Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Theo Dragon Capital Group, cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường tăng điểm cao thứ 3 tại châu Á từ đầu năm 2012 đến nay, vẫn đang còn rẻ và thị trường có thể tăng điểm mạnh trong 2 quý tới bởi lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất.
 
Eximbank hiện đã là một cổ đông lớn (sở hữu 9.73% vốn điều lệ) và được ủy quyền đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank.

Động thái này càng chứng thực những thảo luận xuất hiện rầm rộ từ đầu năm 2011 về việc Sacombank đang bị một nhóm nhà đầu tư “thâu tóm”.

Điều gì đã giúp liên minh Eximbank “gom” được đến hơn 51% cổ phần có quyền biểu quyết và can thiệp vào nội dung quan trọng của đại hội cổ đông như đề cập ở trên?

Có thể nhận thấy việc chọn thời điểm đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Từ năm 2011 đến nay, TTCK liên tục sụt giảm trước áp lực lãi suất cao và chính sách tiền tệ thắt chặt. Hệ quả là giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tụt dốc không phanh và trở nên rẻ hơn rất nhiều so với giá trị nội tại.

Trong giai đoạn này, giá của STB vào thời điểm thấp nhất chỉ xoay quanh mức 11,600-12,000 đồng/cp (nếu tính theo giá điều chỉnh thì giá STB có lúc chỉ dao động từ 10,000-10,500 đồng/cp).

STB hiện có tổng tài sản hơn 140 ngàn tỷ đồng, mạng lưới hoạt động tương đối lớn trên khắp cả nước, trực tiếp sở hữu hơn 80% các bất động sản phục vụ các chi nhánh và khối tài sản này chưa được định giá lại. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng sở hữu một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính.

Tất cả những điều này đã khiến cho mức giá gần mệnh giá của cổ phiếu STB trở nên rất rẻ, thậm chí nếu bên mua phải trả một phần cộng thêm (premium) so với giá thị trường. Và đây là một cơ hội hiếm có cho các bên quan tâm muốn mua vào khối lượng lớn.

Đây cũng là thời điểm mà ngân hàng ANZ phải thoái hơn 103 triệu cổ phiếu STB theo kế hoạch, và người mua không ai khác hơn chính là Eximbank.

Trong khi đó, một cổ đông lớn và lâu năm khác là REE cũng phải bán hết 42 triệu cổ phiếu STB để gia cố dòng tiền, phục vụ việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nếu mua hết lượng cổ phiếu này thì bên mua sẽ nắm được hơn 145 triệu cổ phiếu, tương đương 13.53% vốn điều lệ của Sacombank.

Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng một số yếu tố bên trong cũng đã có tác động nhất định, cụ thể là sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên. SBS đã bị ảnh hưởng từ vụ việc Dược Viễn Đông (DVD) và sự tụt dốc của TTCK; trong khi SCR cũng suy yếu thấy rõ khi thị trường bất động sản đóng băng và lãi vay tăng cao.

Sau động thái công bố rộng rãi việc đã “gom” được đến hơn 51% cổ phần có quyền biểu quyết, thông tin gây tò mò là ai đang thực sự là chủ sở hữu số cổ phần này và ủng hộ Eximbank.
 
Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty



Bà Phượng là con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
Trên trang web chính thức của ngân hàng, ở mục ‘Cơ cấu tổ chức’, tên bà Phượng được đặt ở vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng.

Như vậy là chỉ sau hơn ba tháng kể từ khi bà Phượng bước chân vào Hội đồng quản trị của ngân hàng Bản Việt, bà đã trở thành lãnh đạo cao nhất của ngân hàng hiện có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng này.



