Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

BVH tăng trần, Vn-Index vượt 400 điểm


Lực đẩy của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp cả 2 sàn duy trì sắc xanh từ đầu phiên. MBB thỏa thuận 4,1 triệu cổ phiếu, Vn-Index vượt 400 điểm, lên cao nhất tuần.

Sắc xanh phủ kín thị trường khi có tới gần 200 mã tăng điểm trong phiên sáng nay. Trừ VIC giảm nhẹ 1.000 đồng mỗi đơn vị, các cổ phiếu lớn khác như MSN, VNM, VCB, EIB duy trì tăng điểm từ những phút đầu phiên, BVH lên kịch trần. STB kết thúc chuỗi 4 phiên giảm sàn liên tiếp, tăng 300 đồng một đơn vị. Vn-Index kết thúc đợt 2 vượt 400 điểm, trong khi VN30 tiến sát mốc 450 điểm.

Lượng mua bán tập trung ở các mã blue-chip, đặc biệt là các cổ phiếu thuộc nhóm VN30. MBB giao dịch thỏa thuận đạt 4,1 triệu cổ phiếu tại mức giá 13.000 đồng một cổ phiếu, bằng 60% thị giá của mã này trong ngày giao dịch chính thức. ITA thỏa thuận 3,3 triệu đơn vị, trong khi lượng khớp lệnh trên sàn đạt 3,2 triệu cổ phiếu, khối ngoại mua ròng gần 2 triệu. Mã này cũng dẫn đầu giao dịch trên sàn HOSE với 6,4 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm giúp Vn-Index lên cao nhất tuần, vượt 400 điểm. Ảnh minh họa.
Cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm giúp Vn-Index lên cao nhất tuần, vượt 400 điểm. Ảnh minh họa.

Có tới 26/30 mã cố phiếu thuộc VN30 tăng điểm, trong đó, HVG, ITA, IJC, OGC, BVH, PVF tăng trần. Dư mua trần của các mã này lên tới gần 500.000 đơn vị trong khi không có lực bán tương ứng. VN30 vượt 450 điểm trong khi VN-Index tăng gần 7 điểm, chốt phiên tại 403,30 điểm.
 
Khi ‘đại gia’ nợ như Chúa Chổm


Trong khi các ngân hàng thương mại đang lo “sốt vó” về tỷ lệ nợ xấu thì trên thị trường lại xuất hiện ngày càng nhiều “đại gia” mất khả năng thanh toán.
Một tầng lớp kinh doanh thành đạt từng được mệnh danh là “cỗ máy hái tiền” được công chúng ngưỡng mộ đã bắt đầu “ngấm đòn” lãi suất và rơi vào vòng xoáy của nợ nần.
>Các ngân hàng không thể tiếp tục 'bóp cổ' doanh nghiệp
>Cần quy định khung lãi suất cho vay đối với ngân hàng
Mọi việc bắt đầu sau “thắng lợi” WTO vào năm 2006. Từ năm 2007 đến 2008, các ngân hàng thương mại được thành lập ào ạt với sự tham gia chưa từng có của các tập đoàn kinh tế. Hàng chục tổ chức tín dụng mới thành lập nhằm huy động nguồn vốn của xã hội để đầu tư phát triển kinh tế.

Thế nhưng, thay vì tập trung vào lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ, các ngân hàng đua nhau đầu tư vào một thứ dễ sinh lợi nhất là bất động sản và chứng khoán.

Bởi thế sau những lần “sốt” đất và chứng khoán, một số doanh nghiệp đã bất ngờ giàu lên không phải bằng ngành nghề kinh doanh chính của mình mà bằng các cơn sóng dữ dội từ nhà đất và cổ phiếu. Các “đại gia” trẻ tuổi ra đời trong bối cảnh đó và trở nên giàu có bất thường.

Trào lưu vay tiền ngân hàng để đầu cơ nhà đất và chơi chứng khoán trở thành một hiện tượng “cộng sinh” giữa các nhà băng và doanh nghiệp. Ban đầu, người ta vay để sản xuất hàng hóa, buôn bán, tiêu dùng cần thiết cho sinh hoạt gia đình.

Thời kỳ hoàng kim của thị trường chứng khoán và cơn sốt bất động sản năm 2007 đã làm cho các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh “mờ mắt” và xa rời ngành nghề ban đầu. Họ dốc toàn bộ nguồn vốn tự có và vay ngân hàng để lao vào “cuộc chơi” không có điểm dừng.

Với tỉ suất lợi nhuận đạt kỷ lục ở tất cả mọi thời điểm, một tầng lớp trẻ tuổi giàu có xuất hiện, đình đám với những cơ sở sản xuất kinh doanh hoành tráng. Họ sắm biệt thự, siêu xe và vung tiền qua cửa sổ kiểu “công tử Bạc Liêu”.

Vỏ bọc nhung lụa bên ngoài cùng với số tài sản kếch sù khiến mọi người phải giật mình. Câu chuyện “tuổi trẻ tài cao” trong kinh doanh, tốc độ làm giàu đến chóng mặt của một số “đại gia” đã để lại sự trầm trồ, thán phục và ngạc nhiên trong mắt mọi người.

Lãi suất cao làm thị trường bất động sản đóng băng, đây chính là nguyên nhân khiến các
Lãi suất cao làm thị trường bất động sản đóng băng, đây chính là nguyên nhân khiến nhiều "đại gia" vỡ nợ. Ảnh minh họa
Thế nhưng đó chỉ là bề nổi của những tảng băng chìm.

Phần lớn tài sản được thiên hạ chứng kiến của các “đại gia” này hình thành từ nguồn vốn vay ngân hàng.

Nói một cách khác, vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn của người dân được tập trung cho một số doanh nghiệp “máu mặt” với những dự án bất động sản hàng ngàn tỷ đồng được chứng minh bằng dòng tiền thu vào trên 10 năm.

Bởi thế, tình trạng kém hoặc mất thanh khoản tại các ngân hàng đã xảy ra triền miên, đến nay vẫn chưa có “thuốc đặc trị”.

Năm 2011, mặt bằng lãi suất cho vay lên đỉnh điểm 24-25% đã đẩy các dự án này vào bước đường cùng. Hiện tượng mất khả năng thanh toán đã manh nha xuất hiện khi số nợ vay ở mức hàng trăm tỷ đồng.

Không có một tỷ suất lợi nhuận của ngành kinh tế nào (trừ việc buôn heroin) có thể đương đầu với bài toán lãi vay lúc bấy giờ. Ngay từ thời điểm hiện nay, với lãi suất 19%/năm, nếu vay ngân hàng từ 700 đến 1.000 tỷ đồng, người đi vay phải trả tiền lãi mỗi tháng từ 11 đến 16 tỷ đồng!

