Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Đợt tăng điểm sẽ kéo dài bao lâu?

Não trạng của MMs đã thay đổi?
Không tính đến giai đoạn trả giá của thị trường vào cuối năm 2007, kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008, khoảng thời gian cận Tết năm 2010 và 2011 đều mang lại một cảm giác vừa ấm áp vừa hy vọng cho nhà đầu tư. Thị trường nếu không tăng khá thì cũng được giữ ở thế tương đối cân bằng chứ không đến nỗi làm bật lên tiếng kêu khóc.
Thời gian cận Tết năm 2012 cũng có một nét tương tự với hai năm trước. Có một cái gì đó đã thay đổi và được quyết định trong não trạng của những người điều khiển thị trường, hay còn gọi tắt là MMs, vào những ngày cuối năm 2011.
Con Rồng là một điềm báo may mắn trong lá số tử vi, kể cả trong lĩnh vực thiên văn học chứng khoán. Phải chăng điều này đang trở nên một đặc thù trong tâm lý của MMs?
Từ trước đến nay, giới phân tích vẫn chỉ thường quan tâm đến tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu nhỏ lẻ. Nhưng khía cạnh nhà đầu tư lớn, cực lớn, với chiều sâu não trạng của họ, lại chưa mấy được đề cập.
Trong khi đó, từ giữa năm 2006, đã có sự hiện hữu rõ nét của nhóm MMs trong TTCK Việt Nam. Cũng đã có những xác nhận không chính thức về sự có mặt của một dòng tiền nóng từ nước ngoài mà nhờ đó đã đẩy bật thị trường lên gấp 3 lần vào quý 1 năm 2007.
Kể từ đó, không thể phủ nhận vai trò dẫn dắt, kể cả lũng đoạn thị trường của nhóm MMs.
Nhưng 5 năm qua lại được chia khá đều thành 2 giai đoạn thời gian: chu kỳ tăng điểm và chu kỳ giảm điểm. Nếu vai trò của nhóm MMs đã trở thành động lực chính cho việc tăng điểm, thì bắt đầu từ tháng 8/2011, nhóm này lại chơi một con bài quá độc đáo: biến thị trường thành nạn nhân của hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” trong gần một năm rưỡi qua.
Một chiến dịch đánh xuống đã được tổ chức một cách đầy công phu và tinh vi là điều không thể phủ nhận. Nhưng cũng như những đặc điểm có tính quy luật của sóng suy giảm trung hạn và có thể cả dài hạn, vẫn có những phiến đá với kích cỡ khác nhau ngăn cản tạm thời đà đổ dốc của cỗ xe chứng khoán.
Năm 2011, đã có hai phiến đá được nhóm MMs dựng lên - vào giữa năm và vào quý 3. Cả hai lần, nhiều nhà đầu tư và cả những công ty chứng khoán có thương hiệu nổi tiếng đều bị mắc lỡm khi tin đó là đáy dài hạn của thị trường.
Điều hành linh hoạt và uyển chuyển?
Còn với đợt tăng điểm “bất ngờ” lần này, một đợt tăng có thể tính vào năm Con Mèo, hoặc lạc quan hơn thì cho năm Con Rồng, sẽ cần được suy đoán ra sao?
Một đặc điểm nổi bật của đợt tăng lần này, hoàn toàn không khác với đợt tăng điểm vào giữa năm 2011, là giai đoạn trước khi tăng cũng được đặc trưng bởi hàng loạt phiên lao dốc của thị trường, cùng với tình cảnh đổ vỡ niềm tin lan rộng của nhà đầu tư.
Và cũng rất “khớp” với đợt tăng giữa năm 2011, vào cuối tháng 12/2011 vừa qua, người lãnh đạo cao nhất của Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) cũng ra “tuyên cáo” về việc mua lại 5 triệu cổ phiếu HAG. Số tiền dùng để mua lại cổ phiếu lần này gần bằng giá trị mua 3 triệu cổ phiếu HAG cũng do ông Đoàn Nguyên Đức đưa ra vào thời điểm cuối tháng 5/2011: khoảng 80 tỷ đồng so với khoảng 100 tỷ đồng.
Nếu có thể nhớ lại, sau động thái mua lại cổ phiếu của ông Đức, thời điểm cuối tháng 5/2011 cũng chứng kiến một loạt doanh nghiệp khác đưa ra những phát ngôn tương tự. Tính chất đồng loạt như thế càng dễ làm cho nhà đầu tư nhỏ lẻ tin vào một sự thay đổi quan trọng theo chiều hướng tích cực đã bắt đầu.
