Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Việt Nam : lạm phát giảm nhẹ trong tháng 12



Ngày 23/12/2011, cơ quan thống kê Việt Nam công bố số liệu sơ bộ về tình hình kinh tế trong tháng 12. Theo đó, lạm phát vẫn ở mức 18,13%, có giảm so với tháng 11. Nhưng giá lương thực, thực phẩm đã tăng 24,8%.

Theo cơ quan thống kê Việt Nam lạm phát trong tháng 12/2011 ở mức 18,13% thay vì 19,83% như hồi tháng 11 và 21,59% của tháng 10. Riêng giá lương thực, thực phẩm đã tăng 24,8%.

Như vậy, chính phủ Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là kéo lạm phát xuống dưới mức 15%.

Từ giữa những năm 1990, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, chính phủ đã không kiểm soát và duy trì được các cân bằng vĩ mô kinh tế, như lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại – 10,4 tỷ đô la trong năm 2010, đồng tiền quốc gia bị mất giá.

Đầu năm 2011, Việt Nam đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, như nâng lãi suất cho vay và giảm đầu tư công.

Ngày 22/12/2011, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng trong năm 2012, ổn định kinh tế vẫn là một trong những hồ sơ ưu tiên, chính phủ cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% và đạt tăng trưởng khoảng 6%.

Cách nay vài tháng, Liên Hiệp Quốc nhận định, Việt Nam là một trong năm nước đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Theo AFP, các cơ quan thẩm định tài chính và các nhà tài trợ quốc tế cũng kêu gọi Việt Nam áp dụng những biện pháp quản lý kinh tế chặt chẽ hơn nữa.

Nếu không kể lạm phát phi mã ba con số trong những năm 1980, thì tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Việt Nam trong hơn hai thập niên vừa qua là 28,3% vào tháng 8/2008.
 
1. Kịch bản tốt nhất: khoảng giữa tuần sau có bull trap rồi tèo tiếp đến tiết "Tiểu hàn" mới tạo đáy xong, TT bắt đầu đi lên.
2. Lằng nhàng đi ngang quang mốc này khoảng 1 tháng rồi rơi thảm tạo đấy vào khoảng tháng 2/2012
3. Vào dịp 30/4 - 1/5/2012 tạo xong đáy
4. Không dám nghĩ khi diễn biến TG và Vĩ mô lại có vấn đề mới xẩy ra.

Môi người hãy tự lượng sức chịu đựng của mình mà lên kế hoạch chiến đấu, không gì là không thể sẩy ra nhất là TTCKVN.
Nhiệm vụ trước mắt là kiên nhẫn giữ chặt túi tiền của mình, tuyệt đối không nóng vội để còn sức đi đến cuối con đường.
 
Mark Zuckerberg đã đi chuyên cơ riêng từ Bangkok tới sân bay Nội Bài vào 14h38 chiều qua. Nguồn tin của VnExpress.net xác nhận, tỷ phú này đang ở một khách sạn 5 sao của Hà Nội.

Một nhân viên tại gian hàng điện thoại Vertu cho hay Zuckerberg cùng bạn gái đã vào thăm cửa hàng. Tuy nhiên, vệ sĩ của CEO trẻ nước Mỹ từ chối cho người hâm mộ chụp ảnh.
Zuckerberg được cấp visa đến Việt Nam vào ngày 16/12 với thời hạn 2 tuần. Ông Huỳnh Kim Tước, đại diện Facebook Việt Nam, cho hay thông tin về chuyến đi của nhà sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới không được thông báo trước.
http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011...en-o-viet-nam/
 
Những thước phim quý giá về nạn đói ở Bắc Triều Tiên



Không chỉ dân, ngay cả lính Bắc Hàn cũng đói

Phim gây chấn động

http://www.youtube.com/watch?v=ITBqRSMB ... r_embedded


Trong tháng Sáu vừa qua, bức màn bí mật về đất nước Bắc Triều Tiên lại được vén lên thông qua một đoạn phim về cuộc sống nghèo đói của người dân với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi bẩn thỉu, không nhà cửa đang xin ăn hay cảnh một phụ nữ 23 tuổi đang vật lộn sinh tồn vì không có gì để ăn.

Tin cho hay cha mẹ cô gái trẻ này đã chết đói và chỉ một tuần sau khi những thước phim được quay thì chính cô cũng qua đời.

Trong phim còn có giọng nói của một cảnh sát đòi tiền hối lộ từ một phụ nữ lái chiếc xe ‘taxi thùng’. Người phụ nữ hết sức giận dữ và gào lên: “Thật là một cảnh sát ngu xuẩn!” và đẩy ông ta ra.


Việc nhà nước không thể tạo ra công ăn việc làm và cung cấp đủ lương thực cho dân chúng đã khiến người dân Bắc Triều Tiên rơi vào tình cảnh ‘túng quá hóa liều’.

Trong phim, họ đã lập lên những khu chợ tư nhân ở Bình Nhưỡng để buôn bán bởi đó là cách duy nhất giúp họ tồn tại.

‘Người hùng’ thầm lặng

Ông Jiro Ishimaru, một phóng viên người Nhật thuộc hãng thông tấn Asiapress là ‘người hùng’ đứng đằng sau vụ quay phim bí mật trên.

Ông hiện đang sống tại Osaka – thành phố lớn thứ ba và rất sầm uất của Nhật Bản. Đây cũng là nơi có cộng đồng người Bắc Triều Tiên lớn nhất, hơn 90.000 người. Khoảng phân nửa số đó vẫn trung thành với chính quyền Bình Nhưỡng và họ gửi con cái đến học tại các trường học Bắc Triều Tiên. Vì vậy, họ coi những phóng viên nước ngoài như Jiro Ishimaru là ‘kẻ thù của quốc gia’.

Mặc dù vậy, ông Ishimaru vẫn dành sự nghiệp của mình để theo đuổi công việc tìm hiểu sự thật về Bắc Triều Tiên – một quốc gia đầy bí ẩn và tiêu điều nhất thế giới.

Ông Jiro Ishimaru đã đến Bắc Triều Tiên nhiều lần trước đó và nhận thấy những phóng viên nước ngoài không được phép gặp gỡ và nói chuyện với người dân nơi đây một cách tự do. Vì vậy, ông đã có ý tưởng cộng tác với người dân bản địa để đào tạo họ trở thành phóng viên nghiệp dư nhằm thực hiện công việc “rọi một tia sáng vào cuộc sống thực ở Bắc Triều Tiên” – theo lời phóng viên Mark Willacy của ABC.

Trong một lần sang Trung Quốc, ông Ishumaru đã gặp một số người dân Bắc Triều Tiên có chung quan điểm và ông đã tập hợp cũng như dạy họ cách quay phim bí mật và chuyển tài liệu ra ngoài.


Nhóm 10 người cộng tác với ông là dân thường, không có vị trí trong bộ máy chính trị. Trong đó, có một người là tài xế, một người là công nhân nhà máy và một người là bà mẹ có hai con nhỏ. Họ có thể đi lại một cách tự do tại Bắc Triều Tiên và quay được những thước phim về cuộc sống thật của người dân nơi đây.

“Tôi đã rất sốc và đau lòng khi nhìn thấy cảnh một người phụ nữ trẻ bẩn thỉu phải chết đói. Thế giới cần được biết về những gì cô ấy đã phải chịu đựng và trải qua”, ông chia sẻ.

Thông thường, cứ vài ngày là ông Jiro Ishimaru nhận được một cuộc gọi từ một trong số các ‘phóng viên’ của ông.

