Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Chứng khoán ngày 5/1: Tiền đi trốn “rét”! (05-01-2012)

Tính đến hôm nay cả hai sàn đã có phiên thứ 3 liên tục giá trị khớp lệnh sụt giảm cực mạnh. Như vậy khó có thể nói dòng tiền đang “bận nghỉ” nữa, mà đích thị là đang quay lưng lại với thị trường.

Hai phiên có lẽ là đủ để xác nhận dự suy yếu đang chú ý của dòng vốn vào, sau phiên ngày đầu tiên của năm mới chưa đủ độ tin cậy. Khi tiền không đủ thì mốc nọ mốc kia của Index chỉ mang tính tương đối. Đáng buồn hơn là có khả năng giá sẽ tiếp tục trượt dài một cách từ tốn với thanh khoản thấp.

Sau quá nhiều đợt bắt đáy hụt từ hai tháng nay, có lẽ dòng vốn đầu cơ đã bớt ham hố đi rất nhiều. Tình trạng giao dịch một chiều trong phần lớn thời gian của phiên cho thấy các gợn sóng hồi không đi nổi dài hơn thời gian tính bằng phút, và chủ yếu là do người bán dừng bán để nghe ngóng, trước khi tung ra đợt khuyến mại mới.

Bên mua đa phần đến từ hoạt động mua rả rích với mục đích đầu tư, tức là chấp nhận giảm giá trị danh mục trong một khoảng thời gian. Còn dòng vốn đầu cơ co hẹp đáng kể và chủ yếu chào giá rất thấp. Cả hai nguồn lực mong manh này đều đạt mức thụ động cao nhất.

Tương quan mua bán này cũng không có gì mới, trái lại, xảy ra rất thường xuyên trong các chu kỳ giá xuống lớn. Nhịp độ giao dịch chậm, xu hướng giảm chủ đạo trong phiên được xen kẽ với một vài nhịp nghỉ đi ngang trước khi giảm tiếp. Người mua chưa tìm thấy lý do nào để trả giá cao hơn trong khi người bán đang rất sốt ruột.

Một số hiện tượng khác thường ở vài cổ phiếu cho thấy có khả năng xảy ra hai tình huống: Hoạt động cầm cố tới hạn giải chấp hoặc/và người bán hết chịu nổi với sự kiên nhẫn của người mua. Thông thường để cắt giảm một danh mục lỗ, việc đầu tiên cần làm là bán đi những tài sản đang âm nặng nhất và có rủi ro nhất trên phương diện thanh khoản. Vòng quay đảo hàng đánh T+1 hoặc T+2 của tuần cuối năm 2011 cũng đã về và hoạt động cắt lỗ khá kiên quyết.

Trong số những mã đầu cơ mà lượng hàng kẹt lại nhiều, VND hôm nay có tình trạng cắt lỗ mạnh mẽ hơn cả. Bất chấp vùng giá 6.200đồng – 6.400 đồng từng được bắt đáy khá mạnh vài phiên trước, lực bán vẫn gia tăng ngay tại ngưỡng sàn. Trong khoảng một giờ cuối cùng của phiên, VND rơi vào tình cảnh có cầu là chạy. Các lệnh bán lớn trên 50.000 đơn vị/lệnh khá nhiều, còn mức 20.000 – 30.000 đơn vị/lệnh thì ồ ạt.

Sức ép tại tất cả các cổ phiếu đầu cơ trên HNX lẫn HSX đều tăng lên, dù mức độ có khác nhau. KLS, PVX, VCG vẫn chống chọi được. SSI cũng rất khá vùng dưới tham chiếu hai bước.

Một vài giao dịch khác nổi bật như ACB trên HNX nâng đỡ chỉ số này khá nhiều trong khi đa số mã vốn hóa lớn còn lại đều giảm mạnh. Sự lóe sáng của ACB trong hai giao dịch đầu phiên không mang tính đại diện. Khối lượng chỉ có 4.000 cổ phiếu là khá nhỏ. Tranh chấp căng thẳng nhất tại ACB là ở vùng giá từ 20.000 đồng trở xuống.

Khối ngoại hôm nay nhảy vào đỡ ACB khá mạnh sau khi cổ phiếu này “hở room” do niêm yết bổ sung cổ phiếu thưởng cho người lao động từ ngày 3/1/2012. Nhà đầu tư nước ngoài tính đến ngày 4/1 được mua thêm khoảng hơn 685.000 ACB nữa và hôm nay gần như toàn bộ đã được lấp đầy ngay lập tức. Lực đỡ này là nguyên nhân chủ yếu khiến ACB biến động bất ngờ, nhưng cũng chỉ mang tính ngắn hạn.

Giao dịch của khối ngoại tại ACB, nói không quá, góp phần lớn làm đẹp số liệu cân đối giao dịch trên cả hai sàn. Hơn 13,3 tỷ đồng mua ròng tại ACB đã đảo ngược tương quan số liệu với mức bán ròng hơn 7,8 tỷ đồng tại HSX. Khối này chạy hàng rất mạnh tại SSI, HPG, MSN, đều chiếm trên 60% thanh khoản của những mã này.

Cả HNX-Index lẫn VN-Index đều chào năm mới bằng việc xác lập mức đáy thấp hơn. Tình trạng thiếu tiền khá trầm trọng là sức ép mới khiến người cầm cổ muốn cắt lỗ nhanh hơn vì quá khứ đã cho thấy khi chưa tìm được điểm tựa, quá trình này sẽ kéo dài và “xát muối” vào nỗi đau lâu hơn nữa.

Cắt lỗ luôn là một quyết định khó khăn, và luôn xuất hiện đủ thứ lý do để chống lại quyết định đó. Chẳng hạn với mức độ suy giảm đến thời điểm này, liệu đã là quá muộn để cắt lỗ? Cắt giá này thì liệu sẽ đợi để mua lại ở giá nào? Liệu cổ phiếu còn “đi” tiếp bao nhiêu phần trăm nữa? Giá này để dài hạn là đủ thấp…

Thực ra việc cắt lỗ sẽ dễ dàng hơn nếu nhìn nhận ở mục đích, nhất là để giảm mức “đau xót” nếu lỡ cắt đúng tại đáy. Cân bằng tâm lý, cân bằng tiền mặt/tài sản, thoát khỏi vị thế sai, cơ cấu lại danh mục để khả năng lấy lại vốn nhanh hơn trong điều kiện giá phục hồi thì dù cắt đúng đáy cũng là chấp nhận được. Cũng nên biết rằng, tiền sinh ra ở cổ phiếu nào cũng như nhau trong điều kiện giá tăng và tốt nhất nên chọn được mã có khả năng hồi tốt nhất
 
Chứng khoán giảm mạnh ngày thứ 3 liên tiếp
1/4/2012 11:44:13 PM
ATPVietnam-Phiên giao dịch ngày 5/1 đánh dấu thêm một ngày giảm điểm tồi tệ nữa của thị trường chứng khoán kể từ khi bước vào năm mới.

