Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Giá trị của sự đau khổ?








Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát”.


Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả, gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ.
 
Năm Nhâm Thìn 2012 là năm mang yếu tố thuỷ nên được coi là năm Rồng nước. Đa số các năm Rồng đều rất khó dự đoán, nhưng không phải là không thể. Hãy xem một số dự đoán mang tính chất vui vẻ và cơ bản nhất về tuổi của bạn trong năm Nhâm Thìn sắp tới nhé. Tuổi Tý

Năm nay không phải là một năm để có được những thành công xuất sắc của người tuổi Tý, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp khó khăn trong sự nghiệp, tiền bạc và tình yêu. Tuy rằng bạn sẽ nhận được những thành quả không như mình mong muốn, cho dù bạn có cố gắng đến đâu. Nhưng nếu bạn biết cách cân bằng, đừng đặt tham vọng quá cao, bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với năm 2012 sắp tới. Trong năm Rồng, người tuổi Tý nên dành thời gian cho việc học tập, nâng cao kỹ năng công việc, và đặt trọng tâm tập thể dục thể chất để nâng cao sức khoẻ.
Sự nghiệp: Tuổi Tý vốn là những người làm việc siêng năng, và thường được các sếp đánh giá cao. Với cái nhìn tổng quan về năm nay như đã nói ở trên, bạn nên chia sẻ công việc với đồng nghiệp để có được những thành quả chung tốt hơn. Hạn chế tranh luận gay gắt, nếu không bạn có thể mất đi sự hỗ trợ từ đồng nghiệp.
Tiền bạc: Không có nhiều biến động và được xem là một năm ổn định. Tuổi Tý thuộc nhóm thuỷ và Rồng thuộc nhóm thổ, thổ khắc thuỷ. Vì thế, bạn muốn tiêu nhiều tiền cũng không dễ dàng. Đây được coi là một sự “tương khắc” mang tính an toàn, giúp cho bạn tiết kiệm được tiền bạc.
Tình yêu: Chuyện tình yêu với người tuổi Tý vào năm Rồng khá tốt. Điều duy nhất bạn cần chú ý là đừng nóng vội, hãy chịu khó kiên nhẫn nếu như “đối tác” của bạn quá bận rộn.
Sức khoẻ: Không có bất kỳ rắc rối lớn nào. Bạn nên thường xuyên tập thể dục để giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đủ chất để có một hệ tim mạch ổn định. Nên tránh xa rượu và thuốc lá để đảm bảo không có bệnh nhỏ nào làm phiền bạn trong năm Rồng.
Tuổi Sửu

Bạn không nên mong đợi một cái gì đó tuyệt vời sẽ xảy ra trong năm 2012. Có thể sẽ có một số khó khăn trong phát triển nghề nghiệp hoặc đầu tư tài chính. Nhưng may mắn thay, bạn sẽ có “quý nhân phù trợ”, có thể chỉ là một người bạn tốt nào đó, hoặc một người trong gia đình, giúp bạn vượt qua các trở ngại. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tránh rắc rối là đừng bước vào rắc rối. Nếu bạn giữ luôn được hoà khí và tinh thần xây dựng, chắc chắn sẽ chẳng có xung đột hay tranh chấp gì xảy ra với bạn trong suốt năm tới.
Sự nghiệp: Cho dù những người tuổi Sửu luôn có bạn bè hỗ trợ và giúp đỡ bên cạnh, nhưng việc này sẽ bị năm Thìn “ngăn cản” rất nhiều. Vì thế, thay vì có ý định chuyển đổi nghề nghiệp, bạn nên cố gắng làm tốt công việc hiện tại của mình, đừng ganh tị với bất kỳ ai.
Tiền bạc: 2012 không phải là một năm tốt cho bất kỳ một khoản đầu tư tài chính nào. May mắn về tiền bạc của người tuổi Sửu trong năm Thìn thậm chí ở dưới mức trung bình. Nhưng nếu bạn chăm chỉ với công việc hiện tại, bạn vẫn có thể có một năm thu nhập ổn định.
Tình yêu: Không có bầu không khí lãng mạn giữa Thìn và Sửu. Vì vậy, người tuổi Sửu nên tránh những xung đột không cần thiết để có thể duy trì một mối quan hệ tốt. Năm nay, nam giới tuổi Sửu có may mắn hơn trong lĩnh vực tình yêu so với nữ giới.
Sức khoẻ: Rồng và Trâu ít có cơ hội để đối đầu với nhau. Vì thế, năm Thìn với người tuổi Sửu thường chỉ có những bệnh tật nhỏ liên quan với cảm xúc và tâm trạng, nhưng không nghiêm trọng. Chỉ cần tập thể dục thường xuyên, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, bạn sẽ có một năm Thìn hoàn toàn khoẻ mạnh.

Tuổi Dần
Tuổi Dần thuộc nhóm mộc, Thìn lại thuộc nhóm thổ. Thổ khắc mộc, vì thế năm nay với người tuổi Dần sẽ là một năm bận rộn, ồn ào và đầy thử thách. Bạn nên kiểm soát tính khí của mình và tránh tranh chấp không cần thiết. Không nên cố gắng đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro. Cơ hội du lịch trong năm nay sẽ tăng với người tuổi Dần.
Sự nghiệp: Không phải là một năm may mắn trong sự nghiệp. Bạn không nên “lách luật” với mọi công việc, đi theo “đường thẳng” và đúng luật sẽ giúp cho công việc của bạn thuận lợi hơn. Luôn cần có sự cảnh giác và tỉnh táo với các đối thủ cạnh tranh nếu bạn đang làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, với những người tuổi Dần đang công tác trong lĩnh vực văn học, văn hoá, sáng tạo, cảm hứng lại có cơ hội tốt hơn để thể hiện tài năng của mình trong năm 2012.
Tiền bạc: Sự may mắn trong tiền bạc lên xuống khá thất thường với người tuổi Dần năm nay. Bạn có thể sẽ có lúc kiếm được rất nhiều tiền từ kinh doanh. Nhưng lại có thể mất rất nhiều tiền cho việc đầu tư mạo hiểm. Vì thế, hãy cân nhắc để tiêu tiền một cách thích hợp, để năm 2012 không trở thành một năm khủng hoảng tài chính với bạn.
Tình yêu: Cũng không có nhiều may mắn lắm. Cách tốt nhất để duy trì tình cảm là nên nhường nhịn, đừng gây tranh cãi. Những bạn còn độc thân cũng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tìm kiếm tình yêu trong năm nay, hãy cứ tận hưởng sự tự do đi đã nhé.
Sức khoẻ: Đặc biệt chú ý ăn uống và nơi ở trong các chuyến du lịch. Hạn chế tham gia các môn thể thao mạo hiểm kiểu như: leo núi, đua xe, lặn, trượt tuyết... để tránh các chấn thương không đáng có.
Tuổi Mão

2012 là một năm không xấu với người tuổi Mão. Các mối quan hệ xã hội cũng như công việc là rất tốt. Duy chỉ có các mối quan hệ trong gia đình là không được như ý. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng quá nhiều vì người tuổi Mão năm nay luôn nhận được sự hỗ trợ từ những người xunh quanh, vì thế cho dù gặp bất kỳ rắc rối gì, bạn cũng sẽ có cơ hội giải quyết dễ dàng, chỉ cần đừng “cứng đầu” quá là được.
Sự nghiệp: Các mối quan hệ kinh doanh sẽ mang đến cho bạn một sự nghiệp tốt trong năm nay. Tất nhiên, trong công việc, đặc biệt là kinh doanh, luôn có sự đố kị và cạnh tranh. Vì thế, bạn nên cẩn trọng, đừng quá coi thường đối thủ, và hãy cố gắng xây dựng một “mạng lưới” quan hệ vững mạnh.
Tiền bạc: Không được may mắn như sự nghiệp nhưng dù sao với những dấu hiệu tốt của sự nghiệp, bạn cũng sẽ có một năm thu nhập ổn định. Chú ý cất giữ tiền cẩn thận để không bị mất mát. Không nên dính dáng đến cờ bạc, xổ số hoặc cho vay mượn tiền trong năm tới.
Tình yêu: Với những bạn tuổi Mão độc thân, sẽ có cơ hội tốt để tìm được người tri kỷ trong năm nay, nhưng đừng nóng vội quá nhé. Nếu bạn đã có đôi có lứa, nên gìn giữ và chia sẻ những cảm xúc trung thực để không tạo nên bất kỳ sóng gió gì với nhau.
Sức khoẻ: Có thể có một dấu hiệu bệnh lý bất ngờ xuất hiện. Vì thế, người tuổi Mão nên hết sức chú ý đến việc giữ sức khoẻ, không được bỏ bữa, không nên tham công tiếc việc và không nên thức khuya. Luôn đảm bảo là bạn ăn đủ chất, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
Tuổi Thìn

“Năm tuổi” vẫn được coi là một năm không tốt lắm. Người tuổi Thìn năm nay gặp nhiều biến động cả về tiền bạc, công việc, các mối quan hệ và cả vấn đề sức khoẻ. Cách duy nhất để hạn chế những ảnh hưởng xấu đó là cố gắng không phạm sai lầm. Cẩn trọng hơn chút nữa trong bất kỳ việc gì, và đừng đặt tham vọng hoặc mong muốn quá cao, bạn sẽ có một năm ổn định.
Sự nghiệp: Bạn có thể sẽ phải làm thêm giờ nhiều hơn, làm thêm nhiều việc hơn là những công việc bạn vốn phải làm hàng ngày. Nên kiên nhẫn và cố đừng tạo xung đột với ai, đặc biệt là sếp. Nếu bạn đi đúng hướng, bạn sẽ giữ vững được vị trí của mình, sẵn sàng cho những đột phá vào các năm tiếp theo.
Tiền bạc: Bù lại cho việc phải làm nhiều hơn, bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều tiền hơn trong năm 2012. Tuy nhiên, với người tuổi Rồng, tiền đến rồi tiền lại đi. Thu nhập cao đồng nghĩa với việc bạn có nhu cầu tiêu tiền nhiều hơn. Bạn cần phải học cách quản lý tài chính cho chính bản thân mình.
Tình yêu: Chuyện tình cảm của người tuổi Thìn năm tuổi không được thuận lợi cho lắm, đặc biệt nếu bị ảnh hưởng bởi tiền bạc. Nếu quá đặt nặng chuyện vật chất, bạn có thể phá hỏng mối quan hệ của mình. Nhưng nếu quá thực tế, bạn cũng sẽ không có được một tình yêu đẹp. Chú ý cân bằng giữa thực tế và lãng mạn, bạn sẽ có một năm 2012 yên bình hơn.
Sức khoẻ: Do áp lực từ sự nghiệp và tiền bạc, sức khỏe của người tuổi Thìn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bạn nên tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, cẩn thận khi tham gia giao thông và các môn thể thao nguy hiểm. Nhớ ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và ăn đủ bữa.
Tuổi Tị

Với người tuổi Tị, năm 2012 cũng là một năm trung bình, không quá may mắn nhưng cũng không quá vất vả. Bên cạnh công việc chính của mình, bạn nên giúp đỡ đồng nghiệp nhiều hơn để nhanh hoàn thành nhiệm vụ hơn, giảm khối lượng công việc. Tránh những va chạm xã hội, năm Rồng không phải là một năm để bạn thể hiện cá tính quá nhiều.
Sự nghiệp: Có thể bạn sẽ nhận được những kết quả bất ngờ từ những nỗ lực không ngừng của mình trong công việc. Người tuổi Tị cũng nên xây dựng các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp để không bị cô lập tại cơ quan. Nhớ đừng vi phạm bất kỳ luật lệ và quy định nào của công việc bạn đang làm nhé.
Tiền bạc: Nên tiết kiệm để có được cuộc sống tốt hơn sau này. Người tuổi Tị vốn không phải là người tham lam, nên khi kiếm được lợi nhuận tốt từ đầu tư, bạn vẫn cần phải suy nghĩ kỹ trước khi tái đầu tư. Chú ý đừng để bị lừa khi tham gia những “trò chơi” mạo hiểm về tiền bạc, như đầu tư bất động sản, chứng khoán hay cờ bạc.
 
