Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

như thường lệ tết bao giờ ngân hàng cũng khan tiền, người dân ồ ạt đi rút tiền về mua sắm, đút lót xếp...nhiều vô kể, vì thế hy vọng các Bác đừng có ham hố bắt đáy mà đứt tay đấy
 
soc STB di

REE đăng ký bán toàn bộ hơn 42 triệu cổ phiếu STB

Cách đây không lâu, chồng và con gái của bà Nguyễn Thị Mai Thanh – chủ tịch kiêm TGĐ REE – đã bán ra 8,2 triệu cổ phiếu STB.


CTCP Cơ điện lạnh (REE) thông báo bán toàn bộ 42.139.266 cổ phiếuSTB, tương đương 3,92% cổ phần của ngân hàng Sacombank.

REE cùng với Dragon Capital là những cổ đông đã gắn bó lâu dài với Sacombank. Năm ngoái, Dragon Capital đã thoái vốn toàn bộ.

Cách đây không lâu, chồng và con gái của bà Nguyễn Thị Mai Thanh – chủ tịch kiêm TGĐ REE – đã bán ra 8,2 triệu cổ phiếu STB.
Ông Nguyễn Ngọc Thái Bình – con trai bà Mai Thanh – là thành viên HĐQT của Sacombank đồng thời là thành viên HĐQT của REE.

Theo thông báo của REE, mục đích thực hiện giao dịch là cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, thời giạn giao dịch dự kiến từ 6/1-6/3/2012.

Tính theo mức giá hiện tại thì lượng cổ phiếu STB mà REE đăng ký bán trị giá hơn 650 tỷ đồng.

Đợt mua 100 triệu cổ phiếu quỹ mà Sacombank đang thực hiện sẽ kết thúc vào ngày 16/1.

Biến động giá STB (trái) và REE (phải) trong 1 năm

Quốc Thắng

Theo TTVN

mịa vụ này hay đây. đố các cụ chị thanh sau khi chia tay anh thành sẽ làm rì
 
Cả 2 sàn tăng diễn biến ngược chiều ngay đầu phiên, nhưng sau đó điều chỉnh sang sắc đỏ do các mã vốn hóa lớn đều giảm điểm, mặc dù số mã tăng giá vẫn nhỉnh hơn số mã giảm giá.

Cổ phiếu ACB điều chỉnh cổ tức 2000 đồng, đã khiến chỉ số HNX INDEX giảm điểm khá sâu, đồng thời thanh khoản trong phiên giao dịch ngày hôm nay cũng suy kiệt một cách bất thường.Một số cổ phiếu giữ được đà tăng giá trong những phiên gần đây khá tốt như VNM,FLC, SJS, HVG, MBB, KDC…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 3/1/2012 mặc dù đóng cửa với mức gia giảm nhưng vẫn nằm trong biên độ của khung biến động hẹp, hơn nữa thanh khoản thấp cùng số mã tăng giá nhỉnh hơn số mã giảm giá cũng cho thấy dấu hiệu nguy hiểm vẫn chưa thực sự xuất hiện
 
-Tất cả các tín hiệu tạo sóng lớn đều đã tắt, hy vọng thị trường tạo sóng bền vững lúc này thật sự rất mong mạnh và gần như không thể xảy ra tại thời điểm này.
-Nhưng trong ngắn hạn T4, hai chỉ số chính được sự hỗ trợ của Sức mạnh dòng tiền còn lại và chu kỳ sóng TWave mới vừa bắt đầu tăng. Nên khả năng thị trường vẫn khó có thể giảm sâu hơn nữa, mà thay vào đó là đi ngang xen kẽ những phiên tăng giảm.
 
thanh khoản liên tục duy trì mức thấp (có thể coi là thấp nhất trong gần một năm qua, khi mà lực cung lại có vẻ là hào phóng), ngay từ những ngày đầu năm mới, sau một năm đầy bức xúc và không mất thành công ... cho thấy phần lớn nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng đối với triển vọng TT trong tương lai. :ugeek:

TT rất có thể lao dốc bởi không có vùng đệm nào được coi là mạnh lót phía dưới. :ugeek:
 
Lần đầu tiên Trung Quốc phải mua dầu hỏa từ VN vì nguồn dầu từ Iran bị phong tỏa


Công ty chuyên mua xăng dầu Unipec của TQ lần đầu tiên trả một số tiền kỷ lục cho lượng dầu giao cho tháng 2 năm 2012 cho dầu mua từ Nga và từ VN.

