Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

tin trên cũ mèm....

giao dịch :
Thông tin vĩ mô không có gì nổi bật được đưa ra trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Tuy nhiên thị trường vẫn có sự hồi phục một cách khá bất ngờ vào cuối phiên, do lượng cầu bắt đáy gia tăng khi về hỗ trợ cũ. Một số mã đầu cơ thuộc ngành khoáng sản cũng bắt đầu khởi động trở lại, ngoài ra một điểm sáng khá nổi bật trong những phiên gần đây là cổ phiếu GIL khi đã tăng hơn 20% giá trị bất chấp thị trường.
Về phương diện kỹ thuật, thị trường hồi phục trở lại khi giá đã chạm vào khoảng hỗ trợ tạo bởi vùng tích lũy trước đó. Tuy nhiên để khẳng định đã có sóng hồi phục mạnh hay chưa cần phải có sự gia tăng của dòng tiền cùng đà tăng giá, hoặc cần một số phiên tích lũy đi ngang tạo đà và bứt phá đi lên. Vì vậy việc tham gia bắt đáy chỉ được thực hiện khi có đủ điểu kiện trên để cho xác xuất thành công cao hơn, tránh trường hợp bị kẹt vốn do giải ngân không đúng thời điểm hoặc giải ngân vào cổ phiếu không có nền tảng cơ bản tốt.
 
Đức toàn diện hơn Ý, cửa thắng cao hơn 20%. Tuy nhiên, Đức chấp 1/2 trái thì nên nằm kèo dưới, bởi ghi một bàn vào lưới Ý không đơn giản xác xuất là 25%. Ngược lại Ý có khoảng 15% ghi 1 bàn vào lưới Đức.
Nên bắt kèo dưới Ý nếu tư duy thực dụng, trong khi giới túc cầu hôm nay Rất mấu, 80% sohand đặt cửa trên Đức.
Dù Đức hay Ý đi tiếp đều xứng đáng.
Cả Châu Âu sẽ có bữa tiệc bóng đá vui vẻ!

100 cổ KTB Đức thắng 1-0!
 
Cổ đông FLC vào nhận tin khủng, tuần sau cháy hàng toàn tập !!!

FLC: 3 lãnh đạo cấp cao đăng ký giao dịch lượng lớn cổ phiếu



Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: Từ ngày 3/7/2012 đến 3/9/2012
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) thông báo giao dịch cổ phiếu của các cổ đông nội bộ.

Tên người thực hiện giao dịch: Trịnh Văn Quyết
Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 4.700.000 cổ phiếu; chiếm 6,09% vốn điều lệ
Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 500.000 cổ phiếu
Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 4.200.000 cổ phiếu; chiếm 5,44% vốn điều lệ.
Mục đích thực hiện giao dịch: Giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân
Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: Từ 3/7/2011 đến ngày 3/9/2012.

Tên người thực hiện giao dịch: Doãn Văn Phương
Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 350.400 cổ phiếu, chiếm 0,45%
Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 800.000 cổ phiếu
Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 1.150.400 cổ phiếu, chiếm 1,5%
Phương thức giao dịch: Thỏa thuận, Khớp lệnh
Mục đích thực hiện giao dịch: Tăng sở hữu cá nhân và đầu tư tài chính cá nhân
Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: Từ ngày 3/7/2012 đến 3/9/2012

Tên người thực hiện giao dịch: Lê Đình Vinh
Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 100.000 cổ phiếu; chiếm 0,13%
Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 1.000.000 cổ phiếu
Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 1.100.000 cổ phiếu; chiếm 1,42%
Phương thức giao dịch: Khớp lệnh, thỏa thuận
Mục đích thực hiện giao dịch: Tăng sở hữu cá nhân và đầu tư tài chính cá nhân
Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: Từ ngày 3/7/2011 đến 3/9/2011.
 
Ông Nguyễn Xuân Thành: “Tuyệt đối không phát hành 100 ngàn tỷ đồng mua nợ xấu”









Một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống.
Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 ngàn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”, ThS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, lưu ý như vậy khi nói về nguồn vốn huy động của công ty mua bán nợ xấu ngân hàng.

Ông nói:

- Một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống. Nghĩa là, vấn đề nợ xấu ở mức cao không phải chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng, mà là vấn đề của nhiều ngân hàng. Nói cách khác, nếu tình trạng nợ xấu cao chỉ mang tính cục bộ ở một bộ phận ngân hàng nhỏ thì việc thành lập một công ty mua bán nợ như đã đề xuất là không cần thiết.

Theo tôi hiểu, nếu được thành lập, công ty xử lý nợ của Ngân hàng nhà nước này sẽ hoạt động song song với Công ty mua bán nợ (DATC) của Bộ Tài chính. Như vậy, DATC sẽ làm việc với doanh nghiệp, còn mô hình công ty xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng.

