Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Đã có sàn chơi chứng khoán Mỹ tại Việt Nam ! tôi mua ngay cổ phiếu của Warrent

VFCC cũng cho biết, đây là thời điểm khẳng định tâm thế của người Việt Nam sẵn sàng tham gia vào một cuộc chơi lớn, sẵn sàng sở hữu tài sản từ cường quốc bên kia bờ Thái Bình Dương.
Sàn giao dịch hàng hóa VFCC của Công ty cổ phần đầu tư Tài chính & Xây dựng Việt Nam (VFCC) sẽ mở thêm kênh giao dịch chứng khoán Mỹ. Đó là thông tin chắc chắn từ phòng đầu tư của VFCC. Cũng theo VFCC thì hiện nay, công ty đang gấp rút hoàn thành các khâu chuẩn bị để mở kênh giao dịch này theo đúng kế hoạch vào trung tuần tháng 4 tới.
Một trong những công việc mà VFCC chú trọng tới hiện nay là mở các lớp đào tạo, tìm hiểu về chứng khoán Mỹ. Nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi tham gia giao dịch tại thị trường này. Vì thế, bất cứ ai muốn tham gia các lớp học này đều có thể liên hệ đăng ký với phòng đầu tư của công ty. Trong thời gian tới, ngày 14/4, công ty VFCC sẽ tổ chức một hội thảo chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cũng tại sự kiện này, VFCC sẽ công bố chính thức mở kênh giao dịch mới tại Sàn giao dịch VFCC của công ty.
Phòng đầu tư VFCC cho biết, việc tham gia giao dịch chứng khoán Mỹ tại Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng chắc chắn sẽ đón nhận được sự phản ứng tích cực của các nhà đầu tư. Bởi hiện nay, nền kinh tế Mỹ đang hồi phục ấn tượng và Mỹ vẫn là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Và thị trường chứng khoán Mỹ vẫn rất vô cùng sôi động.
Hơn nữa, sau một thời gian phát triển, các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam mong muốn tham gia vào một thị trường chứng khoán mang tính chuyên nghiệp hơn và rộng lớn hơn. VFCC cũng cho biết, đây là thời điểm khẳng định tâm thế của người Việt Nam sẵn sàng tham gia vào một cuộc chơi lớn, sẵn sàng sở hữu tài sản từ cường quốc bên kia bờ Thái Bình Dương.\
http://daututaichinh.net.vn/cơ-...A3n-mỹ
 
15 phút cuối “nguy hiểm” trên sàn HNX



15 phút cuối cùng của phiên giao dịch hàng ngày tại sàn HNX đang trở nên khá “nguy hiểm” theo cách nói ví von của các nhà đầu tư, bởi khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ giúp cho “đội lái” dễ dàng hơn trong thao túng giá.



Theo quy chế giao dịch chứng khoán mới tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cách tính giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch có sự thay đổi.

Thay vì cách tính bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó, kể từ ngày 26/3/2012, giá tham chiếu được xác định là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của ngày giao dịch. Trường hợp không có giao dịch được thực hiện trong thời gian trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục.

HNX tin rằng áp dụng cơ chế mới, giá tham chiếu sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời và là cơ sở tham chiếu tốt hơn cho phiên giao dịch kế tiếp.

Tuy nhiên, giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân lại nghĩ khác. Họ cho rằng, 15 phút cuối ngày của HNX theo cách mới đang vô tình tạo điều kiện cho thao túng giá.

Không đơn giản chỉ là cơ sở tính biên độ dao động giá, giá tham chiếu còn góp phần lớn tác động lên tâm lý nhà đầu tư và là số liệu duy nhất trong toàn bộ các mức giá khớp trong ngày mà các tổ chức cho vay (ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư...) sử dụng khi tính giá trị tài sản là chứng khoán của “con nợ”, do đó mà giá tham chiếu phải càng công bằng càng tốt, không được để bị ai thao túng.

Một giám đốc môi giới công ty chứng khoán chia sẻ rằng: trên sàn chứng, giá chứng khoán là chuỗi số thời gian, cõng thêm gánh nặng của thông tin nên giá càng về sau càng quan trọng. Giá đóng cửa quan trọng hơn giá mở cửa trong cùng ngày, nhưng giá mở cửa hôm sau cũng sẽ quan trọng hơn giá đóng cửa hôm trước. Tuy nhiên, để phục vụ cho các mục tiêu chốt sổ sách, thực hiện quyền, định giá... nên giá đóng cửa thường được sử dụng làm giá tham chiếu. Song hành với nó, cơ chế khớp lệnh định kỳ được các “chứng trường” theo trường phái đấu lệnh (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...) đều dùng nhằm mục tiêu công bằng cho thị trường, mà cụ thể là tìm sự đồng thuận của số đông cả hai bên mua bán. Sàn HOSE được đánh giá là đang “thừa hưởng” thông lệ nước ngoài này.

Nói một cách công bằng, cách lấy giá bình quân làm giá tham chiếu như trước đây của HNX cũng góp phần ngăn ngừa khả năng thao túng. Nếu sàn HOSE gom lệnh cả 2 bên cung - cầu cho thật nhiều rồi mới cho khớp lệnh, tức là dùng yếu tố thanh khoản để ngăn ngừa thao túng, thì sàn HNX dùng luôn giá bình quân của nguyên ngày làm giá tham chiếu, tức là dùng yếu tố thời gian để ngăn ngừa thao túng, một chuyên gia chứng khoán so sánh.

Tiếc là ở thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều mã kém thanh khoản nên dù có áp dụng phương pháp nào cũng vẫn gặp tình cảnh số đông chỉ là một bên: mua hoặc bán, nên vẫn tạo ra rủi ro (hoặc cơ hội) cho thao túng giá. Giữa 2 cách tính giá tham chiếu của HOSE và HNX, chưa thấy cái nào trội hơn cái nào và rủi ro thao túng giá vẫn còn đầy đó.

Việc HNX giảm yếu tố thời gian, tuy sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời, tức là đúng ý nghĩa của chuỗi số thời gian, nhưng có lẽ lại càng tạo ra thêm lợi thế cho ý định muốn thao túng thị trường.

