Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

‘Gửi tiền vượt trần lãi suất cũng phạm pháp’
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết người dân, doanh nghiệp gửi tiền với lãi suất vượt trần cũng được coi là tòng phạm với ngân hàng và sẽ bị xử lý theo luật.
> Cuối năm khan tiền đồng
> Năm 2012 nên thủ sẵn tiền mặt
> Nhà băng dùng 100% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn

Trả lời những thắc mắc của người dân xung quanh việc vượt trần lãi suất hiện nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tái khẳng định các hành vi này đều vi phạm pháp luật và là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, nếu không có sự đồng thuận của người gửi tiền, nhà băng cũng không thể thực hiện hành vi này.

"Nếu tổ chức tín dụng vi phạm, người dân mà tham gia, thì đó cũng là những tòng phạm. Và theo pháp luật thì phải xử lý cả tòng phạm”, ông Bình nhấn mạnh. Do đó, bên cạnh việc không tiếp tay, Thống đốc cũng kêu gọi người dân phát hiện, tố giác và gửi các bằng chứng về việc vượt trần lãi suất tới Ngân hàng Nhà nước để xử lý.

Thừa nhận công tác thanh tra – giám sát ngân hàng trong phần lớn thời gian của năm 2011 còn có dấu hiệu buông lỏng, Thống đốc cho biết hoạt động này sẽ được thực hiện quyết liệt hơn trong năm 2012. Theo đó, một trong những nội dung thanh tra trong điểm sẽ nhằm tới các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, bên cạnh việc đảm bảo an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng.

TRỜI ƠI , HÓA TA CHÚNG TA LÀ NHỮNG CON GÀ
HỌ MUỐN BĂM CHÚNG TA RA LÚC NÀO CHẢ ĐƯỢC....
 
Thái Lan giải thoát cho hàng trăm con chó “sắp lên bàn nhậu ở các nhà hàng” Việt Nam




Chiều thứ năm 12/1 các viên chức Thái Lan cho hay họ đã cứu được tới hơn 750 chú chó đang trên đường tiến qua VN để lên các bàn nhậu cho con người thưởng thức.

Thirakiat Thongaram, đại diện Hải Quân Thái Lan cho biết tàu tuần tiểu Thái Lan đã bắt được một băng đảng buôn lậu chó vào thứ năm trên bờ sông Mekong trong tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan.

Các quân nhân Thái Lan, theo lời ông Thongaram, đã tìm thấy hơn 750 con chó trong các cái củi sắt nhỏ hẹp và rỉ sét trên một xe tải lớn đậu gần một chuyến tàu đang đợi để mang số chó này theo giòng sông Mekong đi Lào.

Ông cũng cho biết số chó từ Lào sẽ được vận chuyển sang Việt Nam, nơi “thịt cầy tơ” bao giờ cũng là một đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

Có một công dân Thái Lan bị bắt trong vụ này vì nhiều cáo trạng, kể cả việc chuyên chở động vật bất hợp pháp, trong lúc nhiều tay buôn lậu khác tẩu thoát được khi bị động.

Những con chó này sẽ được các viên chức Thái gửi đến một trung tâm cho thú vật ở Nakhon Phanom chăm sóc. Trong năm 2011, được biết các viên chức Thái Lan đã “cứu mạng” được khoảng 2,000 con chó sắp được chuyển giao qua Việt Nam làm thịt.
 
Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Như đã hẹn kỳ trước, tuần này, xin đề nghị ông phân tích cho quý thính giả của chúng ta những giải pháp mà các quốc gia trên thế giới có thể áp dụng để tránh khỏi tình trạng mà ông gọi là "cùng nhau hạ cánh". Như thông lệ, xin yêu cầu ông trình bày cho bối cảnh của vấn đề.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng trước hết, người ta thường phân biệt các nền kinh tế thế giới thành hai khối lớn. Khối công nghiệp hoá "đã phát triển" gồm vài chục quốc gia với tổng sản lượng trị giá khoảng 40% sản lượng toàn cầu, đứng đầu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản. Khối thứ hai là mấy trăm quốc gia hay thị trường "đang phát triển", với sản lượng tổng cộng khoảng 60% còn lại, trong số này có nhiều nền kinh tế thuộc loại "tân hưng" hoặc mới nổi.
- Thứ hai, và ngược với kỳ vọng của nhiều người, sức mạnh của các nền kinh tế đang phát triển vẫn tùy thuộc vào giao dịch hàng hóa và tư bản với khối công nghiệp hoá, chủ yếu là với các nước Tây phương đã sớm theo kinh tế tự do trong chế độ chính trị dân chủ.
- Thứ ba là trong năm 2012 vừa bắt đầu, người ta e ngại khối kinh tế đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, chủ yếu là do ảnh hưởng bất lợi từ khối kinh tế công nghiệp hoá. Đà tăng trưởng toàn cầu, tính theo phương pháp trung bình gia trọng có thể xê dịch giữa mức bình quân là từ 3,5 đến 3,8%, tức là mấp mé tình trạng khá bất lợi của năm 2009, khi thế giới bị nạn "Tổng suy trầm 2008-2009". Đó là kịch bản gọi là "cùng nhau hạ cánh".
- Trong hoàn cảnh chung đó, các nền kinh tế Á châu ngoài Nhật cũng bị ảnh hưởng nặng chứ chưa thể thoát ra ngoài và dự báo căn bản nhất là chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân là dưới 7%. Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 7,5 đến 7,7%, tức là dưới cái ngưỡng sinh tử về xã hội cho xứ này là 8%, và thua xa tốc độ 10% họ đã thấy trong mấy chục năm liền. Còn về Việt Nam thì tình hình cũng kém sáng sủa với đà tăng trưởng còn thấp hơn năm nay, có thể từ 5,5 đến 5,7%, đi cùng nguy cơ lạm phát. Đó là kịch bản khái quát, với hệ số rủi ro cao hơn là hy vọng thoát hiểm.
Vũ Hoàng: Trong hoàn cảnh đó, có phải là chính quyền các nước đều phải tìm ra đối sách thích hợp hầu tránh khỏi kịch bản khái quát này? Thưa ông, rút kinh nghiệm từ những gì đã áp dụng năm ngoái, người ta nên dự trù những gì về chính sách?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tất nhiên là mỗi nhóm kinh tế, thậm chí mỗi quốc gia, đều có hoàn cảnh đặc thù chứ không thể có cùng một chính sách ứng phó đồng dạng. Tuy nhiên, tôi thiển nghĩ rằng bài toán chung vẫn là khả năng xoay trở của khối kinh tế công nghiệp hoá vì ảnh hưởng quá lớn của nhóm này. Tức là chìa khoá quan trọng nhất vẫn nằm trong các nước Âu-Mỹ. Trong khi ấy, và đây là bài toán chung. người ta cùng thấy ra một sự thất vọng của người dân mọi nơi mà trong một kỳ trước diễn đàn này gọi là cuộc khủng hoảng niềm tin. Thuần về kinh tế, và quan trọng nhất, đó là sự thất vọng trong quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
Vũ Hoàng: Ông có thể giải thích rõ hơn về sự thất vọng ấy hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Người ta chỉ có thể gia tăng sản xuất và nhờ đó mà tạo ra việc làm và nâng cao lợi tức cho mọi người khi có đầu tư. Muốn đầu tư thì phải có tiền, tức là có tài sản của người tiết kiệm, được chuyển hóa từ lợi tức dư dôi của họ thành phương tiện sản xuất cho người khác. Người có tiền tiết kiệm phải có lời khi ký thác tài sản đó vào ngân hàng hoặc đem cho vay; người đầu tư phải dùng tài sản được huy động ấy sao cho có lời để trang trải chi phí đi vay và tích lũy doanh lợi để tiếp tục mở mang cơ sở; ở giữa là chính quyền phải đảm bảo được sự ổn định của vật giá và chức năng chuyển hóa tiết kiệm thành đầu tư cho minh bạch thông thoáng.
- Từ nhiều năm qua và cao điểm là năm 2011 vừa kết thúc, người ta thấy sự sụp đổ của hệ thống chuyển hóa tài chính đó giữa tiết kiệm và đầu tư khi nhà nước và doanh nghiệp đi vay quá sức hoàn trả khiến cho người tiết kiệm bị thiệt khi mất nợ. Phản ứng chung của mọi người là thu vén phương tiện để thủ thân làm cho đầu tư sút giảm. Vì đầu tư sút giảm, sản lượng không tăng, nhà nước khó thu được thuế nên càng gây thêm bội chi ngân sách và càng phải vay mượn khiến lãi suất càng tăng nên càng gây trở ngại cho đầu tư trong một vòng luẩn quẩn khó gỡ. Đó là bài toán của năm 2012, nhưng xuất phát từ vấn đề tích lũy từ mấy chục năm nay là tình trạng nợ nần quá nặng của quá nhiều quốc gia đã tiêu thụ và vay mượn quá khả năng.
- Ngày nay, người ta đến giờ tính sổ, tức là gặp yêu cầu gia tăng tiết kiệm và thanh toán nợ nần trong khi doanh nghiệp thì ngần ngại tung tiền ra đầu tư vì e sợ lỗ lã. Cũng xin nói thêm rằng đấy không phải là vấn đề đặc thù của riêng khối kinh tế Âu-Mỹ vì Trung Quốc và cả Việt Nam cũng bắt đầu thấy mình đi vay quá đà và sử dụng tiền vay mượn đó mà bất kể đến hiệu năng sản xuất nên khủng hoảng ngân hàng vì mất nợ cũng là một kịch bản thực tế.
Vũ Hoàng: Bây giờ, chúng ta bước qua phần thứ hai là các đối sách đã gây thất vọng trong năm ngoái và trở thành bài toán đe dọa cho năm nay. Thưa ông, đó là những chính sách gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng kỳ trước chúng ta nói đến bốn nhóm chính sách ứng phó với tình trạng giảm nợ, hoặc "trả lại đòn bẩy" sau khi vay mượn tiền bạc như tìm một đòn bẩy về kinh doanh. Đó là nâng mức tiết kiệm để trả nợ, tức là giảm sức chi tiêu; thứ hai là nâng mức sản xuất với hiệu suất đầu tư cao hơn; thứ ba là tái cơ cấu nợ nần, cụ thể là xoá nợ cho một số khách nợ để có một nền tảng chi thu quân bình hơn hầu mọi người cùng có thể "làm lại cuộc đời" và mỗi người bị thiệt một chút thay vì chết chùm với nhau; và sau cùng là giảm bớt gánh nợ qua biện pháp kích thích lạm phát, là một điều thực tế mà người ta cứ tưởng là hãn hữu. Trong mấy năm qua, bốn loại biện pháp ấy đã là thách đố sinh tử cho khối kinh tế công nghiệp hoá và năm nay sẽ là ẩn số cho kinh tề toàn cầu.
Vũ Hoàng: Như đã hẹn tuần trước, xin ông trình bày cho thính giả của chúng ta từng loại biện pháp này, nhờ đó mình có thể hiểu rõ hơn nội dung của các cuộc tranh luận mà hàng ngày ta nghe thấy truyền thông loan tải.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Có một vấn đề thật ra không lạ mà ta nên nhắc tới là từng cá nhân hay một hộ gia đình đều có thể ý thức được là đã tiêu xài hay vay mượn quá trớn nên qua năm mới bèn "hạ quyết tâm" là cả nhà sẽ tần tiện dè xẻn để còn trả bớt nợ thay vì tìm ra đồng nào thì mất đồng ấy vì phải trả tiền lãi hoặc tài sản sinh hoạt sẽ bị chủ nợ tịch biên. Chuyện ấy, ai cũng biết.
- Nhưng một quốc gia hay cả một nền kinh tế thì không thể đối phó như vậy được vì nếu mọi người đều tiết giảm chi tiêu thì số cầu sa sút. Sinh hoạt đình trệ đó khiến hệ thống sản xuất co cụm, thất nghiệp tăng và căn bản thọ thuế của cả nước bị thu hẹp với hậu quả là công quỹ không thu được tiền hầu có thể trả nợ và người người đều nghèo đi thì làm sao thanh toán nợ nần?
- Hoa Kỳ và một số nước Âu Châu đang gặp bài toán đó và đấy cũng là cuộc tranh luận gay gắt năm nay khi ta nghe nói đến hai yêu cầu thật ra là mâu thuẫn là giảm bội chi ngân sách và đẩy lui thất nghiệp. Mà đấy không chỉ là bài toán của nước Mỹ trong một năm tranh cử vì hầu như xứ nào cũng rơi vào cảnh ngộ nan giải là phải xuất khẩu nhiều hơn để kích thích bộ máy sản xuất nội địa trong khi các nước đều muốn nhập khẩu ít đi.
Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì chuyện thanh toán nợ nần ở cấp quốc gia lại liên quan đến hồ sơ mậu dịch và ngoại thương, có phải như vậy không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như thế và ta lấy ngay một thí dụ thời sự tại Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ giảm bội chi thí dụ là 1% của Tổng sản lượng Nội địa GDP thì sẽ lãnh hậu quả là làm tiêu thụ nội địa có thể giảm trong một hai năm tới và đà tăng trưởng giả dụ như 2% có khi sẽ mất 0,60% tức là chỉ còn 1,4% thôi. Trong hoàn cảnh ấy thì làm sao đẩy lui thất nghiệp?
- Một giải pháp cho bài toán giảm chi để trả nợ là kiếm tiền ở nơi khác qua ngả xuất khẩu. Khi ấy ta mới thấy rằng ba đầu máy xuất khẩu mạnh nhất thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản và Đức chỉ tăng trưởng nhờ bán hàng ra ngoài. Mà trong ba quốc gia đó, vấn đề nợ nần thật ra cũng rất đáng quan ngại, kể cả Trung Quốc và xứ mắc nợ số một thế giới là nước Nhật.
 
