Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Binh luan chu nhat

CHU NHAT
BINH LUAN NAO

27/2: phiên giao dịch quyết định tất cả

nếu kết phiên thị trường tăng mạnh, dòng tiền vào tốt, lực mua lấn át, cp ce chiếm áp đảo… thì chúng ta có thể yên tâm ôm hàng chờ cuối tháng 4 đến nữa đầu tháng 5… vì thị trường đã chính thức bước vào giai đoạn tăng bền vững dài hạn, nhiều mã sẽ tăng 400 – 500%. khả năng này xảy ra khoảng 98%
nếu kết phiên trong sắc đỏ + khối lượng giảm đột ngột, lượng cp dư bán lớn, giao dịch èo uột, không còn hấp dẫn như những phiên trước … thì.. thứ 3 bằng mọi giá phải thoát hàng.. vì chu kỳ giảm bắt đầu, và một lần nữa chúng ta bị……… cắt cổ. khả năng xảy ra khoảng 2%

Cá nhân em nghĩ phiên mai dao động lên xuống liên tục trong phiên (xanh đỏ, đỏ xanh) hy vọng cuối phiên tích cực; Khối lượng vẫn lớn
 
Điều chỉnh là cơ hội để múc, TT này y hệt 2009, dò đỉnh cũng ngu như bắt đáy

Điều chỉnh là cơ hội để múc, TT này y hệt 2009, dò đỉnh cũng ngu như bắt đáy
 
sóng 1 từ 330 lên 415 khoảng 85 điểm.

sóng 1 từ 330 lên 415 khoảng 85 điểm....
Sóng 2 điều chỉnh từ 415 về 390 khoảng 25 điểm....
Sóng 3 bắt đầu từ 390 và theo tính toán của em thì chiều dài sóng 3 nằm ở 515 đến 525.....
ở sóng 3 này các cổ phiếu tha hồ thay máu,, thay cổ đông.....nhà nhà hôm trước bìm bịp hôm sau chim lợn và ngược lại.......sẽ có những cổ phiếu tăng vài nghìn phần trăm..........
Khuyến nghị nắm giữ là tối đa hóa lợi nhuận..
 
SHB-AMC đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu SHB
Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB-AMC), tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Văn Lê – TGĐ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu.
 
"Không ai cướp Sacombank". Lộ diện anh Trầm B..

Những mắt xích

Ai mua? NCĐT đã đặt câu hỏi này với một thành viên Hội đồng Quản trị của Sacombank (không muốn nêu tên). Ông cho biết: “Lượng cổ phiếu mà cá nhân nắm thì rất ít, nhưng chúng tôi biết được ai đứng sau vụ việc. Họ mua thông qua người quen và các tổ chức như Eximbank, Công ty Chứng khoán ACB, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam”. Xoay quanh vụ việc Sacombank, cái tên Trầm Bê được vị này nhắc đến nhiều nhất. Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phương Nam với tỉ lệ nắm giữ (theo công bố) tại ngân hàng này là 10%.

Một nhân vật khác cũng gây ra nhiều tranh cãi là ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB). Vị thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank nói trên cho rằng ông Kiên có liên quan đến nhóm đi thâu tóm và ông mua cổ phiếu STB thông qua Eximbank. Ông Kiên cũng từng tuyên bố mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Giới tài chính thì đồn đoán ông nắm Eximbank thông qua 2 tổ chức: Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp (Generalexim) và Công ty Cổ phần Đầu tư Á Châu với tỉ lệ nắm giữ 20%. Tuy nhiên, về lý thuyết, 2 tổ chức này nắm không quá 2% của Eximbank.

ACB cũng bị cho là có liên quan mặc dù Ngân hàng đã lên tiếng phủ nhận. Ngân hàng này nắm khoảng 20% cổ phần Eximbank. Bên cạnh đó, có những thành viên cao cấp của ACB sở hữu cổ phần Eximbank. Ông Phạm Trung Cang, thành viên Hội đồng Sáng lập ACB, chẳng hạn, đang nắm 0,12% cổ phần Eximbank. Liệu Eximbank có thể đưa ra quyết định mua cổ phần Sacombank mà không thông qua nhóm nhân sự chủ chốt của ACB?