Khi các phóng viên của ABC đang ngồi cùng Ishimaru ở văn phòng của ông tại Osaka thì ông nhận được một tin nhắn khẩn cấp của một cộng sự ở Bắc Triều Tiên với nội dung yêu cầu ông gọi lại ngay. Người này đã không liên lạc cả tuần nay với ông khiến ông như ‘ngồi trên đống lửa’.

Người đó cho biết anh đã rời khỏi Bắc Triều Tiên dọc theo con sông Tumen để sang Trung Quốc. Vì vậy, anh muốn ông Ishimaru sang Trung Quốc càng sớm càng tốt để nhận tư liệu.

Bất chấp hiểm nguy

Tại Bắc Triều Tiên, bất cứ người nào bị bắt vì tội quay phim đều bị bỏ tù hoặc thậm chí phải chịu những hình phạt nặng hơn.

“Điều lo lắng nhất của tôi là các cộng sự người Bắc Triều Tiên có thể bị bắt khi đang bí mật tác nghiệp và trong trường hợp này thì chúng tôi không thể nào cứu được họ. Việc phơi bày sự thật ra thế giới bên ngoài có thể khiến họ bị khép tội phản quốc và lĩnh án tử hình”, ông Jiro Ishimaru chia sẻ.

Tuy nhiên, nhóm cộng sự của ông Jiro Ishimaru đã dũng cảm ‘đánh cược’ tính mạng của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó, thế giới mới có được những thước phim hiếm có với tổng độ dài hơn 250 giờ đồng hồ về sự thật đằng sau ‘Bức màn Tre’ (chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á) nói chung và đế chế của ông Kim Jong Il nói riêng.

Theo ông Ishimaru, họ là những người có một trái tim rất nhân ái đồng thời có cá tính mạnh thì mới có thể hoàn thành được công việc khó khăn đó.

Jiro Ishimaru từ chối nhận những lời khen ngợi về vai trò của ông trong việc cung cấp những báo cáo xuất sắc về tình hình thực tế ở Bắc Triều Tiên. Ông cho rằng đó là công của những ‘phóng viên bí mật’ người Bắc Triều Tiên đã hợp tác với ông.

Sau khi những thông tin về một ‘vương quốc khổ hạnh’ được đăng tải, hiện ông Jiro Ishimaru đã bị cấm nhập cảnh vào Bắc Triều Tiên.
 
hị trường sụt giảm ngay đầu phiên, tuy nhiên nhờ VPL, HSG, CTG tăng giá, cùng với việc thu hẹp biên độ giảm điểm của các mã vốn hóa lớn khác đã giúp thị trường hồi phục trở lại vào cuối phiên, nhưng vẫn đóng cửa giảm giá.

Số mã giảm giá tiếp tục chiếm áp đảo số mã tăng giá, tuy nhiên có một số mã vẫn giữ được giá khá tốt như họ ngân hàng điển hình với STB, EIB, ACB. Điểm đáng chú ý ở phiên giao dịch ngày hôm nay chính là lực cầu do đáy ở cuối phiên. Đây có khả năng là sự dò đáy của một bộ phận nhà đầu tư thấy giá giảm sâu, hoặc một số nhà phân tích theo kỹ thuật sóng Elliot.
 
Dòng tiền “kín tiếng” chảy mạnh



Trong những phiên giao dịch gần đây trên sàn niêm yết, giao dịch thỏa thuận chiếm giá trị áp đảo. Diễn biến này mang thông điệp gì?
Các kịch bản chuyển đổi>>
Trái với không khí khớp lệnh buồn tẻ trên sàn, hoạt động giao dịch thỏa thuận lại rất sôi động. Điển hình như phiên 21/12, sàn HOSE đón nhận 891,7 tỷ đồng giá trị từ giao dịch thỏa thuận, lớn gấp 2,6 lần so với giao dịch khớp lệnh. >>
Trong đó, Sacombank (STB), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Vincom (VIC), Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là những cổ phiếu được giao dịch "khủng" nhất. >>
STB, HAG, VIC, SSI đều đã trải qua nhiều phiên giao dịch có giá trị thỏa thuận gấp trên 10 lần giao dịch khớp lệnh. Diễn biến này khiến không ít NĐT thắc mắc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính - Chứng khoán - Ngân hàng Đại học Mở TP. HCM cho rằng, "đây đơn giản chỉ là sự chuyển đổi sở hữu".>>
Hiện có 3 kịch bản được các chuyên gia nghĩ tới. Thứ nhất, đó là kịch bản chuyển đổi sở hữu từ người này sang người khác để "cứu" lượng cổ phiếu sắp phải giải chấp. >>
Cụ thể, trước diễn biến giá cổ phiếu giảm sâu, thay vì nhìn một lượng lớn cổ phiếu bị CTCK bán giải chấp, NĐT có thể chọn hình thức dùng tài khoản khác để mua lại cổ phiếu nhằm tránh một thua lỗ quá mức sẽ xảy ra.>>
Kịch bản thứ hai là một số cổ đông tìm cách chuyển đổi sở hữu để giảm tỷ lệ xuống dưới 5% vốn của DN, để vừa tránh được quy định phải bắt buộc công bố thông tin khi mua bán, vừa có thể thực hiện thay đổi cách thức nộp thuế giao dịch chứng khoán. >>
Thực tế, trước diễn biến càng đầu tư càng thua lỗ, nếu NĐT chọn hình thức nộp thuế theo hình thức nộp thuế thu nhập cá nhân thì rất thiệt thòi. Do đó, họ có thể thỏa thuận chuyển lượng cổ phiếu đang sở hữu về một công ty chuyên đầu tư tài chính để đóng thuế trên lợi nhuận cuối kỳ của DN này. .>>
Một kịch bản được đánh giá có khả năng xảy ra nhiều nhất, đó là giao dịch khớp lệnh lô lớn nhằm mục đích thâu tóm, sáp nhập. Bằng chứng là những hoạt động mua bán liên tục với khối lượng lớn ở STB, SBS, HVG… thời gian qua ít nhiều đều liên quan đến câu chuyện thâu tóm, chống thâu tóm. >>
Cũng có thể NĐT mua bán chứng khoán qua giao dịch thỏa thuận chỉ đơn giản để đầu tư hay thoái vốn như trường hợp ở Sacomreal. Nhưng dù là với kịch bản gì thì rõ ràng, hiện nay giới đầu tư, nhất là NĐT tổ chức đang chuộng hình thức "buôn sỉ" hơn "buôn lẻ". >>
Cách thức này vừa giúp họ giao dịch khối lượng lớn với giá có thể thỏa thuận, vừa có thể chủ động trong tìm kiếm người bán - người mua. Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, ông Thuận đánh giá: "Giao dịch thỏa thuận không mang nhiều ý nghĩa, vì không giúp tăng thanh khoản hay tăng giá cổ phiếu".>>
> >
>Mua sỉ khối lượng lớn cổ phiếu với giá rẻ đang là lựa chọn của không ít người có tiền - Ảnh: Hoài Nam
>
Dòng tiền lớn đã tìm được hướng đi?>>
Nhìn về dài hạn, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích - Đầu tư, CTCK KimEng Việt Nam (KEVS) nhận định: "Việc gia tăng các giao dịch thỏa thuận mang nhiều thông điệp tích cực". Cụ thể, tuy chưa tham gia trực tiếp để tăng thanh khoản, nhưng đã có một lượng vốn đáng kể, bằng cách này cách khác đang âm thầm đổ vào chứng khoán. >>
Nhưng động thái của dòng tiền kín tiếng này lại đang khiến cho nhiều lãnh đạo DN lo lắng. Một số DN niêm yết bày tỏ ý nguyện rời sàn như một cách phòng vệ từ xa việc bị thâu tóm khi giá cổ phiếu xuống quá thấp. >>
Ông Khánh nhận định, DN có lý khi đề phòng các giao dịch thỏa thuận với số lượng lớn, khi với thị giá hiện nay, DN có thể bị "mua đứt" bất cứ lúc nào. Bởi lẽ, một số đại gia nhiều tiền - chưa nói đến các tổ chức đã đặt vấn đề với cá nhân ông để tư vấn về việc này. Cái đích mà các NĐT này hướng tới không phải là lợi nhuận từ lướt sóng, mà là tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn hoặc giá trị tài sản của DN.>>
Chắc chắn người mua - với tâm lý muốn mua rẻ, càng thích thú nếu thấy TTCK tiếp tục lình xình ở mức thấp như hiện nay. Vì thế, họ sẽ không dại gì chọn giao dịch khớp lệnh để khiến cầu tăng, giá tăng. Nhưng đến một lúc nào đó, khi ngày càng nhiều dòng tiền lớn đổ vào và cạnh tranh trong tìm kiếm cơ hội từ TTCK tăng lên, những NĐT giấu mặt bắt buộc phải mua bằng cách khớp lệnh trên sàn. >>
Thực tế, so với đầu tư vàng, ngoại tệ hay bất động sản thì đầu tư cổ phiếu qua nắm giữ khối lượng lớn với giá rẻ đang là lựa chọn của không ít người có tiền. Họ đã nhìn ra, không phải lúc nào cũng có thể có cơ hội sở hữu cổ phiếu với giá thấp như lúc này. >>
Vì thế, nhân lúc nhiều DN đang khó khăn về thanh khoản, nhân lúc cổ đông lớn, cổ đông chiến lược cơ cấu lại danh mục, một bộ phận không nhỏ NĐT đã chớp thời cơ gom cổ phiếu và giao dịch thỏa thuận là phương thức hiệu quả giúp họ đạt mục đích.
 
