Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

“Bàn tay vô hình” và Ủy ban Chứng khoán
(Dân trí) - Nếu xem TTCK là kênh huy động và dẫn vốn tầm cỡ quốc gia, chứ không phải là “trò cờ bạc”, thì ai sẽ chịu trách nhiệm về sự biến dạng của chỉ số VN Index trong hơn một năm qua. UBCKNN hay cấp trên trực tiếp của cơ quan này - Bộ Tài chính?

Sự im lặng đã bắt đầu như thế nào?


“Bàn tay vô hình” là một thuyết kinh tế của nhà kinh học cổ điển người Mỹ Adam Smith. Đó là bàn tay điều tiết tự nhiên của thị trường mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước. Nhưng đối với trường hợp thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thì lại trái ngược hoàn toàn.

Chỉ số VN Index đã bị biến dạng một cách tệ hại trong năm 2011 (Ảnh minh họa)



Mình đọc bài viết và thấy đau xót cho "cá nhỏ" trên trang viết này, quả thật từ muôn đời nay TTCK là vậy ( tính sảo trá luôn tiềm ấn ở mức cao) ở bất cứ Quốc gia nào trên hành tinh của chúng ta.

Trò chơi (TTCK) là của "cá lớn" làm chủ và dẫn dắt "cá nhỏ lao vào bằng những miếng mồi hấp dẫn = CP tăng trần đi ngược hướng của TT chung, kích thích lòng tham trỗi dậy trong mỗi con người chúng ta ( rắc thính).

Một quy luật tự nhiên của sự sinh tồn với loài người mà UBCK không là ngoại lệ, đi bênh vực cho "cá nhỏ thì họ được gì ?..... và bàn tay vô hình đã ngự trị và điều khiển hành tinh của chúng ta theo đúng quỹ đạo mà họ muốn trên 200 năm nay kể cả nước Mỹ sừng sỏ nhất cũng phải khuất phục trước thế lực đó.

Như vậy điều tốt nhất với "cá nhỏ" là hãy tự bảo vệ cho chính mình không thể chỉ trông chờ vào UBCKNN.
 
Thanh khoản gia tăng so với phiên giao dịch trước đó kể cả về báo giá lẫn giao dịch thỏa thuận.

Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HSX khoảng 57.4 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 808.69 tỷ đồng. Tương tự khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HNX khoảng 36.4 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 312.58 tỷ đồng.

Chỉ số VN INDEX sụt giảm khá mạnh ngay từ đầu phiên, còn HNX giằng co ở mốc tham chiếu. Áp lực bán mạnh dần về cuối phiên khiến cả 2 chỉ số đều đồng thuận giảm điểm. Số mã giảm giá áp đảo số mã tăng giá ngay đầu phiên, tuy nhiên số lượng mã tăng giá gia tăng dần ở cuối phiên.

Mặc dù thông tin tiêu cực không xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên thị trường vẫn tiếp tục suy giảm chủ yếu do các mã có vốn hóa lớn bên HSX đa phần đã chuyển sang xu thế giảm dài hạn ngoài VIC. Tuy nhiên giao dịch thỏa thuận tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian gần đây và tập trung vào một số mã như VIC, KLS, HAG, STB…, đồng thời cũng có một số mã giữ được đà tăng trưởng như STB, FLC, PNJ, VNM, MSN…
 
Cổ phiếu mất giá vì thị trường… không có mắt?
THIỆN Ý

27/12/2011 10:54 (GMT+7)
picture Phát cáu với thị trường khi không phát hiện ra giá trị thực của cổ phiếu doanh nghiệp mình là “bệnh” phổ biến của lãnh đạo.
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
Ý kiến (2)
Tình hình chứng khoán năm nay nghe chừng tệ hơn cả thời 2008-2009 nên cũng có nhiều tâm tư trăn trở của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của nhà đầu tư. Năm nay, có lẽ chưa bao giờ các lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết lại phải dùng nhiều “thư tay” gửi cổ đông đến vậy.

Phát cáu với thị trường khi không phát hiện ra giá trị thực của cổ phiếu doanh nghiệp mình là “bệnh” phổ biến của lãnh đạo. Mặc dù khi cổ phiếu tăng giá quá lố, liên tục thì các văn bản giải trình cứ đổ riệt cho thị trường quá “hỗn” chứ doanh nghiệp chẳng có tội gì. Đến khi giá cổ phiếu giảm quá thì cũng lại tại thị trường không có… mắt.

Trước đây, đã từng có vị chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng “nổ” tới mức đòi thị trường phải trả cho cổ phiếu doanh nghiệp mình tới “chấm nọ chấm kia”. Khi giá không được như ý thì đích thị nhà đầu tư không hiểu được giá trị thực. Hãy bán hết các cổ phiếu khác, chỉ mua cổ phiếu của doanh nghiệp tôi, mua nhanh kẻo hết là những lời hô hào như bán rau ngoài chợ chỉ khiến nhà đầu tư cảm thấy tức cười.

Đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp lãi cả ngàn tỷ đồng mà họ không hưởng được mức cổ tức tiền mặt cao hơn lãi suất ngân hàng, không được hưởng lợi từ giá thị trường thì cũng không được xem trọng bằng những mã “nhỏ” nhưng quanh năm dậy sóng.

Giá cổ phiếu giảm khiến liên tục gần đây xuất hiện nhiều những lời trần tình của lãnh đạo doanh ngiệp lẫn lời than vãn của cổ đông. Cứu giá hay không, cứu bằng cách nào là câu hỏi được đá đi đá lại giữa hai bên. Lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết giấu tên xót xa cho rằng “người nên cứu là chính chúng tôi vì chúng tôi là những người bị tổn thương nhiều nhất khi cổ phiếu mất giá”.

Ngược lại, không ít ý kiến từ phía cổ đông, đa phần là cổ đông nhỏ lẻ, lại cho rằng hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty niêm yết mà không có những hành động thiết thực là “mang tội với cổ đông”. Nói trắng ra là cổ đông đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải cứu giá, chẳng hạn mua lại cổ phiếu quỹ chứ không nên dừng lại ở lời kêu gọi.

Thực tế của thị trường đã cho thấy nhưng bức “tâm thư” hầu như không có tác dụng.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HBC từng “than”: “Lẽ nào một công ty có tài sản cũng như doanh số hơn 100 triệu USD chỉ có giá trị thị trường chưa đầy 20 triệu USD?”. Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBA từ khi cổ phiếu giá 5.900 đồng đã kêu gọi cổ đông đừng bán rẻ và nỗ lực giúp cổ đông bằng cách chưa có tiền lệ: cổ đông có thể ủy thác cho doanh nghiệp bán giúp cổ phiếu giá 10.000 đồng. Đến giờ SBA đã về dưới 4.000 đồng mà chưa rõ kế hoạch tiến triển đến đâu.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị SAM cuối tháng 11 cũng than rằng giá SAM 5.000 đồng là quá vô lý, rồi giá HPC quá thấp so với giá trị thực. Thế nhưng giải pháp nào “cứu giá” thì cũng chỉ là nâng cao hiệu quả hoạt động, cố gắng không lỗ năm nay.

Bất ngờ hơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SMC lại cho rằng mua cổ phiếu quỹ lúc giá thấp là “thu lãi trên lưng cổ đông”. Có lẽ nhà đầu tư sẽ choáng khi nhận thấy sự hảo tâm này. Ngay cả việc bỏ tiền thực ra mua cổ phiếu quỹ còn chưa biết hiệu quả đến đâu, thì những lời kêu gọi hay trần tình càng lạc lõng.