Để xây dựng được, cần xác định rõ mô hình hoạt động của công ty đấy, thế nhưng, điều này chưa được Ngân hàng Nhà nước làm rõ. Trước hết, phải lựa chọn một trong hai mô hình - hoặc là “mua bán nợ” hoặc “nhận ủy thác”. Nhận ủy thác nghĩa là làm theo dạng nhận lại nợ rồi chuyển giao cho đối tác khác chứ không mua hẳn.

Cụ thể, công ty mua bán nợ đứng ra đại diện cho ngân hàng xử lý nợ xấu đấy, nếu không xử lý được thì trả lại cho ngân hàng. Còn mô hình mua bán là mua “đứt” khoản nợ xấu của ngân hàng rồi tự xử lý.

Quan điểm cá nhân tôi là nên làm theo mô hình thứ hai, tức là, không phải dạng ủy thác mà là mua lại nợ và xử lý. Với mô hình này, khi mua lại phải thực hiện hai vấn đề.

Thứ nhất, việc mua lại thực hiện trên cơ sở là những khoản nợ có thể xử lý được. Đối với những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi - phải xóa thì không mua lại. Với những khoản nợ gần như đã mất này, phải dùng vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng để xử lý còn công ty mua bán nợ chỉ mua những khoản nợ có khả năng thu hồi.

Thứ hai, giá mua nợ là giá đã chiết khấu, nghĩa là, khoản nợ 100 đồng thì không mua lại với giá 100 đồng. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, khi khủng hoảng xảy ra, công ty mua bán nợ được thành lập nhưng mức giá bình quân mua lại chỉ là 46%. Phần giảm giá còn lại ngân hàng phải chịu, đổi lại, ngân hàng chuyển giao nợ xấu sang công ty mua bán nợ.

Một điểm đáng lưu ý là cách thức xử lý nợ. Về lý thuyết có 2 cách. Cách thứ nhất, công ty mua bán nợ mua lại nợ xấu của ngân hàng và cố gắng bán rất nhanh trong một khoản thời gian ngắn với tiêu chí là xử lý nợ. Cách thứ hai là mua nợ xong rồi tái cấu trúc. Cần lựa chọn một trong hai mô hình này và làm rõ ngay từ đầu.

Về lý thuyết, cả hai cách thức đều rất ổn nhưng kinh nghiệm thế giới cho thấy những công ty xử lý nợ có tham vọng làm cả hai vai trò sẽ thất bại. Những công ty tiến hành mua và xử lý nợ xấu có xác suất thất bại nhiều hơn những công ty theo mô hình xử lý nhanh.

Bởi vì, việc thực hiện theo mô hình mua nợ - tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại từ hạn chế về năng lực và khung pháp lý. Trong khi đó, mô hình xử lý nhanh vừa giúp ngân hàng giảm nợ xấu vừa giúp nhà nước không mất mát quá nhiều vốn từ ngân sách nhà nước.

Về số vốn của công ty này, mức độ cấp vốn cho công ty phụ thuộc vào số nợ xấu của hệ thống. Theo thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu là 4,14%, tương đương 108 ngàn tỷ đồng, như vậy công ty xử lý nợ 100 ngàn tỷ đồng là quá đủ hay nói cách khác, số vốn 100 ngàn tỷ đồng là để xử lý số nợ xấu lớn hơn con số 108 ngàn tỷ rất nhiều.

Một yêu cầu bắt buộc là tiền vốn cho công ty này phải là tiền “thật”. Theo nghĩa, tiền phải lấy từ ngân sách nhà nước, nếu ngân sách nhà nước không đủ thì phải xử lý bằng một số cách, chẳng hạn, thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần để thu được tiền dùng được. Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 ngàn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ làm tăng cung tiền cho nền kinh tế và gây ra lạm phát.
 
Nữ giới sinh sống tại Mỹ muốn có một đời sống mạnh khỏe trường thọ phải nên dùng trí tưởng tuợng đi du lịch, xem như mình đang ở trên một xứ sở khác để thu nhập bí quyết kỳ diệu mà mỗi nơi này áp dụng để nâng cao hiệu quả sống khỏe mạnh dẻo dai cho phụ nữ vì nếu không thay đổi lối sống hiện tại thì theo bác sĩ David Katz, giám đốc chương trình phòng bệnh của trường đại học Yale, dự đoán là vào năm 2050, một trong ba người ở Hoa kỳ sẽ mắc phải bệnh tiểu đường.


