Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HSX khoảng 18.1 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 346.92 tỷ đồng.Tương tự khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HNX khoảng 15.1 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 128.11 tỷ đồng.

Thị trường tăng điểm nhẹ ngay từ đầu phiên, và sau đó giữ vững đà tăng này cho đến tận cuối phiên. Tuy nhiên chủ yếu vẫn do các mã vốn hóa lớn và một bộ phận nhỏ mã penny tăng điểm, thanh khoản càng ngày càng suy kiệt.

Dường như nhà đầu tư hiện tại vẫn chưa quan tâm nhiều đến thị trường chứng khoán trong giai đoạn tết nguyên đán sắp tới, thể hiện ở thanh khoản những phiên gần đây khá thấp, thậm chí thấp nhất trong lịch sử. Đà tăng giá được tạo động lực bởi các cổ phiếu ngành ngân hàng và nhóm tứ trụ bên HSX, tuy nhiên có vẻ thiếu động lực khi số mã giảm giá dần tăng lên.



Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 18/1/2012 kết thúc với diễn biến tăng nhẹ ở cả 2 sàn cùng với thanh khoản suy giảm cho thấy tình trạng ít biến động vẫn chưa được cải thiện. Thị trường chỉ hình thành xu hướng rõ nét khi đà tăng giá phải được hỗ trợ từ lực cầu mạnh
 
Em đoán Giảm mạnh sau tết ! các bác chém đê

TT thanh khoản càng lên lại càng tèo mà loan quanh ai cũng ôm hàng- vậy BBs đang nấp đau vậy, ai mua nhưng ngày qua- cách đây 2 tuần còn kêu sập ,vĩ mô lởm, nay ai cũng kêu vĩ mô tốt dần...

Giá cf nhiều em đã tăng 10-15% : giờ thì ví dụ các anh ấy ( bbs) xọc về 310-320 là bán được khối hàng kẹp nhỉ!
nấp luôn- ném đá bây giờ đây!!chạy!!!!!!



Trước khi uống Dzượu phải ăn cái gì vào bụng thì sau đó mới ... móc họng được chứ ...
 
Đến hôm nay, 19/01/2012, VNi tăng liên tục 9 phiên liền ! :o :shock:

Đủ mọi kỹ thuật được tung ra.

Đợt này, đấm mạnh xuống để đánh lên tới 9 phiên liền, xả được >380 tr cp trên HOSE! :shock:

Có công mài sắt, quả là có ngày nên kim ! :ugeek:

Giỏi ! :lol:

Lòng tham là một cây đàn kỳ lạ, mà MMs là nghệ sĩ tài ba ! :lol:

khà khà

nhận định good , sự thật sẽ đến khà khà
 
Khám phá miền đất Phật Nepal





Trở lại Nepal, chúng tôi quyết định đến thủ đô Kathmandu để tiếp tục khám phá vùng đất thần thánh và huyền bí. Vừa đặt chân xuống thung lũng này, chúng tôi hiểu rằng mình không phải là những kẻ duy nhất “bị” rơi vào từ trường thần tiên của nó. Theo truyền thuyết xa xưa, nơi đây là một hồ nước lung linh, thần Manruxuê mải mê mài gươm bên hồ đến nỗi nước hồ cạn hết để lại Kathmandu ngày nay.

Kathmandu sầm uất mà trầm mặc

Chúng tôi đặt chân đến Kathmandu vào một ngày nghỉ khá an nhàn, thời khắc thành phố nằm ở miền Trung Nepal này trông hao hao giống phố phường Hà Nội những ngày chớm thu. Khí lạnh phả xuống thung lũng từ bốn bề non cao, khiến Kathmandu vốn trầm mặc mang dáng vẻ như một bông hoa nằm ẩn mình dưới chân Hy Mã Lạp Sơn. Khách du lịch khi đến đây không thể không đặt chân tới khu phố Tan-man sầm uất đầy khách nước ngoài với không khí nhộn nhịp của khu chợ Á Đông, với chút thảo nguyên ngay chốn công cộng và chút hối hả của thời đại công nghiệp. Những chiếc khăn quàng đầy màu sắc Ấn, chút nắng vàng của phố núi mùa đông… tất cả tụ lại và bùng lên tạo một nét đẹp riêng cho Kathmandu.

Cố đô Kathmandu

Dọc theo những con suối là những dãy cửa hiệu san sát nhau, đồ lưu niệm, vải vóc treo kín mặt tiệm, tràn cả xuống phố để thiên hạ không thể vô tình bước qua. Nghệ thuật chạm khắc tượng đồng và đồ lưu niệm, thờ cúng ở Nepal quả đã đạt đến trình độ siêu đẳng. Những người thợ đúc đồng xưa kia như đang hồi sinh ngay trên con phố này khiến nhiều du khách cứ ngẩn ngơ trôi đi trong không gian vừa cổ kính, vừa hiện đại trước sự pha trộn đầy thú vị giữa sắc màu bản địa và quốc tế. Tại đây, tranh Thangka, họa phẩm đặc dụng của Phật giáo Tạng truyền, được bày bán khắp nơi, đều nhắc cho chúng tôi nhớ rằng hai dòng chảy Phật giáo và Ấn giáo đang cùng tồn tại song hành, tưới lên đời sống người dân Nepal một suối nguồn đạo hạnh và đức tin. Khách lãng du cứ trôi đi từ phố này sang phố khác và chỉ có thể thoát ra với lời hẹn sẽ quay lại để cảm nhận thêm chút nữa về Kathmandu trong cái chậm chạp của một ngày trong thung lũng, cái hối hả của khách bốn phương cùng những suy tư và khát vọng hôm nay.

Nơi trú ngụ của của các vị thần Ấn giáo

Từ thung lũng Kathmandu, bạn có thể ngắm nhìn núi tuyết như một bức tường thành vĩ đại màu trắng. Kinh đô chìm sâu trong Hy Mã Lạp Sơn này là kho tàng của biết bao câu chuyện kỳ bí, là thế giới biệt lập của thần linh cùng những người dân sùng tín và những ngôi đền kỳ lạ. Một trong những ngôi đền như thế mà chúng tôi tới thăm là nơi thờ vị nữ thần Kali, một trong những vị thần nổi tiếng nhất của Ấn Độ giáo. Theo thống kế, hiện nay có khoảng 86% cư dân Nepal theo Ấn giáo, tôn giáo được coi là lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, và tín ngưỡng này chính là một phần trong cuộc sống hằng ngày của người Nepal.