Vậy liệu có cơ chế giao dịch nào sẽ giúp ngăn ngừa thao túng giá hiệu quả hơn?

Trên thực tế, đã từng có ý kiến đề nghị sử dụng cơ chế khớp lệnh xác định giá đóng cửa của Sở Thái Lan, tức là khớp lệnh định kỳ trong vòng 5 phút cuối phiên giao dịch chiều, nhưng thời điểm khớp lệnh là ngẫu nhiên trong phạm vi 5 phút đó. Tuy nhiên, nếu đem áp dụng tại HOSE thì cách này vẫn không giải quyết được tình huống chất đống lệnh mua (hoặc bán), khiến bên bán (hoặc mua) không dám “thò” thêm lệnh ra nữa.

Có ý kiến cho rằng, liệu có thể dùng giá mở cửa là giá tham chiếu hay không? Bởi với cách này, giá đóng cửa sẽ đơn giản chỉ là 1 mức giá khớp như bao giá khớp trước đó. Các công ty cho vay vẫn tính giá trị tài sản con nợ theo giá đóng cửa, nhưng tâm lý nhà đầu tư sẽ tùy thuộc vào giá mở cửa hôm sau. Hơn nữa, khoảng thời gian không giao dịch từ lúc đóng cửa sàn hôm trước đến lúc mở sàn hôm sau vẫn còn khá dài, đủ để có thêm bao thông tin mới, nên giá mở cửa hôm sau sẽ cõng được những thông tin đó hơn là giá đóng cửa hôm trước, phù hợp với ý nghĩa của chuỗi số thời gian. Tuy nhiên, cách này lại chỉ phù hợp với các thị trường phát triển với thanh khoản và độ minh bạch rất cao.(Nguồn: TBKT)
 
Xin hỏi bà Vụ phó: “Chúng con ăn gì để sống?”



Con đọc báo thấy bà Vụ phó Vụ Tiền lương - Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Bích Thu nói tại cuộc họp báo của bộ chiều 28-3 rằng, sẽ cố gắng đến năm 2018, điều chỉnh lương tối thiểu của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu, khoảng 3 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30%.
Thưa bà,
Mẹ con hiện là công chức tại một quận của TPHCM. Ba con trước đây là giáo viên dạy môn giáo dục công dân ở một trường THPT. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do đồng lương giáo viên eo hẹp, ba con không thể dạy thêm như giáo viên các môn tiếng Anh hay Toán, Lý, Hóa nên đành phải bỏ nghề về chạy xe ôm.
Hiện nay, thu nhập của mẹ con mỗi tháng được chừng 5 triệu đồng. Khoản thu nhập ấy chỉ đủ để đóng tiền học cho hai chị em con (đứa lớn học lớp 11, đứa nhỏ học lớp 5) và trả tiền thuê nhà, tiền điện nước...

6 năm nữa, mới nâng lương của công chức lên mức sống tối thiểu là 3 triệu đồng/tháng

Xin thú thật là hiện con đang học trường tư. Không phải vì con học quá kém mà vì năm thi chuyển cấp, do quá tự tin vào sức học của mình nên con đã ghi sai cả 3 nguyện vọng. Kết cục là con trượt cả 3 và phải học trường tư. Ngôi trường con học cũng vào loại thường thường bậc trung nhưng học phí hai buổi đã mất 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Đó là còn may mắn vì trường không thu lắt nhắt khoản này, khoản kia trong năm và con không phải học thêm.
Còn đứa em út của con, hiện đang học trường điểm của quận. Ba mẹ con không muốn em thua sút bạn bè, nhất là sau này phải thi trượt như con nên đã ráng sức cho em học thêm, mỗi tháng vừa tiền bán trú, tiền học thêm tổng cộng cũng phải hơn 1 triệu đồng.
Chưa hết, vì ba mẹ con quá nghèo nên đến giờ vẫn phải ở thuê. Mỗi tháng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, vệ sinh, dân phòng… cũng mất hơn 2 triệu đồng. Vậy là xem như 5 triệu đồng tiền lương, phụ cấp của mẹ con đã đi đứt!
Thế nhưng cả nhà con vẫn phải sống. Bằng cách là, sáng nào mẹ con cũng chiên một chảo cơm nguội với bột ngột, nước mắm, tóp mỡ cho cả nhà; riêng em út thì ưu tiên hơn, được cho 5 ngàn đồng ăn xôi sáng hoặc bánh mì không.
Buổi trưa, mẹ ăn cơm ở cơ quan, ba đi chạy xe rồi ăn cơm bụi; con về nhà bỏ bụng bằng tô mì gói, loại mì sá, không có bao bì, nhãn hiệu mà mẹ mua mỗi lần một bao to tướng “cho rẻ”.
Buổi tối thì khá hơn. Mẹ đi làm về tạt ngang qua chợ mua ít thịt, cá, rau củ về nấu cho cả nhà một bữa cơm nóng. Thật tình, con rất thích bữa tối vì ít ra thì con cũng được ăn một bữa cơm đúng nghĩa của nó.
Nhưng bà Vụ phó có biết, tất cả những thứ đó không phải từ đồng lương công chức của mẹ con mà từ những giọt mồ hôi mặn chát của ba con - người thầy giáo phải bỏ nghề để chạy xe ôm! Thử hỏi, nếu ba không chạy xe ôm thì chúng con sống bằng gì?
Đó là nói ở thời điểm năm 2012 này, thu nhập của mẹ con lên tới 5 triệu đồng mỗi tháng. Vậy mà con không hiểu sao các ông, các bà, các cô bác ở trên kia lại tính toán cách nào, căn cứ vào đâu mà đến năm 2018, tức là đến 6 năm nữa, mới cố gắng nâng lương của cán bộ công chức lên tối thiểu 3 triệu đồng mỗi tháng. Với mức tiền lương ấy thì, thưa bà, con lại phải hỏi: “Chúng con ăn gì để sống? Mẹ con ăn gì để sống mà cống hiến, phục vụ?”.
Nhiều khi nhìn người ta đi ăn hàng quán sang trọng; nhìn bạn bè tiêu tiền vung vít, được đi chơi đây đó, được xem văn nghệ, vui chơi, giải trí... con rất thèm thuồng và ước ao: “Phải chi mẹ mình đừng làm công chức”.
Phạm Thị Huyền Trang
 
Chính trị gia từng đoạt giải Nobel về hòa bình của Miến Điện, Aung San Suu Kyi, đã “thắng lớn” trong cuộc bầu cử bổ sung giành 45 ghế ở Quốc hội vào hôm Chủ Nhật, theo đảng của bà cho biết.

Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) cho biết lãnh tụ của họ, bà Suu Kyi, đã thắng dễ dàng ở Kawhmu, mặc dù kiểm phiếu chính thức chưa hoàn tất.

Đây là lần đầu tiên đảng đối lập NLD tham gia bầu cử kể từ năm 1990.

Cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật là một thử nghiệm quan trọng về hứa hẹn cải cách chính trị của Chính phủ Miến Điện, mặc dù đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn vẫn còn chiếm ưu thế.

Trong quá trình vận động bầu cử, báo chí nước ngoài và quan sát viên quốc tế được phép tác nghiệp tại Miến Điện với một số lượng khá lớn trong nhiều năm qua.

Liên minh châu Âu gợi ý rằng khối này có thể giảm bớt một số biện pháp trừng phạt nếu cuộc bầu cử diễn ra trôi chảy.

"Chúng tôi hy vọng ngày bầu cử diễn ra một cách hòa bình và chúng tôi sẽ có đánh giá dựa trên tất cả các cuộc bỏ phiếu mà chúng tôi chứng kiến," quan sát viên EU Ivo Belet nói.

Phóng viên BBC Rachel Harvey từ trong Miến Điện nói rằng đảng NLD đã cáo buộc một số hiện tượng “bất thường” trong bầu cử tại thủ đô, Naypyidaw.

Một phát ngôn viên của NLD nói với hãng tin AFP rằng ông đã gửi một thư khiếu nại đến Ủy ban bầu cử cáo buộc về một số hiện tượng gian lận trong cuộc bỏ phiếu.

'Vẫn còn chi phối'
Bà Aung San Suu Kyi và các cử tri

Bà Aung San Suu Kyi được sự ủng hộ của nhiều cử tri khi xuất hiện tại một khu vực bỏ phiếu hôm Chủ Nhật

Chính phủ hiện nay của Miến Điện vẫn còn chịu sự chi phối của giới quân sự và nhiều thành viên từ chế quân sự cũ vốn cai trị nước này trong nhiều thập niên và đồng thời đang chịu nhiều cáo buộc về lạm dụng quyền lực tràn lan.

Từ năm 2010, khi xuất hiện cuộc chuyển đổi thế hệ các nhà lãnh đạo mới, chính phủ Miến Điện đã gây ấn tượng với giới quan sát về tốc độ thay đổi trong cải cách nhiều mặt.

Hầu hết các tù nhân chính trị đã được trả tự do, các hạn chế với báo chí, truyền thông đã được nới lỏng và, đặc biệt bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD đã được thuyết phục để tái tham gia tiến trình chính trị.

Họ đã không được thừa nhận vai trò trong tiến trình chính trị Miến Điện từ năm 1990, khi đảng đối lập NLD giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử nhưng lại bị quân đội từ chối không chấp nhận kết quả.

"Chúng tôi hy vọng ngày bầu cử diễn ra một cách hòa bình và chúng tôi sẽ có đánh giá dựa trên tất cả các cuộc bỏ phiếu mà chúng tôi chứng kiến"

Quan sát viên EU Ivo Belet

Bà Aung San Suu Kyi trong phần lớn giai đoạn 20 năm sau đó đã bị quản thúc và bà đã từ chối tham gia cuộc bầu cử năm 2010, một động thái mở ra những cải cách hiện nay.

NLD là một trong 17 đảng đối lập tham gia cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung hôm Chủ nhật.

Chỉ một phần nhỏ số ghế tại Quốc hội sẽ được chia sẻ qua cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật và đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn sẽ vẫn áp đảo đa số.

Bà Aung San Suu Kyi, 66 tuổi, đã tranh cử ở một hạt cử tri cấp thấp hơn tại Kawhmu, bên ngoài Rangoon.

Vào ngày Chủ Nhật, bà đã đến thăm khu vực bỏ phiếu tại Kawhmu trước khi trở lại Rangoon.

'Quyết tâm đi tới'
Bà Aung San Suu Kyi

Đảng của bà Suu Kyi là một trong 17 đảng phái đối lập tham gia tranh 45 ghế tại cuộc bầu cử bổ sung Quốc hội kỳ này

Trước đó, bà Suu Kyi mô tả chiến dịch tranh cử năm nay là không "thật sự tự do và công bằng" và cảnh báo rằng những cải cách là "không thể đảo ngược".

Nhưng bà cũng nói rằng bà và đảng NLD “không hối tiếc” khi tham gia cuộc bầu cử.

"Chúng tôi quyết tâm đi tới bởi vì đây là những gì mà mọi người mong muốn," bà nói.
 
Tám giờ sáng , những tin tức nóng trên sàn HOSE nổi bật như sau :

- Chính phủ sẽ theo sát lộ trình giảm lãi suất cho vay về 10 % trong 6 tháng cuối năm nay - theo báo đầu tư.

- Tờ Nhịp cầu đầu tư sáng nay đăng tin BVH lãi hơn 1500 tỷ đồng trước thuế trong đầu năm 2012.

- Gía dầu tiếp tục giảm sau khi OPEC và Mỹ có động thái tăng sản lượng khai thác.

Chỉ duy nhất 1 tin xấu , rất xấu cho những ai thích mua những con gọi là " dẫn dắt"
Cổ phiếu BVS vào diện bị kiểm soát từ ngày 3/4

(NDHMoney) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (mã BVS - HNX) vào diện bị kiểm soát.
BVS vào diện bị kiểm soát kể từ ngày 3/4/2012 do lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị lỗ liên tiếp trong hai năm 2010 và 2011 (-90.793.412.328 đồng và -99.660.426.027 đồng).
HNX sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu BVS ra khỏi diện bị kiểm soát sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.