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) mới đây có lời kêu gọi doanh nghiệp niêm yết đưa ra giải pháp “an ủi” cổ đông để năm nay có gì đó mà… ănttết. Cổ tức tiền mặt là giải pháp tốt vì nếu doanh nghiệp thực sự có giá trị, làm ăn tốt, tiền mặt nhiều, cớ sao cứ “đùn” giấy cho cổ đông?

Điều tréo ngoe là dù lãnh đạo cho rằng giá cổ phiếu thấp vô lý, nhưng tiền mặt trả cổ tức lại không có, hoặc quá thấp. Phong trào tìm kiếm cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức tiền mặt trên thị giá cao hơn lãi suất ngân hàng đang đi vào ngõ cụt vì số doanh nghiệp xin hoãn hoặc ngâm cổ tức vì thiếu nguồn. Rõ ràng quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận tiền tỷ không có nghĩa là cổ đông sẽ được hưởng một cách trọn vẹn.

Đầu tư dàn trải, mơ mộng một quy mô doanh nghiệp hoành tráng lúc thị trường hưng phát là điểm chung của rất nhiều lãnh đạo. Huy động vốn ồ ạt nhưng hiệu quả của đồng vốn đầu tư không tương xứng thì cổ phiếu tất yếu bị thị trường định giá lại. Đó là hành động bình thường chứ không phải thị trường đang tỏ ra vô lý một cách mù quáng.

Một điểm dễ thấy là nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, sử dụng vốn cổ đông một cách hiệu quả, dòng tiền mặt dồi dào, sẵn sàng trả cổ tức tiền mặt tốt hơn lãi suất ngân hàng thì làm sao thị trường lại có thể định giá cổ phiếu quá thấp?

“Giá cổ phiếu xuống, cổ đông đã vô tình "tặng" những thành quả của mình cho người đến sau một cách rẻ mạt. Còn chúng tôi hoàn toàn có thể đối diện với nguy cơ xa rời doanh nghiệp… Khi đại chúng hóa công ty, chúng tôi đã kỳ vọng rằng, đó sẽ là cơ hội để huy động được nhiều vốn hơn, để có tiền biến những giấc mơ của doanh nghiệp thành hiện thực. Nhưng… giấc mơ chưa thành thì có thể chúng tôi đã mất doanh nghiệp”. Tâm tư của một lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết giấu tên nói trên cũng là “bệnh” phổ biến của những lãnh đạo muốn níu giữ quyền lực đối với doanh nghiệp. Lãnh đạo một công ty đại chúng có thể mất chức nhưng không có nghĩa là mất trắng doanh nghiệp, vì sở hữu vốn cổ phần vẫn nằm trong tay họ. Cái mất đi chỉ là quyền lực.

Tuy nhiên, nếu đã chọn con đường của một công ty đại chúng thì điều đó là bình thường. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ là một cổ đông trong công ty - dù có thể là cổ đông lớn. Nhưng nếu lãnh đạo đó không đem lại lợi nhuận cho cổ đông thì cổ đông có thể lựa chọn người lãnh đạo khác. Chỉ có những người ham mê quyền lực mới đánh đồng việc giữ quyền lãnh đạo với việc sở hữu doanh nghiệp.
 
Tổng thống Hàn Quốc : Một tấm gương sáng để các nhà lãnh đạo nên đọc để Suy nghĩ với lương tâm XIN CHUYỂN TIẾP VÀ MỜI CÁC BẠN ĐỌC

Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc


Tổng thống kể lại quãng đời tuổi thơ gian khó cũng như nguồn cảm hứng để ông có thể làm việc hết mình khi ở đỉnh cao quyền lực.
Từ ngày 1.11, cuốn hồi ký bằng tiếng Anh The Uncharted Path (tạm dịch: Lối đi không dấu chân người) của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak được xuất bản tại Mỹ, theo Korea Times. Sách phần lớn được dịch từ cuốn hồi ký bằng tiếng Hàn " Không có thần thoại "được xuất bản vào năm 1995, nhưng có thêm những câu chuyện từ khi ông Lee rời Tập đoàn Hyundai để làm thị trưởng Seoul rồi làm tổng thống cho đến nay.
Ông Lee Myung-bak khi còn học trung học cơ sở - Ảnh: Korea Times
Uống nước để lấp bao tử
Trong cuốn hồi ký, ông Lee kể rằng vào tháng 8.1945, khi quân Nhật bị đánh bại, gia đình ông Lee rời khỏi Osaka, Nhật Bản để trở về thành phố Pohang, đông nam bán đảo Triều Tiên. Trên đường về, phà chở gia đình ông cùng nhiều người khác bị lật, rất may mọi người được cứu sống nhưng tất cả tài sản mà họ dành dụm được đều bị cuốn trôi. Khi đó cậu bé Lee Myung-bak mới 4 tuổi. Đến khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra vào năm 1950, cha ông mất việc, gia đình phải chuyển đến một ngôi đền cũ dưới chân núi để trú ngụ cùng nhiều gia đình khác. Ông Lee nhớ lại: “Xung quanh chúng tôi là tiếng khóc của trẻ con, tiếng cãi vã của người lớn và tiếng rên rỉ của người bệnh đang nằm. Cái khổ nhất phải chịu đựng là cơn đói triền miên. Đói tới quặn ruột”.
Trong những ngày đó, bữa ăn của gia đình ông chủ yếu là bã rượu vì đó là thứ mà gia đình có khả năng mua. Khi đến trường, ông không có cơm trưa để ăn. “Trong lúc những đứa trẻ khác ăn trưa, tôi hay đi đến vòi nước để lấy nước lấp đầy bao tử. Tôi nhớ rằng mình đã uống nước đến khi bụng trương lên, và rồi nhận ra dù uống bao nhiêu đi nữa, nước không bao giờ làm bạn no. Vào những ngày đóng học phí, tôi hay bị kêu về nhà để lấy tiền đóng. Mỗi khi việc này xảy ra, tôi chỉ đi lên ngọn đồi phía sau trường và đứng ở đó một lát, vì về nhà cũng chẳng có tiền. Sau một lúc thì tôi trở lại trường và xin giáo viên cho gia hạn”.
Ông không có tiền đi học là do ba ông từ khi còn làm ở Nhật đã gửi tiền cho bác để nuôi con bác ấy ăn học. “Tôi không trách ông ấy, nhưng khi nhìn lại quả thật đó là thời gian khó nhọc đối với trẻ con. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Thay vào đó, cái nghèo đã làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn”. Trước khi vào lớp 5, Lee Myung-bak đã làm mọi thứ để kiếm tiền, như làm que diêm và bánh bán cho binh sĩ. Ông thường chịu đói nhưng vẫn tiếp tục đi học, dù mỗi ngày phải đi bộ tới 4 giờ.
Bị liệt vào danh sách đen
Khi còn là sinh viên, chàng thanh niên Lee Myung-bak từng phải ở tù về tội “kích động chống nhà nước”. Sau khi ra tù, ông được tốt nghiệp mà không cần phải hoàn tất những môn học bỏ lỡ. Ông giải thích: “Lý do là họ muốn tống tôi ra khỏi trường càng nhanh càng tốt vì không muốn tôi gây thêm rắc rối”. Cũng do có tiền án, ông đã nộp đơn vào nhiều công ty nhưng không qua được vòng phỏng vấn vì bị kiểm tra “lý lịch”.
Sau đó, ông viết thư gửi Tổng thống lúc đó là Park Chung-hee. “Trong thư, tôi giải thích tại sao tôi trở thành chủ tịch hội đồng sinh viên và hướng dẫn các cuộc biểu tình. Tôi chỉ ra rằng mình tìm việc rất khó khăn. Tôi kết thúc thư bằng cách chỉ trích gay gắt hành vi của nhà nước trong việc xem quá khứ để cản tôi thực hiện ước mơ”, ông viết.
Vài ngày sau, ông được ông Lee Nak-sun, thư ký của Tổng thống Park hẹn gặp. Thư ký Lee nói rằng ông đáng bị trừng phạt để làm gương cho những sinh viên muốn biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên, kết thúc cuộc gặp, ông Lee hỏi ông có muốn đi du học theo học bổng nhà nước hoặc làm việc tại công ty nhà nước hay không. “Tôi đáp lại là không. Tôi không thể chấp nhận củ cà rốt mà chính phủ ban phát cho tôi... Trước khi chúng tôi chia tay, tôi nói với ông ấy: Nếu nhà nước cản trở một công dân tự kiếm sống thì tôi phải nói rằng nhà nước đã nợ công dân đó rất nhiều. Tôi mong ông nhớ điều đó”. Đến tháng 7.1965, ông được nhận vào làm nhân viên của Công ty xây dựng Hyundai sau khi qua vòng phỏng vấn và trở thành Chủ tịch Hyundai vào năm 1988.
“Tiếp tục phục vụ”
Đến năm 1992, ông Lee rời công ty để bước chân vào con đường chính trị, gia nhập đảng Tự do Dân chủ. Ông đắc cử chức Thị trưởng Seoul năm 2002 và sau đó giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 19.12.2007. Ngay sau khi nhận được chi phiếu tiền lương đầu tiên cho chức vị tổng thống của mình vào ngày 10.3.2008, ông lập tức tuyên bố dành toàn bộ lương hằng tháng (khoảng 14 triệu won - tương đương hơn 210 triệu đồng) để tặng cho người nghèo trong suốt nhiệm kỳ 5 năm.
Đến tháng 7.2009, ông công bố thành lập một quỹ từ thiện trong đó ông ủng hộ 33,1 tỉ won (gần 500 tỉ đồng). “Tôi không bao giờ quên được những người đã chìa tay ra giúp đỡ cậu thanh niên nghèo vượt qua khó khăn trong khi họ cũng nghèo. Và tôi biết đối với tôi, cách tốt nhất để đền đáp lại lòng tốt đó là cho lại xã hội những gì tôi kiếm được”, Korea Times dẫn lời ông Lee. Trong cuốn hồi ký mới, ông cho biết sẽ dùng quỹ từ thiện này để hỗ trợ những thế hệ trẻ đang chịu cảnh nghèo như ông đã gặp cách đây 5 thập niên.
Ông Lee, 69 tuổi, tiết lộ rằng bà mẹ quá cố của ông có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời ông. Bà luôn muốn các con mình làm việc chăm chỉ, phục vụ và thương yêu người khác. Có lẽ vì thế mà ông chia sẻ: “Trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, tôi sẽ luôn nhớ vinh dự lớn là phục vụ. Sau khi về hưu, tôi sẽ tiếp tục phục vụ... Tôi sẽ tham gia việc giáo dục trẻ con về tầm quan trọng của sự phát triển xanh, bền vững và việc bảo vệ môi trường”.
 
