Lan man chuyện nghề

Nước ngoài có khá nhiều trường đào tạo traders. Nhưng sau đó, muốn thành 1 trader tài giỏi thì phải tự đào tạo tiếp.
Tự đào tạo không có nghĩa là đơn độc, mà rất cần một môi trường với những chất xúc tác: một không khí chuyên nghiệp, những kiến thức-kinh nghiệm đươc chia sẻ, những nhận định được trao đổi và cọ sát, những cạnh tranh và hợp tác…

*
Ở VN, cộng đồng chính là ngôi trường của traders, cũng là nơi cung cấp môi trường và chất xúc tác cần thiết. Vai trò của cộng đồng lớn hơn rất nhiều so với suy nghỉ và khả năng của tất cả chúng ta.
Để làm tốt vai trò, cộng đồng cần tạo ra môi trường tốt, và có những cơ chế để mỗi tv đều thấy được vai trò của mình ở đó, hăng hái phát huy tài năng của mình. Nhờ đó cả cộng đồng đều hưởng lợi ích.

*
VC có thành một cộng đồng lớn mạnh và tốt đẹp như thế hay không là tùy thuộc mỗi thành viên chúng ta. Bởi không có ai khác ngoài chúng ta làm được điều này.

Với cách làm trước tới giờ,VC.vn đã có một cộng đồng vui vẻ thân thiết.
Nhưng tôi thấy VC đã có những thay đổi: Vcers không chỉ bằng lòng với mục đích khiêm tốn ban đầu mà snatcher đã nói thay BQT:
(…) VC sẽ là nơi mà anh em có thể xả stress, vui vẻ với nhau những lúc căng thẳng.
Vậy thôi bác ạ, (…) Bọn em mong muốn "quân cốt tinh không cốt nhiều" ...nhưng không tinh được nên chuyển thành "quân cốt vui không cốt nhiều"


Đặt ra một mục đích vừa tầm thì dễ đạt và dễ hài lòng. Nhưng như thế có hơi uổng không ?:D
Tôi nghĩ VC có thể đặt ra một mục đích dài hơi, rồi đề ra cách làm hợp lý. Bao giờ đạt được thì đạt, không thì trên đường đi cũng nhiều thú vị và ý nghĩa hơn…

Khi chúng ta thay đổi suy nghĩ về DĐ thì DĐ sẽ thay đổi.
Bạn nghĩ sao ?
 
Last edited by a moderator:
Thanks bác Cá heo vì những suy nghĩ rất tâm huyết...bọn em sẽ sớm có trả lời đầy đủ cho bác về vấn đề này....
 
Nỗi sợ thất bại.

Trong các nỗi sợ của trader, đây là một nỗi sợ tai hại, mà lại rất vô lý.
Alan Phan có nhiều bài viết sâu sắc về nỗi sợ này trong góc nhìn của Alan . Tôi xin phép ông được trích bài này, và xin được edit 1 chút để tập trung vào chủ đề. Cảm ơn ông.


Sĩ diện trên hết.

Vấn đề “sĩ diện” của người Á Đông là đề tài có nhiều bàn luận nhất tại các quốc gia Âu Mỹ.
Vì sĩ diện, họ lao vào những dự án và công việc có tính phô trương, nhất thời; thay vì sáng tạo, bền vững và kín đáo. Họ thích được “nổi trội”, và được ca tụng trong cộng đồng, bạn bè, gia đình…
Vì sĩ diện, họ sợ nhất là sự cười chê khi thất bại. Che đậy sai lầm thua lỗ là một ưu tiên trong kinh doanh, và khi thất bại rất nhiều người trốn biệt xứ vì xấu hổ.

Thái độ che giấu hay bộc lộ là sự khác biệt lớn nhất về văn hóa giữa Á Đông và Âu Mỹ trong hành xử thường nhật
Trong triết lý Khổng Lão chứa đựng nhiều ẩn dụ, còn các triết phái Tây Phương thì gay gắt với biện luận, tranh cãi và phản bác.
Tục ngữ trong xử thế của Á Đông nhấn mạnh việc “không giặt đồ dơ trước công chúng”, hay “tốt khoe, xấu che” hay “đừng vạch áo cho người xem lưng”.
Đây cũng là thói quen đối nghịch nhất với nguyên tắc “minh bạch” và “trung thực” của hệ thống tài chính thế giới.

