Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Tây lông mua thỏa thuận 308 tỷ HAG

Tây lông mua thỏa thuận 308 tỷ HAG

Giá thỏa thuận 28k
Thèng Fitch đánh xuống.
Thèng khác thì múc.
Không hiểu nổi bọn tây lông nó định làm gì với HAG.
 
Quỹ quản lý 2.000 tỷ USD sẽ đầu tư vào Việt Nam

14-03-2012 20:55:11






Ông Marc Holzman, Phó chủ tịch của Barclays Capital cho biết, Quỹ của ông đang rất quan tâm, và sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Barclays Capital Marc Holzman, đồng thời là Chủ tịch Quỹ Meridian đã dẫn đầu đoàn đang có chuyến làm việc tại Việt Nam trong 3 ngày. Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó chủ tịch Quỹ này tỏ rõ ý muôn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang có nhiều dấu hiệu khả quan như hiện nay.

Với nhiều tín hiệu tích cực, báo hiệu nền kinh tế chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Lạm phát 2 tháng đầu năm chỉ có 2,36%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm qua, xuất khẩu Việt Nam gia tăng tốt dẫn đến nhập siêu giảm mạnh. Tỷ giá USD khá ổn định, thậm chí còn sụt giá so với VNĐ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ra tín hiệu giảm lãi suất gắn với việc bơm tiền ra nền kinh tế … Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Qua trao đổi, ông Marc Holzman đã ca ngợi những thành quả mà Việt Nam đã đạt được và nỗ lực vượt qua khó khăn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái toàn cầu.

Ông cho biết, Việt Nam sẽ là điểm đến quan trọng của nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù đây là lần đầu tiên sang Việt Nam nhưng ông đã cảm nhận được khí thế hừng hực vươn lên của một nền kinh tế năng động nằm trong tổng thể đang phát triển mạnh và thu hút của ASEAN.

Theo Phó Chủ tịch Barclays thì các mối quan tâm của ông và Quỹ của ông là nhằm vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, khoáng sản và viễn thông ở Việt Nam.
 
Vào phiên giao dịch ngày 14/3, khả năng nhiều hơn là hai sàn đã lập đáy ngắn hạn và đang chuẩn bị một sóng tăng trưởng mới. Còn trong trường hợp kém lạc quan hơn, chỉ số HNX cũng khó rớt sâu dưới mốc 65 điểm. Ứng với trường hợp này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt dao rơi vẫn không bị thâm vốn quá nặng.

Khách quan cũng đang ủng hộ đà đi lên của TTCK Việt Nam. Trong mấy tháng qua, Dow Jones và Nasdaq đã thay nhau làm mưa làm gió trên TTCK Mỹ. Ánh sáng phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang lộ rõ, cùng với vấn đề Hy Lạp “không thể nào chết” đã củng cố hưng phấn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Có lẽ vì nguyên do cơ bản ấy, giá vàng thế giới trong suốt mấy tháng qua đã chỉ còn biết lặng lẽ nhìn vào cái bóng của nó. Vàng thế giới không thể tăng được, còn giá vàng trong nước cũng “diễn kịch câm”, khiến cho các nhà đầu tư vàng không thể cầm lòng một khi nhìn thấy cơ hội lớn hơn hẳn từ TTCK.

Một con sóng mới đang sắp hình thành. Nếu tương ứng với những giai đoạn từng có của lịch sử, thường thì sau con sóng thứ nhất, con sóng thứ hai tỏ ra còn mạnh hơn. Nói cách khác, có thể gọi đó là một cơn bão lớn *****g lộn trên mặt đại dương mênh mông.

Tất cả những gì chưa tăng trong con sóng thứ nhất sẽ được trọn vẹn thân phận của chúng trong sóng thứ hai. Người ta sẽ được chứng kiến những con sóng của các cổ phiếu vừa và nhỏ, dù vận động một cách tự nhiên hay được làm giá, sẽ có tỷ lệ tăng trưởng đến gấp đôi, thậm chí gấp hơn hai lần, so với mức tăng khoảng 70% của thị trường so với đáy hồi tháng 1/2012.

Thanh khoản cũng vì thế sẽ hứa hẹn lập những kỷ lục mới. Đến bây giờ, con số ngàn tỷ đồng, vốn quá khó để nhận ra vào năm ngoái, đang trở nên lạc hậu trong con mắt nhà đầu tư. Trong thực tế, thị trường đã xác lập những phiên giao dịch có giá trị đến gần 3,000 tỷ đồng trên hai sàn, vượt trên hẳn mức bình quân hồi năm 2009. Với giá trị như vậy, thật khó để cho rằng thị trường này chưa thể thoát khỏi xu thế suy giảm dài hạn.

Mà ngược lại, tất cả đã được tạo thành trong mối hoài nghi dày đặc và đang phát triển nhờ vào tinh thần lạc quan của các nhà đầu tư - điều mà Sir John Templeton đã định nghĩa.
 
Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết lúc 3 giờ chiều ngày 9 tháng 3 vừa qua, hai tàu hải giám Trung Quốc áp sát kho nổi chứa xuất dầu thô FPSO Lewek Emas của Việt Nam đang neo đậu tại vị trí giàn khoan mỏ Chim Sáo, ở lô 12W, thềm lục địa Việt Nam.