Thanh khoản được giữ ổn định so với phiên trước đó.

Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HSX khoảng 57.7 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 838.12 tỷ đồng. Tương tự khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng bên HNX khoảng 30.5 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 248.95 tỷ đồng.

Cả 2 sàn đều hồi phục ngay từ đầu phiên nhờ sự hỗ trợ của các mã có vốn hóa lớn, sau đó có phần chững lại và tiếp tục gia tăng vào cuối phiên. Đặc biệt hàng loạt các cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng trần như AVS, GBS, KLS, HPC, SHS và không còn dư bán.

Mặc dù tăng điểm nhưng khó có thể nói đây là phục hồi bền vững, bởi tâm lý nhà đầu tư còn rất bi quan, và cũng nhiều người nhân cơ hội này để chốt hàng giá cao. Những thương vụ giao dịch thỏa thuận lớn không rõ đối tượng mua bán liên tục trong thời gian gần đây vẫn đặt ra dấu hỏi lớn cho giới đầu tư. Khác với những phiên trước đó, giao dịch thỏa thuận đặc biệt nhất ở phiên ngày hôm nay không phải là STB mà là OGC với 10 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Ngoài ra còn có VIC( 2.15 triệu cổ phiếu), STB(8.55 triệu cổ phiếu), REE, RAL, SBS cũng hơn triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
 
Chiều thứ ba 27/12 giá dầu trên thế giới đã gia tăng thêm 2%, vượt qua 100 đô la/thùng sau khi Iran hăm dọa sẽ ngăn chận dầu hỏa thế giới đi qua eo biển Hormuz.

Mối hăm dọa này phát xuất từ việc Iran trả đũa vụ các đòn trừng phạt mà phương Tây nhắm vào xứ này nhằm hạn chế số dầu hỏa xuất cảng của họ.

[Một nhà máy khai thác dầu tại Arab Saudi. Photocourtesy: AFP]

Một nhà máy khai thác dầu tại Arab Saudi. Photocourtesy: AFP

Phó Tổng Thống Iran Mohammad Reza Rahimi nói: “Nếu dầu của Iran bị ngăn chận thì cũng chẳng có giọt dầu nào đi qua được eo biển Hormuz của chúng tôi”. Hiện nay Iran đang tiến hành tập trận trong vùng eo biển này.

Tin thông tin của cơ quan U.S.Energy Information Agency (EIA) thì trong năm 2009 có đến 15 triệu thùng dầu qua eo biển này mỗi ngày, chiếm 1/6 của tổng số dầu hỏa sản xuất ra trên thế giới và chiếm 1/3 tổng sản lượng dầu lưu hành trao đổi trên thế giới.

EIA gọi “eo biển Hormuz là cái nút chận về dầu hỏa quan trọng nhất thế giới”. Đa số lượng dầu qua eo biển này là đến thị trường Châu Á. Nhưng vì dầu hỏa là hàng hóa toàn cầu, chỉ cần một nơi bị khó khăn là giá dầu toàn thế giới bị ảnh hưởng ngay lập tức.

Có tin quân đội Iran đã “làm khó dễ” một trực thăng của phương Tây trên eo biển này trong ngày thứ ba 27/12.

Iran là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất dầu hỏa và tình trạng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Iran ngày càng gia tăng do tháí độ không hợp tác với thế giới của Iran, nhất là về chuyện thanh tra tham vọng thủ đắc vũ khí nguyên tử của xứ này cứ bị lằng nhằng.
 
Với giá này, cứ tự tin nhập hàng, nếu có giảm giá trị sẽ không đáng kể. OK

em ráng nhập KTS nha em
 
SSI và KTS

Chủ tịch SSI: Năm 2012, giá trị dòng tiền sẽ nhân 4 lần sức mạnh

Giá trị của tiền có thể thấy rõ khi với 1 tỷ đồng lúc này nếu đầu tư có thể sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 4-6 tỷ đồng chỉ cách đây 3 năm trước.
Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng Những khó khăn vĩ mô của kinh tế thế giới và Việt Nam đã khiến TTCK suy thoái nghiêm trọng hơn 2 năm qua và chưa rõ dấu hiệu phục hồi ổn định trong năm tới, 2012. Nhưng trong cách nhìn của Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng, khi trao đổi với NDHMoney, thì chính sự suy giảm quá đà đó khiến cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp tốt đang ngày càng lộ diện. Sức mạnh của dòng tiền đang ngày càng rõ nét khi giá trị 1 tỷ đồng lúc này nếu đầu tư có thể sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 4-6 tỷ đồng cách đây 3 năm.

