nhau.

Nhập hàng ở vùng này là khá an toàn nếu k có rúng động gì kinh khủng về vĩ mô...

Hy lạp đã được cứu rồi . CMI-PVX-VCG làm con khó nghỉ!.FLC và AAA đang tích tụ.[IMG]
 
Hai sàn đều giảm điểm ở đầu phiên do lượng cầu vào thị trường quá yếu. Tâm lý thận trọng cùng sự mất kiên nhẫn của bên bán vào cuối phiên đã khiến hai sàn sụt giảm mạnh với số mã giảm giá chiếm áp đảo số mã tăng giá.

Thông tin về việc nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng được đưa ra ở đầu giờ chiều, đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư ở cuối phiên. Đây cũng chính là nguyên nhân của việc khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của các doanh nghiệp, bất chấp lãi suất hạ khá nhanh trong thời gian vừa qua. Do đó việc thị trường dao đông hẹp trong khoảng hơn 1 tháng qua cũng được sáng tỏ, và có khả năng vẫn sẽ tiếp tục trạng thái này trong thời gian tới.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 19/6/2012 thị trường vẫn không có chuyển biến tích cực về mặt điểm số lẫn giá trị giao dịch, mà thay vào đó là sự sụt giảm của 2 yếu tố trên. Điều này cho thấy nỗ lực bứt phá ra khỏi vùng tích lũy hẹp hiện tại vẫn cần thêm một thời gian nữa, khi có một yếu tố về vĩ mô có thể kích thích được dòng tiền vào một cách ổn định như thời gian trước đó
 
những biến động của chỉ số chung là do các mã điều khiển thị trường tác động, các mã công chúng đứng im và đang nhích dần lên.
 
TT chung chưa khởi sắc nên họ cứ bán cao mua thấp giảm giá vốn và tạo thanh khoản. Đây là cách trade lúc sideway.
 
ổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể sẽ ghé thăm Việt Nam trong tháng 11 tới đây trên đường đi dự hội nghị ở Nam Vang của mình.
Nhà bình luận Lê Quốc Tuấn viết:

"Trong tháng 5, trợ lý Ngọại Trưởng Hoa Kỳ, ông Kurt Campbel đã xác nhận là TT. Obama có thể sẽ đến Nam Vang trong tháng 11 này và chính sau khi gặp Ngoại trưởng Hillary Clinton, ngoại trưởng Cambodia cũng đã xác nhận với giới truyền thông tại Washington vào đầu tháng 6 là Cambodia đã mời TT. Obama đến dự hội nghị tại Nam Vang vào tháng 11/2012.

Nếu cuộc viếng thăm lịch sử này xảy ra. Chắc chắn TT.Obama sẽ có một món quà đặc biệt cho Hà Nội và đổi lại, Hà Nội cũng sẽ có đáp lễ cho "kế hoạch chuyển trong tâm và tái cân bằng" của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ngoài ra cũng theo nguồn tin (thân cận) này, trước ngày bầu cử TT. Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm nay ông Obama sẽ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trước khi ông đến Hà Nội để công bố "Thông cáo chung Việt-Mỹ" còn sẽ có tên gọi khác là "Thông cáo Hà Nội 2012" về khu vực Biển Đông VN và ký "Tuyên bố Đối tác Chiến lược Việt-Mỹ".

Từ chuyến đi của trợ lý ngoại trưởng đặc trách vấn đề chính trị-quân sự Andrew J. Shapiro đến Hà Nội vào ngày mai đến chuyến đi có thể được thực hiện của TT .Obama vào tháng 11 này, cùng tất cả những chuyển biến dồn dập trong khu vực
 
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể sẽ ghé thăm Việt Nam trong tháng 11 tới đây trên đường đi dự hội nghị ở Nam Vang của mình.
Nhà bình luận Lê Quốc Tuấn viết:

"Trong tháng 5, trợ lý Ngọại Trưởng Hoa Kỳ, ông Kurt Campbel đã xác nhận là TT. Obama có thể sẽ đến Nam Vang trong tháng 11 này và chính sau khi gặp Ngoại trưởng Hillary Clinton, ngoại trưởng Cambodia cũng đã xác nhận với giới truyền thông tại Washington vào đầu tháng 6 là Cambodia đã mời TT. Obama đến dự hội nghị tại Nam Vang vào tháng 11/2012.

Nếu cuộc viếng thăm lịch sử này xảy ra. Chắc chắn TT.Obama sẽ có một món quà đặc biệt cho Hà Nội và đổi lại, Hà Nội cũng sẽ có đáp lễ cho "kế hoạch chuyển trong tâm và tái cân bằng" của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ngoài ra cũng theo nguồn tin (thân cận) này, trước ngày bầu cử TT. Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm nay ông Obama sẽ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trước khi ông đến Hà Nội để công bố "Thông cáo chung Việt-Mỹ" còn sẽ có tên gọi khác là "Thông cáo Hà Nội 2012" về khu vực Biển Đông VN và ký "Tuyên bố Đối tác Chiến lược Việt-Mỹ".

Từ chuyến đi của trợ lý ngoại trưởng đặc trách vấn đề chính trị-quân sự Andrew J. Shapiro đến Hà Nội vào ngày mai đến chuyến đi có thể được thực hiện của TT .Obama vào tháng 11 này, cùng tất cả những chuyển biến dồn dập trong khu vực
 
Trên lý thuyết, với thế cân bằng cực mong manh, thanh khoản cạn kiệt như phiên sáng nay, 30 tỷ ném ra trong 5' về bất cứ phía nào: mua hay bán, đều đủ khiến toàn TT biến động hết biên độ, giảm sàn hoặc tăng trần toàn bộ.

Nhưng tôi thiên về khả năng số tiền đó sẽ tương vào lệnh bán hơn
 
Nói chứ lo mà mua đi các cha ....

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể sẽ ghé thăm Việt Nam trong tháng 11 tới đây trên đường đi dự hội nghị ở Nam Vang của mình.
Nhà bình luận Lê Quốc Tuấn viết:

"Trong tháng 5, trợ lý Ngọại Trưởng Hoa Kỳ, ông Kurt Campbel đã xác nhận là TT. Obama có thể sẽ đến Nam Vang trong tháng 11 này và chính sau khi gặp Ngoại trưởng Hillary Clinton, ngoại trưởng Cambodia cũng đã xác nhận với giới truyền thông tại Washington vào đầu tháng 6 là Cambodia đã mời TT. Obama đến dự hội nghị tại Nam Vang vào tháng 11/2012.

Nếu cuộc viếng thăm lịch sử này xảy ra. Chắc chắn TT.Obama sẽ có một món quà đặc biệt cho Hà Nội và đổi lại, Hà Nội cũng sẽ có đáp lễ cho "kế hoạch chuyển trong tâm và tái cân bằng" của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ngoài ra cũng theo nguồn tin (thân cận) này, trước ngày bầu cử TT. Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm nay ông Obama sẽ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trước khi ông đến Hà Nội để công bố "Thông cáo chung Việt-Mỹ" còn sẽ có tên gọi khác là "Thông cáo Hà Nội 2012" về khu vực Biển Đông VN và ký "Tuyên bố Đối tác Chiến lược Việt-Mỹ".

Từ chuyến đi của trợ lý ngoại trưởng đặc trách vấn đề chính trị-quân sự Andrew J. Shapiro đến Hà Nội vào ngày mai đến chuyến đi có thể được thực hiện của TT .Obama vào tháng 11 này, cùng tất cả những chuyển biến dồn dập trong khu vực.......