TQ hiện nay là xứ tiêu thụ dầu hỏa đứng thứ nhì trên thế giới, Sở dĩ phải làm như thế vì sản lượng dầu nhập từ Iran bị cắt hơn phân nữa cho tháng 1 năm nay.

Một lý do lớn nữa là các vụ điều đình về giá cả nhập từ Iran vẫn chưa xong và các nhà quan sát cho là “các vụ bàn cãi về giá có thể kéo dài qua tháng 2 năm nay”

Tehran đang đối diện với những lệnh trừng phạt gay gắt nhất từ phương Tây và nền công nghiệp xuất cảng dầu hỏa của họ sang Tây Âu và Châu Á có thể bị thiệt hại nặng nề.

Roy Jordan, một cố vấn của FACTS Global Energy có trụ sở ở London cho hay: “TQ sẵn sàng trả thêm tiền một chút đề có được nguồn dầu từ Kozmino cho nhanh”

Trong 11 tháng đầu của năm 2011, TQ đã phải mua gần 11% tổng sản lượng dầu cần thiết từ Iran, TQ là “bạn hàng nhập dầu lớn nhất” của Iran, nhưng TQ đã bị áp lực của thế giới phải lên án Iran về vụ tham vọng thủ đắc vũ khí nguyên tử của quốc gia này, mặc dù “trong bụng TQ không muốn”

Unipec cũng mua dầu từ VN, thông qua công ty PV Oil là đại diện thương mại của PetroVietnam. Tổng cộng có 400,000 thùng dầu của VN với giá phải trả thêm 7.50 đô la mỗi thùng so với dầu Brent được TQ đặt mua cho tháng 2.

Trong tháng 1 trước đó, TQ còn phải cần mua thêm 12.43 triệu thùng dầu thô từ Nga, Iraq và Tây Phi Châu, đền bù vào số lượng dầu thô “bị đứt đoạn” từ Iran.
 
vic giảm hay tăng sau tin này ?
VIC: Công bố thông tin về chủ trương chuyển nhượng tài sản

(NDHMoney) Công ty Cổ phần Vincom (mã VIC - HOSE) vừa công bố thông tin về chủ trương chuyển nhượng tài sản.
VIC cho biết, công ty đã thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ khu văn phòng từ tầng 7 trở lên thuộc tòa tháp B - Vincom Center Hà Nội, diện tích sảnh tầng 1 khu văn phòng thuộc Tòa Tháp B, một phần diện tích tại tầng 1, tầng 2 Khu trung tâm thương mại Vincom, một số diện tích và tài sản khác tại số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Thành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Techcombank - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Tài khoản chuyển nhượng cụ thể và mọi vấn đề liên quan sẽ do Tổng giám đốc công ty đàm phán quyết định. VIC sẽ tiến hành bàn giao từng bước tài sản chuyển nhượng theo thỏa thuận và kết thúc việc bàn giao vào ngày 1/3/2012.
 
Cả 2 sàn đều suy giảm ngay từ đầu phiên và đã có một đợt phục hồi trong phiên. Tuy nhiên áp lực bán lại gia tăng vào cuối phiên khiến 2 sàn suy giảm trở lại với số mã giảm giá áp đảo chiếm ưu thế so với số mã tăng giá.

