tuvan_taichinh
Well-Known Member
Từ biên giới đi Bình Nhưỡng chỉ khoảng 300km nhưng tầu chạy mất 6 tiếng. Suốt cả quãng đường dài này hai bên cảnh vật chỉ là cánh đồng không trồng cấy gì, thỉnh thoảng mới thấy một vạt cỏ hay rau xanh còn lại toàn một mầu đất bụi nâu. Núi đá có nhiều nhưng đều không có cây cỏ gì mọc, ngoài đồng cũng không có nhiều người làm việc, đi lâu mới nhìn thấy mấy người dân đang đào bới gì đó, hình thức phân công lao động cũng rất lạ, lúc thì có 2,3 người đào còn lại hơn 10 người đứng chơi không hoặc cả 10 người cùng đào trên một khoảnh đất chỉ to hơn manh chiếu. Phần lớn thời gian tầu chạy men theo đường quốc lộ, trên đường chẳng mấy khi có xe cộ gì nhưng thỉnh thoảng có người đi bộ. Có lúc tôi nghĩ là không hiểu mấy người này đi bộ đi đâu vì nhìn xung quanh ra phía xa chẳng thấy làng mạc phố xá gì cả. Sau khi đã nhìn thấy rất nhiều người đi bộ như thế mới hiểu là ở Triều Tiên phương tiện giao thông công cộng chạy bằng xăng không có nhiều, xe đạp thì rất đắt tiền nên mọi người nói chung đi bộ nếu khoảng cách không đủ dài để đáng nhận vé tầu phân phối. Mỗi khi tầu đến một ga lại có rất nhiều người lên xuống chủ yếu là phụ nữ, trông có vẻ người buôn bán nhỏ. Loại đồ đựng nhiều nhất là túi vải thô đeo sau lưng, hình dáng giống balô lộn ngược ở ta thời trước nhưng quai đeo thô sơ hơn, trong đựng gạo hay một loại ngũ cốc nào đó. Nhìn những đồng chí phụ nữ ăn mặc đồ lính cũ, tuổi cũng trung niên chỉ cao khoảng 1.4m mà đeo balô nặng đến cả 40kg đi nhanh chúi người về phía trước trông rất thương. Mà không chỉ phụ nữ, trẻ con cũng đeo những cái túi lương thực kiểu này cũng to cũng nặng quá khổ. Cả đám đông trông đều như kiến, mang vác nặng nề trên lưng đến nỗi thân trên gần như vuông góc với thân dưới đi lại vội vàng. Có điều đàn ông có vẻ không mang vác gì hộ cho phụ nữ. Có nhiều đôi vợ chồng và con trai đi với nhau, chồng mặc quân phục đeo túi sache nhỏ bên sườn, vợ và con thì è cổ ra đeo gạo chạy theo bên cạnh. Trên tàu mấy người đi buôn, là Hoa Kiều ở Bình Nhưỡng, lôi cơm với thức ăn ngon lành ra mời tôi ăn chung. Thấy ăn không hết đồ ăn, gà rán và hai loại cá khác nhau, họ bảo phải cố không thì phải vứt đi. Rõ ràng ở Triều Tiên, mặc dù mọi người đều nghèo như nhau nhưng đã manh nha sự mất công bằng trong phân phối và thu nhập cho dân chúng.
Khoảng 6h30 tối thì Bình Nhưỡng bất ngờ hiện ra. Bất ngỡ là vì vừa đang đồng không mông quạnh bỗng thành phố xá xe cộ nhà cửa. Tàu vào ga lúc 7h tôi tôi vác đồ đi ra thấy phải có đến cả chục nghìn người rồng rắn xếp hàng chờ chui ra một cái cửa bé tí. Người bạn đi đón tôi dẫn tôi qua một cửa dành cho người nước ngoài chỉ một chút đã chui ra ngoài.
Đường phố ở Bình Nhưỡng rất to, rất rộng và sạch sẽ mỗi tội không có điện đường. Hôm tôi sang đang là ngày kỷ niệm quân đội nên một vài phố chính có căng đên kết hoa, kiểu đèn hàng nghìn con đom đóm chăng quanh thân cây. Xe cộ cũng không có nhiều, chủ yếu là tầu điện và xe buýt. Trước đó vài tháng Trung Quốc có tặng cho Triều Tiên hơn trăm cái xe buýt hai tầng, kiểu và màu sắc rất đẹp nhưng trông như những con công đi vào giữa bầy gà đen.