DHG 29/6 : thâu tóm DCL. CMI sàn và trần.HAG bắt đầu thu hoạch tiền từ 3000 HECTA cao su ở Lào .FLC đang tích tụ.
 
Kinh tế Tây Ban Nha sụp đổ vì đầu cơ bất động sản
Biểu tình tại Madrid chống chính sách khắc khổ của chính phủ, 20/06//2012
Biểu tình tại Madrid chống chính sách khắc khổ của chính phủ, 20/06//2012
REUTERS/Susana Vera
Lê Phước

Kinh tế Châu Âu liên tiếp gặp bão tố. Các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro không ngừng bàn thảo từ thượng đỉnh này đến thượng đỉnh khác mà bóng ma khủng hoảng vẫn chưa chịu ra đi. Trong bối cảnh đó, mọi sự chú ý dường như đổ dồn về Tây Ban Nha, nước đang chịu khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng. Le Figaro đi sâu tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng này với bài viết chạy tựa : « Tây Ban Nha đã sụp đổ vì bong bóng bất động sản như thế nào ?».

Tờ báo nhắc lại cách đây vài năm, ai đến Tây Ban Nha đều không khỏi ngạc nhiên trước số lượng và qui mô quá lớn của các công trình xây dựng bất động sản. Mãi đến những năm 2000, giá bất động sản ở nước này không ngừng tăng. Các ngân hàng thi nhau cho vay tiền cho nhà đầu tư kinh doanh nhà đất và người mua bất động sản. Khi ấy, bất động sản là ngành chủ lực giúp kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt bậc.

Thế mà hiện tại, ở các thành phố xây dựng tấp nập trước kia chỉ còn cảnh đìu hiu, với nhiều căn hộ không người mua và nhiều công trình hạ tầng xây xong rồi bỏ đó. Khi trước, các ngân hàng Tây Ban Nha còn tự hào cho rằng mình là những ngân hàng chắc chắn nhất thế giới, vậy mà giờ đây các ngân hàng này đang lâm cảnh « yếu ớt nhất thế giới », đến mức Madrid phải kêu cứu với Liên Hiệp Châu Âu để được hổ trợ 100 tỷ euro nhằm cứu các ngân hàng đang cạn vốn.

Một câu hỏi đặt ra : Tại sao Tây Ban Nha lại lâm vào thảm cảnh này ? Tờ báo cho rằng, tất cả đều do việc đầu cơ bất động sản một cách thái quá.

Khi ấy, giới kinh doanh bất động sản và người mua nhà đất đều dễ dàng vay tiền ngân hàng. Một cựu giám đốc của một công ty bất động sản nhớ lại : « Không có một rào cản nào để tiếp cận nguồn vốn cả. Bất cứ ai cũng có thể vay để đầu tư bất động sản ».

Thế rồi, khủng hoãng đến, nạn thất nghiệp tăng lên. Người lao động trước kia vay tiền mua nhà, giờ đây do mất việc làm, không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Họ cũng không thể bán lại căn hộ đã mua vì khó tìm người mua và vì giá bất động sản sụt giảm rất nhiều. Như trường hợp của nhà xã hội học 30 tuổi tên Luis, năm 2007, anh vay tiền ngân hàng mua một căn hộ với giá 252 000 euro, thế mà giờ đây các công ty bất động sản chỉ chấp nhận mua lại với giá 120 000 euro, tức giảm hơn phân nửa. Còn nếu như bán lại cho ngân hàng, thì số nợ còn lại anh phải trả là 190 000 euro.

Thế nhưng, các hộ gia đình không phải là những người chậm trả nợ nhất. Theo thống kê, tỷ lệ các gia đình chậm trả nợ khi đáo hạn chiếm chỉ có 3,07%, trong khi đó con số này ở các nhà kinh doanh bất động sản lên đến 22,8%.

Đối với chính quyền, họ cũng có phần trách nhiệm không nhỏ gây ra khủng hoảng. Vào thời điểm ngành bất động sản thịnh vượng, chính quyền các địa phương thi nhau tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tư bất động sản.

Nhiều dân biểu địa phương, là thành viên trong hội đồng quản trị của các đại ngân hàng trong vùng, đã điều khiển hoạt động tín dụng để kiếm phiếu và để trục lợi. Kết quả là, mạnh địa phương nào nấy xây dựng. Tờ báo mỉa mai : Tây Ban Nha xây dựng không tính toán. Các công trình xây dựng của nước này ngốn hết 57 triệu tấn xi măng mỗi năm. Tây Ban Nha xếp thứ 52 về diện tích lãnh thổ, thứ 27 về dân số, nhưng là nước thứ năm tiêu thụ nhiều xi măng nhất thế giới.

Thế là, chính quyền viện đủ lí do để được xây dựng, người dân thi nhau vay nợ ngân hàng để mua nhà, các nhà đầu tư thi nhau vay tiền xây dựng. Sức mua bất động sản tăng lên, kéo theo tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Các ngân hàng hết vốn đành phải chạy vạy đi tìm nguồn vay trên thị trường tài chính nước ngoài. Và như vậy, chỉ cần thị trường tín dụng thế giới co lại, thì lập tức bong bóng đầu cơ bất động sản bị vỡ tung.

Vào năm 2007, Mỹ bắt đầu lâm cảnh khủng khoảng tín dụng, thế là lập tức các ngân hàng Tây Ban Nha phải đóng vòi cho vay. Trong thảm trạng này, một dân biểu Tây Ban Nha nhận định : « Đó là một ảo tưởng tập thể, ảo tưởng về sự làm giàu dựa trên bất động sản ». Theo dân biểu này, ai cũng có lỗi, từ ngân hàng, hộ gia đình đến chính phủ, họ đã nhận ra vấn đề quá muộn.
 
Mở cửa với mức sụt giảm nhẹ ở cả 2 sàn bất chấp các thông tin hỗ trợ như CPI thấp, giá gas suy giảm…vv, và tiếp diễn trạng thái này cho đến khi kết thúc phiên, do thiếu sự chuyển biến về mặt thanh khoản. Ngoài ra số mã giảm giá chiếm ưu thế hơn hẳn so với số mã tăng giá.
Sự không mặn mà với các tin tức vĩ mô khiến thị trường giao dịch một cách uể oải. Toàn sàn chỉ lác đác 1 vài mã có giao dịch và biến động hấp dẫn trong một số vừa qua như GSP, GAS, TAC…vv. Thị trường vẫn đứng ở trạng thái trung lập khi hầu hết các nhà đầu tư vẫn chưa thấy được chuyển biến tích cực hơn của nền kinh tế ở hiện tại so với giai đọan trước đó. Vì vậy có khả năng vẫn cần một thơi gian đủ dài để thay đổi được trạng thái hiện tại.
Về phương diện kỹ thuật, thị trường tiếp tục có những phiên biến động hẹp với thanh khoản suy kiệt do không có sự chuyển biến về mặt khối lượng. Tuy nhiên đường giá của chỉ số HNX INDEX vẫn nằm trong 1 biên độ dao động được thiết lập trong thời gian vừa qua trong khoảng 72-78. Do đó dù là nhà đầu tư cầm cổ phiếu hoặc giữ tiền mặt thì dấu hiệu nguy hiểm hoặc điểm mua trở lại vẫn chưa xảy ra.

DHG 29/6 : thâu tóm DCL. CMI sàn và trần.HAG bắt đầu thu hoạch tiền từ 3000 HECTA cao su ở Lào .FLC đang tích tụ.
 