Người tiền nhiệm ở vị trí chủ tịch, ông Đỗ Duy Hưng, hiện giữ vị trí tổng giám đốc ngân hàng.
Như vậy với cương vị mới này, người phụ nữ vừa qua tuổi 30 tuổi đã nắm giữ vị trí cao nhất ở cả bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính – tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).
Quá trình thăng tiến của bà Nguyễn Thanh Phượng ở Ngân hàng Bản Việt diễn ra hết sức thuận lợi và chóng vánh.
Tiền thân của Ngân hàng Bản Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, hay còn được gọi là Gia Định Bank.
Vào tháng Bảy năm ngoái, Ngân hàng Gia Định đã tiến hành bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/ cổ phiếu để tăng thêm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ, từ 2.000 thành 3.000 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán Bản Việt của bà Phượng lúc đó nắm vai trò tư vấn cho đợt phát hành cổ phiếu này.
Sau đó, đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng Gia Định được triệu tập vào ngày 3/11 năm 2011 đã thông qua ba quyết định quan trọng: tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ; đổi tên ngân hàng thành Bản Việt và bầu bổ sung bà Nguyễn Thanh Phượng vào Hội đồng quản trị.
Đến ngày 9/1 năm nay, Ngân hàng Gia Định đã chính thức thay đổi thương hiệu thành Ngân hàng Bản Việt.
Còn tại công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management) mà bà Phượng hiện cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị, tháng 11 năm ngoái, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng thông báo chấp thuận giao dịch cổ đông lớn dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu tại công ty này.
Theo đó, ông Trần Bảo Toàn đã chuyển nhượng số cổ phần của ông chiếm hơn 16% vốn điều lệ của công ty cho bà Nguyễn Thanh Phượng để bà Phượng nắm đến hơn 43% cổ phần của công ty này.
Sau khi chuyển nhượng, ông Toàn đã không còn nắm cổ phần nào còn bà Phượng nắm gần 6,5 triệu cổ phần của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt hiện có vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán Bản Việt của bà Phượng cũng đã leo từ vị trí thứ tám trong nửa đầu năm 2011 lên vị trí thứ tư nửa cuối năm trong số 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới giao dịch trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu do Sở giao dịch chứng khoán thành phố công bố hồi đầu năm nay.
Tuổi trẻ tài cao

Ở độ tuổi ngoài 30, bà Phượng đã đứng ngang hàng cùng các doanh nhân hàng đầu Việt Nam


Bà Phượng sinh năm 1980 tại tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng đã từng là Bí thư Tỉnh ủy. Bà theo học ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
Ngay khi vừa tốt nghiệp đại học, bà Phượng đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong suốt thời học trung học, bà Phượng liên tục làm chi đội trưởng đội thiếu niên tiền phong và bí thư đoàn thanh niên cộng sản, các tổ chức chính trị cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Bà được cho là đã có bằng thạc sỹ quản trị tài chính tại Đại học Geneva, Thụy Sỹ.
Bên cạnh chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị tại bốn công ty kể trên, bà Phương hiện cũng đang theo đuổi chương trình nghiên cứu sinh của Học viện công nghệ châu Á AIT.
Năm 2008, lúc 28 tuổi, bà Phượng đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội.
Tin bà Phượng trở thành chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt đã được báo mạng Dân trí đưa và được báo Người lao động dẫn lại.
Báo Dân trí đưa tên bà Phượng lên tiêu đề theo hướng bà là một nhân vật nổi tiếng ai cũng biết: ‘Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch Viet Capital Bank’.
Tuy nhiên, trong bản tin này, Dân trí không hề nhắc đến việc bà Phượng là con gái của Thủ tướng Dũng.
Việc báo chí đưa tin về chức vụ của bà Phượng là trường hợp hiếm hoi trên báo chí chính thống của Việt Nam vốn it́ khi đưa tin bổ nhiệm hay nhậm chức ở các các tập đoàn, các công ty.
Ngoài bà Phượng không tham gia bộ máy nhà nước, hai người anh em của bà đều có vị trí trong chính quyền hiện nay.
Anh trai bà, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sỹ ở Mỹ. Ông Nghị được bầu làm ủy viên trung ương Đảng dự khuyết và được cha bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Xây dựng vào cuối năm ngoái.
Em út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, theo học kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary cũng ở Mỹ. Hiện ông Triết đang làm việc tại Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Phu quân của bà Phượng cũng là một nhân vật tiếng tăm trong giới tài chính Việt Nam: ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam – một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin – kể từ năm 2003.
Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008
Ông Bảo Hoàng, hay còn được gọi là Henry Nguyễn, là con trai của một gia đình quan chức của Việt Nam Cộng hòa chạy sang Mỹ vào năm 1975. Ông lớn lên ở Mỹ và có bằng văn chương của Đại học Harvard.
Từng có quốc tịch Mỹ nhưng hiện nay ông Hoàng mang quốc tịch Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Lao động, bà Phượng nói bà không phủ nhận những lợi thế xuất thân của mình nhưng cũng cho biết điều đó đã gây rất nhiều áp lực cho bà và thành công của bà là do bà tự đứng trên đôi chân của mình.
 