Như vậy, sau khi bước sang năm 2012, thị trường chứng khoán đã giảm liền 3 phiên và vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy dòng tiền sẵn sàng chờ đón lượng hàng tháo chạy của giới đầu tư.

Bất chấp những phiên giao dịch cuối năm 2011 có những biểu hiện khá tích cực kể cả về mặt điểm số cũng như thanh khoản nhưng những phiên giao dịch đầu năm đã hoàn toàn đi ngược lại những gì mong đợi của giới đầu tư.

Phiên giao dịch sáng nay, VN-Index bị đè nén ngay từ đầu phiên với hàng loạt cổ phiếu chủ chốt giao dịch dưới giá tham chiếu trong khi đó bên sàn Hà Nội, một tiếng giao dịch đầu tiên thì HNX-index còn cầm cự đôi chút khi mang trên mình sắc xanh nhạt.

Áp lực bán không quá lớn nhưng bên mua vẫn vắng vẻ với các lệnh đặt mua thờ ơ ở mức giá sàn hoặc sát sàn. Bên bán mỗi ngày một sốt ruột hơn khi thấy giá trị danh mục đầu tư ngày một teo tóp.

Chốt phiên, VN-Index ở mức thấp nhất trong phiên khi giảm 7,9 điểm, tương đương giảm 2,26% xuống còn 340,94 điểm. Nhóm cổ phiếu lớn trên sàn đồng loạt giảm giá và hòa chung với các cổ phiếu khác đưa tổng số mã giảm lên con số 176, trong khi chỉ có 60 mã tăng.

Bên sàn Hà Nội, một mình cổ phiếu ACB tăng mạnh không thể giúp gì được HNX-Index, chỉ số này cũng đã giảm 0,54 điểm, tương đương giảm 0,96% xuống còn 55,89 điểm.

Trụ cột ACB của sàn này tăng mạnh bởi khối ngoại gom mua khá nhiều, tổng lượng mua vào của họ đạt gần 700 nghìn cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu có thanh khoản tốt đều xuống giá mạnh và ngấp nghé giá sàn.

Bảng điện tử cuối phiên trên cả hai sàn vẫn thể hiện thị trường kém hấp dẫn, bên mua vẫn chỉ có lác đác ít lệnh đặt mua và lộ giá sàn.

Thanh khoản thị trường theo đó cũng không tốt, tổng lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 20,6 triệu chứng khoán với giá trị là 304 tỷ đồng, trong đó có trên 3,4 triệu cổ phiếu được thỏa thuận với giá trị là 78,63 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, toàn sàn cũng chỉ có hơn 20,3 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị là 181 tỷ đồng và sàn này cũng có trên 3,8 triệu cổ phiếu được thỏa thuận với giá trị là 65 tỷ đồng.
 
Cả 2 sàn diễn biến trái chiều ngay đầu phiên do sự tăng giá mạnh mẽ của ACB khiến HNX tăng điểm hơn 1.5%, tuy nhiên càng về cuối phiên áp lực bán càng mạnh khiến cả 2 sàn chìm trong sắc đỏ.

Hầu hết các mã đều có giao dịch khớp lệnh rời rạc, tâm lý chán nản bao trùm toàn bảng điện tử. Sắc xanh hiện diện chỉ ở 1 số mã có sự giao dịch chuyên nghiệp theo xu hướng của một bộ phận nhỏ nhà đầu tư. Điển hình ở các mã như SJS, FLC, ACB, PNJ, CTD…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 05/01/2012 kết thúc với mức giá sụt giảm khá mạnh, càng củng cố cho bậc giảm của xu hướng ở các khung thời gian khác nhau như đã nói ở báo cáo trước. Ngoài ra tín hiệu giảm dài hạn đối với VN INDEX mới chỉ cho tín hiệu bắt đầu, và việc xuống 234 không có gì khó khăn do không có quá trình tạo nền tảng tích lũy ở đợt tăng giá trước đó
 
anh em ta trên 1 chiếc xe tăng
xe tăng hết xăng do thằng iran nổi khùng
nên anh em ta bị bắn cháy teo chim
nên anh em ta bán chứng lấy xèng ..

Đấy đấy nhắc mói nhớ, mai thằng Iran no bán 450$ thùng dầu thì đi về đâu
 
Đẩy nhanh việc kéo giảm lãi suất





Năm 2012, giảm lãi suất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp hợp lý hơn
Sau 4 tháng thực hiện mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay, lãi suất đầu ra của một số ngân hàng (NH) đã giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn còn quá cao so với lãi suất đầu vào đã đồng loạt ở mức 14%/năm trở xuống và quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp cần vay vốn. Yêu cầu giảm lãi suất đang đòi hỏi các biện pháp hiệu quả hơn.


Sớm giải quyết tình trạng thanh khoản


Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 vừa ban hành, Chính phủ cũng đã yêu cầu NH Nhà nước cần điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là chính sách lãi suất, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15% - 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% - 16%, bảo đảm thanh khoản của các NH, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý với diễn biến kinh tế vĩ mô...


Theo lãnh đạo các NH, tuy lạm phát đã giảm dần tạo điều kiện cho các NH hạ lãi suất nhưng tại thời điểm này, cung cầu vốn của nhiều NH còn khó khăn nên cần có thêm thời gian, lãi suất mới có thể đi xuống. Không ít NH nhỏ tiếp tục rơi vào tình trạng mất cân đối nguồn vốn ra vào (thanh khoản) nhưng không vay được tiền từ NH lớn vì không có tài sản thế chấp. Người dân cũng không mặn mà gửi tiền tại các NH này.