Thất bại không xấu.

Nghĩ xa hơn, những cái “xấu” được che đậy thường không có một định nghĩa đồng nhất trong các góc nhìn. Cái “xấu” hôm nay có thể là cái “tốt” ngày mai; và ngược lại. Ví dụ điển hình là những “thất bại” trên thương trường.
Qua thời kỳ dạy học, tôi biết rất nhiều sinh viên Á Đông vì sợ “thất bại”, bị cười chê và mang tiếng “xấu” suốt đời, nên không bao giờ dám dấn thân làm ăn. Trong khi đó, tư duy khoảng đạt, chấp nhận dễ dàng chuyện “thất bại” của xã hội Mỹ là một trong những nguyên nhân tạo nên sự đột phá kỳ diệu của nền kinh tế này.

Một anh bạn GS ĐH Thanh Hoa hỏi tôi về nghịch lý lạ lùng nhất ở xã hội Trung Quốc: “Tôi thấy ở đây, người dân không xấu hổ vì ăn cắp hay nói dối; mà lại xấu hổ vì thất bại hay nghèo khó. Nó đi ngược với tất cả tư duy và chuẩn mực về đạo đức mà tôi đã được dạy dỗ từ bé.”
Thomas Edison “thất bại” hơn 2 ngàn lần trước khi sáng chế ra bóng đèn điện. Nếu ông ta xấu hổ, có lẽ nhân lọai vẫn phải đốt đèn cầy mỗi đêm.

Thất bại là “học phí”

Tôi có thể đi xa hơn mà nhận xét rằng “thất bại” là một điều đáng khen ngợi, thậm chí hãnh diện. Nó nói lên lòng can đảm của con người dám làm, nó biểu hiện sự kiên trì của tinh thần phấn đấu, và nó sẽ là một bài học vô cùng quý giá hơn mọi bài giảng hay sách vở.

Khi tôi đi tập sự ở Wall Street vào thập niên 70s, một giao dịch viên của Merrill Lynch phạm một lỗi lầm làm lỗ 8 triệu USD trong 20 phút. Cả phòng làm việc áy náy nhìn anh ta dọn đồ đạc, sẵn sàng để bị đuổi. Nhưng khi anh nộp đơn từ chức, ông sếp của anh lại la mắng anh thậm tệ: ”Công ty vừa bỏ ra 8 triệu USD để trả học phí cho cậu, giờ cậu dám bỏ việc hả? Lo về bàn làm việc, dùng cái đầu tốt hơn và gắng kiếm lại cho công ty số tiền cậu làm mất.”
Ông sếp này rất hiểu về “thất bại”.
Và không lạ gì khi anh nhân viên đó trở nên một siêu sao của Merrill Lynch trong những năm kế tiếp.
 
Last edited by a moderator:
lan man thêm:

• Khi thất bại, thói thường ta sẽ phản ứng theo 1 trong 3 cách:

a. lảng tránh: lờ đi như thể không có chuyện gì,
b. phòng thủ: "đó đâu phải là lỗi của tôi !" (mà là lỗi của ...)
c. đầu hàng: ngừng cố gắng vì sợ lại mắc sai lầm.

cả 3 cách này không giúp ta rút ra bài học gì.

Riêng cách 3 có một danh ngôn: "Đa số không thành công chỉ vì họ đã phạm quá ít sai lầm".
Vì cố tránh mọi rủi ro nhỏ nhất, nên họ ít có sai lầm. Nhưng cũng không bao giờ thành công.