Các tu sĩ Ba-La-môn

Theo quan niệm của Ấn giáo, Kali là một vị ác thần rất thiêng, lại vừa khát máu, thích hủy diệt lại vừa sẵn sàng ban ơn cứu giúp các tín đồ nên được mọi người sùng bái. Kali chính là vị nữ thần bảo hộ của thành Kathmandu. Theo truyền thuyết, bà là một trong những người vợ của thần hủy diệt Shiva vĩ đại. Ấn Độ giáo có ba vị thần tối thượng, đứng đầu hàng triệu vị thần khác là Prahma, Vishnu và Shiva. Hình tượng thần Kali với miệng bà thường hoác ra, lưỡi lè, bông tai là xác những người đàn ông, chuỗi hạt là những sọ người, trang sức là những con rắn. Không chỉ có chức năng hủy diệt, nữ thần Kali còn trông coi việc sinh sản, vừa tàn ác lại vừa hiền hậu. Trong lúc hủy diệt, bà vẫn ban phước và giúp cho vạn vật sinh sôi, đó chính là hai mặt của một vấn đề là nhân sinh quan, vũ trụ quan của Ấn giáo.

Trong khi đó, thần Vishnu sẵn sàng cứu nhân độ thế bảo tồn muôn vật, và cùng vợ mình là Kali có trọng trách cân bằng lại vạn vật, bảo đảm cho sự tiến triển không ngừng theo quy luật sinh diệt. Người Ấn giáo quả thật mơ mộng khi tin vào thuyết luân hồi, nhưng cũng là bậc thầy về óc thực tế khi biết nhìn thẳng vào luật sinh diệt để chấp nhận những giới hạn khả năng của con người. Họ không chỉ rung lên những hồi chuông để tôn vinh các thánh thần, để cầu phúc, cầu an mà còn là để cảnh tỉnh bản thân và đồng loại rằng cuộc đời con người là rất ngắn cần phải tiến lên nhưng cũng phải biết dừng lại.

Đặc điểm kiến trúc đền đài và cung điện ở Nepal là những tòa tháp nhiều tầng, mái nhỏ dần lên cao trông rất huyền bí và bề thế. Chúng tôi tới thăm đền thờ thần Radet ở ven bờ một con sông là chi lưu của sông Hằng trong lòng kinh đô Kathmandu. Trong các ngôi đền thường có một hoặc nhiều giáo sĩ Bàlamôn ngồi tụng niệm và ban phước. Bạn sẽ phải trả một số tiền nhỏ tượng trưng để được giáo sĩ chấm lên trán một chấm đỏ may mắn, hoặc nghe những lời giáo huấn trong kinh sách. Các vị này thuộc đẳng cấp cao nhất của xã hội, có quyền lực tinh thần rất lớn và thường là cha truyền con nối, là nền tảng xã hội tín ngưỡng được tôn kính.

Trong Ấn Độ giáo không chỉ có thần người mà còn có thần động vật, thực vật, đồ vật… tất cả đều có linh hồn, có uy quyền, trí thức, thần thông và năng lực rất lớn. Không ai có thể biết hết được các vị thần, kể cả những giáo chủ, những nhà thông thái. Vì mỗi vị thần đều có nhiều hóa thân, cứ nối tiếp mãi ra thành vô tận. Tại khu đền Radet có một tảng đá thờ rất linh nghiệm, có thể cầu xin chữa bệnh. Trên đường hành hương đến Ấn Độ và Nepal, nói cách khác trên toàn bộ lưu vực rộng lớn của sông Hằng, chúng tôi đã sa vào một trận đồ bát quái của Ấn Độ giáo, quá đa dạng và phong phú, độc đáo và li kỳ, càng đi, càng nhận ra tầm cỡ vĩ đại của nền văn minh sông Hằng.



Lịch sử sơ khai của đất nước Nepal bắt đầu từ thung lũng Kathmandu mà 200 ngàn năm trước còn là một hồ nước khổng lồ. Tới năm 300, vương triều Ly-tra-vi đã tạo dựng cái được gọi là kỷ nguyên vàng lần thứ nhất của Nepal, đồng thời du nhập Ấn giáo và Phật giáo vào vương quốc này.


Rời thủ đô Katmandu, chúng tôi đến thăm khu vực hoàng thành cũ, nơi tọa lạc những công trình kiến trúc chủ yếu và lộng lẫy nhất của cố đô Bharatpur ở vùng hạ Hy Mã. Khi tới các thành phố cổ dù xa lạ với quê hương đất nước mình, chúng tôi đều thấy bồi hồi, xúc động. Điều huyền bí nào đã tạo nên trạng thái tâm lí đó? Thật khó trả lời, song có lẽ đó là thời gian. Thời gian đã làm cho bộ mặt thế giới thay đổi liên tục tạo nên sự hoài cảm, đã làm cho ta giật mình, sực tỉnh. Thời gian tàn nhẫn và công bằng, lạnh lùng nhưng ân cần nhắc nhở chúng ta như chính thần Shiva cùng với tiếng chuông cảnh tỉnh về quy luật sinh diệt của ngài vậy. Cuộc đời luôn có âm, dương, có sinh diệt, có thiện ác. Thông điệp đó của Ấn giáo và cả của Phật giáo nữa bay đến mọi góc biển chân trời, ngay từ những quảng trường, góc phố ở cố đô cổ kính này.

Sự già nua và tàn tạ biểu hiện đó đây trong nhiều ngõ ngách của kinh thành. Song Bac-ta-bua không hề có ý nghĩ đầu hàng trước sự công phá của thời gian và sự lãng quên của thế giới hiện đại. Nó lặng lẽ gặm nhấm nỗi cô đơn để tồn tại và hiểu rằng những gì còn lại sau quá trình tiến hóa đều là những giá trị đích thực. Đó là lí do mà trong những năm gần đây khách vãng lai ngày càng nhiều, chính Hy Mã Lạp Sơn tráng lệ và kinh thành cổ kính đã làm cho du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất đất nước Nepal.
 
Suốt cuộc hành trình khám phá huyền bí sông Hằng, chúng tôi đã trải qua không biết bao nhiêu khoảnh khắc bồng bềnh giữa những vẻ đẹp vô tiền khoáng hậu của thiên nhiên dù đó chỉ là một điểm hừng đông hay lúc chiều tà. Từng ngợp thở khi nhìn thấy ngọn Everest kiêu sa đầy uy lực, giờ đây chúng tôi lại thẫn thờ khi đối diện với buổi bình minh trong cái thanh không gần như tuyệt đối trên một trường núi Nepal. Màn đêm như được tách ra làm đôi theo vết cắt của dãy núi tạc trên nền trời hé lộ đường nứt kỳ tuyệt của đỉnh Ranet cao 7.400m. Trong phút chốc mặt trời xuất hiện, chúng tôi như đứng trước sự biến đổi kỳ tuyệt ngay chân trời. Trong màn sương mỏng, những đỉnh non cao vẫn mơ màng và cả thung lũng phía dưới cũng chìm trong giấc ngủ say nồng.



Trên trường núi Nepal, màn đêm như được tách ra làm đôi theo vết cắt của dãy núi tạc trên nền trời hé lộ đường nứt kỳ tuyệt của đỉnh Ranet cao 7.400m. Trong phút chốc mặt trời xuất hiện, chúng tôi như đứng trước sự biến đổi kỳ tuyệt ngay chân trời.