Tình yêu: Bạn sẽ có được những tâm trạng vui vẻ, thoải mái trong các mối quan hệ xã hội. Nhưng với tình yêu, người tuổi Tị có thể sẽ không thực sự may mắn lắm, hãy để mọi chuyện diễn biến tự nhiên, đừng gây áp lực cho bất kỳ mối quan hệ quan trọng nào.
Sức khoẻ: Năm nay, người tuổi Tị nên chọn một môn thể thao ngoài trời để rèn luyện sức khoẻ. Chú ý đến an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường có thể tránh được các vấn đề liên quan đến ruột và dạ dày.
Tuổi Ngọ

Tuổi Ngọ thuộc nhóm hoả, Thìn thuộc nhóm thổ. Hoả sinh thổ, vì thế năm 2012 với người tuổi Ngọ là một năm khá ổn. Sự nghiệp và tiền bạc đều gặp may mắn, dù không thường xuyên lắm. Tuy nhiên, người tuổi Ngọ cũng không nên thể hiện mình quá nhiều trong năm Thìn, chỉ nên đứng ở vị trí những người ủng hộ, không nên làm “nhân vật chính”. Như thế, người tuổi Ngọ sẽ có một năm 2012 hoàn toàn thoải mái.
Sự nghiệp: Nên tận dụng năm nay để mở rộng công việc kinh doanh, hoặc theo đuổi việc thăng tiến. Nhưng vẫn phải nhớ không nên thể hiện mình quá nhiều. Người tuổi Ngọ năm nay cũng nên mở rộng các quan hệ xã hội, giao tiếp nhiều hơn với nhiều tầng lớp nhân viên, để có được sự ủng hộ tốt mỗi khi có nhu cầu thăng tiến.
Tiền bạc: Không có dấu hiệu của sự bất ổn. Người tuổi Ngựa lúc nào cũng được đánh giá cao về sự nhanh nhẹn. Bạn càng nhanh nhẹn được việc thì thu nhập của bạn càng cao. 2012 có thể là một năm rất tốt để bạn kiếm tiền nếu bạn biết tận dụng các cơ hội.
Tình yêu: Việc mở rộng các mối quan hệ xã hội có thể đem đến cơ hội về tình yêu trong năm 2012 với người tuổi Ngựa. Nhưng bạn đừng quên rằng, một mối quan hệ tốt luôn luôn cần có thời gian để phát triển, vì thế, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào bất kỳ mối quan hệ mới nào.
Sức khoẻ: Những người tuổi Ngựa năm 2012 nên chú ý tới sự an toàn tại nơi làm việc, tránh xung đột với người lạ. Tuổi Ngựa đa số là những người yêu thích các môn thể thao mạo hiểm, nhưng năm nay, nên hạn chế nếu không rất dễ bị chấn thương nặng. Nên chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn, và nếu có khả năng, hãy đi hiến máu nhân đạo, việc đó rất có ích với bạn sau này.
Tuổi Mùi

Cho dù nằm trong bộ “Tứ hành xung” nhưng nếu xét về nhóm ngũ hành, Mùi và Thìn lại nằm cùng nhóm thổ. Do vậy, năm 2012 sẽ không phải là một năm thực sự xung khắc với người tuổi Mùi. Trái lại, năm nay có thể sẽ là một năm may mắn nếu bạn biết tận dụng các mối quan hệ của mình. Người tuổi Mùi luôn được sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất khá nhiều từ những người xung quanh. Vì thế, nếu bạn sống chan hoà, đối nhân xử thế tốt, bạn sẽ có một cuộc sống rất dễ chịu.
Sự nghiệp: Nếu chọn cách làm việc và kinh doanh độc lập, bạn thường sẽ không có được kết quả như mong đợi. Nhưng nếu bạn kết hợp với bạn bè, đặc biệt là bạn bè cùng lứa, bạn sẽ có được thành quả tốt hơn trong năm 2012. Nhớ chú ý đến cách cư xử của bạn với đồng nghiệp và mọi người xung quanh để không làm phật lòng ai, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sự nghiệp.
Tiền bạc: Sẽ là một năm suôn sẻ và may mắn. Thu nhập ổn định, cân bằng chi tiêu tốt sẽ giúp cho ngân quỹ của người tuổi Mùi năm 2012 rủng rỉnh hơn năm cũ. Không nên vay mượn hoặc cho vay mượn quá nhiều, đều có tác động xấu đến thu nhập của bạn.
Tình yêu: Miễn là bạn không quá ích kỷ, không đòi hỏi hay yêu cầu quá nhiều trong tình yêu, bạn sẽ không gặp bất kỳ rắc rối gì. Tuy nhiên, người tuổi Mùi cũng không nên nể nang quá mà tạo nên nhiều mối quan hệ cùng lúc, rất dễ gây hiểu nhầm về lòng tin và sự chung thuỷ.
Sức khoẻ: Với những người tuổi Mùi chăm thể thao, sẽ chẳng có chuyện gì xảy tới với bạn về sức khoẻ. Việc cần chú ý duy nhất là vấn đề vệ sinh ăn uống, để không bị mắc những bệnh về đường tiêu hoá.
 
Tuổi Thân

Thân và Thìn là hai tuổi hợp nhau, nên năm Thìn với người tuổi Thân sẽ là một năm khá nhiều may mắn. Mọi vấn đề từ sự nghiệp, đến tiền bạc và tình yêu đều suôn sẻ. Duy chỉ có chuyện sức khoẻ là có thể hơi kém thuận lợi hơn một chút. Cố gắng chăm sóc sức khoẻ kỹ càng hơn, bạn sẽ có một năm 2012 rất tuyệt vời.
Sự nghiệp: Không có nhiều áp lực và mâu thuẫn về công việc. Những người tuổi Thân khá thông minh, năm 2012 lại có rất nhiều cơ hội để bạn thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình. Bạn sẽ hoàn thành được các nhiệm vụ phức tạp và nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Tuy nhiên, đừng vì thế mà tỏ ra kiêu ngạo, mọi chuyện sẽ chuyển hướng ngược lại, rất bất lợi.
Tiền bạc: Người tuổi Thân trong năm 2012 có thu nhập ổn định và đầu tư mang lại lợi nhuận tốt. Nếu bạn đang có ý định đầu tư tiền để mở rộng việc kinh doanh, năm 2012 sẽ là thời điểm thuận lợi. Đừng quên rằng bất kỳ thành công nào cũng cần phải được tính kỹ càng và có sự chuẩn bị cẩn thận. Không nên vì cảm giác quá thuận lợi mà “nhảy cóc” qua các bước, bạn vẫn sẽ có thể mất tiền đấy.
Tình yêu: Nếu bạn đang còn cô đơn, bạn sẽ phải đợi khá lâu để có thể tìm được một mối quan hệ tốt. Cơ hội này có thể sẽ phải đến tháng 12 mới xảy ra. Nếu bạn đã có người yêu, đây là lúc đưa mối quan hệ lên một mức mới, nghiêm túc và sâu sắc hơn. Nếu bạn đã lập gia đình, nên kiên nhẫn và tỉnh táo để không bị mắc sai lầm, có thể dẫn đến hậu quả xấu trong hôn nhân.
Sức khoẻ: Hết sức cẩn trọng, tránh mọi dấu hiệu hay bất kỳ môn thể thao mạo hiểm nào có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Tuân thủ tuyệt đối an toàn giao thông để hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn. Hạn chế du lịch dài ngày và du lịch đến những nơi quá xa để giữ sức khoẻ ổn định.
Tuổi Dậu

Dậu nằm trong nhóm ngũ hành kim. Thìn trong nhóm thổ. Thổ sinh kim, nên có thể nói năm 2012 sẽ là một năm rất tuyệt vời với người tuổi Dậu. Các hoạt động xã hội, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, tiền bạc may mắn, tình yêu tốt sẽ đến khá nhiều với người tuổi Dậu trong năm 2012. Vấn đề nằm ở khả năng nắm bắt thời cơ và sáng suốt trong việc đưa ra những quyết định quan trọng.
Sự nghiệp: Có rất nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, tạo dựng lòng tin với sếp và kiếm được danh tiếng tốt từ đồng nghiệp. Người tuổi Dậu sẽ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn thân, gia đình, các mối quan hệ công việc. Tuy nhiên, cuộc sống không thể tránh khỏi những kẻ ghen ăn tức ở. Vì thế, bạn vẫn cần phải tỉnh táo để không bị rơi vào bẫy của những kẻ như vậy.
Tiền bạc: Sự thuận lợi về sự nghiệp cũng mang đến sự thuận lợi về tiền bạc. Thu nhập của bạn sẽ tăng hơn so với năm cũ. Nhưng nhớ đừng chi bất kỳ đồng nào cho cờ bạc hay các đầu tư mang tính may rủi quá nhiều. Chẳng ai có thể đảm bảo bạn sẽ giữ được tiền nếu đi “nướng” vào những việc vô bổ như vậy.
Tình yêu: Cơ hội tìm được tình yêu lớn rất cao trong năm nay với những người tuổi Dậu còn độc thân. Với những người tuổi Dậu đã lập gia đình, năm 2012 sẽ là một năm đầy màu sắc, vui vẻ và hạnh phúc. Chỉ cần bạn đừng sống quá khép kín hoặc đặt cái tôi quá cao trong gia đình là được.
Sức khoẻ: Vấn đề về sức khoẻ có thể đến từ một căn bệnh mãn tính, hoặc có liên quan đến các áp lực từ công việc. Vì vậy, để năm 2012 trở thành một năm hoàn hảo thực sự, người tuổi Dậu nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và thư giãn sau công việc. Tập thể dục ngoài trời cũng là một việc mang lại sự sảng khoái và nâng cao sức khoẻ cho tinh thần.
Tuổi Tuất

Năm Nhâm Thìn cũng là một năm thuộc “Tứ hành xung” với người tuổi Tuất, vì thế năm 2012 không phải là một năm có nhiều may mắn với người mang tuổi này. Không nên dấn thân vào những thử thách, hoặc cố trải nghiệm những điều gì quá mới mẻ mang tính mạo hiểm. Chuyện tiền bạc và sức khoẻ là hai vấn đề may mắn không bị tác động xấu nhiều lắm, nên bạn càng cần phải giữ gìn.
Sự nghiệp: Để có được một năm yên bình, nhẹ nhàng và không nhiều sóng gió, người tuổi Tuất chỉ nên cố gắng hoàn thành tốt những nhiệm vụ mình được giao, làm tốt phần việc mình phụ trách, đừng tham công tiếc việc và nhận những công việc mở rộng không nằm trong khả năng của mình.
Tiền bạc: Cắt giảm chi tiếu tối đa để đảm bảo cho ngân quỹ của bạn không bị thâm hụt. Khi ký một hợp đồng thoả thuận kinh doanh, bạn cần phải đọc cẩn thận để bảo vệ quyền lợi của mình. Người tuổi Tuất cần phải tránh tranh chấp để ngăn chặn kiện cáo. Chỉ cần bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi rút tiền ra khỏi ví, bạn thậm chí sẽ gặp may mắn với tiền bạc.
Tình yêu: Chuyện tình yêu năm 2012 của người tuổi Tuất lên xuống khá thất thường và rất khó dự đoán. Có thể bạn sẽ gặp nhiều trục trặc do những áp lực từ công việc và tiền bạc tác động đến chuyện tình cảm. Nhưng cũng có thể bạn sẽ nhận được sự chia sẻ, động viên nhiều hơn trong tình yêu mỗi khi mệt mỏi vì công việc. Dù thế nào, hãy bình tĩnh đón chờ nhé.
Sức khoẻ: Năm 2012, người tuổi Tuất không chỉ cần chăm sóc sức khoẻ cho bản thân mà còn cần phải chú ý hơn tới sức khoẻ của cả gia đình, nhất là những người lớn tuổi trong nhà như ba mẹ bạn. Nên hạn chế những chuyến đi dài ngày tốn sức lực, cho dù là đi công tác hay đi du lịch.
Tuổi Hợi