Năm 2011 khép lại với rất nhiều khó khăn, rất nhiều trăn trở. Nếu nói về một điểm sáng của năm 2011, ông sẽ nói điều gì?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Điểm sáng lớn nhất của năm 2011 là nền kinh tế đã không để xảy ra sự đổ vỡ đáng kể nào. Đó là một nỗ lực lớn đáng ghi nhận, khi Chính phủ điều hành nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát rất cao (gần 19%) và lãi suất lên tới 18-26%/năm.

Năm 2012, Chính phủ đã công bố thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát xuống dưới 10%, giảm lãi suất và phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%. Mục tiêu này sẽ tiếp tục là một thách thức, vì thực tế, dù đã có dấu hiệu cải thiện hơn vào những tháng cuối năm 2011, nhưng khả năng cân đối được các chỉ tiêu kinh tế lớn vẫn là một câu hỏi ngỏ chờ lời giải đáp vào năm 2012.

Như ý ông thì sang năm mới, nền kinh tế vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức cũ?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Đúng vậy. Năm 2011, để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, Chính phủ đã kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ. Lãi suất ngân hàng tăng quá cao trong năm ngoái đã làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả hoạt động của đại đa số doanh nghiệp.

Năm 2012, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%, nên cũng đã phát đi thông điệp sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt. Từ định hướng này có thể thấy nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, sẽ vẫn khó tiếp cận được dòng vốn tín dụng từ ngân hàng. Thị trường bất động sản vì thế có thể sẽ còn suy giảm và có thể sẽ khó khăn hơn cả năm 2011 khi chưa thấy có dấu hiệu cải thiện căn bản về tính thanh khoản và giá bất động sản trong năm này.

Nếu nói thị trường bất động sản của năm 2011 và năm 2012 là suy thoái và suy thoái chưa thấy điểm dừng, thì TTCK nên được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Cũng như các TTCK quốc tế, diễn biến của TTCK Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các tín hiệu kinh tế vĩ mô. Năm 2011, hai chỉ số chứng khoán tại Việt Nam đã suy giảm rất mạnh, VN-Index giảm 34%, còn HNX-Index giảm trên 50%, khiến giá cổ phiếu, nhất là cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt, đang trở nên quá rẻ. P/E của TTCK Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2011 chỉ còn 5 lần, là mức thấp nhất so với các TTCK quốc tế.

Sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cộng với chính sách thắt chặt tín dụng tại Việt Nam khiến dòng tiền đầu tư năm 2012 là rất hạn chế, nhưng tôi cho rằng, năm 2012 là thời điểm dòng tiền thật có cơ hội chọn lọc và quay trở lại những doanh nghiệp tốt trong các ngành kinh tế cơ bản của Việt Nam. Cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt trong các ngành cơ bản như nông nghiệp, thủy sản, tiêu dùng, viễn thông... vẫn có khả năng hút vốn và phục hồi.

Dòng tiền thật ở đâu, thưa ông? Vì sao ông tin rằng, dòng tiền này sẽ chảy vào chứng khoán?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Dù trải qua một năm 2011 nhiều khó khăn, nhưng không phải tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đều cạn kiệt. Dòng tiền vẫn còn rất nhiều, tại những chủ thể có khả năng cân đối tài chính và không chịu áp lực vốn vay. Giá trị của tiền có thể thấy rõ khi với giá trị 1 tỷ đồng lúc này nếu đầu tư có thể sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 4-6 tỷ đồng chỉ cách đây 3 năm trước.

Tôi tin dòng tiền sẽ chảy vào chứng khoán, vì nếu chọn được doanh nghiệp tốt - những doanh nghiệp đứng vững ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất - thì việc đầu tư là an toàn và có khả năng sinh lợi là cao khi thị trường hồi phục.

Thông điệp từ Bộ Tài chính cho biết, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, năm 2012 sẽ là năm tái cấu trúc toàn diện TTCK Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng thị trường và bước thực thi quá trình tái cấu trúc này?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Hiện trạng TTCK đang ở mức đáng lo ngại, không chỉ vì giá cổ phiếu suy giảm quá đà, mà điều quan trọng nhất, TTCK đã không thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn của doanh nghiệp.

Năm 2012, việc TTCK có thực hiện được chức năng này hay không là một thách thức, không chỉ bởi bản thân các doanh nghiệp, vì môi trường kinh doanh khó khăn nên không đủ sức hấp dẫn, mà còn bởi niềm tin của nhà đầu tư đang bị suy giảm nặng nề.

Bước vào năm 2012, việc Bộ Tài chính phát đi thông điệp tái cấu trúc toàn diện TTCK là rất cần thiết, để khôi phục những chức năng cơ bản của thị trường này và lấy lại niềm tin của công chúng. Tuy nhiên, theo tôi, quá trình tái cấu trúc sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu được thực hiện một cách minh bạch và quyết liệt trên cơ sở pháp luật nghiêm minh và rõ ràng. Tái cấu trúc là phải chấp nhận cho đổ vỡ những thực thể đáng đổ vỡ mới có thể tránh việc lây lan cả hệ thống, mới có thể khuyến khích những chủ thể tốt nhân rộng và vươn lên.

Xin cảm ơn ông!




gửi anh Hưng

Anh từng quát vào mặt nhân viên nữ SSI ra đường mà tìm khách , tụm 5 tụm 3 ở SII làm quái gì

em tin anh sẽ nhân 3 nhân 4 gì đó

nhưng mà trước mắt con KTS của em nhân 10 đã

cảm ơn anh Hưng
 
TT bắt đầu vào vùng đáy rồi, tùy các bác quyết định hành vi nhé. Các tín hiệu:

- Cuối năm bà con chốt tiền để khỏi sợ mất tết (tâm lý khi TT đi xuống)
- Gần hết năm dương lịch và âm lịch rồi nên các chỉ số sẽ được reset lại, coi như chia ván mới.
- Rất nhiều doanh nghiệp sắp chết, nếu ko cứu các cụ ấy hết miếng ăn. Cho nên đầu năm sẽ thả lỏng tiền tệ chút. Nếu CPI tăng thái quá thì cuối năm sẽ siết để làm đẹp báo cáo với chính phủ và nhân dân.
- KHÔNG BAO GIỜ BẮT TRÚNG ĐÁY, nếu bắt trúng đáy thì đã giàu to.
- Các đại gia, tay to... bắt đầu sốt ruột rồi: Anh Hưng, anh Đức, chị Hương...
- EM ÂM THẦM GOM HÀNG ĐƯỢC 5 PHIÊN
 
Việt Nam: Thâm hụt thương mại ở mức thấp nhất từ 10 năm qua


Theo dự báo của cơ quan thống kê nhà nước được công bố ngày 28/12/2011, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm đã giảm mạnh còn 9,5 tỉ đô la. Đây là mức thâm hụt thấp nhất kể từ 10 năm qua, sau một năm hoàn toàn thay đổi chính sách kinh tế.

Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, doanh số xuất khẩu là 96,2 tỉ đô la, tăng 33%, còn tổng giá trị nhập khẩu là 105,7 tỉ đô la, tăng 24,7%. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản như gạo và cà phê, còn hàng nhập khẩu đa số là thiết bị và vật liệu cho sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng giải thích, Việt Nam đã kiểm soát được tình trạng thâm hụt thương mại một cách hiệu quả, nhờ vào các biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ và chi tiêu công, cũng như việc hạn chế nhập khẩu các loại hàng xa xỉ. Nhưng ông cũng cảnh báo là thâm hụt thương mại có thể lại tăng lên đến 13 tỉ đô la trong năm 2012.