• Thói thường là: khi đã thành công, ta mới đủ can đảm nói về thất bại của mình. :D

Cách làm đúng: nhìn thẳng vào thất bại.
- Nhìn thẳng để thấy rõ nguyên nhân của thất bại (sai lầm) ở chỗ nào, và tránh cho những lần sau
- Mỗi thất bại tôi đều phải trả học phí. Thấy được sai lầm là gỡ được ½ học phí, biết cách khắc phục là gỡ nốt ½ còn lại, đôi khi còn có lãi.
. Còn khi dấu thất bại trong lòng, tôi chẳng có gì ngoài nỗi buồn đau.
- Nói về thất bại của mình, tôi thường được cảm thông và chỉ bảo. Tức là có người giúp tôi gỡ ½ học phí hoặc có lãi. Vậy sao tôi không tận dụng ?

• Nếu rút được bài học, sai lầm sẽ có giá trị rất lớn.
Cuộc đời Tào Tháo phạm vô số sai lầm, nhưng sau mỗi sai lầm đều là một thắng lợi lớn hơn nhiều.
Như thể ông ta dùng sai lầm để mua lấy thắng lợi.

Vậy tôi thì sao ?
 
Last edited by a moderator:
Người Á đông rất nghiệt ngã với lỗi lầm. Coi phim Hàn, Nhật, TQ ta thấy rõ điều này: sự khắc nghiệt lộ rõ trên nét mặt, giọng nói, cách hành xử với nhau… Hiếm khi thấy nét khoan hòa phúc hậu trên mặt người Á Đông lớn tuổi.
Lỗi lầm luôn bị trừng phạt nặng nề, nhằm xúc phạm hoặc hủy diệt thân thể và tinh thần, thậm chí ghi vào lý lịch để trừng phạt đến cả thân thích mấy đời. (gợi nhớ đến hình phạt tru di cửu tộc ngày xưa, thật khủng khiếp !)

Ta sẽ không bàn về nguyên nhân sự khắc nghiệt này, mà chỉ cần nhận ra tác hại của nó.
Khi lỗi lầm bị xã hội trừng phạt tàn nhẫn, con người tất nhiên rất sợ lỗi, và nếu lỡ phạm lỗi thì sống chết phải giấu cho kỹ.
Từ đó sinh ra tính hèn nhát và dối trá.

Ta còn tự làm khổ mình và làm khổ người khác.
Từ nhỏ, ta không được đối xử bao dung, lớn lên ta càng khắc nghiệt với chính bản thân, rồi khắc nghiệt với mọi người.


Tôi rất thích nhân vật Tào Tháo trong phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010, thích nhất là cách ông ta bao dung với lỗi lầm của mình và của người.
Nó mới sảng khoái làm sao !
 
Last edited by a moderator:

Chân cầu Nhị Thiên Đường (Q5-SG) có một quán cà phê nhỏ, mấy ông già người Hoa ngồi dẩm tsà (uống trà) ở đó có trò cá độ nổi tiếng: trò đoán mưa.

Không phải là đoán hôm nay có mưa hay không, cũng không phải đoán mưa lớn hay nhỏ, mấy chuyện đó tầm thường lắm.
Mà là đoán có mưa lúc mấy giờ, kéo dài bao lâu, mức nước được mấy phân, mấy ly. (mức nước mưa giữ lại trong 1 cái mâm đáy nhỏ). Nhiều khi mức ăn thua chỉ chênh 1 vài ly (mm) !
thật khó tin phải không ? nhưng cứ hỏi dân SG cố cựu ắt có người biết.

Trò cá độ này nghe nói có từ thuở rất xa xưa, khi người Hoa mới tới vùng đất này, rồi tạo nên khu chợ sầm uất nhất Đông Dương: Một anh chủ chành (vựa) có thể tránh mất khá tiền nếu biết chiều nay sẽ có/không một cơn mưa lớn.
Tôi cũng nghe nói ở miệt này nọ có ông Út ông Bảy nào đó cũng dự đoán mưa nắng khá siêu, giúp được bà con nông dân làm ruộng đúng thì đúng tiết.


Dân VN có khá nhiều chuyện khôi hài về dự báo thời tiết, “TV dự báo chiều nay nắng to, vậy nhớ mang theo áo mưa nhá”, đại khái vậy. Nghe nói dân Âu Mỹ cũng luôn miệng chê đám dự báo, nhưng vẫn chăm chú xem dự báo hàng ngày (tiết mục thời tiết thường có rating hàng đầu).