Vào lần này, tiếp theo HAG, Tập đoàn Tân Tạo (HOSE: ITA) cũng đã đưa ra sự hứa hẹn sẽ mua vào đến 10 triệu cổ phiếu ITA của mình.
Một hình ảnh “điều hành linh hoạt và uyển chuyển” chăng?
Dù suy diễn như thế nào thì kết quả những ngày cuối năm 2011 cho thấy thị trường đi lên một cách kỳ diệu, làm sống lại kỳ vọng cho nhà đầu tư về một cái Tết, nếu không phải là “lấy lại những gì đã mất” thì cũng không đến nỗi mất hết những gì còn lại.
Có những dấu hiệu khá rõ cho thấy, bắt nguồn từ tháng cuối của năm Con Mèo thị trường đang bước vào năm Con Rồng với sự chuyển biến đi lên. Vẫn còn khoảng 13-14 phiên giao dịch nữa - đủ cho nhóm MMs hoàn thành “sứ mạng” được đề ra.
Nhưng sự chuyển biến đó lại hoàn toàn có chủ đích.
Nếu có thể nhìn xa hơn nữa về quá khứ, khoảng thời gian cuối năm 2008 cũng chứng kiến một đợt tăng điểm khiêm tốn của thị trường. Vào thời gian đó, chỉ số VNI đã mất đến 70% so với giá trị đỉnh của nó vào năm 2007. Rất nhiều cổ phiếu đã giảm rất sâu, nhiều nhà đầu tư đã phải trả lại tất cả những gì đã thu được từ thời hoàng kim trước đó.
Chính sự trả giá khủng khiếp như thế mà đã khiến người ta dễ suy tưởng về một cái đáy dài hạn hoặc cận kề đáy dài hạn của thị trường. Dù sau Tết 2009, thị trường tiếp tục đi xuống rồi lao dốc.
Cần chú ý rằng cuối 2008 bối cảnh cũng gần giống như hiện nay, khi tình hình kinh tế ngập tràn khó khăn và chưa thấy một lối thoát khả dĩ nào.
Chỉ có điều, vào tháng 12/2008, Chính phủ đã lần đầu tiên ban hành một gói kích cầu có giá trị đến 8 tỷ USD. Chính động thái rất đặc biệt này đã vực dậy TTCK trong 3 tháng sau đó.
Còn vào thời gian cuối năm 2011 và đầu năm 2012, sự khác biệt cơ bản với năm 2008 đang diễn ra, khi ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện gói kích cầu nào cả. Trong khi đó, thực trạng hoạt động của khối công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư còn vượt trên cả mức thảm họa của năm 2008. Mặt bằng giá của rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã phá, thậm chí phá sâu mức thiết lập của nó vào đáy khủng hoảng tại tháng 2/2009.
Tái hiện kịch bản “Tết nguyên đán”?
Vậy thì do đâu, từ động lực nào để có thể khẳng định hay dự báo về chuyện thị trường đã lập đáy dài hạn vào cuối tháng 12/2011?
Cũng như những lời khẳng định thị trường đã lập đáy dài hạn vào tháng 8/2011 của một số chuyên gia nước ngoài và công ty chứng khoán đã trở nên vô nghĩa chỉ vài tháng sau đó.
Hay cũng giống như đợt tăng bất ngờ vào quý 3/2011, tức thị trường phản ứng trước với thông tin giảm lãi suất (thực chất chỉ là thiết lập lại trần lãi suất 14%/năm của Ngân hàng nhà nước), để sau khi những tin tức tích cực được công bố, thị trường lại chìm trong sắc đỏ?
Những nhận định xuất hiện gần đây nhất của một số chuyên gia kinh tế và chứng khoán vẫn cho thấy điểm rơi sớm nhất, nếu có thể gọi như vậy, của chỉ số chứng khoán sẽ chỉ nằm vào quý 2/2012. Khi đó, tình hình vĩ mô có thể trở nên sáng sủa hơn, và cùng với xu thế giảm lạm phát và giảm lãi suất như một sự cộng hưởng, chứng khoán mới bắt đầu nhìn thấy tia sáng le lói.
Điều đó cũng có nghĩa là trong tình hình hiện nay, dù đang có những dấu hiệu cho thấy sẽ có một “kịch bản Tết nguyên đán”, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn nên “hạn chế các quyết định bắt đáy”.
Rủi ro đang chực chờ ở phía trước vẫn chưa được kéo giảm, nếu không muốn nói là còn lớn hơn. Và có thể cũng gần tương tự như đợt tăng sát Tết năm 2009 hay gần Tết hai năm 2010 và 2011, thị trường sẽ chỉ biến động lên không quá vài ba ngày sau Tết, với biên độ khoảng 10-12%, đủ cho các tổ chức có thể xả hàng với giá khá tốt.
 