- Khi đó, chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ đòi hỏi một sự phối hợp giữa các nước mua và bán, giữa khối quốc gia đạt xuất siêu với các nước bị nhập siêu. Làm sao phối hợp và chịu chung thiệt hại nếu xứ nào cũng nghĩ đến chuyện "đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ"? Bối cảnh đó khiến chúng ta nên chú ý đến ngoại thương, ngoại giao và thậm chí nguy cơ chiến tranh mậu dịch theo kiểu làm cho bạn hàng của mình cùng nghèo đi như ta nói tuần trước.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ ghi nhận vấn đề này khi mình theo dõi thời sự kinh tế thế giới. Bây giờ, ta bước qua loại chính sách thứ hai là làm sao đẩy mạnh tăng trưởng. Nó đã gặp trở ngại gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta nghĩ đến thực tế kế toán là tỷ lệ nợ nần so với sản lượng. Muốn giảm nợ mà thấy khó thì mình nâng sản lượng. Nhưng ta không quên một động lực chìm, chậm rãi và rất mạnh, đó là dân số và hiệu năng sản xuất của từng nền kinh tế.
- Ngoài trừ Hoa Kỳ, các nước công nghiệp hóa đều có chung hoàn cảnh là tỷ lệ dân số già lão gia tăng và trong hoàn cảnh thất nghiệp quá cao hiện nay, các nhà làm chính sách đều tránh đụng tới hồ sơ lao động. Và khi mọi người đều mất niềm tin vào chính sách của nhà nước thì các doanh nghiệp đều ngại ngần đầu tư thêm vào thiết bị hay công nghệ cao. Một thí dụ cụ thể là doanh lợi của các công ty Mỹ đã tăng đến mức kỷ lục và các doanh gia thì bị công luận lên án qua các vụ biểu tình tự phát. Thực tế thì họ ngồi trên số thanh khoản rất cao mà lại đầu tư rất ít vì sợ những rủi ro trước mặt, và rủi ro lớn nhất là bị đánh thuế, hoặc bị đả kích.
- Nhìn rộng ra ngoài, khi một xứ đã mắc nợ tới cái ngưỡng sinh tử là 100% tổng sản lượng thì khó nâng sản lượng để thoát khỏi nợ nần. Kết cuộc thì năm qua người ta đổ lỗi cho nhau và người có khả năng sản xuất để tạo ra việc làm lại là thành phần bị mất niềm tin! Tại Việt Nam thì đó là hiện tượng các đại gia ngồi mát ăn bát vàng nhờ tác động của các nhóm lợi ích trong khi cả vạn doanh nghiệp tư nhân bị đe dọa phá sản. Đấy cũng là một nghịch lý về chính sách.
Vũ Hoàng: Bây giờ ta bước qua chuyện xoá nợ để như ông nói là "làm lại cuộc đời"....
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta không nên quên rằng mình đang ở vào giai đoạn tính sổ kế toán sau nhiều năm lạc quan vay mượn. Chính quyền và doanh nghiệp lẫn chủ đầu tư của từng xứ đều phải chia sẻ trách nhiệm trong việc đi vay và tính toán rủi ro, nhưng chia sẻ trách nhiệm thì cũng là chia sẻ sự lỗ lã. Nhiều chính quyền nợ nần quá nhiều nên không còn khả năng gánh vác mức lỗ lã của mình và bị nguy cơ vỡ nợ. Các doanh nghiệp mắc nợ thì sợ chính quyền sẽ tăng thuế để bù lỗ nên càng lâm vào thế kẹt. Các ngân hàng thì vừa lo trả nợ vừa sợ bị mất nợ nên càng ngần ngại cấp phát tín dụng hoặc sẽ đòi phân lời rất cao nên càng gây trở ngại cho yêu cầu đầu tư và đẩy mạnh tăng trưởng.
- Thực tế thì mọi người đều lãnh hậu quả của những quyết định sai lầm hoặc quá lạc quan trong quá khứ và đến khi lâm nạn thì càng khó đồng ý với việc xoá nợ cho người khác. Hãy tưởng tượng đến hoàn cảnh của các ngân hàng tại Việt Nam đã bung ra quá mạnh và bị nguy cơ vỡ nợ trong khi chính quyền ngần ngại san xẻ một phần của sự lỗ lã này vì ngân sách đã bị bội chi và thực tế thì cũng đã vay mượn hoặc bảo lãnh nợ nần quá khả năng.
Vũ Hoàng: Sau cùng thì chỉ còn giải pháp kỳ lạ mà ông nói tới là chủ động gây ra lạm phát! Thưa ông, đó là cái gì vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Giải pháp lạm phát thật ra không có gì là kỳ lạ hay hãn hữu đâu vì rất nhiều quốc gia đã cố ý hoặc vô tình áp dụng mà không biết!
- Trong cụ thể thì đó là giữ lãi suất khá lâu ở dưới mức tăng trưởng và kết quả là có đà tăng trưởng rất cao trên mệnh giá với hậu quả là người đi vay có lợi hơn người cho vay. Từ vụ Tổng suy trầm 2008 đến nay, các nước đều có áp dụng giải pháp đó khi hạ lãi suất ở mức "cận âm" là gần với số không nếu so với lạm phát và còn ào ạt in tiền để bơm vào kinh tế. Kỳ vọng ở đây là gây ra mối lo về lạm phát khiến dân chúng không dám trữ tiền mà đem ra xài và nâng cao số cầu. Nhưng kết quả trong khối kinh tế công nghiệp hoá lại không được như vậy, phương tiện sản xuất vẫn dư dôi mà lạm phát không xảy ra và mọi người đều kẹt. Trong khi ấy, và chúng ta sẽ trở lại chuyện này trong kỳ khác, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam lại chóng mặt vì nạn lạm phát!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần tổng kết này và xin hẹn ông kỳ tới.
 
dòng tiền của V.C

dòng tiền tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn, nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để phát triển thành sóng tăng bền và ổn định. Xác suất tạo sóng lớn chưa đủ độ lớn tạo sóng mạnh . Riêng ngày thứ hai tuần sau 16/1 nếu tin đồn BBS cover hàng để đánh lên cuối năm là 99% thì có khả năng KTS sẽ vọt lên mạnh mẽ cùng thị trường
 
bố nhìn con KTS nhé là biết chỉ còn 1 ngày mà thôi
đó là thứ hai 16/1



xem đến bộ trưởng mà cũng xoắn nè

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: 2012 sẽ không có sốt giá



Năm 2012, giá cả một số mặt hàng như than, điện, xăng dầu sẽ được điều hành theo hướng thị trường và nhất quyết không để xảy ra sốt giá.
Đây là khẳng định mới nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ về những nhiệm vụ điều hành trong năm 2012 của bộ này.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, trong năm 2012, giá cả một số mặt hàng như than, điện, xăng dầu sẽ được điều hành theo hướng thị trường và Bộ Tài chính kiên quyết không để xảy ra sốt giá. Đến năm 2013 sẽ thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng than, điện, xăng dầu. Thời gian chỉ còn hai năm nữa nên phải làm quyết liệt.