Dự báo thời tiết chưa bao giờ đúng được tới 80%. Và ngàn đời nay loài người vẫn không ngừng cố gắng cải thiện khả năng này.
Bởi họ đã nhận được biết bao lợi ích từ công việc có xác suất đúng chưa tới 80% đó.
 
Last edited by a moderator:

Chân cầu Nhị Thiên Đường (Q5-SG) có một quán cà phê nhỏ, mấy ông già người Hoa ngồi dẩm tsà (uống trà) ở đó có trò cá độ rất nổi tiếng, đó là trò đoán mưa.

Không phải là đoán hôm nay có mưa hay không, đó là trò con nít. Cũng không phải đoán mưa lớn hay nhỏ, chuyện đó tầm thường quá.
Mà là đoán có mưa lúc mấy giờ, kéo dài bao lâu, mức nước được mấy phân, mấy ly. (mức nước mưa giữ lại trong 1 cái mâm đáy nhỏ). Nhiều khi mức ăn thua chỉ chênh 1 vài ly (mm) !
Chắc bạn không tin đâu, nhưng cứ hỏi dân SG cố cựu ắt có người biết.

Trò chơi này có nguồn gốc từ xa xưa, khi thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc làm ăn; nên ai dự đoán đúng về những cơn mưa là có một lợi thế lớn.

Trò betting này được dân UK coi là game nghiêm chỉnh đó bác, lại phải kèm theo mưa bao nhiêu mm nước. Nguyên trò này là các bố chung hội vác một cái ống đo mưa chuẩn ra đặt ở vườn, đến ngày cá độ thì kéo nhau đến tập trung, rình xong cả hội ùa ra xem kết quả như mình đánh xổ số.
 
“ĐỪNG DỰ ĐOÁN, HÃY ĐI THEO TT” ?

Đoạn này trích từ còm bên thớt “tâm lý trong thể thao và trading”:

Đầu tư thì không dự đoán, đầu cơ dài hạn có thể cũng không cần, nhưng trader chuyên nghiệp thì luôn phải dự đoán.
Tôi nghĩ dự đoán tốt là yếu tố mang lại hiệu quả cao nhất cho trading ngắn hạn.

Quá tự tin, hoặc bám vào dự đoán (của mình hoặc của người khác) chỉ là 1 dấu hiệu chắc chắn của lính mới.
Một trader dày dạn rất hiểu về tỷ lệ ngẫu nhiên của cuộc chơi, nên luôn linh hoạt thay đổi dự đoán, và có sẵn những phương án ứng phó. Lòng tự tin của họ sẽ không dao động mạnh theo kết quả đúng sai, vì họ biết khả năng của họ chỉ là 1 yếu tố cần chứ chưa đủ.

*
Lời khuyên “đừng dự đoán, mà hãy đi theo TT” tất nhiên là đúng. Nhưng không hẳn là tuyệt đối đúng.
Tôi nghĩ nó đúng trong 2 trường hợp: khi TT có xu hướng mạnh. (Có câu "khi TT có xu hướng, không ai biết được giá có thể đi tới đâu").

Và nó đúng với những dao động nhỏ. Rất khó dự đoán dao động nhỏ, vì yếu tố ngẫu nhiên ở đây khá lớn.
Mua bán theo dao động nhỏ, thì chỉ được phép sai số thật nhỏ, một lần sai đủ lấy đi kết quả mấy lần đúng. Nguy hiểm chỗ đó.
(nhưng với những cao thủ scalping như @libi thì có vẻ chẳng nguy hiểm gì :D)

Còn khi TT sideway, dự đoán là phần việc không thể thiếu của trader. Bởi không dự đoán thì phản ứng sẽ chậm hoặc không kịp, hiệu quả sẽ thấp. Mà sideway luôn chiếm phần lớn thời gian trong TT, traders không ai ngồi chờ trong phần lớn thời gian đó.