Tuổi Hợi vẫn được xem là tuổi may mắn trong 12 con giáp. Trong năm Nhâm Thìn, người tuổi Hợi sẽ gặp may mắn về những vấn đề liên quan đến trí thông minh. Có một ít áp lực từ nghề nghiệp nhưng không đáng kể. Nếu gặp phải những khó khăn trở ngại, hãy cố gắng giữ cho tâm trí của bạn lạc quan, tích cực, đừng quên bạn vẫn luôn có “quý nhân phù trợ” đi theo bên cạnh.
Sự nghiệp: Áp lực từ công việc xuất hiện không nhiều nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan. Người tuổi Hợi thực ra rất thông minh, chắc chắn bạn sẽ biết cách tránh những sai lầm. Nên chia sẻ thành công với bạn bè và người thân, con đường sự nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn.
Tiền bạc: Bạn có nhiều cơ hội về tiền bạc trong năm 2012, nhưng sự giàu có của bạn sẽ không phát triển nhanh chóng. Người tuổi Hợi nên chắc chắn rằng bạn có một thu nhập ổn định cố định trước khi dành thời gian để tìm cách mở rộng số lượng của món tiền đó.
Tình yêu: Có quá nhiều mối quan hệ “tiềm năng” khiến cho chuyện tình yêu của người tuổi Hợi năm Thìn trở nên vừa thú vị vừ rắc rối. Nếu bạn còn độc thân, hãy sử dụng trí thông minh của mình để lựa chọn. Và nếu bạn đã lập gia đình, hãy tỉnh táo để không gây sóng gió cho cuộc hôn nhân tốt đẹp bạn đang có.
Sức khoẻ: Người tuổi Hợi thường có sức khoẻ tốt, dễ tính trong việc ăn uống. Năm 2012 không phải là một năm trục trặc về sức khoẻ. Nhưng dù sao bạn cũng nên tập thể dục đều đặn và ăn uống vệ sinh để giữ sức khoẻ của mình được tốt hơn
 
HAI BÁT PHỞ BÒ
*
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai còn rất trẻ, trạc mười bảy, mười tám tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng vẫn không dấu nổi nét thư sinh, dường như cậu vẫn đang là học trò phổ thông...
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát phở bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát phở cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành thôi. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát phở thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, chắc là tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý. Người bồi bàn nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát phở nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát phở bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có phở rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát phở nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát phở mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, được xắt mỏng như lá lúa. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn phở bò thực ra cũng có chất lắm đấy." Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương bồi bàn từ bếp đi ra, bê một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ làm dấu ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng". Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng ... *
*
Không biết tác giả
 
"Trừng phạt Iran có thể làm giá dầu tăng 20-30%"
Hãng tin Kyodo dẫn đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng các biện pháp trừng phạt Iran do Mỹ cầm đầu có thể đẩy giá dầu thô tăng 20-30% nếu không có các biện pháp bù đắp cho nguồn cung giảm.

Theo IMF, các biện pháp trừng phạt tài chính Iran của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có thể tương đương với một lệnh cấm vận dầu mỏ, có khả năng làm giảm nguồn cung dầu thô khoảng 1,5 triệu thùng/ngày và gây ra tình trạng tăng giá dầu khoảng 20-30% nếu không có nguồn cung khác bù đắp.

IMF cũng đánh giá rằng việc phong tỏa eo biển Hormuz có thể khiến dầu tăng giá mạnh hơn, do hạn chế cả các nguồn cung bù đắp từ các nhà sản xuất dầu thô khác trong khu vực.

Nhận xét về đánh giá trên của IMF, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng “các biện pháp trừng phạt cần được thực hiện theo từng giai đoạn và có kiểm soát để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường dầu mỏ.”

Bà Nuland cho biết Mỹ đang hợp tác với các nước khác để giúp họ chuyển đổi nguồn dầu nhập khẩu từ Iran sang những nhà cung cấp dầu khác./.
 
Tôi yêu chứng khoán!
(Vietstock) – Thị trường chứng khoán đã khép lại năm 2011 đầy giông bão. Thua lỗ là tình cảnh chung của đa phần nhà đầu tư nhưng sức hút dữ dội của thị trường luôn sống mãi.

Cái nghiệp cầm chứng một khi đã mang vào thì khó mà dứt. Mất tiền bạc, mất cả gia tài, từ bỏ cơ hội thăng tiến trong công việc… nhưng rất nhiều nhà đầu tư vẫn mãi “chung thủy” với thị trường chứng khoán.

Trong một ý kiến gửi đến Vietstock, nhà đầu tư Trần Hà khẳng định: “Ai từ bỏ chứng khoán chứ tôi không bao giờ từ bỏ cái thị trường thú vị này”. Chị quan niệm "thị trường luôn luôn đúng còn mình sai thì phải sửa".

Với nhà đầu tư Lộc Trần, cũng vì chứng khoán mà anh không bao giờ muốn thăng tiến trong công việc. Ra trường và đi làm đến 5 năm, nhiều lần được tạo cơ hội thăng tiến nhưng Lộc Trần chỉ muốn làm nhân viên bình thường để có thời gian “chơi chứng” bởi anh nghĩ “làm sếp thường bận”. Đôi khi, nhìn sang bạn bè học cùng khóa nay đã lên chức lên quyền… anh cũng hơi chạnh lòng nhưng vẫn không hối hận với lựa chọn của mình. Về mặt tài chính, anh vẫn luôn tự hào khi “không đứa nào bằng”.

Trao đổi về chủ đề này, một nhà đầu tư khác cho hay, chị say mê chứng khoán đến độ trễ nải công việc chuyên môn. Chị kể, có lần dù đang bận họp với đối tác nhưng máy tính xách tay của chị vẫn luôn hiển thị bảng điện tử để thỉnh thoảng đảo mắt qua. Thậm chí, đi nước ngoài chị vẫn không rời xa bảng điện, có khi phải gọi điện về nhờ bán cổ phiếu khi giá vượt mức kỳ vọng.

Thậm chí, chị cũng từ bỏ cả cơ hội thăng tiến, tiếng Anh chuyên ngành cũng dần quên, chỉ còn nhớ tiếng Anh tài chính. Nhưng chị cảm thấy hài lòng, chị vui khi “được đi đến tận cùng của mọi cảm giác thăng hoa cũng như mất ăn mất ngủ” vì chứng khoán.

Đặc biệt hơn, có những nhà đầu tư đã tự hứa với lòng sẽ dứt khoát từ bỏ chứng khoán vì họ coi đây là chốn “cờ bạc”… nhưng “cai” chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đấy, bởi chứng khoán đã “ngấm vào máu mất rồi!”

Với những người yêu chứng, khi đã chấp nhận tham gia vào thị trường thì hai khái niệm được và mất luôn song hành. Để “được” có lẽ cần rất nhiều yếu tố, và lời khuyên của những người có thâm niên trên thị trường dành cho ai muốn thử sức với chứng khoán luôn là: “Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để không bị cuốn theo dòng xoáy của những cạm bẫy”.

Bên cạnh đó, những người thắng được “ông thị trường” còn phải là những người biết cắt lỗ giỏi.

Có người còn ví von, đầu tư chứng khoán cũng giống như các môn thể thao đối kháng, chỉ những ai phòng thủ tốt nhất mới có khả năng làm chủ trận đấu. Chỉ cần đối phương sơ hở là phản công, ghi bàn và giành thắng lợi.

Sau nhiều năm lăn lộn với chứng khoán, một nhà đầu tư đã “rút tỉa” được phương pháp đầu tư cho riêng mình đó là: Đam mê, chăm chỉ, kiên nhẫn, kỷ luật. Sẽ không có một công thức chung nào cho các nhà đầu tư chứng khoán, tuy nhiên ý kiến của nhà đầu tư này có thể coi là một trong những con đường dẫn đến thành công.

Đến và “say” với chứng khoán như một tình yêu mãnh liệt không thể từ bỏ. Dù phải trải qua nhiều thăng trầm và mất mát nhưng thất bại chính là bài đọc đắt giá để nhà đầu tư trưởng thành hơn trong các quyết định đầu tư.
 
Làm sao thoát khỏi cảnh công nợ mà không phá sản?

Những ngày cuối tuần vừa qua, cái gì đến cũng phải đến với nền kinh tế khối Euro và nước Pháp: Công ty Standard & Poors xuống điểm nền kinh tế Pháp. Tất cả những tuyên bố của chánh phủ Pháp và của Tổng thống Sarkozy nay đã thất bại: Cố giữ điểm Ba Chữ A. Trong một bài viết vào cuối năm 2011, chúng tôi đã nhận định là không nên quan trọng hóa cái điểm Ba chữ A. Cũng chỉ vì sợ mất Ba chữ A, mà chánh phủ Pháp đưa ra những biện pháp gắt gao thắt lưng buộc bụng. Thắt hầu bao, là thắt cái ăn xài, xuống tiêu thụ: thắng tiêu thụ là tê liệt các động cơ sản xuất, tăng nguy cơ sẽ phá sản vì thiếu nhập ngân, tăng nhu cầu cần phải đi vay tiền các Ngân hàng quốc tế, và các Ngân hàng quốc tế vì điểm tín dụng nay đã xuống, nên sẽ tăng lãi suất tiền lời tín dụng. Lãi suất tín dụng từ nay đương nhiên sẽ cao hơn, công nợ cũng vì thế tăng thêm và tiếp tục cứ thế sẽ tăng mãi, nền kinh tế tài chánh nước Pháp rồi cũng sẽ như Tây Ba Nha, rồi cũng sẽ như Ý đại lợi, Hy lạp, Ái len…Sẽ khủng hoảng nặng vi công nợ tăng, sẽ mất điểm,sẽ có biện pháp thắt lưng buộc bụng, bớt tiêu xài, hạn chế hoạt động kinh tế, mượn tiền trả nợ, nợ tăng, trả chậm và cái vòng lẩn quản sẽ đến và có cơ đưa đến phá sản.

Ngày nay khu vực Euro chỉ còn vài nước, rất ít, còn giữ được điểm Ba Chữ A: Đức, Hòa Lan, Phần Lan, Lục Xâm Bảo. Như vậy một lần nữa chúng ta nhìn rõ hai quan niệm quản trị kinh tế tài chánh đất nước khác nhau giữa hai vùng Nam Bắc Âu châu. Miền Bắc Âu châu quản trị sản xuất, miền Nam Âu châu quản trị tiêu dùng. Hai quan niệm hai thái cực, quan niệm sản xuất xã hội chủ nghĩa, quan niệm tiêu dùng kinh tế thị trường. Quan niệm sản xuất quan niêm quốc gia đang lên (Trung quốc, Ấn độ…), quan niêm tiêu dùng quan niệm quốc gia tiên tiến tiêu dùng hưởng thụ (Mỹ Nam – Tây Âu) nhưng các quốc gia Bắc Âu dù vẫn biết áp dụng một chánh sách thuộc về quan niệm sản xuất, nhưng sản xuất rất lựa chọn: sản xuất những hàng phẩm chất cao: Đức với kỹ nghệ xe hơi hạng sang Mercedes, Porch BMW và máy sản xuất mẹ (Machine outils mère) Hòa Lan với dịch vụ Bốc dở hàng đầu cho toàn Bắc Âu (Cảng Rotterdam) với các Công ty Trading hàng đầu. Lục Xâm Bảo với hệ thống Ngân hàng và các dịch vụ.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ tài chánh kinh tế của thế giới ngày nay đang phá vỡ tất cả những lý thuyết kinh tế đem đến sự bế tắc.