Buổi sớm mai trong thung lũng chuyển mình chậm. Theo dấu vết của từng tia nắng trong cái mờ ảo, ảm đạm của khói sương, trong không gian sâu thẳm và thuần khiết, lòng lữ khách bay bổng như vô tình lạc chân vào cõi mơ tiên. Khi ngắm nhìn những bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, chúng tôi hiểu rằng Nepan đang âm thầm thu hút một phần của thế giới hiện đại đến với mình một cách khôn ngoan và cẩn trọng.

Trở lại Kathmandu, chúng tôi ghé thăm một công trình tôn giáo có một vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Nepal theo đạo Phật. Nhìn từ xa, người ta biết ngay đây là tháp của Phật giáo Tạng truyền. Những tấm vải Ha đạt ngũ sắc bay rợp trời. Đôi mắt Phật đầy minh triết và uy lực. Âm hưởng của lòng thành kính và mộ đạo vang vọng khắp nơi.

Đó là khu đền tháp Buddanat, tức tháp thờ xá lợi của một vị cổ Phật. Theo người dân Nepal, tháp Buddanat được khởi dựng vào thế kỷ thứ 5 do công chúa của vua Nepal “năn nỉ” vua cha nhiều lần để được tự mình xây một cái tháp thờ vị cổ Phật, và sau đó đã thành một thánh địa của Phật tử xứ Nepal. Nepal là một đất nước sống rất hài hòa giữa Phật giáo và Ấn giáo, nên rải rác khu di tích, chúng ta có thể thấy được những thánh tích Phật giáo và Ấn giáo xen lẫn với nhau. Đến năm 1959, người dân trong vùng đã coi khu đền tháp Buddanat này là một biểu tượng, và là một linh địa linh thiêng nhất nằm ngoài xứ Nepal và người dân Tây Tạng. Do vậy, hàng năm người dân Tây Tạng về đây hành hương chiêm bái rất đông. Khác với các thánh địa Phật giáo trên đất Ấn, các công trình Phật giáo ở Nepal đều mang đậm dấu ấn Phật giáo mà cái chính là Phật giáo Tạng truyền.

Chúng tôi rảo bước một vòng quanh bảo tháp Buddanat với mong muốn có thể cảm nhận tối đa không khí linh thiêng của một thánh địa Phật giáo Tạng truyền, và lòng thành kính cùng hướng về chiều sâu tâm linh nơi đây. Chúng tôi lần sâu thêm vào thung lũng Kathmandu để đến với cố đô Patan còn cổ kính hơn cả Bharatpur. Thành phố được hình thành vào năm 299 sau công nguyên. Bên trong cố đô nhỏ bé này có một di sản văn hóa của nhân loại rất độc đáo mà người ta quen gọi là chùa Đồng, vì nó được làm bằng đồng. Chùa là một tòa kiến trúc rất bề thế theo kiểu tứ hợp diện, lấy khoảng sân vuông ở giữa làm trung tâm, với một điện thờ làm tâm điểm, các công trình khác vây quanh.

Cảm xúc đầu tiên dạt dào, mạnh mẽ đến với du khách là từ “đồng”, đâu cũng thấy đồng. Kiến trúc chùa được sử dụng có 3 vật liệu chính là: gỗ, đồng và gạch nung. Chúng tôi đã từng thấy những ngôi đền Ấn giáo ở Lào và Campuchia biến thành nơi thờ Phật bởi sự suy vong của Ấn Độ giáo ở những nước này. Còn ở đây thì ngược lại, Ấn giáo đã lấn dần Phật giáo, đúng là cuộc sống xoay chiều theo sự hưng vong của thế sự. Chùa Đồng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Thật sự đây là một chùa (đền) của Phật giáo, một ngôi chùa Phật giáo chuyên thờ đức Quan Thế Âm thuộc dòng phái Mật tông, bây giờ đã biến thành một ngôi đền của Ấn Độ giáo.

Chúng tôi đã nghe nói Nepal có nghề làm đồng nổi tiếng, nhưng thật không ngờ nó lại phát triển và tinh xảo đến mức này. Trong ngôi đền này, chúng ta thấy được tất cả những hóa thân của đức Quan Thế Âm từ 2 tay, 4 tay cho tới nhiều tay. Ở đây ta thấy có sự biến hóa rất khéo của Ấn Độ giáo, đó là những bức tượng của nữ thần Tara được các tín đồ cho là sự hóa thân của đức Quan Thế Âm. Phật giáo và Ấn giáo đã quyện với nhau rất hài hòa tới mức tín đồ của cả 2 tôn giáo tới đây đều cảm thấy đó là ngôi nhà của mình. Hiện tượng hòa đồng giữa Ấn giáo và Phật giáo nếu ở Ấn Độ chưa rõ thì ở Nepan nó đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ. Đặc biệt đây là một ngôi chùa Mật tông, do đó ngay cửa bước vào chúng ta có thể thấy được chiếc Kim Kang chì, biểu thị cho trí tuệ không có gì phá vỡ được của Phật giáo Tạng truyền. Tuy đã biến thành một ngôi đền Ấn giáo do tín đồ Ấn giáo trông coi nhưng những yếu tố của Phật giáo vẫn được bảo tồn, tôn trọng và giữ một vị trí vượt trội.

Trên quê hương Đức Phật đản sanh

Hiện Nepal chỉ có 8% dân số theo đạo Phật, trong khi tín đồ Ấn giáo chiếm tới 86%, nhưng mảnh đất mà Đức Phật đã ra đời này cho chúng tôi một cảm giác trọn vẹn rằng đây là một miền đất thánh của Phật giáo, rằng giữa chốn núi rừng thâm u nằm sâu trong Hy Mã Lạp Sơn này, tư tưởng từ bi, trí tuệ của đạo Phật vẫn âm thầm lan tỏa qua mọi khe núi đỉnh đèo, để thâm nhập vào cuộc sống nhân gian ở khắp chốn linh thiêng.

Nepal không phải là một quốc gia Phật giáo nhưng có 3 điểm gắn liền với đạo Phật làm cho nó nổi tiếng. Thứ nhất là nơi mà Đức Phật đã ra đời, thứ 2 từ đất nước này đạo Phật đã được truyền vào Tây Tạng, và cuối cùng đây là nơi hành đạo và hiển linh của Bồ tát Văn Thù. Chúng tôi tiếp tục đến chiêm bái một điểm thiêng của Phật giáo, đó là núi Văn Thù nằm trên một ngọn đồi cao thuộc vùng Xoa-ya-bo-nat cách thủ đô Kathmandu khoảng 200 km.

Từ dưới chân lên tới đỉnh núi Văn Thù là con đường dài 360 bậc thang đá, luồn dưới tán cây rừng rất đẹp. Dọc đường có rất nhiều cụm thăm viếng thờ cúng, những tượng Phật được chế tác rất công phu và tinh xảo, phần lớn là bằng đá và bằng đồng, một số mới làm thì bằng xi măng trông rất bề thế. Theo một truyền thuyết thì trên ngọn đồi này người ta chứa xá lợi của ngài Ca Diếp trong tháp lớn, nhưng phần lớn lại cho rằng xây tháp chính là để kỉ niệm sự hiển linh của ngài Văn Thù.