đa số chỉ báo kỹ thuật đều báo thị trường sẽ đảo chiều tăng điểm
Khi tin tốt vĩ mô ra ầm ầm
Vậy mà thị trường vẫn giảm điểm
 
Chỉnh sửa Chỉnh sửa

Vai trò của dinh dưỡng

22/06/2012 19:43 | 0 lượt xem

Từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, danh y Hy Lạp Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hài hòa với thiên nhiên.

Ngoài việc triều chính, vua Hoàng Đế của Trung Hoa ngày xưa đã biết chỉ dẫn cho dân chúng về bệnh tật cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn thức uống có tác dụng trị bệnh và có lợi cho sức khỏe.

Các vị danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam trước đây đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Hãy nghe lời khuyên như sau của danh y Tuệ Tĩnh: :

“Muốn cho phủ tạng được yên;

Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.

Hoặc:

“ Chết vì bội thực cũng nhiều;

Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.

Như vậy, có thể nói rằng từ rất xa xưa, các vị danh y trên khắp thế giới hầu như đều đã nhận biết được là vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, có thể giúp ta phòng trị bệnh cũng như duy trì được một cuộc sống luôn luôn khỏe mạnh.

Mục đích của Dinh Dưỡng

Dinh dưỡng có ba mục đích chính:

1- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có sức khỏe tốt;

2-Phòng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống;

3-Khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.

Người Anh có câu ngạn ngữ “You are what you eat” (Ăn ra sao thì người thế ấy”, cũng là nói lên tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng.

Thực phẩm ăn vào có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Ăn uống không đúng với tình trạng sinh học thì cơ thể sẽ có hậu quả xấu mà đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về dinh dưỡng cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều.

Cứ nhìn người Á Châu trước đây, lấy căn bản thức ăn là gạo, ít calcium, thường đều nhỏ con hơn dân Âu châu ăn lúa mỳ, nhiều calcium. Quan sát người Việt ta, xưa kia dân miền Bắc, miền Trung dinh dưỡng thiếu hụt nên cơ thể nhỏ hơn so với người sanh trưởng ở miền Nam, gạo lúa dư thừa. Con cháu chúng ta bây giờ ở nước ngoài, dinh dưỡng đầy đủ nhờ đó cháu nào cũng to hớn hơn bố mẹ, ông bà.

Mỗi người cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Nhiều người ý thức được việc đó nhưng ít người thực hiện được. Vì thế, càng tìm hiểu nhiều về lợi hại của dinh dưỡng thì ta càng biết cách ăn uống sao cho thích hợp và có lợi cho sức khỏe.

Các lời khuyên về ăn uống thì nhiều và khác nhau nhưng mục đích đều hướng tới sự bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên cũng có người bối rối, không biết theo lời khuyên nào, cho nên tùy hứng làm theo ý mình. Thế là người ta đã tạo ra một thói quen đôi khi xấu nhiều hơn tốt. Do đó việc tạo ra thói quen tốt trong ăn uống đôi khi cũng không hẳn là dễ dàng.

Thói quen ăn uống cũng thay đổi tùy chủng tộc, văn hóa, khả năng cung cầu, điều kiện tâm lý, nếp sống cá nhân, sự hấp dẫn của món ăn, cách thức mời chào, quảng cáo của giới sản xuất.

Hầu hết các quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho người dân, quy định mức dinh dưỡng tối thiểu để cơ thể tăng trưởng mạnh và phát triển trí óc tốt đồng thời tránh được bệnh tật cũng như kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, còn có các chương trình quốc gia hướng dẫn để người dân biết cách áp dụng những tiêu chuẩn ấy trong việc ăn uống hàng ngày.

Một chế độ dinh dưỡng nhiều về lượng và phẩm cũng chưa đủ để có một sức khỏe tốt nếu không có sự cân đối hợp lý các thành phần dinh dưỡng. Trong cơ thể, các cơ quan luôn luôn hoạt động một cách nhịp nhàng tương ứng, để sử dụng các chất dinh dưỡng khác nhau cho các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ các tế bào sau khi bị thương tích, bệnh tật.

Số lượng thực phẩm tiêu thụ còn tùy thuộc các yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học của con người. Tâm trạng vui buồn đều có ảnh hưởng tới sự ăn uống và tiêu hóa. Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng.

Tóm lại, chất dinh dưỡng có thể làm ta mập hay gầy, hoạt động nhanh nhẹn hay chậm chạp, sống vui khỏe hay thường xuyên đau ốm... Nghĩa là có rất nhiều ảnh hưởng.

Nhu Cầu.

Một chế độ dinh dưỡng có thể xem là:

a-Thỏa đáng: khi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động, chức năng của cơ thể cũng như có dự trữ cho nhu cầu cấp bách.

b-Không đầy đủ: khi tiêu thụ ít hơn nhu cầu. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ lấy nguyên liệu từ kho dự trữ để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào. Kho sẽ vơi dần dần nếu không được bổ sung.

Lấy ví dụ: hồng huyết cầu chỉ sống khoảng 120 ngày, tế bào niêm mạc ống tiêu hóa cần được thay thế mỗi tuần lễ. Cả hai đều cần có nguyên liệu từ chất dinh dưỡng. Nếu chỉ thiếu dinh dưỡng trong thời gian ngắn, kho dự trữ có thể du di, nhưng nếu kéo dài lâu ngày sẽ nảy sinh nhiều bệnh tật.

c-Quá mức: khi cung cấp nhiều hơn nhu cầu, sẽ tạo ra tình trạng dư thừa. Chẳng hạn, chất sắt rất cần cho việc tạo huyết cầu tố, nhưng quá nhiều sẽ đưa tới suy gan; năng lượng dư được cơ thể hấp thụ và chuyển sang dự trữ, quá nhiều sẽ gây ra tình trạng béo phì.

Mọi người đều cần những thành phần dinh dưỡng như nhau, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc, điều kiện sinh hoạt. Tuy nhiên về số lượng thì mỗi cơ thể đều có nhu cầu khác biệt.

Cơ thể càng to lớn thì nhu cầu càng cao; một người hoạt động nhiều chắc chắn cần nhiều thực phẩm hơn người sống tĩnh tại; khi ngủ nghỉ, nhu cầu năng lượng giảm; khi cơ thể run vì lạnh thì cần thêm năng lượng để khỏi lạnh cóng.

Khẩu phần ăn phải phù hợp với mỗi người, không gây cảm giác ngây ngất mệt mỏi vì ăn quá no nhưng cũng không ăn quá ít, vì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Lời khuyên chung của các nhà dinh dưỡng và y tế về sự ăn uống là chúng ta nên:

1-Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác không có.

Chẳng hạn sữa mẹ được coi như gần hoàn hảo, nhưng lại có ít sắt và sinh tố D.

Sữa bò có nhiều đạm nhưng rất ít sắt và không có chất xơ.

Thịt động vật có vú nhiều đạm nhưng ít calci.

Trứng không có vitamin C và có rất ít calci vì hầu hết nằm ở vỏ trứng.

Như vậy cần có chế độ ăn đa dạng mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

2-Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh tăng cân quá mức, chỉ nên ăn đủ số năng lượng mà cơ thể cần;

3-Giảm chất béo động vật bão hòa và cholesterol: lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày không quá 300mg; chất béo động vật bão hòa không quá 10% tồng số năng lượng được cung cấp mỗi ngày. Nên dùng dầu thực vật với chất béo chưa bão hòa. Mức tiêu thụ chất béo nói chung không nên quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày.

4-Giảm thịt động vật có nhiều mỡ hoặc loại bỏ bớt mỡ khi ăn thịt; ăn nhiều cá. Việc ăn thịt tự nó không có hại cho người khỏe mạnh, nhưng ăn nhiều thịt thường kèm theo nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng.