Vậy vấn đề không phải là có nên dự đoán hay không, mà là làm sao để dự đoán ngày càng tốt hơn.
thuở đầu tất nhiên sẽ dự đoán sai nhiều, nhưng nhất định sẽ ngày càng đúng nhiều hơn. Tôi tin vậy :D
 
Last edited by a moderator:
“ĐỪNG DỰ ĐOÁN, HÃY ĐI THEO TT” ?

Đoạn này trích từ còm bên thớt “tâm lý trong thể thao và trading”:

Đầu tư thì không dự đoán, đầu cơ dài hạn có thể cũng không cần, nhưng trader chuyên nghiệp thì luôn phải dự đoán.
Tôi nghĩ dự đoán tốt là yếu tố mang lại hiệu quả cao nhất cho trading ngắn hạn.

Quá tự tin, hoặc bám vào dự đoán (của mình hoặc của người khác) chỉ là 1 dấu hiệu chắc chắn của lính mới.
Một trader dày dạn rất hiểu về tỷ lệ ngẫu nhiên của cuộc chơi, nên luôn linh hoạt thay đổi dự đoán, và có sẵn những phương án ứng phó. Lòng tự tin của họ sẽ không dao động mạnh theo kết quả đúng sai, vì họ biết khả năng của họ chỉ là 1 yếu tố cần chứ chưa đủ.

*
Lời khuyên “đừng dự đoán, mà hãy đi theo TT” tất nhiên là đúng. Nhưng không hẳn là tuyệt đối đúng.
Tôi nghĩ nó đúng trong 2 trường hợp: khi TT có xu hướng mạnh. (Có câu "khi TT có xu hướng, không ai biết được giá có thể đi tới đâu").

Và nó đúng với những dao động nhỏ. Rất khó dự đoán dao động nhỏ, vì yếu tố ngẫu nhiên ở đây khá lớn.
Mua bán theo dao động nhỏ, thì chỉ được phép sai số thật nhỏ, một lần sai đủ lấy đi kết quả mấy lần đúng. Nguy hiểm chỗ đó.
(nhưng với những cao thủ scalping như @libi thì có vẻ chẳng nguy hiểm gì :D)

Còn khi TT sideway, dự đoán là phần việc không thể thiếu của trader. Bởi không dự đoán thì phản ứng sẽ chậm hoặc không kịp, hiệu quả sẽ thấp. Mà sideway luôn chiếm phần lớn thời gian trong TT, traders không ai ngồi chờ trong phần lớn thời gian đó.

Vậy vấn đề không phải là có nên dự đoán hay không, mà là làm sao để dự đoán ngày càng tốt hơn.
thuở đầu tất nhiên sẽ dự đoán sai nhiều, nhưng nhất định sẽ ngày càng đúng nhiều hơn. Tôi tin vậy :D

Càng nhiều kinh nghiệm thì người ta càng ít dự đoán, nhưng mức độ chính xác thì càng ngày càng lớn. Và cuối cùng thì điểm cốt yếu nhất là khả năng thay đổi dự đoán nhanh chóng của người nhiều kinh nghiệm - lúc này đã quá hiểu dự đoán chỉ là dự đoán.

Có lẽ câu nói trên có tính chơi chữ, để ám chỉ một thực tế như vậy, chứ không có ý nói rằng không cần dự đoán ...
 

Dân VN có khá nhiều chuyện khôi hài về dự báo thời tiết, “TV dự báo chiều nay nắng to, vậy nhớ mang theo áo mưa nhá”, đại khái vậy. Nghe nói dân Âu Mỹ cũng luôn miệng chê đám dự báo, nhưng vẫn chăm chú xem dự báo hàng ngày (tiết mục thời tiết thường có rating hàng đầu).

Dự báo thời tiết chưa bao giờ đúng được tới 80%. Và ngàn đời nay loài người vẫn không ngừng cố gắng cải thiện khả năng này.
Bởi họ đã nhận được biết bao lợi ích từ công việc có xác suất đúng chưa tới 80% đó.