BVS cho biết, doanh thu quý 4 năm vừa qua của công ty đạt 46,76 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2011, công ty đạt 189,9 tỷ đồng - thấp hơn mức 238,9 tỷ đồng của năm 2010. Do chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp cao nên, quý 4 vừa qua, BVS đã lỗ 29,8 tỷ đồng.



Hoàng Thương - NDHMoney



Ngày mai thứ ba sẽ có những phiên mua sôi động tiếp tục của khối ngoại , họ sẽ bán những con rởm và mua những con cp lãi to .
 
- Cục nợ xấu của Vinashin là nguồn gốc của mọi nợ xấu đang được chính phủ giải quyết. Điều này đưa lại lợi ích trực tiếp cho Vinashin và gián tiếp giải quyết được khối nợ xấu cho các NH và DN.

- BDS đang được 2 TP lớn HN và TP HCM nghiên cứu mua lại hàng ế để làm nhà tái định cư.

- Lạm phát thì nhiều người nghi ngờ CPI tháng 3 và cho rằng CPI tháng 4 là sẽ bất ngờ. Cách dùng từ " bất ngờ "của họ gây tâm lý hoang mang trong dân chúng. Nhưng thực tế thì đang diễn ra :

+ Giá gas đang giảm và sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới.

+ Thực phẩm đang giảm vì cung dồi dào và sức cầu giảm sút.

+ Lương thực ổn định do Nhà nước đang mua tạm trữ. Nếu không có điều này thì lương thực sẽ giảm mạnh.

+ Các mặt hàng điện tử đang giảm vì giá thế giới giảm mạnh, hàng tồn kho đang rất lớn.

TTCK luôn bất ngờ vì dòng tiền cũng như các yếu tố tác động đang tiềm ẩn. Nếu những cái đã diễn ra thể hiện trên Chart mà định đoạt được cả tương lại thì chỉ cần tập tọe học vài khóa PTKT là giàu to rồi !
 
Diễn biến của phiên giao dịch tới sẽ có vai trò quyết định

(Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)

Trên đồ thị của HNX-Index, đường RSI đã rơi về ngưỡng trung bình trong khi một chỉ báo có độ nhạy cao khác là đường Stochastic Oscillator đã chớm xuống vùng quá bán. Thêm vào đó, giá nhiều mã cổ phiếu đang tiếp cận lại các vùng hỗ trợ mạnh. Điều này hàm ý thị trường có thể sẽ sớm nhận được sự hỗ trợ và đây cũng là điểm mua vào từng phần với một tỷ trọng hợp lý cho các nhà đầu tư bám theo xu hướng chính.

Diễn biến của phiên giao dịch tới sẽ có vai trò quyết định đến khả năng xác lập mô hình tam giác của hai chỉ số. Trong trường hợp thị trường đảo chiều thành công, HNX-Index vượt qua 73,3 điểm, mô hình tam giác sẽ được xác nhận và nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ hoặc gia tăng trạng thái cổ phiếu.

Ngược lại, nếu 2 chỉ số tiếp tục sụt giảm về cuối phiên, nhịp điều chỉnh nhiều khả năng sẽ còn kéo dài với vùng hỗ trợ gần nhất tại 423-424 đối với VN-Index và 68-69 đối với HNX-Index. Trong kịch bản này, nhà đầu tư nên cân nhắc giảm thiểu danh mục đầu tư ngắn hạn trong những nhịp nảy lại sau đó.
 
Tin quan trọng

Lợi suất trái phiếu đô la của Việt Nam đã giảm rất mạnh về 3.8%. (VN Bond USD Dominated Yiedl). Đầu năm 2011 nó lên tới 8%.

Chỉ số lợi suất này phản ánh rõ nhất, mạnh nhất cho cái nhìn vĩ mô của Việt Nam từ các nhà đâu tư NN. Điều này lý giải thành công của đợt phát hành trái phiếu USD của Vic, và sắp tới đây VCB rất tự tin phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế.

Đây mới là nguyên nhân lý giải việc khối Ngoại gom hàng miệt mài và khủng khiếp.
 
Brics, thủ-lãnh tương-lai của thế-giới ?

Trong cuộc họp thượng-đỉnh tại New Delhi trong hai ngày thứ tư 28.03 và thứ năm 29.03 vừa qua, khối BRICS - Ba Tây,Nga,Ấn-Độ,Trung-Hoa và Nam Phi - Cho thấy các nước này muốn giữ một vai trò quan trọng trên thế giới trong tương-lai.

Các nước trong khối BRICS đã thoả thuận củng-cố các liện-hệ thương-mãi và các hợp-tác trong lãnh-vực tài-chánh nhằm giảm-thiểu sự tùy-thuộc đối với các quốc-gia tây-phương.Khối BRICS cũng chỉ trích những quốc-gia tây-phương đã làm tràn-ngập hệ-thống tài-chánh quốc-tế bằng các khối tiền tệ,đổng thời bày tỏ sự mong muốn thấy họ được tham dự nhiều hơn trong các định-chế tài-chánh quốc-tế.Khối BRICS bao gồm 40% dân-số trên thế-giới,chiếm 20% tăng trưởng kinh-tế nhưng đã không được đại diện đúng mức trong các định-chế tài chánh-quốc-tế.Họ đòi được có nhiều tiếng nói hơn trong Quỹ tiền-tệ quốc-tế (FMI) và đòi có thay đổi trong việc chỉ định thủ-lãnh của ngân-hàng thế-giới.Theo thông-lệ,vị thủ-lãnh ngân-hàng thế-giới là một người Mỹ và thủ-lãnh quỹ tiền-tệ quốc-tế là một người Âu.Trong lần tranh chức thủ-lãnh ngân-hàng thế-giới trong vài tuần sắp tới,Mỹ đã đưa ra một ứng-cử viên người Mỹ gốc Hàn-quốc (Jim Young Kim,một giáo-sư đại-học Mỹ),các quốc gia thuộc khối BRICS và Phi Châu ủng-hộ hai ứng-cử-viên một người Nigeria ( Ngozi Okonjo-Iweala,tổng trưởng tài chánh của Nigeria) và một người Colombie ( José Antonio Ocampo,tổng trưởng tài chánh nước Colombie),nhưng họ không nói rõ sẽ ủng-hộ người nào.Đây là lần đầu tiên, kể từ năm 1945, có các ứng-cử-viên nước khác tranh -chấp với ứng cử viên Mỹ về chức-vụ này.Đây là dấu hiệu cho thấy các nước đang trỗi dậy muốn chống lại sự khống-chế của Hoa Kỳ trong lãnh-vực tài chánh quốc-tế.