Một tàu tiến gần đến mức có thể thấy rõ số đăng ký 75 và dòng chữ Chinese Marine Surveillance (Tàu Hải giám Trung Quốc) ở mạn tàu (xem ảnh bên dưới). Tàu Trung Quốc không trả lời dù phía Việt Nam cố gắng bắt liên lạc trên các kênh VHF 16, 14, 12, 72. Phải đến khi Việt Nam đưa tàu Sapa (tên một chiếc tàu kéo dịch vụ dầu khí) tiến về hướng tàu hải giám Trung Quốc, thì chúng mới bỏ đi, lúc 3g40.
Điều đáng chú ý là cho đến nay toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.

http://lh5.ggpht.com/-68fyVd-fjsE/T...1KvE2j0s/s1600-h/clip_image004%255B4%255D.jpg
 
Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng khoảng 105.7 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 1671.33 tỷ đồng.

Tương tự chỉ số HNX INDEX tăng 2.91 điểm (4.2%) lên 72.19 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 125.88 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 1486 tỷ đồng.

Thị trường có diễn biến lình xình đầu phiên với thanh khoản thấp, tuy nhiên từ cuối buổi giao dịch sáng đến cuối phiên lực cầu xuất hiện mạnh khiến cả 2 sàn gia tốc rất mạnh, đặc biệt HNX tăng hơn 4%.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dậy sóng, dòng cổ phiếu đầu cơ như chứng khoán bất động sản tăng trần hàng loạt ở cuối phiên. Có khả năng thị trường phản ứng tích cực đối với tin CPI sắp ra trong tuần sau.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 15/03/2012 có diễn biến tăng mạnh vào cuối phiên kèm thanh khoản gia tăng ở cả 2 sàn. Theo các báo cáo trước chúng tôi có đề cập đến việc quyết định xu hướng sắp tới bằng 1 phiên tăng hoặc giảm giá mạnh, vì thế xu hướng ngắn hạn sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay được nâng lên bậc tăng
 
Sáng sớm 16/3 : tin rất cần đọc trước khi đặt lệnh : 500 triệu USD vừa vào TTCKVN - HSBC nhận định . Nhà đầu tư đang bước lên bãi mìn hay bãi vàng sáng hôm nay? . 10 mã cp nào cần "nhả"?

Hi mọi người

Phải nói sáng sớm hôm nay là sáng và 1 giờ chiều của những phiên giao dịch quyết liệt.
Đầu tiên là nhận định 10 mã cổ phiếu đã tăng vọt trong đợt " tổng tấn công đợt II " mà báo đầu tư khuyên chúng ta nên đổi chúng thành tiền như sau :
1- SC5 - 2 KSA - 3 - PTC - 4- BGM - 5- VNE - 6- ITA - 7- NVT - 8- ARG - 9- STT - 10 - HUI .
10 cp này sẽ có sự dịch chuyển của dòng tiền qua mã khác . Mã nào thì chưa biết nhưng những mã vẫn còn lẩn quẩn dưới 10 -11 - 12 ví dụ như BCE hay CVT rất có khả năng sẽ làm cuộc thay chân mau chóng.

Nếu tinh mắt khi nhìn dòng thời sự thị trường hôm qua, khi 99,9% các công ty CK nhận định là sẽ có điều chỉnh mạnh thì bỗng nhiên dòng tiền mua vào của nước ngoài đột biến vào buổi chiều .
Thị trường tại miền Nam ghi nhận các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao theo mua vào phiên chiều hôm qua là nhiều nhất nước .
Như vậy sự trái chiều tin tung ra đang có tác dụng gì ? cần suy nghĩ ..

Sáng hôm nay , tin tức báo chí có những đánh dấu quan trọng như sau trước khi ta gõ lệnh mua hay bán:

** Vàng bỗng giảm 300.000 / lượng , vì sao?
**HSBC lạc quan về kinh tế VN và cam kết sau 500 triệu USD chảy vào TTCKVN từ sau Tết thì sẽ còn tiếp tục các quỹ nước ngoài như sau vào theo tiếp .
*** Qũy Trinity - investement partners .
*** SHB được BNY Mellon sáng nay nâng cấp uy tín bậc 1 . Có cái gì sau thương vụ mua HBB?

**** Làn sóng đầu tư hiện nay là làn sóng của các tay chơi nhỏ hay của các DN muốn sát nhập các DN con?

******* Có thực sự là phiên hôm qua chỉ xác tín cho xu hướng " tăng ngắn hạn " . Ngắn hay dài thì quý vị nhìn con BVH lên khinh khủng và sức vươn lên đỡ trụ của nó thực sự đáng khâm phục .

Nói tóm lại , các DN sắp phá sản thì tung tin tù mù . Các ông Công ty CK muốn mua cp rẻ cũng tung tin tù mù . Nhưng nhất quyết chúng ta không tù mù mà chúng ta phải có cách nhìn những cái hàm tham ăn của các DN lớn muốn nuốt các DN yếu , cứ nhìn họ muốn gì thì chúng ta sẽ hiểu .

Vàng sẽ giảm thêm ít nhất 10 % nữa và thông tin các các tay chơi trên VC là chỉ nên giải ngân cỡ 30% - 40 % tiền đang xác định lại trí thông minh và kinh nghiệm lão làng của quý vị được thử sức với các quỹ đầu tư lớn như thế nào ?
Nếu từ đây cho đến tháng 5 mà quý vị lãi 50% , quý vị đã thắng các quỹ lớn đấy.

Bình tâm và chúc may mắn .
 
Pvx

PVX: Cổ phiếu hút dòng tiền đầu cơ, nhưng có gì "hay"?

