Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Nếu muốn tiền về TK trong an toàn thuận lợi thì tà tà xuống tàu là vừa,

chính xác , biết người biết ta..
 
Thị trường hay nhể, BVH và MSN ce cứng thế là bà con yên tâm giữ hàng chẳng rung rinh tí nào. Muốn mua rẻ cũng khó kekeke

bị lừa roài ....
 
Sắp tới các bác để ý xem sẽ có hiện tượng hưng phấn quá lôi nhau lên đỉnh dốc rồi tự ngồi chơi 1 mình nhé ... biểu hiện là KLGD sẽ thấp ... sau đó lại từ từ xuống dốc với gia tốc lớn hơn Bản chất vấn đề là có 1 lực lượng thoái vốn, 1 lực lượng chuyễn vốn vào sxkd cơ bản ... dòng vốn đang ít đi và chỉ chảy vào những lĩnh vực sản xuất cơ bản , vốn cờ bạc theo e k còn nhiều nữa

$$$$$$$$$$$$$$$

ý kiến có chất lượng đấy , ghi nhận.
 
Chưa kịp chuẩn bị hàng sọc thì đã xuống rồi, chán gớm.....
Cuối năm rồi, nghỉ ngơi đi anh
****************
ôi tâm lý thị trường , một tâm lý mong manh....
 
http://biz.cafef.vn/20120111102214747CA47/dai-gia-nha-dat-xua-lai-audi-nay-di-xe-may.chn
Bất động sản mang tới cho nhiều người sự giàu sang một cách nhanh chóng. Thế nhưng, cũng chính bất động sản lại lấy đi sự giàu sang đó. Nhiều đại gia đất đang đi Audi, Lexus giờ tụt xuống cưỡi... xe máy.

Bất động sản mang tới cho nhiều người sự giàu sang một cách nhanh chóng. Thế nhưng, cũng chính bất động sản lại lấy đi sự giàu sang đó của không ít người khi những tháng ngày u ám của thị trường vẫn chưa qua.
Ðổ bệnh vì rải vốn khắp nơi
Chiều thứ Bảy cuối năm, đang vòng vèo trên phố, giật mình khi bắt gặp một gương mặt quen đi xe máy chở một người phụ nữ lướt ngang qua. Không tin lắm vào mắt mình, tôi vội rồ ga chạy theo để khẳng định lại. Thì ra, đúng là anh T, Phó Tổng giám đốc một công ty bất động sản lớn ở Hà Nội, người vốn rất thân thiết với báo chí. Trước nay, anh vẫn ăn mặc lịch lãm, phong phanh áo vest ngay cả khi trời đông lạnh buốt vì lúc nào cũng "tọa" trong xe Lexus LS 460. Thật khó tin người như anh cũng có lúc áo dày bình bịch, chở vợ bát phố giữa trời đông Hà Nội bằng xe máy. Nhận ra tôi, anh tỏ vẻ không được tự nhiên với hình ảnh quá mới mẻ của mình: "À, ờ, anh chở bà xã sang nhà ngoại có chút việc".
Dù không kể ra, nhưng một số người cũng biết, sự sa sút của anh T gắn liền với sự tụt dốc của thị trường chứng khoán và bất động sản. Chuyện vui buồn cuộc đời anh có thể xem là sự phản chiếu những thăng trầm của nền kinh tế trong 5-6 năm trở lại đây. Từ chỗ chỉ là gia đình cán bộ tàng tàng, anh bứt phá nhờ chứng khoán trong đợt sốt điên loạn năm 2007. "Nhảy" sang bất động sản kịp lúc khi chứng khoán chớm tụt dốc, vợ chồng anh cười ngạo nghễ trước hồi mạt vận của bao kẻ khác và tiếp tục hốt bạc khi bất động sản sốt nóng vào năm 2009 - 2010. Chỉ trong 3 năm, công ty bất động sản do anh và mấy người bạn góp vốn nổi lên như diều gặp gió, được bao người ca tụng như điển hình của sự năng động. Từng vượt qua không ít "chiếc bẫy" trên thị trường tài chính, bất động sản, những tưởng anh đã khẳng định được vị trí đại gia thực thụ. Thế nhưng, chỉ mới qua gần 1 năm chịu cú đòn chí mạng có tên "thắt chặt tín dụng", căn bệnh thiếu vốn mãn tính vì nỗi "đam mê" đầu tư trải dài trên khắp các mặt trận giờ đã hại anh. Khác với những đợt "nóng - lạnh" trước đây, anh không thể dùng chiêu "miền xuôi nuôi miền ngược" để đỡ cho mảng bất động sản bởi đầu tư chứng khoán, vàng, USD... giờ này đều bết bát như nhau. Thực ra, chiếc Lexus với anh cũng chỉ là phương tiện đi lại, nó chỉ giá trị bằng một trong số mấy chục căn hộ mà anh đang góp vốn đầu tư. Hiềm nỗi, căn hộ trong tay anh có bao nhiêu thì không ai rõ, nhưng việc anh phải bán xe ôtô thì ai cũng biết. Nó cho thấy anh bí tiền tới mức nào, khi các khoản thanh toán với ngân hàng tới hồi đáo hạn. Gọi điện thoại cho anh những ngày này là điều không thể, hoặc tắt máy, ngoài vùng phủ sóng hoặc đổ chuông mà không có người nghe. Nhắn đến mấy cái tin rồi anh cũng hồi âm gọn ghẽ là "anh đang bận". Nghe lại chuyện ấy, người bạn thân của anh chua chát bảo: "Bận gì đâu, nằm ru rú ở nhà vì sợ các chủ nợ "truy nã", sụt cả chục cân rồi, ăn không vô vì chưa biết thoát ra bằng cách nào".
Giao trứng cho ác!
Những ngày cuối năm, trong ngành xây dựng rộ lên rất nhiều câu chuyện doanh nghiệp này, đại gia kia bị "xã hội đen" đến tận nhà đòi nợ. Tất nhiên, những vị này đều còn USD, có đất, nhà, có vàng dự trữ để quy ra tiền mà trả cho các chủ nợ nên chưa tới mức "được" các phương tiện truyền thông đại chúng "lăng xê" như những "đại gia" bất động sản chuyên dùng tiền tín dụng "đen" để đầu tư ở huyện Phú Xuyên (vợ chồng Hùng - Cúc), Thị trấn Phùng - Đan Phượng (vợ chồng Quang - Quyên) hay quận Hà Đông (siêu lừa Nguyễn Thị Dậu), quận Hoàng Mai (vụ Vương Thị Chất)...