Vào đầu năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá, để tái kiểm soát nạn lạm phát, vốn lên đến trên 18% trong năm 2011, cũng như tình trạng thâm hụt thương mại, và đồng tiền quốc gia đang sụt giá mạnh. Chính quyền đã đưa ra một loạt các biện pháp ổn định, đặc biệt là việc tăng lãi suất, giảm đầu tư công.

Hãng AFP nhắc lại, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2010 là 12,4 tỉ đô la so với năm 2009 là 12,8 tỉ đô la, còn mức thâm hụt kỷ lục vào năm 2008 lên đến 17 tỉ đô la.
 
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2011 sụt giảm chỉ còn 5,9%
Giá sinh hoạt tại Việt Nam vẫn cao : tỷ lệ lạm phát năm lên đến 18,6%, mức cao nhất châu Á (Reuters)
Giá sinh hoạt tại Việt Nam vẫn cao : tỷ lệ lạm phát năm lên đến 18,6%, mức cao nhất châu Á (Reuters)
Thanh Phương

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố hôm nay 29/12/2011, trong năm nay, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 5,9%, thấp hơn so với mức 6,8% của năm ngoái. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này là do Ngân hàng Nhà nước đã tăng các lãi suất nhằm kềm chế mức lạm phát đã tăng vọt trong năm 2011.

Hậu quả của việc tăng lãi suất nhằm kềm chế mức lạm phát là số khoản vay và đầu tư giảm mạnh, làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam năm nay sụt giảm cũng một phần là do các biện pháp của chính phủ nhằm giảm đầu tư công và thâm hụt ngân sách.

Chính phủ Hà Nội ban đầu đề ra chỉ tiêu kềm chế lạm phát 2011 ở mức 7%, sau đó đã điều chỉnh lên thành 17%, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được chỉ tiêu này, vì tỷ lệ năm nay lên đến gần 18,6%, mức cao nhất châu Á. Đây là năm thứ hai mà chính phủ Việt Nam thất bại trong việc kềm chế lạm phát ở mức dưới 10%, vì trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát đã là 11,8%.

Trong khi đó, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 đã giảm mạnh, xuống còn 9,5 tỷ đôla, mức thấp nhất từ một thập niên qua. Kết quả này là do tác động của việc chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm chi tiêu công và hạn chế nhập khẩu xa xỉ phẩm.

Chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam đề ra cho năm 2012 là đạt mức tăng trưởng từ 6 đến 6,5% và kềm chế lạm phát ở mức 9%.
 
Cả 2 sàn tăng nhẹ đầu phiên, sau đó chìm trong sắc đỏ do áp lực bán gia tăng mạnh dần. Tuy nhiên kết thúc phiên hai sàn chỉ giảm nhẹ nhờ sự hỗ trợ của các mã có vốn hóa lớn như VNM,MSN, PDR, PNJ, VCB….

Có khả năng phiên áp chót cuối cùng của năm được nâng đỡ để giúp thị trường không giảm mạnh. Thanh khoản chỉ được gia tăng mạnh vào cuối phiên nhờ giao dịch thỏa thuận của 17 triệu cổ phiếu OGC và 3.7 triệu cổ phiếu STB. Khối ngoại có một phiên mua ròng khiêm tốn và trải đều vào các mã như KTS,JVC, IJC, SSI, REE, HVG, FPT…
 
sáng hôm nay "họ " lại hứa qua Tết âm lịch sẽ giảm lãi suất , lại hứa và bây giờ thì ít ai nghe mà họ chỉ nhìn . Không nghe mà nhìn :"họ " làm , đó là nguyên tắc hiện nay.
 
KTS và thằng điên

Triều Tiên công kích Hàn Quốc, tuyên bố không thay đổi chính sách

Triều Tiên hôm nay loại trừ khả năng thay đổi chính sách và liên hệ gì với chính phủ Hàn Quốc hiện nay của “kẻ phản bội” Lee Myung-Bak. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi con trai của cố Chủ tịch Kim Jong-il được công bố là tân lãnh đạo tối cao.

Triều Tiên có đội quân lớn thứ năm thế giới, với 1,2 triệu binh sỹ.

“Chúng tôi long trọng và tự hào tuyên bố với các chính trị gia ngu ngốc trên thế giới, trong đó có cả những con rối Hàn Quốc, rằng họ không nên mong đợi bất kỳ thay đổi nào từ chúng tôi”, Ủy ban quốc phòng Triều Tiên (NDC) cho hay trong tuyên bố được đăng tải trên hãng thông tấn chính thức của nước này.

Triều Tiên sẽ “từ chối liên hệ với kẻ phản bội Lee Myung-Bak và nhóm của ông ta mãi mãi”, tuyên bố có đoạn.

NDC, trước đây do cố Chủ tịch Kim Jong-il đứng đầu, là cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Triều Tiên. Con trai của cố Chủ tịch Kim, Kim Jong-un, đã được tuyên bố là “lãnh đạo tối cao của đảng, quân đội và người dân” trong lễ truy điệu lớn vào ngày hôm qua.

“Thế giới sẽ thấy rõ hàng triệu binh sỹ và người dân của chúng tôi, những người đã đoàn kết vững chắc dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo vĩ đại, đồng chí Kim Jong-un để biến đau buồn thành lòng can đảm và biến nước mắt thành sức mạnh, sẽ gặt hái được chiến thắng cuối cùng như thế nào”.

đúng giọng của thằng điên

Tại sao bon Bắc Triều tiên nói như vậy mà không ngượng mồm?
Tại sao tụi nó nói thô bỉ như vậy mà dân Bắc triều tiên vẫn tin ?

Vì bon này chả có gì ngoài mấy cái dự án nguyên tử
thứ đó phương tây có đầy
chứ mà có cái gì ngon ngon ăn nói như vậy chắc ko quá 6 tháng
nói chung đánh nhau với nhà giàu chứ nghèo đến cá mà phải phát như thằng này thì đánh nó làm gì cho phí
nghe nói chửi bậy vài câu có chết gì ai

Giọng điệu của trẻ con. Ngoại trưởng Mỵ gọi triều tiên là đứa con nít ngỗ ngược, cấm sai

Loại này cứ thả núc cho chết mẹ hết đi, sống thêm bẩn đất nhân loại.

Bánh quay của lịch sử: TU NI DI, AI CẬP, LI BI, Si RY, I RAN, BBT, CU BA, VEN NUA ZÊ LA, KHỰA tiến bước

Mặc dù miệng luôn nói căm ghét Mỹ nhưng khi chết Kim Jong Il lại đòi đưa xác mình trên chiếc xe Lincoln Continential 1976 của ..........Mẽo chứ không chịu nằm trên chiếc xe của tàu hay ngố. Chắc anh Kim nhà ta cũng sợ xe tàu dễ bị cháy như ở VN.
 
Các bác nghĩ sao về đề nghị của ông (bà) tiến sĩ này

Các bác nghĩ sao về đề nghị của ông (bà) tiến sĩ này:

Mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng có còn phù hợp?

Điều 10, Luật Chứng khoán qui định “Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam”. Điều 10 và 10.000 đồng cần phải được xem xét lại càng nhanh càng tốt, cho dù nó đã được đưa vào Luật. Nếu không có những điều chỉnh thích hợp đối với “mệnh giá” của cổ phiếu thì đây sẽ là rào cản gây nhiều hệ lụy cho thị trường chứng khoán Việt Nam.