Theo TS Lê Xuân Nghĩa, ủy viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, trước mắt phải giải quyết nhanh tình trạng thiếu hụt thanh khoản của các NH nhỏ. Nếu không, các NH này sẽ không chống đỡ nổi việc thiếu hụt thanh khoản, buộc NH Nhà nước phải tái cấp vốn. Muốn làm được điều này, NH Nhà nước cần điều hòa vốn từ NH lớn đến NH nhỏ theo hướng tăng dự trữ bắt buộc NH lớn, tức là NH Nhà nước vay tiền của NH lớn với lãi suất hợp lý rồi cho các NH nhỏ vay lại để ổn định tính thanh khoản.


Cần có biện pháp cấp bách


TS Lê Xuân Nghĩa cho biết lãi suất luôn biến động theo lạm phát. Năm 2011, cung tiền ở mức cực thấp, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 12%, lượng tiền lưu thông trên thị trường rất ít nên dự báo lạm phát năm 2012 sẽ không căng thẳng. Nhiều khả năng lạm phát vào đầu quý II/2012 sẽ ở mức thấp. Khi đó sẽ tạo điều kiện cho NH Nhà nước giảm lãi suất rồi tiến tới hủy bỏ trần lãi suất.


TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học NH TPHCM, cho rằng nếu lạm phát bình quân của những tháng đầu năm 2012 ở mức 0,5% thì không có lý do gì người dân không tin tưởng lạm phát của năm 2012 sẽ dưới 10% như Chính phủ đặt ra.


Theo PGS – TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, giảm lãi suất là yếu tố cấp bách nhất. Do đó, đầu năm 2012, NH Nhà nước cần có biện pháp giảm sâu lãi suất cho vay, rồi giảm dần lãi suất đầu vào từ 14%/năm xuống 13,5%/năm rồi 12%/năm. Khi lãi suất đầu vào đã giảm, người có tiền sẽ bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, lãi suất cho vay cũng giảm theo sẽ thúc đẩy sản xuất, thị trường bất động sản sôi động, kích thích tiêu dùng.


Tuy nhiên, phản ứng phụ của việc hạ lãi suất là người dân sẽ rút tiền, khiến không ít NH gặp khó khăn về vốn. Điều đó đòi hỏi NH Nhà nước phải chuẩn bị sẵn kịch bản hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các NH, bởi sau một thời gian lãi suất đi xuống, doanh nghiệp sẽ bán được hàng hóa, giao dịch trên thị trường tăng lên, luồng tiền sẽ trở lại NH.
 
Uống cà phê: 8 lợi - 1 hại Cà phê ngon, thơm và gợi nhớ, đến mức nhiều người nếu sáng ra mà chưa “chạm môi” vào ly cà phê thì cứ vẩn vơ như thiếu một điều gì. Thế nhưng nó còn là một thứ mà các nhà khoa học đã nêu ra 8 lý do để lựa chọn.Cái lợi của cà phê:1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn Hoạt chất trong cà phê là caffeine - một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu. Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một ly nước giống như nhau, rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy. Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem. Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao?2. Cà phê làm tiêu mỡ Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để... giữ được một cơ thể săn chắc với những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có chứa caffeine. Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm caffeine hòa trong alcool, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào tiết ra axid béo, nhờ vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự chuyển hóa chất béo”. Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly, nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm.3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh suyễn và chữa được dị ứng Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị suyễn thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh suyễn, đã viết “Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này. Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh suyễn. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn suyễn tấn công giảm được 28%. Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự điều tiết histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng.
4. Cà phê giúp giảm đau Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng. Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều). Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java (một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin.5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện Nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa đã chứng minh rằng caffeine trong cà phê và trà giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng” và hiện tượng béo phì gây ra. Một nghiên cứu trước đó ở Na Uy đã kết luận ba ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong do xơ gan.6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học neuron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt. Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như nhau. GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy. Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê không đường để làm nên tác phẩm để đời này.7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn. Đó là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các lực sỉ trong thi đấu. Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút caffeine trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượng. Các nghiên cứu khác chứng minh caffeine làm giảm sự mệt mỏi.8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống. Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm 2005 có cùng kết luận này.Cái hại của cà phê: Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại! Nói cho đúng, chỉ là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine - là đáng kể. Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay... Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai. Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng uống nhiều, càng buồn ngủ. Vậy đấy. 8 cái lợi và 1 cái hại của cà phê (mà chủ yếu là của caffeine khi dùng quá liều). Uống hay không, tùy bạn, Vấn đề là nếu biết khống chế liều lượng thì chỉ có lợi.
 
Sáu mươi sáu câu làm chấn động thiền ngữ thế giới.


Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.


Hình minh họa

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2.Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.

3.Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4.Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5.Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6.Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7.Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8.Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.

9.Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.

10.Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12.Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.

13.Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14.Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15.Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.

16.Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17.Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.

18.Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19.Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20.Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.

21.Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22.Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?

23.Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24.Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25.Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.

26.Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27.Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.

28.Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29.Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30.Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31.Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32.Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33.Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34.Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.

35.Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.

36.Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37.Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38.Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39.Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40.Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41.Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42.Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43.Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44.Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.

45.Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.

46.Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

47.Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48.Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49.Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50.Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.

51.Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52.Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53.Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54.Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55.Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56.Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.

57.Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58.Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59.Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60.Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61.Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.

62.Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.

63.Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64.Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65.Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
 
Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á.



Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua 05/01/2012 đã đến Lầu Năm Góc để công bố chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là tinh giản lực lượng để duy trì được uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giảm bớt. Trọng tâm chiến lược được công bố cũng chuyển dịch qua Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng đây là một bước chuyển quan trọng trong các mục tiêu chiến lược quân sự của nước Mỹ, thoát dần ra khỏi những cuộc chiến tốn kém tại Irak và Afghanistan để hướng tới một « trọng tâm mới trong tương lai ».

Phát biểu trước báo chí, Tổng thống Obama nhấn mạnh trước tiên đến việc quân đội Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương và sẽ nỗ lực đầu tư để nâng cao hiệu năng trong mọi lãnh vực, trong đó có năng lực tác chiến trong những môi trường bị đối phương tìm cách phong tỏa. Ông nói :
« Như tôi đã xác định tại Úc, chúng ta sẽ củng cố sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, và việc tiết giảm ngân sách sẽ không tác hại đến khu vực trọng yếu này. Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các quan hệ đối tác và liên minh thiết yếu, trong đó có NATO… Chúng ta sẽ rất đề cao cảnh giác, đặc biệt là tại Trung Đông...