Làm sao lấy lại tiền tỷ là câu hỏi đắng ngắt, không có lời đáp đang vang lên ở nhiều nơi, trong "mùa đông" bất động sản dài lạnh lẽo
Chiêu bài chung của những "đại gia" này là xây dựng hình ảnh bề ngoài thật hoành tráng, luôn tỏ ra hào phóng, đầu tư - tiêu tiền như nước để tạo lòng tin tuyệt đối nơi người vay tiền về tương lai sáng lạn nếu đưa tiền cho chúng đầu tư. Như Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại và xây dựng Hoàng Hải, sát tới ngày trốn biệt tích vì vỡ nợ, cửa hiệu lớn bán đồ nội thất của "đại gia" này trong khu đô thị Văn Quán vẫn hoạt động bình thường. Chỉ tới lúc các con nợ tràn tới đòi siết nợ khi biết tin "đại gia" đã xa chạy cao bay thì ôi thôi, ngoài mấy cái bàn, tủ cũ ra, chẳng còn gì để mà siết. Căn nhà hoành tráng hóa ra cũng đi thuê lại của người khác! Cũng một thời mang danh đại gia bất động sản ở Hà Đông, lúc nào cũng sẵn sàng tiền tỷ trong người, rồi "đuổi đi không hết" những người mang tiền đến… xin được cho vay, không ai có thể ngờ, khi bỏ trốn khỏi nhà, "đại gia" Nguyễn Thị Dậu còn gỡ mang theo cả bloc của máy điều hòa. Cả tòa nhà của "tỷ phú" danh tiếng chỉ còn mỗi bộ sa-lon cũ nát. Trong két sắt của Nguyễn Thị Dậu, người ta đã tìm thấy... 5 chiếc chìa khóa và 2 đồng xu Hồng kông mệnh giá 1 đôla!
Tương tự, với cặp vợ chồng Quang - Quyên ở Đan Phượng, nhiều năm liền Quang tham gia và giữ chức Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Đan Phượng. Ngoài ra đôi vợ chồng rất nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ mạnh tay cho nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật ở địa phương. Chính nhờ "vỏ bọc" quá hoàn hảo, từ năm 2010 đến nay, thông qua nhiều kênh, cặp vợ chồng này đã thu hút vốn bằng cách vay tiền các ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân. Kinh doanh thua lỗ, vay nợ lớn nhưng Quang - Quyên vẫn mở thêm cửa hàng kinh doanh vàng bạc và đá quý tại trụ sở công ty ở phố Nguyễn Thái Học. "Doanh nhân trẻ, thành đạt, hào phóng, có uy tín" chính là những mỹ từ được người dân thị trấn Phùng trao cho cặp vợ chồng này trước khi họ vỡ nợ...
Chỉ tội cho những ai đã trót mê muội vì tin vào những "đại gia" bất động sản này. Không chỉ mất tiền mặt, nhiều người còn cầm cố sổ đỏ, huy động thêm người thân trong gia đình để gom hết tiền đưa cho các đối tượng này đầu tư. Nghẹn ngào nói trong nước mắt, chị Nguyễn Thị T, một chủ nợ của vợ chồng Quang - Quyên kể: "Vợ chồng nó dùng lời ngon ngọt nói có miếng đất ở khu đô thị này, sàn bất động sản kia, mua vào sẽ có lãi lớn ngay nhưng thiếu vốn nên nhờ vả chúng tôi. Tin lời, cả nhà tôi vay mượn thêm đưa cho nó gần 10 tỷ đồng, giờ thì biết đòi ở đâu"!? Những câu hỏi đắng ngắt, không có lời đáp như thế, giờ này vẫn đang vang lên ở nhiều nơi, trong "mùa đông" bất động sản dài lạnh lẽo...
 