Theo cafef, vậy là một lãnh đạo cấp cao tại ACB tiết lộ liên minh thâu tóm đã nắm trong tay khoảng 53% cổ phần của Sacombank. Còn liên minh của ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank, đang nắm khoảng 36%.

STB lâm thời sẽ làm gì?

Một cô gái xinh được nhiều chàng trai đến tấn công, nếu không thích thì có thể sẽ dẫn đến hành động tiêu cực là tự tạt axit vào mình, để mình xấu xí đi, làm thế nào để mình không còn hấp dẫn nữa? Có thể thay đổi điều lệ, hoặc cài cắm vào những điều khoản như những "viên thuốc độc”. Hay nâng nợ xấu lên, đóng cửa một số chi nhánh? ...
 
Sóng thâu tóm

Các mã bật tăng mạnh ngay từ giây mở cửa, chứng tỏ dòng tiền ngày càng chảy mạnh và dứt khoát vào chứng khoán/
Việc kiên quyết mua bằng mọi giá nhằm thâu tóm bằng được đang được thể hiện một cách dứt khoát/
hãy ăn trọn con sóng thâu tóm này bà con nhé/
 
TT sẽ tiếp tục được nâng đỡ, cứ chọn các con hàng tốt mà giữ, HBB giao dịch 30 triệu cổ thì nhỏ lẻ không phải lo, HDQT mới lo lắng nhất.
 
Biết là tt giảm, tt điều chỉnh mạnh thì thèng ngu nào nó mua 40tr HBB hôm nay? nhỏ lẻ mua hết à các bác?
 
HBB giao dịch hơn 40 triệu cổ phiếu

Lần đầu tiên trong hơn một tháng qua, giá trị giao dịch ở cả HOSE lẫn HNX đạt trên 2.700 tỷ đồng, tương đương với 257,45 triệu chứng khoán. Chỉ riêng HBB đã khớp lệnh trên 40 triệu cổ phiếu.
 
Sếp Google bán tháo cổ phiếu để có tiền bỏ vợ
Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt đang dự định chia tay người vợ chung sống 13 năm là Wendy Schmidt.

* Chủ tịch Google chuẩn bị bán 1.5 tỷ USD cổ phiếu
 
rong 630 công ty ra báo cáo đơn lẻ và hợp nhất, có tổng cộng 230 công ty vượt lợi nhuận trước thuế và sau thuế, chiếm tỷ lệ khoảng 36.5%. Trong đó rất nhiều doanh nghiệp vượt cả hai chỉ tiêu này như PVL, TVD, PGD, TET, DPM…

Trong năm qua, các ngân hàng niêm yết nhìn chung đều có mức tăng trưởng cao. Nhờ đó, nhiều đơn vị đã hoàn thành tốt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao phó. Trong đó, CTG vượt đến 64% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, EIB gần 21%, còn STB và VCB cũng đã cán đích kế hoạch. Đặc biệt là kế hoạch của các ngân hàng này đều cao hơn mức thực hiện của năm 2010, nhất là EIB đã đặt kế hoạch tăng vọt 41% so với kết quả đạt được của năm trước.

Ngoài ngành ngân hàng khởi sắc, ngành than và khoáng sản năm qua cũng khá ấn tượng khi có đến 4 đơn vị góp mặt vào danh sách 10 công ty dẫn đầu mức vượt chỉ tiêu.

Trong đó, BMC vượt 3 lần kế hoạch lợi nhuận trước thuế khi đạt hơn 115 tỷ đồng, EPS vọt lên 11,062 đồng. Trong đó, phần lớn lợi nhuận tập trung ở quý 4 (đóng góp gần 43 tỷ đồng, gấp 3.7 lần năm 2010, chiếm 37% lợi nhuận năm). Đây cũng là quý tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ổn định, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá cả và sản lượng các mặt hàng đều tăng cao hơn so với năm trước.

HGM cũng ghi nhận dấu ấn của một năm kinh doanh thuận lợi với mức vượt 130% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Chỉ số EPS của công ty đột biến lên 24,608 đồng, một con số đáng mơ ước của biết bao doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư.