Giao dịch vẫn ảm đạm và lình xình, tâm lý thận trọng tiếp tục bao trùm bảng điện tử. Thị trường lâm vào cảnh “ chợ chiều”, tuy nhiên vẫn có một số điểm sáng như các cổ phiếu họ ngân hàng trong phiên giao dịch ngày hôm nay gồm STB và CTG được đánh thốc lên vào cuối phiên, EIB tăng giá nhẹ, ACB tham chiếu…vv
 
JPMorgan Chase: Chính sách thắt chặt của Việt Nam bắt đầu hiệu quả



picture Các chuyên gia của JPMorgan Chase nhận định, hiệu quả ban đầu của chính sách thắt chặt mà Việt Nam áp dụng thời gian qua được thể hiện qua lạm phát giảm tốc và thâm hụt thương mại co lại.
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
Ý kiến (0)
Ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể sẽ được cải thiện trong năm 2012 nhờ chính sách thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Trong một báo cáo ngắn vừa công bố về tình hình kinh tế một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, các chuyên gia của JPMorgan Chase nhận định, hiệu quả ban đầu của chính sách thắt chặt mà Việt Nam áp dụng thời gian qua được thể hiện qua lạm phát giảm tốc và thâm hụt thương mại co lại.

Trên cơ sở này, báo cáo nhận định, trong năm nay, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ được cải thiện thêm, trong đó, lạm phát sẽ tiếp tục giảm, các cân thanh toán được hỗ trợ tốt hơn và dự trữ ngoại hối tăng lên.

“Cùng với sự đi xuống được kỳ vọng của lạm phát, đồng thời Chính phủ Việt Nam ưu tiên ổn định kinh tế thay vì theo đuổi chính sách tăng trưởng bằng mọi giá, chúng tôi tin là các yếu tố nền tảng của nền kinh tế sẽ tốt lên”, báo cáo này viết.

Báo cáo này cho rằng, lạm phát chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam, thay vì thâm hụt thương mại. Theo JPMorgan Chase, thâm hụt thương mại của Việt Nam được bù đắp nhờ kiều hối và vốn FDI. Trong khi đó, khi lạm phát tăng hoặc kỳ vọng mất giá của VND tăng có thể thúc đẩy người dân chuyển các tài sản nội tệ sang vàng và USD, gây áp lực thâm hụt cán cân thanh toán, và ngược lại.

Bởi thế, theo JPMorgan Chase, một điểm tích cực là với mức lãi suất tiết kiệm xấp xỉ 14% như hiện nay, các tài sản VND sẽ sớm gia tăng sức hấp dẫn đối với người dân.

Ngân hàng này nhận định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng trong năm 2011 nhưng có lẽ vẫn ở mức thấp và chỉ đủ cho 1,5 tháng nhập khẩu. Lạm phát cũng là yếu tố tác động mạnh tới dự trữ ngoại hối của Việt Nam, vì nếu lạm phát giảm, người Việt Nam chuyển sang nắm giữ nhiều hơn đồng nội tệ, dự trữ ngoại hối sẽ tăng và ngược lại. Bởi thế, báo cáo cho rằng, rủi ro đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ xảy ra nếu Chính phủ nới lỏng chính sách trước khi các điều kiện thực tế cho phép.

Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng cho rằng, chất lượng tài sản ngân hàng vẫn đang là một trong những vấn đề cần quan tâm của Việt Nam, nhưng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam ở thời điểm này là thấp.
 
“Chú Sam” của Việt Nam và khúc ngoặt trước giấc mơ tỷ phú đôla CHÚ SAM BỊ CHƠI ROÀI
Đoàn Nguyên Đức có thể trở thành tỷ phú thế giới như “lời thề” của ông. Nhưng muốn thế, HAGL phải trải qua một khúc ngoặt không êm dịu trên con đường của mình.
Ông Đoàn Nguyên Đức được coi là doanh nhân dám nghĩ, dám làm trong giới làm ăn Việt Nam.

Nếu không có gì thay đổi, khúc ngoặt có tính quyết định này sẽ dẫn đến điểm cuối: năm 2014.

Nếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) không bất ngờ bị Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Mỹ Standard & Poor (S&P) hạ bậc tín nhiệm từ ‘B’ xuống ‘B-’ vào tháng 12/2011, có lẽ giấc mơ trở thành “tỷ phú thế giới” của ông Đoàn Nguyên Đức sẽ có cơ hội được hiện thực hóa sớm hơn.

Vào tháng 10/2011, trong một sự kiện gây chú ý không kém động thái hạ bậc của S&P, ông Đức đã được chọn là nhân vật đại diện duy nhất cho giới doanh thương Việt Nam tham dự giải thưởng Doanh nhân toàn cầu của Ernst & Young tại Monte Carlo, Monaco sẽ diễn ra vào tháng 6/2012.