Địa Ngục Trần Gian Ở Bắc Hàn (5 tập)


-
Inside Undercover In North Korea
Lưu ý: Bấm nút CC bên dưới màn hình video để xem phụ đề.
PhầnI
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=QQXfMMHV8FM#! ;
Phần2
http://www.youtube.com/watch?v=k0t9fztpsOY&feature=related ;
Phần3
http://www.youtube.com/watch?v=eAipMzjaHzA&feature=related ;
Phần4
http://www.youtube.com/watch?v=EDR7j0sqYjA&feature=related
Phần5
http://www.youtube.com/watch?v=B4puhfLTzdc&feature=related ;
 
Bí kíp quản trị của ông Kim Jong Il

Nhà lãnh đạo Kim Jong Il đã "quản lý" một doanh nghiệp khổng lồ trong một thời gian dài: 17 năm, được người dân thần thánh hóa. Chắc hẳn có những bí quyết "quản lý" mà giới kinh doanh nên nhìn vào. Sự ra đi của Kim Jong Il - nhà lãnh đạo Triều Tiên là một nỗi đau lớn đối với dân tộc này. Có thể coi ông Kim đã "quản lý" một doanh nghiệp khổng lồ mang tên "Triều Tiên" trong một thời gian dài. Business Insider đưa ra những bài học quản lý từ ông Kim Jong Il dưới lăng kính của giới phương Tây.





Sự ra đi của Kim Jong Il - nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên là một nỗi đau lớn đối với dân tộc này. Ông đã "quản lý" một doanh nghiệp khổng lồ trong một thời gian dài: 17 năm, được người dân thần thánh hóa. Đó có lẽ là một thành công không hề nhỏ.

Chắc hẳn có những bí quyết "quản lý" mà giới kinh doanh nên nhìn vào. Business Insider đưa ra những bài học quản lý từ ông Kim dưới lăng kính của giới phương Tây.

1. Làm tất cả những gì có thể để có được những người tài

Năm 1978, Kim đã ra lệnh bắt cóc đạo diễn Hàn Quốc Shin Sang-ok và vợ ông, nữ diễn viên Choi Eun-hee, để thực hiện kế hoạch xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh Triều Tiên. Sau khi sản xuất được 7 bộ phim thì vị đạo diễn này đã trốn được sang phương Tây năm 1986.

Để giữ được người tài không phải là chuyện dễ?

2. Sử dụng hiệu quả phương tiện truyền thông

Năm 1992, trong một cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng, tại khán đài, ông nói qua microphone, "Vinh danh những chiến sĩ anh hùng của Quân đội nhân dân Triều Tiên!" và tạo nên một khí thế vô cùng phấn khích.

Mặc dù không xuất hiện nhiều trước truyền thông nhưng ảnh hưởng của nhà lãnh đạo này đối với người dân Triều Tiên thì vô cùng mạnh mẽ.

3. Tạo một dấu ấn riêng

Có lẽ chỉ có Donald Trump là có kiểu tóc đặc biệt hơn ông Kim. Sau khi ông qua đời, mọi người sẽ cảm thấy tiếc nuối và hoài niệm về ông. Hoài niệm về một hình ảnh trong thể trộn lẫn với bất cứ ai. Một bộ quân phục màu xám cộng với cặp kính to sẽ là những đặc điểm khó quên của nhà lãnh tụ này.

4. Hãy là người đa tài

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông viết khoảng 1.500 cuốn sách. Ngay cả sau khi trở thành "Giám đốc điều hành" của "tập đoàn" Triều Tiên, ông cũng luôn dành thời gian để cống hiến cho nghệ thuật, sáng tác 6 vở kịch opera và trở thành đạo diễn của nhiều bộ phim. Không những thế ông còn là một tay golf cự phách.

5. Đi lên từng bước một

Là con của nhà lãnh đạo một quốc gia, hồi còn học trung học, ông đã làm việc trong một nhà máy được cho là khá giỏi trong việc sửa chữa xe tải và các loại động cơ điện. Tham gia Đảng lao động Triều Tiên năm 1964, nhưng chưa đến 10 năm sau đó ông đã được phong chức và kế vị cha mình.

6. Luôn tiếp thu công nghệ mới

Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên có khoảng 1.000 tin tặc có mục tiêu thăm dò tấn công các quốc gia khác.

7. Để mắt đến từng chi tiết

Kim yêu cầu người phục vụ của mình phải chu đáo và cẩn thận trong việc nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn cho mình. Thậm chí có người còn nói quá lên rằng ông đòi hỏi sự hài hòa về kích thước và màu sắc của từng hạt gạo trong bữa ăn.

8. Dịch vụ khách hàng tối quan trọng

Ông Kim yêu cầu các tiếp viên tại các nhà hàng quen thuộc của khách nước ngoài ở Bình Nhưỡng phẫu thuật thẩm mỹ để có ngoại hình "tây" hơn để thu hút khách hàng.

9. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc

Điều này có thể dễ nhận thấy khi xem xét lập trường cũng như quan điểm của "vị quản lý" này

10. Sau khi làm việc vất vả, phải thư giãn

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông Kim vẫn giữ thói quen ăn tôm hùm, uống rượu xịn. Mỗi năm, ông dành 700.000 USD cho các loại rượu hạng sang.
 
Mừng hụt với lãi suất



Dồn dập những thông tin gần đây về lạm phát, điều hành giá khiến những tuyên bố về định hướng giảm lãi suất mất dần trọng lượng trong con mắt của nhà đầu tư.