Đúng là do cách nhìn, kẻ nhìn vào cái 20% dĩ nhiên có kết luận khác so với kẻ nhìn vào cái 80% ...
 
Người Á đông rất nghiệt ngã với lỗi lầm. Coi phim Hàn, Nhật, TQ ta thấy rõ điều này: sự khắc nghiệt lộ rõ trên nét mặt, giọng nói, cách hành xử với nhau… Hiếm khi thấy nét khoan hòa phúc hậu trên mặt người Á Đông lớn tuổi.
Lỗi lầm luôn bị trừng phạt nặng nề, nhằm xúc phạm hoặc hủy diệt thân thể và tinh thần, thậm chí ghi vào lý lịch để trừng phạt đến cả thân thích mấy đời. (gợi nhớ đến hình phạt tru di cửu tộc ngày xưa, thật khủng khiếp !)

Ta sẽ không bàn về nguyên nhân sự khắc nghiệt này, mà chỉ cần nhận ra tác hại của nó.
Khi lỗi lầm bị xã hội trừng phạt tàn nhẫn, con người tất nhiên rất sợ lỗi, và nếu lỡ phạm lỗi thì sống chết phải giấu cho kỹ.
Từ đó sinh ra tính hèn nhát và dối trá.

Ta còn tự làm khổ mình và làm khổ người khác.
Từ nhỏ, ta không được đối xử bao dung, lớn lên ta càng khắc nghiệt với chính bản thân, rồi khắc nghiệt với mọi người.


Tôi rất thích nhân vật Tào Tháo trong phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010, thích nhất là cách ông ta bao dung với lỗi lầm của mình và của người.
Nó mới sảng khoái làm sao !

Thị trường mà bao dung được như Tào Tháo thì tốt quá cụ nhỉ ...

J/K chút cho cái topic hết sức nghiêm túc của cụ có 5' giải lao :))
 
Thị trường mà bao dung được như Tào Tháo thì tốt quá cụ nhỉ ...

J/K chút cho cái topic hết sức nghiêm túc của cụ có 5' giải lao :))

Bao dung có lẽ là của hiếm ở Tào Tháo. Nhưng chắc bạn hiểu ý tôi, là nói đến cái cách thể hiện của nhân vật TT trong phim này, chứ không phải Tào Tháo trong truyện Tam Quốc Chí của La Quán Trung.

Lâu rồi mới thấy bạn ghé chơi. Tôi thích cách đùa tinh tế mà nhân hậu của bạn.

quả thực, lúc này lòng tôi không an vui gì mấy, giọng điệu cứ cứng ngắc, đến là chán !
 
Last edited by a moderator:
Loạt bài này vốn định còm vào thớt của bạn apprentice, nhưng e làm loãng chủ đề “Tâm lý trong thể thao và trading”;
hơn nữa câu chuyện còn dài, nên đưa vào thớt lan man có lẽ hợp hơn.


Thị trường là chiến trường.


Đây là 1 khái niệm rất phổ biến, nhưng ít ai bỏ công tìm hiểu tường tận.
Hiểu biết về TT là 1 yêu cầu cơ bản, ảnh hưởng lớn đến mọi thứ trong việc mua bán.
Hy vọng bà con bỏ ra chút công sức để cùng nhau làm rõ khái niệm này. :D

*
TT không chỉ là chiến trường, mà còn là 1 chiến trường cực kỳ khốc liệt. Vì sao khốc liệt ? Vì đó là cái bánh khổng lồ, đủ đem lại giàu có cho nhiều người, nên ai cũng muốn tranh giành. Nó lại có nhiều tính chất của trò zerosum, nên luôn có rất ít người thắng.