Còn ngay trước tháng 10/2011, Wall Street Journal - một tờ báo có uy tín bậc nhất trong hệ thống truyền thông tài chính của Mỹ, đã bình chọn Đoàn Nguyên Đức là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.

“Chú Sam” của Việt Nam?

Tất nhiên, có nhiều tiêu chí để xác định điều được gọi là “đẳng cấp quyền lực” theo cách nhìn của riêng Phố Wall. Nếu chỉ đơn thuần xem xét tiêu chí tài sản, người mà báo giới và túc cầu giáo ở Việt Nam vẫn thường đề cập như biệt danh “bầu Đức” có lẽ không thể sánh nổi với giới tỷ phú đô la của những quốc gia mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, hay đặc biệt là Trung Quốc với số lượng tỷ phú đột ngột dâng cao, chỉ xếp sau Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Quyền lực của cá nhân chính trị và cá thể doanh thương không chỉ được tượng trưng bằng những hình thức phô bày không kém tính tượng trưng. Hiểu theo góc cạnh ẩn ý và có văn hóa hơn, khái niệm về quyền lực còn tựu trung ở tư tưởng và phong cách của cá nhân lãnh đạo.

Dĩ nhiên, không nên quá cường điệu vai trò của một tỷ phú Việt Nam, chẳng hạn thông qua cách gán cho Đoàn Nguyên Đức một cái mác nào đó mang tính tư tưởng hay điều gì đó đại loại như thế.

Trong đời sống hàng ngày, đây là một con người đơn giản về sinh hoạt, nhưng có sức làm việc kiên trì, lấy công việc làm niềm vui và có lẽ là lẽ sống của đời mình. Tiền đẻ ra công việc, và công việc lại sinh sôi ra tiền – một chuỗi suy luận tất yếu để một cá nhân như ông Đức, dù muốn hay không, cũng bắt buộc phải được xếp vào hàng ngũ những người có đẳng cấp về kinh doanh theo quan niệm không chỉ là tiêu chí của những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Quyền lực còn thuộc về phong cách lãnh đạo. Không nhất thiết phải là một nhân vật sở hữu quá nhiều cổ phiếu hay bất động sản, nhưng có lẽ Đoàn Nguyên Đức đã từ lâu trở thành một trong số hiếm hoi doanh nhân dám phơi bày về bản thể của mình, cả mặt tốt lẫn hạn chế.

Cái tính cách dám phơi bày ấy được biểu hiện bởi sự phô bày một cách đơn giản, chứ không nhằm phức tạp hóa, về nhận thức xã hội cũng như về công việc điều hành của mình.

Khó tìm thấy những triết lý thâm sâu hay ẩn dụ cấp độ cao trong những bài trả lời phỏng vấn báo chí của Đoàn Nguyên Đức. Hiểu một cách đơn giản, ông không né tránh nguồn gốc nông dân của mình khi cố gắng biểu hiện phong cách “bình dân hóa đại gia”.

Đối với người phương Tây, đặc biệt là giới tư bản ở Mỹ vốn đang mang truyền thống của “Chú Sam”, phong cách có thể tạo nên tư cách riêng biệt. Những “huyền thoại” như “Chú Sam” không mặc cảm với xuất xứ chân đất và vị trí một người làm công của mình, hoàn toàn có đủ tư cách để đứng vào hàng ngũ những người lãnh đạo kinh doanh, tất nhiên với điều kiện anh ta gặt hái sự thành công.

Ở Việt Nam, tâm lý xóa bỏ mặc cảm về “nền văn hóa lúa nước” đã chưa được tạo dựng đủ nhiều và đủ sâu để giới doanh thương đất nước này vươn lên một tầm cao dân trí mới. Chính vì thế, phong cách khá bộc trực của Đoàn Nguyên Đức, tiêu biểu là mục tiêu trở thành tỷ phú thế giới, đã vô hình trung làm cho nhân vật này nổi bật hơn hẳn những doanh gia trưởng giả khác.