Tỷ lệ dự phòng trên tổng giá trị đầu tư chỉ ở mức 0.93 %. Đây là con số rất thấp, đặc biệt trong bối cảnh TTCK và bất động sản sụt giảm mạnh trong năm 2011.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011
Doanh thu tăng trưởng mạnh, nhưng không hoành thành kế hoạch lợi nhuận năm 2011. Theo báo cáo tài chính hợp nhất (chưa kiểm toán) năm 2011, doanh thu thuần của TCT Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (HNX: PVX) đạt 9,485 tỷ đồng, tăng mạnh 30.5% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 303 tỷ đồng, giảm 48.3% so với năm 2011
Doanh thu cả năm của PVX chỉ hoàn thành 86.2% và lợi nhuận sau thuế cũng chỉ thực hiện được 66% so với kế hoạch đã điều chỉnh đề ra cho năm 2011.
Chi phí lãi vay tăng mạnh trong khi lợi nhuận khác và lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết sụt giảm là những nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận sau thuế của PVX thụt lùi, mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng mạnh.
Chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay năm 2011 là 277 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 2.43 lần so với năm 2010.
Trong khi đó, việc thoái vốn không như kế hoạch đề ra nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 chỉ đạt 32 tỷ đồng, sụt giảm mạnh và chỉ bằng 14% năm 2010.


MUA PVX để làm gì trời ?????
 
Các luồng vốn từ châu Âu đang đổ vào Việt Nam
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, đêm 14/3, các nhà đầu tư đang nhanh chóng thu hồi vốn tư bản của họ từ Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha và các nước Liên minh châu Âu (EU) khác. Vậy những khoản tiền đầu tư từ châu Âu sẽ được gửi tới đâu? "Nhân vật" mới cho các kịch bản đầu tư trong năm Nhâm Thìn chính là Việt Nam.

Giới chuyên gia nhận định một yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của các nhà đầu tư dành cho Việt Nam là sự ổn định về chính trị và xã hội của đất nước. Nếu thời đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ nghèo khổ chiếm 58% dân số đất nước, thì đến năm 2010 chỉ còn 9,5%. Về mức sống, năm ngoái Việt Nam xếp thứ 61 trong bảng xếp hạng uy tín do Viện nghiên cứu độc lập Legatum Institute lập ra, tức là trong 1 năm đã vượt 16 bậc.

Các chuyên gia tài chính quốc tế cũng lưu ý đến sự bứt phá mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua. Theo đánh giá của Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam trong tương lai có thể chiếm ngôi vị thứ 3 ở khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Nếu xét về tiêu chí phát triển năng động, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới. Mới cách đây chưa xa, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam trung bình là 8%, còn hiện nay dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng trưởng vẫn duy trì con số 6,8%. Tốc độ tăng trưởng cao là nhờ tiến triển của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Trong khi đó, trang mạng Seekingalpha cũng nhận định với dân số 90 triệu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trên thế giới. Và với một dân số tương đối trẻ, hơn 50% dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam có thể được lợi từ cơ cấu nhân khẩu học này.

Các chuyên gia cho rằng, lực lượng lao động giá rẻ và dồi dào của Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho chi phí ngày một gia tăng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, lực lượng lao động ở Việt Nam được đánh giá là mang tính sáng tạo cao.

Tại Việt Nam hiện đang có 135 khu công nghiệp và khu chế xuất với khối lượng lớn các ưu đãi thuế, thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu và châu Á. Người Thái Lan cho rằng đến năm 2015, VN có thể trở thành một trung tâm khu vực của ASEAN về thương mại và đầu tư, và do đó họ đang nhanh chóng xúc tiến khai trương các chi nhánh công ty của mình.

Những ngành nghề dành cho đầu tư tại Việt Nam rất nhiều. Đất nước sở hữu trữ lượng phong phú về dầu mỏ và khí đốt, than đá và kim loại. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến du lịch được ưa chuộng nhất. Theo đánh giá của các chuyên gia, lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ vượt hơn 12 tỷ USD. Các chuyên viên nhất trí công nhận một thực tế là những khu nghỉ dưỡng ven biển của Việt Nam đang từng bước vươn lên giành lấy "vòng nguyệt quế" du lịch vốn xưa nay thuộc về Thái Lan.

Còn một lĩnh vực lợi nhuận khác dành cho đầu tư là bất động sản. Năm 2011, Hiệp hội Mỹ của các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài đã xếp Việt Nam vào vị trí đầu tiên trong danh sách những quốc gia tốt nhất để đầu tư. Những yếu tố thuận lợi rõ rệt ở đây là chưa có cạnh tranh gay gắt, điều kiện khí hậu cho phép giảm thiểu chi phí xây dựng và mức giá thấp hơn nhiều so với nhiều nước khác trong khu vực./.
 
Nữ đại gia thứ hai

Nữ đại gia thứ hai ở Hà Tĩnh cũng cưới vợ cho con với cái giá 50 tỉ đồng.

Cô dâu chú rể và bố mẹ đôi bên - Bà Liễu đứng cạnh cô dâu.

Chơi sang không kém nữ đại gia Diệu Hiền là bà Nguyễn Thị Liễu, được địa phương gọi với cái tên “Liễu Mạnh”. Bà này cũng làm đám cưới cho con trai. Đám cưới “sang” có một không hai từ trước tới nay tại Hà Tĩnh, thậm chí là cả miền Trung.

Chiều tối 29/2, một đám cưới mà người dân gọi là “siêu khủng” đã diễn ra tại phố núi Hương Sơn, Hà Tĩnh, một vùng quê nghèo. Cô dâu là Lê Thu Loan, sinh năm 1992, con của một đại gia ở Hà Nội và chú rể là Nguyễn Huy Hoàng, con bà Liễu, sinh năm 1987, một thiếu gia, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Hàng ngàn người dân sống ở khu vực ngã tư Quốc lộ 8A (thị trấn Phố Châu) lên đến thị trấn Tây Sơn đổ xô ra xem dàn siêu xe rước dâu trị giá cả triệu đô, như Audi A5 Sportback, Lexus, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW…

Xe đám cưới đậu kín đường phố núi Hà Tĩnh.