Bạn có thể mua những cái nến thắp bằng dầu tu này để dâng lễ ở dọc đường hoặc ở trên đỉnh núi, nơi có quần thể kiến trúc chùa tháp, đền đài lộng lẫy. Đây là một tập tục rất điển hình của Phật giáo Tạng truyền, vừa lung linh huyền ảo, lại vừa thiêng liêng. Nhu cầu cúng bái của Phật tử hành hương rất muôn màu muôn vẻ. Ví dụ, người ta tưới vàng chảy lên tháp trắng để vẽ hình hoa sen là thực hiện nguyện vọng cúng dường của họ thông qua sự đóng góp tiền của của mọi người.

Quần thể kiến trúc tháp Văn Thù được tạo bởi từng phiến gạch, tầng trên bằng đồng là mô hình kiến trúc chủ yếu của di tích. Tháp được xây dựng dưới vương triều của vua Victani và sau đó được hoàn thành bởi vương triều Mala, có nghĩa là từ thế kỉ thứ 8 – 15. Thực tế trên đây, tại đại điện này, chúng tôi đã thấy được những pho tượng có niên đại từ thế kỉ thứ 7 chẳng hạn như tượng Đức Thích Ca Mâu Ni, với tư thế đứng có niên đại từ thế kỉ thứ 7. Và đối với tất cả những người tu tập về Phật giáo Mật tông của xứ Nepal thì coi đây là một địa điểm có linh khí hội tụ mạnh nhất của đất nước này. Tương truyền, nơi đây Bồ tát Văn Thù, vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ của Phật giáo, đã thị hiện tại vùng đất này.

Rời Nepal với muôn vàn tình lưu luyến, một đất nước tràn ngập tình yêu thương, nơi đã sinh ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng tôi đều thầm hẹn sẽ trở lại thánh địa này trong những lần tới nữa.
 
Tết này, tôi cầu nguyện cho chứng khoán

Bà Yei Pheck Joo.

Trước thềm năm con rồng, bà Yei Pheck Joo, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Saigonbank Berjaya cho biết bà sẽ đi lễ chùa, cầu chúc cho con đường năm tới của chứng khoán Việt Nam gặp nhiều thuận lợi.

Hôm nay (20/1) đã là phiên giao dịch cuối cùng của chứng khoán, và bà đang ở Việt Nam vào những ngày giáp tết. Bà thấy tết ở Việt Nam thế nào?

- Bà Yei Pheck Joo : Tôi thích tết ở đây, nhất là những ngày giáp tết. Trong những ngày này, người nào cũng lo dọn dẹp nhà cửa. Quan điểm của người Việt là năm mới, nhà cũng phải mới, mọi thứ đều được tất cả các thành viên trong gia đình cùng nhau làm, tạo nên sự gắn kết mà các nước phương Tây tôi rất ít thấy. Trong những ngày tết, việc mặc đồ mới, đi thăm họ hàng, cùng thưởng thức những bữa ăn cũng cho thấy sự gần gũi, coi trọng truyền thống gia đình của người Việt Nam. Và không chỉ với gia đình, bạn bè cũng tụ họp với nhau trong năm mới, chia sẻ những chuyện cũ và cùng nghĩ về những cơ hội sắp đến. Tôi thích những điều này.

Malaysia, quê hương bà rất gần Việt Nam, vậy những ngày tết, bà có về nhà?

- Tôi vẫn thường về nhà vào dịp tết, và tại Malaysia tôi cũng đón một cái tết âm lịch khá vui. Ở nước tôi cũng có truyền thống lì xì. Ở Malaysia, có một loại cam được cho là cam may mắn được tặng nhau để cầu chúc điều tốt lành sẽ đến với mọi người, giống như dưa hấu đỏ ở Việt Nam được xem là báo hiệu cho điềm may.

Năm con rồng đang tới, bà nghĩ có may mắn gì cho chứng khoán chăng?

- (Cười) Tôi cho rằng năm rồng là năm may mắn. Rồng đại diện cho sức mạnh và sự oai dũng, tuy vậy quan trọng nhất, theo tôi là ai cũng phải tin vào điều này thì tâm lý chung trên thị trường chứng khoán mới mong được cải thiện, và điều này mới giúp cho thị trường đi lên.

Mỗi năm tôi đều đi đến các ngôi đền và năm nay tôi cũng sẽ làm như vậy. Ngoài việc cầu cho gia đình được mạnh khỏe, tôi cũng sẽ cầu cho thị trường chứng khoán các nước, mà nhất là Việt Nam sẽ có được một năm thuận lợi, trôi chảy. Tôi cũng sẽ ăn một loại bánh ở Malaysia, loại có rất rất nhiều tầng (theo người Malaysia, bánh càng cao thì công danh, tài lộc càng tốt) để cầu cho năm nay mọi thứ đều đi lên.

Nói cho vui vậy thôi, nhưng nhìn nhận về thị trường chứng khoán năm sau, tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất, mấu chốt nhất vẫn là kinh tế vĩ mô. Việt Nam hiện đối diện với 4 vấn đề lớn mà chính phủ đang ra sức giải quyết. Đó là tỷ giá, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, đòn bẩy nợ của ngân hàng. Việc giải quyết 4 vấn đề này cần nỗ lực và thời gian để chính phủ có thể tìm kiếm giải pháp để xử lý. Các giải pháp mà chính phủ Việt Nam đưa ra trong thời gian qua hoàn toàn hợp lý nhưng để có được hiệu quả nhất định thì cần có thời gian, ít nhất là thêm 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy thì chứng khoán mới có thể tăng trưởng tốt.

Bà nói nhiều về các khó khăn của thị trường chứng khoán, vậy việc làm tổng giám đốc (CEO) một công ty chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian này chắc không dễ?

- Ỏ Việt Nam thị trường chứng khoán rất sơ khai, quy chế chưa đầy đủ, công nghệ thô sơ, nhân sự cũng chưa có kiến thức sâu về chứng khoán. Đây là những khó khăn cho một CEO nước ngoài. Nó đòi hỏi người lãnh đạo công ty phải nhạy bén để đưa ra các sản phẩm mới cho nhà đầu tư và cũng lèo lái để quản trị các rủi ro trong khi luật lệ chưa đầy đủ. Trong thời điểm hiện nay, những vấn đề vĩ mô cũng đang gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Nó cũng đòi hỏi CEO phải lèo lái sao để con thuyền công ty không đổ vỡ mà bình yên vượt khó.

Tuy vậy, tôi tin vào sự phát triển về dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam, vì thực chất, so với các nước, Việt Nam là thị trường non trẻ, còn nhiều sản phẩm, dịch vụ cần phát triển, nên có nhiều cơ hội để phát triển, thuận lợi hơn các nước mà các dịch vụ đã có sẵn.