Khúc ngoặt đầu tiên

Có lẽ dấu hiệu đầu tiên của khúc ngoặt khó khăn là vào đầu năm 2009, khi Đoàn Nguyên Đức bắt buộc phải tiến hành một hành động chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tồn tại của HAG: giảm đến 40% giá bán tại một dự án căn hộ cao cấp ở quận 2, TP.HCM.

Tất nhiên theo cách tính toán riêng của ông Đức, với một lượng lớn đất thu gom với giá rất rẻ (so với thời giá hiện nay) từ những năm 2002-2003, hoạt động bán căn hộ của ông, dù có bị những người trong giới BĐS coi là hành vi bán tháo hay phá giá thị trường, vẫn còn có lãi.

Nhưng nếu hạch toán đầy đủ cả những khoản bị “thất thoát” do các dự án căn hộ bị ngâm vốn, cùng với lãi vay ngân hàng, tình hình của năm 2011 đã trở nên khác biệt khá nhiều so với thời gian trước.

Quý 2/2011 đã bắt đầu ghi nhận một dấu hỏi về thực chất tình hình tài chính của HAG. Tại một báo cáo riêng lẻ trước đó, công ty này công bố mức lỗ 114 tỷ đồng. Con số này đã ngay lập tức gây tác động ở mức độ vừa phải đến thị trường BĐS. Mặc dù sau đó trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của quý 2, HAG đã điều chỉnh lỗ thành lãi với con số mới là dương 260 tỷ đồng, nhưng nhiều người trong và cả ngoài giới BĐS đã bắt đầu cảm nhận về một cái gì đó bất ổn từ HAG.

Sự bất ổn trên có lẽ xuất phát từ việc các khoản chi phí đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có những khoản mà HAG phải trả lãi vay cho ngân hàng, đặc biệt là lãi vay ngắn hạn.

Những cảm nhận về khó khăn tài chính của HAG cũng làm ảnh hưởng đến tính xác thực của con số 2.400 tỷ đồng mà vào tháng 4/2011, Đoàn Nguyên Đức đã phát đi như một thông điệp đầy bất ngờ trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp BĐS đang bị xem là “chết lâm sàng”, là sẽ dùng số tiền dư dật hiếm có này để săn mua đất nền giá rẻ.

Đến tháng 11/2011, khi câu chuyện về 2.400 tỷ trên đã trôi vào quên lãng, kết quả kinh doanh quý 3 của HAG lại cho thấy công ty mẹ chỉ đạt 293 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 44,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng điểm hết sức đáng lo ngại là trước đó, HAG đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 của công ty mẹ với lợi nhuận trước thuế chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng!

Một lần nữa, chi phí lãi vay và chi phí bán hàng tăng vọt lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả của HAG. Đến lúc này, người ta đã có thể nhận ra là công ty này không còn nằm trong diện khó khăn bình thường, mà đã thật sự lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan - một tình trạng rất phổ biến đối với hầu hết doanh nghiệp BĐS ở Việt Nam trong cùng bối cảnh.

Chưa bao giờ trong lịch sử hoạt động của mình, HAG lại bị tồn một lượng hàng với giá trị lớn đến như thời gian năm 2011 - gần 3.000 tỷ đồng - chủ yếu nằm trong khối căn hộ chưa thể tiêu thụ được. Nửa cuối năm 2011 cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất của các doanh nghiệp BĐS khi khối này đã hầu như chẳng bán được dù vài phần trăm sản phẩm.

Tất nhiên không đại gia nào, dù trong hoàn cảnh bĩ cực, lại tự vạch áo cho người khác xem lưng. Thế nên cách nhìn và đánh giá về các đại gia cũng cần tự khách quan, tự minh bạch trước khi chờ những đại gia đó tỏ lòng minh bạch.

Và có lẽ cách nhìn đó cũng nên tham khảo phương pháp luận biện chứng lịch sử. HAG sẽ lấy đâu ra tiền để đầu tư đến hết năm 2012, như một tuyên bố của Đoàn Nguyên Đức vào giữa năm 2011?
 