Người dân sắp được đối thoại trực tuyến với Thống đốc NHNN



(ĐVO) Vào 9h ngày 12/1, người dân sẽ có dịp được đối thoại trực tuyến với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

>> 'Chỉ 5% ngân hàng thuộc loại yếu kém'
>> ‘Từ bây giờ, vàng miếng SJC sẽ thuộc NHNN’
>> Bộ trưởng Công thương 'thông cảm' lương 7,3 triệu đồng của EVN

Cuộc đối thoại sẽ tập trung vào các vấn đề như hoạt động ngành ngân hàng năm 2011 và một số định hướng năm 2012, sự chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ... Cuộc đối thoại này cũng sẽ được truyền hình trên internet để cung cấp thông tin tới các tầng lớp nhân dân trong nước, bà con Việt kiều, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến với người dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Cùng ngày, Bộ trưởng Giao thông Vận tải cũng sẽ đối thoại trực tuyến với người dân. Đến ngày 19/12, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền sẽ đối thoại trực tuyến về công tác an sinh xã hội.

Ngày 6, 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã tham gia hoạt động này.

Đây được coi là hoạt động rất hữu ích, nhằm giúp người dân được trực tiếp tham gia hỏi, đề nghị được giải tỏa những thắc mắc đối với lĩnh vực mà mình quan tâm. Trước đó, lãnh đạo các Bộ, ngành mới chỉ trả lời chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội tại những phiên họp Quốc hội mà người dân không được tham gia.
 
Bán xăng... ôm


Đứt gánh giữa đường ở tuổi 27, chị không đi bước nữa. Chị nói ở vậy cho đàn ông thèm chơi.

Cùng một “kịch bản”

Thực tình chị chẳng hay đầu mày cuối mắt với ai, hằng ngày chỉ chăm chú vào việc bán xăng lẻ kiếm tiền nuôi con. Nhưng “ong” vờn quá nhiều khiến chị ngày càng làm duyên làm dáng và nhận ra rằng mình đẹp. Không phải là nhà “ong học” chị vẫn biết tỏng con nào tơ, con nào già, con nào la cà cho vui, con nào bay tới bay lui để đặt mục tiêu... oanh tạc.

Một anh chàng gốc rễ ở đây, vậy mà vẫn “đi lạc” vào nhà chị, vờ hỏi thăm đường. Rồi anh bảo chị đổ xăng. Cổ áo trễ tràng, chị cúi xuống… Ôi chao! Anh thấy lâng lâng như vừa uống rượu. Rồi anh bông lơn, hỏi mồ chồng cỏ héo chưa em? Cặp mắt gợi tình, chị nói em quạt mỏi tay rồi mà chưa héo. Anh nói hay là em nhổ cho nhanh?

Anh móc ví tính tiền. Chị đứng sát sạt bên anh. Hương thiếu phụ át cả mùi xăng làm anh mê mẩn. Chị chủ động rút tờ hai trăm ngàn trong ví anh, nói vô nhà em thối lại nhé. Anh sướng rơn, nghĩ bụng chắc con cá “đói” đang cắn câu. Chị đứng lấp lửng ở cửa buồng, bất ngờ tát yêu anh, nói anh đẹp “chai” lắm. Mặt mày đờ đẫn, anh ôm choàng chị. Anh vừa định đi xa hơn thì chị khẽ đẩy anh ra, nói để khi khác, con bé em đi học sắp về. Tiền thối đây anh. Anh nói thôi, bo cho em.
Từ đó anh thường than với bà xã, rằng xăng đã lên lại còn bị đổ thiếu, tiền xăng coi vậy mà bộn em ơi. Sau lời than, anh có vài trăm từ sự cảm thông của vợ.

Một lần đi nhậu thịt dê, bàn anh và bàn kế bên không hẹn mà cùng nói về chị bán xăng. Anh chưng hửng, thì ra con nhỏ này đâu phải “ban phát” cho riêng mình. Anh ngồi im lặng, sượng sùng. Một ông nói chúng mình đã “chung một điểm rơi” sao không ghép bàn ngồi với nhau hè? Sau màn cụng ly thề “đừng cho vợ biết”, các ông tranh nhau kể “tình tôi với nàng đẹp nhất trần gian”. Ông thì kể nàng tình tự với tao thế này, ông thì kể nàng âu yếm tao thế kia. Có ông còn bạo miệng kể, gần đến lúc “cao điểm” thì con bé nàng về. Xui thế!

Cuối cùng ai cũng ngã ngửa vì em này gặp ai cũng diễn cùng một vở: từ khâu gợi tình cho đến khâu “gợi” tiền. Một ông nhăn nhó, nói nó đổ loại xăng gì mà xe tui cứ nổ lụp bụp, đi cà giựt cà tưng. Cả bọn mặt nghệch ra, ai cũng “ngậm ngùi” nói xe tui khác gì xe ông. Lão chủ quán đi ngang cười ha hả: “Đổ xăng ba lăng nhăng thì phải thế thôi”.