Làm sao đây? Khi những Công nợ và những thâm thủng nền kinh tế quốc gia đặt lại vấn đề quản trị cán cân thu-chi ngân sách của các Công quỹ các Quốc gia.

Thí dụ quốc gia Pháp ngày nay, làm sao tạo thu ngân nhập ngân? Nhập ngân là phải tăng các thuế trực tiếp hay gián tiếp, đánh thêm thuế gì khi người dân đã đi đến tận cùng của sức đóng góp? Phần bên cột xuất ngân, phần chi tiêu thì phải hoặc cắt giảm tiêu xài, đem tiết kiệm vào mọi công quỹ điều hành hoặc xét lại và bỏ, loại bớt những thành phần hành chánh, giảm số công nhơn công chức. giảm công sở, nghiệp vụ … không tuyển dụng thêm nhân viên, cho về hưu trước hạn tuổi….bán bớt công sở, địa ốc tài sản quốc gia

Từ Quốc Gia Toàn năng Bảo hộ* đến Quốc gia Tối thiểu.

( *État – Providence, do từ La Providence = Ơn Trên, Đấng toàn năng, bảo hộ):

Chế độ Quốc gia Pháp là một chế độ Quốc gia Bảo hộ (État Providence). Quốc Gia Bảo hộ là gì? một con số thay trả lời: những chi tiêu của công quỹ quốc gia Pháp (toàn bộ tất cả mọi phần hành chánh) ngày nay sử dụng 58% tổng sản lượng nội địa nước Pháp. Nhiều hơn tổng số chi tiêu của gia đình và nhiều hơn tổng số chi tiêu của các xí nghiệp (Theo bảng kế toán quốc gia Pháp 2010).

Để cung ứng con số chi tiêu của công quỹ quốc gia nói trên, một phần lớn tương đương với 48 % tổng sản lượng nội địa là do tổng số thuế của công dân Pháp và một phần nhỏ 10% do đi vay mượn. Vay mượn cũng là nguồn chánh của Công nợ Nước Pháp. Tổng số tiền phải trả hằng năm riêng cho phần tiền lời của Nợ Công quỹ nay là 47 tỷ euros. Đây là số tiền chi tiêu đứng hàng đầu của Ngân sách quốc gia hằng năm Pháp do Thương/ Hạ Viện Pháp bỏ phiếu chấp thuân (để so sánh: Quỹ riêng cho Ngành Giáo dục Quốc gia chỉ có 45 tỷ euros thôi!).

Vậy thì:

Phải giảm chi tiêu: tiết kiệm từng tài khoản, hay lựa chọn ưu tiên? :
 
Phải giảm chi tiêu: tiết kiệm từng tài khoản, hay lựa chọn ưu tiên? :

Để giảm chi tiêu, phải giảm tiêu dùng, tiết kiệm từng tài khoản một của Ngân sách Quốc gia, cắt giảm toàn bộ. Cũng có thể chọn lựa những ưu tiên: sắp đặt theo thứ tự quan trọng từ những danh mục chánh đến những danh mục thứ. Nhưng tài khoản nào là chánh? Danh mục nào là phụ? Ngành nào là chánh? của Công quỹ nào: Giáo dục? Y tế? Quân đội? Xã hôi? Giao thông?…

Và nguy hiểm hơn! là đặt lại định nghĩa của quan niệm Quốc gia: cái gì định nghĩa được một Quốc gia, vai trò của một Quốc gia là gì? Bảo vệ quê hương?, Giáo dục quần chúng? Bảo vệ Lao động? Chăm lo sức khỏe? …Có kẻ xấu mồm xấu miệng còn bảo rằng Quốc gia là cái chung, vì vậy Ngân sách Quốc gia là số tiền chung để phục vụ những túi riêng các người cầm quyền (Ở Việt Nam là túi của Đảng Cộng sản). Có kẻ ngoan cố, phản động, xấu tánh hơn thêm vào những ý nghĩ đen tối, mạ lỵ đảng, như ngoài Đảng, còn có các vệ tinh của Đảng,… Nghiệp Đoàn, Hội hè, Đoàn thể do Đảng tạo ra…

Vậy thì muốn quản trị cái bánh quy khổng lồ là Ngân sách quốc gia cần phải có một nền quản trị khéo léo, ăn chia đầy đủ không làm mất lòng ai cả?

NHỨT LÀ trong thời gian tranh chấp bầu cử Tổng Thống (Pháp hay Mỹ) .

Hay tư nhân hóa Hành chánh?:

Hay là… ta hạn chế các phần hành của Chánh phủ và Quốc gia bằng tư nhơn hoá tất cả nền hành chánh. Nhà Nước chỉ sẽ giữ phần tối thiểu. Tất cả các phần hành biến thành dịch vụ cho tư nhơn đấu thầu.

Và Nhà Nước phải giữ phần một phần tối thiểu, nếu không Nhà nước sẽ không còn Nhà nước nữa, Nhà nước giữ phần gì? phần can thiệp?, phần trọng tài?, phần phán xét?…và quan trọng hơn giữ phần hỗ trợ, vì đó là quyền uy, và nhờ quyền uy đó cũng có thể giữ phần chế tài.

Hỗ trợ hay bổ trợ, một quan niệm quản trị hành chánh tốt: (La subsidiairité principe de bon gouvernement) :

Một nhà Nước toàn năng bảo hộ, là một Nhà Nước can thiệp, lo toàn bộ cuộc sống của người công dân đóng thuế. Nhà Nước lo tất cả, lo giáo dục dân, lo đời sống văn hóa, sanh hoạt, ăn ở – nhà cửa, thể thao, môi sanh, môi trường, chuyên chở – đi lại, sức khỏe – dưỡng dục, nhiên liệu xăng dầu – điện lực, sưởi ấm quạt nồng, chăm lo người dân từ sơ sanh –chánh trị khuyến khích hay hạn chế sanh đẻ, cho đến trưởng thành lo công ăn việc làm, cho đến khi về hưu -quỹ hưu trí bắt buộc hay tự nguyện, rồi cuối đời bệnh hoạn cáo chung – bảo hiểm sanh mạng, công ty chôn cất, nghĩa trang tư hay công … Ngoài ra Nhà Nước còn ưu tư chăm lo sao cho có sự “công bằng xã hội”, bằng những kỹ thuật chia sẻ liên đới xã hội, tùy theo giai cấp trình độ giàu nghèo cân bằng cán cân hưởng thụ để giảm cách biệt giai cấp qua những sự giúp đỡ như học bổng, bồi hoàn, phụ cấp… hay xây dựng kiến thiết những cơ sở xã hôi như nhà trẻ, nhà già, nhà họp cho nào các hôi cao niên, nào hôi quán thể thao, nào hồ bơi, sân vận động, thư viện công cộng, hí trường hội trường, quảng trường … Cuối cùng chúng ta cũng không ngạc nhiên khi nhìn thấy những con số tiêu chi khổng lồ để phụng sự xã hội.

Như vậy, như chúng ta vừa nhìn qua, nhiệm vụ của một Nhà Nước rất bao quát. Vậy thì, bao hết thi ngày nay như chúng ta đã biết không xuể. Chăm lo một phần quan trọng nào thôi, lựa những cái tốt nhứt. Vậy thì một quan niệm hành chánh tốt là biết dừng ở đâu?

Trong mô hình Nhà Nước can thiệp vào tất cả đời sống của người dân như trường hợp một quốc gia kiểu Bắc Âu, rất xã hội chủ nghĩa. Người dân đóng thuế tương đối cao hơn người công dân các quốc miền nam châu Âu, nhưng hưởng tất cả những quyền lợi xã hội từ nhà cửa, y tế, di chuyển, giáo dục đến văn hoá, thư viện, hí viện, …với giá cả rất thấp, vì Nhà nước quản trị cả. Nhưng nếu Nhà nước quản trị cả, đâu là quyền của người dân? Chỉ có độc nhứt một mô hình xã hội, không cho phép người dân lựa chọn. Dân chủ đâu?

Khi nói đến dân chủ thì quyền của người dân bắt đầu ở đâu? Khi nhà Nước lo tất cả, đâu là quyền của người dân? Và chẳng chốc độc tài sẽ dễ dàng đi đến: hiện tượng “xin cho” của chế độ Công sản, hiện tượng “bao cấp”, “ơn Bác ơn Đảng”, và việc mua quan bán tước, tham nhũng cũng phải đến thôi, vì Nhà Nước là tất cả, … Các Nhà cầm quyền nào cũng có khuynh hướng đi đến độc tài, vì quản trị với độc tài, độc đoán dễ hơn quản trị với dân chủ. Kể cả đối với những người đấu tranh dân chủ, đối lập … Vì người đối lập thường dễ dàng sử dụng mô hình tổ chức của độc tài để đối lại với những mô hình bất mãn để đối lập. Đối lập thường dùng những đòi hỏi dựa theo mô hình của độc tài…

Muốn tránh độc tài phải chấp nhận chỉ trích và kiểm soát thường trực… Nhưng chúng ta đã bàn ra ngoài đề rồi….

Muốn xây dựng một Nhà Nước toàn năng bảo hộ, cha mẹ, người dân rất cần một hệ thống quản trị vững vàng, hữu hiệu. Nước Pháp vẫn tự hào cái – tinh thần công vụ, phục vụ của chung, ”le service public” và “tinh thần pour le service public” có từ thuở Để tam Cộng hòa. Với Tổng thống Jules Ferry và ngành Giáo dục: mỗi làng lớn bé ở Pháp đều có một trường Tiểu học. Thầy giáo hay cô giáo là nhơn vật thứ ba của làng : ông maire, ông xã, đại diện quyền uy hành chánh, ông curé, ông linh mục đại diện tâm linh nhà thờ, và ông giáo, cô giáo l’instituteur, l’institutrice, đại diện hiểu biết. Có nhiều làng chỉ có một instituteur dạy từ vỡ lòng đến thi tiểu học (certificat d’Étude primaire). Có nhiều thầy hay cô dạy đời cha mẹ đến đời con xong về hưu ở lại làng luôn. Nhờ vậy cả nước Pháp thống nhứt tiếng Pháp nói trôi chảy, không còn dùng những thổ ngữ hay phương ngữ nữa. Ngày nay có khuynh hướng tìm lại hương xưa, những vùng như Bretagne, gốc Celte đang đi tìm lại tiếng nói và văn hoá xưa, Alsace cũng vậy, rồi Langue d’Oc, rồi Provençal. … Lúc xưa, cá nhơn chúng tôi, khi đi dạy học ở những vùng quê quanh Toulouse, nói được patois toulousain, ngày nay chúng tôi vì ở vùng Poitou nên vẫn phải dùng những từ ngữ poitevin để diễn tả những phong cách mà tiếng Pháp không đủ để diễn tả. Môi trường và hội nhập cả!

Tin thần “service public Pháp” buộc một cái làng hẻo lánh nhứt, trời mưa hay trời tuyết đều phải được người phát thư đi đến. Và toàn nước Pháp chỉ có một giá tem. Service Public buộc thư trong nước chỉ có 24 giờ là tối đa từ giờ gởi đến giờ nhận. Service public buộc xe lữa phải chạy và đến đúng giờ : chuyền xe 10 giờ 27 là đúng 10giờ 27 phải chạy, đến 16 giờ 3 phút là 16 giờ 3 phút đến. Ngày nay văn minh tiến bô nhưng giờ giấc không còn được đúng đắn nữa. Vì Nhà nước bảo hộ cha mẹ vậy nên công nhân Pháp ngày nay rất sợ bị tư nhân hóa. Nhưng ấy là thời vàng son của “les Trente glorieuses” – Ba mươi năm vàng son, từ sau đệ nhị thế chiến xây dựng đất nước 1945 đến 1975.