vô đây em thì thầm vô tai anh chị tin này nè , chị P nói là .... cái đó đang lên ,múc nhanh

Giá cà phê tăng: Liệu ai đó lỡ đò?

Đã từ mươi ngày qua, giá cà phê robusta trên thị trường kỳ hạn NYSE Liffe (TTKH) nhảy như con ngựa bất kham. Chỉ đến hôm qua, phiên giao dịch cuối cùng trong tuần, giá đóng cửa mới tạm thời dịu lại.


Giá tăng, đầu cơ hưởng lợi muôn phần
Với tin Việt Nam chỉ xuất khẩu chừng 112 ngàn tấn cà phê trong tháng 1-2012, đồng thời lượng tồn kho đạt chất lượng theo yêu cầu của TTKH NYSE Liffe tiếp tục giảm chỉ còn chừng 220 ngàn tấn từ đỉnh cao 420 ngàn tấn, xuống mức thấp hơn lượng tồn kho cách đây một năm, các tay đầu cơ thấy thông tin đã khá thuận lợi và bắt đầu thực hiện đợt “vắt giá”.
Với TTKH NYSE Liffe, các tháng giao hàng được chọn là các tháng lẻ trong năm. Nên, hiện nay, tháng 3 là tháng giao hàng gần nhất cho các hợp đồng kỳ hạn (futures contracts). Còn tháng 5 lại trở thành tháng giao dịch chính cho các hoạt động kinh doanh khác như các hợp đồng giao sau (forward contracts).
Nếu như hiện nay, hầu hết các nhà kinh doanh hàng thực đều đã giao dịch mua bán với nhau dựa trên cơ sở giá tháng 5 của TTKH, thì các tay đầu cơ và môi giới dùng sức mạnh đồng tiền để đấu nhau thông qua các hợp đồng kỳ hạn. Chính vì thế mà nhiều nhà xuất nhập khẩu đã mất cơ hội ngàn vàng để kiếm tiền vì họ đã bị xếp “ngoài luồng”.
Trên bảng tổng sắp giá hàng ngày của TTKH, thường thường, giá tháng sau đều cao hơn tháng trước chừng từ 20-25 đô la/tấn. Mức chênh lệch này thường được hiểu để các nhà giao dịch trả các loại chi phí tài chính, kho bãi, hao hụt…cho lượng hàng giao xa hơn. Thế mà, trong đợt vừa qua, khi nhận được tin lượng hàng lưu chuyển giảm, giá tháng giao hàng gần nhất tức tháng 3-2012 đã được đầu cơ nhanh tay “vắt” để có giá tháng gần nhất này tăng cao hơn nhiều so với các tháng giao dịch sau.
Ngay trước ngày thực hiện vắt giá, tức ngày 8-2-2012, tại thời điểm đóng cửa, giá tháng 3 còn thấp hơn giá tháng 5 là 12 đô la/tấn chốt mức 1.878 đô la, thì đến ngày thứ Năm tuần này đã vọt lên mức 2.167 đô la, tăng 289 đô la/tấn. Có lúc, giá tháng 3 đã cao hơn giá tháng 5 trên 200 đô la/tấn.
Với mức cách biệt 200 đô la/tấn, người không hiểu mạch thị trường sẽ cho rằng thế giới trong những ngày tới thiếu cà phê “kinh khủng”. Nhưng, “thấy vậy mà không phải vậy”. Tuyệt đại bộ phận giao dịch tháng 3-2012 đều năm trong khuôn khổ của các hợp đồng kỳ hạn. Hầu như, nó chỉ dành cho một vài người có chân giao dịch trên sàn đấu đá nhau siết giá kiếm lời. Đợt vắt giá này chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả tốt xấu lẫn lộn mà xấu sẽ lấn át tốt cho thị trường hàng thực và xuất khẩu của nhiều quốc gia sau này.
Tuy không sôi động và dũng mãnh như giá tháng giao hàng, giá tháng 5-2012 cũng được nương theo và tăng dần. Giá đóng cửa TTKH cơ sở tháng 5-2012 ngày 8-2 ở mức 1.890 đô la thì đến ngày 16-2 vọt lên 2.039 đô la, tăng 149 đô la/tấn. Rất tiếc phiên giao dịch cuối tuần khuya hôm qua, giá đã quay đầu về mức 1.994 đô la, mất 45 đô la so với giá đóng cửa ngày trước đó. Như vậy, qua đợt vắt giá này, giá tháng giao dịch chính chỉ tăng chừng 100 đô la.