Sau khi được nghe dặn dò kỹ lường về những gì được và không được làm: không được tự ý nói chuyện với người Triều Tiên, không được chụp ảnh người địa phương hay những tòa nhà công cộng mà không rõ là nhà gì, tôn trọng không nhìn chằm chằm hay sờ vào huy hiệu lãnh tụ mà ai ai cũng đeo, vv... tôi được các bạn đưa đến câu lạc bộ quốc tế của Bình Nhưỡng nơi người nước ngoài có thể đến ăn uống giải trí. Trên gác hai là các phòng hát, quầy bar, và phòng chơi bi-a rất lớn. Sàn trải thảm và đồ trang bị thì đều là của Nhật, giá cả thì tính bằng đôla Mỹ, rẻ một cách ngỡ ngẩn, ví dụ một đĩa thịt gà rán US$0.7, một đĩa thịt bò US$0.95. Phòng ăn thì ở dưới tầng một là một phòng hình chữ nhật ở giữa kiểu như sàn nhảy, các bàn ăn đặt trong hõm tường ghế kê hình móng ngựa. Chỉ có chúng tôi và phía đối diện là một số người của sứ quán Nga, chắc vì thế nên nhạc là nhạc Nga. Đồ ăn rất ngon, các đồng chí phục vụ ăn mặc đẹp, chị em không thấy ai phải đeo huy hiệu chắc là vì làm đối ngoại. Nhân lúc ăn tôi có hỏi về thu nhập của mọi người. Các bạn trả lời là bên này nhà nước bao cấp đủ thứ mỗi tội là đồ có ít quá nên chia đều ra cũng chẳng ai được bao nhiêu. Mỗi người được thêm 150 won một tháng, tôi hỏi thế là bao nhiêu, trả lời là mua được 1.5kg táo ngoài chợ đen. Hóa ra người Triều Tiên quý táo, cái gì cũng quy được ra táo, ví thế hải quan cũng hỏi tôi là có mang táo vào không.
Có ba loại tiền tiêu được ở Bình Nhưỡng, tiền đô la Mỹ kể cả tiền xu, tiền won dân và won cho người nước ngoài. Người nước ngoài bình thường thì bắt buộc tiêu đô la Mỹ, lưu học sinh nước ngoài thì có thể đổi đôla tiêu tiền won để hàng tuần đến mua hàng ở cửa hàng hữu nghị. Tỷ giá nhà nước quy định là US1/W2 nhưng nếu đổi cho hoa kiều thì có thể được đến US1/W8. Như thế có nghĩa khi ăn uống cái gì đó USD1 mà tra bằng tiền won thì thực chỉ mất có 25cent. Hoa Kiều ở Bình Nhưỡng buôn bán đủ thứ, môi giới chính trị và lập nhà chứa trá hình.
Có khoảng 700 người nước ngoài ở Bình Nhưỡng, tức là ở cả Triều Tiên, 500 người trong 25 đoàn ngoại giao khác còn lại cán bộ các cơ quan phát triển hay viện trợ của LHQ. Ngoại giao thì không biết thế nào nhưng cán bộ LHQ cứ làm việc 6 tuần thì bị bắt nghỉ đi ra khỏi Triều Tiên một tuần do điều kiện làm việc căng thẳng quá. Tất cả các cơ quan nước ngoài đều nằm trong một khu riêng khá đẹp và nhiều cây cối, có cảnh vệ đứng gác ở ngoài cách nhau 30 m lại có một vọng gác. Trong khu này có cả một siêu thị nhỏ cung cấp lương thực và vật dụng gia đình cho người nước ngoài, đồ cũng phong phú.