“Phiên tòa” cấp thôn

Dạo này người làng hay xì xào về vụ “xăng ôm” với một lô tên tuổi quý anh “khả kính”. Mấy bà vợ “có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” nhảy dựng lên, rật rật tìm nhau bàn tính và quyết định hai điều: Một là chồng ai nấy… dạy. Hai là gửi đơn cho thôn đề nghị kiểm điểm con mẹ bán xăng vì hành vi “treo mỡ trước miệng mèo”, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa địa phương.

Điều thứ nhất có tác dụng vì đàn ông ham vui khều khều chút phở nhưng muôn thuở vẫn là cơm. Còn “phiên tòa” cấp thôn thì trớt quớt.

Thôn hỏi vì sao cô bán xăng ôm? Chị thưa, khi em đổ xăng, mấy ảnh lợi dụng ôm em. Thôn lại hỏi tại sao cô không xô ra? Chị đáp, xô ra thì xăng đổ. Lỗ em ai chịu? Thôn hỏi tiếp: Vậy sao cô lấy tiền bo? Chị lại thưa, đó là tiền lẻ mấy ảnh cho em vì cám cảnh mẹ giá con côi. Lại hỏi, cô có biết là cô đang treo mỡ trước miệng mèo không? Chị nổi tức, nói lạ hè, tui có mỡ tui treo, ai có mèo nấy giữ chớ!

Thôn cho chị về. Ra đến thềm, chị quay lại, mắt long lanh, nói: “Bữa nào mấy anh ghé em đổ xăng cho vui, héng!
 
Ngày 11/1, Reuters dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, trong quý I/2012, khoảng 5 đến 8 ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục sáp nhập.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ không thực hiện việc điều chỉnh lãi suất đáng kể nào, nhưng sau quý I sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Trước đó, cuối năm 2011, 3 ngân hàng Sài Gòn, Tín Nghĩa và Đệ Nhất đã thực hiện quá trình hợp nhất, dưới sự tham gia “bảo trợ” của BIDV.
Trong “thông điệp” đầu năm nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay: “Các TCTD cần được đánh giá, phân loại thành TCTD lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém.
Các TCTD lành mạnh được tạo điều kiện phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh trong nước, quốc tế. Các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hệ thống cần được ưu tiên tái cơ cấu để trở lại thị trường hoạt động theo các chuẩn mực, quy định của pháp luật.
Nếu TCTD yếu kém không thể phục hồi được thì phải được kiên quyết đưa ra khỏi thị trường một cách có trật tự để bảo đảm kỷ luật thị trường và sự lành mạnh, an toàn của hệ thống các TCTD. TCTD tạm thời thiếu thanh khoản sẽ được NHNN hỗ trợ để phục hồi, đồng thời phải chấn chỉnh, củng cố để hoạt động lành mạnh, an toàn hơn”.
Link: 1. http://www.reuters.com/article/2012/...8CB64920120111
2. http://www.reuters.com/article/2012/...8CB5SM20120111
 
cho đến thời điểm này vẫn chưa đủ cơ sở để thị trường tạo sóng lớn. Tín hiệu tốt nhất mà chúng ta có được là Dòng tiền ngắn hạn trên HSX vừa mới phục hồi. Vì vậy xác suất hình thành sóng lớn và ổn định là rất thấp, thị trường khả năng sẽ tiếp tục quay lại xu hướng chính của nó sau khi hoàn chỉnh sóng ngắn.

( tèo )
 
Cả 2 sàn tăng điểm ở đầu phiên, tuy nhiên về cuối phiên các mã vốn hóa lớn trên sàn HNX quay đầu giảm điểm như VCG, PVS, PVX… khiến HNX đảo chiều sang giảm điểm. Số mã tăng giá khá cân bằng với số mã giảm giá.

Dòng tiền vào thị trường dè dặt là nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số không giữ được đà tăng trưởng. Sự hưng phấn nhất thời trong phiên hôm qua đã chuyển sang trạng thái bi quan trở lại khi lực cầu yếu dần, đồng thời số mã giảm giá tăng dần lên. Tuy nhiên với sự dẫn dắt của một số mã vốn hóa lớn như BVH, MSN, STB.. đã giúp thị trường thoát khỏi sự giảm điểm sâu.

( không có nghĩa là không giảm sâu )
 
cho đến thời điểm này vẫn chưa đủ cơ sở để thị trường tạo sóng lớn. Tín hiệu tốt nhất mà chúng ta có được là Dòng tiền ngắn hạn trên HSX vừa mới phục hồi. Vì vậy xác suất hình thành sóng lớn và ổn định là rất thấp, thị trường khả năng sẽ tiếp tục quay lại xu hướng chính của nó sau khi hoàn chỉnh sóng ngắn.

( tèo )
 
Nhân dịp được nghe đồng chí tân Thống đốc giãi bày những trải nghiệm khi đi trên dây và cũng là lâu rồi không được viết, cũng là thời điểm cuối năm để nhìn lại 1 cái gì đó, cũng có thể là chỉ nhìn vào hư vô.