Nhung điều nổi bật nhất trong hội-nghị thương-đỉnh lần thứ tư của khối BRICS là họ mong muốn tạo ra một ngân-hàng đầu-tư chung có khả năng cạnh-tranh với ngân-hàng thế-giới.Ngân hàng đầu tư này nhắm vào việc tăng-cường các liên-hệ thương-mãi giữ những nước trong khối,đồng thời đưa ra một nguồn cung-cấp tài-chánh mới cho các dự-án hạ-tầng cơ-sở.Tổng trưởng thương-mãi Ba-Tây Fernando Pimentel còn đi xa hơn khi nói rằng "ngân-hàng này là một chặng chính để hỗ-trợ cho Liên Âu trong những nỗ-lực của nó để vượt qua cuộc khủng-hoảng tài-chánh",nói khác đi,về tài-chánh,BRICS mạnh hơn Liên Âu!Điều cho thấy trong việc tái quân-bình thế-lực trên thế giới, khối BRICS đòi hỏi có một vai trò trong việc quản-trị quốc-tế.

Về đề -nghị lập một ngân-hàng đầu tư,ý tưởng này đã được các tổng-trương tài-chánh trong khối BRICS đề-cập đến bên lề cuộc hội-nghị thương-đỉnh G20 vào tháng hai vừa qua.Lúc đầu,dây là một ý-niệm về thương-mãi nhằm cung cấp cho các xí nghiệp đa-quốc các chỉ dấu kinh-tế quan-trọng trong các thị-trường trỗi dậy nhưng sau đó,đã có những trở thành một cơ-chế tham khảo đa phương và hợp-tác giữa những quốc-gia trỗi dậy,với các quốc gia đang phát-triển.Với sự tham dự của Nam Phi vào năm 2010,BRICS ngày nay trở thành một cơ chế hợp-tác bao-gồm Á,Âu,Nam Mỹ và Phi Châu.Tháng tư 2011,các quốc-gia khối BRICS đã họp nhau ở Hainan (hội nghị thượng-đỉnh Sanya),đã đưa ra một tuyên-cáo về sự hợp-tác và phối-hợp trên một khuôn khổ rộng rãi về các vấn-đề thế-giới và vùng,từ việc cải-thiện hệ-thống tài-chánh và tiền-tệ thế-giới,việc hợp-tác thương-mãi và kinh-tế cũng như việc theo dõi toàn cầu về thị trường nguyên-liệu,việc an-toàn thực-phẩm,việc xử dụng năng lượng nguyên tử.Hiện nay,khối BRICS có ba đại biểu trong Hội Đồng Bảo-An Liên-Hiệp-Quốc,đó là Ba Tây,Nga và Trung-Cộng và hai nước sau có quyền phủ-quyết.Trong hội nghị thượng-đỉnh tại New Delhi,vấn-đề lập ra một ngân-hàng phát-triển đa-phương đã được đề-cập tới cũng như việc phối-hợp và hợp-tác trong các vấn-đề quốc-tế.Một thương-thuyết gia của Nga,Vadim Lukov,đã đề-cập đến "một liên-minh những nhà cải cách",cho thấy quyết-tâm muốn tái tổ-chức các định-chế kinh-tế và tài-chánh quốc-tế chánh.Tổng thống Nga Dmitri Medvedev còn cho biết tại New Delhi ' các cải cách này phải được thực hiện hoàn-toàn theo phương-cách mà chúng ta đã đồng-thuận trong cuộc họp G20,không chậm trễ,vì hệ-thống tài-chánh thế-giới chưa đi tới cùng mọi vấn đề của nó" .

Trong lúc Hoa-Kỳ và Âu Châu đang ì-ạch trong việc hồi phục nền kinh-tế đang suy-thoái,BRICS đã cho thấy những lợi-điểm để có thể trở thành đầu tầu mới của thế-giới từ nay đến 2050! Hội nghị thượng-đỉnh New Delhi trong hai ngày 27 và 28 vừa qua đã cho phép khối này có cùng một tiếng nói trong các định-chế quốc-tế.Lần đầu tiên BRICS đã thảo-luận các vấn-đề quốc-tế và đằng sau việc quan-ngại về vấn-đề khủng-hoảng Syrie và Iran,trọng-tâm vẫn là vấn đề tiếp-liệu dầu hoả từ Iran mặc dù có những đe dọa trừng phạt của Mỹ với những quốc-gia tiếp tục nhập-cảng dầu hoả từ Iran.Giữa các nước trong khối Brics,để không lệ thuộc nhiều vào đồng đô-la,việc thanh toán song phương bằng tiền tệ quốc-gia sẽ được áp dụng trong vòng ba năm tới.

Trong ngày thứ năm 29.03, hai thoả hiệp đã được ký kết giữa những quốc-gia trong khối BRICS,một về thương-mãi trong đó có việc thanh-toán song phương bằng tiền-tệ địa phương,việc lập một ngân hàng đầu tư...,và một thoả-hiệp nhằm xác nhận các tín dụng khoản đối với nhà xuất cảng,ngân hàng xuất cảng hay ngân hàng nhập cảng.

Việc lập ngân-hàng đầu-tư có sự tham dự của các ngân hàng Export Import Bank of India,Bano Nacional de Desenvolimento Economico e Social (BNDES) của Brésil;?Ngân hàng phát triển của Trung Hoa,của Nga và của Nam Phi.