Thời vàng son đã qua, nhưng hệ thống vàng son vẫn còn trong ký ức người dân, tuy thế hệ ấy nay đã là cha mẹ, có khi đã ông bà. Lại càng khó khăn thêm với các tổ chức Nghiệp đoàn đấu tranh bảo vệ lao động. Tổ chức nghiệp đoàn con đẻ của thời kỳ bảo hộ, đấu tranh đòi hỏi với một Nhà nước bảo hộ, nhơn ái, tạo những điều kiện làm việc rất lý tưởng cho người công nhơn Pháp. Nhưng ngày hôm nay trong không khí khủng hoảng do cuộc xoay chiều của hướng phát triển, từ nước Pháp sản xuất biến qua nước Pháp tiêu thụ, và cũng do toàn cầu hóa, các đòi hỏi của các Nghiệp đoàn bảo vệ lao động ngay là một hàng rào cản to lớn cho một cải tổ xã hôi. Những tuần làm việc 35 giờ, những 5 tuần nghỉ một năm, những ngày nghỉ lễ bắt buộc, những Chúa Nhựt cấm không được mở cửa đang là những rào cản cuối cùng để bảo vệ người lao động Pháp trước những nhát búa của thời đại toàn cầu hoá.

Làm sao người văn minh tiến tiến với tất cả một bô luật Lao động đầy những chi phí bảo vệ tốn kém cạnh tranh lại với các nhóm người nô lệ, với đồng lương chết đói, trên các nước chậm tiến như Ấn độ, Trung quốc Việtnam Bangladesh… sẵn sàng làm việc với 1 hay 2 dollars một ngày, không mũ bảo hiểm, không được nghỉ trưa, liên tục 10 giờ một ngày, 365 ngày một năm…Thế giới tổ chức, trọng con người, tử tề sẽ bị thế giới hoang dại phá vỡ. Đế quốc và nền văn minh La mã đã tan vỡ vào những năm 400 sau TC bởi các nhóm Vandales man dại (gốc của từ vandalisme để chỉ sự tàn phá phung phí). Văn minh và văn hóa Việt Nam tử tế, đạo đức cổ truyền ngày nay cũng đang bị Đảng Cộng sản man dại nhơn danh bài phong và tân tiến tàn phá) – Thí dụ Tinh thần bà con xa không bằng láng giềng gần nay đã mất, vì láng giềng đối với tổ chức Cộng sản chỉ là một công an hàng xóm để bảo vệ Đảng.

Nhưng ngày nay, tuy với khủng hoảng kinh tế, tuy với toàn cầu hóa, khối lượng lao động cũng không được sử dụng toàn bộ hữu hiệu. Mặc dù với một số lượng thất nghiệp cao trên dưới 10 % khối lượng nhơn số lao động (tại Pháp) vẫn có một số ngành nghề không tìm được công nhơn. Hệ thống bảo hộ, luật lệ lao động quá bảo hộ, hệ thống an sanh xã hội quá chu đáo khiến người lao động “nhiều eo sách”, chỉ tìm những việc làm cho “đáng giá”…

Hiện nay, nói riêng về nước Pháp công nợ đã vượt con số 85% của Tổng sản lượng nội địa (1 8700 tỷ euros và đệ tam cá nguyệt 2011)!

Nhà Nước nên trở về cái nhiệm vụ tối thiểu “nhiệm vụ chánh yếu của mình” thôi!. Nhà nước chỉ nên can thiệp để làm trọng tài, để phán xử hoặc để chế tài …! Nhà nước phải giữ những phương tiện chế tài, tất cả những phần hành hành chánh, dù trung ương, hay địa phương, làng xã có thể tư nhân hóa, xem như là những dịch vụ, với những khế ước thương mại, với những điều khoản áp dụng rõ ràng (cahier des charges). . .

Vứt bỏ bớt những vai trò của Nhà nước ? Nhà nước cần giữ những chức năng điều hành quốc gia nào (les droits régaliens) :

Chức năng An Ninh – Quốc phòng:
 
Chức năng An Ninh – Quốc phòng:

Rất cổ truyền, đó là sức mạnh của Nhà cầm quyền: Quân đội, Cảnh sát và Công an để giữ an ninh xã hội (công an cảnh sát), công lý và chế tài (cảnh sát) và bảo vệ đất nước, quốc phòng (quân đội).

Hai nhà lý thuyết gia về Khoa học Chánh trị của thế kỷ thứ XVII là :Jean Bodin (1529- 1596) và Thomas Hobbes (1588 -1679) (thường được người đời sau ngưởng mộ với câu Homo homini lupus- Người là con sói của loài người – được T. Hobbes viết lời tựa vào trang đầu của cuốn sách De Cive hay Leviathan (1651). Thật sự câu nầy của nhà hiền triết La mã Platius Asinia – 495 Lupus est homo homini.

Cả hai vị nấy, đều luôn luôn khuyên nhủ là sự can thiệp của Nhà nước phải tôn trọng Luật pháp và trong khuôn khổ Luật Pháp.

Nhưng hai vị “Thầy của Luật học nầy” đều cho phép Nhà Nước « làm luật », đó là quyền tối thượng của Nhà Nước (la souveraineté) Nhà Nước là chủ quyền của Luật thực tiển – L’Etat est la seule source du Droit Positif ( Jean Bodin – Six Livres de la République 1576). Droit positif là Luật của Nhà Nước – Luật của Nhà Vua – Droit du Prince khác với Luật Thượng đế – Droit divin.

Nhưng Nhà Nước có quyền thay đổi Luật theo ý muốn mình không? “Có quyền” theo Jean Jacques Rousseau ( 1712 – 1778). Vì quyền tối thượng của Nhà Vua, hay Nhà Nước là người đại diện quyền tối thương của người dân.

“Không được, không có quyền”, theo, Bodin, Hobbes và cả Locke: vì Luật tự nhiên cao hơn Luật thực tiển. Nói như vậy để hiểu rằng Nhà Nước phải tuân lệnh Luật Pháp, một Luật Pháp theo Luật tự nhiên, Luật tự nhiên là Luật bảo đảm các Luật lệ cá nhơn của con người, bảo đảm đời sống hằng ngày, các quyền tự do và quyền tư hữu của mỗi người dân.

Chức năng Phát ngân, phát hành tiền:

Đây là một câu chuyện rất thời sự, chúng tôi đã phân tách trong “câu chuyện tiền tệ” trong tuần qua.

Hai con đường lựa chọn: Chỉnh đốn hay cải tổ thay đổi người phát hành.

Để kết luận:

Nếu Nhà Nước vỡ nợ vì đã quá đa mang bảo hộ lo lắng, cán đáng cho toàn dân thì ngày nay nếu chỉ trở về với cái tối thiểu và giao phó tất cả những phần hành hành chánh cho tư nhân?

Nhưng nếu Nhà Nước giao trọn hay một phần các chức năng An ninh –Công lý – Quốc phòng cho Tư nhân?

Cảnh sát tư nhân ngày nay cũng đã có và làm việc rất hữu hiệu. Những công ty canh giữ, những công ty bảo vệ chuyên chở tiền bạc của các Ngân hàng hay các xí nghiệp lớn. Những công ty an ninh các xí nghiệp. Ngày mai các làng xóm địa phương có thể thuê hay tạo điều kiện để có một đội an ninh tư? (Các bạn ở Huê kỳ và ở Úc quen thuộc với tư nhơn hóa các phần hành thuộc an ninh- nhưng ở Âu châu đặc biệt ở Pháp, dư luận vẫn còn e dè với chức năng an ninh, cảnh sát giao cho tư nhơn. Nhưng từ vài năm nay, có chiều hướng muốn giao quyền cảnh sát cho các tỉnh làng địa phương.

Về tồ chức Công lý? Về mặt thương mãi, tư pháp, có chiều hướng thiên về tư nhơn. Những khế ước thương mãi quốc tế càng ngày càng nhiều, luật thương mãi trở thành quốc tế và không còn trong quốc nội nữa và thoát khỏi tầm tay của Nhà nước. Tòa án thương mãi nay là một Tòa án của các nhà nghề thương mãi, không còn trong tay của các Luật học nữa. Chỉ còn các Tòa hình sự, hình luật quốc nội còn đấy nhưng khi nói đến hình luật quốc tế, phạm vi của Nhà nước quốc gia đã bị vượt qua.

Còn nhà tù, nhà tù chỉ là một khách sạn có khóa, nhà tù có thể giao một công ty tư nhơn thầu dễ dàng.

Và Quốc phòng? Bảo vệ biên giới, quê hương đất nước. Quan niệm biên giới ngày nay không còn nữa. Liên Âu đi lại không giấy tờ. Quân đội ngày nay, có thể là quân đội nhà nghề, thành lập những liên minh phòng thủ (NATO). Từ ngàn xưa, người lính đánh thuê (soldat of fortune –mercenaire) hay lính nhà nghề đánh giặc hữu hiệu hơn lính nghĩa vu.

Quân đội Pháp có một đơn vị nhà nghề La Légion Étrangère (Lê dương) thành lập năm 1831, gồm toàn những người ngoại quốc. Quân đội nhà nghề, do những người tình nguyện, được tuyển chọn huấn luyện hữu hiệu, được Nhà nước Pháp sử dụng suốt trên một thế kỷ đến ngày nay trên khắp mọi chiến trường.

Nếu tiếp tục như vậy, có thể ngày nào một Nhà Nước một Quốc gia có thể giao cho tư nhân khai thác toàn bộ các phần hành hành chánh: Giáo dục, Y tế, Giao thông, Xã hội, Tư Pháp, Công an, Cảnh sát và có thể cả Quân đội nữa. Quan niệm quản trị điều hành một Quốc gia có thể theo một mô hình điều hành quản trị một xí nghiệp. Thu thuế để có Tài chánh, xong thuê các dịch vụ bằng đấu thầu, chỉ giữ lại phần trọng tài, chế tài …

Không bắt buộc phải tư nhân hóa 100%, có thể một phần, tất cả mọi suy nghĩ, mọi sơ đồ quản trị hành chánh đều có thể áp dụng. Làm sao phải trở về cân bằng Ngân sách Quốc gia. Tránh công nợ, thua lỗ, phá sản.

Ưu tư ngày nay là phải làm sao để có một phương thức quản trị tốt.



Chuyện bên lề= tiền tệ: monnaie, money do từ ngữ Juno Moneta. Dười thời La mã, công việc đúc tiền phát hành tiền được tiến hành trong đền thờ Juno Moneta, tức là Thần nữ Juno, người hiểu biết (Juno l’avertie). Thần nữ Juno, là Thần nữ biết được ai nói láo. Một đồng tiền được phát hành nơi đền thờ Ngài phải là một đồng tiền tốt, thành thật. Thế nhưng chẳng bao lâu các Hoàng Đế La mã lạm dụng đúc thêm tiền , biến thành đồng tiền mất giá, thành đồng tiền giả, phá vỡ uy tiến Nữ thần.

15/16 tháng giêng, ngày nước Pháp bị hạ điểm.
 
Cuba khai mạc hội nghị đặc biệt bàn về cải tổ chính trị

Hôm nay 28/01/2012, đảng Cộng sản Cuba khai mạc phiên họp đặc biệt trong hai ngày nghỉ cuối tuần, để bàn về các biện pháp cải tổ chính trị và kinh tế. Đây là hội nghị toàn thể của đảng Cộng sản Cuba kể từ khi thành lập năm 1965 đến nay. Chế độ Cuba đang phải đối mặt với một tình thế hết sức nghiêm trọng, theo như lời tuyên bố của chủ tịch Raul Castro.

Thông tín viên François-Xavier Freland tường trình từ La Habana,

Thoạt nhìn, với các đường phố sạch sẽ, các tòa nhà được tân trang và các trung tâm thương mại mới, thủ đô Cuba La Habana có vẻ như đang hồi sinh. Tuy nhiên, dưới cái vẻ bên ngoài này, Cuba đang ở trong một tình trạng rất khó khăn. Trước khi triệu tập cuộc họp đặc biệt của đảng Cộng sản Cuba, chủ tịch Raul Castro đã đưa ra lời cảnh báo : « Hoặc chúng ta thay đổi, hoặc chúng ta sụp đổ, và cùng với sự sụp đổ này là tất cả các nỗ lực của nhiều thế hệ người Cuba ».