Lộ trình giá thị trường là, giá điện sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng theo hướng phân bổ một phần chi phí sản xuất năm nay cũng như phần chi phí còn sót lại của năm 2011. Việc điều chỉnh này sẽ được cân nhắc kỹ và thực hiện theo lộ trình.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính dự kiến trích thêm lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp đầu mối để xây dựng quỹ bình ổn, thay vì chỉ trích từ giá bán như hiện tại. Vấn đề giá cơ sở sẽ được Bộ Tài chính - Công Thương xem xét sửa đổi theo hướng rút ngắn chu kì điều chỉnh giá so với mức 30 ngày như hiện nay, trong đó sẽ có những điều chỉnh linh hoạt, có lên - xuống theo biến động của thị trường.

Cùng với giá điện và xăng, giá than sẽ được bán với mức tối đa bằng 80% giá thành.

Ông Huệ nhấn mạnh, "quản lý gì thì quản lý nhưng phải công khai minh bạch về chính sách và giá đầu vào. Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới một con số là rất khó. Lạm phạt chủ yếu do tiền tệ nhưng để xảy ra lạm phát cao, Bộ Tài chính cũng phải nhận trách nhiệm trước nhân dân" - ông Huệ khẳng định.

Liên quan đến giá điện và xăng dầu, ông Huệ cho biết, năm 2012, Bộ Tài chính sẽ đề nghị Tập đoàn Điện lực VN (EVN) báo cáo danh mục các công ty bán điện cho đơn vị này với mức giá thấp và hợp đồng kéo dài đến 40 năm. Đặc biệt là các DN nhỏ và vừa để có phương án điều chỉnh. Đối với các DN nào bán giá điện cao hơn quy định cũng sẽ bị thanh tra, xử lý.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thanh tra các DN đầu mối xăng dầu, nhất là Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) để kiểm tra sử dụng quỹ bình ổn giá. Thanh tra Bộ cũng sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ tại các đầu mối nhập khẩu để đảm bảo các thông tin được doanh nghiệp công bố là minh bạch, chuẩn xác.
[/QUOTE]
 
CHÚC MỪNG CÁC BÁC ĐÃ CÓ HÀNG " MPC" TRONG TAY

MPC: Đầu tư Long Phụng đăng ký mua 6 triệu cp
(Vietstock) - Từ 17/01 đến 17/03, CTCP Đầu tư Long Phụng, tổ chức có liên quan đến ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HOSE: MPC) đăng ký mua 6 triệu cp MPC.

Nếu giao dịch thành công, tổ chức này tăng nắm giữ MPC lên 9,158,602 cp (13.08%).

Được biết, ông Quang và bà Chu Thị Bình – Phó Chủ tịch MPC đồng thời là cổ đông sáng lập của Đầu tư Long Phụng với tỷ lệ nắm giữ 90% quyền biểu quyết.
 
http://docbao.com.vn/tintuc/d-130120...ao_du_luan.dec
Xuất hiện clip "ma" ở siêu thị Metro gây xôn xao dư luận

Cập nhật 03:20:33 - 13/01/2012
Gần đây, dư luận ở Nghệ An xôn xao với những câu chuyện ma quái đang diễn ra tại siêu thị Metro Vinh, đóng tại địa bàn phường Bến Thủy. Rất nhiều khách hàng vì sợ hãi không dám đến, trong khi nhân viên của siêu thị này thì lần lượt ra đi vì hoang mang, lo sợ.

Siêu thị Metro Vinh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2011 và trở thành một trong những trung tâm bán buôn lớn nhất khu vực Bắc miền Trung.

Thế nhưng, chỉ sau 1 tháng hoạt động, tại siêu thị này bắt đầu xuất hiện những câu chuyện ma quái, gây xôn xao. Đầu tiên là việc một bảo vệ tên là Tuấn thường xuyên trông thấy người và âm thanh lạ từ bãi rau muống ở gần siêu thị. Một số nhân viên cho biết, anh Tuấn thường xuyên bị “ma đè” nên tinh thần rất hoảng loạn.

Sau đó không lâu, cả siêu thị thực sự hoang mang với một video clip dài 7 phút ghi lại vầng sáng lạ, hình hài quái dị, được cho là ma.

siêu thị Metro Vinh xuất hiện "ma" gây xôn xao dư luận thời gian gần đây

Được biết, video nói trên ghi từ camera tự động của siêu thị, ghi lại diễn biến khu vực kho hàng vào ban đêm. Thời điểm này, khu vực kho không một bóng người vì cửa đã đóng kín, thế nên việc camera ghi lại được vầng sáng lạ kia khiến ai cũng khẳng định là ma.

Các nhân viên siêu thị kể lại, một nhân viên tên Chất sau khi nói chuyện với một khách hàng thì bỗng dưng có những những hiện tượng lạ như khùng tính, đánh đập nhân viên chảy máu (anh Chất là ca trưởng). Người đàn ông này nói với mọi người rằng, mình bị “ma nhập” và thực tế là sau đó, tính cách của anh Chất trở nên rất khác.

Hình ảnh được xem là "ma quái" di chuyển khác lạ xuất hiện trong siêu thị được camera ghi lại

Chẳng biết, chuyện ma quỷ thực hư như thế nào, nhưng sự hoang mang, lo sợ bao trùm cả siêu thị. Nhiều nhân viên không dám làm ca đêm, một số người khác thì xin nghỉ.

Nhiều người dân cho biết, khu đất xây dựng siêu thị Metro Vinh trước đây là là vùng trũng, xác chết trôi ở Sông Lam thường xuyên dạt vào.

Đợt lũ lớn ở Nghệ An, Hà Tĩnh cách đây mấy năm trước, người dân địa phương đã vớt được 3 xác chết ở khu vực nói trên. Một vài người cho biết thêm, khi xây dựng siêu thị, chủ đầu tư áp dụng phương pháp ép cọc bê tông nên một số ngôi mộ vô chủ trước đó đã vô tình bị chôn vùi sâu dưới lòng đất.

Có thể, đây là nguyên nhân mà người ta đồn rằng, siêu thị Metro Vinh có ma dù thực tế vẫn chưa ai được tận mắt nhìn thấy “hình hài ma quỷ” đó như thế nào. Tuy nhiên, có một thực tế là trong những ngày qua, nhiều nhân viên cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Clip: Hình ảnh "ma quái" được ghi lại từ camera tự động của siêu thị



Thực hiện: / Nguồn: Zing.vn/Infonet

a , con ma này em đã gặp rồi , nó là theo phong thủy là dị tướng của hàng MPC đó mà
nhìn nó như con sứa hay cá vàng con mà Minh Phú bắt được ở biển Đông... nó lang thang vì chưa có tin
có tin là nó ce xanh lè và về lại chùa không phá ai nữa ở siêu thị đâu.