Nhận-định về thành-quả của hội-nghị thượng-đỉnh BRICS ở New Delhi,tổng-thống Nga Medvedev nói rằng phải có một chiến-lược phát-triển quan-hệ ở ngoài diễn-đàn cho phép tăng-cường nhóm BRICS trong hệ-thống bang-giao quốc-tế.Nhiều thoả-hiệp nhằm giải-quyết vấn-đề liên-quan đến việc tạo ra những dự trữ tiền tệ quốc-tế đã được ký kết :"Những thoả hiệp liên-quan đến sự hợp tác của chúng tôi trong lãnh-vực tiền tệ quốc-tế đã được xác nhận.Đương nhiên là liên quan trước tiên đến việc cải tổ FMI.Chúng tôi đã phân-tích tình hình kinh tế thế giới và chúng tôi đã thoả thuận về sự phối hợp hành-động trong khuôn khổ cơ chế mà chúng tôi đã phối hợp trong khi chuẩn bị hội nghị G20".

Trong khi đó,các phân-tích gia cho rằng BRICS chỉ là một sự đoàn-kết giả tạo.Khối BRIS được biết đến cách đây mười năm,khi đó chưa có Nam Phi,là do Goldman Sachs khi nói đến những quốc gia trỗi dậy.Ngày nay,có thêm Nam Phi nhưng Nga bị coi là "nước Nga hậu BRIC" nhằm ám chỉ việc nước này đang trên đà suy thoái.Các nước trong khối BRICS có những khác biệt với nhau hoàn toàn như vị thế địa lý chiến-lược,văn-hoá,dân-số..Sự kết hợp của họ không vì nhu cầu nội tại nhưng vì tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng và các giải pháp do tây phương đề ra đã không hữu hiệu hoặc tệ hơn,có hiệu quả ngược hẳn lại.Ý chí chung của các nước thuộc khối BRICS là vấn đề không can thiệp vào việc nội bộ và vấn đề chủ quyền quốc gia.Cách thi hành quyết nghị 1973 về Libye đã khiến nhiều nước lo ngại (và không phải là điều khó hiểu khi HĐBA LHQ bị bế tắc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie) - trong đó có khối BRICS và những nước Phi Châu.NHưng liệu rằng BRICS có thể trở thành thủ lãnh của thégiới
 
Bắc Triều Tiên thông báo tổ chức đại hội đảng bất thường
Tú Anh

Hãng tin chính thức của Bình Nhưỡng thông báo đại hội bất thường của đảng cầm quyền sẽ tổ chức vào ngày 11/04/2012. Theo giới phân tích, Kim Jong Un sẽ chính thức lên làm Tổng bí thư đảng Lao Động trước lễ kỷ niệm 100 năm Kim Nhật Thành và cuộc phóng vệ tinh. Lễ hội linh đình diễn ra tại Bắc Triều Tiên, trong bối cảnh nạn đói triền miên làm nhiều người chết hay suy dinh dưỡng.

Theo hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên thì các cuộc họp cấp cơ sở của đảng Lao Động từ dân phố đến đơn vị trong quân đội đều « nhất trí » bầu Kim Jong Un làm một trong những đại biểu tham dự đại hội đảng ngày 11/04 tới đây.

Theo giới phân tích thì đây là tín hiệu báo trước đại hội bất thường của đảng cầm quyền sẽ diễn ra vào ngày này và Kim Jong Un, hiện mang danh hiệu « người kế tục vĩ đại » sẽ được « bầu » vào chức Tổng bí thư.

Chế độ Bắc Triều Tiên dự trù tổ chức trọng thể sinh nhật 100 năm của người sáng lập chế độ là Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong Un, vào ngày 15/ 04/2012.

Cũng trong dịp này, chính quyền Bình Nhưỡng cũng sẽ phô trương thành tựu khoa học không gian bằng cách phóng vệ tinh bằng tên lửa đạn đạo.

Quyết định này đã gây phản ứng chống đối trên thế giới và Hoa Kỳ đã ngưng chiến dịch viện trợ 240 ngàn tấn lương thực cứu đói, nhưng Bình Nhưỡng bất chấp.

Trong khi đó, nạn đói đã gây tác hại lâu dài cho thể chất của dân chúng, làm giảm chiều cao của thanh niên, tác hại đến việc tuyển quân.

Tiêu chuẩn chiều cao tối thiểu của binh lính từ 1,45 m giảm xuống còn 1,42, tức bằng một thiếu niên phát triển bình thường ở các nước châu Á khác.
 
Elliott Advisers từ bỏ vụ kiện Vinashin
Quỹ đầu tư Elliott Advisers LP đã từ bỏ vụ kiện Tập đoàn Vinashin, báo The Wall Street Journal dẫn một nguồn thạo tin cho hay ngày 2.4. Hồi tháng 2 năm ngoái, Elliott đâm đơn kiện Vinashin tại Tòa tối cao Anh để đòi một phần khoản nợ trị giá 600 triệu USD.

Trước đó, quỹ này mua lại khoản nợ trên từ Bank of America. Vinashin nhận khoản vay từ Bank of America năm 2007 nhưng cuối cùng không trả được nợ đáo hạn lần đầu vào tháng 12.2010. Ban đầu, Vinashin đề nghị trả lại 35 cent trên mỗi 1 USD tiền nợ nhưng Elliott không chấp nhận. Chưa rõ lý do tại sao quỹ đầu tư này lại quyết định từ bỏ vụ kiện. Elliott chuyên mua lại các khoản nợ của các nước đang phát triển từ các nhà đầu tư khác rồi kiện chính phủ các nước để đòi nợ. Quỹ này từng thắng kiện chính phủ Peru vào năm 2000 và CH Congo năm 2008.
 
Hai sàn có diễn biến lình xình ở đầu phiên với cung cầu khá rời rạc, tuy nhiên về cuối phiên lực cầu gia tăng mạnh đã khiến 2 sàn gia tốc mạnh mẽ với số mã tăng giá chiếm áp đảo số mã giảm giá.