Nhắc đến ngành than, hẳn không thể bỏ qua một công ty làm ăn hiệu quả trong năm là TVD. Kết thúc năm 2011, TVD vượt 144% chỉ tiêu cả năm. Kết quả khả quan này có được là nhờ công ty đã chủ động kiểm soát giá cả, chi phí đầu vào, chi phí thuê ngoài, cũng như làm tốt công tác thu hồi vật tư, thiết bị tái chế, hạn chế tối đa tồn kho gây ứ đọng vốn.

Và những điều cần quan tâm

Nếu như một số công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra nhờ làm ăn hiệu quả thì ở chiều ngược lại, vẫn có những đơn vị vượt kế hoạch chỉ vì đã cắt giảm chỉ tiêu. Đơn cử như trường hợp của PVF, mặc dù vượt 7.6% kế hoạch nhưng kết quả kinh doanh của công ty này lại khá khiêm tốn. Kết thúc năm tài chính 2011, công ty đạt gần 471.48 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng nhẹ so năm 2010. Được biết, vào ngày cận tết vừa qua, ĐHĐCĐ của công ty đã điều chỉnh giảm 30% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, từ mức 625 tỷ đồng chỉ còn 438 tỷ đồng. Nhờ sự điều chỉnh này mà PVF đã vượt chỉ tiêu cả năm.

Một điển hình khác là MDC về việc lên kế hoạch chưa sát thực tế. Công ty này đã vượt 162% kế hoạch lợi nhuận trước thuế nhưng nếu so với mức thực hiện của năm trước thì lợi nhuận vẫn không bằng. MDC đã đặt kế hoạch năm 2011 chỉ bằng 37% thực hiện năm 2010. Được biết, năm 2010 công ty cũng vượt hơn 4 lần kế hoạchl ợi nhuận trước thuế.

Thậm chí có cả trường hợp mức độ cắt giảm chỉ tiêu mạnh đến nỗi thành quả lao động cả năm gần như mất trắng, còn cổ đông thì không có một đồng cổ tức nào. Đó là trường hợp xảy ra tại PVL khi kế hoạch lợi nhuận ròng được điều chỉnh giảm đến 99.5%, chỉ còn vỏn vẹn 500 triệu đồng. Theo đó, cổ tức xuống mức thấp hiếm thấy xưa nay khi chỉ còn 0.1%, một con số chỉ mang tính tượng trưng hơn là đồng lợi nhuận mà cổ đông kỳ vọng.

Trong khi đó, do đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ bằng 5% so với mức thực hiện của năm 2010 nên PVT đã vượt kế hoạch đến 6 lần. Một kết quả kinh doanh như vậy chắc hẳn không phải là điều mà cổ đông mong đợi.

Cũng với cách làm này, một số công ty đã đặt kế hoạch chênh lệch khá lớn với thực hiện của năm 2010 để rồi gắn mác “vượt kế hoạch” như DXV, D2D
 
câu lạc bộ vòi hoa sen , nơi tắm hoa sen khi chơi cp HSG

* HSG: Từ ngày 5/3- 4/5/2012, Red River Holding, thuộc nhóm đầu tư tổ chức, đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG - HOSE). Nếu giao dịch thành công, Red River Holding sẽ nắm giữ 7.031.569 cổ phiếu, tương đương với 7,12% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Phương thức giao dịch theo thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích thực hiện giao dịch là đầu tư ngắn hạn.
 
Dùng MSN để kéo giữ nhịp thì bác Tí nhin ra từ trước rồi còn gì.

Chỉ sợ xả xong thì tèo toàn tập...Hị hị...Còn MBB bán nốt rồi...

( chay het di cac cung)
 
lượng hàng khủng, giá cao hôm qua thì sang tuần mới về TK, đấy là chưa kể đến lượng hàng từ tuần trước vẫn chưa về, cứ từ từ theo dõi cái đã vì dù sao cũng đã lời kha khá rồi, cần phải thận trọng bảo vệ thành quả.