Nhưng còn một vấn đề mà cơ quan chứng khoán Việt Nam cần tính toán khắc phục để tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Đó là việc thanh toán theo quy định T+3, tức phải 3 ngày sau khi mua/bán thì chứng khoán/tiền mới về đến tài khoản. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam đầu tư cảm thấy không an tâm. Họ cho biết nếu muốn rút tiền ra khi có trường hợp khẩn cấp thì không dễ dàng. Và trong nước thì nhà đầu tư cũng chậm quay vòng vốn/chứng khoán của mình, ảnh hưởng đến thanh khoản chung của thị trường và sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bà mong ước gì cho chứng khoán năm con rồng?

- Tôi mong rằng năm sau, quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ diễn ra thuận lợi và sao cho nhà đầu tư không bị ảnh hưởng xấu. Đồng thời khi đã tái cấu trúc thành công thì nhà đầu tư nước ngoài lại có niềm tin vào chứng khoán Việt Nam và họ tiếp tục rót tiền vào đây, giúp cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh.

Và như tôi đã nói, tôi sẽ cầu nguyện mọi điều tốt lành cho chứng khoán Việt Nam trong năm sau!
 
Với mức lạm phát 1% so tháng trước, CPI tháng 1 năm nay đạt thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây do giá lương thực giảm và việc tăng giá điện chưa tác động mạnh đến chi trả của người dân.


Tổng cục Thống kê ngày hôm nay (21/1) vừa ra công bố về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1. Theo đó, lạm phát tháng đầu năm ở mức 1% so tháng trước và 17,27% so cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, đây là năm có mức tăng CPI tháng Tết thấp kỷ lục trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trước đó, mức tăng thấp nhất là tháng 2/2009 với mức tăng 1,17% so với tháng trước đó. Hầu hết các năm khác đều có mức tăng giá tháng tết lên đến khoảng 2%- 3%.

Tuy nhiên, mức tăng CPI tháng Tết này không gây bất ngờ do cầu tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã suy giảm mạnh.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá 1,01% là mức tăng chấp nhận được khi trong tháng đón 2 dịp Tết liên tiếp nhau, đặc biệt là Tết Nguyên đán.

Do xuất khẩu các mặt hàng trong nhóm này những tháng gần đây đạt khá thấp nên nguồn cung lương thực trong nước trở nên dồi dào hơn. Vì vậy, không những không tăng giá mà lương thực còn đạt tình trạng giảm phát 0,14%.

Thực phẩm bao gồm thịt lợn, gia cầm, thủy sản mặc dù không thiều nguồn cung nhưng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với nhu cầu đối với loại hàng hóa này vào dịp Tết tăng cao nên giá cả vẫn nhích lên. Chỉ số giá nhóm hàng này tăng 1,41%. Trong khi đó, chi phí cho ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,96%.

Đồ uống, thuốc lá và các sản phẩm may mặc, mũ nón, giày dép là các nhóm góp phần lớn vào việc nâng chỉ số CPI tháng 1 lên 1%. Theo đó, đồ uống và thuốc lá tăng 1,17% giá bán trong khi giá các sản phẩm còn lại nêu trên tăng 1,97%.

Do tính thời điểm nên phis giao thông cũng tăng 0,66% do nhu cầu di chuyển lớn, các dịch vụ văn hóa, giải trí và du lịch cũng tăng giá 0,93%, giá hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1%.

Kết thúc năm và để đảm bảo hoàn thành dự án trước khi sang năm mới nên các công trình xây dựng được đẩy nhanh tốc độ. Điều này kéo chi phí đối với nhà ở và vật liệu xây dựng tăng giá mạnh 1,71%.

Nhu cầu trang trí và sắm sửa cho dịp tết cũng đưa giá thiết bị và đồ dùng tăng lên 0,96% so tháng trước.

Tháng 1 kết thúc năm âm lịch và mở đầu cho năm mới dương lịch 2012, chỉ số giá vàng giảm mạnh 3,62% trong khi giá USD tăng 0,05%.

Như vậy, động thái tăng giá điện vào ngày 20/12 vừa qua chưa tác động mạnh đến chi trả của người dân trong tháng tính CPI này. Trao đổi trong phiên giao lưu trực tuyến với nhân dân ngày 17/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng đã tiết lộ, theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, khi giá điện tăng sẽ tác động đến CPI qua 2 vòng. Một là trực tiếp qua chi phí, cứ tăng 1% giá điện thì tác động tới 0,0246% CPI. Vừa qua giá điện tăng 5% thì đẩy CPI thêm 0,153% tương ứng.

Tuy nhiên, động thái điều chỉnh giá này lại tác động vòng 2 tới CPI lên gấp đôi vòng 1. Cộng cả 2 vòng, giá điện tăng 5% khiến CPI tăng 0,369%. Do đó, áp lực lạm phát do tăng giá điện sau dịp Tết Nguyên đán lên CPI của tháng 2 vẫn còn cao.

Năm 2012, mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ là đưa CPI về một con số. Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, với việc tiếp tục duy trì Nghị quyết 11 cùng chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ linh hoạt, thận trọng thì mục tiêu đó có thể thực hiện được.

Giả định các mục tiêu tăng trưởng đặt ra ở mức 6-6,5%, dư nợ tín dụng ở mức 15-17%... thì lạm phát tiềm năng năm 2012 có thể trên 10%. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, lạm phát tiềm năng theo tính toán của Tổng cục Thống kê luôn luôn cao hơn lạm phát thực tế 1-2%. Do đó, khả năng lạm phát dưới 10% cho cả năm là có thể thực hiện được.

Việc kiềm chế lạm phát được coi là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Chính phủ trong năm 2012 này. Đây chính là cơ sở để trong thời gian tới, NHNN sẽ xem xét hạ lãi suất cho vay, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
 
“Cơ hội đầu tư tốt nhất 2012 nằm ở Việt Nam”
Chứng khoán Việt Nam đang quá rẻ, quá hấp dẫn. Đó là nhận định mà tác giả Peter Cohan đưa ra trong bài viết nhan đề “Why you should invest in Vietnam” (tạm dịch: “Lý do nên đầu tư vào Việt Nam) được đăng trên tạp chí Forbes mới đây.

Ông Cohan cho biết, trong chuyến thăm đầu tháng 1 này tới Singapore, ông đã gặp một nhà quản lý quỹ giàu kinh nghiệm. Nhà quản lý quỹ này đưa ra một ý tưởng khá thú vị rằng, đầu tư vào Indonesia - thị trường được coi là hấp dẫn trong năm qua - giờ đã “lỗi mốt”, và rằng, cơ hội đầu tư tốt nhất trong khu vực trong năm 2012 nằm ở thị trường Việt Nam.

Theo nhà quản lý quỹ trên, giá cổ phiếu ở Việt Nam đang rất rẻ. Cụ thể, ông này cho biết đã tìm được 20 cổ phiếu của Việt Nam có hệ số giá/thu nhập (P/E) ở mức 2 lần, tăng trưởng dòng tiền 14% và lãi cổ tức (dividen yield) ở mức ít nhất 12%.