Bất động sản đóng băng, chứng khoán sụt giảm. Cho dù gượng lại mấy phiên gần đây, các nhà đầu tư cũng không thể nào gánh được số lãi vay đang cao “ngất ngưỡng”. “Nợ nuôi nợ” là cách nói của một số người trong giới ngân hàng khi phải đối mặt với các doanh nghiệp mất thanh khoản.

Để trốn tránh nợ xấu phát sinh, các “đại gia” tìm mọi cách đảo nợ, vay mới trả cũ. Cách làm đó đã đẩy một số doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Và như thế, các vụ vỡ nợ hàng trăm tỉ đồng của những “đại gia” đã xảy ra như mọi người trông thấy. Một đặc điểm chung của các “đại gia” này là trẻ tuổi, tham lam và liều lĩnh.

Mọi sự vỡ nợ đều có nguyên nhân. Một doanh nghiệp thành đạt thường phát triển trên nền móng tài chính vững chắc và cân đối. Tất cả đều được tính toán cẩn thận với tỉ lệ huy động vốn hợp lý.

Hệ số nợ (tổng nợ / tổng tài sản) của một số doanh nghiệp trong thời gian qua cao từng thấy, thậm chí có vài doanh nghiệp đi vay tiền nhưng không có một đồng vốn tự có nào để “dắt lưng”.

Điều này chứng tỏ rằng, tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp không những không được cải thiện mà ngày càng lún sâu và không có lối thoát. Người ta ví rằng, ngân hàng và doanh nghiệp đang ngồi chung trên một chiếc thuyền băng qua thác dữ, nếu không cứu doanh nghiệp, cả hai sẽ chết chìm.

Có rất nhiều chiếc thuyền kiểu như vậy trong giai đoạn hiện nay. Khi ngân hàng cho ai vay 1 đồng, ngân hàng sẽ là chủ nợ, thế nhưng khi ngân hàng cho ai đó vay hàng ngàn tỷ đồng, họ sẽ biến ngân hàng thành con nợ trong tương lai.

Lối kinh doanh chụp giật, tay không bắt giặc, vay tiền vô tội vạ, không có khả năng thanh toán sớm muộn gì cũng sẽ “lộ hàng”. Các cơ quan Pháp luật sẽ không bao giờ dung thứ cho các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các “đại gia Chúa Chổm”.

Đó là cái chết được báo trước của “bầy thiên nga đen” và cũng là bài học không bao giờ cũ cho tất cả mọi người.
 
vì sao ai hiểu vì sao ?

SSI: Lãi hợp nhất chỉ đạt 24% kế hoạch
(Vietstock) - CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) công bố báo cáo tài chính hợp nhất với lợi nhuận trước thuế cả năm chỉ đạt 24% kế hoạch.
Quý 4, SSI đạt 161.8 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế hơn 96.5 tỷ đồng, so với cùng kỳ hai chỉ tiêu này lần lượt giảm 50% và 20%.

Kỳ này, hoạt động khác góp nhiều nhất với 92 tỷ đồng doanh thu, tiếp đến là đầu tư chứng khoán chiếm 44 tỷ đồng, hoạt động môi giới góp 19.6 tỷ đồng, còn lại là hoạt động tư vấn và lưu ký với 2.7 tỷ đồng và 1.3 tỷ đồng.

Trong kỳ, SSI trích lập 87 tỷ đồng dự phòng chứng khoán. Các công ty liên kết mang về cho SSI khoản lợi nhuận 21.5 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm, doanh thu của SSI đạt 848 tỷ đồng, giảm 43% so năm 2010 và bằng 71% kế hoạch (1,195 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế 126.6 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch (525 tỷ đồng). Lãi sau thuế 79 tỷ đồng, giảm 88% so năm trước.

Tính đến 31/12/2011, tiền và các khoản tương đương tiền của SSI giảm từ 2,969 tỷ đồng hồi đầu kỳ xuống còn 1,945 tỷ đồng. Trong đó có 729 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và hơn 1,215 tỷ đồng các khoản tương đương tiền.


bởi vì .....

Tài Vận:
Năm nay Tài Vạn bình bình, người theo thương nghiệp khó có cơ hội kinh doanh mới, không nên tiến hành đầu tư quy mô, tất cả nên cẩn thận, tất cả đều không nên mạo hiểm, nên giữ vững bổn phận, giữ được như cũ là hơn. Thêm năm nay có Thiên Cẩu, Điếu Khách bay vào, nên ra ngoài du lịch, thăm thân cẩn thận đề phòng tổn thương, tránh phá tài thất lợi.


nói túm lại là ngày thứ hai - bán ngay ssi
 
Ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh cho vay



TT - Ông Nguyễn Phước Thanh, tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, cho biết vừa ký quyết định giảm lãi suất cho vay, áp dụng từ ngày 15-2. Theo đó lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ 15-16%/năm, cho vay cá nhân từ 17-18%/năm, tùy đối tượng.

Trong khi đó, Ngân hàng ACB triển khai chương trình “Tín dụng ưu đãi lãi suất” dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với quy mô 100 triệu USD. Đối tượng là doanh nghiệp các ngành như gạo, thủy sản, điều, xăng dầu, nhựa, sắt thép... có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để làm hàng xuất khẩu hoặc để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.

Bên cạnh lãi suất ưu đãi, ngân hàng áp dụng tỉ lệ tài trợ cao; không cần tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp có uy tín...

Ngân hàng SHB cũng cho biết sẽ có chính sách ưu đãi cho đối tượng khách hàng xuất khẩu, đồng thời đang xin cho vay tạm trữ gạo với lãi suất ưu đãi.

Do hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 khá thấp nên nhiều ngân hàng đã phải “chắt chiu” hơn trong việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ, trong đó ưu tiên trước hết là những ngành không gây nợ quá hạn, vòng quay vốn nhanh, suất sinh lời cao.
 
dòng tiền tôi thấy dòng tiền không tăng mạnh mẽ

chỉ số RT cũng chỉ nhích rất nhẹ so với hôm 16.2.2012, chứng tỏ mức độ hào hứng với tt của NDT đã không còn.

sự tăng trưởng chỉ tập trung một số cổ phiếu nóng được NDT và đầu cơ quan tâm, còn lại đều lình xình và đi xuống, cho nên việc tham gia thị trường và mua đuổi là không cần thiết, chỉ số HNX sẽ không vượt 64 cần hết sức lưu ý tại điểm này, nếu tt giảm tại mốc đó có thể bán tòan bộ cổ phiếu vì đã tạo mô hình 2 đỉnh.

Ai có lãi nên chốt tại vùng giá tốt này
 
Kinh Tế Hoa Kỳ và Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA

...nếu Trung Quốc cũng tôn trọng quy luật tự do thì giờ này đồng Nguyên phải tăng thêm ít ra 300%...