Giá tăng: nông dân thở phào
Giá tăng, nông dân cà phê nước ta thở phào nhẹ nhõm. Giá nội địa mươi ngày trước đây chỉ quanh mức 37.000 đồng/kg thì đến hôm qua trước khi TTKH mở cửa đã tăng quanh mức 40.000 đồng. Đêm qua, giá kỳ hạn sụp, cuối tuần giá robusta nội địa chỉ quanh mức 39.000 đồng/kg.
Theo nhận định của một nhà phân tích thị trường, giá kỳ hạn giảm hôm qua không chỉ là một đợt chỉnh giá xuống bình thường sau một đợt giá tăng căng, mà còn có sức bán ra khá mạnh từ các nước sản xuất. Thực vậy, một số nhà xuất khẩu đã mua được mức 40.000 đồng/kg và thực hiện chốt giá bảo vệ (hedging) ngay trong ngày đã làm giá TTKH cuối tuần giảm.
Trong khi đó, giá xuất khẩu robusta loại 2, 5% đen vỡ vẫn được các nhà xuất khẩu Việt Nam chào dè dặt với mức trừ 20/30 đô la/tấn FOB dưới giá tháng 5 Liffe cho giao hàng tháng 3 và tháng 4. Lượng chào bán ra không nhiều. Chưa biết đây đây là điều tốt hay xấu. Trong khi đó, thông tin từ một vài nhà kinh doanh cho rằng họ đã mua được hàng cùng loại tại Indonesia với mức trừ 40/50 đô la/tấn. Rất có thể các nhà xuất khẩu Indonesia tranh thủ đợt giá tăng này để bán phòng hờ “nhỡ sợ giá xuống sâu lại thì sao”.
Nên bán hay nên găm hàng?
Dù sao, giá tăng, nông dân vẫn thấy khá nhẹ nhõm vì phải vào đợt tưới tắm và rồi bón phân dưỡng cây dưỡng trái ngay từ thời điểm này. Họ đang cần tiền và phải bán ra một lượng nhất định để tái đầu tư vườn cây của mình. Đây chính là dịp tốt và nhiều người tỏ ra vui sướng được hưởng. Mức chênh lệch của tháng bị vắt và tháng giao dịch chính (tháng 5) đến sáng nay chỉ còn 100 đô la. Chưa ai dám nói rằng hiện nay màn vắt giá của các tay đầu cơ đã đóng.
Song, dù sao, phải nói rằng dịp tăng giá vừa qua, tuy hoàn toàn do yếu tố đầu cơ, là một cơ hội rất tốt cho ta bán bớt hàng ra tranh thủ lúc thị trường “mùa nước nổi”. Thiết nghĩ, rủ nhau giữ lại hàng sẽ tạo nhiều khó khăn cho giá và thị trường sau này. Đáng ra, “khi nào đầu cơ múa, thì hàng cà phê của ta tìm cách nhảy”, theo cách nói của một nhà phân tích thị trường trong dịp vắt này. Và e đó cũng là cách tốt nhất để vừa tranh thủ được bán giá cao, vừa giảm áp lực tồn kho lớn để giữ được giá cao lâu dài mà khách hàng không coi mình quá “chảnh” để tìm bạn hàng khác. Mong sao sẽ còn chuyến đò khác nếu như dịp này ai đã lỡ.
Trong dịp này, để giảm hoạt động đầu cơ tạo giá vắt như trường hợp mấy ngày qua, lãnh đạo TTKH NYSE Liffe đã đưa ra bản thăm dò lượng giao hàng tối đa với mức đề nghị 7.500 hợp đồng tức 75.000 tấn cho những người tham gia TTKH này.
Có thể đây chính là mốc bắt đầu cho đầu cơ bớt tự tung tự tác và phải rút vốn dần khỏi thị trường. Trước đây, tại TTKH arabica Ice New York cũng đã thực hiện các điều lệ tương tự. Và đầu cơ giảm vốn dần đưa lại giá TTKH Ice giảm từ bấy đấn nay.
Dự kiến sau khi thăm dò, đến tháng 11-2012 này điều lệ này sẽ được áp dụng. Cũng có thể vì các điều lệ này mà giá về lâu về dài sẽ khựng lại, ngoài yếu tố cung - cầu.
Nguyễn Quang Bình