( ngoi choi)
 
Dòng tiền nóng từ nhiều kênh đang đổ vào chứng khoán


Mặc dù các yếu tố vĩ mô mới chuyển từ trạng thái xấu sang bớt xấu nhưng dường như chứng khoán hiện là lựa chọn tốt nhất.
Dòng tiền nóng?

Ầm thầm đi lên gần như liên tục từ trước Tết Nguyên đán với mức tăng tổng cộng 22%, TTCK Việt Nam sáng 28/2 đã có một phiên quay đầu giảm mạnh (-1,44% trên HOSE và -3% trên HNX) với áp lực chốt lời rất lớn.

Hàng trăm triệu cổ phiếu đã được tung ra bán ồ ạt ngay khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh liên tục.

Chung cuộc, phiên giao dịch sáng 28/2/2012 đã chứng kiến hàng loạt những kỷ lục về giao dịch như: có mã giao dịch cao kỷ lục mọi thời đại (HBB của Habubank với 40 triệu cổ phiếu), khối lượng và giá trị giao dịch cao nhất trong hàng năm qua.

Áp lực chốt lời trong phiên giao dịch 28/2 được dự báo từ trước khi mà trong cả tuần trước các nhà đầu tư đã ồ ạt tranh mua cổ phiếu. Hàng loạt mã có 4-5 phiên tăng trần liên tiếp là cơ sở để các nhà đầu tư chốt lời.

Thị trường giảm là tất yếu nhưng có thể thấy sức cầu cổ phiếu không hề nhỏ. Hơn 2.700 tỷ đồng đã được tung ra để hấp thụ hàng loạt cổ phiếu với mức giá đã tăng trên 20%.

Trên các sàn giao dịch, các nhà đầu tư có những đánh giá khác nhau. Một số cho rằng, đây là phiên phân phối đỉnh, trong khi số khác quả quyết thị trường vẫn đang trong xu hướng đi lên, phiên 28/2 là điều chỉnh tất yếu sau một đợt tăng dài.

Bỏ vàng, tiết kiệm nhảy vào chứng khoán?

Trái ngược với sự sôi sục của các nhà đầu tư, các CTCK tỏ ra khá thận trọng. Trong hàng chục phiên gần đây, cho dù thị trường liên tục tăng trong nghi ngờ, khá nhiều CTCK vẫn đưa ra những cảnh báo về một đợt tăng quá đà.

Mặc dù vậy, một số CTCK cũng cho rằng kỳ vọng của các nhà đầu tư vào TTCK hiện đang còn rất lớn.

CTCK BSC nhận định ngày 28/2 cho rằng, rủi ro T+4 đối với các nhà đầu tư muốn mua vào là không nhỏ nhưng lực cầu vào thị trường vẫn khá mạnh bất chấp những nghi ngại thị trường có thể đảo chiều do áp lực cung lớn từ tuần trước. Điều này chứng tỏ kỳ vọng vào thị trường của các nhà đầu tư vẫn còn rất lớn. BSC cho rằng để duy trì được kỳ vọng này thị trường sẽ cần thêm những thông tin mới hỗ trợ trong thời gian tới.

CTCK Kim Eng qua phân tích kỹ thuật cho rằng, thị trường đang ở mức quá mua, xu hướng tăng của thị trường dù vẫn còn duy trì nhưng đã bớt phần nào sự tích cực hơn trước. Tuy nhiên dấu hiệu bán ra vẫn chưa xuất hiện nên các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ chứng khoán nhưng cần xem xét giải ngân thận trọng hơn và nên ưu tiên tập trung vào những mã chứng khoán có xu hướng tăng giá tốt đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng của thị trường.

Bất kể là nhận định, đánh giá như thế nào, trên thực tế, dòng tiền đã chảy rất mạnh vào TTCK trong thời gian vừa qua. Từ mức giao dịch chỉ 200-300 tỷ đồng/ngày thì hiện nay giao dịch đã vượt lên trên 1.000 tỷ đồng/phiên/sàn.

Nó cho thấy là lượng tiền trong dân vẫn khá dồi dào và nó hoạt động theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng hay chính là sự thông minh của dòng tiền.