Bên lề chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người có triển vọng lãnh đạo Trung Quốc sau Đại hội khóa 18 vào cuối năm nay, dư luận thế giới và cả Việt Nam cùng lưu ý đến quan hệ khá phức tạp giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới ngày nay. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh tế qua cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Phó Chủ tịch Trung Quốc là ông Tập Cận Bình thăm viếng Hoa Kỳ từ hôm 14 đến 17. Là người có thể lên lãnh đạo Trung Quốc sau Đại hội 18 năm nay trong ba chức vụ lần lượt là Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước rồi Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình có thể bắc cầu giao tế với lãnh đạo Hoa Kỳ nhưng cũng đặt nền móng thảo luận về mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Trong mối quan hệ đó, dư luận quốc tế tất nhiên chú ý đến hồ sơ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông phân tích hồ sơ này cho quý thính giả của chúng ta.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Giữa nền kinh tế vừa lên tới ngôi vị số hai, mà cũng ở vào khúc quanh chiến lược về đường hướng phát triển sau này là Trung Quốc, và nền kinh tế thật ra vẫn lớn và mạnh nhất địa cầu là Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế đã có bước hợp tác khả quan và có lợi cho đôi bên. Nhưng quan hệ đó cũng có nhiều mâu thuẫn và thậm chí tranh chấp nên cả thế giới mới theo dõi xem hai nước sẽ giải quyết ra sao.
- Vấn đề càng đáng chú ý khi mà ngẫu nhiên năm nay sinh hoạt chính trị nội bộ có thể đưa lên một tầng lớp lãnh đạo khác của cả hai nước trong bối cảnh trì trệ của kinh tế thế giới khiến quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn và giảm bớt nhập khẩu. Song song, ta khó quên nhiều mâu thuẫn khác nằm ngoài lĩnh vực kinh tế. Nói cho gọn thì chuyến thăm viếng này của ông Tập Cận Bình là chuyện giao tiếp nhất thời trong ngắn hạn nhưng vẫn là bước quan trọng cho quan hệ dài hạn giữa hai nước ở hai bờ Thái bình dương.
Vũ Hoàng: Nói riêng về quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia thì ông cho rằng có những gì là đáng lưu ý nhất, thí dụ như chuyện tỷ giá đồng nguyên mà Hoa Kỳ cho là Bắc Kinh ấn định quá thấp nên có thể là hình thái cạnh tranh bất chính vì khiến hàng hóa Trung Quốc bán ra quá rẻ, hoặc việc Trung Quốc đòi Mỹ cho xuất khẩu nhiều hơn mặt hàng công nghệ tối tân của mình?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi xin đề nghị là ta đặt các vấn đề này vào bối cảnh rộng và phức tạp chứ mình sẽ không tự giới hạn vào vài con số về lượng giao dịch hai chiều giữa đôi bên.
- Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu đo ở sản lượng, và cũng thuộc loại giàu nhất nếu đo ở lợi tức bình quân một đầu người. Xứ này cũng có thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới nên là nơi tiếp nhận hàng xuất khẩu của các nước, nhiều nhất là từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc có nền kinh tế lớn hạng nhì thế giới nếu đo ở sản lượng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nếu đo ở lợi tức người dân.
- Dù có thị trường tiêu thụ lớn nhất địa cầu, Hoa Kỳ chủ yếu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ do chính mình sản xuất ra, chứ chỉ nhập khẩu chưa tới 12% tổng số tiêu thụ. Thành thử, hai xứ này có thể hợp tác giao thương với nhau khi đôi bên cùng có lợi, nhưng nói đến kỳ cùng thì lượng hàng nhập khẩu từ Hoa lục chỉ là số nhỏ cho Mỹ mà là nguồn lợi lớn cho Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Hình như ông đang nói đến khác biệt giữa hai nước về hai mặt thế và lực của kinh tế, nhưng hai xứ này còn có nhiều dị biệt khác nữa về quy cách làm ăn, có phải vậy không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, đó là khác biệt về thể chế kinh tế và chính trị giữa hai nước.
- Hoa Kỳ là xứ dân chủ theo kinh tế thị trường nên tư doanh và người dân có tiếng nói trong các quyết định kinh tế của quốc gia. Vì vậy, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, doanh nghiệp nào đã vào Hoa lục làm ăn thì thấy có lợi, và thực tế là có lợi lớn trong hai năm suy trầm vừa qua, nên muốn duy trì mối lợi đó và họ chỉ nêu một số vấn đề khi gặp trở ngại.
- Song song, các doanh nghiệp khác ở nhà mà phải cạnh tranh với hàng quá rẻ của Trung Quốc thì không chỉ nêu vấn đề mà còn tác động vào chính trường để gây sức ép. Kết quả là ngay trong xã hội Mỹ người ta đã thấy có những lập luận dị biệt về lợi và hại khi làm ăn với Trung Quốc.
- Ngược lại, Trung Quốc là một xứ độc tài về chính trị, theo quy luật thị trường có chọn lọc để bành trướng ảnh hưởng của khu vực nhà nước, thực tế là theo lề lối ta gọi là "tư bản nhà nước" để củng cố sức mạnh của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của một đảng độc quyền. Kết quả thì xứ này có vẻ như có chủ trương và tiếng nói thống nhất hơn Mỹ, đạt nhiều lợi ích bất chính nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở bên trong mà lãnh đạo ngày nay đã biết và muốn sửa.
- Bây giờ ta đặt vấn đề vào khung cảnh rộng và lâu dài. Trong quan hệ kinh tế, các quốc gia đều có thể khiếu nại và gây sức ép khi bị thiệt. Thí dụ như hơn 20 năm trước, Nhật Bản cũng vọt lên rất mạnh và xuất khẩu quá nhiều vào Mỹ với tỷ giá quá thấp của đồng Yen và với chiến lược gọi là xuất khẩu bằng mọi giá. Khi ấy, đôi bên phải thương thảo trong khi dư luận Mỹ thổi lên phong trào bài bác Nhật Bản. Nhưng chính các vấn đề nghiêm trọng bên trong kinh tế Nhật khiến xứ này lâm khủng hoảng từ hai chục năm nay, rồi bị Trung Quốc qua mặt vào năm ngoái. Thành thử ta nên để ý đến dị biệt giữa một xứ dân chủ như Nhật Bản và một nước độc tài như Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Nếu hiểu không lầm ý của ông thì cốt lõi của các mâu thuẫn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nằm trong sự khác biệt về thể chế chính trị nên cũng chi phối cách giải quyết những tranh chấp này? Có phải như vậy không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy và chúng ta có thể tập trung vào hai mâu thuẫn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước, thứ nhất là đồng Nguyên và thứ hai là kế hoạch "phát huy sáng tạo nội địa" mà phía Mỹ cho là một hình thức chiếm đoạt công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để lại xuất khẩu hàng công nghệ cao vào Mỹ. Mấy chuyện này thật ra còn rắc rối hơn dư luận thường nghĩ.
- Về tỷ giá hay hối suất đồng Nguyên, ta nên nhớ là một nước đang phát triển như Trung Quốc mà mở cửa buôn bán với bên ngoài, chủ yếu là với các nền kinh tế phồn thịnh mà già lão hơn của phương Tây, thì đồng bạc của họ tất nhiên lên giá theo quy luật thị trường và quy định tự do trao đổi của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Lý do là các nước phải mua đồng Nguyên để thanh toán việc nhập khẩu hàng Trung Quốc và đồng bạc mà được tự do lên giá thì sẽ phần nào cân bằng lại cán cân mậu dịch. Đó là chỉ nói về giao dịch thương mại.
- Khi kể thêm cán cân tài chính, là mua bán tài sản đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu hay địa ốc thì cũng trên nguyên tắc đồng Nguyên phải lên giá vì thiên hạ mua vào để đầu tư trong thị trường đang lên của Trung Quốc, vốn có tốc độ sinh lời cao hơn. Điều bình thường ấy cũng chẳng xảy ra.
- Chúng ta vừa nhắc đến Nhật Bản, nếu lấy cùng khởi điểm là năm 1981 với chỉ số cơ bản là 100 thì ngày nay vào năm 2011, đồng Yen Nhật thực tế đã lên đến chỉ số 250, là tăng hơn gấp đôi so với đô la Mỹ, dù kinh tế Nhật không còn sung mãn như xưa. Và nếu Trung Quốc cũng tôn trọng quy luật tự do thì giờ này đồng Nguyên phải tăng thêm ít ra 300% trong cùng giai đoạn ba chục năm từ 1981 đến 2011. Vậy mà đồng bạc này của Trung Quốc không lên mà lại xuống giá, và trị giá có phân nửa cái giá của ba chục năm trước và chỉ bằng cỡ 15-20% cái giá chính đáng của nó nếu xứ nay chấp nhận quy luật tự do như Nhật Bản.
Vũ Hoàng: Thưa ông, nhiều giới nghiên cứu Mỹ nói đồng Nguyên bị định giá quá thấp, nâng không đủ cao, dù người ta đã từng hy vọng là Bắc Kinh sẽ nâng giá đồng bạc chừng 25% so với đô la Mỹ từ năm 2005 đến nay, là chuyện chưa hề xảy ra. Nhưng ông nêu ra một con số phải gọi là "phá giá" còn cao hơn gấp bội. Thí dụ như từ 100 không lên 300 mà còn sụt nặng. Tại sao vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đấy mới là vấn đề, về nhận thức. Câu trả lời gồm có hai phần.
- Thứ nhất, vì sao đồng Nguyên không lên giá? Vì Bắc Kinh kiểm soát tỷ giá đồng bạc, đông lạnh số tiền thu vào mà không cho dân hưởng, độc quyền thu Mỹ kim về lập kho dự trữ ngoại tệ trị giá hơn ba ngàn tỷ đô la, và kiểm soát thị trường tài chính để giới hạn đầu tư.
- Phần thứ hai là vì nhận thức ngắn hạn của doanh nghiệp Mỹ nên họ không nhìn thấy xu hướng lâu dài hoặc không đối chiếu với trường hợp Nhật Bản, nó cũng phi lý như phong trào đề cao hay bài bác Nhật Bản năm xưa mà doanh nghiệp Mỹ không thấy ra là xứ này sau đó bị khủng hoảng như Trung Quốc cũng sẽ bị! Ngoài ra, có lẽ cũng nên nêu thêm một lý do tôi xin tạm gọi là "đởm lược" của chính quyền Mỹ, mà ta sẽ nói luôn khi đề cập tới hồ sơ thứ hai là quyền sở hữu trí tuệ.
 