chị ấy nói cái đó lá con BRC đó
nó sẽ lên như giá vàng hay giá dầu ... big boys và chị P thích nó lắm.. nhanh tay lên

thì thầm thì thầm thôi nghen
 
Thà rằng ăn 10% với xác suất thắng 90% còn hơn ăn 20% mà xác suất thắng chỉ 10%. Cách chơi đó giúp tôi mấy năm qua luôn có lãi trong cái thị trường khó lường này.
 
Khối lượng giao dịch hôm nay mà bằng hoặc hơn hôm qua là dấu hiệu tốt, dân lướt sóng hôm hay có lẽ chốt khá nhiều nhưng họ sẽ vào lại rất nhanh
 
Eximbank kiểu gì cũng thắng Sacombank

HOSE và Sacombank cho rằng danh sách cổ đông chưa chốt nên chưa nói được gì: Điều này là đúng

Thời gian nắm giữ cổ phiếu phải 6 tháng trở lên mới được ứng cử vào HĐQT và BKS, cũng như triệu tập ĐHĐCĐ: cũng đúng so với quy định của LDN và Điều lệ Sacombank

Nhưng kiểu gì Eximbank cũng thắng:

- Đến nay có một số cổ phần mà Eximbank chưa đủ 6 tháng nhưng có một số đã đủ.
- Eximbank chỉ cần không đến họp ĐHĐCĐ hai lần là đủ 6 tháng thôi vì emximbank không dự họp thì cuộc họp không họp được
 
Gần 1400 tỉ rút ra chực chở, áp lực bán trong những phiên sau nhẹ đi đáng kể. Một cái kết không tồi cho phiên hôm nay.
 
Con gái ông 3 D nắm trọn 4 công ty


Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, vừa chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank)

Nguyễn Thanh Phượng (bên trái), con gái ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ký tên vào tấm áo thun khổng lồ hưởng ứng chiến dịch gây quỹ giúp trẻ em VN hở hàm ếch. Bà Phượng bây giờ nắm trọn 4 công ty có tiếng tại Việt Nam. (Hình: VietCapital)

Bản tin của Ngân hàng Bản Việt phổ biến ngày 19 tháng 2, 2012 loan báo thành phần nhân sự mới của Hội Ðồng Quản Trị (HÐQT) cũng như Ban Giám Ðốc điều hành, cho biết như vậy.

Bình thường, chuyện thay đổi nhân sự, chuyển nhượng tài sản hay mua qua bán lại của một công ty tư nhân thường chỉ thấy trong các tờ báo tài chính chuyên môn. Nhưng cái tin bà Nguyễn Thanh Phượng, 31 tuổi, trở thành chủ tịch HÐQT của một ngân hàng chỉ đáng chú hơn hẳn khi người ta biết bà là con gái ông Nguyễn Tấn Dũng.

