Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Chính sách tiền tệ đang thắt lại

Liên tục trong 3 tháng đầu năm, NHNN đã đưa ra nhiều chính sách cho thấy tín dụng đang được thắt lại chứ không hề nới ra như một số phân tích của các chuyên gia.
Nhiều động thái thắt chặt tín dụng

Vào đầu năm 2012, NHNN công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng vào khoảng 15-17% cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, vào ngày 13-2, NHNN lại ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN, chia các NH thành 4 nhóm và giao chỉ tiêu tín dụng khác nhau theo từng nhóm (nhóm 1 là 17%, nhóm 2 15%, nhóm 3 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng).

Điều này đồng nghĩa tăng trưởng tín dụng theo Chỉ thị 01 sẽ thấp hơn con số 15-17% cho toàn hệ thống. Nếu giả định có khoảng 10 NH tín dụng thuộc nhóm 4, 20 NH thuộc nhóm 1 và 2, 7 NH thuộc nhóm 3, ước con số tăng trưởng tín dụng sẽ còn khoảng 12-13%.

Trong Thông tư 04/2012/TT-NHNN ban hành ngày 8-3 về hoạt động ủy thác đầu tư. Theo Khoản 3, Điều 9, Mục 2: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài nhận ủy thác của tổ chức khác để cho vay phải tính dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác vào tổng dư nợ cấp tín dụng”.

Như vậy, dòng vốn vay từ hoạt động ủy thác cũng bị đặt trong sự kiểm soát của NHNN theo hạn mức tín dụng. Đối tượng nhận ủy thác cũng hạn chế vì theo Khoản 1, Điều 8, Mục 3 “chỉ có các tổ chức tín dụng và NH nước ngoài hoạt động theo quy định của luật tổ chức tín dụng mới được phép nhận ủy thác”.

Điều này khiến các cổ đông lớn không được phép nhận ủy thác như trước. Đồng thời, theo Khoản 4, Điều 9, Mục 2: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba để thực hiện cho vay”.

Việc thắt chặt hoạt động ủy thác đầu tư cũng nhằm mục đích ngăn chặn khả năng huy động vượt trần lãi suất. Trong năm 2011, bằng hợp đồng ủy thác đầu tư, người gửi tiền “ủy thác” vốn cho NH để được hưởng mức lãi suất cao hơn 14%/năm.

Điểm khác của hình thức huy động vốn này là không có sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, trong Thông tư 04 vừa ban hành, các NH không được phép nhận ủy thác vốn từ cá nhân. Do đó, các NH sẽ rất khó trong việc tìm cách huy động vượt trần lãi suất, đặc biệt là các NH có tính thanh khoản kém.

Trong tháng 3-2012, NHNN liên tục có nhiều động thái chính sách cho thấy dòng vốn tín dụng từ hoạt động ủy thác và ngoại tệ sẽ được “khóa” dần lại. Bởi trong 2 năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ luôn cao hơn 1,7-1,8 lần so với tăng trưởng tín dụng chung khi chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD ở mức cao.

Cụ thể, năm 2010 tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng đến 48,45%, gấp 3,2 lần so với năm 2009 và cao gấp 1,75 lần tăng trưởng tín dụng chung (27,65%); năm 2011, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng khoảng 18,7%, gấp 1,7 lần so với tăng trưởng tín dụng chung là 10,9%.

Điều này do lãi suất VNĐ ở mức cao khiến các doanh nghiệp đi vay ngoại tệ với lãi suất thấp và quy đổi sang VNĐ để phục vụ cho sản xuất. Do vậy, Thông tư 03/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 2-5 đã hạn chế đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ.

Mục đích của NHNN là chuyển từ cơ chế vay mượn ngoại tệ sang mua bán ngoại tệ nhằm tạo thuận lợi trong việc điều hành tỷ giá. Đặc biệt là tránh những cú sốc bất ngờ lên tỷ giá khi các hợp đồng tín dụng đáo hạn. Do đó, Thông tư 03 đã hạn chế dòng vốn giá rẻ đối với các doanh nghiệp. Nói cách khác, dòng tín dụng ngoại tệ sẽ giảm và kéo theo mức giảm của tín dụng chung.

Chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng

Trước đây, các NH thường ủy thác vốn cho công ty liên kết và công ty liên kết lại cho nhiều cá nhân vay để đầu tư chứng khoán. Do đó, việc thắt chặt hoạt động ủy thác đầu tư sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán (TTCK).

Dòng vốn của thị trường tiền tệ sẽ được chảy đến những nơi theo ý muốn của NHNN hơn là chảy vào TTCK. Không chỉ thắt dòng vốn tín dụng, khả năng trong thời gian tới NHNN cũng sẽ hạn chế các biện pháp bơm vốn vào hệ thống NH.

TTCK Việt Nam đã có 2 tháng tăng trưởng mạnh từ ngày 9-1 đến 6-3 khi NHNN có động thái bơm VNĐ vào hệ thống NHTM thông qua việc mua vào ngoại tệ. Theo thông tin từ NHNN, dự trữ ngoại hối của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2012 đã tăng 20% so với cuối năm 2011.

Việc bơm vốn của NHNN đã giúp thanh khoản của hệ thống NHTM được cải thiện, thể hiện qua lãi suất cho vay qua đêm VNĐ trên liên NH giảm mạnh xuống còn dưới 10%/năm và lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ giảm (lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 3 năm dưới 11%/năm).

Mặc dù NHNN đã có giải pháp trung hòa một phần dòng vốn VNĐ được bơm ra thông qua việc hút ròng trên thị trường OMO và liên tục đấu thầu trái phiếu, nhưng việc NHNN có ý định phát hành tín phiếu có kỳ hạn dưới 1 năm cho thấy vẫn còn một lượng tiền chưa được rút về.

Cần nói thêm rằng, khả năng trong thời gian tới NHNN sẽ hạn chế việc mua vào ngoại tệ như các tháng đầu năm vì tỷ giá đang có một số dấu hiệu tiềm ẩn bất ổn trở lại. Trong khi giá vàng thế giới giảm mạnh thì việc giá vàng trong nước giảm chậm đã tạo nên mức chênh lệch đến 2-3 triệu đồng/lượng.

Nếu giá vàng thế giới còn tiếp tục giảm, NHNN sẽ buộc phải hạn chế mua vào ngoại tệ để tránh làm tăng tỷ giá. Do đó, động thái tiếp theo của NHNN trong thời gian tới là “dọn dẹp” số VNĐ được bơm ra trong 3 tháng đầu năm.

Dấu hiệu của động thái này đã bắt đầu xuất hiện vào cuối tuần qua. Trên thị trường mở ngày 15-3, NHNN bất ngờ phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn (28 ngày, 91 ngày, 182 ngày) với lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ nhằm hút tiền về. Điều này khiến tỷ lệ trúng thầu trái phiếu chính phủ trong phiên đấu thầu này chỉ còn 9,75% trong tổng 4.000 tỷ đồng được gọi thầu.

Căng thẳng trên thị trường liên NH cũng xuất hiện trở lại. Vào ngày 13-3, sau khi NHNN chính thức áp trần lãi suất huy động xuống còn 13%/năm từ mức 14%/năm, lãi suất cho vay VNĐ trên thị trường liên NH ở kỳ hạn 3 tháng trở lên đều tăng, trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng đã tăng mạnh lên đến 21%/năm.

Những biện pháp rút tiền khỏi hệ thống NH trong thời gian tới có thể khiến cho tình hình thanh khoản của các NHTM căng thẳng trở lại. Trong khi đó, quá trình tái cấu trúc hệ thống NH vẫn đang được triển khai nên chưa mang lại hiệu quả. TTCK vì vậy sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
 
SAM tieu roi

HOSE đưa cổ phiếu SAM vào diện cảnh báo


Lý do cổ phiếu SAM vào diện cảnh báo là do kết quả kinh doanh năm 2011 của Công ty lỗ 183,24 tỷ đồng.

Ngày 19/3/2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (mã SAM) vào diện cảnh báo kể từ ngày 21/3/2012.

Lý do cổ phiếu SAM vào diện cảnh báo là do kết quả kinh doanh năm 2011 của Công ty lỗ 183,24 tỷ đồng.
 