Vũ Hoàng: Về mâu thuẫn này, giới chức Mỹ cho là Trung Quốc không triệt để bảo vệ tác quyền mà còn ào ạt xuất khẩu vào Mỹ những sản phẩm được họ sao chép lậu công nghệ của Mỹ khiến doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại và kinh tế Mỹ có thế bị mất đến hơn hai triệu việc làm. Thưa ông, câu chuyện thật thì ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa câu chuyện thật lại còn tệ hơn vậy!
- Tháng Ba năm ngoái, Bắc Kinh phê chuẩn Kế hoạch Năm năm thứ 12 với cái gọi là "chính sách công nghiệp" theo định hướng nhà nước nhắm vào bảy lĩnh vực công nghiệp chiến lược cần nuôi dưỡng. Đằng sau chủ trương này có loại kế hoạch họ gọi là "sáng tạo nội địa". Thực chất không chỉ là dung dưỡng tệ nạn ăn cắp tác quyền của xứ khác như ông vừa trình bày. Thực chất là quốc hữu hóa nghệ thuật ăn cắp đó qua chính sách tiếp nhận đầu tư! Vũ Hoàng: Ông vừa dùng chữ rất lạ và bạo, là quốc hữu hóa việc ăn cắp tác quyền. Vì sao vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chính sách tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc là đòi các doanh nghiệp về công nghệ tin học, thí dụ như Intel của Mỹ, mà muốn vào làm ăn tại Hoa lục thì phải chấp nhận cái gọi là "chuyển giao công nghệ". Đó là hình thức sang đoạt tác quyền và đánh cắp kiến năng của xứ khác để phục vụ cái gọi là "sáng tạo nội địa". Cụ thể là Intel phải liên doanh với một cơ sở quốc doanh của Trung Quốc để doanh nghiệp Trung Quốc có dịp thụ đắc sáng kiến của mình. Cũng thế, nếu hãng Google muốn làm ăn ở Trung Quốc thì phải chia sẻ công nghệ và có khi cả kỹ thuật kiểm duyệt nữa. Nhìn một cách nào đó thì ngày xưa, Trung Quốc bắt các chư hầu triều cống học giả, trí thức hay thầy thuốc để chiếm đoạt sự hiểu biết của thiên hạ, ngày nay, họ đòi doanh nghiệp ngoại quốc cũng phải làm như vậy!
Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông, ngày nay chúng ta đã bước qua thế kỷ 21, Trung Quốc không là bá chủ thiên hạ mà Hoa Kỳ cũng chẳng là một chư hầu!
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì vậy mới là chuyện đáng nói!
- Nhân chuyện đó với doanh nghiệp Mỹ, ta còn suy ra cái thế của Bắc Kinh với các nước nghèo yếu muốn bán tài nguyên cho Trung Quốc. Họ không chỉ mua mấy triệu tấn gạo còn muốn làm chủ cả ruộng lúa của người ta! Họ không chỉ khai thác bauxite hay khoáng sản mà còn muốn nắm cả chính quyền mấy xứ nghèo hèn trong tay.
- Ta đều hiểu rằng một quốc gia có sức mạnh về kinh tế và quân sự có thể hoặc mua chuộc bằng quyền lợi hoặc đe dọa về an ninh – nôm là dụ hay dọa. Ở trên, chúng ta vừa nói đến khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thể chế chính trị và kinh tế. Hoa Kỳ là xứ dân chủ theo kinh tế thị trường, cho nên việc tác động theo hai hướng tích cực hay tiêu cực đó được công khai hoá. Trung Quốc thì khác, họ dùng quyền lực của đảng và nhà nước với công cụ như luật lệ mờ ám và hệ thống doanh nghiệp nhà nước và dám làm chuyện táo tợn vì tin là nước Mỹ thiếu đởm lược!
- Khác biệt ở đây là cách lãnh đạo hai nước đánh giá những rủi ro trong quan hệ với nhau.
- Tôi thiển nghĩ rằng Hoa Kỳ cân nhắc rủi ro và không muốn gây sức ép quá mạnh. Một số người thì cho là nên cho Trung Quốc thêm thời gian chuyển tiếp, nhân khi đó doanh nghiệp Mỹ vẫn có thể kiếm tiền! Một số khác thì e là nếu ép quá mạnh Trung Quốc có thể bị nội loạn và mình rơi vào cảnh xôi hỏng bỏng không, lại còn phải đi chữa cháy cho thiên hạ. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại chẳng sợ hãi chuyện rủi ro như vậy và cho là Mỹ sẽ lùi nên cứ nhấn tới và từ nhiều năm nay rồi.
- Vào một dịp khác, ta sẽ đối chiếu ấn tượng về rủi ro của đôi bên, nhưng cũng không quên rằng Trung Quốc đang chất chứa nhiều mầm nội loạn bên trong, điển hình và ly kỳ nhất là vụ thanh trừng Giám đốc Công an kiêm Phó Thị trưởng Trùng Khánh là ông Vương Lập Quân ngay trước khi ông Tập Cận Bình qua Mỹ. Cho nên việc thay bậc đổi ngôi trong Đại hội đảng vào cuối năm thật ra không mấy êm thấm. Trong khi ấy, rủi ro của chính quyền bên này chỉ là Tổng thống Obama có thể thất cử, cho nên ông đã phải cao giọng phê phán Bắc Kinh ngay trong bài diễn văn đầu năm về Tình hình Liên bang và chắc là sẽ còn nói thẳng hơn với ông Tập Cận Bình về chuyện đó trong khi cũng biết những phân vân e ngại của lãnh đạo Bắc Kinh về chuyện nội bộ Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
 