Báo Dân Trí và một hai tờ báo khác loan tin này không đề cập đến chi tiết bà là con ông thủ tướng.

Khi lên làm chủ tịch HÐQT của ngân hàng Bản Việt, như vậy, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt (tức Viet Capital) gồm cả công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt, công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.

Ngân hàng Bản Việt vốn là Ngân hàng Gia Ðịnh được đổi tên sau khi bà Phượng mua lại một lượng đáng kể cổ phần của ngân hàng này rồi trở thành thành viên Hội Ðồng Quản Trị mới hồi đầu tháng 11 năm ngoái cùng với việc ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 2,000 tỉ đồng lên thành 3,000 tỉ đồng (tương đương 150 triệu đô la).

Với cổ phần áp đảo và cầm đầu 4 ngành kinh doanh tài chính khác nhau, bà Phượng là người trẻ tuổi và hiếm hoi gom trong tay nhiều quyền hành nhất trong lãnh vực kinh doanh tư nhân tại Việt Nam. Không biết trên thế giới được mấy người con gái thủ tướng như thế.

Bà Phượng từng nhìn nhận trong một cuộc phỏng vấn của báo Người Lao Ðộng trước đây rằng là con gái của một ông thủ tướng đương quyền, có nhiều cái lợi thế.

Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng thêm 1,000 tỉ đồng vốn điều lệ. Công ty chứng khoán Bản Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu. Không thấy tin nào cho biết bà mua bao nhiêu cổ phần vào dịp này.

Theo bản tin ngày 15 tháng 11, 2011 của VinaCapital, ngày 8 tháng 11, 2011, ông Trần Bảo Toàn bán cho bà Phượng 2,430,000 cổ phần (16.2% vốn điều lệ) của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt cho bà Nguyễn Thanh Phượng. Từ đây, bà Phượng nắm tổng cộng 43.25% vốn điều lệ của công ty với tổng cộng 6,480,000 cổ phần. Trước đó bà chỉ giữ 27% cổ phần.

Nguyễn Bảo Hoàng, chồng của bà Phượng, là tổng giám đốc của quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam, một quỹ đầu tư vào lãnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam từ năm 2003.

Khác với người anh (Nguyễn Thanh Nghị) và người em (Nguyễn Minh Triết) theo cha đi vào chính trị, bà Phượng tuy cũng là đảng viên đảng CSVN lại đi vào con đường tài chính, lợi dụng kiến thức đã được học ở đại học về ngành này.

Năm 2006, bà Phượng đã làm giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị số vốn đầu tư $112 triệu USD của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, khi mới có 25 tuổi. Ðến tháng 11 của năm này làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Assets Management) quản trị số vốn đầu tư tài chính hàng trăm tỉ đồng của các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Trong bản công điện của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick gửi từ Sài Gòn về Hoa Thịnh Ðốn đưa ra nhận xét lý do tại sao người ta giao những số tiền rất lớn vào tay một cô gái rất trẻ, không có bao nhiêu kinh nghiệm?

“Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin.” Ông Winnick viết trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006 được Wikileaks tiết lộ.

Bản báo cáo thường niên công bố trên web của Ngân hàng Bản Việt chỉ thấy công bố đến năm 2010 tức khi còn là Ngân hàng Gia Ðịnh. Vốn điều lệ là 2,000 tỉ đồng, tổng tài sản 8,255.4 tỉ đồng, tiền khách hàng gửi 3,181.3 tỉ đồng, cho vay 3,626 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 56.6 tỉ đồng.

Bây giờ, ngân hàng nằm trong tay cô con gái của thủ tướng, nó có nhiều cơ hội ăn trùm thiên hạ
 
Sóng vĩ mô đừng có lo phân phối. 3 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ đủ để khẳng định uptrend.
 
Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất , xăng thì bồ tài chính giảm thuế đẩ ko tăng giá bình ổm lạm phát. 2Điều này thì có mong chứng khoán giảm cũng ko giảm dc .
 
lượng cầu tiềm năng sẽ rất lớn đây...

Khi không còn ai bán, khi xu thế đã hình thành rồi thì khối lượng sẽ khan dần, 250 triệu và hơn nữa lượng cầu tiềm năng này sẽ ráo riết lùng sục cổ phiếu để mua, mà hàng tốt thì ko ai bán
 
4 “đại gia” VN30 chậm công bố BCTC hợp nhất quý 4/2011
(Vietstock) – Ngày 20/02 là hạn chót công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2011 nhưng tính đến hết ngày 21/02 vẫn có đến 90 doanh nghiệp chưa công bố. Đáng chú ý danh sách này có 4 công ty nằm trong rổ VN30.

* Tải tài liệu: Báo cáo tài chính quý 4/2011

4 “đại gia” này chủ yếu hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng, đó là ITA, OGC, SJS và STB.
 
Thị trường giao dịch lình xình ngay đầu phiên, các chỉ số chỉ liên tục xoay quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên về cuối phiên, lực mua gia tăng mạnh đặc biệt tập trung vào các mã đầu cơ như BRC,PVX, HBB, VND, VCG…vv đã giúp thị trường gia tốc tăng điểm.

Khối lượng giao dịch tăng vọt bên HNX chủ yếu tập trung vào các mã như đề cập ở trên. Thị trường có diễn biến tích cực trở lại sau khi Agribank tiếp tục hạ lãi suất cho vay ngày hôm qua, dòng tiền đầu cơ lại tiếp tục đổ mạnh vào thị trường. Ngoài ra lượng mua ròng của nước ngoài vẫn được giữ vững kể từ đầu đợt tăng giá đến nay, cũng cho thấy họ kỳ vọng rất lớn vào chính sách phát triển kinh tế của việt nam trong thời gian tới.
 
http://www.stox.vn/News/hai-doi-tuon...sacombank.html

Trước Eximbank, phó chủ tịch một ngân hàng TMCP đã đến làm việc với chúng tôi. Ông này cho biết ngân hàng ông đang sở hữu 4,8% cổ phần Sacombank và ông được uỷ quyền đại diện cho hơn 51% cổ đông Sacombank. Nay Eximbank cũng nói được uỷ quyền đại diện cho hơn 51% cổ đông. Chúng tôi không biết tin ai. Vì thế chúng tôi đợi ngày chốt danh sách cổ đông, chờ trung tâm lưu ký công bố chính thức thì mới biết ai là cổ đông.

Theo mình biết thì đây là Ngân Hàng Phương Nam của anh TB, chuyện gì đang xảy ra , hay đây là màn kịch của anh Thành

***********************************
phía sau Eximbank là những cổ đông nào?

- Hiện nay, Eximbank đang nắm giữ 9,73%, NH Phương Nam nắm giữ 4,8% vốn điều lệ của Sacombank, số liệu còn lại trong tỉ lệ 51% nêu trên chưa được chứng thực.

Tại sao trong lúc này bên anh thành bán 2.8tr CP ?

**************************************

chắc chắn sẽ có những gương mặt mới trong Đại hội cổ đông Sacombank tổ chức vào tháng 4 tới. Vì đối tượng đi thâu tóm là một liên minh chứ không phải cá nhân, nên câu hỏi đặt ra bây giờ là họ sẽ phân chia quyền lợi như thế nào? Có thống nhất được với nhau không hay cũng sẽ có một cuộc chiến trong chính liên minh này?

Với tỉ lệ cổ phiếu hiện tại, ông Thành vẫn có thể ngồi trong Hội đồng Quản trị và tìm cách xoay chuyển cục diện. Ngày 14.2.2012, Sacombank cho biết trong năm nay sẽ tăng 17% vốn điều lệ, lên hơn 11.700 tỉ đồng. Đây có thể là một nước cờ mới của ông Thành để bảo vệ Sacombank.

******************************************
 
Back
Top