Dồn dập những thông tin gần đây về lạm phát, điều hành giá khiến những tuyên bố về định hướng giảm lãi suất mất dần trọng lượng trong con mắt của nhà đầu tư. Ngày 22-12, thông tin về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Hà Nội, TP.HCM và cả nước khá cao đã khiến thị trường chứng khoán phản ứng một cách dữ dội. Nhà đầu tư tháo chạy ồ ạt đã tạo nên một phiên giao dịch sụt giảm mạnh nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.

Thông tin này khiến các cam kết hạ lãi suất của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước càng trở nên thiếu chắc chắn trong ngắn hạn. Mặc dù việc hứa hẹn đưa lãi suất về quanh mức 10% trong năm 2012 cũng được loan báo khá sớm, thị trường vẫn phản ứng rất tiêu cực. Từ góc độ tâm lý, không khó để thấy sự suy diễn của số đông nhà đầu tư theo hướng chủ quan. Đa số nhìn nhận đây là thông tin hỗ trợ tích cực, nhất là vài tháng nay, các bước đi trong lộ trình giảm dần lãi suất được công bố một cách dày đặc. Tuy nhiên, sự chủ quan trong các đánh giá về thông tin phụ thuộc quá nhiều vào vị thế giao dịch của nhà đầu tư. Chẳng hạn, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu và bị lỗ sẽ cố gắng diễn giải những thông điệp trên theo hướng tích cực, mà không chú ý đến bản chất không thể tách rời của các điều kiện. Thông điệp đưa lãi suất về mức 10% trong năm 2012 được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát đi nằm trong một điều kiện tiên quyết: Nếu khống chế được mức lạm phát thì lãi suất huy động cuối năm 2012 dao động trong khoảng 10% là hợp lý. Có hai điểm có thể khiến nhà đầu tư đang hào hứng lạc quan phải thất vọng. Thứ nhất là điều kiện kiềm chế lạm phát sẽ quyết định mức lãi suất. Mệnh đề "nếu”... "thì” này không mới và mất đi vế "nếu” cũng sẽ không có vế "thì”. Kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô năm 2012 được đặt lên hàng đầu, và điều này phù hợp với thông điệp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ. Điểm thứ hai là thời điểm giảm lãi suất về mức 10% không thể xảy ra trong ngày một ngày hai, mà là cuối năm 2012. Điều này có nghĩa là các bước giảm nếu có (trên cơ sở kiềm chế lạm phát) sẽ đi theo từng bước. Yếu tố mùa vụ bắt đầu thể hiện rất rõ trong CPI tháng 12 và còn có thể gia tăng trong hai tháng tới, đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, ẩn số giá điện bắt đầu lộ diện và không loại trừ khả năng sẽ còn tác động lớn hơn thời gian tới.

Thị trường chứng khoán đã nếm đủ cay đắng với thông tin giảm trần lãi suất huy động từ 14% xuống 12% hồi đầu tháng. Áp đặt ý nghĩa của thông tin theo hướng chủ quan chỉ khiến cho các quyết định sai lầm dễ dàng trở thành hiện thực. Mặt khác, việc giảm lãi suất huy động không liên quan trực tiếp đến việc giảm lãi suất cho vay, mặc dù là điều kiện quan trọng. Lãi suất cho vay chỉ thực sự giảm khi cung cầu vốn phù hợp với điều kiện thị trường, chứ không bằng các mệnh lệnh hành chính. Điều này lại cần có thời gian. Ngoài ra, việc định hướng dòng vốn trong năm 2012 cũng có thể làm thị trường chứng khoán thất vọng. Sẽ không có "cửa” cho những dòng vốn đầu cơ dễ dãi từ ngân hàng chảy qua thị trường chứng khoán. Tín dụng cơ bản vẫn sẽ được hướng vào khu vực sản xuất, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và an sinh xã hội. Suy diễn đơn giản rằng hạ lãi suất sẽ kích vốn cho chứng khoán một lần nữa có thể đem lại sự thất vọng lớn, mặc dù các doanh nghiệp niêm yết có thể hưởng lợi.

Thị trường chứng khoán mấy phiên gần đây đang chứng kiến áp lực bán kỹ thuật rất rõ rệt. Hoạt động cắt lỗ, giải chấp thông thường đi kèm với nhu cầu tiền mặt cuối năm khiến các chủ thể tham gia thị trường không còn cách nào khác ngoài việc bán bớt tài sản có thanh khoản cao. Hoạt động bán này cũng đã kéo dài từ đầu tháng, trong khi nguồn tiền mới tham gia hạn chế. Đây là nguyên nhân khiến thị trường nếu có hồi phục cũng chỉ đi được một hai phiên ngắn ngủi, trước khi tiếp tục xu hướng giảm.
 
Để chứng khoán đảo chiều phải chờ bất động sản chạm đáy



“Trong dài hạn, để xu hướng đi xuống của thị trường chứng khoán đảo chiều thì theo chúng tôi phải chờ thị trường bất động sản chạm đáy”.
Các thị trường đã kết thúc tuần giảm điểm trong bối cảnh áp lực bán ra mang tính kỹ thuật vẫn còn rất mạnh. Áp lực bán ra đã cùng lúc xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm: điều chỉnh danh mục đầu tư (bán một số cổ phiếu này và mua vào một số khác); nâng tỷ lệ tiền mặt do áp lực từ khả năng rút vốn của các quỹ (một số quỹ đang dần đến ngày phải gia hạn).

Và áp lực bán ra còn đến từ các nhà đầu tư trong nước trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu cả ngành ngân hàng và chứng khoán đang diễn ra dẫn đến việc giải chấp nhiều cổ phiếu đã được mua bằng tiền vay ký quỹ và bán ra các cổ phiếu mua bằng tiền tự có.

Nhiều công ty chứng khoán nhỏ đang đứng trước áp lực phải nâng tỷ lệ tiền mặt để trả nợ và đảm bảo an toàn tiền gửi khách hàng. Những áp lực bán ra này gồm cả áp lực ngắn hạn (điều chỉnh danh mục đầu tư) và áp lực trung hạn (áp lực rút vốn của các quỹ đầu tư và áp lực giải chấp để nâng tỷ lệ tiền mặt). Bên cạnh đó, những áp lực này là quá rõ ràng nên nhiều nhà đầu tư vẫn đứng ngoài thị trường và không muốn mua vào.

Trong năm 2012, HSC cho rằng những áp lực bán ra này sẽ vẫn còn kéo dài trong những tháng đầu tiên của năm mới. Và trong khi lãi suất có khả năng sẽ hạ sau Tết nguyên đán thì đồng thời chúng tôi cũng dự báo cung tiền sẽ không tăng mạnh. Và theo chúng tôi, chỉ riêng lãi suất giảm sẽ không giúp cải thiện nhiều thanh khoản thị trường.

Và mặc dù lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ giảm và sẽ có một lượng tiền nhất định chảy vào thị trường thì chúng tôi cho rằng lượng tiền này sẽ chỉ chảy một cách nhỏ giọt. Ngoài ra, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng lớn vẫn tăng thì tại các ngân hàng nhỏ sẽ giữ nguyên hay thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ giảm.

Tuy vậy, chúng tôi thấy đã có những thông tin về việc giảm lãi suất và thị trường có thể sẽ phản ứng tích cực trong ngắn hạn, đem đến những cơ hội đầu tư ngắn hạn nhất định. Những cơ hội này có thể sẽ diễn ra trong vài ngày hoặc lâu hơn là 1 tuần nhưng với tốc độ tăng trưởng cung tiền thấp, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ không thể tăng vững và lâu dài.