Lướt sơ qua bài phát biểu của đồng chí thì thấy thế này, về cơ bản, thị trường tiền tệ còn đang trong mắt bão thế này thì lấy gì đảm bảo cho TT vốn cất cánh. 2012 tiếp tục CSTT thắt chặt, CSTK chắc vẫn có đầu tư công tràn lan theo phong cách "# Stylish" kiểu cột trụ, biển báo, vỉa hè chưa kịp mọc rêu đã thay mới thì quá nản...Thế này thì đúng là Khó-Nam Cường.

Xin trích:

"Theo phân tích của Thống đốc, trong 3 đồng vốn của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải có 1 đồng, đồng vốn thứ 2 là kêu gọi giúp đỡ của người thân và 1 đồng còn lại là vốn ngân hàng" (?!)

Đồng ý DNNN thì: đồng 1 tự có, đồng 3 vay NH, nhưng đồng 2 là "được mẹ cho bú". Thế còn DN ngoài thì đánh lô, đánh đề, cày bóng hay vui vui thì làm quả chùa lúa, đầu đít để có đồng vốn thứ 2 à??? Chứ DN ngoài mà kêu gọi người thân thì có khi kéo cả nhà ra đê cắm trại, ngắm trăng, thả diều trong những chiều đông heo heo gió mất nhỉ? Hoặc có khi kêu gọi thành công thì người thân cũng uống nước lã, hít khí giời cho qua ngày đoạn tháng hay sao. Góc nhìn của đồng chí thật phiến diện(?!)
 
“Xin đừng đùa với miếng cơm của người dân, thưa Bộ trưởng”

(GDVN) - "Người dân phải chịu gánh nặng tiền bạc thì họ cũng muốn rằng giải pháp Bộ Giao thông Vận tải nêu ra cần đạt được cái đích cuối cùng...".

Những tài xế taxi đang rất lo lắng trước đề xuất của Bộ GTVT
Liên quan tới phương án thu phí lưu hành ô tô, xe máy cá nhân, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội. Ông Bình cho rằng, Bộ Giao thông Vận chỉ đạt được mục tiêu duy nhất là thu phí, chứ không chống được tắc đường. Người dân phải nộp một khoản phí lớn, nhưng chưa nhìn thấy sẽ được hưởng lợi gì nên họ phản ứng là điều dễ hiểu.

Sau khi có tờ trình của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc thu phí lưu hành ô tô, xe máy, quan điểm của Hiệp hội taxi Hà Nội thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Quốc Bình:
Quan điểm của các doanh nghiệp taxi là ủng hộ các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm bớt phương tiện giao thông đang gia tăng quá nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp đưa ra thì phải đi vào cuộc sống, còn nếu giải pháp đưa ra không đến được cái đích như mong muốn thì rõ ràng nó chỉ được một mặt nào đó, nhưng điều cần thiết thực sự thì lại không đạt được.

Vậy việc thu phí 20 – 50 triệu sẽ được ích lợi gì? Theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải phải có 3 đích: Thứ nhất là xe máy, xe ô tô đi ra đường phải chịu phí gọi là phí lưu hành; Thứ hai là nộp phí sẽ giúp giảm bớt ùn tắc giao thông; Thứ ba là khi thu phí thì sẽ có một khoản kinh phí tương đối lớn để phục vụ đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng và chống ùn tắc.

Riêng với Hà Nội, có khoảng 500 nghìn xe ô tô và 4 triệu xe máy, như vậy ước thu khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm, mục đích thu phí coi như đã đạt
được, bởi vì nếu bắt buộc thì người dân không thể không nộp.

Mục đích thứ hai, thu phí là để giảm ùn tắc giao thông, theo quan điểm của các doanh nghiệp vận tải taxi chúng tôi thì gần như không đạt được hiệu quả, vì số lượng ô tô, xe máy ở Hà Nội đã đạt ngưỡng rất cao rồi. Ở các nước phát triển, người ta có tới 15% diện tích dành cho giao thông tĩnh và tổng diện tích dành cho giao thông lên tới 25%, còn Thủ đô của ta thì chỉ có 1,5% dành cho giao thông tĩnh và khoảng 7% dành cho cả hệ thống giao thông.

Hiện tại hệ thống hạ tầng trong nội đô của chúng ta rất khó mà điều chỉnh, vì chỗ nào cũng thấy nhà cao tầng mọc lên, đường không mở rộng được nữa, nếu so sánh thì ở Hà Nội chỉ có khoảng 11m2 dành cho 1 xe ô tô, còn Bắc
Kinh là khoảng 21m2. Nói như vậy để thấy rằng diện tích của chúng ta quá hẹp, đất chật mà người lại đông cho nên chỉ loay hoay giảm ùn tắc trong nội đô thôi thì không đạt được kết quả như mong muốn.

Việc thứ ba là thu phí, người dân phải trả tiền trực tiếp cho việc lưu hành xe trên đường cũng có nghĩa là cơ quan quản lý đang bán sản phẩm “đường xá” cho dân. Người dân nộp tiền sẽ được hưởng dịch vụ tốt, đó là đường đẹp, sẽ không còn những vụ tai nạn vì chất lượng đường kém, cũng không còn kẹt xe nữa. Nhưng nếu nộp tiền rồi mà đường vẫn tắc, chất lượng vẫn kém thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Chúng tôi cũng biết rằng, không đóng góp mà lại muốn hưởng dịch vụ tốt là điều phi lý, nhưng khi nhân dân đóng góp thì cơ quan quản lý có đảm bảo là sẽ sử dụng số tiền kia đúng mục đích không, liệu có đạt được những gì như đã công bố không và nếu không làm được như những gì đã nêu ra thì có trả lại tiền cho dân không?
 
Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc rằng, tiền do nhân dân Thủ đô đóng góp (hay với các thành phố khác cũng vậy) thì toàn bộ số tiền ấy phải được sử dụng cho giao thông Thủ đô và cho thành phố ấy, chứ không thể mang đi một tỉnh nào đó khác để xây dựng. Nhân đây, tôi cũng xin kể một thí dụ, ở nước Đức người dân cũng đóng phí sử dụng đường (gọi như Việt Nam hiện nay là phí lưu hành xe), nhưng phải nói rằng chất lượng mà họ được hưởng
thì tuyệt vời.

Nếu người dân tham gia giao thông phát hiện một đoạn đường nào đó bị hư hỏng hay kém chất lượng, gây cản trở giao thông thì những người có trách
nhiệm sẽ phải đối mặt với án phạt nghiêm khắc, người dân có quyền kiện cơ quan quản lý ra Tòa và đòi trả lại số tiền đã nộp, vì họ phải hưởng chất lượng dịch vụ kém không tương xứng với đồng tiền bỏ ra.

Tôi tin rằng ở nước ta cũng vậy, người dân phải chịu gánh nặng tiền bạc thì họ cũng muốn rằng giải pháp nêu ra cần đạt được cái đích cuối cùng, còn nếu chỉ thu phí mà không đảm bảo chất lượng thì rõ là không nên thực hiện.

Trong phương án mà Bộ GTVT trình Chính phủ có miễn phí cho xe bus
và xe biển xanh. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Ông Đỗ Quốc Bình: Tôi thấy điều này không thỏa đáng, vì rõ ràng là xe công thì cũng phải lăn bánh, phải chạy như mọi chiếc xe khác đấy chứ, lý do gì lại được miễn phí tất cả như vậy? Tôi cho rằng, chỉ nên miễn phí đối với một số phương tiện đặc thù như: xe cấp cứu, xe cứu hỏa, một số xe làm nhiệm vụ đặc biệt của Chính phủ… còn lại phải được đóng phí công bằng như nhau. Các dịch vụ công đều có thu phí cả đấy chứ, mà đã có thu thì phải trả tiền dịch vụ cho công bằng với những người dân khác, chứ không thể gộp chung với những đối tượng được miễn phí. Chưa nói tới chuyện đề xuất số tiền 20 – 50 triệu có hợp lý hay không mà chỉ nói tới cách phân biệt đối tượng nộp tiền như vậy cũng đã khiến cho người dân “tâm không phục mà khẩu cũng không phục”.

Nếu mức phí này được áp dụng thì điều gì sẽ xảy ra với các hãng taxi,
thưa ông?

Ông Đỗ Quốc Bình: Đối với xe taxi, các nước họ đưa vào danh mục vận tải công cộng, nhưng Việt Nam thì không coi như vậy, mà lại cho rằng taxi cũng là phương tiện cá nhân. Kể từ ngày 1/1 vừa qua, phí trước bạ đã tăng kịch trần, phí biển số cũng tăng lên thành 20 triệu, cộng thêm với phí lưu hành mà Bộ GTVT đang đề xuất (tạm tính 20 triệu), phí vào nội đô, phí điểm đỗ… thì mỗi năm một chiếc xe taxi phải chi mất khoảng 40-50 triệu đồng; vậy là sau 5 năm thì một chiếc xe có thể phải đóng tới 250 triệu đồng, nghĩa là tương đương với giá trị một chiếc taxi mới.

Giả sử có thu phí thì taxi thì vẫn phải chạy thôi, muốn chạy được thì doanh nghiệp phải bớt tiền lương, bớt chi phí, rồi thu nhập của lái xe cũng phải chấp nhận bị giảm đi… tính toán tất cả những thứ ấy rồi mà vẫn chưa ổn thì chắc chắn là phải tăng giá dịch vụ. Như vậy, vô hình chung giá cước vận tải bị tăng lên, kéo theo tăng chi phí xã hội, mà chi phí xã hội tăng lên thì khả năng cạnh tranh nền kinh tế bị kém đi, điều đó là vô cùng nguy hiểm nhất là trong lúc Chính phủ đang cố gắng kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chuẩn bị giải quyết khá nhiều khó khăn trong năm mới này.

Tôi cho rằng cần nhìn một cách tổng thể như vậy, chứ không nên chỉ chăm chăm lo mỗi việc thu được phí, rồi mang phí đó đi đầu tư chỗ này, chỗ khác…

*
Những tài xế taxi đang rất lo lắng trước đề xuất của Bộ GTVT

Vấn đề đặt ra không phải là tận thu mà phải nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn nuôi dưỡng nguồn thu thì phải có tính toán một cách khoa học có tính lâu dài, bền vững cho cả trăm năm chứ không chỉ là đạt được mục tiêu trước mắt, còn về sau ảnh hưởng ra sao thì chưa xét tới.