Dòng cổ phiếu chứng khoán bị bán rất mạnh đầu phiên, thậm chí có rất nhiều mã giảm sàn. Tuy nhiên về sau tăng trần mạnh mẽ nhờ ảnh hưởng của xu hướng chung. Ngoài ra nhóm ngân hàng sau một số phiên điều chỉnh cũng đã bật tăng trở lại, đặc biệt là HBB và MBB.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 03/04/2012 thị trường tăng mạnh ở cuối phiên, tuy nhiên thanh khoản lại giảm so với những phiên giao dịch trước đó. Điều này cho thấy có khả năng thị trường sẽ sideway theo chiều hướng đi lên trong những phiên tới (vừa đi lên vừa tích lũy).
 
Theo các số liệu được công bố hôm qua, 02/04/2012, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng euro, trong tháng Hai vừa qua, đã lên tới mức kỷ lục, đặc biệt là tại các nước phía nam châu Âu do các cắt giảm ngân sách. Điều này cho thấy là cuộc khủng hoảng tài chính tuy có lắng dịu, nhưng cuộc khủng hoảng xã hội vẫn tiếp tục gay gắt hơn.


Cơ quan thống kê châu Âu – Eurostat cho biết, trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm 1997, thời điểm trước khi thành lập khu vực đồng euro và như vậy, trong 10 tháng liên tiếp vừa qua, thất nghiệp luôn ở mức 10% hoặc cao hơn.

Trong ngắn hạn, tình hình này khó có thể được cải thiện. Các chỉ số tổng hợp sản xuất chế biến – PMI (Purchasing Managers Index) do Viện Markit công bố, cho thấy, hoạt động của lĩnh vực công nghiệp bị co thắt rõ rệt trong tháng Ba này vì số lượng đơn đặt hàng giảm và giá dầu lửa lại tăng cao. Hậu quả là số người lao động tiếp tục giảm trong tháng Ba.

Chuyên gia Howard Archer, thuộc viện nghiên cứu HIS Global Insight cảnh báo: « Với việc co thắt các hoạt động trong quý một và nguy cơ suy giảm còn rõ nét hơn trong quý hai, tỷ lệ thất nghiệp trong khối euro có nhiều khả năng vượt quá 11% trong năm nay ».

Theo tính toán của Eurostat, trong tháng Hai, tại 17 nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu, đã có 17,13 triệu người thất nghiệp, cao hơn tháng Giêng 162 000 người và so với một năm trước, thì số người mất việc làm tăng thêm 1,47 triệu.

Tuy nhiên, bức tranh thất nghiệp trong khối euro khá tương phản: Tại Đức, nền kinh tế số một châu Âu, thị trường lao động đang trong quá trình phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 5,7% trong tháng Hai. Trong khi đó, Tây Ban Nha tiếp tục có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất: 23,6%, theo sau là Hy Lạp (21%), Bồ Đào Nha (15%), Ailen (14,7%). Kinh tế Ý cũng có tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, 9,3% trong tháng Hai.

Theo chuyên gia Jennifer McKeown thuộc tổ chức tư vấn, phân tích Capital Economics, « sự gia tăng thất nghiệp tại các nước phía nam châu Âu phần lớn là do các yếu tố cơ cấu nhưng nó cũng phản ánh các hậu quả nghiêm trọng của các biện pháp khắc khổ » được áp đặt để giảm các thâm hụt, do khủng hoảng nợ công.

Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lao động trẻ, dưới 25 tuổi: tính trung bình trong toàn khối euro, khoảng 20%. Riêng tại Tây Ban Nha, Hy Lạp, tỷ lệ này lên đến 50%. Trên phạm vi 27 thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp cũng lên tới mức kỷ lục, 10,2%. Còn tại Mỹ là 8,3% và ở Nhật Bản 4,7%.
 
Nan Đề Kinh Tế



Kinh tế tăng trưởng vẫn không đều trên thế giới, và trong khi có nơi tăng lên, có nơi chậm lại, và mỗi biến động suy giảm đều mang theo những đau thương cho đời sống của các gia đình công nhân.

Thông tấn Dow Jones hôm Thứ Hai cho biết công ty hóa chất Dow Chemical loan báo là sẽ đóng cửa 4 cơ xưởng, cắt giảm 900 việc làm, và sẽ tốn 350 triệu đôla để tái cấu trúc nhằm đối phó tình hình suy yếu tại thị trường xây dựng ở Châu Âu, và để rút lui khỏi kinh doanh đang thua lỗ ở Brazil.

Quyết định này nhằm tiết kiệm 250 triệu đôla mỗi năm, và tập trung vào các cơ xưởng saả xuất loại Styrofoam.

Dow Chemical sẽ đóng các cơ xưởng sản xuất vật liệu dùng trong ngành xây cất này ở Bồ Đào Nha, Hungary và ở tiểu bang Hoa Kỳ Illinois, trong khi sẽ cho tạm ngưng hoạt động cơ xưoỏng làm Styrofoam taạ Hòa Lan.

Công ty Dow Chemical là xưởng sản xuất hóa chất lớn thứ nhì thế giới, hiện có bản doanh ở Midland, Mich., nói là cũng sẽ đóng cưả xưởng sản xuất chất toluene diisocyanate (TDI) tại thành phố Camacari, Brazil. Chất TDI dùng làm vật liệu tươi cho foam, sơn và chất làm bóng mặt sơn.

Không chỉ thị trường Châu Âu làm hại các công ty Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc cũng thê thảm.

Báo The Globe and Mail trong bài viết có nhan đề nghe lạnh gáy, “Why Chinas sewing machines could go silent” (Tại sao các máy may dệt Trung Quốc có thể ngưng chạy?) mô tả về tình hình báo nguy ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Xuất cảng suy giảm, chi phí sản xuất kể cả nguyên vật liệu đang tăng, tiền lương tăng, chi phí cho kỹ thuật làm sạch (phù hợp môi trường) đang tăng... tình hình này có thể buộc kỹ nghệ may dệt TQ phải dọn xưởng ra hải ngoại.