Phụ nữ Pháp có khẩu phần ăn nhỏ vừa phải và điều này giải thích được sự kiện là đa số các bà các cô đầm đều có thân hình thon thả mặc dù họ vẫn tiêu thụ bơ sữa hằng ngày. Đó cũng là điều mà tác giả quyển sách nổi tiếng “phụ nữ Pháp không bị mập” Mireille Giuliano đã nêu lên qua kết luận: kiểm soát khẩu phần ăn. Tuy họ không ăn nhiều, nhưng dùng thức ăn tươi và từ tốn thưởng thức hương vị từng miếng ăn cùng nhâm nhi một tí rượu vang đỏ để gia tăng sự chống lão hóa. Ngoài ra, do giá xăng bên Pháp rất đắt, họ còn đi bộ rất nhiều đặc biệt là leo cầu thang lên các chung cư cao tầng thay cho việc tập thể dục. Tỉ số phụ nữ Pháp bị bệnh tim và béo phì chỉ là 12% thay vì 36% ở Mỹ.
Na Uy cũng là một điểm nóng về đời sống lành mạnh nói chung cho phái đẹp với truyền thống liên kết việc đầu tư công sức trồng trọt và gặt hái với việc tiêu thụ rau quả, đậu hạt tươi từ vườn nhà hoặc từ nông trang địa phương. Họ cũng thường săn bắn gà và ăn cá nhiều hơn là thịt và có lẽ nhờ vậy mà phụ nữ người Na Uy có lượng omega-3 cao, chất này giúp cho tinh thần họ luôn phấn chấn nên mặc dù sống trên vùng đất lạnh thiếu ánh nắng mặt trời, tỷ lệ trầm cảm thấp hơn so với phụ nữ Hoa Kỳ.
Qua đến Nhật Bản, phải nói đến công thức có tên gọi là hara hachi bu có nghĩa là chỉ ăn no đến 80% , phát xuất từ tỉnh Okinawa là nơi có tỷ số cao nhất thế giới về người sống trên trăm tuổi. Bên cạnh thực phẩm chính gồm có rau củ, đậu nành và cá, người dân ở Okinawa còn kết hợp với việc thiền và đọc kinh hằng ngày để giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống, một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh. Họ cũng rất chú trọng đến việc nâng cao đời sống tinh thần bằng việc thắt chặt quan hệ đoàn kết gia đình và bạn bè. Tất cả những yếu tố trên đây đã giúp cho tỉnh Okinawa đạt danh hiệu “vùng đất màu xanh” dành cho những nơi sống lý tưởng nhất trên hành tinh này, với con số rất ít phụ nữ bị ung thư ngực hoặc ung thư tử cung hay bị bệnh đãng trí.
Một “vùng đất màu xanh” khác là đảo Ikaria ở Hy Lạp cũng có một lối sinh hoạt tương tự như ở Okinawa với cách ăn uống chừng mực kể cả rượu và thực phẩm lành mạnh tươi mát đặc biệt là chỉ dùng dầu olive để nấu nướng. Một đặc điểm nổi bật ở đây là sự sống chung đoàn kết của nhiều thế hệ trong cùng gia đình, họ đều tập họp mỗi ngày sau giờ làm việc để cùng nấu nướng và ăn uống. Có thể nói qua những hình ảnh trên đây rằng yếu tố thư giãn về tinh thần rất quan trọng đối với người phụ nữ bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, một đời sống hạnh phúc cũng là nền tảng cho một thân thể rất ít bệnh tật.
 
Tăng giá điện từ ngày 1/7


Kể từ ngày 01/7/2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.304 đ/kWh).
Bộ Công thương vừa ký ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, kể từ ngày 01/7/2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.304 đ/kWh).

Các cơ sở tăng giá điện được nhắc tới là giá than, giá khí, giá dầu và tỷ giá ngoại tệ. Riêng cơ cấu nguồn điện không được nhắc tới.
Theo lý giải của Bộ Công thương, giá than cho sản xuất điện được tính với các mức, than cám 4b có giá 750.000 đồng/tấn; giá than cám 5a là 620.000 đồng/tấn; giá than cám 5b là 581.000 đ/tấn; giá than cám 6a là 521.000 đ/tấn; giá than cám 6b là 457.000 đ/tấn. Mức giá than này được cho là tăng so với giá than hiện hành từ 10 đến 11,5% tùy từng loại.

Giá khí được nhắc tới là giá trung bình cho nhà máy điện Cà Mau với 9,338 USD/triệu BTU được tính trên cơ sở giá dầu HFO là 720,96 USD/tấn. Còn giá dầu DO là 20.897 đ/lít, giá dầu FO là 18.116 đ/lít.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là 20.927 đ/USD.