Thời gian vừa qua, chúng ta bắt đầu triển khai việc thay đổi giờ làm, giờ học, rồi thì phân làn, phân tuyến… theo tôi tất cả những cái đó chỉ mang tính hỗ trợ chứ không thể kỳ vọng điều gì lớn lao được. Suy cho cùng, chúng ta vẫn phải có một kế hoạch dài hơi thì mới hết ùn tắc, chất lượng các con đường mới đạt tiêu chuẩn cao được.

Chúng tôi cũng đã đề xuất với cơ quan chức năng là không cào bằng mức phí
với tất cả các phương tiện, vì có người đi nhiều có người đi ít mà lại phải chịu phí chung là hết sức vô lý. Tôi cho rằng, nên đánh phí khi mua xăng dầu, hoặc phí điểm đỗ và phí vào các tuyến trung tâm thật cao trong giờ cao điểm để chống ùn tắc, như vậy những ai có việc thực sự cần thiết thì mới vào trung tâm.

Nhưng việc thu phí điểm đỗ, phí vào nội đô dù có cao cũng có thể bị thất thoát, vì thế mới có giải thích là “thu theo tháng hoặc cả năm”?

Ông Đỗ Quốc Bình: Về việc này, nếu cơ quan quản lý vào cuộc một cách bài bản thì chắc chắn họ phải tính tới khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại chứ không thể sử dụng con người để thu phí, vì đã dính đến con người thì chắc chắn sẽ nảy sinh tiêu cực, dù có quản lý kiểu gì thì cũng vẫn không chính xác như dùng máy được. Ấy vậy mà người ta lại còn muốn giao về cho các phường thu phí, thật không thể hiểu nổi.

Theo tôi, phải tính toán thật cẩn thận các phương án chứ không thể nói và làm theo hứng, không thể vin vào lý do “việc này các nước làm rồi, Việt Nam bây giờ mới làm”, nói như vậy là không đúng. Tôi xin kể một thí dụ thế này, khi còn cách London 100km thì chúng tôi đã đưa ô tô vào điểm gửi xe, mua vé tàu đến London và với chiếc vé ấy chúng tôi được sử dụng tất cả các dịch vụ giao thông công cộng (trừ taxi). Tham quan ở London một ngày, tôi quay trở lại nhà ga cũ và nhận xe, tính ra số tiền chi trả cho chuyến đi chơi cực thấp nếu tôi lái ô tô đến tận nơi.

Khi đi xe hơi tới London thì không những mất tiền phí nhiên liệu cho 100km ấy mà còn chịu những khoản phí điểm đỗ cực cao, mà đã đi chơi thì không thể để xe một chỗ rồi đi bộ được, và nếu tính ra sau khi đi hết các điểm thì chi phí sử dụng ô tô tại London gấp vài lần so với đi tàu điện.

Tôi nêu thí dụ này để các bạn thấy rằng, người ta có đánh phí cao với xe cá nhân để chống tắc đường, nhưng cũng luôn có dịch vụ vận tải công cộng vô cùng tiện lợi để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Còn Thủ đô của ta có gì? Chỉ có duy nhất xe bus luôn ở vào tình trạng quá tải, chất lượng xe kém, điểm đỗ kém, chạy ẩu, nhiều lái xe, phụ xe sẵn sàng cư xử thiếu văn hóa… cho nên nhiều người đã nói thẳng rằng, xe bus chỉ dành cho sinh viên và những người lao động nghèo.

Có những ý kiến cho rằng, phương án thu phí mà Bộ GTVT đưa ra chẳng
khác nào dồn gánh nặng lên vai người dân. Ông nghĩ sao?

Ông Đỗ Quốc Bình:
Tôi không bàn tới chuyện nó có phải gánh nặng hay không, mà tôi muốn nói tới cái lý mà Bộ này đưa ra khi muốn thu phí là không thuyết phục, ba mục đích đưa ra mà chỉ thực hiện được duy nhất việc thu phí thôi thì làm sao mà người dân ủng hộ được. Theo tôi, Bộ GTVT cần tính toán lại, mọi giải pháp đưa ra cần có kế hoạch kèm theo để nhân dân biết, ủng hộ và giám sát, vì suy cho cùng vấn đề người dân quan tâm nhất không phải giá dịch vụ thế nào, mà dịch vụ ấy có minh bạch không?

Đối với người lái xe taxi, nếu cứ theo chiều hướng phải nộp phí mà Bộ GTVT đã đề xuất, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sẽ chẳng có gì lạ nếu có nhiều lái xe buộc phải bỏ nghề này.

Tất cả mọi quyết định cần hết sức thận trọng để xem xét đích đến ấy đạt được những gì và gây ra ảnh hưởng gì, đừng đùa với miếng cơm manh áo của người dân.

Nguyễn Hoàng (Thực hiện)

Nguồn: Báo Giáo Dục
 
CTG - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Giao dịch không hưởng quyền tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2012.

Ngân hàng dự kiến sẽ trình đại hội cổ đông thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011, kế hoạch năm 2012, phương án tăng vốn điều lệ năm 2012...
 