Xác ướp mang thai sau giấc ngủ 3.000 năm

Cái thai đang phát triển ở tháng thứ 8 trong bụng xác ướp.
Trưởng nhóm khảo cổ Ai Cập vừa công bố, một xác ướp 3.000 năm tuổi đang mang thai ở tháng thứ 8 và chuẩn bị sinh con.
Câu chuyện tưởng như hoang đường này đã được chứng minh bằng hình siêu âm về cái thai đang phát triển ở tháng thứ 8 trong bụng xác ướp.
Tác giả của bào thai chính là bảo vệ của học viện, nơi xác ướp được cất giữ để phục vụ nghiên cứu khoa học. Người đàn ông này khai nhận, do không cưỡng được ham muốn trước vẻ đẹp xác ướp nên đã “yêu” xác ướp này.



Xác ướp được bảo tồn rất tốt sau khi được khai quật
Ông Saier De khẳng định, xác ướp lúc mới khai quật lên không hề có dấu hiệu mang thai. Đây là xác ướp của một cô gái sinh sống vào khoảng năm 924 trước Công nguyên, khoảng 24 tuổi, thân phận thuộc hàng quý tộc thời đó.
Họ đã đặt ra giả thuyết, một là tinh trùng của người bảo vệ xâm phạm xác ướp có công hiệu thần kỳ, hai là có phép ma thuật bí ẩn nào đó không ai giải thích được. Tim thai hiện vẫn phát triển tốt. Kết quả siêu âm xác định, đó có thể là một bé gái.
Hiện xác ướp còn hai tháng nữa sẽ “lâm bồn” và vẫn đang được đặt trong học viện để theo dõi. Trong ngôi mộ của xác ướp này còn có rất nhiều vật dụng của trẻ sơ sinh thời đó được chôn cất theo. Có lẽ, gia đình cô đã hy vọng, kiếp sau cô sẽ được làm mẹ.
 
Giá vàng rớt thảm, nhà đầu tư lúng túng


Dưới ảnh hưởng từ đà giảm giá của vàng quốc tế, giá vàng trong nước chiều nay rớt về mức 43,7 triệu đồng/lượng, sụt gần 600.000 đồng/lượng so với đầu ngày. Vàng mất giá nhanh và mạnh khiến người dân nửa muốn mua vào, nửa muốn bán ra vì lo giá vàng có thể giảm sâu hơn.

Diễn biến giá vàng SJC trong ngày hôm nay (20/3/2012) - Nguồn: SJC.

Lúc gần 17h chiều nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 43,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,7 triệu đồng/lượng (bán ra), thấp hơn 560.000 đồng/lượng so với mức giá mở cửa. Từ đầu giờ sáng tới thời điểm này, giá vàng diễn biến theo hướng duy nhất là đi xuống.

Tại Hà Nội, vàng SJC lúc gần 17h được Công ty Phú Quý giao dịch ở mức 43,63 triệu đồng/lượng và 43,78 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá vàng đã hạ gần 1,2 triệu đồng/lượng. Ở mức giá hiện nay, vàng SJC đang rẻ nhất từ ngày 11/1. Thậm chí, giá vàng trong nước đang có tốc độ giảm mạnh hơn giá vàng quốc tế, khiến khoảng cách giữa giá vàng “nội” và “ngoại” tiếp tục co hẹp.

Tương tự như mấy ngày trước, lực mua vàng miếng được ghi nhận tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày hôm nay tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn, song khối lượng giao dịch lại có phần đi xuống. SJC hôm nay bán ra 3.800 lượng vàng và mua vào 1.300 lượng, tổng khối lượng giao dịch có giảm nhẹ so với hôm qua.

Đại diện Công ty Phú Quý cho biết, 70% khách tới giao dịch vàng miếng tại doanh nghiệp này hôm nay là mua vào, nhưng lực mua không thực sự mạnh. “Tuy nhiên, đa phần đều là các nhà đầu tư nhỏ lẻ đến mua bán. Nhà đầu tư lớn ít tham gia thị trường vào thời điểm này vì giá vàng giảm nhưng còn vênh xa so với giá thế giới”, anh Tú - một đại diện của công ty này cho biết.

Khối lượng giao dịch vàng miếng của hệ thống DOJI hôm nay đạt khoảng 800 lượng cho cả hai chiều mua và bán, giảm so với mức gần 1.000 lượng của ngày hôm qua. “Hôm nay, khách bán vàng tại DOJI chiếm 60%, khách mua chiếm 40%. Buổi sáng, người dân bán nhiều hơn, nhưng đến chiều, người dân chuyển sang mua nhiều”, đại diện của DOJI nói.