Chúng ta sẽ có năng lực đảm bảo an ninh cho mình với một lực lượng quy ước trên bộ ít người hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục từ bỏ các hệ thống đã lỗi thời tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh để có thể đầu tư vào các phương tiện mà chúng ta cần cho tương lai, bao gồm cả tình báo, giám sát, và trinh sát, chống khủng bố, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và khả năng hoạt động trong những môi trường mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho chúng ta tiếp cận ».

Theo các nhà quan sát, dù Tổng thống Obama không hề nêu đích danh, nhưng rõ ràng là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự để thách thức vai trò cường quốc Châu Á Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ. Những « môi trường » mà các đối thủ tìm cách ngăn không cho Hoa Kỳ tiếp cận được ông Obama gợi lên có thể được hiểu là Biển Đông, mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích, và gần đây hơn là eo biển Ormuz mà Iran dọa phong tỏa.

Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã phản ứng ngay sau khi Hoa Kỳ tái xác định rằng Châu Á Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược.

Cho đến chiều nay, chính quyền Bắc Kinh chưa lên tiếng về sự kiện này, nhưng Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã lập tức công bố một bài bình luận với lời lẽ thận trọng.

Theo Tân Hoa Xã, việc Hoa Kỳ muốn tăng cường trở lại sự hiện diện tại châu Á là một điều đáng hoan nghênh nếu được tiến hành một cách tích cực, không mang hơi hướm của tâm lý thời Chiến tranh Lạnh. Theo tác giả bài bình luận, trong trường hợp đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ không chỉ có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhưng còn tốt cho cả Trung Quốc.

Tân Hoa Xã đã lưu ý rằng « khi tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không có hành động thị uy », vì điều đó chỉ phá hoại thay vì củng cố hòa bình.
 
ANZ bán lại cổ phần trong ngân hàng Sacombank Việt Nam


Ngân hàng ANZ của Úc và New Zealand trong một thông cáo hôm nay (6/1) cho biết, đã quyết định bán lại toàn bộ cổ phần trong ngân hàng Sacombank, tức Sài Gòn Thương Tín, để triển khai các hoạt động riêng tại Việt Nam.

Toàn bộ số cố phần của ANZ hiện chiếm 9,6% tổng vốn của ngân hàng Sacombank sẽ được nhượng lại cho Eximbank, một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Giá trị của việc chuyển nhượng này không được tiết lộ. Giám đốc ANZ tại Việt Nam, Tareq Muhmood cho AFP biết : « Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với ANZ, và chúng tôi sẽ đầu tư để khai triển nhiều hoạt động tại đây ».

Ngân hàng ANZ bắt đầu hợp tác với Sacombank từ năm 2005, vào lúc Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, và từ đó đến nay đã mở thêm 10 chi nhánh ANZ trên toàn quốc. Ngân hàng này cho biết trong năm qua đã cho lãnh vực xuất khẩu ở Việt Nam vay 3,2 tỉ đồng, tương đương 160 triệu đô la, và hy vọng sẽ triển khai hoạt động trong lãnh vực thẻ tín dụng, vốn chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.

Một chuyên gia không muốn nói tên nhận định, việc ANZ tách ra hoạt động riêng như trên là khó thể tránh khỏi, vì với thời gian, hai đối tác dần dần trở nên đối thủ cạnh tranh.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang bị tràn ngập nợ xấu. Quy mô của lượng tín dụng xấu đã khiến chính quyền cuối cùng phải đưa ra các biện pháp cải cách, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, với mục tiêu tập trung cho một số ít ngân hàng lớn có thực lực. Các chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng, bên cạnh đó, cần phải tăng cường sự hiện diện của các ngân hàng ngoại quốc.

Hiện nay ở Việt Nam có hàng trăm ngân hàng gồm các ngân hàng quốc doanh, tư nhân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên đa số tổ chức này có số vốn kinh doanh hạn chế, và một số ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn nghiêm trọng.
 
Con mịa nhà nó. Trên TV lại còn ông ổng oang oảng rằng thì mà là: Việc kiềm chế CPI ở mức trên 18% là thành công lớn.

Móa! Tự ị ra rồi tự đi dọn rồi tự khen nhau tài giỏi. Lừa cứ như lừa trẻ con.

Đưa lạm phát của Việt nam đứng quán quân thế giới mà là thành công sao? VTV Có nịnh bợ mấy anh lãnh đạo thì tìm lý do khác mà nịnh chứ! Nịnh kiểu này dân nó phẹt cho bãi vào mõm.
 
Chu kỳ trên HSX lại bắt đầu hội tụ. Qua đó cho thấy tuy xu hướng chính vẫn rất xấu nhưng trong 1, 2 phiên giao dịch tới xác suất thị trường phục hồi lại là rất cao.
 
Vnidex 2012

Tuần sau là tuần cuối cùng của năm 2012 đầy khó nhọc và thử thách tột cùng cho nhà đầu tư bởi vì những nguyên nhân nội tại trong nước và cả những nguyên nhân bên ngoài đã làm cho TT rơi không phanh. Cụ thể là những hành động mang tính thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kìm hãm tốc độ tăng cao bất thường của lạm phát như nâng cao trần lại suất huy động, thắt chặt tăng trưởng tín dụng phi sản xuất (nhất là BĐS, CK...). Có thể thấy được năm 2011, Việt nam đã phải trả giá cho việc kích cầu 1 cách thiếu kiểm soát và hiệu quả kém năm 2009, mà năm 2010 và nhất là 2011 đã phải nhận lấy lạm phát tích lũy 2 năm này lên đến gần 30% - 1 con số dường như không tưởng với nền kinh tế triển vọng, với tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 TG (chỉ sau TQ) trong khu vực năng động nhất TG - khu vực Châu Á TBD. Chưa nói đến việc đầu tư công thiếu hiệu quả, hệ số ICOR thấp, những hậu quả mà VINASHIN đã để lại cho chúng ta và thế hệ sau này phải gánh vác.

Bên ngoài, hết cuộc khủng hoảng nợ công của EU đã tác động mạnh mẽ nhất là trong những tháng cuối năm 2011, rồi lại đến vấn đề nâng trần nợ công của Mỹ với sự mâu thuẫn sâu sắc của 2 Đảng nhằm giành ưu thế trong cuộc bầu cử TT Mỹ năm 2012. Động đất sóng thần và thảm họa hạt nhân ở Nhật cũng ít nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế VN với nguy cơ giảm sút những chương trình vay vốn ODA hay đầu tư từ Nhật. Một năm cũng đầy thử thách với cuộc cách mạng "hoa nhài" ở Trung Đông - mà hậu quả chính là sự tác động đến giá dầu thế giới cũng như TT vàng.