Trên thực tế, chế độ Cuba đã trở nên già cỗi, nó đang trong quá trình tự hủy. Hệ thống này không còn hiệu quá, với quá nhiều công chức, mà lại không đủ các động lực phát triển, trong bối cảnh tham nhũng tràn lan. Cuối cùng là, lệnh cấm vận nghiệt ngã từ gần 50 năm nay đã khiến đất nước này ngày càng kiệt quệ về kinh tế.

Hội nghị đặc biệt của đảng Cộng sản Cuba trong hai ngày cuối tuần này có mục tiêu tái khởi động lại hệ thống xã hội, với các biện pháp nhằm mở cửa cho tư nhân, trong khi vẫn giữ lại bộ máy nhà nước, vốn là chỗ dựa của lãnh đạo Cuba. Trong chương trình của hội nghị có chủ chương trẻ hóa cán bộ, giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo trong hai khóa, kể cả đối với chủ tịch Cuba.

Cuba muốn cứu vãn mô hình xã hội của mình, hệ thống y tế và giáo dục vốn đã đem lại uy tín cho quốc gia này, nay ngày càng trở nên quá tải đối với sức chịu đựng của nền kinh tế. Giới lãnh đạo Cuba ắt hẳn cũng nhìn thấy các phong trào cách mạng lật đổ nhiều chế độ tại khu vực các nước Ả Rập. Trước các đòi hỏi bức thiết của dân chúng, chính quyền Cuba buộc phải thay đổi, nếu không muốn bị sụp đổ.
 
còn 1 ngày nữa là sòng lại mở, những chiến binh cuối cùng lại bước vào cuộc đấu không cân sức với các anh chị MMs, BBs
Để hạn chế rủi ro thì anh em nên tham khảo qua các điều sau:

Tín hiệu xấu:
- Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn rất căng thẳng
- BDS còn tiếp tục mất giá --> ảnh hưởng xấu tới hệ thống NH
- Một số quỹ sẽ tiến hành thoái vốn vào năm nay
- Một số tập đoàn, tổng công ty Nhà Nước cũng phải thoái vốn khỏi TTCK để tập trung vào chuyên môn chính
- Tình hình Iran, Châu Âu vẫn căng thẳng, ảnh hưởng mạnh đến giá vàng và tình hình tài chính toàn cầu.
- Hệ thống của sư phụ em báo Sell vào đúng ngày cuối năm 2011

Hy vọng le lói:
- Chính phủ quyết tâm vực dậy thị trường vốn ( TTCK ) để giảm gánh nặng cho thị trường tiền tệ ( NH ) trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp
- Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt
- Cuối quý I có khả năng giảm lãi suất
- Chart của em cho thấy thị trường đã tạo đáy ngắn hạn, đang trong xu thế phục hồi.

Về mấy phiên giao dịch đầu năm
- Khả năng cao là điều chỉnh 2,3 phiên rồi lại tăng trở lại
- Tuy nhiên, nếu giảm luôn thì cần phải xem xét lại --> nên an toàn nhất là những phiên đầu năm ACE chưa nên tham gia
 
Chuẩn bị cho sáng mùng tám tết giải ngân , thực sư Có chiến tranh hay không ?


Eo Biển Hormuz: Ngòi Nổ Đệ Tam Thế Chiến?
Hạ tuần tháng 12 năm 2011 và đầu tháng 1 năm 2012, cơn sốt căng thẳng ở Eo Biển Hormuz làm cho nhiều người thấp thỏm đến độ có những người e sợ cơn sốt này có thể là ngòi nổ cho Đệ Tam Thế Chiến. Sự thật như thế nào và liệu có chiến tranh hay không?

I. Eo Biển Hormuz: Eo Biển Hormuz (The Strait of Hormuz) là cửa bể từ Vịnh Ba Tư (Gulf of Persian) thông ra thế giới. Hormuz là tên địa phương đặt cho một loại cây giống như cây thốt nốt. Đoạn hẹp nhất của Eo Biển Hormuz là khoảng 54 kilomet. Ảrập Thống Nhất Emirates (United Arab Emirates – viết tắt là UAE) làm chủ Eo Biển Hormuz ở phía nam và Iran làm chủ ở phía bắc. Trong năm 2011, trung bình hàng ngày có 14 tàu chở khoảng chừng 17 triệu thùng dầu thô đi từ Vịnh Ba Tư thông qua Eo Biển Hormuz. Đa phần dầu hỏa này được sản xuất bởi Saudi Arabia, Iraq, và Iran. Số lượng dầu này chiếm khoảng 35% dầu lưu dụng hàng ngày của thế giới. Khoảng 85% số dầu này được đưa tới Á Châu trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Nam Hàn, Nhật, là khách hàng tiêu thụ lớn nhất. Vì số lưu lượng dầu thô lớn như vậy nên một khi Eo Biển Hormuz bị đóng chốt hoặc chiến tranh xảy ra thì chắc chắn giá cả dầu hỏa trên thị trường thế giới sẽ tăng vùn vụt.

II. Nguyên Do Căng Thẳng Và Các Diễn Tiến: Trước năm 1979 thời Sa Hoàng, Iran có chương trình xây dựng nhà máy hạt nhân để làm điện. Sau năm 1979, thời gian đầu nhà cầm quyền của các ông đạo Hồi Giáo bỏ quên chương trình này, nhưng khoảng 2 thập niên trở lại, các lãnh tụ Hồi Giáo Shiites ở Iran thúc đẩy mạnh mẽ chương trình xây dựng nhà máy hạt nhân.

Iran tuyên bố nhà máy hạt nhân chỉ để phục vụ cho mục tiêu dân sự nhưng Hoa Kỳ và Do Thái không tin vào lời tuyên bố này của Iran và cho rằng Iran đang dùng những nhà máy hạt nhân này để chế tạo bom nguyên tử. Đã nhiều lần Hoa Kỳ và Do Thái yêu cầu Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc phải có thái độ với Iran về chuyện chế tạo bom nguyên tử, nhưng lời yêu cầu này hầu như bị coi nhẹ hoặc sau đó bị trôi vào quên lãng.

Iran có 1 nhà máy thăm dò chất uranium chế tạo nguyên tử. Hiện nay Iran đã có 2 mỏ uranium, 3 nhà máy chế biến và làm giàu chất urnanium (uranium enrichment plants). Sau nhiều lần đình hoãn, với sự trợ giúp đặc biệt của Nga Sô, ngày 12/9/2011, Iran chính thức khánh thành lò máy hạt nhân Bushehr I. Iran tuyên bố thời gian tới sẽ hoàn tất nhà máy hạt nhân ở Darkhovin với khả năng 360MW. Họ còn dự trù xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân hạng trung trong 5 năm tới.

Đứng trước việc Iran công khai khánh thành nhà máy hạt nhân vào tháng 9, 2011, Hoa Kỳ và Do Thái yêu cầu Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân Quốc Tế - International Atomic Energy Agency (viết tắt là IAEA) phải nghiên cứu kỹ và phải có thái độ. Tháng 11/2011, IAEA đệ trình một bản báo cáo chi tiết và khiển trách Iran sử dụng nhà máy hạt nhân Bushehr I nghiêng về việc chế tạo bom nguyên tử hơn là xuất cảng năng lượng điện. Dựa vào bản báo cáo này, Âu Châu quyết định trừng phạt bắt đầu từ ngày 23/1/2012 không mua dầu hỏa sản xuất từ Iran. Đây là lần đầu tiên Âu Châu có thái độ cứng rắn như vậy với Iran. Không thuyết phục được Âu Châu từ bỏ ý định trừng phạt kinh tế, ngày 27/12/2011, Phó Tổng Thống của Iran là ông Mohammad Reza Rahimi (sinh ngày 11/1/1949) đe dọa sẽ đóng cửa Eo Biển Hormuz. Theo sau lời tuyên bố này, Iran cho tập dợt thao diễn quân sự 10 ngày ở vùng đất sát cạnh Eo Biển Hormuz như một thách thức đối với thế giới tự do.

Đáp trả lại sự thách thức của Iran, Đệ Ngũ Hạm Đội của Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện của họ trong vùng này. Chiến Hạm USS John C. Stennis với các chiến đấu cơ lập tức được điều động đến sát bên Eo Biển Hormuz. Ngày 3/1/2012, Iran tuyên bố nếu Hoa Kỳ cho Chiến Hạm tới gần Eo Biển Hormuz thì họ sẽ tấn công mà không cần sự thông báo nào nữa. Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng nghênh đón bất kỳ sự phản ứng nào của Iran làm cho ai nấy thấp thỏm ngòi nổ của Đệ Tam Thế Chiến sắp sửa đước châm lửa. Bộ Trưởng Quốc Phòng của Hoa Kỳ là ông Leon E. Panetta ra lệnh cho các binh chủng dự bị của Hoa Kỳ, nhất là các binh chủng dự bị ở Texas, chuẩn bị lên đường khi tình huống xảy đến. Để hỗ trợ cho Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 1/2012, nước Anh tuyên bố sẽ gởi tàu chiến HMS Daring đến Eo Biển Hormuz. Tàu chiến HMS Darin được trang bị những vũ khí tối tân nhất của nước Anh.

Nhận thấy hầu như cả thế giới đứng về phía Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia sẵn sàng đưa tàu chiến tối tân của họ như HMS Darin đến Eo Biển Hormuz, ngày 9/1/2012, Iran xuống nước, Bộ Trưởng Quốc Phòng của Iran là ông Ahmad Vahidi (sinh ngày 28/6/1947) tuyên bố Iran chưa hế nói là sẽ đóng cửa Eo Biển Hormuz. Ngày 16/1/2012, Bộ Ngoại Giao Iran xác nhận đã nhận được 3 tối hậu thư của Hoa Kỳ nói rằng nếu Iran đóng cửa Eo Biển Hormuz thì Hoa Kỳ sẽ có hành động để mở lại Eo Biển Hormuz với bất kỳ giá nào. Ngày 23/1/2012, Hoa Kỳ, Anh và một vài quốc gia khác thành lập liên minh các hạm đội chiến tranh mà danh từ chuyên biệt được gọi là Flotitta. Flotitta là tiếng Spanish, nghĩa là tàu chiến. Flotitta kỳ này gồm các tàu chiến tối tân sẵn sàng tấn công vào Eo Biển Hormuz một khi nhận được lệnh của cấp trên.

III. Có Chiến Tranh Hay Không?

Cho tới cuối tháng 1/2012, nhiều nhân vật cao cấp của Iran bề ngoài còn rất mạnh miệng tuyên bố sẽ ăn thua đủ với Hoa Kỳ và Âu Châu nếu bị cấm vận hoặc nếu Hoa Kỳ có hành động cho tàu chiến tiến vào gần Eo Biển Hormuz, nhưng nhiều bình luận gia cho rằng đây chỉ là chiêu rung cây nhát khỉ rồi sẽ tìm cách rút lui trong danh dự. Tại sao? Trong quá khứ cũng đã từng xảy ra những vụ căng thẳng như vậy ở Eo Biển Hormuz nhưng với vũ khí tối tân của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nhanh chóng đè bẹp lực lượng của Iran.

Ngày 14/4/1988, Chiến Hạm USS Samuel B. Roberts của Hoa Kỳ bị trúng mìn do Iran cài. Để trả đũa việc này, ngày 18/4/1988, Hoa Kỳ mở chiến dịch Operation Praying Mantis. Trong vòng 1 ngày, Hoa Kỳ đánh chìm một chiến hạm của Iran, một tàu hạng trung có súng máy, sáu tàu nhỏ cao tốc, v.v. Iran bị thiệt hại nặng nề nên lập tức nhũn như con chi chi.