Hà Nội Ăn và Tiêu
Vũ Thanh Bình - Lâm Hoài
TTCT - Ăn sáng bằng một tô phở 650.000 đồng, ăn tối trong một căn phòng vàng và đêm đến thì ngủ ở một khách sạn với giá 6.200 US đô la một đêm...? Hà Nội là nơi có thể thỏa mãn bất cứ ai có tiền bằng những dịch vụ đắt tiền như thế.
Trên những con phố Hà Nội chật chội, ngột ngạt vì kẹt xe, vỉa hè ngập tràn những quán vịt om sấu hay bún ốc, ít ai ngờ rằng thủ đô có những chốn “xứng danh kim tiền” đến vậy.
Ấn tượng đầu tiên về khách sạn Grand Plaza Hà Nội khánh thành mới đây trên đường Trần Duy Hưng, gần Trung tâm hội nghị quốc gia, là từ sảnh lớn cho tới nhà vệ sinh đều dát kim loại màu vàng. Khách sạn có 618 phòng khách cao cấp và phòng hạng sang cùng nhiều nhà hàng mang nhiều phong cách ẩm thực, phòng tiệc, hội nghị...

Có hai phòng tổng thống với giá cao ngất: phòng 325m2 giá 3.900 USD/đêm, còn phòng 410m2 giá 6.200 USD/đêm, tức hơn 125 triệu đồng. Kim loại màu vàng dát đầy trên các chi tiết trang trí trong phòng, theo như lời kể của ban quản lý khách sạn. Bước vào căn phòng này, sờ tay vào cái giường ngủ của “tổng thống”, ta có cảm giác như mình đang bước vào một bảo tàng kim hoàn.

Nếu đã ở phòng “tổng thống” thì sao không đi ăn tối theo kiểu “hoàng đế”, với một phòng ăn được gọi là phòng vàng tại nhà hàng Long Đình trên phố Quán Sứ? Nhà hàng này nhìn bên ngoài cũng khá bình thường, nhưng có thêm những phòng ăn đặc biệt gọi là phòng vàng, phòng bạc. Những ly tách muỗng nĩa trên bàn lấp lánh màu của kim tiền. Thực đơn của quán toàn những món với tên gọi hào nhoáng và tiền thì tất nhiên cũng... xả láng. Cô Phạm Thị Vân Anh, phụ trách PR của công ty sở hữu nhà hàng này, cho biết một bát xúp vi cá giá 72 USD, một bữa tiệc có giá ít nhất cũng 800 USD.

Anh Việt, một doanh nhân Hà Nội từng mời bạn hàng Trung Quốc đến nhà hàng Long Đình, kể: “Người ta đến đây để hưởng cảm giác yến tiệc hơn là để ăn. Hôm đó năm người, tôi phải thanh toán hết gần 2.000 đô...” - anh cười. Cung cách phục vụ như thế nào là tùy theo ý muốn của khách, nhưng theo giới thiệu của nhà hàng thì khi ngồi ở phòng vàng, thực khách được phục vụ như “hoàng đế”.

Bát phở giá bằng cả tạ thóc
Bát phở bò này có giá 650.000 đồng, bằng giá một tạ thóc nếu tính giá cao 6.500 đồng/kg. Nhưng “có người sáng nào cũng ăn, có người kéo cả gia đình ba bốn thế hệ đến thưởng thức, thanh toán tiền ăn sáng hết vài triệu đồng là chuyện bình thường” - ông Tô Lâm, tổng giám đốc khách sạn Vườn Thủ Đô kiêm ông chủ nhà hàng trong khuôn viên khách sạn, nơi duy nhất ở Hà Nội bán loại phở bò đắt khủng khiếp này, kể về khách hàng của mình. Bãi đỗ xe nhà hàng chật ních những loại xe sang trọng, đắt tiền như Porche, Lexus...
Có gì khác biệt giữa hai loại phở? Phở Sagagyu 650.000 đồng được đặt trong tô bằng sứ có mạ vàng với một cái muỗng cong, còn bát phở bò Mỹ 125.000 đồng đặt trong tô thường, muỗng thẳng. Cũng khác biệt so với phở thường nữa là ở chỗ nhân viên chỉ mang bát phở có nước dùng ra, phần thịt bò được thái mỏng bằng máy và bọc trong một đĩa riêng để khách hàng tự tay nhúng. Khi cho vào bát phở chỉ sau chốc lát thịt bò đã chuyển từ màu đỏ sang màu sẫm. Cho vào miệng nhai có cảm giác miếng thịt tan rất nhanh, mềm, đậm đà và thơm. Ngoài ra còn có loại phở Kobe giá 500.000 đồng chế biến từ thịt bò Kobe, hoặc “mềm” hơn là phở Wagyu với thịt bò Úc có giá 220.000 đồng.
Làm khách sạn hơn 20 năm, bán phở đã năm năm nhưng chỉ hơn một năm trở lại đây ông Lâm mới bán phở bò Kobe . Ban đầu ông chỉ có mong muốn đơn giản là mang đến cho khách hàng những món ăn truyền thống đậm đà hương vị xứ Bắc. Nhận thấy thị hiếu khách hàng đất Hà thành ngày càng cao, ông quyết làm một bước đột phá: bán loại phở bò thượng hạng. Không ngờ món phở bò “quý tộc” này lại thu hút nhiều khách hàng đến vậy.