Trong vài tuần gần đây, hiện tượng giá vàng trong nước liên tục thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới quy đổi (từ mức chênh 3-4 triệu đồng/lượng xuống giờ còn khoảng 1 triệu, thậm chí dưới 1 triệu đồng/lượng) cho thấy vàng hiện không còn hấp dẫn như trước. Vàng được bán ra nhiều và rất có thể đã chảy vào chứng khoán.

Bất động sản trầm lắng chưa có tín hiệu hồi phục gần đây cũng cho thấy dòng tiền vẫn đang nằm ngoài kênh đầu tư này.

Trong khi đó, lãi suất ngân hàng giảm khiến nhiều người đã và đang tính tới việc rút ra.

Trong thời gian tới, nhiều khả năng lãi suất sẽ còn giảm và hơn thế nữa với các mức tăng trưởng tín dụng được khống chế ở mức 0%, 8%, 15% và 17% đối với các ngân hàng từ nhóm IV-I, nhiều ngân hàng không tính chuyện huy động nhiều khi mà đầu tư vào chứng khoán, bất động sản vẫn là nỗi sợ hãi trong năm qua. Hơn thế, một số ngân hàng được cấp tăng trưởng tín dụng cao còn lo ế tín dụng.

Việc đánh giá một thị trường là hấp dẫn hay không là rất khó khăn. Dòng tiền tự vận động và những người tham gia phải tự cảm nhận.

Đợt tăng điểm kéo dài của TTCK vừa qua là khá bất ngờ bởi các yếu tố vĩ mô mới chuyển từ trạng thái xấu sang bớt xấu (lạm phát vẫn ở mức 16,44%, lãi suất thực trên thị trường vẫn 18-20%...). Mặc dù vậy, với những con mắt dài hạn, vĩ mô đang trên đà cải thiện. Tính trong 9 tháng đến 1 năm tới, tình hình sẽ thực sự tốt trở lại và mua dài hạn là một lựa chọn đúng đắn?

Hơn thế, nếu Chính phủ thực hiện quyết liệt các chương trình tái cơ cấu (ngân hàng, CTCK...) và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngoại thì tình hình sẽ thay đổi 180%.

Thực tế, trong thời gian vừa qua, chỉ có một yếu tố được khẳng định là tốt thật sự là tỷ giá ổn định. Giá USD tự do đã tiến về sát ngân hàng. Trong khi tỷ giá ngân hàng mua bán còn có xu hướng giảm gần đây.

Trong một động thái mới nhất, Chính phủ vừa chỉ đạo xem xét giải pháp hỗ trợ TTCK. Cụ thể, phó thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Tài chính chỉ đạo UBCKNN có ý kiến về đề xuất ổn định TTCK của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong 16 giải pháp VAFI đưa ra có một số kiến nghị được các thành viên thị trường chú ý như loại ngay một số doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết ra khỏi các sàn giao dịch để tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ; Tiến hành việc tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi tài khoản của công ty chứng khoán nhằm tăng khả năng bảo đảm an toàn tài sản cho nhà đầu tư; Giảm số công ty chứng khoán từ 100 xuống còn 25 công ty để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các công ty chứng khoán.

Đồng thời, ngành đầu tư chứng khoán nên được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như ngành công nghệ cao nhằm thúc đẩy sự phát triển lực lượng nhà đầu tư có tổ chức để đóng vai trò làm nòng cốt cho TTCKVN ; Mở room cho nhà đầu tư nước ngoài ở các ngành nghề không phải là ngành kinh doanh có điều kiện nhằm tăng sức hấp dẫn cho TTCKVN, tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng trong thu hút nguồn vốn giá rẻ...

Đồng thời, bỏ thủ tục xin mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, thay vào đó là thủ tục đăng ký qua mạng với Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm loại bỏ những thủ tục rắc rối mất nhiều thời gian nhưng lại không có ý nghĩa cho công tác quản lý nhà nước; Cho nhà đầu tư được vay số chứng khoán vừa mua nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường , thúc đẩy phong trào đầu tư giá trị.

Đây phải chăng là thông tin mới hỗ trợ trong thời gian tới, trên cơ sở lời hứa "có giải pháp phát triển TTCK" của Chính phủ. Một điều mà nhiều nhà đầu tư cũng cân nhắc là việc TTCK hồi phục trở lại sẽ rất thuận lợi cho việc tái cấu trúc ngân hàng và CTCK.
 