Facebook nộp đơn xin lên sàn chứng khoán


Hôm qua 01/02/2012, công ty tin học Facebook đã nộp hồ sơ xin tham gia vào thị trường chứng khoán, với mức tiền đăng ký là 5 tỷ đô la. Đây là một tin vui đối với nhiều chuyên gia phân tích tài chính, trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhìn chung là ảm đạm từ một năm nay.

Theo một số tin đồn, số cổ phiếu của Facebook sẽ có trị giá từ 75 đến 100 tỷ đô la.

Hiện tại, Facebook chưa cho biết sẽ được niêm yết và giao dịch tại thị trường chứng khoán nào, Nasdaq hay New York Stock Exchange. Theo nhà phân tích Kathleen Smith, thuộc văn phòng Renaissance Capital, chuyên về các giao dịch chứng khoán, việc Facebook tham gia thị trường chứng khoán là một dấu hiệu tốt lành.

Nếu các cổ phiếu của Facebook bán được với giá từ 75 tỷ đến 100 tỷ đô la, thì công ty này sẽ là một trong 40 doanh nghiệp nặng ký nhất trên thị trường chứng khoán, với vị trí xấp xỉ với McDonald và nếu vậy thì đây sẽ là một doanh nghiệp lớn nhất tham gia thị trường chứng khoán cho đến nay.

Một chuyên gia tài chính cho biết, việc trao đổi các cổ phiếu của Facebook đã được thực hiện ở một số thị trường song song, nơi giao dịch của các nhân viên của hãng và một số nhà đầu tư.

Facebook là công ty tin học của Mark Zuckerberg, hiện đã có 845 triệu người sử dụng. Người sáng lập Facebook chưa đến 30 tuổi, đã bắt đầu xây dựng mạng xã hội nổi tiếng này cách đây 8 năm.
 
âm lý mọi người đã khá tốt chưa ?
TTCK bước vào chu kỳ phục hồi trung hạn



Để có chiến lược đầu tư chuẩn xác nhằm tối đa LN, phải xác định rõ: TT đã tạo đáy xong và bước vào giai đoạn hồi phục chậm, do đa số các NDT bị thua lỗ nặng đã trở lên thận trọng.
TT tạo đáy xong không có nghĩa tất cả các CP đã tạo đáy, nhưng rất nhiều CP đã xong giai đoạn này và đang bước vào giai đoạn hồi phục. Mặt khác như đã nói, hiện đang là giai đoạn hồi phục chậm, nghĩa là xen kẽ giai đoạn tăng vẫn có những phiên điều chỉnh khá sâu.
Như vậy, nên chọn các CP đã tạo đáy, vào và ra khi đạt LN kỳ vọng, sau đó vào lại khi nó điều chỉnh đủ sâu. Điều này giúp ta gia tăng được số lượng CP trong giai đoạn Uptrend chưa thực sự bền vững.
Khi xác định TT vào uptrend dài hạn, chỉ cần nằm yên mà hưởng thành quả


TT vẫn đang đi đúng quỹ đạo.

Có lẽ nên xuống dần, chờ điều chỉnh, múc lại. Nhưng vẫn giữ một lượng cổ nhất định.
 
Tóm tắt một số thông tin vĩ mô sau tết:

- Sau tết, tỷ gía tiếp tục ổn định : Tỷ giá thật trên thị trường tư do và ngân hàng gần như bằng nhau.

- Nhập siêu tháng 01/2012 chỉ ở tầm khoảng 300 triệu USD thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.


- Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu ngắn khoảng cách lại sau tết cũng góp phần vào việc ổn định thị trường ngoại tệ,

HNX- In dex vẫn còn thấp hơn đáy của đầu năm 2009 gần 16 điểm. Hiện tại, đa số cổ phiếu trên cả 2 sàn có mức giá khá thấp so với thời điểm đầu năm 2009

Đánh thì đánh tới nơi tới chốn: 2 sàn có khả năng tiếp tục bật xanh trên cả 2 sàn trong phiên giao dịch cuối tuần (03/02)

Với những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô và những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong hệ thống ngân hàng (huyết mạch của nền kinh tế) thì cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn trong năm 2012 và các năm tới. Dòng tiền sẽ dịch chuyển vào thị trường CK mạnh hơn trong năm nay.

hưng phấn quá nhỉ ?
 
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: 01-01-2010 10:54
Bài viết: 4615
Cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn:
57 lần trong 49 bài

Lần này HAG lên 30 , em sẻ nắn tượng tôn thờ A.Đức !!