Ông Tô Lâm cho biết mặc dù đắt đỏ là vậy, nhưng nhiều hôm cả ba nhà hàng của khách sạn phục vụ 150 suất ăn một lúc vẫn bị quá tải. Lượng khách thưởng thức món phở này khá phong phú nhưng theo lời ông Lâm, hầu hết là giới doanh nhân tiếp đối tác, bàn chuyện làm ăn. Khách cuối tuần thường là gia đình giàu có.
Đứng dậy cầm hóa đơn thanh toán, dù biết trước giá cả nhưng chúng tôi không khỏi “xót ruột” khi trả hơn 800.000 đồng cho hai bát phở bữa sáng. Chợt nghĩ tới hóa đơn thanh toán của những người kéo cả gia đình đến ăn sáng bằng phở bò Kobe . Giá tiền trả cho một bát phở Sagagyu có thể đủ cho một bữa tiệc 5-6 người với vịt om sấu và rượu vodka - món ăn thuộc loại thịnh hành nhất trên vỉa hè Hà Nội hiện nay.
Hà Nội còn rất nhiều thứ xa hoa khác đang phô diễn trên những “ngõ nhỏ, phố nhỏ”, từ những chiếc xe siêu sang cho đến những cửa hiệu thời trang dành cho người có thu nhập rất cao. Những thương hiệu thời trang danh tiếng nhất trên thế giới khi vào Việt Nam vẫn chọn Hà Nội là điểm đến đầu tiên. Chẳng hạn như nhãn hiệu Hermes tại Việt Nam hiện chỉ có ở Hà thành, trong một khách sạn nổi tiếng nhất tại trung tâm thành phố. Và bây giờ là khách sạn 6.200 USD/đêm, là bữa tiệc vàng...
Còn bò Kobe hay Sagagyu? Vấn đề khiến người ta ngỡ ngàng không phải ở chỗ nó là món thịt đắt nhất vì chúng vẫn được bán nhiều trong các nhà hàng khác ở Việt Nam đấy thôi, mà là chuyện nó nằm trong một tô phở - món ăn vẫn bán đầy vỉa hè ngoài kia. Chẳng đâu xa, chỉ cần bước ra khỏi Vườn Thủ Đô mấy trăm mét, ta gặp ngay một cái bàn ven đường dưới tấm vải bạt, nơi những sinh viên, công nhân đang xì xụp những tô phở 15.000-20.000 đồng nghi ngút khói.
 
VCB vừa giảm lãi vay xuống 14,5% đối với 1 số ngành nghề nhưng lại tăng lãi huy động lên 14% đối với cả time 60 tháng ( ko hiểu trong đó có đk thay đổi theo TT ko?) nếu ko có ý gì trong đó chỉ 1 câu hỏi cần hỏi? (0,5% chưa đủ chi phí hoạt động cho 1 ngân hàng nhé)
60 tháng nghĩa là 5 năm và VCB tin rằng ls huy động sẽ giữ như thế này sao? các bác nên nhớ khi TT bình thường thì chỉ huy động tầm 8%-10% các kỳ hạn và cho vay trung bình 12% nhé...thật sự là rất thắc mắc

đa số vốn huy động của VCB và các NH quốc doanh đều đến từ các doanh nghiệp khủng như dầu khí,điện lực ,xây dựng ,cơ quan thuế ,và các siêu tổng công ty,với những công ty này trên tài khoản thanh toán của họ luôn luôn có số dư là hàng trăm tỉ,và VCB chỉ trả lãi suất 3%/năm vì là tài khoản thanh toán,vậy bác đủ hiểu là nguồn vốn rẻ cỡ nào chưa?Bên cạnh đó ngoài các CTy khủng của nhà nước những cty khủng tư nhân như Pepsi, Lavie ,lotte ,......nói chung là toàn hàng khủng mở TK tại VCB,và dĩ nhiên là số dư trên tK thanh toán là con số trăm tỉ, nếu bác vào Lotte Mart thì thấy,chỉ nguyên doanh thu về TT thẻ ở đây trong vòng 1 ngày nhé ,là từ 3-4 tỉ /ngày ,chưa kể số nộp tiền mặt doanh thu của siêu thị,bên cạnh đó Lotteria từ bắc tới Nam toàn bộ doanh thu đều nộp vào VCB,...........Chưa kể hệ thống Coop mart cũng mở TK tại VCB luôn.........

Một điều nữa là bác thử hình dung xem với số dư tối thiểu của một thẻ ATM là 50.000 đồng thì với gần 5tr thẻ thì VCB đã có mấy trăm tỉ huy động với lãi gần như là cho không ! Chưa kể có mấy ai để số dư trong thẻ là 50.000 đâu,toàn để bét nhất là 500 ngàn or nhiều tài khoản để cả chục cả trăm triệu................nói như thế để bác có thể hình dung là ngoài kênh huy động vốn từ tiền gửi TK ,VCB còn có một kênh huy động vốn rẻ và cực rẻ như thế.
Ngoài ra nếu bác trong ngành cũng biết là tất cả nguồn ngoại hối dù chuyển đi or vào ,làm chuyện gì đi chăng nữa ,từ ngân hàng nào đi,từ ngân hàng nào đến ,người hưởng tại bất cứ ngân hàng nào thì trước tiên nó phải về VCB đã (đây là sự chỉ đạo của chính phủ).Chính vỉ vậy mà mỗi khi biến động tỉ giá thì VCB là người có lợi nhất ,tha hồ mà mua bán chênh lệch,
Từ trước giờ ngoài việc là Ngân hàng bán buôn ,từ năm 5 nay việc chú trọng vào TT bán lẻ cũng mang lại vô số lợi ích cho VCB,từ việc triển khai SMS bankinh ,cho Cá nhân và DN,với khoảng gần 6 tr KH cá nhân và Cty thì phí thường niên ,phí chuyển khoản ........cũng là một nguồn thu đáng kể.
Với lại VCB đâu chỉ cho vay tất cả là 14.5% chỉ tùy vào đối tượng mới có lãi suất như vậy,còn đa số là từ 17-18.7%/năm. nên bác dùng từ 0.5% cũng chưa chính xác đâu.
Lợi nhuận của VCB không chỉ đến từ cho vay và đến từ rất nhiều các lĩnh vực trong đó mảng dịch vụ cũng rất ok.Bác có tin rằng khi bác ký hợp đồng với đối tác lớn nước ngoài ,khi mở L/C ,các đối tác này chỉ chấp nhận mở L/C tại VCB mà không chấp nhận bất cứ NH nào tại Việt Nam ?
Nói tóm lại mô hình kinh doanh ngân hàng hiện đại thì lợi nhuận đến từ cho vay ngày càng sẽ giảm xuống(cũng hạn chế được rủi ro) ,và lợi nhuận đến từ mạng dịch vụ sẽ tăng lên.
 