CHÚC MỪNG CÁC BÁC ĐÃ CÓ HÀNG " MPC" TRONG TAY

MPC: Đầu tư Long Phụng đăng ký mua 6 triệu cp
(Vietstock) - Từ 17/01 đến 17/03, CTCP Đầu tư Long Phụng, tổ chức có liên quan đến ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HOSE: MPC) đăng ký mua 6 triệu cp MPC.

Nếu giao dịch thành công, tổ chức này tăng nắm giữ MPC lên 9,158,602 cp (13.08%).

Được biết, ông Quang và bà Chu Thị Bình – Phó Chủ tịch MPC đồng thời là cổ đông sáng lập của Đầu tư Long Phụng với tỷ lệ nắm giữ 90% quyền biểu quyết.

con Ma này múc ngon lắm..
 
CPI tháng 1

Thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và cũng trùng với dự đoán của nhiều người.
Dự đoán CPI tháng 2 khoảng 0.8-0.9% và sẽ giảm mạnh còn 0.2-0.4 từ tháng 3 trở đi. thời tiết miền bắc lúc đó ấm lên thực phẩm dồi dào hơn.
 
'Phá nhà ngoài khu cưỡng chế vì kẻ gây án từng ẩn nấp'

Theo ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), khu nhà bị đập phá ở đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn nằm trong khu vực chưa bị cưỡng chế nhưng do các tay súng ẩn nấp ở đây để gây án nên phải đập bỏ.

>> Vụ đánh cờ bạc tỷ: Bắt thêm một quan chức
>> Giải cứu một nạn nhân nước ngoài bị tống tiền
>> Những lầm tưởng của đàn ông về 'cái ngàn vàng'

Chiều 12/1, UBND TP Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng liên tiếp nhận được câu hỏi có hay không việc thực hiện cưỡng chế nhầm đối với căn nhà 2 tầng của ông Vươn. Tuy nhiên, vị chủ tịch đã né tránh, chỉ cho biết toàn bộ diện tích đất của gia đình ông Vươn bị thu hồi là 40 ha, trong đó 21 ha đang làm thủ tục thu hồi, còn 19,3 ha đã làm xong thủ tục. Ngày 5/1, huyện đã cưỡng chế 19,3 ha, ngôi nhà của ông Vươn nằm trên diện tích 21 ha còn lại, chưa bị cưỡng chế.

“Đường vào khu bị cưỡng chế (19,3 ha) phải đi qua khu vực nhà và vừa đến đây thì những kẻ chống đối đã cho nổ mìn, bắn súng vào lực lượng cưỡng chế nên phải tổ chức vây bắt”, ông Hiền trả lời.

Khi bị truy vấn vì sao khu nhà nằm trên phần đất nằm ngoài khu vực cưỡng chế song vẫn bị đập bỏ và giao cho UBND xã quản lý, Chủ tịch Hiền cho rằng “vì đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp” và “đến giờ chúng tôi còn chưa rõ khu vực này còn mìn hay không”.

Liên quan tới việc gia đình ông Vươn có được tiếp tục sử dụng, khai thác phần diện tích còn lại trong hơn 40 ha đầm, ông Hiền từ chối trả lời.

Hiện, toàn bộ 40 ha đã công an xã được giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, mang hung khí túc trực ở đây 24/24h.
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trả lời báo chí chiều 12/1. Ảnh: Tuấn Tú.

Trả lời câu hỏi về thời hạn giao đất cho các hộ dân ngoài đê biển thuộc khu vực Vinh Quang không thống nhất, chỉ từ 5 đến 14 năm, ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, UBND huyện Tiên Lãng đã căn cứ điều 29 Luật Đất đai năm 1987 để giao đất chưa sử dụng cho gia đình ông Vươn là phù hợp. Vì thời điểm ra quyết định giao đất cho ông Vươn (4/10/1993) là trước ngày Luật đất đai 1993 có hiệu lực (15/10/1993).

“Theo Luật đất đai 1987, việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp có thời hạn là phù hợp và luật này cũng chưa quy định chế độ cho thuê đất”, ông Sản nói.

Tại buổi họp báo, một số vấn đề cũng được đại diện TAND, Công an thành phố trao đổi. Về thỏa thuận được lập giữa ông Đoàn Văn Vươn và ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện (đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng lập tại Tòa Hành chính - TAND thành phố Hải Phòng), ông Phạm Văn Phích, Phó chánh án TAND thành phố cho biết, việc thực hiện thủ tục này có sai sót. Nội bộ TAND thành phố sẽ nghiêm túc xem xét, xử lý.

Ông Phích cũng cho hay, thẩm phán Ngô Văn Anh, người không được giao phụ trách vụ kiện này, đã lập biên bản thỏa thuận giữa các đương sự trong tư cách người được Chánh án ủy quyền.

Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng.

Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Nhìn nhận về việc giải tỏa cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.
 
mai JVC lại CE
JVC: Chủ tịch đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu

(NDHMoney) Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC - HOSE) vừa công bố giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Theo đó, từ ngày 19/1-29/2/2012, ông Lê Văn Hướng, Chủ tịch JVC, đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu, nâng lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch lên 11.310.000 cổ phiếu, chiếm 46,7% số cổ phiếu đang lưu hành.

Giao dịch sẽ qua phương thức khớp lệnh trên sàn hoặc thỏa thuận.
 
Thị trường tăng điểm ngay đầu phiên với sự dè chừng của lực cầu. Tuy nhiên tâm lý thận trọng được phá bỏ vào cuối phiên khi thanh khoản gia tăng mạnh dần, cùng với số mã tăng giá lấn át hoàn toàn số mã giảm giá.

Nhịp tăng điểm của thị trường bị chững lại chủ yếu do cổ phiếu VIC giảm giá, đồng thời thanh khoản giao dịch tăng vọt cũng nhờ 5 triệu cổ phiếu này. Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác và các cổ phiếu dòng chứng khoán tiếp tục là “kẻ dẫn dắt” giúp thị trường hồi phục mạnh mẽ.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 16/1/2012 kết thúc sự tăng điểm của cả 2 sàn, càng củng cố cho xu hướng tăng ngắn hạn. Vì vậy chúng tôi giữ nguyên bậc tăng, với các chỉ số và có khuyến nghị giữ cổ phiếu đối với các nhà đầu tư đã tham gia giải ngân những phiên trước đó
 
Sau Tết áp lực bán sẽ không còn, ra Giêng sau vài phiên dùng dằng thăm dò thị trường, lực mua sẽ tăng mạnh, sẽ có nhiều phiên trắng bảng bên bán, mỗi phiên tăng trên 10 điểm!
 
Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HSX khoảng 23.7 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 348.76 tỷ đồng. Tương tự khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HNX khoảng 19.3 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 158.08 tỷ đồng.