- Thứ nhất: Hiện tại giá giao dịch của hầu hết các cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn Hà Nội và TPHCM đều nằm dưới mệnh giá, giao động bình quân từ 3.000 đồng – 7.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí có mã cổ phiếu chỉ giao dịch ở mức 600 đồng/cổ phiếu, rẻ hơn bó hành bán ở chợ, và đang tiến tới thuật ngữ "mớ giấy lộn”.
Trong khi các nhà đầu tư phải bỏ vốn ra mua cổ phiếu với mức giá khởi điểm bắt buộc theo luật khi doanh nghiệp chào bán ra công chúng (IPO) là 10.000 đồng/cổ phiếu, thì nay chỉ bán được 600 đồng/cổ phiếu. Vậy còn ai mặn mà với giá cổ phiếu IPO là 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi hầu hết các cổ phiếu hiện đang được giao dịch dưới mệnh giá thì tội gì phải mua 10.000 đồng/cổ phiếu?
- Thứ hai: Đáy của cổ phiếu đã được thiết lập ở mức giá 600 đồng/cổ phiếu (đ/cp) thì nó sẽ còn thiết lập đáy thấp hơn nữa, giả định ở mức 1 đ/cp. Thế nhưng tiền đồng hiện nay không có mệnh giá loại 1 đồng. Như vậy cách giao dịch cổ phiếu với giá 1 đồng và thậm chi là vài xu cũng cần phải có qui định? nếu không sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư và đơn vị kinh doanh chứng khoán trong vấn đề hạch toán và giao dịch.
- Thứ ba: Nếu chúng ta cho rằng vào thời điểm này, giá các loại cổ phiếu đã trở về đúng giá trị thực của nó, ví dụ giá 600 đ/cp là giá trị thực mà doanh nghiệp có thể trả cổ tức dựa trên mênh giá này, thì rõ ràng con số 10.000 đ/cp lại là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp phải trả cổ tức dựa trên mệnh giá 10.000 đồng theo qui định chứ không dựa trên giá giao dịch thực tế 600 đồng. Nghĩa là chúng ta không thể đánh đồng mệnh giá 10.000 đ/cp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khi IPO, mà nên có sự phân hạng doanh nghiệp cùng với “mệnh giá” có thể khi IPO nhằm bảo vệ nhà đầu tư và doanh nghiệp trước những đợt khủng hoảng kiểu như thế này có thể xảy ra trong tương lai.
- Thứ tư: do trào lưu tâm lý "bầy đàn", nên hiện tại nhiều mã cổ phiếu làm ăn tốt cũng bị đám đông kéo xuống, cho dù họ trả cổ tức dựa trên mệnh giá 10.000 đ/cp với mức 15% đến 20%/năm (khá cao trong thời buổi hiện nay). Trong khi giá giao dịch cổ phiếu của họ trên sàn chỉ ở mức 6.500 đ/cp (như một số mã cổ phiếu ngân hàng nếu so sánh với lãi tiền gửi tiết kiệm là 14%/năm). Giả sử trước đó, các nhà đầu tư may mắn mua được giá 10.000 đ/cp khi các ngân hàng IPO, thì nay, dù ngân hàng trả cổ tức 20%/năm cũng không thể bù đắp được phần mất vì giá giao dịch chỉ còn 6.500 đ/cp. Vì vậy nếu không qui định về mức giá giao dịch sàn (giá đáy) thì chắc chắn nó sẽ trở thành rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. Bởi các nhà đầu tư coi mức giá 6.500 đ/cp đối với cổ phiếu ngân hàng hay 4.000 đ/cp đối với cổ phiếu doanh nghiệp khác là hợp lý chứ không thể là 10.000 đ/cp như qui định, thì rõ ràng giá 10.000 đ/cp là quá xa xỉ.
- Thứ năm: trong điều kiện thị trường chứng khoán lao dốc không phanh như hiện nay, nếu 1 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, giả sử giá đấu thành công là 10.000 đ/cp đúng bằng mệnh giá, và nhân viên của doanh nghiệp được mua với giá ưu đãi bằng 60% giá đấu thành công tức 6.000 đ/cp, thì giá 6.000 đ/cp sẽ kéo ngay giá của cổ phiếu xuống còn 6.000 đ/cp ngay phiên giao dịch tiếp theo. Vậy trong hoàn cảnh này, ai thiệt và ai mất, có lẽ trước hết là nhà nước thiệt, rồi đến nhà đầu tư thiệt nếu giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc.
Từ thực tế trên, điều 10 và 10.000 đồng/cổ phiếu cần phải đươc các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét lại. Vài trò huy động vốn dài hạn của thị trường chứng khoán chỉ phát huy khi các rào cản kỹ thuật được đưa ra kịp thời nhằm tạo lực đỡ cuối cùng cho thị trường, trong đó giá giao dịch sàn đối với cổ phiếu cần phải được tính đến.
Tiến sĩ Tôn Thanh Tâm
tbktsg

Con lạy mấy bố họ Tôn "lò" !
Cái TTCK vịt ngan này cái nó cần là sự minh bạch đàng hoàng mấy bố đừng rửng mỡ vẽ bòy nặn bụt nữa ,đừng vẽ đường cho hươu chạy nữa. DN muốn huy động vốn thì LĐ hãy làm tốt công việc điều hành doanh nghiệp ,ko lợi ích nhóm ,công khai minh bạch và hoạt động kd có hiệu quả thì cp mệnh giá 1k 10k hay 100k cũng vẫn phát hành đc và ko ảnh hưởng gì QL các nhóm cđ. Còn cái lí thuyết bỏ mệnh giá để cào cấu phát hành giấy lộn thì các bố họ Tôn mang đi chỗ khác mà vẽ nhá. Nói thật, Các bố mang danh này nọ mà Vô tích sự quá!
Bọn này ko phải tiến sĩ, mà là Xiến Tĩ - bị cắt mất cái tĩ rồi!
Cái thằng hay con tiến sĩ này chắc chắc là bằng giả, ngu như con bò

Thằng này khoá sau lại được vào đại biểu quốc hội rồi.

ông này sao cũng được coi là TS nhỉ, chỉ kể lể ra cái ai cũng biết còn xử lý thế nào thì không thấy nói gì?.....cái mệnh giá chẳng qua như là một đơn vị đo mang tính ước lệ các phần giá trị của DN, còn giá cả hay giá thị trường nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có 2 yếu tố quan trọng là cung cầu và giá trị của DN. Cái cần xem xét là tại sao TTCKVN lại phi lý đến vậy và vấn đề phải tìm cách để khôi phục đưa về giá trị thực của nó,

Tiến sĩ này có cách nhìn, hiểu và giải thích vấn đề giống Hai Lúa.
Thằng này TS nói mà không nói hết. Thì nói đại thẳng ra tiền VN mất giá nhanh quá ! Hay nói đúng hơn là dân VN bị cướp một cách công khai nhiều năm liền.

chuẩn bị điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu về 2000 đồng cho phù hợp ?
 
Bắc Triều Tiên còn đủ sức làm những gì khác?

dịch từ Newsweek

Thế giới sẽ chờ đợi gì ở Tướng Nhỏ Jong Un?

Cái chết của Kim Jong Il không hề có bất ngờ nào đối với các chuyên gia về Hàn Quốc. Tôi đã viết và nói về điều này, giống như những người khác trong vài năm qua.