5-Dùng sữa đã gạn bớt chất béo, nhất là ở người tuổi cao.

6-Ăn thêm thực phẩm có chất xơ và tinh bột.

7-Tránh tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường, bệnh tim như nhiều người lầm tưởng, nhưng vì có nhiều năng lượng cho nên dễ dẫn tới béo phì.

8-Giới hạn muối không quá 2500 mg mỗi ngày.

9-Hạn chế rượu bia. Nếu không thể bỏ hẳn thì không nên quá 350 ml bia hoặc 150 ml rượu vang, hai lần một ngày. Nếu là rượu mạnh thì không quá 50ml.

Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sai.

Chế độ dinh dưỡng sai có nguy cơ đưa tới một số bệnh tật. Sai có thể là quá dư, quá thiếu hoặc không cân đối.

Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm phát triển, trí nhớ kém, sức đề kháng với bệnh tật giảm, cơ thể suy nhược và đưa tới giảm tuổi thọ.

Dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh kinh niên, như bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, tai biến động mạch não, tiểu đường. Ngoài ra còn có thể mắc phải những bệnh khác như xơ gan, viêm túi ruột hoặc tai nạn, tự tử do tiêu thụ nhiều rượu.

Dinh dưỡng sai mà lại thiếu vận động cơ thể còn đưa tới nhiều ảnh hưởng không tốt khác cho sức khỏe.

Dinh dưỡng không đúng cũng gây ra tổn thương về nhiều phương diện cho các thế hệ sau.
 
Đại gia hà tiện có một không hai ở miền Tây

Theo lẽ thường, khi có tiền các đại gia hay vung tay hưởng thụ với chân dài, xe sang. Nhưng đặc biệt, có một đại gia dù nhiều tiền lắm bạc ông vẫn không màng đến những trò tiêu khiển đó mà còn ngược lại là ông rất hà tiện. Cái đáng quý là ông dùng tiền đó để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng cách cho mượn hoặc cho luôn. Chúng tôi mời quý vị theo dõi bài viết chúng tôi trích đăng từ Người đưa tin để cảm nhận được tấm lòng hào hiệp của một đại gia.
Bao nhiêu năm qua, đại gia này không dám đi giày, dép, mặc quần áo dài vì sợ hao mòn đồ.
Đến thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) hỏi thăm nhà Huế “bụng”, từ trẻ con đến người già ai cũng biết. Họ không chỉ biết đến một người đàn ông tóc lốm đốm bạc, nổi tiếng hà tiện, mà còn biết đến ông lão hay làm từ thiện.
Hiếm hoi lắm người ta mới thấy đại gia hà tiện mặc áo dài