Thị trường giảm nhẹ ngay đầu phiên, nhưng sau đó nhờ sự hỗ trợ của nhóm tứ trụ đã khiến thị trường tăng giá trở lại. Tuy nhiên lực bán ra mạnh dần khiến HNX lại chuyển sang sắc đỏ, VN INDEX tiếp tục được hỗ trợ nên thoát khỏi một phiên giảm điểm, và chỉ thu hẹp biên độ tăng điểm.

MSN, VIC, CTG, BVH tăng trần hết tốc lực đến gần cuối phiên, sau đó chỉ có MSN rời khỏi mốc giá trần và dừng lại ở mức tăng 3%. Chính nhờ điều này mà HSX mặc dù có số mã giảm giá nhiều hơn số mã tăng giá, chỉ số VN INDEX vẫn tiếp tục tăng nhẹ ở cuối phiên. Ngược lại bên HNX một mình ACB tăng hơn 1% cũng không giúp được HNX INDEX thoát khỏi giảm giá.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 16/1/2012 kết thúc với diễn biến trái chiều ở 2 sàn. VN INDEX tiếp tục giữ nguyên đà tăng, trong khi đó HNX INDEX giảm nhẹ trở lại và do đó chuyển sang trạng thái ít biến động.Thanh khoản không gia tăng khiến cho sự củng cố xu hướng tăng giá trước đó không xảy ra khiến hai chỉ số chỉ dao động lình xình và giao dịch ảm đạm. Vì vậy nếu như không có gì thay đổi thì trạng thái ít biến động có khả năng sẽ xảy ra trong những phiên cuối tuần.
 
ngày 18/1: Những chiến binh bám trụ?

ngày 18/1: Những chiến binh bám trụ?


Tổng lượng tiền vào hai sàn qua khớp lệnh chỉ có 236,1 tỷ đồng, thấp một cách ấn tượng, chứng tỏ số đông nhà đầu tư đã không còn quan tâm đến biến động thị trường nữa.

Thanh khoản rất yếu nhưng giá vẫn biến động tăng, thậm chí là khá mạnh. Những người đang mua vào chắc chắn rất kỳ vọng vào sự khởi sắc sau tết. Như đã nói nhiều lần, khi lượng cung sẵn sàng bán quá yếu thì thị trường rất dễ có các dao động mạnh, thậm chí là đột biến. Chỉ có điều những dao động như vậy thiếu chắc chắn và có thể đảo ngược chóng mặt.

Cả hai sàn hôm nay chỉ có đúng 2 mã được giao dịch với quy mô trên 10 tỷ đồng, là VND (10,49 tỷ) và STB (13,85 tỷ). Những mã kế tiếp có lượng vốn vào thấp hơn nhiều, như SSI (5,26 tỷ), KLS (7 tỷ)…

Nếu thanh khoản tiếp tục yếu như hiện tại, người mua hăng hái chút nữa thì thịt trường thậm chí có thể còn có sóng mạnh hơn nữa. Tuy nhiên chất lượng của sóng tăng sẽ phải được kiểm chứng lại sau tết, khi thanh khoản đủ lớn.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ thanh khoản cao trên hai sàn hôm nay giao dịch giằng co tại ngưỡng tham chiếu. Mặc dù cầu dưới tham chiếu đủ tốt để giữ giá, nhưng cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể kéo qua mức giá đóng cửa hôm qua.

Xét về mức hồi giá trong phiên, VND trên HNX được nâng đỡ rất tốt. Thông tin kết quả kinh doanh lỗ được xem là lực đè xuống chính trong phiên hôm qua. Chỉ có một vài giao dịch lẻ tẻ ở giá sàn đầu phiên, sau đó VND được chặn khá tốt hai mức sát sàn. Xu hướng chủ đạo trong giao dịch của VND hôm nay là bên bán thoát hàng chủ động, nhưng càng về cuối ngày bên mua vào mạnh và đẩy giá lên sát tham chiếu.

Mức hồi giá 6.56% so với đáy là khá lớn, chỉ kém ngày 13/1 chút ít. Có vẻ như lực mua sẵn lòng tích lũy VND ở mức thấp hơn. Sức mua hôm nay góp phần đáng kể củng cố tâm lý người cầm cổ trước tin xấu.

Ngược lại, SSI bên HSX giao dịch hơi đuối ở mức trên tham chiếu. Thanh khoản giảm rất thấp chứng tỏ người bán không bán ra nhiều, nhưng cầu cũng chưa đủ để kéo qua tham chiếu. Người mua và người bán chủ yếu tranh chấp ở hai bước giá 13.700 đồng và 13.800 đồng.

Nhóm trụ của VN-Index hôm nay dao động mạnh trong khi thanh khoản cả sàn rất thấp đã khiến chỉ số “nháy” giật cục trong vài phút lúc sau 10h. BVH tiếp tục kịch trần, MSN bị đè nhẹ trong phiên những vẫn giật lên được phút chót. VIC xuất hiện vài giao dịch giá cao trong những phút cuối đợt hai và chốt giữ lúc đóng cửa, đảm bảo VN-Index tiếp tục có phiên tăng thứ 8 liên tục.

Lượng tiền nhà đầu tư nước ngoài bỏ vào HSX đã giảm nhiều, nhưng vẫn đóng góp tới gần 18% giá trị khớp lệnh. Không giữ vị thế mua chi phối giá ở mã nào đáng kể, cung cầu hôm nay là khá tự nhiên. Tổng giá trị mua ròng hai sàn tính cho cả giao dịch thỏa thuận là 14,88 tỷ đồng, gần như toàn bộ số này là mua ròng qua khớp lệnh tại HSX.

Nhìn chung giao dịch phiên hôm nay không có gì đặc biệt. Nhịp độ giao dịch quá thấp và thanh khoản quá yếu khiến mức biến động tăng lên nhưng không bền. Số đông nhà đầu tư đã dừng giao dịch và chấp nhận bỏ qua các biến động. Xu hướng này có lẽ sẽ chưa thay đổi trong hai phiên còn lại của năm.
 
Vũ khí Mỹ chống phong tỏa vịnh Hormuz




Nhiều khả năng, Mỹ sẽ điều một loại tàu tấn công nhanh và hiện đại bật nhất của họ đến eo biển Hormuz trong trường hợp Iran khóa eo biển trọng yếu này.

Dù không đánh giá cao khả năng Iran dám đóng cửa eo biển Hormuz, nhưng Hải quân Mỹ vẫn chuẩn bị phương án đối phó với tình huống này nếu như nó xảy ra.
Trang mạng Gcaptain của Mỹ mới đây đã đăng một bài viết của tác giả Mike Schuler cho rằng, một trong những tàu chiến tàng hình cỡ nhỏ mới nhất của Hải quân Mỹ, được mệnh danh là Ghost (con ma) sẽ có thể được điều tới Hormuz để có thể sẵn sàng "mở thông" eo biển này và bí mật giám sát, theo dõi các hoạt động của Hải quân Iran cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ từ xa cho các chiến hạm cỡ lớn của Hải quân.
Ghost được phát triển bởi Juliet Marine Systems (JMS), một công ty chuyên phát triển các hệ thống công nghệ cao của Mỹ có trụ sở ở Portsmouth, NH. JMS tin rằng giải pháp của họ đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh hàng hải hiện nay.