Bác Đức hình như là bắt đúng đáy......theo tôi thì năm nay giá trị CP bác Đức có thể lên 8000 tỉ

kha kha kha
:o :o :o :lol: :lol: :lol:
 
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND với 5 tổ chức tín dụng
Thứ sáu, 03/02/2012 08:29
5 đơn vị gồm Agribank, MHB, Lienvietpostbank, MDB và Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 thông thường.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND với 5 tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản thông báo áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND với 5 tổ chức tín dụng theo điểm b, khoản 1, điều 1, Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010.

Theo đó, các tổ chức tín dụng được áp dụng gồm ngân hàng TMCM Mê Kông (MDB), ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank).

Theo điểm b, khoản 1, điều 1, Thông tư 20, các tổ chức tín dụng có dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dự nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền lề từ 40 - 70% thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND bằng 1/5 tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.

Mức dự trữ bắt buộc này sẽ áp dụng từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012.

Hiện, tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND với các ngân hàng thương mại kỳ hạn trên 12 tháng là 1%, không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3%. Với ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1%.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của thông báo này đồng thời hàng tháng báo cáo về Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước về tình hình cho vay với nông nghiệp, nông thông và tỷ trọng cho vay lĩnh vực này.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thành có liên quan xác định và thông báo mức dự trữ bắt buộc với các tổ chức tín dụng trên.


tin tốt
 
Qua kinh nghiệm nhiều năm cho thấy khi mà thị trường đã tăng được trên 10 phiên liên tục mà khối lượng bùng nổ thì chắc chắn sau đó thị trường sẽ giảm điểm trong một thời gian dài.
có khi nhân tiện còn đánh thủng luôn đáy cũ ấy chứ
 
Sang tuần sắc đỏ chiếm ưu thế
Tuy nhiên, vẫn có một số chú cá rô đồng thích ngược dòng
đề cử mấy chú sau: IJC, KTB,VNM, KTS
 
Hàng đang rẻ mà nhiều con báo lãi lớn giá lại xuống tới cả gần 100% so năm ngoái thì lực cầu còn khá nhiều năm nay oánh chứng ngon nhất
 
Áp lực chốt lời quay trở lại khá mạnh vào cuối phiên giao dịch ngày hôm nay. Hầu hết các mã tăng trần mạnh mẽ những hôm trước đó đều quay đầu điều chỉnh với khối lượng gia tăng mạnh. Một điểm đáng lưu ý nữa là việc khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trong phiên giao dịch ngày hôm nay, trong khi đó tự doanh của các công ty chứng khoán làm ngược lại.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 03/02/2012 đóng cửa với diễn biến trái chiều ở 2 sàn và thanh khoản gia tăng khá mạnh. Đây có khả năng cao là hiện tượng phân phối đỉnh ngắn hạn nếu như phiên hôm sau tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên cũng cần chú ý, nếu chỉ số VNINDEX điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ gần nhất ở mức 370 điểm mà không có tín hiệu hồi phục trở lại thì đây cũng chỉ là những đợt sóng như 2 lần trước đó. Vì vậy các nhà đầu tư cần tranh thủ chốt dần những mã đã mất đà tăng giá, chuyển dần sang cổ phiếu dạng phòng thủ hoặc sang tiền mặt để đảm bảo an toàn.
 
TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch và sở này dự kiến sẽ được thành lập trong quý II/2012.



Ngày 13/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Đề án tái cơ cấu TTCK đã được Thường trực Chính phủ thông qua. Sau khi bổ sung, hoàn chỉnh, Đề án vừa được Bộ Tài chính trình Bộ Chính trị xem xét quyết định, để làm cơ sở chỉ đạo hoạt động tái cơ cấu TTCK mạnh mẽ ngay trong năm nay.



TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch

Ông Huệ nhấn mạnh, theo định hướng của Đề án, tái cấu trúc TTCK nhằm sớm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và quan trọng hơn là đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế. Việc tái cơ cấu TTCK được tiến hành toàn diện, trong đó tập trung vào 4 trụ cột là tái cấu trúc CTCK, các sở GDCK, cơ sở NĐT và hàng hoá.

Trong khi chờ Bộ Chính trị thông qua Đề án tái cơ cấu TTCK, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đang chỉ đạo UBCK triển khai nhiều phần việc cụ thể nhằm từng bước triển khai tái cơ cấu TTCK.



Quyết định 62/2012/QĐ-BTC về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các CTCK mà Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành, trong đó đưa ra nhiều giải pháp chi tiết, chính là thể hiện quyết tâm tiến hành tái cơ cấu TTCK khẩn trương, hiệu quả.