Từ kẻ ở đợ thành đại gia
Theo lời giới thiệu của một anh bạn, chúng tôi tìm đến thị trấn Sông Đốc để tìm người được cho là “hà tiện nhất miền Tây”. Vừa gặp chúng tôi, ông Huế “bụng” bảo: “Nhìn ngạc nhiên như vậy, tôi biết chắc chắn các chú tưởng tôi ăn chơi đàn đúm chứ gì”. Đại gia Huế “bụng” tiếp chúng tôi tại nhà với độc chiếc quần xà lỏn và những lời nói không một chút khách khí.
Tâm sự với chúng tôi, người đàn ông này cho biết, ông sinh ra ở xứ nghèo Quảng Ngãi. Năm 15 tuổi, cha mẹ mất hết, cậu bé Huế trở thành mồ côi, không nơi nương tựa. Lo xong hậu sự cho cha mẹ, ngoảnh lại trong nhà ông còn lại hai giạ lúa, một cái quần đùi, cái áo cộc tay sát nách bằng sợi gai.
“Sống một mình cực quá, nên ba năm sau tôi lấy vợ. Ở với nhau được hai năm thì bà ấy chết cùng đứa con đang nằm trong bụng. Năm sau tôi lấy bà hai. Bà này sinh cho tôi một cặp sinh đôi. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì cả ba mẹ con cũng ra đi đột ngột. Hai năm sau tôi lấy bà thứ ba. Chưa kịp sinh cho tôi đứa nào bà này cũng lâm bệnh chết. Tôi sợ số mình sát vợ nên không dám lấy thêm nữa”, ông Huế thành thật kể lại với giọng trầm buồn.
Tuy nhiên, điều khiến ông không ngờ đến là trong xóm có người phụ nữ kém ông năm tuổi nhận ông làm chồng. Trước khi cưới, ông Huế có hỏi người đàn bà này có sợ chết không mà quyết định lấy ông. Người đàn bà này thản nhiên trả lời: “Số tôi lớn, chỉ sợ ông chết trước thì có”. Nói xong, hai người dắt nhau lên Ủy ban xã đăng ký kết hôn và bà lão khăn gói quả mướp theo Huế về làm vợ. Hai con người nghèo khó gặp nhau trên quê hương nghèo nên tương lai còn xa vời vợi. Trong lúc khốn cùng, ông Huế nghe mấy người trong xóm nói ở trong Nam có nhiều chỗ dễ sống hơn nên bàn với vợ vào đó coi thử. Dắt lưng mấy đồng bạc lẻ, người đàn ông này lần mò vào Cà Mau rồi xuống tận cửa biển Sông Đốc. Lúc đó, nơi này hoang vu, chỉ lèo tèo vài ngôi nhà làm nghề biển. Ông vào làm thuê cho hãng nước mắm Liên Hương một thời gian rồi xin phép bà chủ về quê đón vợ vào.
Trong suốt thời gian dài, hai vợ chồng nghèo ở đợ cho bà chủ nước mắm. Họ làm việc quần quật suốt ngày như bốc vác cá, xay cá, ủ nước mắm nhưng mỗi tháng bà chủ chỉ trả công 57 ký gạo. Sau một năm, ông Huế và vợ xin ra ở riêng vì không chịu nổi cái kiểu xem thường người ăn kẻ ở của bà chủ hãng. Không có vốn, ông phải thức khuya dậy sớm đi xúc cá, tranh thủ mua cá giá rẻ để làm nước mắm. Ngoài tự làm, họ còn chuyển nước mắm ra tận miền Trung để bán. Để đỡ tốn tiền ăn uống, hai vợ chồng phải làm sẵn bánh dừa, bánh ú và hai chai nước lọc. Vừa làm ăn, vừa tích cóp, dần dần họ mở rộng được hãng nước mắm.
Khi chúng tôi hỏi về cái tên Huế “bụng”, ông cười bảo, tên thật của tôi là Đặng Đốc nhưng rất ít người biết đến và gọi cái tên đó. Trong thời điểm lao động vất vả nhưng chẳng hiểu vì sao bụng ông mỗi ngày một to, phệ ra. Người dân nhìn thấy vậy nên gọi ông là Huế “bụng”. (Người Cà Mau hay gọi những người đến từ miền Bắc, miền Trung là người Huế - PV). Sau này, cái tên Huế “bụng” cũng được đặt cho hãng nước mắm của ông.
Đại gia hà tiện vung tiền giúp dân
Năm 1988, Huế “bụng” khiến cả thị trấn Sông Đốc lác mắt khi xây ngôi nhà ba tầng rộng hàng trăm mét vuông. Được biết, tổng trị giá của nó tương đương 170 tấn gạo ngon. (ông ghi rõ trên tường nhà đến nay vẫn còn). Sau đó, nhiều đại gia trong vùng còn “ngã ngửa” khi ông đóng mới hai chiếc tàu đánh cá trị giá hàng trăm tấn gạo. Việc ông quy tất cả tài sản ra gạo khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Giải thích về thói quen này ông Huế cho biết: “Ngày xưa nghèo quá toàn ăn độn nên gạo là thứ quý nhất. Vì vậy mà đến giờ, tôi vẫn không bỏ được cách tính bằng gạo. Với tôi chỉ có gạo là giá trị nhất”.
Vươn lên từ nghèo khó, ông Huế “bụng” thấm thía nỗi khổ của cái nghèo. Chính vì vậy, người đàn ông này thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Họ thường tìm đến ông khi thiếu đói, cần xây nhà dựng mái. Ban đầu ông cho vay nhưng thấy người ta chịu thương chịu khó làm ăn mà vẫn chưa có tiền trả nợ thì cho luôn. Thậm chí, nhiều khi đại gia hà tiện còn xây nhà không công cho nhiều gia đình. Chính vì vậy, ở cái xứ Sông Đốc, tập hợp nhiều dân tứ xứ trôi dạt cùng đường, không ai là vợ chồng ông chưa từng giúp.
Đại gia này kể, có một lần ông thấy một học sinh nhà nghèo không có tiền đi thi đại học. Ngay lập tức, Huế “bụng” cho cậu bé tiền để có thể tự đi thi được. Ngày báo điểm, học sinh nghèo ấy đỗ một trường đại học ở SG. Ông tiếp tục thưởng “nóng” cậu ta một số tiền để có thể tiếp tục học đại học. “Nói thiệt, tôi chỉ giúp người chăm chỉ, cần cù mà gặp vận hạn chứ nhất quyết không cho mấy người lười biếng dù một cắc. Giúp người ta là vì nhân, vì nghĩa. Tôi chẳng quan tâm họ có mang ơn hay không”, ông Huế chia sẻ.
Được xếp vào hàng đại gia của xứ biển Sông Đốc nhưng niềm tự hào của ông Huế Bụng không phải là tài sản mà chính là con cái của mình. Anh con trai đầu đang quản lý đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ, một cơ sở nuôi chim yến tổng giá trị hàng chục tỉ đồng. Anh kế là giáo sư tiến sĩ, trưởng khoa ngoại một Bệnh viện lớn ở SG…Ngoài người con sống và làm việc ở thành phố, những người còn lại đều sống chung với vợ chồng ông đầm ấm trong một mái nhà. Hàng ngày người dân phố biển lại quen thuộc hình ảnh đại gia quần cộc, chân trần đến từng cơ sở sản xuất của các con xem xét, góp ý giúp các con làm ăn.
Nói chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn, xóm 3, thị trấn Sông Đốc, Cà Mau cho biết: “Ông ấy là người đặc biệt nhất ở khu vực này. Chúng tôi khâm phục nhất là ông từ kẻ ở đợ thành một đại gia xứ biển. Tuy nhiên, việc ông hà tiện chắc chắn chẳng ai vượt được. Trời mưa trời gió gì tôi cũng thấy ông ấy mặc mỗi cái quần cộc. Ở Sông Đốc này có nhiều người có tiền chút đỉnh thì tiêu xài xả láng, rượu chè, cờ bạc, gái gú làm gia đình ly tán, thiên hạ cười chê. So sánh mới thấy hà tiện như ông Huế Bụng cũng hay”.
Đi chân đất vì sợ mòn giày
Nắm trong tay tài sản trị giá nhiều tỉ đồng nhưng ông Huế Bụng chỉ có vẻn vẹn hai bộ quần áo bà ba. “Tôi ở trần quen rồi, mặc quần áo dài vào nóng nực, ngứa ngáy không chịu được. Vả lại mặc nhiều quần áo mau hư, sắm sửa tốn kém”, đại gia hà tiện bảo. Được biết, chỉ khi nào dự đám tiệc hay đi xa ông mới mặc đồ dài. Đấy là quần áo, còn dép giày thì xa xỉ hơn nữa. Đại gia cho biết, mang nhiều giày chỉ tổ hư chân, lại mau hao mòn tốn kém nên ông toàn đi chân đất. Thấy tôi hỏi cả đời bác chưa bao giờ ăn uống bên ngoài, ông Huế Bụng gật đầu xác nhận: “Như chú thấy đấy, thức ăn ở quán thì cũng quanh quẩn gà, heo, bò, tôm, cá chứ có gì khác nữa. Trong khi giá cả thì mắc gấp mấy lần mình tự nấu. Đi đường xa tôi cũng giữ thói quen mang đồ làm sẵn như bánh dừa, bánh tét đem theo ăn vừa đỡ tốn, vừa an toàn vệ sinh. Thậm chí tắm tôi cũng không dùng xà phòng, dầu gội. Dùng mấy thứ đó chỉ tổ hại da đầu. Tắm với nước tự nhiên là tốt nhất, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo sức khỏe”. Ông Huế “bụng” đưa đôi tay rắn chắc lên bảo năm nay 85 tuổi nhưng ông chưa tốn một đồng bạc nào mua thuốc men. Vợ ông cũng chẳng dùng dầu gội, toàn dùng bồ kết tự nấu, mà tóc vẫn đẹp lộng lẫy như…mây trời.
 
Nghe ngài Bộ trưởng GD lên lớp





Khi các độc giả đã sẵn lòng đón nhận một ngày tương đối trọn vẹn, tức là không ấm ức gì và có thể kê cao gối mà ngủ, thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng cho thiên hạ biết thế nào là khôn, là dại, là thật thà và dối trá.

Nguồn cơn câu chuyện thì hẳn không còn xa lạ với độc giả nữa, cho dù nó xuất xứ ở tít tận trường THPT Dân lập Đồi Ngô ở Bắc Giang. Trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã thể hiện rõ tinh thần bao dung của một người bề trên với đám học trò lít nhít.
VietnamPlus dẫn lời ông cho rằng, nguyên nhân khiến các em học sinh nào đó đã quay clip là do còn nhỏ tuổi, nghĩ chưa tới, nên dễ bị lôi kéo làm việc sai. Việc xử lý cần nhằm mục đích giúp các em trở thành người tốt.
Người lớn và trẻ em - ai mới cần được dạy về dối trá?