Được mô tả như một "trực thăng tấn công trên mặt nước", Ghost là phương tiện chiến tranh đặc biệt được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển và các mối đe dọa như cướp biển.
Ghost là thành quả khoa học - công nghệ mới nhất của Hải quân Mỹ, di chuyển nhờ vào hai mô đun động cơ ở choãi hình chữ V ngược, làm cho thân tàu khi di chuyển luôn nổi trên mặt nước, giảm được tối thiểu tác động của lực cản, vì vậy mà tốc độ di chuyển của nó rất cao.
Với phương thức tấn công theo kiểu "bầy đàn", và hoạt động ở khu vực ven biển gần bờ, Ghost có tốc độ cao, khả năng cơ động, độ bền và mang tải vũ khí lớn.
JMS cho biết rằng, chỉ cần triển khai hai đội tàu Ghost có thể tạo ra khả năng bảo vệ hiệu quả đối với các tàu khu trục, các tuần dương hạm của Hải quân Mỹ đang hoạt động gần eo biển Hormuz.


Ghost (JMS) trong một cuộc thử nghiệm (R) và trong phòng điều khiển của Ghost (L)

"Những cuộc tấn công theo kiểu "bầy đàn" của Ghost là giải pháp hợp lý nhất của Hải quân để chống lại các tàu ca nô cơ động và các cuộc tấn công chớp nhoáng của Hải quân Iran", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JMS Gregory Sancoff nói
Sức mạnh hỏa lực của Ghost chưa được tiết lộ. Ông Sancoff cho biết công ty đang tìm cách tích hợp vũ khí cho phương tiện này. Tuy nhiên, một điều có thể dự đoán trước là tất cả các loại vũ khí trang bị cho tàu "Con ma" này sẽ được thiết kế cất giấu hoàn toàn bên trong thân của nó.

Ngoài ra, việc thiết kế thân tàu, cấu hình khí động học, vật liệu composite cho phép giảm tối đa độ bộc lộ trên màn hình radar của con tàu. Mỹ hạ thủy chiến hạm tàng hình Coronado


Bản phác thảo chiến hạm tàng hình Conorado (LCS4) từ khi khái niệm thiết kế con tàu còn trên blue print (Artist concept provided to the US Navy courtesy of General Dynamics)







Hải quân Mỹ vừa hạ thủy chiến hạm mới theo thiết kế ba thân tối tân LCS4 Coronado.

Theo Austal USA, Hải quân Mỹ đã hạ thủy thành công tàu tuần duyên tấn công thứ hai (Independence-Variant Littoral - LCS) và được đặt tên là Coronado (LCS4).
Tham gia dự lễ hạ thủy chiến hạm Coronado vào hôm 11/1, ông Joe Rella, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty Austal USA cho biết: "Con tàu đã hoàn thành 90%, nó (LCS4 Coronado) sẽ nhanh chóng được thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2012".

Coronado đã được cải tiến lớn về độ an toàn và khả năng hoạt động hiệu quả, việc triển khai phương pháp hạ thủy mới đã làm đơn giản hơn trong quá trình hạ thủy tàu, cũng như Austal đã nỗ lực lớn để giảm chi phí và thời gian hoàn thành con tàu để cung cấp cho Hải quân trong tương lai gần.
Coronado được thiết kế có thân dài 127 mét, thân tàu to ở phần giữa và đuôi, nhỏ dần ở phía đầu tàu. Với tải trọng vũ khí lớn và đa dạng, LCS4 có khả năng thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, gồm tuần tra giám sát bờ biển, hỗ trợ tác chiến trong đội hình với các tàu khác, thực hiện các hoạt động độc lập để theo dõi, tình báo giám sát các hoạt động của hải quân đối phương.

Theo thiết kế, tàu Coronado có khả năng mang theo 2 trực thăng SH-60 Sea Hawk làm nhiệm vụ trinh sát và chống ngầm. Ngoài ra, tàu còn có thể mang được một số máy bay do thám không người lái khác hoặc một trực thăng CH-53 Sea Stallion. Bong tàu có 4 làn khác nhau, đủ chứa nhiều đơn vị xe thiết giáp Stryker, Humvees và binh lính.

Thiết kế ba thân (trimaran) của tàu tạo ra khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 90 km/h (cao hơn hẳn so với các chiến hạm một thân cổ điển khác).
Được thiết kế bởi tập đoàn General Dynamics và Austal USA, tàu LCS đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt tên là Independence (LCS-2) đã chính thức được đưa vào phục vụ trong hải quân từ đầu năm 2010.

Việc nhanh chóng hoàn thiện các khâu lắp ráp cuối cùng và thử nghiệm hoàn tất tàu Coronado giúp Hải quân Mỹ tiếp tục củng cố vị trí Lực lượng hải quân số 1 trên thế giới.
Bài từ ĐVO dẫn nguồn Austal

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x683.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x683.

9 January 2012: Mobile, Ala. - Two views of the littoral combat ship Pre-Commissioning Unit (PCU) Coronado (LCS 4) is rolled-out at the Austal USA assembly bay.
Coronado is scheduled to be christened Jan. 14, 2012 and will undergo sea trials later this year. (U.S. Navy photo )
Mỹ bí mật chuyển 15.000 quân tới Kuwait



Thời báo Los Angeles dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Ngũ Giác Đài bí mật điều động 15.000 lính cùng tàu chiến đến Kuwait.

Đây là lần điều động với quy mô lớn nhất trong vòng một thập kỷ qua của quân đội Mỹ tới quốc gia này.
Tư lệnh quân đội Mỹ tại Trung Đông cho rằng họ cần tăng cường thêm lực lượng để đối phó với Iran và các mối đe dọa tiềm tàng khác.
Trên thực tế, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Mỹ, Tướng James F. Amos cho hay, Ngũ Giác Đài đã nhận được lệnh tăng cường lực lượng đến khu vực này từ tòa Bạch Ốc vào cuối năm 2011, nhưng Ngũ Giác Đài vẫn hành động một cách từ từ.

Mới đây, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, động thái này của Mỹ không phải để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, mà là để hỗ trợ cho lực lượng phản ứng nhanh tại đây trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự vì những vấn đề xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran.




image from US deploys 15,000 troops in Kuwait
-http://presstv.com/detail/221028.html

Trong số 15.000 quân vừa triển khai thêm tại Kuwait có những lực lượng phản ứng nhanh với quy mô nhỏ. Trong đó, có một lữ đoàn bộ binh khoảng 4.500 lính vừa rút khỏi Iraq và 2 đơn vị trực thăng chiến đấu. Điều đáng nói, từ Kuwait có thể triển khai lực lượng sang Iran một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, Ngũ Giác Đài cũng quyết định duy trì 2 tàu sân bay và các máy bay chiến đấu cơ tại khu vực này.