Theo chỉ đạo của TT, năm sau VN phải kìm hãm lạm phát dưới 1 con số và có vẻ như Bộ Tài chính, NHNN đã dần dần bắt đúng bệnh, dùng đúng thuốc để hiện thực hóa được những chỉ tiêu kinh tế mà những năm trước không đạt được thì cứ phải điều chỉnh cho khớp với thời gian còn lại của năm. Do đó, cũng không khó để dự đoán rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục thực hiện rất chặt chẽ và nới lỏng rất chậm chạp và thận trọng tối đa nhằm đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến những sự kiện quan trọng trong năm sau: TQ chuyển giao quyền lực cho 1 thế hệ lãnh đạo kế tiếp, bầu cử TT Mỹ, và nhất là những liều thuốc của EU có giúp cựu lục địa thoát khỏi nguy cơ phá sản hay không? Tại sao chúng ta cần lưu ý? Vì nó sẽ tác động đến giới đầu tư toàn cầu về việc ra quyết định rút vốn khỏi TT đầu tư mạo hiểm (chứng khóan) hay mua mạnh trở lại.

Thế giới ngày càng phẳng hơn, mong manh hơn và dễ vỡ hơn, mức độ ảnh hưởng và tác động qua lại càng chặt chẽ hơn, phức tạp hơn và khó lường hơn. Nhưng theo bud, nhà đầu tư cá nhân cần phải nỗ lực hơn, học hỏi nhiều hơn từ những sai lầm, và cần phải vượt qua những thử thách trong giai đoạn khó khăn này để cùng hướng tới những thành quả trong những năm tiếp theo

PTKT
VN-Index
Biểu đồ tuần của VNI cho thấy đường giá đã chạm vào dường trend channel line và có khả năng sẽ tăng lại trong vùng 360. Tuy nhiên, cần nên nhớ là phục hồi kỹ thuật trong giai đoạn TT bear (TT con gấu). Do đó, cần thận trọng trong việc ra quyết định mua vào, nhất là không nên sử dụng vốn vay. Trong tuần sau, có thể TT sẽ đi ngang đầu tuần trước khi tăng nhẹ về cuối tuần. Nhà đầu tư nên bán ra ở thời điểm TT tăng mạnh, nhất là thời gian cận Tết với dòng tiền có xu hướng rút ra hơn là bơm vào.

HNX-Index
Với HNX, ngưỡng 56 có thể nói là ngưỡng HT rất quan trọng vì nó chính là điểm HT theo dấu hiệu kỹ thuật pivot point cũng như phương pháp Fibo Projection. Do đó, có thể tuần sau TT sẽ chứng kiến sự phục hồi từ ngưỡng này. Dòng tiền có vào mạnh hay không sẽ quyết định là nó có tăng lên hay không? Xác suất cao là không và sau đó TT có thể mất ngưỡng 56. Vì thế, nhà đầu tư nên canh bán ra khi TT tăng mạnh với thanh khoản thấp và chờ đợi ngưỡng HT thấp tiếp theo mới mua vào.

KHUYẾN NGHỊ

Nhà đầu tư tiếp tục canh bán khi TT tăng mạnh với thanh khoản kém và nên chuyển sang trạng thái 100% tiền mặt khi dấu hiệu bull kết thúc. Đối với nhà đầu tư trung hạn, có thể cuối quý I là thời điểm TT sẽ có dấu hiệu tăng trở lại và nên tích lũy dần, nhất là chính sách tiền tệ dần dần được nới lỏng
 
Giá cả hàng hóa toàn cầu biến động dữ dội

Phiên giao dịch đêm qua (5/1), giá vàng giao sau tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp bất chấp những số liệu kinh tế công bố trong ngày lạc quan hơn dự báo, trong khi giá dầu thô giảm khá mạnh do lượng dự trữ bất ngờ vọt lên.

Thị trường hàng hóa thế giới biến động mạnh do các thông tin kinh tế trái chiều từ Mỹ và châu Âu.

Vàng tăng phiên thứ 4

Trên sàn Comex ở New York, giá vàng giao tháng 2 tăng 7,4 USD, tương ứng 0,5%, lên 1.620,1 USD/ounce khi chốt phiên. Đây là mức giá chốt cao nhất của vàng loại này kể từ hôm 13/12 tới nay. Với 4 phiên đi lên vừa qua, giá vàng hiện đã tăng được 5,2%.

Phần lớn thời gian giao dịch trong ngày hôm qua, giá vàng đều ở dưới vùng 1.600 USD/ounce, do chịu áp lực từ các số liệu kinh tế Mỹ được công bố trong ngày lạc quan hơn dự báo của giới phân tích, cho thấy nền kinh tế đầu tàu đang hồi phục thực sự.

Cụ thể, theo một báo cáo, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ trong tháng 12/2011 tạo được 325.000 việc làm mới, vượt xa các tháng trước. Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, số người thất nghiệp lần đầu tuần trước giảm 15.000 xuống 372.000 người.

Tuy nhiên, chốt phiên, giá đồng Euro rơi xuống dưới 1,28 USD, do nhà đầu tư lo lắng trước tình hình ngân hàng châu Âu, khiến lực mua vàng tăng mạnh. Frank Lesh, nhà phân tích ở Chicago cho hay, mọi người bán tháo Euro để chuyển sang mua vàng.

Cùng đi lên với vàng trong phiên đêm qua, giá kim loại bạc loại hợp đồng tháng 3 tăng 20 cent, tương ứng 0,7%, lên 29,30 USD/ounce. Ngược dòng, đồng cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng mức giảm 0,2%, xuống chốt ở 3,43 USD/lb.

Tương tự kim loại đồng, giá bạch kim và palladium giao sau cũng đi xuống vào cuối phiên 5/1. Cụ thể, giá bạch kim giao tháng 4 giảm 8,3 USD, tương ứng 0,6%, xuống 1.418 USD/ounce. Palladium giao tháng 3 giảm 9,15 USD xuống 644,4 USD/ounce.