Cuối tháng 12 năm 2007, một vài sự đụng độ nhỏ giữa các tàu của Hoa Kỳ và Iran, Iran tuyên bố sẽ đóng cửa Eo Biển Hormuz vì bị Hoa Kỳ khiêu chiến. Sau lời tuyên bố này, Hoa Kỳ và Đồng Minh đưa khoảng 40 tàu chiến đến trong vùng, và trước sức mạnh này, Iran đã xuống nước và làm thinh không dám đóng cửa Eo Biển Hormuz.

Kỳ này cũng vậy, vì tương quan lực lượng chênh lệch quá rõ rệt, các bình luận gia cho rằng Iran sẽ xuống nước, sẽ “nuốt nhục” như năm 2008, sẽ không đóng cửa Eo Biển Hormuz, sẽ nằm mai phục trường kỳ cho đến khi nào có đủ sức mạnh về quân sự, nhất là sẽ chế tạo cho được bom nguyên tử để ăn thua đủ với Hoa Kỳ và Do Thái.

Lời Kết: Căng Thẳng ở Eo Biển Hormuz không đủ sức để làm ngòi châm nổ cho Đệ Tam Thế Chiến, nhưng chắc chắn nó sẽ là hòn than nóng âm ĩ ngày này sang tháng nọ cho đến khi nào thời cơ mà Iran cho là chin mùi. Đây là sự nhức nhối cho toàn thế giới, nhất là cho Hoa Kỳ và Do Thái. Chắc chắn vì sự tồn vong của chính mình, chắc chắn Hoa Kỳ, Do Thái, và Âu Châu sẽ không để yên cho Iran chế tạo được bom nguyên tử vì một khi Iran có bom nguyên tử rồi thì Iran sẽ trả thù cho những mối nhục như mối nhục Eo Biển Hormuz kỳ này./.
 
"Trong thời buổi hiện nay, 1 đồng vốn có ý nghĩa bằng 2 đến 3 đồng so với lúc bình thường, nguồn tiền này sẽ được các nhà đầu tư thực hiện tái đầu tư giúp TTCK bớt ảm đạm".

Trong bức thư chia sẻ, tâm sự với các nhà đâu tư kết thúc năm con Tân Mão, bước sang năm mới Nhâm Thìn, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN Nguyễn Hoàng Hải thẳng thắn cho rằng năm 2011 là năm xấu nhất của thị trường chứng khoán VN, đa phần các nhà đầu tư chứng khoán đều thua lỗ, mức độ thua lỗ là rất lớn, tài sản của nhà đầu tư đã bị vơi đi từ 50% cho đến 100% ( mà vẫn còn nợ ).
Trong năm 2011, đa phần các công ty công chúng , công ty niêm yết đều làm ăn sa sút, tăng mức độ kinh doanh thua lỗ đến mức lợi nhuận giảm nhiều so với các năm trước, chỉ một bộ phận nhỏ công ty công chúng duy trì lợi nhuận bằng năm trước hoặc có tăng trưởng lợi nhuận nhưng không nhiều, vì vậy việc thanh toán cổ tức tiền mặt cho nhà đầu tư trong năm 2011 bị giảm sút nhiều so với những năm trước.

Do tình hình đầu tư, tình hình lãi suất cao nên sẽ có nhiều công ty không có nguồn tài chính dồi dào để trả cổ tức hoặc mức chi cổ tức bằng tiền mặt sẽ thấp đi.

Nguyên nhân của tình trạng trên là : Do tác động xấu của kinh tế vỹ mô trong nước và ngoài nước; Cũng còn do yếu tố chủ quan của Ban quản lý doanh nghiệp : Do chậm đổi mới nhân sự, do đầu tư vẫn còn dàn trải, do khát vọng nhanh chóng trở thành tập đoàn kinh tế mạnh mà đầu tư quá nhiều… Tựu trung lại là do yếu tố quan liêu, chủ quan, duy ý chí của những người điều hành doanh nghiệp.

Cổ phiếu thì bị giảm giá mạnh, cổ tức thì hầu như không có hoặc ít hơn ( không thấm tháp vào đâu so với số tài sản bị mất đi). Tuy nhiên nhà đầu tư có thể được an ủi bằng niềm tin vào “ngày mai trời sẽ đẹp “ từ cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ, tài chính cố gắng đưa ra nhiều giải pháp phát triển TTCK và từ sự rút kinh nghiệm và cam kết cố gắng của các Ban quan lý doanh nghiệp.

Trong bài viết này, để khôi phục và tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam ( VAFI ) khuyến nghị một số điểm về công tác quản trị doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có mức lợi nhuận sau thuế tương đối so với các năm trước, ít vay nợ ( kể cả trong tương lai ) cần tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt so với các năm trước ; Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nông nghiệp như doanh nghiệp cao su, mía đường, … đa phần lợi nhuận cao đột biến so với năm trước nhờ được hưởng lợi nhiều về giá bán cần xem xét tăng cao mức chi trả cổ tức cho cổ đông.

Trong thời buổi rất khó khăn hiện nay, 1 đồng vốn có ý nghĩa bằng 2 đến 3 đồng so với lúc bình thường, nguồn tiền này sẽ được các nhà đầu tư thực hiện tái đầu tư giúp TTCK bớt ảm đạm đồng thời cũng là cơ hội để bù một phần kinh doanh thua lỗ .

Các Ban quản trị doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá lại chương trình đầu tư của mình để có đối sách phù hợp, nên tạm ngừng các dự án đầu tư mới nếu hiệu quả thấp hoặc phải đi vay mượn nhiều nhằm tăng cường khả năng tài chính doanh nghiệp, giảm chi phí lãi vay, đồng thời tạo khả năng doanh nghiệp luôn có dòng tiền nhàn rỗi để thường xuyên thanh toán cổ tức cho cổ đông. Trong bối cảnh TTCK như hiện nay và trong vài năm nữa việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu có thể còn khó khăn, doanh nghiệp nên có phương án thanh toán mức cổ tức bằng tiền mặt cao trên giá vốn đầu tư cao hơn lãi suất huy động. Nếu đa phần các doanh nghiệp niêm yết làm được như vậy thì không lẽ gì TTCK kéo dài sự ảm đạm ?

Không nên nôn nóng đặt mục tiêu doanh nghiệp của mình phải trở thành 1 Tập đoàn , 1 Tập đoàn mạnh hoặc 1 Tập đoàn lớn so với các nước trong khu vực mà đưa ra nhiều dự án đầu tư để rồi đi vay nợ nhiều, từ đó ít có điều kiện chăm lo quyền lợi cho cổ đông . Sắp tới năm mới, cộng đồng doanh nghiệp cần phải đổi mới tư duy, cụ thể là phải tăng cường khả năng tài chính doanh nghiệp, giảm đáng kể nợ nần để có khả năng chống chọi tốt với các biến cố không mong muốn, đồng thời cải thiện quyền lợi cho các “ ông chủ “ của mình bằng việc gia tăng dần mức chi cổ tức tiền mặt.

Năm nay là 1 năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp, nên cần xem xét lại chính sách thưởng cho người lao động và Ban quản lý trong tương quan khả năng tài chính doanh nghiệp và quyền lợi của nhà đầu tư theo hướng doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản nợ xấu, chênh lệch tỷ giá, các quỹ dự trữ…

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc gặp khó khăn về khả năng tài chính thì kiên quyết cắt giảm các khoản thưởng, đặc biệt là đối với Ban quản lý còn phải cắt giảm mức lương, thù lao…không để cao như trước ; Không theo phong trào, không sỹ diện , hào phóng thực hiện chính sách thưởng như các đơn vị kinh doanh hiệu quả ….

Ông Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh, không thể để tình trạng Ban quản lý lương cao hoặc có thưởng trong khi cổ đông của doanh nghiệp không được nhận cổ tức bằng tiền mặt.

Từ năm 2012 trở đi , Hội đồng quản trị các doanh nghiệpkhông thực hiện các Dự án đầu tư mới nếu như việc thực hiện này không đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư một cách thường xuyên. Nếu HĐQT có ý chí mạnh cương quyết thực hiện các dự án đầu tư mới thì cần phải thuyết trình kỹ cho nhà đầu tư biết và cần nhận được ý kiến chấp thuận của đông đảo cổ đông doanh nghiệp.

"Chuẩn bị tới mùa ĐHCĐ năm 2012, các nhà đầu tư cần góp ý về công tác quản trị doanh nghiệp, nhất là công tác đầu tư để tránh tình trạng chủ quan duy ý chí luôn tồn tại trong HĐQT nếu như ít có ý kiến phản biện từ các cổ đông", bức thư viết.
 
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Singapore năm 2010 đã lên tới 95.3 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Malaysia năm 2011 là 90 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và indonesia vào năm 2015 sẽ lên tới 80 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Thái Lan năm 2010 là 46 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Phi Luật Tân năm 2007 có lúc đã lên tới 30.6 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Việt Nam năm 2010 là 25 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Miến Điện năm 2007 là 1.4 tỉ đô-la.

Nay Hoa Kỳ muốn trở lại Đông Nam Á. Mà trở lại không có nghĩa là chỉ bằng lời nói, hoặc cho hàng không mẫu hạm đi thăm viếng Manila, Đà Nẵng, Bangkok hay Singapore rồi liên tục tập trận trên biển với các đồng minh v.v… mà phải thiết lập cho bằng được các căn cứ quân sự chiến lược vững chắc để tiếp cận và làm địa bàn tấn công tiêu diệt đối phương. Muốn có được những căn cứ chiến lược như thế thì phải có ngoại giao và chính trị. Mà muốn có ngoại giao và chính trị thì phải có tiền cho vay, hỗ trợ thương mại và viện trợ cho không lẫn viện trợ đầu tư. Hoa Kỳ lấy tiền đâu để thực hiện các công tác này trong tình thế nợ nần ngập đầu không trả nổi? Liệu Hoa Kỳ có thể thuyết phục được Phi Luật Tân và Thái Lan để cho mở lại các căn cứ chiến lược như Subic Bay, Clark và Utapao không? Theo tôi, Phi Luật Tân có thể (tôi nói có thể) cho mở lại các căn cứ này để Mỹ dùng làm bàn đạp tấn công Hoa Lục, nhưng chắc chắn Phi Luật Tân sẽ phải trả một giá rất đắt về bất ổn chính trị. Đất nước Phi sẽ vô cùng căng thẳng vì luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh mà không sao phát triển được. Xin nhớ cho Hoa Lục dư khả năng giúp các nhóm phiến quân Hồi Giáo Phi Luật Tân ở phía Nam quậy nát bấy đất nước này. Hiện nay Washington và Manila đang đàm phán để quân đội Mỹ tăng cường hiện diện ở Philippines sau 20 năm kể từ khi Mỹ bị tẩy chay tại đây. Trong ba ngày thăm và làm việc Philippines 16-18/1/2012, thượng nghị sĩ John McCain cho biết ông hy vọng sẽ không xảy ra cuộc đụng độ lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng Washington cam kết sẽ duy trì sự hiện diện ở châu Á để đối trọng với Bắc Kinh.