Để thị trường đi xuống dài hạn có thể đảo ngược xu hướng cần: (1) tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng hoặc (2) áp lực bán ra mang tính kỹ thuật giảm mạnh hoặc (3) các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ các tài sản tiền đồng thay vì vàng và USD; hoặc là cả 3 yếu tố diễn ra cùng lúc. Và chúng tôi cho rằng để có được điều này cần có thời gian.

Việc tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng trong nửa đầu năm 2012 gần như là không thể vì chúng tôi cho rằng quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng và chứng khoán sẽ phải diễn ra trong nhiều năm. Và 6 tháng đầu năm 2012 theo chúng tôi sẽ là một cột mốc trong quá trình tái cơ cấu.

Theo chúng tôi, áp lực bán tháo cổ phiếu mang tính kỹ thuật sẽ còn diễn ra nhiều đợt nữa và do sắp tới là thời điểm cuối năm nên tôi cho rằng một đợt bán tháo trong ngắn hạn (có liên quan đến việc điều chỉnh danh mục đầu tư) sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, những đợt bán tháo mang tính kỹ thuật trong trung hạn (liên quan đến áp lực giải chấp để nâng tỷ lệ tiền mặt) sẽ tiếp tục diễn ra trong đầu năm sau. Cuối cùng, thời điểm các nhà đầu tư chuyển từ vàng sang các tài sản tiền đồng phụ thuộc vào việc niềm tin tăng lên và giá cả giảm xuống. Và chìa khóa để dẫn tới điều này theo chúng tôi sẽ là thị trường bất động sản.

Giá bất động sản vẫn còn quá cao; tuy nhiên từ Q1/2012 có thể giá bất động sản sẽ giảm mạnh do các ngân hàng sẽ buộc các công ty bất động sản nhỏ và có tỷ lệ nợ cao phải bán nhà để trả nợ. Nếu giá bất động sản giảm liên tiếp trong vài quý thì người mua sẽ mua vào. Và nếu các nhà đầu tư sẵn sàng mua vào bất động sản thì họ cũng sẽ sẵn sàng mua vào cổ phiếu.

Và không như thị trường bất động sản, các cổ phiếu hiện tại đã có định giá ở mức rất thấp. Tuy nhiên, niềm tin của các nhà đầu tư thậm chí còn thấp hơn nữa vì những nguyên nhân đề cập ở trên. Và đây chính là điều mà chúng tôi muốn nói.

Các cổ phiếu đang rất rẻ nhưng áp lực bán ra sẽ vẫn còn kéo dài trong nửa đầu năm sau. Lãi suất sẽ giảm nhưng thanh khoản ban đầu sẽ không tăng nhiều. Chúng tôi cũng đang chờ đợi một đợt sụt mạnh của giá bất động sản trong 6 tháng đầu năm sau với tất cả các ngân hàng sẽ siết mạnh tay với người vay.

Và khi giá bất động sản giảm trong khoảng 1 hay 2 quý tới, chúng tôi kỳ vọng người mua sẽ chuyển từ vàng sang các tài sản khác bằng tiền đồng. Niềm tin khi đó cũng sẽ dần được cải thiện nhờ lạm phát dịu xuống; lãi suất giảm và tỷ giá ổn định. Và điểm quan trọng nhất là theo chúng tôi, thời điểm thị trường chứng khoán đảo chiều và thời điểm đạt đáy của thị trường bất động sản có liên hệ rất chặt chẽ với nhau.

Rõ ràng thời điểm đó sẽ là thời kỳ cuối của một thị trường đi xuống cho dù khi đó cả các nhà đầu tư dài hạn cũng đã trở nên tiêu cực. Và giá các cổ phiếu thực sự đã rất rẻ. Tuy nhiên, hiện tại, cái còn thiếu để thị trường có thể tăng là niềm tin. Và các nhà đầu tư cũng nên tập trung vào các công ty có tình hình tài chính lành mạnh, đặc biệt là của các các công ty có lượng tiền mặt ròng cao; có tỷ lệ nợ thấp và có tỷ lệ trả cổ tức cao.

Theo chúng tôi, còn quá sớm để mua vào các cổ phiếu có hệ số bê ta cao và nhạy cảm với lãi suất vì sẽ vẫn còn có những thông tin không mấy tích cực tiếp tục được đưa ra.

Do đó, chúng tôi cho rằng thị trường vẫn còn rủi ro giảm trong một vài tháng tới trong khi chờ đợi thị trường bất động sản bắt đầu điều chỉnh mạnh. Đồng thời, theo chúng tôi, sẽ có những đợt tăng giá cổ phiếu ngắn hạn nhưng đáng đầu tư nhờ lãi suất giảm sẽ khuyến khích các nhà đầu tư ngắn hạn quay lại thị trường và mua vào.

Trên thực tế, thị trường rất dễ bật lên trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, để xu hướng đi xuống của thị trường chứng khoán đảo chiều thì theo chúng tôi phải chờ thị trường bất động sản chạm đáy.
 
Đa phần các doanh nghiệp niêm yết làm ăn sa sút trong năm 2011, lỗ nhiều hơn lãi và lãi nếu có cũng giảm đáng kể. Chỉ một bộ phận nhỏ doanh nghiệp duy trì được lợi nhuận bằng năm ngoái, số tăng trưởng còn ít hơn. Vafi cho rằng, cần có những biện pháp cụ thể để chia sẻ khó khăn với cổ đông. Những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có mức lợi nhuận sau thuế tương đối so với các năm trước, ít vay nợ cần tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt so với các năm trước. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nông nghiệp như doanh nghiệp cao su, mía đường... đa phần lợi nhuận cao đột biến so với năm trước nhờ được hưởng lợi nhiều về giá bán cần xem xét tăng cao mức chi trả cổ tức cho cổ đông. "Trong thời buổi rất khó khăn hiện nay, một đồng vốn có ý nghĩa bằng 2 đến 3 đồng so với lúc bình thường, nguồn tiền này sẽ được các nhà đầu tư thực hiện tái đầu tư giúp thị trường chứng khoán bớt ảm đạm đồng thời cũng là cơ hội để bù một phần kinh doanh thua lỗ”, tổ chức đại diện cộng đồng đầu tư lớn nhất Việt Nam khẳng định. Ngược lại, doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn bết bát cần xem xét lại chính sách thưởng cho người lao động và ban lãnh đạo.
Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc gặp khó khăn về khả năng tài chính cần kiên quyết cắt giảm các khoản thưởng, đặc biệt là đối với ban quản lý còn phải cắt giảm mức lương, thù lao... không để cao như trước, không theo phong trào, không sỹ diện, hào phóng thái quá thực hiện chính sách thưởng như các đơn vị kinh doanh hiệu quả.... "Không thể để tình trạng ban quản lý lương cao hoặc có thưởng trong khi cổ đông của doanh nghiệp không được nhận cổ tức bằng tiền mặt”, Vafi đề xuất. Một thực tế là các doanh nghiệp thường chi tiêu, đầu tư thái quá trong những lúc thịnh vượng mà không tính đến những thời điểm khó khăn. Tham vọng mở rộng quy mô khiến dòng vốn bị chảy ra quá mức mà không phải tất cả các dự án đầu tư đều hiệu quả. Tình trạng trả cổ tức bằng cổ phiếu rất phổ biến thời gian qua được sử dụng như một biện pháp giữ lại tiền mặt phục vụ nhu cầu kinh doanh, đầu tư.
Điều này có thể tốt nếu một đồng vốn bỏ ra đem lại nhiều đồng vốn trong tương lai. Tuy nhiên thực tế lại không hẳn như vậy, nhiều doanh nghiệp lại tái đầu tư lòng vòng vào những công ty khác như một dạng đầu tư tài chính và cả hai cổ phiếu đều sụt giá. Đó là lý do khiến nhà đầu tư càng ngày càng trở nên dị ứng với các hình thức phát hành thêm, vì giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm cùng với việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả. Rất hiếm doanh nghiệp dám cam kết trả cổ tức bằng tiền mặt cao hơn mức lãi suất tiết kiệm. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn thị trường chứng khoán không ảm đạm như hiện tại.
 
tin mới nhận:
" WB sẽ hổ trợ 4,2 tỷ USD cho Việt Nam trong 5 năm tới .
theo giai đoạn 2012 - 2016 theo phân bổ của nguồn vốn ưu đãi .
 