Về tình trạng sức khỏe của Kim đã được lưu hành trong các bản báo cáo, tất cả dự đoán cái chết sẽ tới chậm nhất vào năm 2013 dựa trên bệnh án của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên và sự kéo dài quá mức của nó. Các câu hỏi chỉ tăng lên xung quanh việc kế nhiệm và tình hình nội bộ sau cái chết của “lãnh tụ yêu quý”.

Người kế nhiệm là ai?

Từ ngày 8 Tháng Một năm 2009 người ta đã được biết rằng con trai út của Kim – Jong Un, được trang điểm thành người lãnh đạo tương lai của đất nước. Và nó được xác nhận thêm bằng việc bổ nhiệm “Pak Choa”, như cách nói của bạn bè ngồi chung ghế học với Jong Un ở Thụy Sĩ, chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương, vào Ủy ban Trung ương của Đảng lao Động Triều Tiên (PPK), và cuối cùng cuối năm 2010 Tháng Chín, Jong Un được gắn hàm tướng 4 sao, cho dù Jong Un không có bất kỳ kinh nghiệm hoặc qua đào tạo nào trong quân đội.

Công chúng vẫn biết về Jong Un tương đối ít, nhưng thông tin đáng chú ý được tiết lộ là năng khiếu lãnh đạo rất giống với cha mình. Tính năng này chắc chắn sẽ giúp anh ta trong cuộc đấu tranh nội bộ khó khăn và mở đường nắm toàn bộ quyền lực, dù cuộc đấu tranh sẽ không dễ dàng. Mặc dù khi cha vẫn còn sống, người kế thừa tương lai đã chọn những người đáng tin cậy đặt vào các vị trí trong cấu trúc của đảng và quân đội, nhưng vẫn không chắc chắn rằng quá trình tiếp nhận quyền quyền lực sẽ diễn ra trôi chảy.

Sự cạnh tranh quyền lực

Nói về sự kế thừa, những tên gọi khác nhau được đưa ra: Un, Jang Song-taek (chú dượng của Un), Kim Kyong-hui (dì của Un), cũng như từ phía giới quân sự: Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Myong-guk, trong đảng: Kim Ki-nam, và những người khác. Trong khi đó, hoàn toàn bị đẩy ra ngoài lề là con trai cả của Kim Jong Il – Kim Jong Nam và một em trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã chết, Kim Pyong Il (sinh ngày 10/8/1954).

Hai vợ chồng này được xem là những nhân vật quyền lực nhất đỡ lưng cho Tướng Nhỏ - Ảnh của KCNA thực hiện 1/2011

Hầu như ít ai nhớ rằng 3 năm trước đó là Nam được Bắc Kinh hỗ trợ trên con đường giành quyền lực, mặc dù ông bị cáo buộc tội đi Disneyland bằng hộ chiếu giả. Vì lý do này, người ta đã cố gắng loại bỏ Nam và mệnh lệnh này được cho là của Un. Cuộc đảo chính đã bị tình báo Trung Quốc cản trở, còn Nam thì đã tự chế, không chỉ trong ngôn ngữ công khai chỉ trích sự kế nhiệm, mà còn từ bỏ các nỗ lực thừa kế. Nhưng điều này không thay đổi tình hình mà vẫn có những toan tính trong cuộc chơi, nếu như Un gặp phải những trở ngại lớn hơn.

Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ba Lan Kim Pyong Il

Kim Pyong Il đảm nhiệm cương vị ngoại giao tại Ba Lan trong 14 năm, thường nói một cách quả quyết về nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên trong mắt của các nhà lãnh đạo và dư luận quốc tế. Ông là người có trình độ, thích nói, bình tĩnh, rất có khả năng và tạo được sự tin cậy với tất cả – đây chính là tính năng một nhà lãnh đạo thực sự. Mặc dù cơ hội nắm quyền của ông hôm nay không vượt quá 1%, tôi nghĩ rằng Kim Pyong Il chứ không ai khác, sẽ có thể đưa những cải cách khó khăn và thay đổi trong đất nước của ông. Chắc chắn điều này sẽ nhận được sự hỗ trợ quốc tế cần thiết, còn vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính trị ông đã không bao giờ thiếu.

Bình Nhưỡng thực sự trông như thế nào?

Được một số tự do nào đó trong việc đi lại ở Bình Nhưỡng và lang thang hơn một tháng không bị người bám theo trên các đường phố của thủ đô của Bắc Triều Tiên, tôi đã có cơ hội quan sát vài phản ứng và thể hiện lại trong các phim tư liệu, trong các cuốn sách, phóng sự, phúc trình với những người đối thoại của tôi. Điều này thậm chí cho phép đưa ra thiết rằng, sau 8 năm nghiên cứu và đặt ra cho mình những câu hỏi, tôi có thể tự tin rằng mình đọc đúng được các phản ứng của công dân trong chế độ Bắc Triều Tiên. Và nếu vậy, tôi không ngạc nhiên về những giọt nước mắt và có những khoảnh khắc tôi tin điều đó. Đối với nhiều người đây thật sự là nước mắt cá sấu, trưng diễn, cho thế giới bên ngoài, ở những người khác là biểu hiện mối lo lắng chân thành về tương lai, không bao nhiêu của đất nước, mà của riêng họ. Với cái chết nhiều người được hưởng lợi, nhiều người khác thì mất mát.

Người Bắc Triều Tiên vẫn nhớ những gì đã xảy ra sau cái chết của Kim Il Sung vào năm 1994, khi ngay sau đó đã xảy ra làn sóng của nạn đói lấy đi thậm chí từ 1 đến 3 triệu sinh mạng trong một đất nước 23 triệu người. Cho dù thảm kịch này không phải là hậu quả từ cái chết của Chúa Trời, cái tên mà người ta đã gọi Kim Il Sung, ngay cả điều kiện kinh tế của đất nước ngày một suy yếu đi, công dân của CHDCND Triều Tiên vẫn không nhìn thấy. Đối với họ, người chết đã từng cho họ ăn, mặc, cho họ niềm tin vào ngày kế tiếp và với cái chết của ông, mọi thứ đột nhiên trở nên khan hiếm. Người qua đời là người đã bảo vệ đất nước chống lại cuộc tấn công từ bên ngoài, ngăn chặn chiến tranh, chống lại trộm cướp và chống lại bọn “Yankees” (Mỹ) đã “trừng phạt CHDCND Triều Tiên, buộc phải đầu hàng và làm nô lệ”.

Giờ đây cái chết tiếp theo của khối óc vĩ đại – tác giả của Songun, Kim Jong Il, và sợ hãi về sự tái diễn làn sóng đói của thời kỳ 1995-1998. Những người thực tế và những người Triều Tiên được thông tin hơn biết rằng đói không phải gây ra bởi Chúa Trời, nhưng họ chỉ là thiểu số. Un sẽ tập trung vào việc tiếp nhận toàn bộ quyền lực, theo bước chân của cha mình, mặc dù quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác của Kim ngày càng ít hơn. Đồng thời vấn đề được chú trọng sẽ là chính trị và quân sự, chứ không phải kinh tế. Khi nền kinh tế khó khăn, những công dân bình thường phải chịu đau khổ – trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, sử đau khổ này được thể hiện qua hình thức cực đoan – đói. Và vì thế, người Bắc Triều Tiên khóc thương vì sự mất mát lãnh tụ bao nhiêu, thì cũng vì lo sợ cho tương lại và nguồn sống của mình bấy nhiêu.