Tác giả bài viết lý giải, việc đầu tư cổ phiếu theo giá trị (value investing) phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư tìm ra những cổ phiếu mà tương quan giữa thị giá và thu nhập thấp hơn mức tăng trưởng thu nhập được kỳ vọng của cổ phiếu đó.

Đây được xem là nguyên tắc “tăng trưởng với giá cả phải chăng” (GARP). Trong đó dòng tiền - số tiền còn lại của doanh nghiệp niêm yết sau khi trả hết mọi chi phí - tăng trưởng với tốc độ cao hơn hệ số P/E. Khi đó, cổ phiếu được coi là rẻ.

Theo trường phái đầu tư như vậy, nếu những con số mà nhà quản lý quỹ nói trên đưa ra là chính xác, thì tác giả cho rằng, những cổ phiếu mà nhà quản lý quỹ tìm ra được ở Việt Nam đang quá rẻ.

Cổ phiếu được đánh giá là có mức giá hợp lý nếu tỷ lệ giữa hệ số P/E và tăng trưởng thu nhập ở mức từ 1,0 trở xuống. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với các cổ phiếu Việt Nam được nhà quản lý quỹ phát hiện là 2/14 = 0,14, một con số cho thấy mức giá quá rẻ.

Nhà quản lý quỹ còn chỉ ra một lợi thế khác của cổ phiếu Việt Nam là mức lãi cổ tức - tỷ lệ giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu - rất cao. Mức lãi cổ tức 12% như đã nói ở trên là cực cao, nếu so với mức lãi suất tiền gửi ngân hàng dưới 1% ở Mỹ hiện nay.

Mức lãi cổ tức cao trên có thể sẽ không được duy trì lâu, vì giá cổ phiếu sẽ tăng trong khi cổ tức không tăng hoặc các công ty giảm cổ tức. Tuy nhiên, cho dù mức lãi cổ tức có giảm xuống mức 8%, thì khoản cổ tức tiền mặt hàng năm vẫn đủ hấp dẫn để bù đắp cho những rủi ro mà các nhà đầu tư đương đầu khi nắm giữ các cổ phiếu này.

Tác giả nhận xét, năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp một số khó khăn, trong đó có việc lạm phát tăng vọt lên 23% vào tháng 8, buộc Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 9% lên 15%. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 28% trong cả năm.

Tuy nhiên, chính sự đi xuống của thị trường đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư thực hiện mua vào đối với cổ phiếu của một số doanh nghiệp niêm yết vào hàng lớn nhất ở Việt Nam. Và việc mua vào này đang đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư.

Tác giả bài viết lấy ví dụ, vào tháng 1/2011, hãng tin Reuters loan tin hãng rượu mạnh Diageo mua 23,6% cổ phần của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội với giá 33 triệu USD từ quỹ VinaCapital. Một thương vụ khác phải kể đến là công ty Mount Kellett Capital Management đầu tư 100 triệu USD vào tập đoàn Masan.

Cuối cùng, bài viết đưa ra khuyến nghị nên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngân hàng, thực phẩm và đồ uống, vì đây là các lĩnh vực sẽ chứng kiến nhu cầu gia tăng từ tầng lớp trung lưu của Việt Nam.
 
Chuyện làm ăn năm rồng: Phòng thủ và tấn công
Năm mới, thời vận mới và cơ hội mới. Vui Tết, các nhà đầu tư, người dân cũng không quên dành thời gian suy ngẫm, tìm kiếm, lựa chọn một kênh đầu tư trong các kênh hiện có, để lên kế hoạch rót vốn, giải ngân ngay khi “tháng ăn chơi” vừa khép..

Bối cảnh kinh tế thế giới và VN trong năm 2011 cho thấy đây là một năm bản lề với nhiều diễn biến không bình thường. Bước sang năm 2012, yêu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư càng trở nên cấp thiết hơn.

1- Vàng vẫn là một phương tiện đầu tư có tính hấp dẫn trong tình hình rối ren của kinh tế thế giới hiện tại. Trong lúc vàng giảm giá vào những ngày cuối năm 2011 thì thông tin về sự thay đổi trong mức nắm giữ của các quỹ đầu tư giao dịch trên sàn (ETF) vàng quốc tế cho thấy các nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn duy trì niềm tin vào vàng. Các ngân hàng trung ương (NHTW) của những nền kinh tế lớn như Anh và Châu Âu nhiều khả năng phải theo đuổi một chính sách tiền tệ nới lỏng vì nhiều lý do khác nhau, dù là để ngăn chặn rủi ro xảy ra một đợt tái khủng hoảng tạo thành tình trạng khủng hoảng song đáy (double dip) hay là vì Châu Âu đang phải tìm cách bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và phải làm cho chi phí vay mượn trong khu vực này thấp hơn. Kinh tế Mỹ tuy có những tín hiệu đáng lạc quan vào cuối năm nhưng nhìn chung quan điểm cố gắng đẩy lùi thất nghiệp và đẩy nhanh tăng trưởng vẫn là trọng điểm trong chính sách của Cục dự trữ liên bang Hoa Kì (FED) cho đến khi họ nhận được những tín hiệu lạc quan hơn nữa.

Trong bối cảnh các NHTƯ lớn vẫn phải cố gắng duy trì nới lỏng tiền tệ hơn là chống lạm phát, vàng vẫn được các quỹ đầu tư duy trì trong danh mục. Với những bất ổn về nợ nần và rủi ro tái khủng hoảng ở Châu Âu, căng thẳng chính trị kéo dài ở Trung Đông, có nhiều cơ hội để vàng được đẩy lên trở lại trong năm 2012. Với việc nhiều ngân hàng đầu tư lớn vẫn duy trì dự báo là vàng còn lên trên 2.000 USD/ounce trong năm sau, người ta vẫn muốn giữ vàng để chờ cơ hội. Tuy nhiên, cần nhìn thấy vàng lúc này không thể còn được xem là một công cụ đầu tư an toàn nữa vì độ biến động giá rất lớn. Nó đã trở thành một công cụ đầu cơ để kiếm lời với rủi ro không nhỏ vì giá vàng thế giới đang chịu tác động không nhỏ bởi giới đầu cơ kiếm lời. Vì vậy, trong danh mục đầu tư trong năm 2012 nên duy trì vàng, nhưng không nên xem nó là một loại tài sản ít rủi ro nữa, mà là một công cụ đầu tư mang tính mạo hiểm để kiếm lời.

2- Chứng khoán là một phương tiện đầu tư có rủi ro cao khác đáng được cân nhắc. Năm 2011 là một năm ảm đạm đối với lĩnh vực này, do những khó khăn của kinh tế vĩ mô, lãi suất cao, tín dụng bị siết chặt cộng với yếu kém nội tại của một TTCK tăng trưởng thiếu bền vững dựa vào vốn ngoại và vốn nóng – những dòng vốn thiếu ổn định. Tuy nhiên, việc các chỉ số thị trường liên tục chạm những mức đáy mới tạo ra những cơ hội mua vào với giá tốt cho nhà đầu tư. Theo triết lý “mua thấp, bán cao” cơ bản của thị trường thì đây là thời điểm đầu tư không tồi.