Ngoài ra, ông Bộ trưởng cũng không ngần ngại khuyên rằng chúng ta không nên hướng sự quan tâm thái quá đến các video clip như thế này. Và việc phát tán trên mạng nhiều video clip như vậy làm cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp khó khăn, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức và suy nghĩ của người xem, nhất là các cháu học sinh còn nhỏ tuổi.
Trước hết, cứ phải nói rằng đây đúng là quan điểm của một nhà giáo lâu năm, với kinh nghiệm đầy mình trong sự nghiệp trồng người cao cả. Sự lo xa của ông Bộ trưởng thật là quý hóa, đặc biệt trong bối cảnh thói vô trách nhiệm đang hoành hành.
Sự lo xa ấy vừa thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của ông vào bản chất tốt đẹp của các em hoc sinh, vừa cho thấy ông canh cánh trong lòng nỗi sợ các em bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Đấy là những điều không cần phải bàn cãi nữa, hệt như đề thi tốt nghiệp môn Văn của Bộ đã khẳng định chắc như đinh inox đóng cột lim, đến nỗi không ai thêm bớt được chữ nào, rằng thói dối trá là biểu hiện sự suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, cũng hệt như thường thấy xưa nay với những phát ngôn từ những cái miệng có gang có thép, người ta cũng có một chút nho nhỏ băn khoăn, lăn tăn. Bạn thử nghĩ mà xem, đứng trước sự vụ mà ta đang nói tới, thật khó mà tìm được một ví dụ nào tốt hơn về thói “dối trá” trong ngành Giáo dục. Ấy vậy mà, không hiểu vì lý do tế nhị nào, mà Bộ trưởng lại bảo rằng không nên phát tán các clip “chống dối trá” như vậy trên mạng?
Người ta buộc phải tự hỏi rằng rốt cuộc thì Bộ muốn giáo dục và đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào. Ừ, ta có thể tạm quên đi cái câu lý thuyết suông rằng công khai minh bạch là cách tốt nhất để phòng chống tiêu cực, dù sao nó cũng là lý thuyết ngoại lai mới được du nhập từ tận bên Tây, nhưng hãy thử chịu khó lắng nghe ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta cũng đủ thấy trái khóay rồi.
Chắc không có độc giả nào phản đối nếu người viết bảo rằng cụm từ “dối trá” mà Bộ đã dùng đầy khinh miệt trong đề thi kia không chỉ dùng để chỉ những lời nói sai sự thật, mà còn bao gồm cả chuyện biết sai rành rành và thấy cần phải nói, nhưng lại câm miệng. Chà chà, Bộ luật Hình sự còn quy định cả tội không tố giác tội phạm kia mà, nên việc câm miệng trước những chuyện sai lè lè trong xã hội nhất định cũng là một dạng dối trá rồi.
Thế nên, khi Bộ trưởng không muốn phát tán các clip phản ánh tiêu cực – tức là không muốn người ta bắc loa rao rêu khắp làng trên xóm dưới về chuyện giám thị miệt mài ném bài, học sinh đua nhau quay cóp – bàn dân thiên hạ tất nhiên là băn khoăn ghê gớm. Riêng một số người thâm nho hay chữ thì tự hỏi hay các vị Giáo sư ra đề văn có một định nghĩa khác về “dối trá” để dành riêng cho ngành Giáo dục?
Không chỉ có vậy, người ta cũng đã nghĩ tới chuyện ngành Giáo dục có định nghĩa riêng về sự khôn sự dại trong cõi đời ô trọc và có lẽ các thầy cô cũng dạy dỗ các chủ nhân tương lai của đất nước theo hướng ấy.
Có nên nghe người lớn?
Ừ, thì cứ coi em thí sinh nọ đã vi phạm quy chế thi đi, nhưng mong Bộ trưởng hãy bỏ ra dăm phút mà suy nghĩ em cái quy chế ấy nó trái khoáy như thế nào?
Để quay clip làm bằng chứng thì nhất định là phải vi phạm quy chế thi, mà không có bằng chứng thì đương nhiên chẳng ai thừa nhận chuyện tiêu cực cả.
Đấy, nó cứ lòng vòng luẩn quẩn hệt như chuyện gà có trước hay trứng có trước, hoặc hệt như câu chuyện hài muốn có hộ khẩu Hà Nội thì phải có sổ đỏ, mà muốn có sổ đỏ ở Hà Nội thì phải có hộ khẩu vậy, ngày nay đâu phải chỉ riêng người Hà Nội sẵn tính hài hước.
Trong khi quy chế của Bộ kỳ diệu như vậy, thì Bộ trưởng tuyệt nhiên không có lấy một lời động viên gọi là có với em học sinh vi phạm quy chế kia, người mà nhìn từ khía cạnh khác thì khá xứng đáng với từ dũng cảm. Tại sao Bộ trưởng không nghĩ theo hướng khác, rằng thí sinh này đã không nghĩ đến chuyện mình có thể không được tốt nghiệp để tố cáo tiêu cực?
Thế nên, nghe những lời đánh giá của Bộ trưởng, người ta phải giật nảy cả mình, thót cả tim. Làm thế nào mà một người đã góp phần làm trong sạch hơn và công bằng hơn một kỳ thi – và hơn nữa là cả một nền giáo dục – lại được đánh giá là trẻ người, non dạ, làm việc sai, là người xấu (nếu không thì sao Bộ trưởng lại đặt vấn đề giúp em thành người tốt?)?
Dĩ nhiên, người ta phải hoang mang tự hỏi liệu đấy có phải là “dại dột” theo cách định nghĩa của ngành Giáo dục không, bởi nếu đúng thì nước Việt ta quả nhiên đã được hưởng cái phúc to tày trời.
Và cứ theo lẽ ấy mà suy, thì phải chăng, tính từ “khôn ngoan” sẽ được dành cho những thí sinh khác ở trường Đồi Ngô, những thí sinh hớn hở chuyền tay nhau đáp án được giám thị chuyển vào rồi ngoan ngoãn ngồi chép không sai đến một dấu chấm, không biết và cũng không cần biết rằng mình và các bạn đang làm những việc không bao giờ được phép trong một xã hội bình thường?
Một câu hỏi khác nữa: Có phải “không dối trá” là dại dột và “dối trá” là khôn ngoan?
Đến đây, ta phải thừa nhận điểm đáng ngưỡng mộ nhất trong quan điểm chính thức của ông Bộ trưởng là chuyện ông canh cánh trong lòng sợ các em học trò nhỏ tuổi bị ảnh hưởng không tốt bởi mấy cái clip mất dạy kia, rồi các cơ quan chức năng cũng gặp khó.
Nghe cái lập luận sao mà giống với chuyện người ta dùng giẻ rách vá mấy lỗ thủng ở Thủy điện Sông Tranh 2 đến thế.
Nghĩa là vấn đề nằm ở chỗ thiên hạ chẳng may biết được, chứ không nằm ở những sai lầm to tổ bố của chúng ta, nên cứ không cho ai biết là mọi chuyện êm xuôi ngay. Và nếu bí quá, tức là nghe thiên hạ nó phàn nàn rát tai quá, thì ta có thể mặc xác thiên hạ, bịt mắt và bịt tai mình lại, rồi cuối cùng cũng sẽ… êm ru!
Riêng với các em nhỏ, các em sẽ chau cái lông mày xinh xinh lại và tự hỏi rằng bác Bộ trưởng sợ các em bị ảnh hưởng “không tốt” theo nghĩa nào.
Liệu có phải Bộ trưởng sợ các em xem xong clip, rồi nghe người lớn nhiệt tình lên án thói dối trá trong cái sự học hành thi cử ngày nay, nên sẽ tự thề với lòng mình dù có chết không bao giờ quay cóp không? Nếu thế thì quả cũng gay cho ngành Giáo dục thật, vì ai mà biết được tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ là bao nhiêu?
Còn trường hợp ngược lại thì hay quá rồi, không cần phải chỉnh nữa. Xem xong clip và nghe người lớn than vãn thế này thì mất công học làm gì cho phí, các em sẽ bắt chước một cách xuất sắc các anh chị học sinh vừa khôn vừa ngoan của trường Đồi Ngô, hoàn thiện lên một bước nữa kỹ năng quay phim được tôi luyện qua nhiều thế hệ.
Và, ngành Giáo dục hoàn toàn có thể tự tin tuyên bố rằng, thành tựu trồng người rực rỡ là công lao của chúng tôi, còn những học sinh hư hỏng là sản phẩm của… internet!
 
Bún cá “thối”, bún riêu “râu tôm"

Quan sát bằng mắt thường, thành phẩm trong quán cô T khá bắt mắt. Bên cạnh cá rán, đậu rán, riêu cua để ăn với bún là nồi nước dùng ánh đỏ với những miếng cà chua chín mọng mang đến cảm giác ngon mắt. Tuy nhiên, nếu biết quá trình chế biến món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách tại khu vực Minh Khai, không ít người giật mình.