Đổi topic thành đánh cổ phiếu theo thông tin trên báo thôi bác tuvan_taichinh ạ! Topic của bác tiêu đề là dòng tiền mà chẳng bao h thấy phân tích dòng tiền 1 cách chi tiết, toàn thấy bác copy bài trên báo dán vào thôi. Vài lời góp ý, bác đừng buồn nhé!
 
-chứng khoán KIMENG chính thức vào hàng nóng HAG

Brocker treo biển tìm việc trên phố

Có bằng đại học tài chính ngân hàng, chứng chỉ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, biết lập trình MATLAB, C++..., Huỳnh Ngọc Thành - một tân cử nhân tại TP HCM đạp xe, treo biển, tự tiếp thị trên phố để tìm việc làm.
> Tết nghèo của broker
> Broker chuyển nghề

Đạp xe suốt một ngày trời trên các tuyến phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, Huỳnh Ngọc Thành - tân cử nhân 22 tuổi tại TP HCM - chỉ mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.
“Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ UBCKNN (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ: ...”. Bằng chính nét chữ của người tự giới thiệu, những nội dung trên được ghi vào hai tấm giấy carton gắn vào mặt trước ghi đông và mặt yên sau xe đạp để người đi đường có thể đọc được.
Trong lúc 105 công ty chứng khoán đang phải giải bài toán làm sao tồn tại, thì cơ hội có việc làm cho người mới tốt nghiệp trong ngành có vẻ hẹp hơn. Ảnh: SGTT

Quệt mồ hôi trán, Thành tâm sự, anh ra trường vào tháng 7/2011. Từ đó đến nay, Thành đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng vẫn chưa được gọi. Có công ty đăng quảng cáo trên mạng, đến nơi, anh lại gặp môi giới đa cấp, phải đóng 100.000 đồng mà vẫn không có việc. Có nơi gọi phỏng vấn rồi chưa thấy trả lời. "Không thể nằm chờ mãi, tôi chọn hình thức tự tiếp thị cá nhân thế này để mong có nhà tuyển dụng nào tình cờ để mắt đến", Thành nói.
Suốt bốn năm học ngành tài chính ngân hàng, chàng sinh viên quê Cam Ranh có khuôn mặt sáng sủa này tự hào với gia tài là một tủ sách chuyên ngành được mày mò photo từ các thư viện. Kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề gia sư, Thành dành đổ xăng để lặn vào các kho sách thư viện đại học Khoa học tự nhiên, đại học Bách khoa, đại học Sư phạm kỹ thuật và nhóm thư viện làng đại học ở Thủ Đức để nghiên cứu.
"Tôi học thêm các phần mềm lập trình, kiểm toán, phân tích dữ liệu, báo cáo để làm chủ kiến thức chuyên môn trong chương trình học", chàng cử nhân trẻ say sưa nói về các đầu sách kinh tế lượng, các phương pháp chuyên môn thống kê, hồi quy và đa trị dùng cho việc phân tích các chỉ số, báo cáo tài chính ngân hàng. Những kiến thức về kỹ thuật, công cụ, hoặc chứng chỉ của uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, hầu hết là do Thành tự tìm hiểu, học thêm vì say mê.
Thành không ngại ngần bày tỏ ước mơ một thời là mong có dịp sang Mỹ để nghiên cứu sâu thêm về chuyên ngành tài chính ngân hàng. Nhưng bài toán kiếm được một việc làm để “tồn tại trong lúc hết tiền trọ và chi tiêu hàng ngày”, thì chàng tân cử nhân tài chính ngân hàng này lại chưa giải được.
“Nói thật, tôi cũng hết cách mới chọn đến hình thức “tiếp thị bản thân” theo kiểu này. Ban đầu, tôi cũng hơi e ngại, mặc cảm lắm. Chiến thắng được điều đó để bắt tay làm quả thật rất khó khăn”. Thành nói. Phương tiện xe đạp hay xe máy cũng được anh đắn đo, suy nghĩ nhiều: “Xe máy vừa khó làm chủ tốc độ, vừa tốn xăng. Tôi chọn đi xe đạp sẽ gây sự chú ý cho mọi người, vì tốc độ vừa phải, người ta có thể đọc thấy kỹ thông tin, số điện thoại để nếu cần thì liên lạc”.
Trong giỏ xe của Huỳnh Ngọc Thành còn có một tập hồ sơ là bản photo văn bằng, chứng chỉ cần thiết để nếu có người quan tâm, sẽ cung cấp tận tay. “Nếu tôi không có khả năng thì chắc chắn cũng không dám chọn hình thức “tự giới thiệu” thế này đâu. Thật tình tự tin vào khả năng có thể đáp ứng tốt nhất về lao động ở chuyên ngành mình được đào tạo”, Thành khẳng định.
Hiện tại Thành đang thuê phòng trọ ở chung với cậu em trai làm ngành bất động sản, cũng đang gặp khó khăn. Người mẹ già 70 tuổi ở quê nhà thì không còn khả năng để lao động, nên: “Ra trường, bằng mọi cách, tôi chỉ mong sớm có việc để tự lo và giúp người thân. Nếu lúc này có ai kêu tôi làm một nghề gì khác chuyên môn nhưng vẫn trang trải được chi tiêu, thì tôi vẫn sẵn sàng làm”, Thành nói.
Những vòng xe đạp của cậu tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng lại lăn bánh chậm chạp. Trên đường phố đông, nhiều người tò mò về hình thức tiếp thị độc đáo này. Một buổi sáng trôi qua, chưa có cuộc điện thoại bất ngờ nào. Tín hiệu hy vọng hãy còn nằm đâu đó phía trước những dòng người xe vội vàng.
 