Hàn Quốc khó tiên liệu

Hàn Quốc được chuẩn bị cho mọi biến thể của sự phát triển ở Bắc Triều Tiên. Tất cả những người trả lời phỏng vấn của tôi tại Seoul trong vài lần tôi lưu trú ở đó và các cuộc nói chuyện với một số chuyên gia, đều nhấn mạnh rằng miền Nam đã lên kế hoạch dự phòng với những khả năng khác nhau và các phương pháp lựa chọn sử dụng chúng. Nếu sự kế nhiệm kết thúc thất bại và bạo loạn bị đàn áp đẫm máu hoặc nếu xảy ra thiên tai lớn có thể gây ra chết chóc vì đói của hàng ngàn người Triều Tiên, hoặc là Bình Nhưỡng mất kiểm soát về kho vũ khí hạt nhân, lúc bấy giờ Seoul sẽ không chờ đợi một cách thụ động.

Miền Nam đã lo lắng nắm chặt nắm đấm khi nhìn thấy người Trung Quốc đang từ từ nắm lấy nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Mặc dù ít ai nói về sự thống nhất của Triều Tiên, tiến trình này chỉ là vấn đề thời gian và khi có các điều kiện quốc tế thích hợp. Không ai nói về việc mở cửa biên giới, nhưng hình thức liên minh, liên hiệp, hợp tác kinh tế, cũng như các khả năng tuỳ chọn khác đang được thảo luận và phân tích bởi cả hai bên có ít nhất trong bốn thập kỷ qua. Kịch bản một cuộc chiến mà quốc gia này nuốt chửng quốc gia kia đều bị cả hai bên từ bỏ đã lâu. Và nếu có một biến thể thực hiện bằng sức mạnh, hành động này sẽ được khuyến cáo bởi áp lực ngoại giao và những thay đổi trong cấu trúc nội bộ của CHDCND Triều Tiên nhằm tránh tổn thất lớn và bất ổn hiện trạng trong khu vực. Nếu Un là một chính trị gia thiếu sáng suốt, chắc chắn sẽ có những người “phó” có tiềm năng sẽ lật đổ ông với sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Bởi vì miền Bắc đối với Trung Quốc chỉ là chiếc đàn tranh yếu ớt trong dàn hợp xướng của lợi ích quốc tế. Do đó hiện nay Un phải tập trung tất cả chú ý vào sự bảo đảm môi trường gần gũi nhất quanh mình và củng cố quyền lực.

Cái gì tiếp theo?

Người Bắc Triều Tiên có đủ khả năng thực hiện một cuộc nổi dậy và nhà cầm quyền biết rõ điều này. Bình Nhưỡng, đặc biệt là sau sự kiện ở Libya, đã mua sắm các thiết bị thích hợp để trấn áp bạo động, đào tạo lực lượng can thiệp nhanh và tăng cường bảo vệ những dinh thự của họ Kim. Xác nhận về một cuộc nổi loạn không thể hoàn toàn loại trừ biến cố đã diễn ra tại CHDCND Triều Tiên trong vòng loại World Cup với Iran Tháng 3 năm 2005 sau khi thua 0-2, trên sân đã bùng nổ một trận mưa đá, chai lọ, và với khó khăn binh lính không vũ trang sau vài giờ mới làm chủ được tình hình tại sân vận động. Cho đến ngày nay, vẫn còn là một bí ẩn rằng, đây là phản ứng tự phát hay là lấy cảm hứng từ trên xuống. Nếu đúng, điều này minh họa tiềm năng và sức mạnh thịnh nộ của công dân trong chế độ.

Tuy nhiên, cho đến nay, không có cơ hội để lặp lại cho cuộc nổi loạn nội bộ theo mô hình của Mùa Xuân Các Quốc gia Ả Rập. Đây là một dân tộc vĩ đại và có lòng tự hào, nhưng được tổ chức rất nghiêm ngặt. Không ai quyết định nổi loạn trong tương lai gần, bởi vì sẽ đồng nghĩa với cái chết ngay lập tức, và trong khi trách nhiệm mang tính tập thể, những người có âm mưu không chỉ mạo hiểm với cuộc sống của mình mà cả những người thân thuộc. Nhà chức trách biết điều này.

Cứ 10 người Bắc Triều Tiên thì có một người cộng tác với bộ máy an ninh nội bộ, có nhiệm vụ viết báo cáo ít nhất một lần trong tuần, cứ 50 người thì một người thường xuyên được an ninh trả tiền lương. Các hành vi sinh hoạt, và thậm chí cả suy nghĩ bị theo dõi bởi những người bảo vệ (trong các khu chung cư), các cô dạy trẻ và giáo viên (trong các trường học), và cuối cùng là sự kiểm soát toàn năng của bộ máy kiểm soát.
 
Bắc Triều Tiên còn đủ sức làm những gì khác?

dịch từ Newsweek



Ở nơi làm việc được tổ chức theo các nhóm 5 người và một lần mỗi tuần từng người phải viết báo cáo chi tiết về công việc, hành vi của mình và của các đồng nghiệp trong nhóm. Các báo cáo được đọc lên và mang ra so sánh, nếu không chính xác hoặc có ý giấu giếm, sẽ bị kỳ thị và trừng phạt. Ở các cơ quan chính thức, quân sự hoặc thanh tra, sự nổi loạn không có chỗ, bởi vì trong những tổ chức này nhân viên thường xuyên bị thay đổi, tiếp theo là hàng loạt các vị trí được hoán vị, xào xáo lại. Ngoài ra, việc tố cáo được thưởng và khen ngợi, sự im lặng và thụ động (thậm chí vô thức) được xem là mất cảnh giác, thường đồng nghĩa với tội phản quốc, một tội danh nặng – thông thường bị đưa vào các trại gọi là “kwan li so”, nơi mà các công dân được giáo dục thông qua lao động.

Trên đất nước này đã không có lực lượng đối lập nào, lực lượng tình báo phía ngoài cũng rất khó có thể xâm nhập dễ dàng như những nơi khác trên thế giới. Có dấu vết tồn tại đối lập vào tháng năm 2005 với hình thức của cái gọi là Đoàn Thanh niên Tự do ở tỉnh Hamgyong, mà chỉ gồm những người muốn bán bộ phim miêu tả các hình thức nổi loạn của CHDCND Triều Tiên với Nhật Bản.

Sự độc lập

Kim Il Sung đã đưa ra cho Bắc Triều Tiên ý tưởng Juche, xác định chủ quyền của đất nước và độc lập thông qua: hoàn toàn độc lập về chính trị, tự trang bị hệ tư tưởng riêng, độc lập kinh tế và tự bảo vệ đất nước. Còn với trí tuệ của mình Kim Jong Il cống hiến cho dân chúng ý tưởng Songun, làm cho quân đội trở thành người bảo đảm duy nhất chủ quyền và độc lập của Bắc Triều Tiên. Thật thú vị, không biết nhân dân Bắc Triều Tiên sẽ nhận được cái gì từ Tướng Nhỏ, như người ta nói về Un? Những cải cách chăng? Rất khó xảy ra, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên của các chính phủ dưới thời Un.

Trong khi đó, đất nước đang đắm mình trong tang lễ sau khi Lãnh tụ Kinh Yêu ra đi, mà bằng chứng không thiếu trên các phương tiện truyền thông. Un tiếp quản một bộ máy cũ và cho phép những con sói trẻ lên nắm quyền lực. Các chuyên gia đang cố gắng dự báo, và thế giới bên ngoài thì đang theo dõi với sự bực tức ngày càng tăng. Các tấm màn một lần nữa được kéo lên và bắt đầu một vở mới, có lẽ là hành động máu mê cuối cùng của cuộc trình diễn đã kéo dài hơn sáu thập niên. Nhưng tôi nghi ngờ rằng tất cả sẽ kéo theo những tràng vỗ tay tưởng thuởng.
 
Back
Top