[Cá được rán trong chảo cáu bẩn với mỡ nổi đầy váng vàng đậm]

Cá được rán trong chảo cáu bẩn với mỡ nổi đầy váng vàng đậm

Thực phẩm hầu hết đều được mua ở chợ Gốc Đề. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, cô T không mua cá tươi ngon mà mua cá chết. Cá chết cũng có nhiều loại. Có loại mới chết, có loại cá chết lâu đã bốc mùi. Chợ Gốc Đề là chợ tạm khá nhỏ nên chất lượng cá mà cô T mua về phục vụ khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ ế ẩm của lái buôn cá.

Không chỉ có vậy, trước khi đưa vào chế biến, cô T đã sử dụng một loại bột màu trắng để “giã mùi”. Chính vì vậy, khi lên thành phẩm, khách hàng hầu như không cảm nhận được vị tanh thối của cá. Điều duy nhất có thể giúp khách hàng nhận ra chính là khi bị “Tào tháo đuổi”.

Theo dõi quá trình chế biến cá của cô T, PV còn phát hiện thêm loại dầu ăn mà cô T rán cá và đậu chính là loại dầu ăn bẩn đã được báo chí đề cập. Đậu và cá được rán trong một chảo dầu vàng đậm, nổi rất nhiều bọt, nhìn rất kém ngon mắt. Nhiều khi, cá quá thối, cô T phải rán cá tới mức giòn tan để khách hàng khi ăn không cảm nhận được miếng cá nát bấy.

Tuy nhiên, khi quá trình chế biến kết thúc, khách hàng nhận được bát bún với những miếng cá săn chắc và nước dùng nhiều màu sắc bắt mắt.

[Tuy nhiên, khi lên thành phẩm, bát bún cá lại ngon mắt và hấp dẫn như thế này]

Tuy nhiên, khi lên thành phẩm, bát bún cá lại ngon mắt và hấp dẫn như thế này

Trong 3 món bún của cô T, chỉ có món bún ốc là “lành” nhất khi không bị pha chế thêm phụ gia nào. Còn bún riêu dù không dùng thực phẩm bẩn nhưng cô T chỉ mua khoảng 3 lạng cua để nấu hàng chục bát bún. Phần còn lại, cô T đi xin râu tôm, càng tôm mà các hàng thủy sản vứt đi rồi mang về giã, lọc và biến thành riêu cua.

Gạch cua cũng không được “nguyên chất”. Lượng gạch thì ít mà lượng đậu “chưng” thì nhiều. Chỉ cần mua vài miếng đậu, cô T dầm nát rồi trộn với nước màu và gạch cua thật. Thế là có bát gạch cua đầy hấp dẫn cho hàng chục thực khách chỉ với đúng 3 lạng cua.



Lãi gần 60 triệu đồng/tháng

Với giá chỉ từ 12.000 đồng tới 20.000 đồng một bát khá đầy đặn, quán bún của cô T thu hút được lượng khách khá lớn. Người cung cấp bún cho cô T tiết lộ mỗi ngày cô tiêu thụ được 40kg bún. Mỗi kg bún “bốc” được từ 5 tới 7 bát, tùy thuộc khách nam hay nữ. Vị chi, một ngày cô bán được gần 300 bát bún. Theo tính toán, mỗi bát, cô T lãi khoảng 7.000 đồng. Như vậy, mỗi ngày cô T lãi khoảng 2 triệu đồng và mỗi tháng lãi khoảng 60 triệu đồng.

Đó chỉ là khoãn lãi từ bún. Bên cạnh bún, cô T còn bán kèm trà đá, nhân trần. Cô T khoe chỉ riêng tiền bán trà đá, cô đã lãi khoảng 300.000 đồng một ngày trên số vốn chỉ khoảng 20.000 đồng.

Trong “làng” bún cá, cô T chỉ là “cò con”. Người cung cấp cá thối cho cô T tiết lộ khách hàng quen của chị còn có một chủ quán bún bán trên đường Tạ Quang Bửu có tên H. Chị H không chỉ phục vụ bún nước mà còn cả bún, miến trộn. Vì nằm trên con đường “đắc địa”, nơi tập trung nhiều sinh viên và dân công sở, quán chị H khá đông khách mặc dù phải cạnh tranh với rất nhiều hàng ăn khác xung quanh. Giá cả ở đây dù bình dân nhưng cũng phải lên tới 20.000 đồng/bát.

Khó có thể tính toán được lợi nhuận của chị H nhưng người cung cấp cá cho cô T và chị H tiết lộ lượng tiêu thụ cá của chị H cao gấp 3 lần cô T. Như vậy, chỉ với đồng vốn khá khiêm tốn, chị H dễ dàng thu về được khoản lợi nhuận hàng chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng một tháng.



Sức khỏe khách hàng bị bỏ quên

Dù được chế biến bằng râu tôm nhưng món bún riêu vẫn khá “lành”. Chỉ có món bún cá mới ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, hóa chất độc hại chỉ ngấm dần vào cơ thể chứ không phát tác ngay. Thỉnh thoảng cá chết quá lâu, cô T phải dùng quá nhiều hóa chất nên không ít khách hàng đau bụng, đi ngoài. Chị Thủy, một khách hàng gần đó cho biết chị đã 2 lần phải uống thuốc tiêu chảy.

Vì quán ăn nằm gần trong ngõ nên khách hàng của cô T hầu hết là bà con lối xóm. Không ít người vô tình chứng kiến cảnh chế biến thức ăn “bẩn” và lên tiếng phản đối. Cô T phân trần với lý do thỉnh thoảng hết hàng nên mới phải mua cá kém chất lượng. Cô hứa sẽ lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, chị “lái cá” ở chợ Gốc Đề khẳng định cô T vẫn thường xuyên lấy hàng của mình.Nhưng điều đáng nói ở đây, không chỉ người bán hàng mà cả thực khách cũng coi thường sức khỏe của mình. Dù đã 2 lần đi ngoài vì ăn bún cá "thối" nhưng chị Thủy vẫn tiếp tục ăn với lý do “ngon miệng và giá rẻ”. Chừng nào khách hàng còn lờ đi vệ sinh an toàn thực phẩm thì chừng đó thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục hoành hành.
 
Tổ chức Những người bạn của Trái đất Nhật Bản (Friends of Earth Japan) vừa có thư gởi đến Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu hai chính phủ “chính thức phản hồi đơn kiến nghị” của các công dân và nhân sĩ Việt Nam khi nhóm này phản đối Nhật Bản tài trợ kỹ thuật xây dựng nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận.

Tổ chức Những người bạn của Trái đất Nhật Bản là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, họat động tại nhiều nước từ hơn 40 năm nay, chuyên về các vấn đề môi trường. Tại Nhật Bản, tổ chức này từng nhiều lần lên tiếng phản đối việc sản xuất năng lượng hạt nhân, đặc biệt là sau tai nạn hạt nhân tại Fukushima hồi tháng 3 năm 2011.

Trong lá thư ngày 4 tháng 6 năm 2012, tổ chức Những người bạn Trái đất nói rằng “Ở Nhật Bản, nhiều người vẫn còn gánh chịu hậu quả thê thảm và nghiêm trọng của thảm họa hạt nhân Fukushima” và nhấn mạnh rằng họ lo ngại Việt Nam sẽ “phạm phải sai lầm như Nhật Bản” khi nhập khẩu công nghệ hạt nhân và “buộc người dân sống trong cảnh nguy hiểm”.

Thư phản đối chính phủ Nhật ngày 21 tháng 5 năm 2012, đã gởi cho Thủ tướng, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Tòa Đại sứ của nước này tại Việt Nam. Nội dung chính của lá thư đề nghị chính phủ Nhật “rút lại hành động có tính chất phân biệt chủng tộc, vô trách nhiệm, ích kỷ và thiếu đạo lý”.