Khi đoàn xe rước dâu về đến Hương Sơn đã làm người dân phố núi choáng váng. Theo nhiều thông tin, đám cưới này tiêu tốn của gia chủ không dưới 50 tỷ đồng. Rất nhiều đại gia, ca sĩ có tên tuổi như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê… đã được mời tới hát. Quốc lộ 8A nhiều đoạn bị tắc nghẽn do đoàn xe hộ tống cô dâu chú rể quá đông và thu hút sự chú ý của nhiều người đi đường.

Nhiều người dân phố núi Hương Sơn cho biết, gia đình chú rể đã chuẩn bị cho đám cưới từ giữa năm ngoái, thuê nguyên một công ty chuyên tổ chức những sự kiện có tiếng cùng với toàn bộ loa máy, rạp, âm thanh ánh sáng và nhân viên phục vụ từ Hà Nội đến Hà Tĩnh phục vụ đêm đám cưới.

Thuê ca sĩ từ Mỹ giá gấp 5 lần.

Siêu xe trị giá gần 12 tỷ đồng này là quà tặng của gia đình cho thiếu gia phố núi Nguyễn Huy Hoàng ngay sau đám cưới.

Nói về đám cưới “siêu khủng” này ở Hà Tĩnh, Quang Lê đang cho biết anh đang ở Mỹ, lúc đầu anh không tin có gia đình nào mời hát tại đám cưới với giá cát-xê lớn tới vậy. Quang Lê được mời tham dự lễ cưới tại Hà Tĩnh thông qua quản lý của ca sỹ Phi Nhung. Anh quản lý của Phi Nhung có gọi điện thoại qua Mỹ nói rằng mời Quang Lê đi hát ở một đám cưới với giá cát-xê rất cao. Điều kiện đưa ra là nếu Quang Lê đồng ý về hát đám cưới, gia đình chủ nhân sẽ trả cát-xê cao gấp 3, 4 lần cát-xê mỗi lần đi hát tại Việt Nam, và gấp 5 lần hát bên Mỹ. Lúc đầu, Quang Lê nghĩ chắc là chuyện đùa, không có chuyện đó đâu. Thế nhưng, chỉ sau 2 ngày, người ta chuyển vào tài khoản của Quang Lê một số tiền rất lớn. Từ đó, Quang Lê mới nghĩ rằng đây không phải chuyện đùa và nhận lời. Còn Đàm Vĩnh Hưng nhận 20.000 USD, chưa nói tới những ca sĩ khác như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, MC Lê Anh. Theo người thân của chú rể, tiền chi cho ca sĩ khoảng 60.000 USD (1,2 tỉ đồng VN), tiền chi cho rượu ngoại hơn 2 tỉ đồng…
Người dân nghèo Hà Tĩnh choáng mắt, choáng tai và hầu hết đều nghĩ rằng nếu nữ đại gia này để tiền giúp cho dân nghèo thì số tiền đó xây được 50 bệnh xá cho các xă “vùng sâu vùng xa” hoặc cả ngàn căn nhà cho người nghèo và nuôi sống được cả phố núi trong một khoảng thời gian dài nếu đói kém và lũ lụt ập đến.
Một bạn đọc ở nơi khác, bạn Thiện Ngọc “bực mình” đã viết: “Mai mốt mà có kêu tui ủng hộ dân Hà Tĩnh thì không bao giờ nhé. Bà Liễu giàu vậy thì dư sức giúp quê hương của bả”.
Bạn đọc đã hình dung ra cách chơi ngông của những người được gọi là “đại gia” ở VN trong khung cảnh người dân còn chạy ăn từng bữa, lo gạo từng ngày. Cái khoảng cách giàu nghèo ở VN ngày càng xa.
 
lý do úp sọt chiều qua

1- Nguyên nhân chính là gây hiệu ứng hoản loạn làm cho các NDT non tay nghề bán ra hết hàng bằng mọi giá khi MMs đã hứng sẵn giá sàn chờ khớp các cp tốt.

2- Nhiều cp bluechip đã tăng khá cao & cp có vốn hóa lớn khó tăng tiếp sau này là bàn đạp mạnh bán ra để cơ cấu lại các cp tốt giá còn thấp dưới mệnh giá, BV cao.

Tóm lại 1 cú upsot hôm qua nhằm 2 mục đích vừa gom được cp tốt giá rẻ vừa bán được nhiều cp tăng ít tương lai.
 
Chính xác đó là kỹ thuật trade của các Quỹ để làm đẹp báo cáo. Còn ngoài ra mọi việc vẫn diễn biến rất tốt.
 