Thông tin của bác em thật không tiêu thụ được. Mọi người trên này có phải gà đâu bác.

giả lời:

ngày xưa em bảo bác vào kts giá 31 , bác bảo bác là gà , em bán xong giá 43 em lại là gà của bác...
he he
 
Nguyên nhân của việc giảm điểm

. Có thể do các công ty ck, các công ty đang đầu tư chứng khoán, các chủ doanh nghiệp bán tháo để lấy tiền giải quyết tiền thưởng tết cho nhân viên cuối năm
2. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang cầm cổ thì bán để lấy tiền về tiêu tết còn đang cầm tiền thì để giành cho các khoản tiêu tết
kết luận: từ giờ đến tết chỉ có giảm hoặc đi ngang là chính, ra tết khả năng phục hồi rất cao vì đã giảm quá sâu
 
Vạch mặt 'kẻ' lũng đoạn thị trường bất động sản
Chênh lệch cung cầu, hệ thống tài chính, tín dụng chưa hoàn thiện.. là một trong nhiều tác nhân gây bất ổn thị trường bất động sản.

Chênh lệch cung cầu

Thị trường bất động sản vài năm trở lại đây đã từng xảy ra những cơn sốt giá nhà, lợi nhuận trong kinh doanh bất động sản cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư phát triển bất động sản.
Kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính, dư nợ cho vay các dự án bất động sản tăng nhanh. Việc tập trung đầu tư quá lớn vào phân khúc bất động sản cao cấp, việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thậm chí nhiều địa phương cấp phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật và xã hội đủ để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nơi ở, đã tạo nên những khu nhà ở bỏ hoang, lãng phí đất đai, tiền của của xã hội. Tình trạng phát triển đô thị thiếu quy hoạch, kế hoạch, phát triển tự phát còn diễn ra phổ biến. Các dự án phân lô, huy động vốn tràn lan tạo nên nguồn cung ảo tăng vọt và nhiễu thông tin dự án, góp phần làm cho thị trường phát triển thiếu lành mạnh.

Chỉ tính riêng tại Thành phố Hà Nội khi rà soát để lập Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, số lượng các đồ án, dự án đang triển khai hoặc đang trong giai đoạn quy hoạch là 785 đồ án, dự án với quy mô 59.078 ha; sau khi rà soát, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục triển khai (đợt 1) là 240 đồ án, dự án với quy mô 9.502 ha, trong đó có 150 đồ án, dự án đô thị và nhà ở với quy mô 5.125,8 ha.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi giá bất động sản sụt giảm mạnh, nguồn cung quá lớn vì vậy nhiều khả năng bong bóng bất động sản ở Việt Nam sắp vỡ.

Theo cách hiểu thông thường thì "bong bóng tài sản" xuất hiện khi giá cả tài sản cơ sở (ở đây là bất động sản) liên tục tăng làm cho các nhà đầu cơ kỳ vọng vào mức lợi nhuận lớn trong tương lai đã tham gia vào đầu cơ làm cho giá của tài sản trong một thời gian ngắn tăng cao quá giá trị thực của tài sản. Hệ thống tín dụng cũng căn cứ vào giá ảo của tài sản để cho vay thế chấp hoặc tham gia vào thị trường dưới nhiều hình thức (cho vay, chứng khoán hóa tài sản thế chấp, đầu tư nội bộ ...). Việc đầu cơ dẫn đến phát triển loại tài sản đó quá nóng trong thời gian ngắn, vượt quá nhu cầu thật (nhu cầu có khả năng thanh toán) của thị trường. Khi lợi nhuận kỳ vọng không còn, giá tài sản giảm đột ngột, các nhà đầu cơ đồng loạt rút khỏi thị trường dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho các khoản vay.

Khái niệm "bong bóng kinh tế" thường được dùng khi tác động tiêu cực của nó gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ, đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài trên bình diện quốc gia hoặc quốc tế.

Còn ở Việt Nam, thị trường bất động sản hàng hóa còn nhỏ bé so với thị trường bất động sản phi hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nhà ở. Nhu cầu về bất động sản, nhất là nhà ở lớn.