Dầu thô bốc hơi trên 1%

Trong khi đó, chịu sức ép từ báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dự trữ xăng dầu tuần qua tăng mạnh hơn dự báo của giới phân tích, giá dầu thô hợp đồng giao sau tại New York đã sụt giảm khá mạnh.

Chốt phiên giao dịch 5/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm 1,41 USD, tương ứng 1,4%, xuống 101,81 USD/thùng, chấm dứt chuỗi hai ngày tăng giá liên tiếp. Đà giảm càng trở nên mạnh hơn khi thị trường càng tiến sát tới thời điểm chốt phiên.

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 30/12, lượng dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 2,2 triệu thùng, ngược với dự báo giảm 450.000 thùng của giới phân tích đưa ra trước đó.

Cũng theo báo cáo này, dự trữ xăng tăng 2,5 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu tăng tới 3,2 triệu thùng. Trong khi giới phân tích dự báo rằng dự trữ xăng tăng 1,5 triệu thùng và các chế phẩm khác tăng 500.000 thùng.

Thị trường chịu áp lực lớn hơn khi đồng Euro suy yếu xuống dưới vùng 1,28 USD, làm tăng áp lực lên giá các mặt hàng được thanh toán bằng đồng bạc xanh. Ngoài ra, việc thị trường chứng khoán trồi sụt nhẹ cũng gây sức ép lên thị trường năng lượng.

Cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 giảm 5 cent, tương ứng 1,8%, xuống 2,74 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 5 cent, tương ứng 1,7%, xuống 3,04 USD/gallon. Khí tự nhiên giảm 12 cent, tương ứng 3,8%, xuống 2,98 USD/ triệu BTU.

Giá nông sản trượt mạnh

Thị trường hàng hóa nông nghiệp giảm mạnh trong phiên 5/1, do áp lực từ việc đồng USD tăng giá mạnh. Cụ thể, giá ca cao giao sau tại New York giảm 47 USD, tương ứng 2,27% xuống 2.028 USD/tấn. Cà phê arabica giảm 3,15% xuống 219,55 cent/lb.

Giá đường thô thế giới giảm mạnh 5,28% xuống chốt ở 23,13 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát giảm 0,34% xuống mức 14,485 USD/cwt. Giá đậu tương giao sau giảm 0,25% xuống mức 1.206 cent/bushel. Giá ngô giảm 0,31% xuống còn 641,5 cent/bushel.
 
Cùng Nhau Hạ Cánh

Cùng Nhau Hạ Cánh

Tác giả : Nguyễn Xuân Nghĩa



Dù sao thì năm nay chưa thể là ‘tận thế’ như sấm ký của thổ dân Maya tại Trung Mỹ!