Chứng khoán “rối” với dòng tiền “lạ”





Các nhận định, phân tích, khuyến cáo khách hàng do những công ty chứng khoán phát hành gần đây trở nên "rối như canh hẹ”.
Những biến động quá khó đoán của thị trường khiến rất nhiều phân tích trở nên lạc điệu chỉ trong một ngày và chính các phân tích từ những tổ chức như vậy cũng "đá” nhau chóng mặt.
Phân tích biến động thị trường trong phiên giao dịch ngày 14-3, Công ty chứng khoán F cho rằng: "khá nhiều các thông tin mang tính bất thường đã được công bố nhưng cũng nhanh chóng bị phủ định ngay sau đó. Điều này đã tạo tác động khá tiêu cực do nhà đầu tư trở nên hoang mang với những nguồn thông tin nhận được, kể cả những thông tin tốt mang tính hỗ trợ. Theo đó, chúng tôi cho rằng tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ chưa thể sớm tìm được điểm tựa cần thiết trong ngắn hạn”.
Nhận định này có cơ sở khi ngày 14-3, áp lực bán mạnh đã khiến cổ phiếu giảm giá hàng loạt và chỉ có một vài mã vốn hóa lớn nâng đỡ chỉ số. Thực chất đây là một phiên giao dịch sụt giảm về giá chứ không phải tăng giá. Do đó khuyến cáo khách hàng của Công ty chứng khoán F là "nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì trạng thái thận trọng, quan sát thị trường và có thể chủ động hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nếu thanh khoản thị trường tiếp tục suy giảm”.
Tuy nhiên, ngay phiên kế tiếp, dòng tiền vào cực mạnh lại đẩy giá tăng trên hầu hết các cổ phiếu. Công ty chứng khoán F ngay lập tức có lời khuyên "nhà đầu tư với mức chịu rủi ro cao vẫn có thể cân nhắc tiến hành giải ngân nếu VN-Index duy trì đà tăng điểm với mức thanh khoản được cải thiện trong phiên giao dịch tiếp theo”.
Những phân tích "đá” nhau như vậy không khó tìm trong những bản tin hàng ngày của các công ty chứng khoán. Việc nhận định trái chiều nhau giữa các tổ chức cũng là bình thường, nhưng sự mâu thuẫn chính giữa nhận định mỗi ngày của một tổ chức chứng tỏ không ít nhà phân tích đang bị "loạn chưởng” trước các dao động.
Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn than thở trên các diễn đàn rằng mấy công ty chứng khoán thật là "ba phải”. Thấy thị trường hôm nay tăng bất ngờ thì hô giải ngân. Hôm sau thấy giảm thì lại hô đứng ngoài. Hôm trước vừa bảo mua, hôm sau lại hô nên chốt lời, không hiểu nhà đầu tư nào làm theo khuyến cáo lấy đâu ra cổ phiếu mà chốt?
Việc thay đổi nhận định của các tổ chức cũng như mỗi cá nhân về thị trường hàng ngày là điều hết sức bình thường. Đơn giản vì nhận định được đưa ra trên cơ sở những sự kiện, thông tin đã biết. Không ai có thể tiên liệu trước những dao động của thị trường, nhất là khi dòng tiền vận động quá mạnh, vượt ngoài sức tưởng tượng.
Đây chính là điều đang diễn ra, mà cụ thể là trong khoảng từ đầu tháng 3 trở lại. Trong tuần từ 5 đến 9-3 vừa qua, tổng lượng chứng khoán đang kẹt trong tài khoản mua mới khoảng là 1,03 tỷ đơn vị, tương đương hơn 13.000 tỷ đồng giá trị. Thị trường đã tạo một đỉnh cao vào ngày 6-3 với khối lượng giao dịch kỷ lục. Sau đó thị trường liên tục đi xuống. Tất cả các công ty chứng khoán đều nhìn nhận về sóng tăng đã chấm dứt và thị trường cần điều chỉnh. Việc khuyến cáo thoát hàng là điều đúng đắn. Đơn giản vì theo logic, nếu khối lượng chứng khoán khổng lồ đó cắt lỗ sẽ nhấn chìm thị trường.
Tuy nhiên, nhà đầu tư lại có cớ để "mắng” các công ty chứng khoán khi đến đầu tuần này vẫn khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi, vì như vậy là bán đúng đáy. Đặc biệt những ai cắt lỗ lượng chứng khoán đã mua tại đỉnh 6-3 sẽ phải "ngậm đắng nuốt cay” vì đã hiện thực hóa khoản lỗ tới vài chục phần trăm, trong khi chỉ cần để thêm một hai phiên, mức lỗ có thể chỉ là dưới 10%.
"Thị trường luôn luôn đúng” là mệnh đề được giới đầu tư chứng khoán nằm lòng. Mọi phân tích chỉ là tương đối và dòng tiền vào và ra có thể thay đổi tất cả. Dự báo chính xác về dòng tiền là một trong những mơ ước của tất cả các thành phần trên thị trường. Tuy nhiên đây lại là điều bất khả thi. Đó cũng là vẻ đẹp của thị trường, sự bất ngờ luôn hấp dẫn với bất kỳ nhà đầu tư nào.
 
Đừng để nhìn thấy nụ cười rồi mới cười lại.
Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại.
Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn.
Đừng đợi đến khi có công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm.
Đừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút.
Đừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi.
Đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.

Đừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình.

Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.

Đừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.

Đừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ. Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.

Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.

Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.

Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.

Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.

Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.

Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó. Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.

Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.

Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.

Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.

Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.

Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.

Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.

Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...

Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận được thật nhiều. Gửi thông điệp này đến những người mà bạn yêu quý. Và đừng quên gửi lại cho tôi nếu tôi vẫn là 1 người bạn của bạn. Bạn nhận được tin nhắn này…. thì hãy cười đi nhé! Vì ít nhất đâu đó quanh đây… có một người nhớ bạn...
 
Sóng 1: thông tin hạ lãi suất 1%

Kết thúc sóng 1: phát hành tín phiếu hút tiền về, giải pháp trung hòa khi hạ 1% lãi suất

'Nếu phát hành tín phiếu, quy mô không thể dưới 40 ngàn tỷ'
So sánh với mức 20 ngàn tỷ của năm 2008, GDP thực tế bằng VND đã tăng gấp 2 lần nên quy mô phát hành tín phiếu của NHNN nếu có sẽ không thể dưới 40 ngàn tỷ đồng.
Bao nhiêu là phù hợp?