Chưa thể khẳng định TTCK hiện tại đã chạm đáy thấp nhất của chu kỳ này hay chưa. Khi những điểm yếu của nền kinh tế đang bắt đầu lộ rõ và những bài thuốc đang được đưa ra để trị bệnh, tất yếu sẽ còn cần một khoảng thời gian để thuốc phát huy tác dụng (nhất là với những khoản nợ xấu của khu vực ngân hàng liên quan tới bất động sản). Nhưng với nhà đầu tư dài hạn, không lướt sóng kiếm tiền nóng mà nói, không nhất thiết phải chờ thị trường chạm đáy rồi mới mua cổ phiếu. Một cổ phiếu của Cty đang làm ăn hiệu quả và có giá tốt thì vẫn là một chiến lược tốt để đầu tư đón đầu sự hồi phục của nền kinh tế. Thông thường TTCK vẫn quay đầu tăng trở lại trước khi nền kinh tế thật sự bình phục, do đó chứng khoán vẫn nên nằm trong danh mục đầu tư năm sau với tính cách đón đầu sự hồi phục của nền kinh tế.

3- Gửi tiết kiệm VND hiện tại vẫn nên là một khoản đầu tư an toàn được duy trì trong danh mục. Với mặt bằng lãi suất hiện tại, nếu lạm phát trong năm 2012 được kiềm chế ở một con số, đây vẫn là một mức lãi suất thực dương. Quan trọng hơn, đối với nhà đầu tư, đây là một mức lợi nhuận tối thiểu phải vượt qua của những kênh đầu tư khác. Liệu có thể chắc chắn các kênh đầu tư khác như ngoại tệ, vàng, chứng khoán hay bất động sản sẽ mang lại tỉ suất sinh lợi thực sự trên 14%/năm trong tình hình hiện nay? Với một mức lãi suất ở vào loại cao trong nhiều năm trở lại đây, ở thời điểm này, gửi tiền tiết kiệm là một khoản đầu tư phòng thủ cần duy trì cho đến khi nền kinh tế tỏ ra mạnh khỏe trở lại và lãi suất giảm đáng kể.

4- USD, có thể nhìn nhận là một kênh đầu tư an toàn khác ngoài gửi tiết kiệm. Áp lực mất giá của VND vẫn duy trì khi mà dòng vốn đầu tư nước ngoài cả về gián tiếp và trực tiếp có dấu hiệu chững lại trong năm qua trong khi những lạc quan về những cải thiện trong tình hình nhập siêu của VN là còn khá sớm. Các tổ chức nước ngoài vẫn e dè nhận định rằng kinh tế VN vẫn rất dễ bị tổn thương với những cú sốc quốc tế, ví dụ như nếu xảy ra suy thoái kép ở những nền kinh tế lớn. Do đó, duy trì USD trong danh mục đầu tư là một lựa chọn phòng thủ bên cạnh gửi tiết kiệm tiền đồng. Vì đây là khoản đầu tư ít rủi ro và mang tính phòng thủ nên tỉ suất sinh lợi cũng không nên được kỳ vọng quá cao. Dù như thế, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhập siêu và có sự chênh lệch về thời điểm giữa dòng USD thu được (thông qua giải ngân vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay và tiền kiều hối) với dòng USD phải chi ra trả tiền nhập siêu trong năm, vẫn phải có những lúc tỉ giá USD/VND tăng theo nhu cầu thị trường để nhà đầu tư kiếm được chút lợi nhuận.

Chỉ số VN-Index liên tục phá vỡ những mức cản kỹ thuật. Nguồn: Vietstock

5 - Bất động sản có thể là một ngành tiềm ẩn nhiều khó khăn trong năm 2012. Khác với ngành chứng khoán khi mà đa số các vấn đề khó khăn đã lộ diện và giảm giá kéo dài, bất động sản vẫn tồn tại nhiều khó khăn chưa thể lường trước khi tình hình nợ xấu của các NHTM trong nước vẫn chưa rõ ràng. Những diễn biến tái cấu trúc ngân hàng vào cuối năm không chỉ rõ ra được đường hướng giải quyết các khoản nợ xấu còn tồn đọng ở các ngân hàng cũng như quy mô và khả năng tác động thực tế của chúng tới mức nào. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực này đang chững lại và tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định cũng cho thấy có rủi ro là thị trường này có thể còn đứng trước nhiều sức ép giảm giá hơn nữa. Cơ hội can thiệp của chính sách vào thị trường này không rõ ràng vì nó phụ thuộc vào khả năng kiềm chế lạm phát của Nhà nước và khả năng cải thiện chất lượng tín dụng và thanh khoản của ngành ngân hàng – những vấn đề sẽ còn tốn nhiều thời gian để kiểm chứng. Vì thế, kênh đầu tư này ở vào trạng thái rủi ro tiềm ẩn còn lớn và chưa có dấu hiệu cho thấy tâm lý nhà đầu tư ở vào trạng thái sẵn sàng bỏ tiền ra “bắt đáy” thị trường này. Ở thị trường bất động sản, lựa chọn đứng ngoài quan sát trong thời điểm những tháng đầu năm 2012 có thể là một lựa chọn phòng thủ cần thiết.

Tóm lại, với những phân tích cụ thể đã nêu, nhà đầu tư nên duy trì vàng và chứng khoán trong danh mục đầu tư với tư cách là những công cụ đầu tư có rủi ro cao, mang tính tấn công, chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận, trong khi USD và tiết kiệm là những lựa chọn phòng thủ tốt để chờ đợi những khó khăn kinh tế qua đ
 
Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn, xin chúc tất cả các anh, các chị, các bạn và các cháu một năm mới dồi dào sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc.
 
“ Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát”.


Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả, gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ.

Theo Bài học thành công
 
Xin chúc toàn thể a e từ cũ đến mới năm nay có sức khỏe ( để mà còn gồng :o) hạn chế cụt kẹp tiến tới thắng lợi :x:x:x
 
Sáng hôm nay :
Bruxelles ban hành lệnh cấm vận dầu lửa với Iran






Trụ sở Liên hiệp Châu Âu tại Bruxelles




Ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu thông qua chính sách cấm vận dầu lửa Iran để buộc Teheran đàm phán về chương trình hạt nhân. Nga phản đối quyết định của Bruxelles.