Mặt khác, thị trường bất động sản thứ cấp, chứng khoán hóa thị trường bất động sản ở nước ta hầu như chưa có; dư nợ tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của toàn hệ thống tín dụng. Vì vậy, việc giao dịch nhà ở thương mại trầm lắng hiện nay cũng chỉ là tạm thời hoặc ở một số phân khúc thị trường nhất định, do đó nguy cơ "bong bóng" và đổ vỡ do "bong bóng" bất động sản là thấp.

Bất ổn

Nhìn ở góc độ khác thì giá bất động sản giảm về gần giá trị thực cũng là tín hiệu tốt để các đối tượng tham gia thị trường tiến hành tái cơ cấu đầu tư, người có nhu cầu thực có khả năng tiếp cận hàng hóa phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình.

Tuy vậy, cũng có những nguy cơ mất khả năng thanh khoản cục bộ tại một số tổ chức tín dụng nếu những tổ chức tín dụng đó tài trợ cho các dự án thiếu tính khả thi, tài trợ các phân khúc bất động sản cao cấp có tính thanh khoản thấp (kể cả nhà ở, văn phòng cho thuê, khách sạn và trung tâm thương mại), cũng như các tổ chức tín dụng có tỷ trọng tín dụng bất động sản quá lớn trong tổng dư nợ tín dụng hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng thực chất là cho vay bất động sản, đầu tư bất động sản thông qua các công ty thành viên, khi thị trường trầm lắng kéo dài, doanh nghiệp không bán được sản phẩm thì nguy cơ mất vốn rất cao, gây nên sự bất ổn của hệ thống tài chính và nền kinh tế.

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, nguồn vốn cho thị trường bất động sản chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và huy động của người dân, chưa có nguồn tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong tạo lập nhà ở. Khi nguồn tín dụng từ ngân hàng bị hạn chế, nhất là khi lãi suất ngân hàng tăng cao dẫn đến khó khăn cho thị trường.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, thu thuế trong giao dịch bất động sản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chưa đáp ứng được yêu cầu, làm giảm khả năng thanh khoản của thị trường bất động sản, cũng như của hệ thống ngân hàng.
 
ÔNg kính yêu !
Hưởng ứng lời keo gọi “ Bán là thua , mua là thắng “ . Bố cháu đã mang toàn bộ cái lâu đài tình ái mà bố và mẹ cháu đã xây dựng hồi thanh xuân đặt ở ngân hàng và tham gia vào một thiên đàng mới : Thị trường chứng khoán Việt Nam . Nơi mà cả thế giới trân trọng gọi TTCK là thị trường cao cấp nhất trong các loại thị trường thì Bác Ba ở quê gọi là cái sòng cờ bạc . Bác bảo sòng cờ bạc vì làm sao mà số phận nhưng nhà đầu tư tham gia đầu tư chân chính còn thảm hại hơn những thằng phá sản vì cờ bạc ở quê.
Tuần trước bố mẹ cháu đưa cháu đến toà án chơi . Mẹ cháu nói với quan tòa là cho bố cháu tất cả còn mẹ cháu chỉ xin lại 2 đứa con. Mẹ cháu thật là tuyệt vời , luôn luôn biết hy sinh vì chồng vì con mẹ cháu cho bố tát cả mấy va li giấy lệnh mua bán chứng khoán và 2 tủ sách nghiên cứu làm thế nào để kiếm tiền từ chứng khoán mà bố cháu tích cóp mang về . Mẹ cháu bảo rằng sau này nếu có điều kiện đi bước nữa mẹ sẽ lấy một Ông Tây không hiểu tiếng Việt biết nghe lời còn hơn là ông chồng biết chơi chứng khoán ở VN.
Hôm vừa rồi cháu về thăm Bố .Nghe nói bố cháu bị sốc sau khi chia tay mẹ cháu. Cô y tá gần nhà đã đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hôm sau không thấy bố cháu đâu. Cháu nghe nói là Bố cháu vì sợ phải trả viện phí nên đã trốn khỏi viện từ đêm hôm trước nó giống hệt cái ông nghiện gần nhà cháu hay sốc thuốc . Mà cũng lạ nhỉ từ ngày vướng vào chứng khoán tư người cha đàng hoàng tử tế , mẫu mực bố cháu lại sinh ra cái tính dối cha , dối mẹ, dối vợ , dối con , tính toán chi li từng đồng . Phải chăng những người chơi chứng khoán lâu ngày đềo thế hả ông ?
Bố cháu khi chia tay mẹ vẫn căn dặn chúng cháu học hành tử tế để sau này còn lên người.Cháu thầm nghĩ rằng bố được ÔNg cho học nước ngoài 10 năm đã có bằng Tiến sĩ mà sao hôm nay người chẳng ra nguoi.Lúc khó khăn nhất phải lúc đứng vững nhất chứ.
Năm vừa rồi bạn Tèo lớp cháu được đi Úc . Bạn ấy khoe với cháu là Bố bạn ấy trúng đậm vụ heo vừa rồi vì giá cả leo thang chóng mặt. Bố bạn ấy học được bí quyết nuôi lợn tăng trọng siêu khủng bằng mấy gói bột siêu tăng trọng từ TQ. Vừa rồi bạn ấy mang sang cho cháu 1 thùng nước tăng lực …..Sau này cháu mới biết nước ấy được sản xuất từ nguồn giếng thiên nhiên gần nhà cháu ông ạ. Chúng cháu ngày nay sống trong môi trường thật giả thế này thì sau này cháu đi theo hướng nào hả ông. .Bây giờ cháu cư nghe thấy ai nhắc đến “ Chứng khoán” là cháu lạ sợ ông ạ.
Năm nay ở công ty bán lẻ của mẹ còn thành lập thêm 3 đoàn kiểm tra , để phát hiện lỗi vi phạm cho nhân viên bán hàng nghỉ việc để công ty tránh phải lương và thưởng tết