Tổng trị giá tín phiếu NHNN bắt buộc nếu phát hành đầu năm 2012 phải đủ lớn để đảm bảo hiệu quả giảm lượng cung tiền thực tế và phụ thuộc vào qui mô tín dụng và M2. So sánh với đầu năm 2008, qui mô tín dụng và M2 đầu năm 2012 lần lượt là 107,2%GDP và 113,8%GDP - cao hơn khoảng 10%GDP về tổng tín dụng song thấp hơn khoảng 4%GDP về M2.

Trong cùng thời gian sau 4 năm, GDP thực tế tính bằng VND của Việt Nam đã tăng khoảng 2 lần nên qui mô đợt phát hành tín phiếu NHNN đầu năm 2012 không thể dưới 40.000 tỷ VND. Đánh giá tác động của con số này tới mục tiêu tăng tổng tín dụng, tổng tiền gửi và M2 của Việt Nam năm 2012 sẽ là một trong những căn cứ để quyết định nên hay không nên phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc vào đầu năm 2012 này. Bên cạnh đó, sẽ rất có ý nghĩa nếu phân tích rõ tác động của mức lãi suất tín phiếu NHNN dưới 8% đến xu thế liên tục giảm lãi suất từ tháng 10/2008 đến tận cuối năm 2009.

Kịch bản phát hành tín phiếu NHNN đầu năm 2012 rất có thể lặp lại kịch bản đầu năm 2008. Theo Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008 về việc phát hành tín phiếu NHNN dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) thì Tín phiếu có kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,80%/năm dưới hình thức phát hành ghi sổ. Giá trị tín phiếu được phân bổ cho từng TCTD theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng VND của từng TCTD.

Ai sẽ mua tín phiếu của NHNN?

Năm 2008, có 41 TCTD thuộc đối tượng mua tín phiếu NHNN bắt buộc. Các TCTD hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn và các TCTD có số dư vốn huy động dưới 1.000 tỷ đồng tính đến ngày 31/1/2008 không thuộc đối tượng mua. Tín phiếu được phát hành vào ngày 17/3/2008 và được NHNN thanh toán khi đáo hạn vào ngày 16/3/2009, các TCTD không được sử dụng tín phiếu này trong các giao dịch tái cấp vốn với NHNN.

Theo đó, đối tượng bắt buộc mua tín phiếu NHNN đợt 2012 có thể là các NHTM thuộc nhóm 1 và 2 vốn đang chiếm khoảng 80% tổng tín dụng cũng như tổng tiền gửi và một số TCTD đang dư thừa thanh khoản. Sau khi Quyết định số 346/2008/QĐ-NHNN ban hành, hầu như tất cả các TCTD đều phản đối do mức lãi suất tín phiếu NHNN quá thấp và các NHTM đang trong cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động với việc trần lãi suất huy động thoả thuận 12%/năm không được tuân thủ nghiêm túc, tương tự như tình trạng trần lãi suất huy động bắt buộc vừa được điều chỉnh từ 14% xuống 13% từ ngày 13/3/2012 vừa qua.

8%/năm là phù hợp

Bên cạnh đó, thiệt hại của các TCTD buộc phải mua tín phiếu NHNN còn lớn hơn khi các lãi suất chủ chốt của NHNN đã tăng vọt từ ngày 19/3/2008, cụ thể, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6% lên 11% và lãi suất tái cấp vốn từ 7,5% lên 13%. Lãi suất tái chiết khấu còn lên đến đỉnh 13% và lãi suất tái cấp vốn cũng lên đỉnh 15% từ ngày 11/6/2008 trước khi quay về mức 6% và 8% vào đầu năm 2009 - tương đương mức lãi suất đầu năm 2008 do lạm phát bắt đầu giảm từ tháng 8/2008, thậm chí CPI còn giảm liên tục trong 3 tháng cuối năm 2008.

Với lãi suất tái chiết khấu 12% và lãi suất tái cấp vốn 14% sau khi đã giảm đồng loạt 1% từ 13/3/2012, lãi suất tín phiếu NHNN đợt 2012 nếu phát hành có thể là 8% với điều kiện kịch bản biến động lãi suất và lạm phát năm 2012 tương tự như năm 2008 và đầu năm 2009. Tuy nhiên, điều kiện này không hề đơn giản khi xu thế giảm lạm phát và giảm lãi suất năm 2012 vẫn chưa được xác lập một cách chắc chắn và rõ ràng.

Tóm lại, tuy tình trạng kinh tế tài chính Việt Nam đầu năm 2012 có một số điểm tương đồng với đầu năm 2008 song sự khác biệt là rất lớn, nhất là sự khác biệt về xu thế và tính chất vận động của các yếu tố kinh tế vĩ mô then chốt như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, đầu tư,… nên việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc tương tự như đã làm 4 năm trước cần được phân tích, cân nhắc hết sức chu đáo và cẩn trọng.

T.S. Vũ Đình Ánh
 
NNNH sẽ hút hơn 40 ngàn tỷ tín phiếu ?

'Nếu phát hành tín phiếu, quy mô không thể dưới 40 ngàn tỷ'





So sánh với mức 20 ngàn tỷ của năm 2008, GDP thực tế bằng VND đã tăng gấp 2 lần nên quy mô phát hành tín phiếu của NHNN nếu có sẽ không thể dưới 40 ngàn tỷ đồng.
Bao nhiêu là phù hợp?