Với mức giá điện mới, doanh thu bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến tăng thêm 3.710 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm của EVN dự kiến từ 01/7/2012 đến 31/12/2012 là 56,8 tỷ kWh (bao gồm cả sản lượng điện xuất khẩu sang Campuchia), được sử dụng để bù đắp cho tăng giá than và một phần các chi phí còn treo của các năm trước.

EVN cũng cho hay, trong lần tăng giá điện từ ngày 1/7/2012, mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp không điều chỉnh, giữ nguyên ở mức 993 đ/kWh.

​ Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh/tháng tăng chi 4.200 đ/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 8.600 đ/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 14.050 đ/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.050 đ/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 38.950 đ/tháng.

Theo Thanh Hương

Báo Đầu tư


*********

cám ơn em, bọn anh chỉ chờ nốt cái tin này

Rung đạp: bạn có 2 ngày để mua . CMI-THV sàn và trần.FLC đang tích tụ.
 
Đức bất ngờ có tín hiệu chấp nhận chia sẻ nợ châu Âu


Động thái này cho thấy Berlin có thể tiến xa hơn trong việc đạt được thỏa thuận với Pháp và các nước khác trong eurozone về một cấu trúc quản lý mới cho khu vực đồng tiền chung.
Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal trước thềm hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble đã bất ngờ cho biết có thể Đức sẽ chấp nhận chia sẻ gánh nặng nợ của eurozone sớm hơn dự đoán. Đức sẽ ủng hộ các giải pháp trong ngắn hạn để có thể đương đầu với các vấn đề trầm trọng mà một số nước châu Âu đang gặp phải.

Theo ông Schäuble, Đức có thể thông qua một vài hình thức chia sẻ nợ nếu nước này bị thuyết phục rằng việc thiết lập cơ chế quản lý chung trên toàn châu Âu vượt qua các chính sách tài khóa của từng quốc gia đơn lẻ là điều không thể thực hiện được. Điều này sẽ được thực hiện trước khi các hiệp ước được chính thức điều chỉnh. Để có được sự thay đổi căn bản này, các nước sẽ phải từ bỏ phần lớn quyền kiểm soát ngân sách.

Như vậy, những phát biểu của ông Schäuble cho thấy Đức mềm mỏng hơn so với những gì giới quan sát nhận định sau khi hồi đầu tuần bà Merkel tuyên bố Đức sẽ không chia sẻ gánh nặng nợ chừng nào bà còn sống.

Ông Schäuble cũng thừa nhận châu Âu phải có những hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng dòng vốn tư nhân chảy ra khỏi thị trường trái phiếu của khu vực. Đồng thời, ông cũng cho rằng một số công cụ có thể được sử dụng, trong đó có việc các quỹ cứu trợ eurozone gồm Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và Quỹ cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) trực tiếp mua lại nợ chính phủ.

Động thái này cho thấy Berlin có thể tiến xa hơn trong việc đạt được thỏa thuận với Pháp và các nước khác trong eurozone về một cấu trúc quản lý mới cho khu vực đồng tiền chung mặc dù quyết định cuối cùng khó có thể được đưa ra trong hội nghị lần này.
 
1. Ngành xã hội học và ngành giao thông rất ủng hộ vì chứng khoán thêm phiên chiều sẽ giảm số người thất nghiệp. NĐT sẽ có chỗ để sinh hoạt cả ngày, giảm thiểu nguy cơ ra đường gây tắc nghẽn và tai nạn giao thông.

2. Các cơ sở y tế, nhất là khoa mắt và khoa tim mạch sẽ nhiệt tình cổ vũ. Rất có khả năng, cùng với các ngân hàng, quán trà đá, quán cơm bụi, các phòng mạch cũng theo đó mà đặt chỗ ở sàn chứng khoán phục vụ các NĐT.

3. Các bà vợ có chồng là công chức kiêm NĐT cũng nhiệt thành ủng hộ vì khung giờ 11h - 2h luôn là thời điểm nhạy cảm. Thị trường xuống thì các ông cay cú, lên thì đam mê, bám sàn thông trưa. Lấy đâu thời gian mà la cà bia bọt hay… tình công sở.

4. Các tay chơi chuyên nghiệp sẽ không còn cảm giác thất nghiệp. Họ hàng nội ngoại gần xa, bà con khối phố cũng bớt đi ánh nhìn e ngại khi thấy “anh ấy” đã “Ngày hai buổi đến sàn. Yêu chứng khoán qua từng phiên giao dịch”.