Cảm giác trong suốt thời gian ở Bình Nhưỡng là mình luôn là đối tượng bị để ý. Đúng là không ai đi theo nhưng nếu cần thì mình đi đâu về đâu giờ nào đều có người biết. Tôi nghĩ hình thức giám sát này không chỉ áp dụng cho người nước ngoài mà còn là hình thức tự giác đáng biểu dương trong dân chúng với nhau, từ chuyện ăn ở ngủ nghê đến chuyện đeo huy hiệu lệch nếu cần đều có thể thành to chuyện. Việc giám sát đối với người nước ngoài không thuộc diện ngoại giao, tức là đa phần cán bộ phát triển và nhân đạo, đã trở thành một vấn đề công khai nên các bác tây càng đau đầu hơn. Thử nghĩ xem nếu làm việc mà biết là từ việc hắt hơi sổ mũi đến mở cửa bằng tay trái hay tay phải hay ở trong toilet bao lâu đều được đồng chí thư ký ghi chép lại đầy đủ thì hiệu suất sẽ cao thấp thể nào, tinh thần sẽ bị thử thách ra sao? Tôi đồng ý với quan điểm của các bạn Triều Tiên là ngoài các bạn Việt Nam ra tất cả người nước ngoài còn lại đều là gián điệp sang tìm hiểu tình hình và phá hoại công tác sản xuất lương thực của Triều Tiên. Chính vì bọn gián điệp này mà năm nay quá hai tuần mà vẫn chưa có mưa để có nước cấy vụ hè.
Để nâng cao tinh thần cảnh giác và ý chí hàng tuần trên TV đều có một chương trình gọi là Thiên đường và địa ngục. Màn ảnh chia làm hai nửa, một bên là những gia đình Triều Tiên hạnh phúc đi sóng đôi trong công viên, trẻ em cầm hoa đeo khăn đỏ, béo tốt hồng hào, màn ảnh bên kia là hình ảnh sụp đổ ở Đông Âu, hay cảnh người ăn xin vô gia cư ở những đường phố Âu - Mỹ, cháy nhà, bom nổ, động đất, núi lở băng tan, bắn giết là những hình ảnh hay được sử dụng.
Khoảng 6h30 tối thì Bình Nhưỡng bất ngờ hiện ra. Bất ngỡ là vì vừa đang đồng không mông quạnh bỗng thành phố xá xe cộ nhà cửa. Tàu vào ga lúc 7h tôi tôi vác đồ đi ra thấy phải có đến cả chục nghìn người rồng rắn xếp hàng chờ chui ra một cái cửa bé tí. Người bạn đi đón tôi dẫn tôi qua một cửa dành cho người nước ngoài chỉ một chút đã chui ra ngoài.
Đường phố ở Bình Nhưỡng rất to, rất rộng và sạch sẽ mỗi tội không có điện đường. Hôm tôi sang đang là ngày kỷ niệm quân đội nên một vài phố chính có căng đên kết hoa, kiểu đèn hàng nghìn con đom đóm chăng quanh thân cây. Xe cộ cũng không có nhiều, chủ yếu là tầu điện và xe buýt. Trước đó vài tháng Trung Quốc có tặng cho Triều Tiên hơn trăm cái xe buýt hai tầng, kiểu và màu sắc rất đẹp nhưng trông như những con công đi vào giữa bầy gà đen.
Sau khi được nghe dặn dò kỹ lường về những gì được và không được làm: không được tự ý nói chuyện với người Triều Tiên, không được chụp ảnh người địa phương hay những tòa nhà công cộng mà không rõ là nhà gì, tôn trọng không nhìn chằm chằm hay sờ vào huy hiệu lãnh tụ mà ai ai cũng đeo, vv... tôi được các bạn đưa đến câu lạc bộ quốc tế của Bình Nhưỡng nơi người nước ngoài có thể đến ăn uống giải trí. Trên gác hai là các phòng hát, quầy bar, và phòng chơi bi-a rất lớn. Sàn trải thảm và đồ trang bị thì đều là của Nhật, giá cả thì tính bằng đôla Mỹ, rẻ một cách ngỡ ngẩn, ví dụ một đĩa thịt gà rán US$0.7, một đĩa thịt bò US$0.95. Phòng ăn thì ở dưới tầng một là một phòng hình chữ nhật ở giữa kiểu như sàn nhảy, các bàn ăn đặt trong hõm tường ghế kê hình móng ngựa. Chỉ có chúng tôi và phía đối diện là một số người của sứ quán Nga, chắc vì thế nên nhạc là nhạc Nga. Đồ ăn rất ngon, các đồng chí phục vụ ăn mặc đẹp, chị em không thấy ai phải đeo huy hiệu chắc là vì làm đối ngoại. Nhân lúc ăn tôi có hỏi về thu nhập của mọi người. Các bạn trả lời là bên này nhà nước bao cấp đủ thứ mỗi tội là đồ có ít quá nên chia đều ra cũng chẳng ai được bao nhiêu. Mỗi người được thêm 150 won một tháng, tôi hỏi thế là bao nhiêu, trả lời là mua được 1.5kg táo ngoài chợ đen. Hóa ra người Triều Tiên quý táo, cái gì cũng quy được ra táo, ví thế hải quan cũng hỏi tôi là có mang táo vào không.