TT mới bắt đầu tạo sóng thôi các bác. Thứ 2, chúng ta vẫn có thể xem xét múc vào vì LS chắc chắn phải giảm trong tương lai gần. Đây không phải là nhận định mà là nhiệm vụ chính trị NHNN chắc chắn phải làm, chỉ có điều họ muốn để cho điều kiện chín muồi. Theo tôi, NHNN đang cố chờ CPI tháng 2 để chắc chắn rằng LP đã được khống chế và bắt đầu hạ nhiệt trong năm 2012.

Nếu còn điều gì đó để lo thì đó là giá dầu TG tăng gây áp lực lên giá xăng dầu trong nước. Nhưng theo dự đoán của tôi thì giá dầu sẽ hạ nhiệt trong tuần tới vì Iran đã gửi thư tỏ thiện chí đàm phán về chương trình hạt nhân và đã được Mỹ và Châu Âu hoan nghênh. Vì vậy sự căng thẳng giữa Iran và Phương tây tạm thời được lắng dịu và như thế thì eo biển Hooc-mút, nơi phần lớn lượng dầu của TG đi qua eo biển này tạm thời không bị đe dọa phong tỏa.

NDT dài hạn và khoai Tây đang ăn hàng thì chúng ta không sợ TT sụt giảm sâu nữa.
 
Đừng hỏi vì sao chứng khoán hồi phục trong thời gian qua và có khả năng tiếp tục hồi phục trong thời gian tới. Bởi vì câu trả lời đơn giản là có kinh tế vĩ mô khởi sắc làm nền tảng thì sự hồi phục của thị trường chứng khoán là điều tất yếu.

Con sóng gắn liền với những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô là con sóng bền nhất. Với những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô và những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong hệ thống ngân hàng (huyết mạch của nền kinh tế) thì cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn trong năm 2012 và các năm tới. Dòng tiền sẽ dịch chuyển vào thị trường CK mạnh hơn trong năm nay.


Hy vọng những người đã gắn bó với thị trường chứng khoán trong giai đoạn khó khăn vừa qua sẽ là những người thành công trên thị trường chứng khoán trong năm 2012 và các năm tới.
 
Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức Chủ tịch VietCapital Bank!

Ngoài ra, nữ thạc sỹ 31 tuổi này còn nắm chức vụ Chủ tịch 3 tổ chức khác là công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.


Sau khi đổi tên từ ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinhBank) sang ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), bà Nguyễn Thanh Phượng đã chính thức thay ông Đỗ Duy Hưng đứng vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT).
Ông Hưng hiện đảm nhiệm vai trò mới là Tổng giám đốc ngân hàng này thay cho ông Lê Trung Việt.
Đến nay, bà Phượng là Chủ tịch HĐQT của 4 công ty, tổ chức. Ngoài ngân hàng Bản Việt, bà còn là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty khác là công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.

Hiện tại, trong cơ cấu ban lãnh đạo mới của Viet Capital Bank có 3 thành viên là của công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bên cạnh bà Phượng còn có ông Tô Hải, thành viên HĐQT và ông Phạm Anh Tú, thành viên Ban kiểm soát. Ông Hải là Tổng giám đốc công ty Chứng khoán Bản Việt, còn ông Tú là Giám đốc tài chính quỹ Bản Việt, trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của quỹ Bản Việt.

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.


Bà Nguyễn Thanh Phượng.
Trước đó, trong Đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank ngày 3/11/2011, ngân hàng cũng đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.000 tỷ đồng và đổi tên gọi.
Đến ngày 9/1 năm nay, GiaDinhBank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Bản Việt hay Viet Capital Bank.
Hoạt động sáp nhập này là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thị trường tài chính Việt Nam năm vừa qua.
 
Dương Văn Chung ơi, chú giết anh rồi

Tại sao chú hô a bán cuối tuần trước, để 10h32 phút sáng nay chú lại hô anh cover hàng? chú làm anh đi mất 7-10% rồi, chú làm a lại dính thêm cái T+ nữa

Cái này giờ anh biết trách ai đây? cũng công nhận thời gian qua chú nhận định khá tốt nhưng trong phiên quan trọng cuối tuần vừa rồi và giờ đây vào đúng đoạn ngon thì chú làm anh lúng túng.

Lần sau cứ can đảm nhận định theo quan điểm của chú nhé, đợt vừa rồi chú hơi lung lay quan điểm đấy.

Giờ tt đi đúng theo kịch bản 1 của chú rồi
 
Những doanh nghiệp niêm yết lỗ ‘khủng’
Trong khi chứng khoán có SBS lỗ 610 tỷ đồng thì ngành bất động sản cũng có tới 2 đại diện thuộc nhóm lỗ trăm tỷ năm 2011 là SAM và ITC.
 
tin mới

Trời ơi
Ngày mai phải mua hết cp thôi

ngày 1/3 là tha hồ bán từ từ ra cho bọn mua chậm chết hết .. kha kha

Hai sàn sẽ giao dịch chứng khoán buổi chiều từ 5-3

Theo thông tin từ Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dự kiến ngày 5-3 cả 2 Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội sẽ áp dụng thêm phiên giao dịch buổi chiều.
Đại diện vụ này cho biết hiện Ủy ban Chứng khoán đã nhận được quyết định cho phép thực hiện kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều từ phía Bộ Tài chính. Ủy ban sẽ gửi công văn đến 2 Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội để các sở chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

Trước đó, trong phương án kéo dài thời gian giao dịch, Ủy ban Chứng khoán dự kiến sẽ áp dụng vào hôm nay, 20-2. Tuy nhiên, theo như Vụ Phát triển thị trường thì cơ quan này phải chờ ý kiến từ Bộ Tài chính nên lùi thời gian thực hiện sang tháng 3.

Hiện tại các vấn đề liên quan đến kỹ thuật để phục vụ cho việc kéo dài thời gian giao dịch đã chuẩn bị xong.



Theo T.Thương - TBKTSG

ANH YÊU BVH

BVH - ANH YÊU EM
 
Sáng sớm 21/2 : những tin tức tốt lành đầu tiên làm TT ce tiếp tục

Các mã trong Top 50 có thanh khoản cao đang duy trì tín hiệu tích cực hôm qua và hôm nay Sàn HNX: KLS, PVX, VND, PVL, DCS, PVS, PVG, PVA…
Sàn HSX: VNM, HAG , PXL, ITA, EIB, IJC, VNE, VHG, LCG, KSA, IDI …


- NDT nếu đầu tư theo index thì nên chờ thêm vài phiên vì vùng này thật sự nhạy cảm.
- NDT nếu chấp nhận mạo hiểm và bỏ qua index thì có thể bắt đầu giải ngân một phần tiền vào các mã thanh khoản tốt đang thể hiện tích cực.
Có vẻ như tin CPI Long An - Hà Nội - HCM không làm ảnh hưởng tốc độ CE sáng 21/2 nữa rồi
 
Back
Top