Ngày 23/01/2012, ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đồng ý cấm nhập khẩu, mua vào, chuyên chở dầu cũng như các sản phẩm chế biến từ dầu hỏa của Iran. Biện pháp này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2012. Từ nay đến hết ngày 30/06/2012, các hợp đồng giữa Liên Hiệp Châu Âu với Iran vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên ngay trước mắt, các nước trong Liên Hiệp Châu Âu không được quyền ký thêm hợp đồng mua bán dầu lửa với các tập đoàn Iran.
Bên cạnh hai biện pháp nói trên, Bruxelles còn quyết định phong tỏa tài khoản của Ngân hàng trung ương Iran và tất cả các khoản ngân quỹ liên quan đến các vụ mua bán dầu hỏa.
Theo giới quan sát, Bruxelles quy định thời hạn từ nay đến ngày 01/07/2012 là để các thành viên trong Liên hiệp - như Hy Lạp chẳng hạn - vốn lệ thuộc nhiều vào dầu thô của Iran, có thời gian để tìm các nguồn cung cấp thay thế.
20 % lượng dầu thô của Iran được cung cấp cho Liên Hiệp Châu Âu. Dầu hỏa chiếm 90 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Iran vào khu vực này. Iran là nhà sản xuất dầu hỏa lớn thứ nhì trong khối OPEP.
Một trong những hậu quả đầu tiên mà lệnh cấm vận của Bruxelles đem lại là đơn vị tiền tệ Iran, đồng rial vào hôm nay (23/01/2012) đã tuột giá mạnh so với đô la. Trong một năm qua, đồng rial đã mất giá 50 % so với đô la Mỹ.
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã nhanh chóng lên tiếng phản đối quyết định cấm vận nói trên của Bruxelles. Đồng thời ông cũng hy vọng là Teheran sẽ nhanh chóng chấp thuận trở lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân.
 
Đây là lệnh cấm đối với châu Âu , ngoài ra còn khủng hoảng - nợ công - hạ mức tín nhiệm ....
Vậy mà chứng khoán châu Âu cứ tăng liên tục là sao ? Khà khà

Công nhận cha nội này khà khà mà hay

đỏ đến nơi roài ...

tin mùng hai tết :

Iran tuyên bố ngừng mọi giao dịch bán dầu cho EU

Theo Reuters, chính trị gia hàng đầu của Iran Ali Fallahian ngày 23/1 tuyên bố Tehran sẽ lập tức ngừng mọi giao dịch bán dầu mỏ cho Liên minh châu Âu (EU) nhằm phá vỡ các kế hoạch của EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với nước này trong thời gian sáu tháng.

Ông Fallahian đưa ra tuyên bố trên để đáp lại quyết định trước đó cùng ngày của EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Iran, dự kiến sẽ được thực thi đầy đủ trước ngày 1/7 tới, như là một phần trong gói biện pháp trừng phạt mới mà phương Tây kỳ vọng sẽ buộc nước Cộng hòa Hồi giáo này phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Fallahian, một cựu Bộ trưởng Tình báo và hiện là ủy viên Hội đồng Chuyên gia có ảnh hưởng lớn tại Iran, nói rằng nước này sẽ lập tức ngừng xuất khẩu dầu thô sang EU để đẩy giá dầu lên cao và khiến châu Âu không có thời gian tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Ông Fallahian cũng tái khẳng định Iran có thể đóng cửa Eo biển Hormuz để trả đũa các biện pháp trừng phạt của EU, hành động mà Mỹ tuyên bố sẽ không tha thứ.
Ông nêu rõ: "Nếu họ gia tăng sức ép đối với Iran, chúng tôi có thể sử dụng Eo biển Hormuz như công cụ để giải tỏa áp lực và vấn đề đóng cửa eo biển chiến lược này là một trong số những lựa chọn"./.
 
đề nghị các chú cớm giao thông ở ngã tư sở ghi giấy phạt tất cả những cha uống rượu xong rồi khà khà

chết tiếp

Giá vàng lên cao nhất trong hơn 1 tháng, dầu thô tăng mạnh



Nguồn tin: NDHMoney.vni | 24/01/2012 8:00:00




|

|






Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua trong khi giá dầu thô tăng mạnh sau lệnh cấm nhập dầu từ Iran.

Giá vàng đã tăng 1% lên mức cao nhất trong 6 tuần trong phiên giao dịch đầu tuần (23/1), nhờ sự hỗ trợ từ các nhân tố kỹ thuật cùng sự lên giá mạnh của đồng Euro so với USD trước thềm hội nghị của khối Euro zone về tái cấu trúc nợ của Hy Lạp.

Giá kim loại quý này đã có sự biến động mạnh trước thời điểm hợp đồng giao tháng 2 sắp đáo hạn vào cuối tuần này. Hiện giá vàng đã vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1.669 USD/oz và đang hướng tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.700 USD/oz.

USD giảm giá so với Euro đã kích thích nhà đầu tư mua vàng và dầu thô, sau khi Pháp và Đức đang có những hành động quyết liệt phối hợp với các chủ nợ tư nhân để cắt giảm khối nợ và tránh để Hy Lạp bị vỡ nợ.

Kết thúc ngày giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.676,76 USD/oz. Trong phiên giá vàng đã lên tới 1.681,16 USD/oz, mức cao nhất kể từ ngày 12/12/2011. Giá vàng giao ngay mới giảm có 2 phiên trong 10 phiên giao dịch gần đây và tăng tới 7% trong tháng 1 này.

Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 2 kết thúc phiên tăng 14,3 USD lên 1.678,3 USD/oz. Khối lượng giao dịch tương đương với mức trung bình 30 ngày trước đó. Việc khối lượng giao dịch không vượt trội phiên này được cho là do thị trường Trung Quốc và nhiều nước châu Á đang nghỉ lễ.

Sau phiên ngày 23/1, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đang nắm giữ 1.250,53 tấn vàng, tương đương 40.205.808,06 ounces, trị giá 67,344 tỷ USD.

Chuyển qua tin tức đáng chú ý khác, giá dầu thô Brent đã vượt 110 USD/thùng hôm đầu tuần sau khi các bộ trưởng ngoại giao EU đồng ý cấm vận nhập khẩu dầu từ Iran kể từ tháng 7/2012.

Giá dầu Brent tại thị trường châu Âu đã tăng 1,04 USD lên 110,76 USD/thùng, dù trong phiên có lúc lên tới 111,36 USD/thùng.

Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng 1,29 USD lên 99,62 USD/thùng.
 
tin giờ chót

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khả năng bỏ trần lãi suất trước tháng 6 năm 2012 là khó xảy ra, tình hình tỷ giá còn hàm chứa “nhiều bất ổn”, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục sáp nhập và tái cơ cấu từ 5 đến 8 ngân hàng nữa. Hầu hết các thông tin và nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế đều không mấy lạc quan về kinh tế năm 2012.
 
Nhìn lại những gì đã qua...

Có những kết thúc và những bắt đầu...

Có những thành công và những thất bại..

Có những ngọt ngào và những cay đắng...

Nhưng chốt lại, đây là năm mình cảm thấy hài lòng nhất về những thành quả đạt được...

Một năm của những trải nghiệm tuyệt vời...

Có những thứ vô giá mà tiền bạc không thể mua được...

Thầy bảo, năm 2012 của con là năm mà nhiều giấc mơ trở thành hiện thực...

các bạn có sợ tin không tốt không ? - không , không sợ mà còn múc nữa .
 
Back
Top