Thị trường giao dịch lình xình đầu phiên, tuy nhiên về cuối phiên lực cầu trở lại khiến cả 2 sàn đều tăng điểm mạnh. Tâm lý lo ngại về sự phân phối trong phiên giao dịch ngày hôm qua đã được loại bỏ hoàn toàn.

Thị trường đã chứng tỏ lực cầu không hề yếu nếu như các chính sách về kinh tế đi đúng hướng. Những hoài nghĩ về sự phân phối trong 1 vài phiên giao dịch với khối lượng khủng dường như đã được chuyển sang lối suy nghĩ về sự gia tăng mạnh của lực cầu. Nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn tiếp tục bứt phá như HBB, FLC, KSA…, và một số cổ phiếu cơ bản tốt cũng không kém cạnh như JVC, CNG…

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 29/02/2012 đóng cửa với diễn biến tăng kèm khối lượng giao dịch được giữ ổn định so với những phiên giao dịch trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy lực cầu vẫn tiếp tục tham gia thị trường rất tốt và chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ
 
TS. Lê Xuân Nghĩa nghỉ hưu từ 01/03
Tại Quyết định 178/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2012.

Theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, một số cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2012.

Cụ thể, tại Quyết định 213/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2012.

Tại Quyết định 178/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2012.

Tại Quyết định 48/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Nguyễn Như Lai, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2012.

Tại Quyết định 183/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định ông Trần Văn Tôn, Thành viên Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2012.

***********************************************

Cổ phiếu HBB của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) gần đây tăng giá liên tục và lượng giao dịch tăng đột biến đã khiến dư luận đặt ra nhiều giả thuyết về cổ phiếu này.



Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng (ngày 29-2), HBB lần nữa khiến nhà đầu tư ngỡ ngàng khi chốt ở giá trần, lên 6.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng chuyển nhượng trên 21,2 triệu cổ phiếu, chỉ bằng một nửa so phiên trước đó nhưng đã chiếm gần 20% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Một nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán nhận định: HBB đã được gom vào giá cao ở những phiên trước nên phiên này lực cầu muốn đẩy tiếp giá tăng cao. Tuy nhiên, khả năng giá HBB còn vượt lên mạnh rất ít, ngoại trừ có một thế lực muốn “thâu tóm”. Giả thuyết này đang được các nhà đầu tư quan tâm và đặt nghi vấn nhiều nhất.

Lãnh đạo một công ty chứng khoán cho rằng: Có thể sau những thông tin về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãnh đạo của một số ngân hàng, trong đó có thể là HBB, đã tỉnh ngộ và tích cực “gom” vào cổ phiếu để chống “thâu tóm”. Đồng thời, một số nhà đầu tư nhìn nhận cổ phiếu ngân hàng đã có “sóng” nên “nhảy” vào tranh mua, đẩy giao dịch HBB tăng vọt…

Một số ý kiến khác thì cho rằng trước đó, đã xuất hiện nhiều tin bất lợi cho HBB. Tuy nhiên, một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cho rằng đối với thị trường chứng khoán, tin xấu chỉ xấu khi chưa công bố, còn công bố rồi thì mọi chuyện đã không còn xấu nữa nên nhà đầu tư quay lại với HBB. Quan trọng hơn, HBB là một ngân hàng làm ăn có lãi, đạt 262 tỉ đồng lợi nhuận trong năm 2011, vốn điều lệ trên 4.000 tỉ đồng mà giá cổ phiếu chỉ dăm ngàn đồng thì đáng để quan tâm…

Một đại diện của HBB cho rằng HBB đã niêm yết, nếu những giao dịch thuộc diện phải công bố thông tin như cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, người liên quan… mua bán thì sẽ công bố theo luật định. Tuy nhiên, thời điểm gần đây chưa có những thông tin bất thường nào được công bố cả. Vì vậy, những giao dịch trên dù có lạ, bất thường nhưng cũng chỉ có thể nói là do thị trường điều tiết.
 
Back
Top