Bước vào năm dương lịch mới, kinh tế thế giới sẽ xoay chuyển ra sao? Câu hỏi này ám ảnh từng hộ gia đình và từng doanh nghiệp tại rất nhiều quốc gia trên địa cầu. Mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu câu giải đáp qua cuộc trao đổi sau đây do Vũ Hoàng thực hiện cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa trong chương trình diễn đàn kinh tế đầu tiên của năm 2012. Thưa ông, kinh tế thế giới trong năm mới sẽ lên xuống ra sao? Đây là câu hỏi trong tâm tư mọi người sau một năm có quá nhiều bất trắc và tai họa cho cả địa cầu. Theo dõi các phân tích và chẩn đoán từ nhiều xuất xứ, ông có thể làm một dự đoán tổng kết cho thính giả hay chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Người ta có thể đoán sai và tôi còn mong rằng phần dự báo của chúng ta cho năm mới sẽ sai nhiều hơn đúng! Nói chung là sau một năm 2011 u ám, năm 2012 vẫn chưa khởi sắc. Dù sao thì năm nay chưa thể là "tận thế" như sấm ký của thổ dân Maya tại Trung Mỹ!
- Nói về chuyện đúng sai thì ngay tại Hoa Kỳ, vốn là nơi có thông tin khá cập nhật, vào đầu năm 2011 giới kinh tế đoán là sau 18 tháng suy trầm và 30 tháng èo uột, kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc. Vậy mà tới giữa năm sự thể lại không như vậy nên người ta lại e rằng kinh tế Mỹ có thể đụng đáy hai lần, là suy trầm nữa. Rồi vào quý bốn, khi thấy dân Mỹ cà thẻ tín dụng và lấy tiền tiết kiệm đi mua sắm, người ta mong là qua năm 2012 tình hình sẽ khả quan hơn. Đến cuối năm mới thấy dự báo đó là lạc quan và yêu cầu tiết giảm bội chi ngân sách sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tình hình sản xuất trong năm nay. Vì khung cảnh bất trắc ấy mình mới cần thường xuyên kiểm lại các dự báo.
- Về dự báo cho năm tới thì đa số cùng nói đến hai hiện tượng liên hệ là "hạ cánh" và "trả nợ". Hạ cánh là khi đà tăng trưởng sẽ giảm. Còn hạ cánh thế nào thì nhẹ nhàng là bị suy trầm, hạ cánh nặng nề là bị suy thoái, hoặc hạ cánh tan tành là bị khủng hoảng. Điều ấy còn tùy hoàn cảnh từng nước. Về dự báo trả nợ thì thuật ngữ kinh tế gọi là "deleveraging". Khi vay mượn thì như dùng đòn bẩy để chuyển được một vật nặng hơn sức mình. Bây giờ là lúc... trả lại đòn bẩy, tức là nhiều nước phải cùng lúc thanh toán nợ nần lưu cữu từ lâu.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ dự đoán tổng quát đó. Thưa ông, trước khi nói đến chuyện nợ nần thì xin ông giải thích vì sao kinh tế thế giới lại cùng hạ cánh trong năm nay?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong thế giới hội nhập về kinh tế thì địa cầu vẫn là hình tròn của vòng liên hoàn vì các quốc gia buôn bán và trông cậy lẫn nhau nhiều hơn là ta nghĩ. Ví dụ như Úc, tức là Australia, hay xứ Brazil đều cần bán khoáng sản cho Trung Quốc chế biến để lại bán hàng qua Âu Châu hay Hoa Kỳ. Khi thị trường Âu Mỹ đều co cụm thì cả ba xứ Úc, Tầu và Brazil đều gặp bất lợi. Cụ thể hơn, doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của Tầu về chế biến để bán qua Mỹ thì cũng bị khó khăn khi Hoa Kỳ cần chặn bớt hàng của Trung Quốc và cũng giảm mức nhập khẩu vì dân chúng mua sắm ít hơn. Nói chung, sau 30 năm tăng trưởng đều với tốc độ cao, thế giới đang cùng đi vào chu kỳ điều chỉnh, mà nếu xứ này phải tiết kiệm chi tiêu thì xứ khác bị ế khách.
- Nhân đây, xin được nhắc lại rằng đầu năm ngoái, khi tổng kết về kinh tế, diễn đàn của chúng ta nhận định là Việt Nam "đi vay thuốc bổ để chạy đua với thiên hạ", với phẩm chất và hiệu năng rất kém của đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đó mới dẫn đến khác biệt trong hạ cánh, nặng hay nhẹ....
Vũ Hoàng: Ông vừa trình bày rất cô đọng một lúc hai vấn đề. Thứ nhất là chiều hướng suy trầm chung của kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Đó là "hiện tượng hạ cánh". Thứ hai là tình trạng vay mượn quá đà nay đã "đến kỳ trả nợ". Mà dường như trả nợ là động lực của chuyện hạ cánh cho nên ta có thể nào khởi sự từ vụ nợ nần đó được không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi xin tóm lược thế này để thính giả mường tượng ra toàn cảnh.
- Nói cho dễ nhớ, địa cầu có hiện tượng "tứ/lục", gồm một bên là thiểu số vài chục nước ta gọi là "công nghiệp hoá" đóng góp 40% sản lượng toàn cầu. Bên kia là vài trăm nước mà ta gọi là "đang phát triển" thì tạo ra 60% sản lượng còn lại, trong số đó có kinh tế của Việt Nam.
- Nhóm công nghiệp hóa này là các nước sớm theo kinh tế tự do và chính trị dân chủ nên đã lên tới trình độ phát triển cao mà cũng có thay đổi về cơ cấu dân số và hình thái sinh hoạt. Rất đại lược thì đấy là các hội viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển, gọi tắt là OECD, thành hình từ năm 1961, nay đã có 34 thành viên. Đa số trong nhóm này là các nước Tây phương, từ châu Âu, Bắc Mỹ qua châu Úc. Còn lại là mấy trăm nước mới theo kinh tế thị trường và cố gắng vươn lên trình độ phát triển ấy, với rất nhiều dị biệt và cả nhu cầu cạnh tranh giữa từng nước với nhau.
Vũ Hoàng: Bây giờ đến chuyện tại sao đến thời kỳ điều chỉnh, thưa ông, có phải là sự điều chỉnh trong khối công nghiệp hoá tiên tiến hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy. Người ta kiểm ra là 30 năm qua, từ 1980 đến 2010, 18 quốc gia cốt lõi của tổ chức OECD tiên tiến này đã vay gấp đôi, từ 160% lên tới 320% Tổng sản lượng nội địa GDP của họ. Nếu kể cả chi phí hưu liễm và y tế do dân số bị lão hóa của nhiều nước Âu Châu thì mức nợ của Tây phương thật ra còn nặng hơn và không thể kéo dài, chưa kể đến núi nợ quá lớn của doanh nghiệp tài chính. Bốn năm nay, họ phải xoay trở với bài toán đó và kết cuộc thì chu kỳ 30 năm bành trướng tín dụng đã chấm dứt và đảo ngược vì nhu cầu trả nợ.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày, những nước tiên tiến này xoay trở thế nào mà sau cùng vẫn đi tới việc phải trả lại cái đòn bẩy của sự thịnh vương đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, bốn năm qua, các nước đó loay hoay với bốn loại giải pháp để giảm gánh nợ mà không thành. Bốn loại giải pháp đó là 1) nên tiết kiệm nhiều hơn để trả nợ, là 2) cần đạt mức tăng trưởng cao hơn để còn thu thêm thuế cho công khố, hoặc 3) tái cơ cấu nợ nần, nôm na là xoá bớt gánh nợ, hoặc 4) chủ động gây ra lạm phát với lãi suất nằm ở số âm trong nhiều năm liền, với dụng ý là lạm phát có lợi cho kẻ đi vay hơn là cho chủ nợ.
- Những loại giải pháp rất chuyên môn ấy đã gây tranh luận chính trị và khủng hoảng về niềm tin như chúng ta nói kỳ trước vì biện pháp nào cũng có hậu quả xã hội mà chưa chắc sẽ đạt mục đích yêu cầu về kinh tế. Vì ngần ấy việc đều không thành nên năm nay, người ta e rằng việc trả nợ sẽ dẫn tới chu kỳ tăng trưởng thấp trên toàn cầu, và có thể kéo dài trong nhiều năm tới.
Vũ Hoàng: Như vậy, một hậu quả của việc thu vén để trả nợ sẽ là nạn suy trầm toàn cầu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu gọi là suy trầm thì vẫn còn là lạc quan vì nếu xứ nào cũng thu vén chi tiêu, công như tư, thì sản lượng toàn cầu sẽ giảm, thất nghiệp tăng và mâu thuẫn quyền lợi dễ bùng nổ do phản ứng bảo hộ mậu dịch. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "beggar thy neighbour" tức là trút gánh lo cho xứ khác, làm cho mọi người đều bị thiệt hại. Tôi xin giải thích về chuyện đó.
- Khi gặp khó khăn nội bộ, xứ nào cũng cố bán nhiều hơn mà mua ít đi qua biện pháp thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu hoặc can thiệp vào ngoại hối. Hậu quả của chiến lược gọi là "bần cùng hóa bạn hàng" là làm mọi người đều nghèo đi và nạn suy trầm dễ kéo dài lan rộng thành suy thoái. Hiện tượng đáng tiếc này đã xảy ra sau vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933.
 