Có ba loại tiền tiêu được ở Bình Nhưỡng, tiền đô la Mỹ kể cả tiền xu, tiền won dân và won cho người nước ngoài. Người nước ngoài bình thường thì bắt buộc tiêu đô la Mỹ, lưu học sinh nước ngoài thì có thể đổi đôla tiêu tiền won để hàng tuần đến mua hàng ở cửa hàng hữu nghị. Tỷ giá nhà nước quy định là US1/W2 nhưng nếu đổi cho hoa kiều thì có thể được đến US1/W8. Như thế có nghĩa khi ăn uống cái gì đó USD1 mà tra bằng tiền won thì thực chỉ mất có 25cent. Hoa Kiều ở Bình Nhưỡng buôn bán đủ thứ, môi giới chính trị và lập nhà chứa trá hình.
Có khoảng 700 người nước ngoài ở Bình Nhưỡng, tức là ở cả Triều Tiên, 500 người trong 25 đoàn ngoại giao khác còn lại cán bộ các cơ quan phát triển hay viện trợ của LHQ. Ngoại giao thì không biết thế nào nhưng cán bộ LHQ cứ làm việc 6 tuần thì bị bắt nghỉ đi ra khỏi Triều Tiên một tuần do điều kiện làm việc căng thẳng quá. Tất cả các cơ quan nước ngoài đều nằm trong một khu riêng khá đẹp và nhiều cây cối, có cảnh vệ đứng gác ở ngoài cách nhau 30 m lại có một vọng gác. Trong khu này có cả một siêu thị nhỏ cung cấp lương thực và vật dụng gia đình cho người nước ngoài, đồ cũng phong phú.
Cảm giác trong suốt thời gian ở Bình Nhưỡng là mình luôn là đối tượng bị để ý. Đúng là không ai đi theo nhưng nếu cần thì mình đi đâu về đâu giờ nào đều có người biết. Tôi nghĩ hình thức giám sát này không chỉ áp dụng cho người nước ngoài mà còn là hình thức tự giác đáng biểu dương trong dân chúng với nhau, từ chuyện ăn ở ngủ nghê đến chuyện đeo huy hiệu lệch nếu cần đều có thể thành to chuyện. Việc giám sát đối với người nước ngoài không thuộc diện ngoại giao, tức là đa phần cán bộ phát triển và nhân đạo, đã trở thành một vấn đề công khai nên các bác tây càng đau đầu hơn. Thử nghĩ xem nếu làm việc mà biết là từ việc hắt hơi sổ mũi đến mở cửa bằng tay trái hay tay phải hay ở trong toilet bao lâu đều được đồng chí thư ký ghi chép lại đầy đủ thì hiệu suất sẽ cao thấp thể nào, tinh thần sẽ bị thử thách ra sao? Tôi đồng ý với quan điểm của các bạn Triều Tiên là ngoài các bạn Việt Nam ra tất cả người nước ngoài còn lại đều là gián điệp sang tìm hiểu tình hình và phá hoại công tác sản xuất lương thực của Triều Tiên. Chính vì bọn gián điệp này mà năm nay quá hai tuần mà vẫn chưa có mưa để có nước cấy vụ hè.
Để nâng cao tinh thần cảnh giác và ý chí hàng tuần trên TV đều có một chương trình gọi là Thiên đường và địa ngục. Màn ảnh chia làm hai nửa, một bên là những gia đình Triều Tiên hạnh phúc đi sóng đôi trong công viên, trẻ em cầm hoa đeo khăn đỏ, béo tốt hồng hào, màn ảnh bên kia là hình ảnh sụp đổ ở Đông Âu, hay cảnh người ăn xin vô gia cư ở những đường phố Âu - Mỹ, cháy nhà, bom nổ, động đất, núi lở băng tan, bắn giết là những hình ảnh hay được sử dụng.