“Giá vàng đúng là đang giảm nhanh nhưng thị trường vàng miếng vẫn chưa thực sự sôi động. Có lẽ, người dân còn kỳ vọng giá xuống nhiều hơn mới tăng cường mua”, một đại diện của Công ty Sacombank-SBJ nhận định.

Giá USD tự do chiều nay tại Hà Nội đứng yên so với buổi sáng, phổ biến ở mức 20.810 đồng (mua vào) và 20.830 đồng (bán ra).

Giá vàng giao ngay tại London lúc gần 17h chiều nay đứng ở mức 1.651 USD/oz, giảm 13,5 USD/oz so với giá đóng cửa đêm qua tại New York. Quy đổi theo giá USD tự do, giá vàng thế giới hiện tương đương 41,43 triệu đồng/lượng, chưa tính các chi phí liên quan.

Như vậy, giá vàng trong nước đang cao hơn vàng SJC bán lẻ trong nước xấp xỉ 2,3 triệu đồng/lượng, dù lực mua vẫn đang mạnh hơn lực bán. Tuần trước, khoảng cách này có lúc vượt 3 triệu đồng/lượng, khiến giá USD tự do rục rịch tăng theo.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp kim hoàn phía Nam, sở dĩ giá vàng trong nước mấy hôm nay rút ngắn dần khoảng cách so với giá thế giới là nhờ động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Vị này cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo nhóm 5 ngân hàng thương mại và SJC (nhóm 5+1) thực hiện giao dịch vàng tài khoản để cân đối cung cầu.

Tin từ hãng Reuters cho biết, nhu cầu đầu tư vàng trên thị trường quốc tế đang suy yếu khi sự khởi sắc dần rõ nét của kinh tế Mỹ khiến những nhà đầu tư muốn tìm đến vàng như một “vịnh tránh bão” không còn mặn mà với tài sản này.

Ngoài ra, sự lên điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ bức tranh kinh tế Mỹ sáng lên cũng hút bớt vốn của vàng. Mối tương quan tỷ lệ thuận giữa giá vàng và chứng khoán suốt mấy tháng qua đang dần đứt gãy và thay bằng mối tương quan tỷ lệ nghịch.

Chưa kể, sức mạnh của đồng USD nhờ kinh tế Mỹ hồi phục và những kỳ vọng về một gói QE3 trở nên xa vời cũng gây thêm sức ép giảm giá đối với vàng.

Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tính đến hôm qua đã có phiên thứ 5 liên tục duy trì khối lượng vàng nắm giữ ở mức 1.293,3 tấn.

Giới kinh doanh vàng tại Ấn Độ từ hôm qua tạm ngừng hoạt động mua bán vàng và dự định tiếp tục duy trì trạng thái này thêm 2 ngày nữa nhằm phản đối việc tăng thuế nhập khẩu vàng. Trong khi đó, tại Trung Quốc, người dân có vẻ như đang chờ vàng giảm giá thêm mới thực hiện mua vào.

Tỷ giá Euro/USD quốc tế lúc hơn 17h chiều nay là gần 1,32 USD/Euro, từ mức trên 1,32 USD/Euro vào buổi sáng. Giá dầu thô ngot nhẹ giao tháng 4 tại New York cùng thời điểm giảm 0,91 USD/thùng so với đóng cửa hôm qua, giao dịch ở mức 107,18 USD/thùng.
 
Trong thời điểm hiện nay nếu mua cổ phiếu của những công ty bị thâu tóm là khả năng bị thiệt hại là rất cao, bởi nếu những cổ đông thõa thuận không được họ sẽ bán tháo ra thị trường, lúc đó nếu cập nhật tin tức không kịp là tài sản của bạn bóc hơi liền.

Còn thu mua cổ phiếu của công ty thâu tóm công ty khác thì an toàn nhưng giá khá cao.
 