Việc tái cơ cấu CTCK nhằm nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN và khả năng kiểm soát rủi ro. Cùng với nâng cao chất lượng hoạt động, số lượng các CTCK sẽ giảm dần hợp lý, nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong số các cấu phần cần tập trung tái cơ cấu trên TTCK, thì tái cấu trúc CTCK đang được triển khai khẩn trương, quyết liệt nhất…



Còn việc cơ cấu lại các Sở GDCK, thị trường giao dịch chứng khoán tập trung sẽ tạo bước tiến mới trong nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh theo nguyên tắc tạo ra một thị trường giao dịch chứng khoán thống nhất.



Theo đó, các tiêu chí về niêm yết, giao dịch, công bố thông tin… áp dụng theo chuẩn mực chung và một hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro thống nhất. Tái cấu trúc các Sở GDCK nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn của TTCK Việt Nam đã được đề ra trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020: bảo đảm cho thị trường hoạt động lành mạnh, vững chắc, được quản lý, giám sát chặt chẽ; cơ cấu quản trị điều hành minh bạch, chuyên nghiệp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; cơ cấu sản phẩm đa dạng, hoàn chỉnh; hoạt động thanh toán bù trừ an toàn…



Để cụ thể hóa định hướng tái cơ cấu các Sở GDCK theo hướng trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang chỉ đạo UBCK chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở GDCK Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2012.



Tăng NĐT lớn, chuyên nghiệp



Tái cấu trúc cơ sở các NĐT là nhằm đa dạng hơn NĐT cho thị trường, trong đó chú trọng mở rộng cơ sở NĐT có tổ chức và chuyên nghiệp. Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở và chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó gồm quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản và các loại công ty đầu tư chứng khoán là nhằm gia tăng NĐT tổ chức và chuyên nghiệp cho thị trường.



Cùng với đó, tập trung khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn tham gia thị trường, kết hợp với tăng cường công tác quản lý, giám sát, có giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn này.



Riêng việc cơ cấu lại hàng hoá trên thị trường được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch và phát triển hàng hoá mới có chất lượng cho thị trường bằng nhiều giải pháp cụ thể.



Trong đó, đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN lớn gắn với niêm yết trên TTCK, thúc đẩy quá trình thoái vốn nhà nước khỏi các DN đã cổ phần hóa mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối… là những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường.



Việc triển khai tái cấu trúc TTCK, theo ông Huệ, đang được triển khai chủ động, có lộ trình cụ thể, thận trọng, hạn chế tác động tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường.



Tái cấu trúc thị trường vừa phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật, vừa dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt, đồng thời phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu cả nền kinh tế nói chung, mục tiêu tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng.
 
TT tăng quá, không dám đua trần, và tự nhủ phải đợi điều chỉnh.

Nhưng TT điều chỉnh, thì cũng không dám vào vì sợ giảm sâu nửa.

Có phải quá mâu thuẫn quá không các bác,Làm sao để giải tỏa điều này?


TT xuống bác cứ mua thăm dò một ít, nếu sai thì hàng về cắt lỗ, nếu đúng thì lại mua thêm, có chi mô mà căng thẳng
 
VIC va HAG

Đối với nước ngoài thì mã HAG là mã đáng chú ý nhất ở VN. Nói về phân tán rủi ro và kiểm soát trường LN ở VN thì HAG là số 1. Nói về lãi suất vay thì HAG vay với lãi suất nông nghiệp, sx thấp hơn rất nhiều so với VIC. HAG lấy vốn của mình kinh doanh BDS còn đi vay để trồng cao su, mía đường, thủy điện, KS thì lãi thấp đến cỡ nào. 1 DN phát hành trái phiếu quốc tế mà các bác coi như nó sắp phá sản. Nhìn khối ngoại gom sẽ biết. Giá HAG mà thấp hơn VIC là điều nhảm nhí. Năm nay may VIC mà sáp nhập với VPL nếu ko thì đứt.
 
len the nao thi xuong the ay ?!!!

rong vong chưa đầy 1 năm . HAG từ giá 59 đã rớt một mạnh về vùng nay . cp đã rớt 2/3 giá .

HAG đã năm trong một xu thế giảm . sau 6 lân không vượt trendline . lần này HAG lại được vào rổ VN30.

Điều gì sẽ diễn ra với cp HAG trong tương lai . các dự án cao su của HAG mang lại lợi nhuận như thế nào cho HAG vào các năm tới .

Về chart HAG đang vào xu thế tăng . nếu có giảm , chỉ là ngắn hạn . xuống thế nào , thì lên thế ấy.
 
Back
Top