Chân dung quan tỉnh đánh cờ bạc tỷ ...

Sau vụ hai quan chức ngành giao thông tỉnh Sóc Trăng đánh cờ ăn tiền bạc tỉ, phóng viên đã tìm hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan đến hai “đại gia” thuộc hạng “vung tay quá trán” này.

Đến tối 25-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng vẫn tiếp tục tạm giữ hình sự để điều tra mở rộng đối với ông Nguyễn Thanh Lèo - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng và ông Trần Văn Tân - giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe loại 3.
Theo thông tin ban đầu, khi làm việc với cơ quan điều tra, tinh thần ông Lèo hoảng loạn, liên tục ôm mặt khóc và đòi tự tử. Riêng ông Tân thừa nhận hành vi đánh cờ ăn tiền nhưng số tiền không nhiều. Sáng 25-12, tinh thần ông Tân vẫn tỉnh táo, thậm chí có biểu hiện thách thức cơ quan điều tra, nhưng đến cuối buổi chiều, khi biết vụ việc được báo chí thông tin, tinh thần ông này đã suy sụp.
Sáng cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng cũng triệu tập Nguyễn Thanh Truyền (con ông Nguyễn Thanh Hùng, còn gọi là Hùng “cải lương” - đã trình diện cơ quan điều tra trước đó). Truyền là người được ông Hùng giao đứng tên một số lô đất xiết nợ của ông Lèo ở P.2, TP Sóc Trăng.
Đôi bạn “công nông”

Ông Nguyễn Thanh Lèo - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: H.dương
Theo tìm hiểu, cả ông Lèo và ông Tân đều là học sinh bổ túc văn hóa công nông Sóc Trăng, học đến lớp 9 và sau đó có những sự thăng tiến về công danh khá ngoạn mục.
Những năm 1990, ông Lèo là cán bộ của huyện Thạnh Trị và sau đó được điều về làm trưởng ban điều hành vận tải thị xã Sóc Trăng (nay là TP Sóc Trăng), rồi lần lượt được điều về làm trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã Sóc Trăng, bí thư Đảng ủy P.6 (thị xã Sóc Trăng).
Một cán bộ nguyên là lãnh đạo thị xã Sóc Trăng cho biết trong lúc làm việc tại đây (hơn 10 năm), ông Lèo ứng cử vào ban chấp hành đảng bộ thị xã liên tiếp trong hai nhiệm kỳ (2000-2005 và 2005-2010) nhưng đều bị rớt.
Thời điểm 2005, ông được đề bạt chức phó chủ tịch UBND thị xã Sóc Trăng nhưng không được ủng hộ. Nguyên nhân do ông sinh con thứ ba và tai tiếng trong chạy chọt dự án. Vị cán bộ này cho rằng ông Lèo là người có năng lực nhưng không được cán bộ tín nhiệm và ông Lèo “có nhiều tiền nhưng không rõ vì sao”. Làm bí thư Đảng ủy P.6 khoảng một năm thì ông Lèo được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng, khiến nhiều người dân ở Sóc Trăng bất ngờ vì sự thăng tiến quá nhanh của ông này.
Điểm xuất phát của ông Tân có khác hơn. Khi mới tách tỉnh Hậu Giang (năm 1992) thành hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ, ông Tân là lái xe của Sở Thương mại tỉnh Sóc Trăng. Thời điểm này ông trúng năm tờ vé số và sau đó cưới con của một “đại gia” ở Sóc Trăng.
Nhờ mối quan hệ khá rộng nên ông nhanh chóng được cất nhắc. Cụ thể, ông liên tiếp đảm nhận các chức vụ như quản đốc Nhà máy bia Sài Gòn - Sóc Trăng, rồi được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải ĐBSCL tại Sóc Trăng và thời gian gần đây là giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe loại 3 của tỉnh Sóc Trăng.
Quán Thy Tài nơi ông Tân và ông Lèo đánh cờ bạc tỉ đã đóng cửa,
ngưng hoạt động (ảnh chụp chiều 25-12)- Ảnh: C.Q.
Những chuyện “lùm xùm”
Khi giữ chức trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã Sóc Trăng, ông Lèo đã cho thành lập Công ty cổ phần xây dựng Phú Lộc (ở thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) do người thân ông đứng tên. Hơn 10 năm nay công ty này độc quyền chuyên cung cấp cống, gờ bó vỉa hè... cho các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Sự kiện lùm xùm nhất là năm 1998, lúc này chính quyền thị xã Sóc Trăng tổ chức việc cải tạo hàng loạt vỉa hè và đều sử dụng vật liệu do Công ty cổ phần xây dựng Phú Lộc cung cấp với số tiền hàng chục tỉ đồng. Do làm bó vỉa hè quá cao so với mặt đường khiến xe máy của người dân vướng lốc máy nên bị phản ứng. Sau một thời gian sử dụng không phù hợp nhu cầu thực tế, hiện nay phần lớn vỉa hè đều bị dỡ bỏ để lát lại.
Bắt 3 cán bộ huyện đánh bạc đêm Noel
Thượng tá Nguyễn Tiến Nam - trưởng Công an TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) - cho biết tối 24-12, tổ trinh sát của Công an TP Hà Tĩnh đã mai phục và bắt quả tang ba cán bộ huyện Thạch Hà đang “nướng tiền” trên chiếu bạc tại nhà Nguyễn Hoàng Hiếu (ngụ khối 9, P.Bắc Hà, TP Hà Tĩnh). Đó là Nguyễn Hoàng Hiếu (31 tuổi, cán bộ thanh tra huyện Lộc Hà), Nguyễn Tùng Lâm (35 tuổi, phó trưởng phòng tài chính huyện Lộc Hà), Nguyễn Đức Dũng (37 tuổi, phó trưởng ban A huyện Lộc Hà). Đối tượng thứ tư bị bắt trong chiếu bạc này là Nguyễn Cao Uyên (35 tuổi, ngụ xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh).
Công an thu tại chiếu bạc hơn 19 triệu đồng, năm điện thoại di động, hai bộ bài và tạm giữ hai ôtô con của Lâm và Dũng. Hiện công an đang tạm giữ hình sự bốn đối tượng này.
Vũ Toàn
Ông Lèo còn liên quan tới vụ chiếm lô đất trên 2.000m2 nằm ven quốc lộ 1 (P.2, TP Sóc Trăng). Sau nhiều năm người bị chiếm đất khiếu nại nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Ông Lèo được giới làm ăn “bái phục” với biệt tài săn lùng đất đai, đón đầu các dự án xây dựng trên địa bàn Sóc Trăng.
Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc ở Sóc Trăng cho biết ông Lèo sở hữu rất nhiều đất đai thuộc các dự án sau đó lãnh tiền đền bù hoặc bán lại để hưởng lợi.
Ông Tân cũng tỏ ra không thua kém khi được biết đến là một người nắm trong tay nhiều nhà hàng, quán nhậu ở TP Sóc Trăng và là một tay chơi ôtô hạng sang. Ông Tân là chủ nhà hàng hải sản Cánh Buồm (trước đây có tên là Ra Khơi) ở đường Lê Duẩn, quán cà phê Cánh Buồm Xanh trên đường Nguyễn Văn Linh vừa sang lại từ một chủ khác với giá 7 tỉ đồng. Riêng nhà hàng hải sản Cánh Buồm ngày khai trương đã gây chú ý bởi sự có mặt của đội lân sư rồng và một số ca sĩ nổi tiếng ở TP.HCM.
Ông Tân còn là chủ một cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở P.5, TP Sóc Trăng. Cơ sở này cũng xảy ra tranh chấp với một cơ sở cùng ngành nghề. Sau nhiều năm khiếu nại, đến nay vụ này vẫn chưa được giải quyết xong. Giới kinh doanh rất “kính nể” ông Tân về tài ngoại giao với cấp trên, đi đâu cũng khoe khoang là có quen với “anh ba, anh tư”.
Hai ngày qua nhà hàng hải sản Cánh Buồm của ông Tân và quán bida Thy Tài - nơi ông Tân và ông Lèo đánh cờ tướng bạc tỉ - đã ngưng hoạt động. Riêng bà Nguyễn Thanh Xuân (29 tuổi, ngụ huyện Thới Bình, Cà Mau) - chủ quán bida Thy Tài - không có mặt tại quán, điện thoại của bà Xuân trong tình trạng “không liên lạc được”.
Theo một nguồn tin, trước khi mướn cơ sở Thy Tài, bà Xuân đã mướn một địa điểm khác ở P.2, TP Sóc Trăng để mở quán bida và lúc này ông Tân và ông Lèo thường hay lui tới. Cũng theo nguồn tin này, bà Xuân có mối quan hệ thân tình với ông Tân.
Ông Tân và ông Lèo đã đỏ đen từ năm 2009 đến nay, ban đầu mỗi ván cờ chỉ ăn thua vài trăm ngàn đồng, gần đây máu đỏ đen tăng lên, mức độ đặt cược có ván lên đến 5 tỉ đồng. Ngoài việc thường xuyên lui tới quán Thy Tài, hai ông này cũng lui tới nhiều quán khác trên địa bàn TP Sóc Trăng chơi cờ.