Tổng trị giá tín phiếu NHNN bắt buộc nếu phát hành đầu năm 2012 phải đủ lớn để đảm bảo hiệu quả giảm lượng cung tiền thực tế và phụ thuộc vào qui mô tín dụng và M2. So sánh với đầu năm 2008, qui mô tín dụng và M2 đầu năm 2012 lần lượt là 107,2%GDP và 113,8%GDP - cao hơn khoảng 10%GDP về tổng tín dụng song thấp hơn khoảng 4%GDP về M2.


Trong cùng thời gian sau 4 năm, GDP thực tế tính bằng VND của Việt Nam đã tăng khoảng 2 lần nên qui mô đợt phát hành tín phiếu NHNN đầu năm 2012 không thể dưới 40.000 tỷ VND. Đánh giá tác động của con số này tới mục tiêu tăng tổng tín dụng, tổng tiền gửi và M2 của Việt Nam năm 2012 sẽ là một trong những căn cứ để quyết định nên hay không nên phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc vào đầu năm 2012 này. Bên cạnh đó, sẽ rất có ý nghĩa nếu phân tích rõ tác động của mức lãi suất tín phiếu NHNN dưới 8% đến xu thế liên tục giảm lãi suất từ tháng 10/2008 đến tận cuối năm 2009.


Kịch bản phát hành tín phiếu NHNN đầu năm 2012 rất có thể lặp lại kịch bản đầu năm 2008. Theo Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008 về việc phát hành tín phiếu NHNN dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) thì Tín phiếu có kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,80%/năm dưới hình thức phát hành ghi sổ. Giá trị tín phiếu được phân bổ cho từng TCTD theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng VND của từng TCTD.


Ai sẽ mua tín phiếu của NHNN?


Năm 2008, có 41 TCTD thuộc đối tượng mua tín phiếu NHNN bắt buộc. Các TCTD hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn và các TCTD có số dư vốn huy động dưới 1.000 tỷ đồng tính đến ngày 31/1/2008 không thuộc đối tượng mua. Tín phiếu được phát hành vào ngày 17/3/2008 và được NHNN thanh toán khi đáo hạn vào ngày 16/3/2009, các TCTD không được sử dụng tín phiếu này trong các giao dịch tái cấp vốn với NHNN.


Theo đó, đối tượng bắt buộc mua tín phiếu NHNN đợt 2012 có thể là các NHTM thuộc nhóm 1 và 2 vốn đang chiếm khoảng 80% tổng tín dụng cũng như tổng tiền gửi và một số TCTD đang dư thừa thanh khoản. Sau khi Quyết định số 346/2008/QĐ-NHNN ban hành, hầu như tất cả các TCTD đều phản đối do mức lãi suất tín phiếu NHNN quá thấp và các NHTM đang trong cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động với việc trần lãi suất huy động thoả thuận 12%/năm không được tuân thủ nghiêm túc, tương tự như tình trạng trần lãi suất huy động bắt buộc vừa được điều chỉnh từ 14% xuống 13% từ ngày 13/3/2012 vừa qua.


8%/năm là phù hợp


Bên cạnh đó, thiệt hại của các TCTD buộc phải mua tín phiếu NHNN còn lớn hơn khi các lãi suất chủ chốt của NHNN đã tăng vọt từ ngày 19/3/2008, cụ thể, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6% lên 11% và lãi suất tái cấp vốn từ 7,5% lên 13%. Lãi suất tái chiết khấu còn lên đến đỉnh 13% và lãi suất tái cấp vốn cũng lên đỉnh 15% từ ngày 11/6/2008 trước khi quay về mức 6% và 8% vào đầu năm 2009 - tương đương mức lãi suất đầu năm 2008 do lạm phát bắt đầu giảm từ tháng 8/2008, thậm chí CPI còn giảm liên tục trong 3 tháng cuối năm 2008.


Với lãi suất tái chiết khấu 12% và lãi suất tái cấp vốn 14% sau khi đã giảm đồng loạt 1% từ 13/3/2012, lãi suất tín phiếu NHNN đợt 2012 nếu phát hành có thể là 8% với điều kiện kịch bản biến động lãi suất và lạm phát năm 2012 tương tự như năm 2008 và đầu năm 2009. Tuy nhiên, điều kiện này không hề đơn giản khi xu thế giảm lạm phát và giảm lãi suất năm 2012 vẫn chưa được xác lập một cách chắc chắn và rõ ràng.


Tóm lại, tuy tình trạng kinh tế tài chính Việt Nam đầu năm 2012 có một số điểm tương đồng với đầu năm 2008 song sự khác biệt là rất lớn, nhất là sự khác biệt về xu thế và tính chất vận động của các yếu tố kinh tế vĩ mô then chốt như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, đầu tư,… nên việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc tương tự như đã làm 4 năm trước cần được phân tích, cân nhắc hết sức chu đáo và cẩn trọng.

Hút về là đúng rồi. tại sao. Theo thống kê của NHNN. trong năm 2011 tổng cung tiền tăng 9.2% và trong 2 tháng đầu năm 1012 tổng cung tiền giảm 0.11% so với kế hoăch tổng cung tiền năm nay tăng 15%.
Trong 2 tháng đầu năm 2012 dự trữ tăng 25% như vậy NHNN đã mua vào khoảng 4tỷ $ và bây giờ phát hành tín phiếu để hút 1 phần lượng tiền này về.
 
Quyết định quan trọng của NHNN được ban hành là giảm 1% với tất cả các lãi suất điều hành từ ngày 13/03, cùng với đó là biện pháp hút tiền về thông qua thị trường mở và công cụ tín phiếu.
 