- Suốt năm qua, người ta chỉ chú ý đến Hoa Kỳ, dù sao vẫn có nền kinh tế số một và dân số khá trẻ trong các nước công nghiệp hóa. Thật ra nguy cơ suy sụp nặng nhất lại đến từ Âu Châu vì vụ Euro và vai trò cột trụ của nước Đức. Ngoài ra còn có hoàn cảnh của Nhật Bản là quốc gia bị dân số lão hóa rất nặng và chưa ra khỏi 20 năm trì trệ của họ. Nói chung thì xứ nào cũng vậy, từ Trung Quốc đến Nhật hay Đức và Mỹ, đều muốn giảm chi và ráo riết xuất khẩu để thoát hiểm. Nhưng họ sẽ bán cho ai khi mà nước nào cũng muốn mua ít hơn trước?
Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì đấy là hoàn cảnh của vài chục xứ tiên tiến đã góp phần sản xuất ra 40% sản lượng toàn cầu. Chứ mấy trăm xứ khác đã sản xuất ra 60% còn lại. Họ không thể xoay trở được sao, và vì lý do gì các xứ này không là đầu máy kinh tế mới?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Điều ấy mới đáng nói vì trong nhóm này có Trung Quốc và Việt Nam!
- Đầu tiên, người ta cứ tưởng một số quốc gia thuộc nhóm "đang phát triển" hoặc lên đến bậc "tân hưng" đã có định mệnh kinh tế riêng khả dĩ tách rời khỏi nhóm công nghiệp. Sự thật thì đa số các nước tạo ra 60% sản lượng toàn cầu vẫn lệ thuộc nặng vào việc bán hàng cho thị trường Tây phương. Bây giờ thị trường Âu Mỹ phải thu vén chi tiêu và gia tăng tiết kiệm, cho nên số cầu sút giảm khiến các nước đang phát triển đều bị ảnh hưởng.
- Về ảnh hưởng cho các nền kinh tế trong nhóm 60% này thì ta vẫn quan tâm đến Trung Quốc và Việt Nam hơn cả. Trên diễn đàn này, từ nhiều năm qua chúng ta nói đến hoá nhàm rằng Việt Nam nên chú ý đến việc mở rộng thị trường nội địa và cải thiện hạ tầng vận chuyển bên trong để ít bị lệ thuộc hơn vào xuất nhập khẩu. Bây giờ thì đã đến giờ tính sổ. Thứ hai, từ vài năm qua, ta còn thấy một sự lạ là kinh tế Trung Quốc và Việt Nam đã lại vay mượn quá sức sau khi ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế và thổi lên bong bóng đầu cơ.
- Xin ngẫm lại mà xem, các nước công nghiệp hóa đều đạt trình độ phát triển cao và quan tâm tới yêu cầu xã hội cho người dân nên đi vay quá khả năng trả nợ và giờ này bị điêu đứng vì quy luật gọi là "có vay có trả". Trung Quốc và Việt Nam thì chưa lên đến trình độ ấy, mà cũng chẳng cho người dân được hưởng, rồi lại đi vay và bơm tiền vào các dự án ảo để chỉ một thiểu số ở trên là có lợi mà thôi. Một chế độ kinh tế chính trị bất công đó cũng có quy luật vay trả, chứ không thể vượt qua được.
Vũ Hoàng: Ông nói tới bốn loại giải pháp các nước cố áp dụng từ bốn năm qua mà không xong, trong các chương trình tổng kết kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về từng giải pháp cụ thể. Nhưng để kết thúc chương trình kỳ này thì ông nghĩ sao về quy luật vay trả đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đã đi vay thì có ngày phải trả, cả vốn lẫn lời, lãi đơn cùng lãi kép.
- Khi đã đi vay thì nghĩa vụ trả nợ vẫn thực tế đè nặng lên việc chi thu. Đó là hoàn cảnh éo le của các nước dân chủ đến kỳ phải thu vén chi tiêu để trả nợ khi họ vẫn cần kích thích sản xuất để đạt mức tăng trưởng cao hơn hầu còn kiếm ra tiền trả nợ. Đó là một vòng luẩn quẩn khó gỡ và nhiều phần thì sẽ tai họa suy trầm cho thiên hạ.
- Còn các chế độ độc tài và bất công thì cứ tưởng rằng sẽ thoát hiểm nhờ bơm tín dụng, tăng chi và còn cạo sửa kế toán đến độ hết biết là ai vay ai và vay bao nhiêu nữa. Chúng ta đã nói đến hiện tượng này với chuyện nợ nần của Trung Quốc hay hồ sơ Vinashin điển hình của Việt Nam.
- Khi gặp khó khăn thì với bên ngoài, họ phủ nhận các cam kết và trở lại chế độ bảo hộ mậu dịch để ngăn ngừa cạnh tranh. Với bên trong thì họ quỵt nợ quốc dân, bồi thường không thoả đáng và bị dân chúng phản đối thì đàn áp. Đến ngày tính sổ, mấy xứ độc tài ấy càng dễ hạ cánh tan tành vì thất vọng kinh tế có tác dụng cộng hưởng với bất mãn xã hội. Nôm na là khi kinh tế sa sút thì chế độ bất công càng dễ sụp đổ. Mà sự sa sút đó đã bắt đầu....
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, một cách ngắn gọn thì những rủi ro gì có thể xảy ra năm nay?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi e là ta sẽ thấy nhiều bất trắc hơn những gì đã gặp năm 2008, tức là một kịch bản khá đen tối!
- Đà tăng trưởng bình quân của toàn cầu có khi sụt đến cái đáy nguy nàn là 2,5% một năm, là định mức về "suy trầm toàn cầu". Chuyện ấy xảy ra nếu giới hữu trách của khối công nghiệp hóa không lấy được chính sách đúng đắn, là điều rất khó cho nên ta càng phải tìm hiểu thêm.
- Trong hoàn cảnh chung đó, mức tăng trưởng của Việt Nam lại giảm nữa mà nếu không khéo thì còn bị tai họa kép, là vừa suy trầm vừa lạm phát. Năm nay, yêu cầu cải cách được chính quyền Hà Nội nói đến sẽ là chuyện sinh tử, về cả kinh tế lẫn chính trị.
- Nhìn trên toàn cảnh, và đây là nghịch lý nên phải nói ra cho giới buôn bán: so với các nước, Hoa Kỳ vẫn là nơi an toàn hơn cả nên giới có tiền đầu tư vẫn tìm đến. Vì vậy, Mỹ kim sẽ lên giá, ngay trong giả thuyết thị trường tín dụng Mỹ bị hạ điểm nữa! Ngược lại, giá vàng thế giới có thể sụt, khá nhanh và mạnh, ngay cả trong giả thuyết có đột biến về an ninh tại Trung Đông.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này. Qua bài tổng kết kỳ tới, chúng ta sẽ nói thêm về từng giải pháp cụ thể của các nước mà ông đã tóm lược trong kỳ này.
 
Back
Top