5. Chứng khoán cũng như tình yêu làm cho ta quên hết mọi thứ, cảm thấy phấn khích, hồi hộp, thở gấp, bùng nổ… và cả thất vọng nữa. Chứng khoán còn hơn tình yêu ở một điểm là chúng ta có thể thưởng thức nó với thuốc lá và bia cùng một lúc… Một tình yêu toàn vẹn như thế thì với anh em, he he, càng dài càng tốt.

6. Các NĐT nhỏ lẻ Việt Nam thường có thói quen đắt mua chơi, rẻ để đấy, chen mua mới thích, nếu ê hề ra thì… từ từ. Để hóa giải thói quen xấu này, giao dịch thêm phiên chiều là xong. Khỏi chen chúc, tị nạnh sinh ra hiềm khích.

7. Cả thèm chóng chán là bản tính của con người. Sự mới lạ luôn khiến người ta thích thú. Chưa kể, vote cho phiên chiều còn chứng tỏ... có quan điểm hội nhập.

8. Liệu pháp hiệu quả chữa bệnh sốt nóng của thị trường. Khi không chỉ mua được, bán được vào buổi sáng, người ta sẽ đỡ chen lấn, xô đẩy hơn, hội chứng đám đông vì thế cũng đỡ hơn. Liệu pháp này tuy hơi tốn thời gian, hơi mệt mỏi, nhưng chắc chắn lành hơn cái món phẫu thuật dao kéo, thuốc men, kiểu như… “cắt” dòng tín dụng hay “uống thuốc xổ” cổ phiếu phát hành thêm.

9. Đây là lợi ích mang tính văn hóa và ngôn ngữ học. “Chợ chiều” từ rất lâu rồi đã rời xa cái khái niệm nguyên bản thời gian của nó: chợ họp phiên chiều. Giờ cứ nhắc đến chợ chiều là người ta nghĩ đến cái ế ẩm, cái lỡ thì quá lứa. Nếu chợ chiều chứng khoán mà sôi động, cái công này sẽ rất lớn đối với… ngành ngôn ngữ.


10. Giấc mơ trở thành công dân toàn cầu của các NĐT Việt đã tiến thêm một bước. Thêm phiên chiều cũng là động lực để những người mơ mộng hơn tiếp tục mơ giấc mơ, có một ngày thế giới đánh chứng theo… VN-Index.

11. Các bác nam giới dù chẳng ưa gì chứng khoán vẫn khoái giao dịch phiên chiều vì họ sẽ được ra khỏi nhà cả ngày với lý do rất chính đáng. Điều này là rất quý báu, nhưng nói trước là nhớ chú ý cái công tơ mét khi lấy lý do lên sàn để bù khú. Những địa chỉ cố định như thế, chị em có thể ước lượng chính xác đến đơn vị mét.

12. Chị em thích phiên chiều vì nó luôn thích hợp với bản tính thiên bẩm. Khi chỉ riêng công đoạn đứng trước tủ quần áo mỗi sáng đã mất đến hơn một đợt khớp lệnh, thì có thêm phiên chiều để họ đắn đo cũng là thêm một khía cạnh để chứng tỏ sự bình quyền.

13. Giảm cân: Một nghiên cứu khoa học nghiêm túc cho thấy, 15 - 20 phút tập trung cao độ giúp đốt cháy 85 calo hoặc nhiều hơn. Chơi chứng thì không tập trung có mà bay tài khoản. Vậy là nói như quảng cáo, lên sàn một tiếng là tập thể dục một tiếng, lên sàn cả ngày là tập thể dục cả ngày. Các anh chị đẫy đã, phúc hậu có cớ để yêu giao dịch buổi chiều rồi nhé.

Lưu ý: cuộc khảo sát này được tiến hành không phân biệt già trẻ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt trình độ văn hóa, trọng lượng cơ thể, tình trạng vệ sinh, hoàn cảnh xuất thân… Và với sự thống nhất cao như trên, có thể đi đến kết luận, giao dịch thêm phiên chiều là một quyết định văn minh!
 
Giá điện tăng 5% từ 1/7.
Doanh nghiệp xăng dầu được tự quyết định giá bất ngờ Giá dầu tăng 9,4% sau một đêm,bác chờ 400 , còn em chờ 380, nhưng mà nếu bác bán rẻ thì em mua tất.

Rung đạp: bạn có 2 ngày để mua . CMI-THV sàn và trần.FLC đang tích tụ.
 
Thông tin vĩ mô có sự trái chiều khi ngân hàng tiếp tục cắt giảm lãi suất, đồng thời tập đoàn điện lực được phép tăng giá điện thêm 5%, đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bất ổn và ngại rủi ro. Vì vậy lượng cầu tham gia thị trường rất yếu, và chỉ tập trung vào một số mã có lực đỡ từ dòng vốn khối ngoại như EIB, GAS, REE…vv. Ngoài ra hôm nay cũng là phiên giao dịch được phép sử dụng lệnh MP, tuy nhiên lệnh này hầu như không xuất hiện trên bảng điện tử nên không gây ra sự đột biến.