Mới đây, HKMH Carl Vinson cũng được điều đến biển Arab để phối hợp với HKMH John.C.Stennis khi mà căng thẳng xung quanh eo biển Hormuz leo thang. Đây là eo biển có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Ba Tư một lượng lớn dầu mỏ trên thế giới phải vận chuyển qua đây.


Hai HKMH Carl Vinson vả John.C.Stennis song hành đội hình trên vịnh Hormuz

Mỹ cho rằng, Iran có thể sử dụng tên lửa chống hạm và các hệ thống vũ khí khác để tạm thời phong tỏa eo biển Hormuz, nhưng nếu cần thiết Quân đội Mỹ tại đây có thể nhanh chóng khôi phục lại tuyến đường biển quan trọng này.
Vừa qua, một chỉ huy Quân đội Iran, Tướng Ataollah Salehi cảnh báo, tàu sân bay John.C.Stennis không thể trở lại vùng biển này và sẽ phải sớm trở về Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố, sẽ duy trì 2 HKMH để theo dõi mọi động thái tại đây. Ngũ Giác Đài muốn Chính phủ Iran hiểu rằng, Quân đội Mỹ luôn đủ sức đối phó với họ khi họ đi quá giới hạn và cuộc khủng hoảng hiện nay vượt khỏi tầm kiểm soát.
Dù quân đội Mỹ được tăng cường đến Kuwait và trước đó, khoảng 9.000 binh Mỹ hiện diện tại Israel , nhưng với việc rút quân đại quy mô khỏi Iraq và Afghanistan, lực lượng của Mỹ tại khu vực này vẫn giảm đi rất nhiều.
 
Thị trường chứng khoán để làm gì?



Thị trường chứng khoán hầu như không còn thực hiện được chức năng kênh huy động vốn khi cả người bán lẫn người mua đều dè chừng.


Ngày 16.12.2011, chị Thu nhận được tin nhắn SMS qua điện thoại di động từ phía tổng đài tự động của Công ty Chứng khoán Hòa Bình. Nội dung của tin nhắn là chị sẽ được mua thêm 1.200 cổ phiếu PVX của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và hạn cuối cùng là ngày 13.1.2012.
Những lần trước, khi nhận được thông tin như vậy, chị đã không ngần ngại nộp tiền để mua thêm cổ phiếu. Thế nhưng, lần này, chị rất đắn đo liệu có nên bỏ ra 10.000 đồng để đổi lấy 1 cổ phiếu đang được giao dịch chỉ với 7.500 đồng (giá tham chiếu ngày 16.12.2011) và phải chờ 3-4 tháng sau cổ phiếu mới được niêm yết bổ sung và có thể giao dịch.

Sau khi cân nhắc, chị Thu không mua số cổ phiếu ưu đãi. Và chị đã quyết định đúng vì chỉ vài tuần sau đó, chị có thể đặt lệnh mua cổ phiếu PVX với giá chỉ 6.400 đồng/cổ phiếu (giá tham chiếu ngày 10.1.2012).

Chị Thu chỉ là nhà đầu tư cá nhân, nên việc chị từ chối quyền mua cổ phiếu ưu đãi cũng không ảnh hưởng lớn đến đợt phát hành tăng vốn của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Bởi lẽ, đích nhắm của Công ty là các nhà đầu tư tổ chức, bạn hàng, đối tác. Nhưng ngay cả những nhóm này giờ cũng không dễ bị thuyết phục.

Trước đó, không ít cổ đông đã bức xúc với trường hợp cố tăng vốn của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG). Ngày 22.11.2011 là ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông mua cổ phiếu với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu.

Giá ưu đãi này bằng thị giá của phiên giao dịch trước ngày chốt quyền. Như vậy, trên thực tế, cổ đông không được ưu đãi gì nếu không muốn nói là bị ngược đãi, bởi đồng vốn đã bị neo lại trong phần phát hành thêm cho đến khi Công ty niêm yết cổ phiếu bổ sung.

Thị trường chứng khoán èo uột đã đẩy nhiều cổ phiếu rớt xuống dưới mệnh giá. Và đây là bước cản lớn nhất cho kế hoạch tăng vốn của các doanh nghiệp. Trong năm 2011, nhiều doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu có tỉ lệ chào bán không thành công khá cao. Thậm chí có những đợt chào bán không huy động được vốn.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2011, tỉ lệ chào bán thành công chỉ đạt 28,12% trên tổng giá trị đăng ký chào bán, trong khi năm 2009, tỉ lệ này là 63% và năm 2010 là 33,35%.

Nguyên nhân phát hành không thành công cũng không có gì mới. Đó là tình hình thị trường không thuận lợi, giá phát hành cổ phiếu vào lúc chốt danh sách cổ đông cao hơn giá thị trường, khối lượng chào bán quá lớn so với khối lượng chứng khoán lưu hành (điều này có thể gây pha loãng giá cổ phiếu), nhà đầu tư không mặn mà với việc mua cổ phiếu phát hành thêm... Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là việc sử dụng vốn sau khi phát hành của các doanh nghiệp không hiệu quả.

Trên thực tế, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn của các doanh nghiệp niêm yết, đã phát hiện những sai phạm như tiến độ sử dụng vốn không đúng như khi công bố với cổ đông, sử dụng vốn không đúng với mục đích ban đầu... Những điều này khiến cho nhà đầu tư thêm chán nản.

Mặt khác, một số doanh nghiệp xây dựng phương án chào bán không dựa trên lợi ích của cổ đông khi chào bán với giá ưu đãi (thường là bằng mệnh giá) cho cán bộ công nhân viên và đối tác chiến lược, từ đó làm pha loãng giá cổ phiếu và làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong tương lai.

Vì lý do kỹ thuật, khi chào bán cho cán bộ công nhân viên và đối tác chiến lược, giá cổ phiếu trên sàn lại không được điều chỉnh giá tham chiếu. Do vậy, các cổ đông trong ngắn hạn không thấy bị ảnh hưởng bởi việc phát hành này. Nhưng về lâu dài, khi số cổ phiếu phát hành cho cán bộ công nhân viên và đối tác chiến lược được đưa vào giao dịch thì sẽ tạo áp lực giảm giá cổ phiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông.

Trong năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã hoãn các đợt phát hành chờ cho thị trường ấm lên như Công ty Cổ phần Việt An (AVF) hủy bỏ kế hoạch tăng vốn thêm 7,5 triệu cổ phiếu; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG) hủy bỏ phát hành thêm 12 triệu cổ phiếu…

Có lẽ các doanh nghiệp cũng thấm thía bài học của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVA) khi ế gần 92,42% lượng cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên (cuối tháng 11.2011). Sự trả giá cho đợt tăng vốn không thành công của PVA là giá cổ phiếu đã rớt xuống còn 4.900 đồng/cổ phiếu (12.1.2012), giảm 44% so với cuối tháng 11.2011.

Với những gì đang diễn ra, thị trường chứng khoán hầu như không còn thực hiện được chức năng là kênh huy động vốn nữa.
 
Back
Top