Cháu mong rằng các bác, các cô các chú nếu yêu chứng khoán thì hãy chon cho mình hướng đi khác chứ cứ đòn bảy đòn gánh như bố cháy thì sớm muộn chúng cháu sẽ ra ở đầy đường.
Thôi thư ngắn tình dài
Cháu của ông
 
Xin lỗi ngài Trần đức Sinh , kg biết ngài học trường nào

Ngài cho rằng , muốn cứu CK trước tiên là phải cứu Doanh nghiệp vì TTCK là chỉ số đo sức khỏe của nền kinh tế ... Vậy xin hỏi ngài : Năm 2007 , lúc đó sức khỏe nền kinh tế nước ta như thế nào mà chỉ số CK lên đến trên 1000 điểm thế và gấn đây hơn , 2009 , lúc đó nền kinh tế nước ta có gì đột biến kg mà từ 235 điểm vọt 1 phát lên trên 700 điểm thế ???? Hay chỉ là bong bóng , lúc đó giá cổ phiếu các doanh nghiệp tăng vù vù là đo đầu tư vào BĐS , từ doanh nghiệp SX dầu ăn đến SX băng vệ sinh ... tăng giá là do : Có 10.000m2 đất ở trung tâm , có dự án xây nhà 40 tầng khu đô thị mới .... chứ nền tảng Cty có gì hay đâu ???
Cụ thể là vào thời điểm này , như HVG , MPC ... đều đã hoàn thành kế hoạch năm , lợi nhuận khủng , EPS đạt 5.98 , 4.0 ... mà giá cổ phiếu vẫn giảm , chỉ khoảng dưới 20.000 . Trong khi BVH , vốn bao nhiêu , lãi được bao nhiêu , EPS chỉ đạt 1.4 vậy mà giá có khi lên đến 60.000 , 70.000
Chỉ lấy ví dụ nhỏ vậy thôi để đối chiếu với cái câu của ngài phát biểu : Chỉ số CK là thước đo sức khỏe của nền kinh tế .... mà ngài đã nói . Đó là ở nước khác kìa , kg phải ờ VN thưa ngài tiến sỹ dái , ngài ngu bỏ mẹ !!! Phát biểu thiếu thực tế và kém hiểu biết vô cùng

bài hay hay
 
trong năm 2012, sẽ có nhiều cái hay ho xuất hiện trên thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng. Đã bước vào tuổi chín mùi, chị P ra tay....Chủ ngân hàng là chủ tất cả
 
Back
Top