Thông tin về lãi suất giảm thực sự đã không mang lại hiệu ứng như mong đợi. Dòng vốn đầu cơ tiếp tục dịch chuyển tìm kiếm lợi nhuận sau khi đã khai thác xong “mảnh đất” ngân hàng.



Đúng như những gì giới đầu tư lo ngại, “quả bom” giá xăng phát nổ đã khiến cho thị trường chứng khoán đang hừng hực khí thế phải chao đảo. Điều đáng nói là trước đó, khi có động thái quyết liệt từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc giảm lãi suất - một thông tin hỗ trợ quan trọng – nhưng thị trường đã không có sự đột biến.

Tin xấu khó đoán, tin tốt không bất ngờ

Thông tin về lãi suất giảm thực sự đã không mang lại hiệu ứng như mong đợi. Rõ ràng, nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả người bán lẫn người mua, đều có sự chần chừ trong quyết định của mình.

Diễn biến này có vẻ không bình thường, bởi đây là thông tin hỗ trợ rất tốt, nhưng người mua lại thiếu sự quyết liệt và người bán có vẻ xem đây là cơ hội để bán hơn là tiếp tục nắm giữ.

Nguyên do bởi việc hạ lãi suất đã được dự báo từ trước đó khá lâu nên khi thông tin này được chính thức khẳng định, nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ cơ hội để thoát hàng. Dù sao thì thị trường đã có chuỗi tăng điểm quá mức kỳ vọng và an toàn không phải là một lựa chọn tồi.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân có thể là do lãi suất thấp hơn kỳ vọng của người gửi tiền, mặt khác người dân có phần lo ngại rủi ro đối với các ngân hàng yếu.

Theo số liệu hoạt động trên thị trường tiền tệ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tính tổng cộng số dư tiền gửi trong hai tháng của cả hai thành phố lớn đã giảm 1,6%, tương đương với khoảng 27.000 tỉ đồng rút khỏi hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, có một lượng tiền lớn đã rút ra khỏi ngân hàng.

Dường như đây là lý giải hợp lý nhất cho sự gia tăng mạnh mẽ của dòng tiền trên thị trường chứng khoán thời gian qua. Lãi suất giảm đã không gây bất ngờ và dòng tiền còn tiếp tục ở lại với chứng khoán hay rẽ sang kênh đầu tư khác là câu hỏi mà thị trường sẽ làm sáng tỏ trong thời gian tới.

Xăng dầu tăng giá là tin xấu đã được tiên liệu trước, ngoại trừ sự bất ngờ với mức tăng lên tới 2.100 đồng/lít. Thay vì mức tăng thường thấy, loanh quanh 1.000 đồng/lít, giá xăng dầu điều chỉnh lần này có mức tăng hơn 10%.

Diễn biến này đã tác động xấu lên tâm lý của toàn thị trường. Hệ lụy của việc tăng giá xăng dầu là các mặt hàng khác sẽ neo vào đó mà tăng theo, khiến cho mối lo về lạm phát quay trở lại.

Khi cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt…

Trong tuần đầu của tháng 3, cổ phiếu ngân hàng đã đạt cao trào của “độ nóng” và bắt đầu hạ nhiệt. Sau chuỗi ngày bứt phá mạnh mẽ, cổ phiếu ngân hàng đã trở nên nguy hiểm khi giá đã tăng quá nhiều.

Khi cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt, “ngôi vương” sẽ bị soán bởi cổ phiếu nhóm ngành nào? Theo diễn biến thị trường, cổ phiếu bất động sản đang gây chú ý trở lại. Đầu tư theo các tin đồn thâu tóm là xu hướng trong thời gian gần đây.

Vì vậy sau khi những thông tin về các ngân hàng dần sáng tỏ, lực cầu quay sang tập trung ở các mã cổ phiếu ngành bất động sản. Sự “nhòm ngó” của một số quỹ đầu tư nhắm vào tài sản rẻ trong ngành bất động sản là thông tin gây chú ý.

Bên cạnh đó, giới đầu tư đang kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ ấm trở lại khi lãi suất giảm xuống. Việc tăng điểm của ngành bất động sản kéo theo sự tăng trở lại của ngành xây dựng.

Đối với các cổ phiếu chứng khoán, sự sôi động của thị trường trong thời gian qua khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ đến sự hưởng lợi của các công ty chứng khoán.

Mặc dù dòng tiền vào thị trường hiện đang rất mạnh, nhưng lựa chọn cổ phiếu để mua vào không còn dễ dàng. Việc cổ phiếu bất động sản được chú ý trong vài phiên gần đây là sự đổi ngôi hàm chứa sự rủi ro.

Trên thực tế, lối ra cho bất động sản thoát khỏi tình trạng đóng băng hiện tại còn khá mù mờ. Đây có thể là sự dịch chuyển của dòng vốn đầu cơ để tìm kiếm lợi nhuận sau khi đã khai thác xong “mảnh đất” ngân hàng.

Và cũng rất có thể là động thái nâng đỡ thị trường của các “ông lớn” nhằm “rút củi đáy nồi”.

Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 12-3, cùng với sự đi xuống của thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn được săn đón như tuần trước đó. Cổ phiếu bất động sản sớm “rơi rụng” vì thiếu thông tin hỗ trợ và chiêu “rắc thóc, dụ gà” đã không lôi kéo được nhà đầu tư.

Tuy nhiên, đà giảm của thị trường được rút ngắn đáng kể khi mở cửa phiên giao dịch buổi chiều nhờ thông tin Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm lãi suất điều hành 1% từ ngày 13-3. BVH tăng trần và STB xanh trở lại.
 
Back
Top