Còn Thái Lan, do có biên giới với Hoa Lục, hơn nữa chính sách ngoại giao của Thái Lan rất khôn ngoan, tôi bảo đảm họ không bao giờ cho Mỹ trở lại căn cứ Utapao. Nếu Thái Lan làm thế họ cũng không thể sống yên bởi các nhóm phiến quân Hồi Giáo ở phía nam và biên giới Bắc Thái cũng sẽ bấy nhậy bởi các nhóm ly khai do Hoa Lục dựng lên, cho dù Mỹ có triển khai hằng chục ngàn biệt kích Mũ Nồi Xanh (Green Beret) như thời Chiến Tranh Việt Nam cũng không sao cứu nổi. Ấy là chưa kể Thái Lan phải cắt đứt quan hệ ngoại thương với Hoa Lục lên tới 46 tỉ mỗi năm. Thái Lan lấy đâu để bù đắp? Liệu Hoa Kỳ có cáng đáng nổi con số ngoại thương khổng lồ này không? Căn cứ hải quân Changi của Mỹ tại Singapore dù có cả tàu ngầm nhưng thực chất nhằm bảo vệ Singapore hơn là tấn công. Còn căn cứ Darwin ở Úc Châu thì xa quá chẳng làm Hoa Lục lo sợ. Bằng cớ là khi Ô. Obama tuyên bố sẽ triển khai 2500 thủy quân lục chiến tại đây thì Hoa Lục vui vẻ coi đó như chuyện bình thường.

Còn khả năng Hoa Kỳ xử dụng Hải Cảng Cam Ranh có thể xảy ra không? Theo hầu hết các nhà bình luận lỗi lạc về Đông Nam Á chẳng hạn như học giả Thayer, Úc Châu thì chiến lược ngoại giao cũng như quốc phòng của Việt Nam là hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Đông Nam Á để quân bình lực lượng với Hoa Lục nhưng không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào để chống Hoa Lục. Do đó không bao giờ có chuyện Mỹ đóng quân tại Cam Ranh. Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Cam Ranh là một hình thức tuyên chiến với Hoa Lục điều mà một nước nhỏ có địa lý chiến lược với Hoa Lục như Việt Nam không bao giờ mong muốn. Sách lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, tự lực tự cường xây dựng sức mạnh quân sự, không gây hấn với Hoa Lục, nhưng nếu Hoa Lục lấn chiếm thì sẵn sàng đánh trả với bất cứ giá nào. Cứ nhìn vào các loại tàu ngầm, tàu chiến, máy bay và vũ khí tối tân mà Việt Nam mua từ Nga, Ấn Độ, Do Thái, Hà Lan, Canada… năm vừa qua thì rõ. Trên tinh thần đó, tàu chiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và kể cả Hoa Lục…có thể ghé thăm Việt Nam. Cam Ranh có thể trở thành thương cảng quốc tế cho tàu của bất cứ quốc gia nào ghé thăm, tiếp vận, sửa chữa…trong một thời gian ngắn nhưng không bao giờ trở thành căn cứ quân sự của Mỹ như Subic Bay, Utapao, Singapore hay Darwin. Mỹ có thể bán vũ khí, tàu chiến, máy bay, thao diễn chung, huấn luyện sĩ quan cho Việt Nam, nhưng Việt Nam không bao giờ liên minh quân sự với Mỹ hay rước quân Mỹ vào Việt Nam. Các học thuyết chính trị thời Xuân Thu Chiến Quốc dạy chúng ta rằng, tùy theo vị thế chiến lược gần hay xa nước lớn mà mỗi nước nhỏ có chiến lược quân sự và ngoại giao khác nhau. Dù cùng nằm trong Liên Minh ASEAN, do yếu tố địa lý khác nhau, chiến lược quốc phòng và ngoại giao của Phi Luật Tân sẽ khác Singapore, Nam Dương, Thái Lan, Việt Nam và Mã Lai.
 
Do tính toán sai lầm trong 35 năm và coi thường khả năng trỗi dậy của Hoa Lục, ngày nay Hoa Kỳ nôn nóng quay trở lại để kiềm chế Hoa Lục. Nhưng thực tế khi trở lại Đông Nam Á, tình hình đã đổi thay và không còn giống như thời Hoa Kỳ còn làm bá chủ vùng này nữa. Vậy Hoa Kỳ phải làm sao đây? Đứng trên quan điểm quyền lợi sinh tồn của các quốc gia Đông Nam Á thì sự trở lại của Hoa Kỳ khiến các nước này vừa mừng vừa lo.

-Mừng là vì nếu không có Hoa Kỳ thì Hoa Lục sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông và lần hồi khuất phục tất cả các quốc gia Đông Nam Á rồi bá chủ Á Châu.

-Lo là vì sự hiện diện quân sự khổng lồ của Mỹ chắc chắn sẽ gây xáo trộn cho toàn vùng, ít ra là về mặt kinh tế. Nếu muốn kiềm chế Hoa Lục, Hoa Kỳ không thể để các quốc gia Đông Nam Á vẫn cứ tiếp tục làm ăn buôn bán như thế này mãi mà phải đánh đòn kinh tế để lần hồi cô lập Hoa Lục. Liệu các quốc gia Đông Nam Á có tuân theo chỉ thị của Hoa Kỳ để cắt đứt ngoại thương với Hoa Lục…điều mà không một quốc gia nào mong muốn? Kinh nghiệm cho thấy khi Hoa Kỳ muốn là "trời muốn". Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sợ hãi sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ tuyên bố cấm vận quốc gia nào thì khốn khổ cho quốc gia đó. Trong chiến tranh Iraq, Tổng Thống Bush đã rổn rảng tuyên bố "Ai không theo Hoa Kỳ là chống lại Hoa Kỳ". Lời tuyên bố này cũng có thể sẽ được lập lại cho các quốc gia Đông Nam Á nghe. Trước tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á phải làm sao đây?
Lịch sử đã dạy thế giới một bài học là:

Vì quyền lợi của mình, nước Mỹ có thể bỏ rơi đồng minh thân thiết một cách cay đắng. Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á để bảo vệ quyền lợi riêng của Hoa Kỳ hay Hoa Kỳ đến đây để sống chết với Đông Nam Á? Hoa Kỳ nhiều lần lập đi lập lại rằng Hoa Kỳ không theo phe nào trong tranh chấp Biển Đông. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ trở lại Á Châu không phải để bảo vệ Trường Sa cho Việt Nam và Phi Luật Tân hay tái chiếm Hoàng Sa cho Việt Nam.

Trong khi Hoa Kỳ đang là hợp tác chiến lược của Hoa Lục trên quy mô toàn cầu, nay lại muốn đối đầu với Hoa Lục thì không rõ Hoa Kỳ sẽ đi nước cờ như thế nào? Mới đây Giáo Sư Jin Canrong – Phó Hiệu Trưởng Trường Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh nhận định "Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ là không thực sự rõ ràng". (Internet) Theo tôi, nó không rõ ràng là vì cùng lúc Hoa Kỳ vừa muốn hợp tác với Hoa Lục lại vừa muốn răn đe, ngăn chặn Hoa Lục. Giống như một người vừa muốn hợp tác làm ăn với bạn, một mặt lại muốn "đốn ngã" ông bạn mình. Còn theo Tiến Sĩ Raoul Heinrichs thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Phòng Úc Châu thì "Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cần phải được vận hành một cách khéo léo nếu không một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ đẩy Châu Á-Thái Bình Dương vào cuộc khủng hoảng mới."

Khi một liên minh hình thành, Hoa Kỳ luôn luôn là "commander" dù đó là NATO. Liệu kế hoạch đối đầu với Hoa Lục đã được vạch sẵn tại Ngũ Giác Đài rồi buộc các nước ASEAN phải tuân theo hay Hoa Kỳ sẽ tham khảo ý kiến với từng quốc gia? Cuộc chạm trán với Hoa Lục trong tương lai sẽ là cuộc đối chọi khủng khiếp, có nguy cơ lan rộng khắp thế giới. Hàng ngàn hỏa tiễn tầm trung của Hoa Lục có khả năng tàn phá thủ đô của các quốc gia Đông Nam Á trong chớp nhoáng mà các quốc gia các quốc gia Đông Nam Á không có khả năng chống đỡ trừ phi Hoa Kỳ có thể cung cấp cho ASEAN mỗi nước vài trăm Hỏa Tiễn Patriot đất-đối-không, mỗi chiếc giá từ 1-6 triệu đô-la để ngăn chặn. Nếu cuộc chiến nổ ra, chắc chắn Hoa Lục sẽ bị chấn thương nặng, Hoa Kỳ bất quá vài tàu chiến bị đánh chìm, vài chục máy bay bị bắn rơi nhưng các quốc gia Đông Nam Á sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc, kể cả nguy cơ tàn phá của bom nguyên tử. Khi cuộc chiến leo thang và kéo dài, số thương vong lên cao, kinh tế đình trệ, Hoa Kỳ bị áp lực quần chúng trong nước phải rút lui, nhất là trong các mùa bầu cử …lúc đó các quốc gia Đông Nam Á sẽ lâm vào tình thế giở khóc giở cười.

Tạm kết luận:

Do tiềm năng kinh tế của Hoa Lục có thể gây ảnh hưởng toàn cầu và sức mạnh quân sự trùm phủ cả Á Châu, sự trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ không dễ dàng như người ta tưởng.(*) Tôi nghĩ rằng các nhà chiến lược Hoa Kỳ chưa tìm ra giải đáp cho kế hoạch lớn lao này. Chỉ riêng lãnh vực kinh tế không thôi, bất cứ sự phong tỏa kinh tế nào mà Hoa Kỳ muốn áp đặt lên Hoa Lục cũng có nghĩa là cuộc khủng hoảng của chính mình và toàn thế giới.
Ngay hôm nay, tại Hoa Kỳ, vào các hệ thống bán lẻ khổng lồ của Mỹ như Costco, Wal-mart, Target, các tiệm bán máy móc, đồ điện tử như Best Buy, Fry-Electronics, Office Max…chúng ta không sao tìm thấy mặt hàng USA mà toàn Made in China. Ngoài ra, trong lúc này, ít ra Hoa Kỳ đang cần sự trợ giúp của Hoa Lục để tạo ổn định cho Bán Đảo Triều Tiên và cuộc cấm vận Iran. Những cuộc gặp gỡ liên tục giữa các nhà ngoại giao cao cấp Mỹ-Hoa và cuộc gặp gỡ giữa Ô. Obama và Ô. Tập Cận Bình vào 14 Tháng 2 năm nay cho thấy Hoa Kỳ đang còn dò dẫm chứ không thể tự tung tự tác như thời Chiến Tranh Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng phải hết sức thận trọng trong việc liên minh hay hợp tác với Hoa Kỳ. Các quốc gia này phải nhận ra cho rõ cái nào là quyền lợi của Hoa Kỳ và cái nào là quyền lợi của Đông Nam Á hay quyền lợi của chính quốc gia mình. Hoa Kỳ đến rồi đi, chứ Hoa Kỳ không thể "ăn đời ở kiếp tại đây".
Cuối cùng thì Đông Nam Á vẫn cứ phải sống chung với Hoa Lục - dù chế độ nào đi nữa. Một nền chính trị vững vàng, kinh tế phát triển, tăng cường quốc phòng, đoàn kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong tổ chức ASEAN, hợp tác nhưng không bị cột chặt hay lệ thuộc vào Hoa Kỳ …vẫn là những yếu tố nội tại mạnh nhất để duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực và cho sự sống còn của mỗi quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay Indonesia đã và đang tăng cường sức mạnh quân sự mạnh nhất trong vùng nhưng vẫn tự chủ và không lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Còn Kampuchia thì công khai tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông.

Trong cuộc đối đầu giữa các siêu cường, một số nước nhỏ có thể tiêu vong. Nhưng nếu có chính sách ngoại giao khôn khéo thì nước nhỏ có thể vươn lên. Hăng hái, hấp tấp nhảy ra để làm "tiền đồn" cho bất cứ siêu cường nào sẽ là thảm họa cho dân tộc mình.
 
bàn về sự kháng cự của chart chứng khoán :

"Mao Trạch Đông có kể câu chuyện về ông ta: " Khi tôi còn nhỏ, ba tôi say rượu thường hay đánh tôi. Nhưng một hôm, vì đè nén không được, tôi kháng cự và từ đó về sau, ba tôi không đáng tôi nữa lúc say sưa".

Chơi chứng khoán như cuộc đời ... phải chấp nhận sự kháng cự nhưng phải đúng lúc ....
 
Back
Top