Wang Jun, Tổng thư ký Hội May Dệt Quốc Gia Trung Quốc, nói ở Bắc Kinh tuần qua, “Các công ty may dệt TQ chắc chắn là lo ngại về những gì phải làm để đoôi phó với chi phí đang tăng... Tôi nghĩ trong tương lai, có vẻ là các cơ xưởng TQ sẽ phải dọng xưởng sang nước khác.”

Sức tăng tổng sản lượng quốc dân GDP của Trung Quốc dự toán sẽ chậm laị năm nay, để chỉ cò 8%, giảm từ trung bình 10% mỗi năm trong hầu hết các năm trong thập niên qua.

Việt Nam cũng quan ngại: các doanh nghiệp rủ nhau đóng cửa. Tuy rằng nhà nước trấn an, nhưng thực tế của suy giảm sức tăng trưởng không phải là điều làm hài lòng.

Thông tấn VnExpress hôm Thứ Hai nêu rõ hiện tượng ngay trên nhan đề “Gần 12.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong quý I.”

Bản tin này viết: “Con số này tăng khoảng 6% so với 2011 nhưng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Vũ Đức Đam, việc giải thể này sẽ không tác động lớn tới thất nghiệp do trong số đóng cửa có rất nhiều doanh nghiệp 'ảo'.”

Điều ghi nhận rằng sức tăng trưởng kinh tế trong quý vừa qua chỉ bằng phân nửa sức tăng kinh tế trung bình thường niên các năm qua của VN.

Bản tin cũng ghi lời ông Vũ Đức Đam “cho biết riêng trong quý I/2012, đã có hơn 2.200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể trong cả nước. Cùng với đó là hơn 9.700 đơn vị đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn và dừng nộp thuế. Con số này tuy vẫn thấp hơn so với con số thành lập mới (15.300 doanh nghiệp) nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (4%) cho thấy nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn khó khăn, mặc dù các yếu tố vĩ mô đã có dấu hiệu ổn định, khởi sắc.”

Thực tế không ai có thể phủ nhận: khi sức tăng trưởng kinh tế chỉ còn 4%, có nghĩa là VN không thể nào tạo ra kịp việc làm cho thế hệ trẻ mỗi năm tới tuổi lao động.

Và con số sức tăng trưởng kinh tế chỉ còn bằng có phân nửa của các năm trước cũng cho thấy mô hình kinh tế dựa vào doanh nghiệp quốc doanh chủ đaọ là không thích nghi, khi tiền liên tục bị sử dụng sai trái, phung phí và tham nhũng.

Thế giới đang quan ngại về kinh tế một phần, Việt Nam phải quan ngại thêm gấp nhiều phần, đặc biệt là hướng đi cần để thay đổi.
 
Than Vàng Danh có cổ tức 18 % nhưng thị trường vẫn không muốn có nó lâu dài ? chính sách nào tác động đến suy nghĩ của thị trường? ta hãy gõ vào google từ Margaret-Thatcher để xem nào ...

http://vi.wikipedia.org/wiki/Margaret_Thatcher

Xin thưa chính sách đóng cửa hầm mỏ than của cựu thủ tướng Margaret Thatcher thập niên 1980 bị phản ứng dữ dội nhưng sau đó cho thấy đó là chính sách đúng.

- Thứ nhất giữ môi trường sạch cho nước Anh
- Thứ hai buộc công nghiệp Anh phải chuyển hướng .
- Thứ ba buộc chính phủ phải trợ giúp và tìm nguồn năng lượng , đầu tư , kinh doanh mới cho nền kinh tế quá ỷ lại vào nhà nước.

và bà đã thành công .

Chưa có nữ thủ tướng nào còn sống mà được dựng tượng như bà.

VN chúng ta sắp có chính sách như bà . Không ai không thấy cứ đào và bán nguyên liệu bị ép giá cho " nước to" kia thì lợi hơn hại . Mà rõ ràng , hại hơn lợi.

Nói thoáng qua, nhà đầu tư không ghét bỏ gì than,và cổ phiếu than . Tuy nhiên, bảo họ nắm giữ lâu dài cổ phiếu nghành than thì họ đang nói " No ".

Kiểm chứng nhé. Bình tĩnh .
 
Cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
Theo Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có 7 hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng.

* Muốn kinh doanh vàng miếng phải có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng

* Nhà nước chính thức độc quyền sản xuất vàng miếng

* ACB, DongABank, Techcombank, EIB, STB, SJC báo cáo mạng lưới mua bán vàng miếng

Bao gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
 
BBS chỉ cần đập các mã trụ và một vài cp mang tính dẫn dắt là TT tèo mạnh thôi. Vì thế tôi nói chỉ số CK VN BBs vẽ chart rất dễ. Hôm nay KLKL chán quá, nhưng nhìn chung lực xả không mạnh.
VNI một lần nữa lại test 440 và ngày mai là câu trả lời xem có thủng thật sự hay không. Mai cuối phiên TT lại xanh vì hôm nay BBs đã đạt được mục đích rồi.
 
Việc SHN đột ngột nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư liệu có phải do Công ty sắp có tin tốt trong việc đòi khoản nợ hơn 300 tỷ đồng hay là do tâm lý ưa thích mạo hiểm của nhà đầu tư khi đua nhau mua vào những cổ phiếu mà doanh nghiệp đang có khó khăn, thập chí sắp phá sản hoặc hủy niêm yết.

Được biết, SHN đang có khoản nợ khó đòi lên tới hơn 300 tỷ đồng với Công ty Beta Bộ Quốc phòng. Chính khoản nợ này khiến SHN đang đứng trên bờ vực phá sản theo như lời ông Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết. Và chính vị chủ tịch này cũng đã âm thầm tháo chạy khỏi cổ phiếu SHN để rồi bị UBCK phạt 40 triệu đồng.

Trong phiên sáng nay, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1,12 triệu cổ phiếu, đồng thời bán ra hơn 0,27 triệu cổ phiếu trên sàn HNX. Trong đó, PVS tiếp tục được khối ngoại quan tâm nhất với lượng mua vào gần 0,55 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, sáng nay NĐT nước ngoài cũng nhảy vào cuộc đua mua SHN với lượng mua hơn 0,3 triệu cổ phiếu.
 
Back
Top