TT cứ nghi ngờ, lúc nào cũng có 1 thằng trụ giảm sàn kéo xuống thì mới đi xa được. he he , cứ theo các chú lớn mà chơi
 
Theo một số thông tin thì Ishare (Quỹ đầu tư chỉ số lớn nhất thế giới) đã hoàn tất việc mở trading code tại HSBC. Chưa rõ Ishare đã tiến hành giao dịch hay chưa bởi để giao dịch được họ cần phải mở mã tài khoản lưu ký và chuyển tiền qua. Nhưng đây cũng là một thông tin tích cực. Trên thế giới, mỗi khi Ishare tham gia thị trường chứng khoán nước nào đó thì biên độ biến động của TTCK nước đó thường rất mạnh.;
 
Phát hiện động trời : sóng lớn nhất năm 2012 sẽ diễn ra từ 5/4 đến 26/4 - dựa vào tin - không hề theo bói toán , tin đây ..

MBB: Công bố lịch họp cổ đông, Sóng lớn sẽ bùng lên trong khoảng thời gian này nhé...



(NDHMoney) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (mã MBB - HOSE) thông báo lịch họp cổ đông.
Ngày 5/4 là thời hạn đăng ký cuối cùng và dự kiến ngày 26/4, MBB tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.

Được biết, từ 5/3 đến 6/3/2012, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam- Công ty TNHH đã bán 52.882.207 quyền mua cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (mã MBB - HOSE) như đăng ký. Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch là 52.882.207 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 7,24%.

Được biết, đây là số quyền mua cổ phiếu công ty được hưởng trong đợt phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong đợt phát hành 160 triệu cổ phiếu, theo tỷ lệ 73:16 của MBB (Thời gian chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu từ ngày 23/2 đến ngày 6/3/2012. Thời gian đăng ký đặt mua cổ phiếu từ ngày 29/2 đến ngày 20/3/2012).
 
Thị trường có diễn biến trái chiều đầu phiên, sau đó dao động hẹp chiếm phần lớn thời gian. Tuy nhiên lực cầu mạnh dần ở cuối phiên khiến cả 2 sàn cùng tăng điểm với khối lượng được giữ ổn định so với phiên trước đó.

Dòng cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường, khối ngoại vẫn đẩy mạnh giải ngân vào 1 số mã chủ chốt như PVS, BVH ,PVX,VNE,VPH, PGS, STB… Ngoài ra nhóm ngành than vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định bất chấp thị trường rung lắc trong phiên.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 20/03/2012 có diễn biến tăng điểm ở cả 2 sàn kèm thanh khoản được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Thông tin CPI của Hà Nội và TP HCM đã có tác động nâng đỡ thị trường khá tốt trong phiên giao dịch ngày hôm nay, do sự giảm tốc mạnh so với tháng trước đó. Vì vậy việc phá vỡ trạng thái dao động hẹp tạo bởi những phiên trước đó đối với VN INDEX được xác lập, và việc năm giữ cũng như mua thêm theo đà là một sự lựa chọn hợp lý.

Nắm giữ và giải ngân thêm vào những mã đã có đà tăng trong danh mục.
 
Người Nhật lại đến và mua

Làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam bằng cách mua cổ phần của các công ty trong nước ngày càng tăng, lan sang cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Điển hình cho làn sóng trên là việc công ty Veglia Laboratories cùng một đối tác Nhật Bản khác mua lại 20% cổ phần của Công ty Viet Esco - một công ty trực thuộc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM vừa mới có giấy phép hoạt động 2 tuần, chưa kịp làm lễ ra mắt.
Ông Kenzo Tsutsumi, Chủ tịch Veglia Laboratories cho biết, do thị trường nội địa ở Nhật Bản đã bão hòa nên công ty ông muốn đầu tư ra nước ngoài, và ông nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam là rất lớn. Và ngay sau lễ ký kết hợp tác tại TPHCM cách đây hơn một tuần, ông Tsutsumi đã có ngay một bản hợp đồng triển khai dự án tiết kiệm năng lượng ở khách sạn Legend tại TPHCM trị giá gần 10 tỉ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 2, Kmix - một công ty gia đình chuyên về bảo trì cao ốc và đường bộ đã trở thành cổ đông chiến lược của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huy Bảo bằng việc đầu tư mua 45% cổ phần của công ty ở TPHCM này.
Trong danh sách các công ty Nhật mua cổ phần các công ty Việt Nam cũng có Nichirei Foods. Công ty thuộc Tập đoàn Nichirei của Nhật Bản chi ra khoảng 500 triệu yen, tương đương 6,25 triệu đô la Mỹ, để mua 19% cổ phần của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex. Cholimex là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, và đây là ngành có số lượng các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) nhiều nhất.
Theo các chuyên gia, sự có mặt của các DNNVV của xứ hoa anh đào đang mang đến một nét mới trong hoạt động mua bán sáp nhập (M&A), khi họ có mặt trong rất nhiều thương vụ lớn và nhỏ, trên các lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận.
Một chuyên gia cho biết, với các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn, với những chỉ số như triển vọng tăng trưởng thị trường cao cùng nguồn cung lao động dồi dào và rẻ.
Hơn nữa, đây đang là thời điểm mà các đối tác nước ngoài có thể mua được doanh nghiệp với giá tốt.
Cuối cùng, cũng không loại trừ cả khả năng Việt Nam hấp dẫn bởi đây là thị trường dễ … chuyển giá, theo chuyên gia này.
 
Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam

Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam



Những ai đã không hiểu hoặc còn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sám hối".



Bất chấp những khó khăn vẫn còn y nguyên, chân lý của chứng khoán là thị trường luôn luôn đúng, chứ không phải những phân tích nặng phần diễn giải vĩ mô.

Từ "downtrend" sang "uptrend"

Trái ngược với ý chí bi quan vào năm 2011, giờ đây nhiều công ty chứng khoán đang khuyến nghị nhà đầu tư mua vào cổ phiếu. Hàng trăm mã cổ phiếu đã "chiến thắng thị trường" trong hơn hai tháng qua đang khiến cho dù muốn hay không, khối công ty chứng khoán tỏ ra tự tin hơn, cho dù vẫn xuất hiện đều đặn hiện tượng những công ty chứng khoán phải đóng cửa chi nhánh giao dịch hay thậm chí chấm dứt cả hoạt động của văn phòng chính.

Tuần qua cũng đã chứng kiến hình ảnh thăng hoa của Phố Wall. Sự kiện đáng ghi nhớ nhất là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2007, chỉ số S&P500, đại diện cho nhóm các doanh nghiệp lớn nhất của TTCK Mỹ, đã vượt qua mốc tâm lý 14.000 điểm, tức bứt qua hàng loạt vùng kháng cự phía trên. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng của Mỹ cũng dần bỏ xa mốc tâm lý 3.000 điểm. Còn Dow Jones thì đang cố gắng hồi phục theo một xu hướng khá bền vững, sau khi đã trồi sụt quanh khu vực 13.000 điểm.

Một hiện tượng khá hiếm hoi khác cũng tái hiện là đang diễn ra sự đồng pha giữa TTCK Việt Nam và xu thế uptrend (tăng trưởng) của các chỉ số chứng khoán Mỹ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa, bởi vào năm 2011, trong khi phần lớn các TTCK Mỹ và châu Âu "uptrend" thì TTCK Việt Nam lại một mình một chợ "downtrend" (xuống giá).

Chỉ có điều, một khác biệt lớn vẫn đang ám ảnh thị trường cổ phiếu Việt Nam là độ lệch pha không thể hoài nghi giữa tình hình kinh tế vĩ mô ở nước ta với Mỹ và Tây Âu.

Trong khi từ tháng 12/2011 đến nay, đà hồi phục của TTCK Mỹ trở nên có căn cứ thuyết phục với trên hết là xu thế tăng trưởng trở lại của chỉ số GDP, xuất khẩu, tiêu dùng, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề Hy Lạp được "khoanh nợ", kể cả doanh số bán nhà mới xây mà cho thấy thị trường bất động sản Mỹ đang có dấu hiệu tăng giao dịch dù chưa tăng giá..., nền kinh tế Việt Nam vẫn loanh quanh tại một khúc quanh miễn cưỡng: GDP không làm cách nào nhấc mình lên được, dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất kinh doanh vẫn bị ngưng trệ một cách hết sức khó hiểu, lãi suất cho vay vẫn treo cao một cách đầy ác ý, nền kinh tế từ tình trạng đình lạm (lạm phát treo cao trong khi sản xuất đình đốn) chuyển dần sang thế thiểu phát (sản xuất tiếp tục đình đốn trong bối cảnh lạm phát được "kềm chế").