Về phương diện kỹ thuật, sau 2 phiên nỗ lực tạo đà các chỉ số ở sàn lại quay trở về trạng thái giảm điểm và tiếp cận mức đáy thấp nhất ở phiên 28/6/2012. Nếu như mốc này được giữ vững vào phiên ngày mai thì thị trường vẫn có khả năng tạo đà hồi phục, và ngược lại rất có thể sẽ vẫn có có 1 đợt suy giảm nữa.
 
Thông báo chính thức về việc bơm tiền của NHNN

http://cafef.vn/20120703123055624CA3...126-la-017.chn

Nào là bơm tiền kinh khủng ra thị trường,nào là thế này thế nọ!Tòan tiền vẽ thôi!
Năm nay tiền sẽ không bơm ra TT đâu,nếu có chỉ là bơm vào các dự án đầu tư công hoặc DNNN đảo nợ thôi Đừng để tụi nó lừa !
Không có tiền thì CK làm sao lên .

Tăng trưởng tín dụng đến 12/6 là 0,17%
Cán cân thanh toán QT dự báo thặng dư khoảng 7,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nhờ vào cải thiện của cán cân TM. Vốn đưa vào nền kinh tế trong các tháng còn lại nên khoảng 80 - 85 nghìn tỷ đồng/tháng.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) vừa có báo cáo trình Chính phủ về Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012.

Theo bản báo cáo này, UBGS đánh giá thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định trong suốt thời gian dài giúp dự trữ ngoại hối cải thiện rõ rệt (tăng 30% so với đầu năm).

Cán cân thanh toán quốc tế dự báo thặng dư khoảng 7,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2012 nhờ vào sự cải thiện của cán cân thương mại.

Bản báo cáo cũng trích số liệu từ NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 12/6 đã tăng 0,17% so với đầu năm, cải thiện đáng kể so với mức -0,28% tính đến ngày 31/5.

Tín dụng mặc dù đã có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong những tháng gần đây nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn thấp, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng trong nền kinh tế khá cao nên tín dụng từ nay đến cuối năm khó có thể tăng mạnh.

Ủy ban này cho rằng, ngay cả khi phương hướng dịch chuyển dòng tiền đang đi theo chiều hướng có lợi cho tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm do thị trường TPCP và tín phiếu NHNN sẽ không còn sôi động như giai đoạn 6 tháng đầu năm vì lợi suất tín phiếu và trái phiếu sẽ không còn nhiều hấp dẫn so với những lãi suất khác.

Theo ước tính của UBGS, mức tăng này nhiều khả năng sẽ chỉ khoảng 8% và như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tổng đầu tư toàn xã hội đạt 33,5% GDP.

Với mức tăng trưởng tín dụng năm nay dự báo chỉ khoảng 8% thì nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cho nền kinh tế năm 2013 ước giảm khoảng 80 nghìn tỷ đồng, tương đương mức giảm khoảng 0,6 điểm % tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là việc lạm phát được kiềm chế ở mức rất thấp (dự báo khoảng 6%) so với mục tiêu (10%) đã giúp giảm áp lực quy mô tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 36 nghìn tỷ đồng.

Về việc điều chỉnh các lãi suất điều hành xuống thêm 1% vào ngày 11/6 vừa qua của NHNN, cơ quan này đánh giá: Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã giảm khá nhiều, nếu giảm nhiều hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá.

Trên cơ sở dự báo lạm phát khoảng 6% vào cuối năm 2012, dư địa công cụ lãi suất của NHNN hiện chỉ còn khoảng 100 điểm cơ bản (1%).

Do đó, theo quan điểm của UBGS, NHNN cần thận trọng trong việc áp dụng công cụ lãi suất theo sát diễn biến CPI và tỷ giá.

Để ổn định kinh tế vĩ mô trung và dài hạn, UBGS Tài chính Quốc gia kiến nghị: Cần đảm bảo nguyên tắc: lượng vốn đầu tư được đưa vào nền kinh tế trong các tháng còn lại của năm nên trong khoảng 80 - 85 nghìn tỷ đồng/tháng.

Với mức vốn đầu tư FDI như hiện nay, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, kể cả nguồn TPCP và ứng chi nguồn năm 2013 ước bình quân 22 - 25 nghìn tỷ đồng/tháng, tốc độ tăng tín dụng có thể ở mức 1,5%/tháng.

Khánh Linh

Theo TTVN/UBGSTCQG
 
háng 7 mưa ngâu!