Hôm nay 13/ 1 tin cho biết chiến tranh có thể xảy ra tại eo biển Homuz Iran - Mỹ....

thư ký hội đồng an ninh quốc gia Nga khẳng định và tờ TT đưa tin khiến tâm lý TT cực kỳ bất an

12/ 1 :Ngoại trừ BVH , còn lại tư thế đẩy trụ của các bbs là cực kỳ khó khăn, thanh khoản nhỏ , hiệu ứng tạo cảm giác bán sạch nghỉ tết cho rồi đang lan tràn . Chiến lược tâm lý này sẽ khó mà tạo Form Hag sẽ y như Form CTG . Ngân hàng có sự trên cơ anh chàng Hag nhiều bởi kẻ nợ nần nhiều nhất đang úm trù bởi chính sách quay ngược lợi ích ban đầu , 1700 tỷ lãi so với gấp 4 lần khoản nợ bị dấu của nó thì Form nào cũng làm cho màn sương che dấu tan ra dưới ánh mặt trời . Thế cho nên , nói bảo trọng là đúng còn nhắn sang năm là cơ hội lớn thì chỉ là an ủi mà thôi .
Sáng 12/1 các lờ đờ khẳng định lãi suất huy động sẽ không giảm , nhưng điều này không làm cho các dòng tiền len lõi vào các ván bài bớt đi mà còn tăng mạnh . Khi người ta thiếu thốn tiền bạc thì đâm ra bài bạc là vậy . JVC là điển hình cho bài bạc nhưng bà con vẫn múc ...còn KTS thì y như các sòng ở đường Tôn Đản ...
 
giá trị thực của một số hàng ..

giá trị thực được tính bằng tổng esp + giá trị sổ sách + tiềm năng sinh lợi .Trực quan cảm giác quyết định tiềm năng sinh lời của 1 cp , dòng tiền vào và ra khỏi cp tức là khả năng đánh giá tiềm năng đó.

Vài em hàng thiên hạ đang theo ..

ACB : giá trị thị trường : 19.5 Giá trị thực 34

BVH : 42,6 25

HAG 17,8 35

ICG 7,9 9

IJC 8 11

JVC 19,5 22

KBC 10.4 9

KTS 34.1 65

KSS 5,5 5

PNJ 38,7 43

MSN 91.5 111

REE 11,7 16

SJS 23.1 17

SSI 13,2 5

STB 17.7 23

TIF 6,3 3

VCB 21 44

VNM 81 200

VSH 8 13
 
Hôm nay 13/ 1 tin cho biết chiến tranh có thể xảy ra tại eo biển Homuz Iran - Mỹ....

thư ký hội đồng an ninh quốc gia Nga khẳng định và tờ TT đưa tin khiến tâm lý TT cực kỳ bất an

12/ 1 :Ngoại trừ BVH , còn lại tư thế đẩy trụ của các bbs là cực kỳ khó khăn, thanh khoản nhỏ , hiệu ứng tạo cảm giác bán sạch nghỉ tết cho rồi đang lan tràn . Chiến lược tâm lý này sẽ khó mà tạo Form Hag sẽ y như Form CTG . Ngân hàng có sự trên cơ anh chàng Hag nhiều bởi kẻ nợ nần nhiều nhất đang úm trù bởi chính sách quay ngược lợi ích ban đầu , 1700 tỷ lãi so với gấp 4 lần khoản nợ bị dấu của nó thì Form nào cũng làm cho màn sương che dấu tan ra dưới ánh mặt trời . Thế cho nên , nói bảo trọng là đúng còn nhắn sang năm là cơ hội lớn thì chỉ là an ủi mà thôi .
Sáng 12/1 các lờ đờ khẳng định lãi suất huy động sẽ không giảm , nhưng điều này không làm cho các dòng tiền len lõi vào các ván bài bớt đi mà còn tăng mạnh . Khi người ta thiếu thốn tiền bạc thì đâm ra bài bạc là vậy . JVC là điển hình cho bài bạc nhưng bà con vẫn múc ...còn KTS thì y như các sòng ở đường Tôn Đản ...
 
giá trị thực của một số hàng ..

giá trị thực được tính bằng tổng esp + giá trị sổ sách + tiềm năng sinh lợi .Trực quan cảm giác quyết định tiềm năng sinh lời của 1 cp , dòng tiền vào và ra khỏi cp tức là khả năng đánh giá tiềm năng đó.

Vài em hàng thiên hạ đang theo ..

ACB : giá trị thị trường : 19.5 Giá trị thực 34

BVH : 42,6 25

HAG 17,8 35

ICG 7,9 9

IJC 8 11

JVC 19,5 22

KBC 10.4 9

KTS 34.1 65

KSS 5,5 5

PNJ 38,7 43

MSN 91.5 111

REE 11,7 16

SJS 23.1 17

SSI 13,2 5

STB 17.7 23

TIF 6,3 3

VCB 21 44

VNM 81 200

VSH 8 13


TIN VỪA NHẬN TỪ BẢN VIỆT : CÓ THỂ NĂM 2012 VIỆC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU DƯỚI MỆNH GIÁ SẼ XẢY RA....
 
Back
Top