Với khung cảnh chưa có gì được xem là thuận lợi trên, vì sao chứng khoán Việt Nam lại phục hồi, mà còn phục hồi một cách ngoạn mục? Đó mới chính là sự ngạc nhiên lớn nhất đối với giới phân tích.

Sự kỳ quặc không thể hiểu được?

Khách quan nhìn lại, cho tới nay đề án tái cấu trúc TTCK của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam vẫn đang giậm chân ở bước khởi đầu. Hàng loạt đề xuất và phương án của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về cải cách thị trường vẫn mới chỉ được "thời sự hóa" bằng việc rút phép, đóng cửa một số công ty chứng khoán yếu kém và một vài động tác kỹ thuật nhằm "nâng cao thanh khoản cho thị trường". Nhưng còn lại, vấn đề chất lượng hàng hóa của thị trường, tức năng lực hoạt động của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch, vẫn còn y nguyên trong tình trạng tụt hậu về các chỉ số tài chính và độ minh bạch vẫn chưa hề được cải thiện.

Có lẽ, hoạt động "tái cấu trúc" TTCK đã chỉ được thể hiện rõ ràng nhất bởi sự hoàn tất của quá trình Sacombank bị thâu tóm - câu chuyện giữa những "cá mập" với nhau. Sau Sacombank, người ta bắt đầu nói tới câu chuyện về một vài ngân hàng khác nữa cũng đang trong nguy cơ bị sáp nhập. Hẳn điều này có liên hệ ở mức độ nào đó với chủ trương và quá trình tái cấu trúc ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước - đã được khởi động từ tháng 9/2011.

Cũng cho tới giờ, vẫn chưa có cơ sở rõ rệt nào để dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình phục hồi của nó vào quý 2 hay thậm chí quý 3 năm nay. Xu thế hạ dần lãi suất huy động đã chỉ có thể giúp cho TTCK hút một lượng tiền nho nhỏ từ kênh gửi tiết kiệm, trong khi "độ trễ" của tác động giảm lãi suất cho vay chỉ có thể biểu hiện sớm nhất từ giữa năm 2012. Mà như vậy, cũng khó có thể đánh giá là TTCK là một chỉ báo quan trọng nào đó cho nền kinh tế khi phục hồi trước nền kinh tế từ 3-6 tháng.

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn là một nghịch lý không thể diễn giải được với TTCK, đặc biệt khi tính minh bạch đang không còn được đề cập quá nhiều trong không khí đầu cơ dâng cao đột ngột. Từ hơn một tháng qua, giới phân tích đã bắt đầu bóng gió nói đến một dòng tiền nóng - tiền đầu cơ - đã ồ ạt tuôn vào chứng khoán. Sâu hơn thế, một số người trong cuộc đã bắt đầu phác họa chân dung của dòng tiền này với dáng dấp của khối ngoại.

Ít nhất, lịch sử đang lặp lại với con sóng tăng vào tháng 5/2007 khi các nhà đầu tư nước ngoài trở thành bá chủ, động lực lớn nhất làm cho TTCK tăng vọt. Gần đây, chính Ngân hàng HSBC cũng đã xác nhận có khoảng 500 triệu USD được đổ vào thị trường này từ đầu năm 2012 đến nay.

Nhưng có lẽ con số 500 triệu USD nêu trên chỉ mới là bề nổi. Trong bối cảnh dòng tiền tiết kiệm vẫn còn rất dè dặt, con số giao dịch vài ba ngàn tỷ đồng/phiên trên hai sàn luôn là một ẩn số. Trong thực tế, để tạo nên một động lực đủ mạnh nhấc bổng thị trường lên, dù nguồn tiền có xuất phát từ nhóm các quỹ nước ngoài hay nhóm ngân hàng trong nước, hoặc cả hai, thị trường cũng cần gấp vài ba lần con số 500 triệu USD như ước đoán.

Đó chính là một động lực mà trở nên to lớn đến nỗi đang khỏa lấp mọi khó khăn vẫn còn y nguyên của thị trường. TTCK vì thế lại càng trở nên kỳ quặc hơn, giống như một gã say rượu leo dốc, nhưng bất chấp mọi chướng ngại phía trước, cái thế lảo đảo của gã lại vẫn có sức mê hoặc kỳ lạ khi lần lượt vượt qua các rào cản.