Những ai đã kịp cơ cấu nợ cá nhân trong năm trước và 6 tháng đầu năm nay thì có thể tiếp tục ăn chơi nhảy múa, không nên nóng vội KIẾM TIỀN trong giai đoạn này.

đồ rằng ttck trước mắt sẽ hoảng loạn để rũ bỏ quá khứ, giấy lộn sẽ đầy đường, mọi giá trị sẽ bị đảo lộn.
Tập đoàn tào lao vẫn đang tìm cách chạy chọt vẽ bùa vẽ rắn để xù nợ, đây là vấn đề lớn về chính chị không luận được, mọi thứ vẫn loay hoay giải quyết nên chưa thể nói KT VN đã hồi phục được.


Còn nhớ bài viết của mình vào khoảng tháng 2/2012, mình có đề cập đến việc NH đồng thuận với CTCK bơm tiền vào TTCK, chỉ vì cái lợi trước mắt..., lúc đó mình nói hãy chờ xem NH đang kéo theo anh chàng CK cùng chết..., mấy ông vĩ khi đó ở đâu? hay vì cùng có lợi trong đó nên để đến nay mới căng thẳng và bàn luận về "cục máu đông" (NH), thật chớ chêu phòng bệnh không lo chỉ thích chữa bệnh, có lẽ cách đó sẽ kiếm bộn tiền hơn cho ông vĩ.
 
Tháng 7 mưa ngâu!


Những ai đã kịp cơ cấu nợ cá nhân trong năm trước và 6 tháng đầu năm nay thì có thể tiếp tục ăn chơi nhảy múa, không nên nóng vội KIẾM TIỀN trong giai đoạn này.

đồ rằng ttck trước mắt sẽ hoảng loạn để rũ bỏ quá khứ, giấy lộn sẽ đầy đường, mọi giá trị sẽ bị đảo lộn.
Tập đoàn tào lao vẫn đang tìm cách chạy chọt vẽ bùa vẽ rắn để xù nợ, đây là vấn đề lớn về chính chị không luận được, mọi thứ vẫn loay hoay giải quyết nên chưa thể nói KT VN đã hồi phục được.


Còn nhớ bài viết của mình vào khoảng tháng 2/2012, mình có đề cập đến việc NH đồng thuận với CTCK bơm tiền vào TTCK, chỉ vì cái lợi trước mắt..., lúc đó mình nói hãy chờ xem NH đang kéo theo anh chàng CK cùng chết..., mấy ông vĩ khi đó ở đâu? hay vì cùng có lợi trong đó nên để đến nay mới căng thẳng và bàn luận về "cục máu đông" (NH), thật chớ chêu phòng bệnh không lo chỉ thích chữa bệnh, có lẽ cách đó sẽ kiếm bộn tiền hơn cho ông vĩ.

Rung đạp: bạn có 2 ngày để mua . CMI-THV sàn và trần.FLC đang tích tụ.
 
TiCan View Post
Gom thêm được mấy ký SBT với giá 15.7-15.8
Mua một ít MSN @100.0 , VIC @81.0 phiên ATC
Market đang downtrend, vừa đục thủng support, phía dưới là khoảng trống. Round number 400 cũng ít còn ý nghĩa vì nhìn trên chart số này đi qua lại dễ dàng chứ ít thấy dừng lâu. Chiến thuật của anh tìm bullish nhỏ trong cái bearish lớn e là nguy hiểm vì hai lẽ:
- Một là take profit thì không cao.
- Hai là loss thì rất lớn.
Có thể MSN và VIC là bluechip, nơi dòng tiền trú ẩn khi downtrend nhưng nó cũng không thoát khỏi cái downtrend của VNI.
Vài lời góp ý. Good luck, good trade

CÁC CHA NÀY BỊ NÓNG HẾT RỒI À, ĐANG DOWN TREND MÀ CỨ ĐÒI MUA , CHẮC LÀ SỐNG BẰNG NGHỀ TRADE RỒI ... PÓ TAY.
 
Nếu nắm giữ CP thì giữ vững đợi TT bật lên hãy bán ra, trường hợp xấu nhất TT tiếp tục đi xuống xuyên qua 02 ngưỡng 400 HO và 70 HA thì phài cương quyết bán ra CP, sau đó xem xét vào lại ngưỡng khác TT sẽ tự đưa tới cho các bạn. ( thời điểm này không nên sử dụng tiền vay, vì TT chưa hẳn đã ngừng điểm rơi).
 
Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa
Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)
Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)
Trọng Nghĩa

Không đầy hai ngày sau khi đến khu vực Trường Sa, đội tàu hải giám của Trung Quốc hôm qua 03/07/2012 đã ngăn chặn và đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ra khỏi một khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Báo chí Trung Quốc đã tiết lộ tin trên, nhưng không nói rõ là tàu Việt Nam thuộc loại gì.