Theo H.T.Dũng - C.Quốc - H.Dương (Tuổi Trẻ)
 
THÀNH CÔNG CỦA NHÀ GIAO DỊCH


Thái độ ( 1 phần quan trọng của tâm lý ) của 1 nhà giao dịch cá nhân có vai trò rất lớn đối với thành công ( hay thất bại ) trong giao dịch. Để đến với thành công, người giao dịch phải yêu thích "qui trình" giao dịch của mình
Tôi đặt ra 1 vài câu hỏi giúp bạn xác định mình có là ứng cử viên cho người giao dịch thành công hay không - Và nếu bạn chưa đáp ứng , tôi nghĩ bạn cần rèn luyện nỗ lực hơn để rèn luyện nó.
Trước khi đưa ra câu hỏi, chúng ta nên đi sâu vào khái niệm "giao dịch thành công". Thành công trong giao dịch là gì? Hầu hết cho rằng thành công trong lĩnh vực này là giành được lợi nhuận trong giao dịch - kiếm tiền càng nhiều càng thành công. Tôi không thể phủ nhận định nghĩa trên, nhưng có những thứ còn quan trọng hơn trong sự thành công, không chỉ đơn thuần là lợi nhuận từ giao dịch. Để diễn giải rõ hơn, dưới đây là 1 ví dụ cụ thể:
1 . Bob mới tham gia giao dịch đầu năm và đã nhanh chóng kiếm được 50,000$ lợi nhuận. Nhưng anh ta không vui với số tiền đó. Anh ta muốn nhiều hơn. Bob muốn "thị trường khuất phục" trước mình - và phải gấp rút hơn. Bob không thích nghiên cứu biểu dồ và không quan tâm đến tin tức thế giới ảnh hưởng đến thị trường. Những quyết định của anh hầu hết dựa vào "mánh khóe" từ 1 số bạn bè và nhà môi giới. Anh ta kì vọng sẽ đầu tư lớn hơn và đặt nhiều hơn để kiếm được lợi nhuận lớn hơn và nhanh hơn.
2. Mary là 1 người giao dịch đã tìm hiểu kĩ lưỡng thông qua sách vở và các khóa học - và "giao dịch trên giấy" 1 thời gian trước khi bắt đầu vào tài khoản thật. Cô ta, cũng mới chỉ bắt đầu chưa đến 1 năm , kiếm đươc 2,000$ lợi nhuận từ giao dịch. Cô rất yêu thích công việc tìm hiểu biểu đồ, "đọc" thị trường và quan tâm đến các chỉ số kinh tế, và tiếp tục nghiên cứu sách vở để tìm hiểu về 1 giao dịch thành công. Mary luôn giành thời gian trao đổi với các nhà giao dịch khác mà cô ta quen biết. Cô ta không quá phấn khích trước mỗi giao dịch thành công và không quá thất vọng khi thất bại. Mary hiểu rằng mình theo đuổi "1 chặng đường dài" và với sự chăm chỉ, quản lý tiền tốt, tích lũy kinh nghiệm, mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với mình.
Có thể thấy rằng cả Bob và Mary đều là những người giao dịch thành công trong thị trường này. Tuy nhiên theo bạn ai sẽ là người thành công hơn? Theo bạn ai sẽ là người tiếp tục thành công trong tương lai hơn? Chúng ta đồng ý rằng Mary đã đến gần hơn vợi sự thành công trong giao dịch - cho dù cô ta không kiếm được nhiều tiền như Bob trong hiện tại. Không nghi ngờ là Bob đang có thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, anh ta chỉ đang "lóe sáng" và rất dễ sụp đổ.
Bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu vào 1 số câu hỏi giúp bạn xác định bạn là , hoặc sẽ trở thành , 1 nhà giao dịch thành công
1. Bạn có yu thích qui trình giao dịch - từ nghiên cứu biểu đồ, đọc và tìm hiểu về những phân tích cơ bản, nghe và học hỏi từ những người có kinh nghiệm, và đúc tỉa từ những thất bại của mình trước đây, vươn lên từ những sai lầm ( nên nhớ, người giao dịch phải không ngừng học hỏi và không ngừng nâng cao hiểu biết về thị trường và về kĩ thuật giao dịch )
2. Nếu bạn là người mới bắt đầu với ít hơn 1 năm kinh nghiệm, bạn có sẵn sang sử dụng những qui tắc quản lý tiền bạc bắt buộc cho sự tồn tại của mình trên thị trường không - đặc biệt là khi bạn chấp nhận 1 lợi nhuận ít ỏi ( hoặc 1 thua lỗ có giới hạn ) trong những năm đầu tiên?
3. Bạn có đủ "kiên nhẫn" để đợi đến cơ hội thuận lợi để tiếp tục, và bạn có những nguyên tắc tuân thủ khi lập kế hoạch chơi một khi bạn bắt đầu giao dịch?
4. Bạn có phải là mẫu người CÓ THỂ vượt qua nỗi sợ thua lỗ, và bạn chấp nhận thua lỗ như lỗi lầm của bạn ? ( đây là câu hỏi rất quan trọng, bởi vì trong thị trường này người giao dịch phải vượt qua chính bản thân mình. Nên nhớ rằng những nhà giao dịch thành công nhất cũng có thể thất bại - và đôi khi cũng đã phá sản )

Nếu bạn trả lời "Có" đối với các câu hỏi trên, con đường dẫn đến thành công của bạn sẽ rất gần. Nhưng nếu bạn trả lời "không" , bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trên con đường lựa chọn này, và bạn cần phải đấu tranh để đạt được những thay đổi quan trọng giúp bạn trở thành nhà giao dịch thành côn
 
Đầu năm 2011 cụm từ "liều thuốc mạnh cho con bệnh đang ốm yếu" thường nhắc đến, cuối năm 2011 xuất hiện cụm từ "tái cấu trúc" nghĩa là thuốc mạnh không còn tác dụng và cuộc đại phẩu thuật đang diễn ra. 6 lý do bên dưới khiến VNINDEX tìm về 2xx.

Tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính mà trong đó bao gồm các thành phần cốt tử liên qua điến TTCK như ngân hàng, CTCK và các định chế tài chình liên quan. Nghĩa là rất nhiều câu hỏi từ các cổ đông đưa ra, dòng tiền từ các tổ chức này cho dù còn rất yếu ớt nhưng cũng phải dừng lại không giải ngân thêm. Trong quá trình tái cấu trúc, sẽ có nhiều chuyện kín "ló ra" mà có thể cần đến Chính phủ can thiệp. Vậy liệu hoạt động tái cấu trúc toàn diện này có thành công?
Các quỹ đầu tư hiện tại đang phải đối mặt với sự thoái vốn bất chấp TT 83 cho phép hình thành quỹ mở, vì trong ngắn hạn áp lực thoái vốn từ cổ đông để đóng quỹ rất cao. Nếu chuyển từ quỹ đóng sang quỹ mở, cổ đông thoái vốn càng nhanh vì triển vọng lợi nhuận 2012 chưa chắc đã sáng sủa hơn 2011. Nếu vẫn giữ nguyên quỹ đóng như hiện tại thì quá trình thoái vốn theo tiến độ vẫn tiếp tục.
Hoạt động mua thỏa thuận mạnh gần đây được cho là không xuất phát từ dòng tiền tươi (mới) mà vẫn loanh quanh dòng tiền "bẩn" (đã có sẵn trên thị trường). Việc mua/bán sang tay chỉ là biện pháp kỹ thuật sổ sách cuối năm của những công ty tài chính đặc thù. Tuy vậy hoạt động mạnh này cho thấy hàm chứa và báo trước nhiều dấu hiệu bất ổn hơn là tín hiệu tốt nâng đỡ thị trường. Bằng chứng là giao dịch thõa thuận mạnh bất chấp giá đang giảm.
Trong vòng 3 tháng tới, cho dù lãi suất có giảm thì doanh nghiệp cũng kiệt quệ do khó khăn quá mức và triển vọng SXKD quý I/2012 vẫn hoàn toàn xám xịt.




Góc nhìn MVF:

Chu kỳ giảm giá của VNINDEX vẫn chưa kết thúc. Biểu đồ bên cạnh cho thấy VNINDEX theo tuần đang giảm tốc và xu hướng phá đáy lịch sử mọi thời đại 324.66 có thể xảy ra khi các nhóm nến chức năng tăng cường bán theo tuần (weekly sell functional candles) đang hình thành biểu hiện qua tình trạng bán tháo tất cả kể cả bluechip gần đây.
Các bluechip: VIC, BVH, MSN, DPM... vẫn chịu chung số phận vì cũng đang ở chu kỳ giảm giá của mình khi VCB, CTG, DPM... bị ép bán quá mức hồi phục rồi lại xuống tầng giá mới. Đó là tín hiệu kỹ thuật báo hiệu sự nguy hiểm toàn thị trường. Liệu VNINDEX có gượng gạo khi BVH đang giảm giá?



Nói tóm lại: thị trường có xanh xanh lưỡng lự từng phiên, bán ngắn hạn dứt khoát càng nhanh càng có lợi. VNINDEX vẫn còn đang nợ lịch sử (chu kỳ) tiến về mức giá 2xx trong vòng ba tháng tới.
 
Tín hiệu mà chúng ta đang kỳ vọng nhất tại thời điểm hiện tại là Hệ Thống Chu Kỳ của các mã chủ chốt đang rất thấp. Với tín hiệu này chúng ta kỳ vọng thị trường sẽ có những phiên phục hồi nhằm phục hồi lại các tín hiệu đã gãy, và đương nhiên xác suất Bulltrap luôn được đánh giá cao hơn.
 
Các công ty Mỹ xem "thảm họa" Châu Âu là cơ hội
12/26/2011 1:08:51 PM
ATPvietnam-Trong khi Châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công đang lây lan ra toàn khu vực thì các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính của Mỹ lại xem đây như là một cơ hội đề thâu tóm các doanh nghiệp tại Châu Âu với giá rẻ mạt.





Các vụ thâu tóm đang được các công ty và tổ chức tài chính của Mỹ đẩy mạnh do các Ngân hàng tại Châu Âu đang rất khó khăn trong việc huy động vốn nhằm làm giảm dư nợ trên bảng cân đối kế toán theo yêu cầu từ những nhà quản lý.

Theo ước tính của chuyên gia tài chính Huw van Steenis thuộc tập đoàn Morgan Staley, các tổ chức tài chính Châu Âu sẽ phải cắt giảm khối tài sản lên tới 3.000 tỷ USD trong vòng 18 tháng tới.

Trong tháng qua, một nhóm 3 ngân hàng của Mỹ có chi nhánh tại London đã mua lại công ty khổng lồ của Hy Lạp Kohlberg Kravis Roberts khi công ty này không thể được các Ngân hàng tại Hy Lạp cung cấp tín dụng để tiếp tục phát triển trong tương lai. Trong khi đó, tập đoàn BlackStone đã đồng ý mua lại 300 triệu USD các khoản nợ bất động sản của Ngân hàng lớn thứ 2 của Đức là Commerzbank. Hiện tại Commerzbank đang đứng trước áp lực lớn từ các nhà quản lý để nâng vốn lên 6,9 tỷ USD vào giữa năm 2012.

Google đã nhanh tay mua lại tòa nhà Montevetro tại Dublin từ Cơ quan quản lý tài sản quốc gia Ireland…

Timothy J. Sloan, giám đốc tài chính của Wells Fargo nhận định “Rõ ràng đang có sự cơ cấu và co lại của các tổ chức tài chính Châu Âu và nhiều tài sản của họ đang bị phát tán tại Mỹ. Chúng tôi đang giữ mắt và tai của mình để xử lý tình huống kịp thời”.

Các công ty của Mỹ thậm chí còn nhìn thấy cơ hội tại những quốc gia mà tình trạng nợ nần đang ở mức độ rất nguy hiểm như Hy Lạp. Với những nhà đầu tư mạo hiểm, ở nơi nào càng nguy hiểm thì cũng đồng nghĩa cơ hội lại càng lớn.

Không chỉ dành sự quan tâm tới những cơ hội tại Châu Âu, các công ty của Mỹ còn “để mắt” tới những tài sản thuộc Châu Âu ngay trên đất Mỹ.

Các chuyên gia mong đợi hành động “mạo hiểm” của các công ty và tổ chức tài chính của Mỹ sẽ tạo cơ hội để các tổ chức tài chính của Châu Âu có thể hoàn tất cuộc chạy đua nhằm đáp ứng yêu cầu vốn mới vào tháng 6/2012 với lượng vốn cần bổ sung lên tới 149 tỷ USD.
 
Back
Top