Về sự kỳ lạ như thế, người ta sẽ còn chứng kiến tính hoạt náo hơn nhiều của nó trong những tháng tới. Bất kể nền kinh tế chưa hồi phục hoặc có được phục hồi hay không, hầu như chắc chắn là TTCK vẫn lầm lũi bò lên, thỉnh thoảng lại được điểm xuyết bằng những phiên tăng dựng ngược.

Những ai đã không hiểu hoặc còn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sám hối". Bởi chân lý của chứng khoán là thị trường luôn luôn đúng, chứ không phải những phân tích nặng phần diễn giải vĩ mô.
 
Sóng giảm xuất phát từ tháng 10/2009 đến tháng 01/2012. Nhiều cổ phiếu rớt giá thê thảm
+ Ngày nay sóng tăng đã chính thức xác lập theo tình hình vĩ mô ngày càng tốt lên, thị trường đang vùng đáy
+ Nắm giữ cổ phiếu tốt để chào đón con sóng tăng dài
 
tin về 2 em khủng

1- Cuối tuần này VNM tổ chức ĐHCD 2011, Nhắc lại đầu năm ngoái cũng 25/03 VNM tổ chức ĐHCĐ 2010, sau đó cp này phi từ 60 lên 72 trong vòng 2 tháng...
2- Thứ Bảy, ngày 14/4/2012, FPT sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 tại Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

tự lo khi đọc xong nhé.
 
- SSI đang ở vùng nhậy cảm . nếu SSI qua dc vùng 21.8 thì khả năng sẽ hướng về vùng 26 sau đó là 30 tới 35

- Khi đó VND tiền về 20 .

WSS . SHS sẽ tiến về vùng 11

Do vậy bác nào nắm cp ngành ck nên nắm chặt

Nhóm BDS cũng hấp dẫn trở lại . khi LCG quay đầu tăng lại . SJS . HAG . TDH . LCG . NTL .......

Hôm nay thị trường đã tích cực hơn . nhóm VNI30 ( MBB. EIB . HAG . ITA . IJC . PVF . CTG . VCB . SSI . đã được đẩy lệnh vào mua rất quyết đoán .

- Bên HNX cũng khá ân tượng bởi SCR . VND . VCG . PVX . nhưng cp dẫn dắt
 
dù tôi ko có chút cổ SHN nào nhưng Tôi thấy rất buồn, thử hỏi các bác trên này có ai chưa từng thua lỗ chứng khoán??? Các bác nghĩ sao nếu những lần các bác thua, mọi người cùng vào chửi kêu ngu cho chết???
Tôi nghĩ ko fai ai cũng biết con SHN này lởm (cũng có người biết nhưng ưa mạo hiểm?) mà còn do môi giới ở công ty ck XXX (công ty khá nổi tiếng về thị phần) xúi nữa. họ đã trót mua vào họ fai chịu, nhưng chúng ta cũng ko nên đem họ ra làm trò đùa, chế giễu cũng như động vào nỗi đau của họ như vậy.
Tôi mở topic này hi vọng các thành viên trên diễn đàn hãy chấm dứt ngay cái kiểu lập topic chửi cổ đông SHN là ngu là đánh bạc... Vì suy cho cùng mọi người thử nghĩ coi, tất cả cũng đâu fai lỗi của họ?? của thành viên ban quản trị cũng như chủ tịch hội đồng quản trị shn mà thôi...
 
dòng tiền bây giờ ổn định tầm 1800-2200 tỉ và tăng nhẹ và đều sẽ kích thích lòng tham. Khi vượt 46x thì sẽ có những dòng tiền tham lam đẩy TT đi rất mạnh mẽ! Với lại tôi nói rồi, sóng này sẽ rất dài không phải vì tăng mạnh mà là vì điều chỉnh liên tục. Nên chỉ là cơ hội cho ai có danh sách CP dài, chốt lãi còn này rồi vào con khác chưa tăng hoặc tăng ít!
 
khúc nào của TT giá lên đều gần như nhau hết, chỉ khác nhau ở tâm lý thị trường mà có giá khác nhau thôi.
 
Back
Top