Sau khi tai nạn hạt nhân xảy ra, Nhật Bản cho đóng cửa một số nhà máy hạt nhân và thực hiện kiểm tra toàn bộ các nhà máy hạt nhân còn lại. Đầu tháng 5 năm nay, Nhật Bản đã hoàn thành việc đóng cửa các nhà máy và tạm ngưng sản xuất điện hạt nhân trên toàn quốc. Trong khi đó, phía Nhật đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ đô la, và cho phép các công ty Nhật Bản cung cấp thiết bị, kỹ thuật sản xuất năng lượng hạt nhân sang Việt Nam.


hat 15
Sơ đồ lò điện hạt nhân Ninh Thuận



Lá thư của nhóm công dân Việt Nam chỉ rõ rằng Nhật Bản mặc dù là một nước có kỹ thuật công nghệ hiện đại, nhưng cũng không thể đảm bảo việc tai nạn hạt nhân không xảy ra, cho nên họ rất lo lắng cho một nước có trình độ kỹ thuật thấp như Việt Nam. Ông Nguyễn Hùng nói thêm:

“Chúng tôi thấy là trình độ kỹ thuật Việt Nam chưa đủ để điều hành một nhà máy hạt nhân. Tai nạn hạt nhân thì kinh khủng lắm nó ảnh hưởng một vùng rộng lớn và cả một thế hệ sau này. Chúng tôi thấy rằng Việt Nam có thể dùng những cách khác để sản xuất điện cung cấp cho cả nước”.

Lá thư không dựa trên phân tích khoa học mà chỉ nêu ra nguy hiểm tiềm tàng của các nhà máy điện hạt nhân và các tai nạn về lò hạt nhân trong lịch sử. Mục đính chính của lá thư nhằm tạo ra dư luận trong nước và Quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, kiến nghị phản đối chính phủ Nhật Bản giúp đỡ xây dựng nhà máy hạt nhân tại Ninh Thuận đã thu thập được hơn 600 chữ ký - một con số khá khiêm tốn so với những nguy cơ tiềm tàng của năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hùng, chữ ký của người Việt Nam trong tình hình hiện tại có thể có nhiều giá trị hơn:

“Đối với chúng tôi giá trị một chữ ký của người Việt Nam trong điều kiện đất nước như thế thì gấp trăm gấp ngàn lần một chữ ký của các nước khác như Nhật chẳng hạn”.

Trong cuộc điều trần quốc hội hồi cuối tháng 5, cựu Thủ tướng Naoto Kan một lần nữa lên tiếng phản đối năng lượng hạt nhân khi cho rằng hậu quả to lớn của các tai nạn này không thể chấp nhận được. Ông cho rằng không thể đảm bảo rằng bất cứ nhà máy hạt nhân nào là an toàn tuyệt đối. Ngược lại, ông khẳng định cách duy nhất làm cho các nhà máy này an toàn là “đừng phụ thuộc vào nó và vứt bỏ nó đi”. Lời phát biểu của ông Naoto Kan cùng những phản đối của dân Nhận Bản cho thấy nhiều chính giới và người dân Nhật luôn phản đối điện hạt nhân. Theo ông Nguyễn Hùng, điều này có thể mở ra một cơ hội để những ai quan tâm đến tình trạng điện hạt nhân Việt Nam đều có thể biết đến:

“Chúng tôi đang soạn một thư khác gởi cho QH Nhật Bản để mong họ lật ngược lại quyết định hổ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy hạt nhân tại Việt Nam”.
 
Jane Fonda: Cô có biết tôi là ai không?


Câu hỏi đầu tiên của Đài Phát Thanh America FM là:
-Hôm nay quý vị có truyện nào đáng kể trong tiết mục “Có biết tôi là ai không?” thường lệ không?

Một phụ nữ gọi vào nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trai chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana, bà có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút, và trước đó đã có nhiều chủ nông trại và các bà vợ xếp hàng đứng chờ.

Ted Turner và người vợ đã ly dị là Jane Fonda vào nhà hàng và muốn có một bàn. Người nữ tiếp viên cho biết là phải đợi 45 phút. Jane Fonda liền hỏi người tiếp viên, “Cô có biết tôi là ai không?”

Người nữ tiếp viên trả lời: “Biết chứ, nhưng mà Bà vẫn phải đợi 45 phút”

Jane Fonda lại hỏi: Quản Lý hiện có ở đây không. Khi người quản lý bước ra, ông ta hỏi khách: Thưa tôi có thể làm gì được không ạ?

Ted Turner và Jane Fonda hỏi: Ông biết chúng tôi là ai chứ?

Viên quản lý nhà hàng trả lời: “Biết chứ, nhưng mà những người đến trước cũng đang chờ, tôi không thể sắp chỗ cho hai người trước họ được”

Ted liền ngỏ ý muốn nói chuyện với chủ tiệm. Khi chủ tiêm bước ra, Jane Fonda lại hỏi: Ông biết tôi là ai không?

Chủ tiệm trả lời “Có, biết chứ, vì tôi không quên được kẻ đã đâm sau lưng tôi. Mà Bà có biết tôi là ai không? Tôi là chủ nhà hàng này và tôi là cựu chiến binh chiến trường Việt Nam. Ông bà không những không được sắp chỗ ngồi trước những bạn bè và láng giềng của tôi đang đứng đợi ở đây, mà còn không có chỗ tối nay và các tối khác! Chào ông bà! "

Chuyện chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ. Một quốc gia thật tuyệt vời phải không?

Với quý vị đọc được chuyện này, đây là chuyện có thật và tên của nhà hàng là: Sir Scott’ Oasis Steakhouse, 204 W. Main, Manhattan, MT. 59741.
 
Philippines cho mở trường học trên đảo Trường Sa
Vị trí đảo Thị Tứ ở Trường Sa.
Vị trí đảo Thị Tứ ở Trường Sa.
wikipedia
Thanh Hà

Một viên chức địa phương của Philippines thông báo vừa khánh thành một trường học trên đảo Pagasa - tức đảo Thị Tứ. Đây là một trong những hòn đảo thuộc về quần đảo Trường Sa và cũng là nơi nhiều nước tranh chấp chủ quyền.

Bản tin của AP ngày 24/06/2012 trích lời thị trưởng đảo Pagasa, Eugenio Bitoonon theo đó ngôi trường nói trên đã được khánh thành hôm 15/06/2012 với sự hiện diện của 5 học sinh, các phụ huynh học sinh và 1 giáo viên và lá cờ Philippines đã bay phấp phới trên sân trường. Ông thị trưởng Bitoonon nhấn mạnh : mục tiêu của ông là để giúp cho dân cư Thị Tứ có được một mái trường, chứ không nhằm khiêu khích bất kỳ một ai.

AP nhắc lại đảo Thị Tứ mà người Philippines gọi là đảo Pagasa có diện tích 37 hecta, thuộc quần đảo Trường Sa nơi mà Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền.

Việc xây dựng trường học tại đảo Thị Tứ diễn ra vào lúc Philippines đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao để xoa dịu căng thẳng đang dấy lên giữa Manila và Bắc Kinh liên quan đến khu vực bãi đá Scarborough. Ngày 24/06/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez cho biết ông tin tưởng là tân đại sứ Philippines tại Bắc Kinh, bà Sonia Brady, « bằng con đường ngoại giao sẽ tìm ra một giải pháp tạm thời cho tranh chấp » tại vùng bãi đá nói trên.
 
Back
Top