Theo Tân Hoa Xã, hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuất phát từ Tam Á trên đảo Hải Nam ngày 26/06 vừa qua, đã đến vùng bãi đá Hoa Dương (Việt Nam gọi là Châu Viên) ngày 01/07, sau đó tiếp tục hành trình đến vùng đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Các đảo này đều bị Bắc Kinh chiếm đóng vào năm 1988.

Tân Hoa Xã cho biết là khi đang tuần tra trong khu vực này, đội tàu Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện một chiếc tàu Việt Nam đang chạy với vận tốc nhanh. Phía Trung Quốc đã lập tức chặn đường tàu Việt Nam, triển khai đội hình bao vây, rồi lên tiếng cảnh cáo bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Việt, nội dung xác định là vùng biển đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Theo Tân Hoa Xã, 10 phút sau đó, tàu Việt Nam đã giảm tốc độ và rút lui ra khỏi khu vực.

Báo chí Trung Quốc đã loan tải rộng rãi tin trên, trong lúc chưa thấy có phản ứng chính thức từ phía Việt Nam.

Xin nhắc lại là Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng một số hòn đảo nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, rồi càng lúc càng củng cố các cơ sở của họ trên các đảo đó.

Trên đảo Đá Châu Viên chẳng hạn, Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố, trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm, để sẵn sàng sử dụng đảo này làm căn cứ cho chiến hạm Trung Quốc. Trên Ðảo Chữ Thập cũng vậy, Trung Quốc đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh.

Theo giới quan sát, việc Trung Quốc cử 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra ở vùng quần đảo Trường Sa nằm trong ý đồ dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, đang được Bắc Kinh đẩy mạnh từ khi Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06 vừa qua.

Hành động này kèm theo một loạt động thái leo thang tranh chấp khác, từ việc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa, được giao quyền quản lý cả Trường Sa lãn Hoàng Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa mà ho đã đánh chiếm từ năm 1974. Không những thế, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC còn ngang nhiên phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí.

Động thái hung hăng của Bắc Kinh còn thể hiện qua việc quân đội Trung Quốc nhập cuộc, khi phát ngôn viên bộ Quốc phòng nước này, ngày 28/06 vừa qua loan báo là họ đã tiến hành các cuộc “tuần tra võ trang” tại vùng Biển Đông, và sẵn sàng đối phó với mọi hành động bị họ cho là “khiêu khích quân sự”, ám chỉ việc Việt Nam trước đó đã cho phi cơ Sukhoi 27 tuần tra tại vùng Trường Sa.
 
Video: Một teen girl bị bạn trai bạo hành dã man ở Đồng Nai


"http://www.youtube.com/v/zJR-VGbKgxQ?version=3&feature=player_detailpage



16/04/2011 01:58 | 6,015 lượt xem

Một cảnh kinh hoàng khiển người xem phải rùng mình. Đó là cảnh một cô gái trẻ bị bạn trai đánh và đá liên tục vào người suốt thời gian trong clip đã được ghi lại. Một điều khiến người xem hết xức bức xúc là cô gái trẻ không hề chống cự, và người qua đường cũng...mặc kệ!

Hết đá liên tiếp vào người cô gái, sau đó hâm dọa và...năn nỉ (ảnh chụp từ video)

Trích nguyên văn lời kể người quay Clip:

"Không hiểu sao một cô gái ở khu phố 11 - phường Tân Phong - Tp.Biên Hòa còn trong độ tuổi đi học bị ban trai đánh rất dã man, khi tôi đi qua anh chàng này không đánh nhưng tôi thấy cô gái mặt mày bầm tím ngồi khóc nên đã nấp vào bụi cây gần đó quay lại cảnh này để mong các bạn trẻ thức tỉnh với những hành động dã man như thế này. Cô gái không cầu cứu và cũng không kháng cự nên không ai can thiệp . Xã hội văn minh phải len án những hành động như vậy. Tội nghiệp!".

Những câu chuyện tương tự thế này không còn quá gây sốc bởi nó đã và đang diễn ra trong cuộc sống quanh ta, khi mà giới trẻ đang ngày càng “sống thoáng”. Nhưng khi nhìn bức ảnh của thiếu nữ bị hứng đòn ghen tuông đến thảm hại như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ phải giật mình và cảnh giác hơn nữa trong việc tự bảo vệ mình.

Cần lưu ý thêm người quay clip này nói như thế, dường như kiểu chẳng biết mình là ai. Sao không ra can ngăn cô gái?
 
Back
Top