Vậy nhỏ lẻ có cơ may gì không? Và nếu có thì thể nhận vai gì trong cuộc chiến khốc liệt đó ?
Có rất nhiều vai: Vai lớn thì có: Tổng chỉ huy 1 phe (hoặc Minh chủ), tướng lãnh, tham mưu, sĩ quan,… Những vai này không bao giờ dành cho nhỏ lẻ bọn ta, nên hãy khoan nghĩ tới. :D.
Vai nhỏ là lính, đây là vai dành riêng cho nhỏ lẻ (cao cả biết bao khi là một chiến sĩ!).
Tiếc thay, quy luật chiến tranh là phần lớn lính quèn sẽ thành liệt sĩ, chỉ rất ít sống sót để được chia phần. :D

Vậy đứa ngu nào sẽ chịu nhận vai lính quèn ? Có đó, vô số là khác. Thời nào cũng có quá nhiều kẻ khờ khạo, hoặc liều lĩnh, hoặc không có gì để mất, sẵn sàng dốc túi mua 1 tờ vé số (đúng hơn là mua hy vọng đổi đời). Và đó chính là lực lượng lính quèn không ngừng bổ sung xương máu cho cuộc chiến.
Cuộc chiến luôn luôn khốc liệt nhất với lính quèn.

*
P/S: Trong TT luôn có những mảng sáng, nơi mà tất cả đều được chia bánh và không có ai mất mát. Nhưng chúng là phần nhỏ, ít ai chọn được đúng vùng sáng và đúng lúc để vào.
Theo nguyên tắc “tránh thua trước, tìm cách thắng sau”, ở đây ta khoan nói tới những vùng sáng, mà tập trung vào phần tối, để sau đó có thể dễ dàng nhận ra vùng sáng.
 
Last edited by a moderator:
Tam Quốc Chí của La Quán Trung.

Tam Quốc Chí của Trần Thọ gồm 3 cuốn; Ngụy Quốc Chí, Thục Quốc Chí và Ngô Quốc Chí

Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung mang tính tiểu thuyết hơn là sử
 
Trader: Kẻ ngoại cuộc.

Nhỏ lẻ chỉ có thể đóng vai lính quèn. Vai này dở cái là xác suất trở thành liệt sĩ hơi bị cao.
Nhưng rất may, nhỏ lẻ không nhất thiết phải đóng vai tệ hại này. Có một việc mà nhỏ lẻ có thể làm, với ít rủi ro mà nhiều thuận lợi hơn: đó là ĂN THEO.

Kẻ ăn theo không sống chết với mục tiêu, không trùm mền hay nghiến răng chịu đựng cho đến ngày toàn thắng.
Mà chỉ ngồi ngoài nhìn và chờ, đến khi một bên mạnh hẳn lên thì nhảy vào ăn ké, thấy gió xoay chiều là lập tức bỏ chạy.

Lợi thế: khi đứng ngoài nhìn (tọa sơn quan hổ đấu), sẽ không vướng cái tâm thế “người trong cuộc” nên sáng hơn. Ngoài ra, còn năng động hơn: người trong cuộc khi đã tin vào điều gì thì phải theo cho đến cùng. Kẻ ngoại cuộc thì chỉ theo phe mạnh, lúc gió đổi chiều là lúc rút lui; nhờ vậy họ tồn tại qua mọi cuộc chiến.

images

trader không làm anh hùng trong TT

*
Nhỏ lẻ không chiến đấu, mà chỉ đi theo bên mạnh hơn.
Họ không chống lại phe kia của TT, lại càng không chiến đấu với TT;
nên không hề có nan đề "địch mạnh ta yếu".

*
Nếu chấp nhận vị thế kẻ ngoại cuộc, ta sẽ:
- không cần học cách tự chiến đấu, mà chỉ học cách hiểu cuộc chiến (để nhận ra bên mạnh).
- không cần cố để mạnh hơn TT, vũ khí sắc bén hơn, mưu kế tinh thâm hơn… mà chỉ cần con mắt tinh tường,
- không sợ chiến trường nào- dù khốc liệt tới đâu, mà chỉ sợ không hiểu cuộc chiến.
- không cố chấp 1 hướng, mà có thể đổi chiều nhanh theo TT.
- ...
 
Last edited by a moderator:
Trong kinh tế học có khái niệm gọi là "Lợi thế kinh tế nhờ quy mô". Trong chứng trường ta có thể hiểu "quy mô" theo nghĩa ngược lại. Nhờ "quy mô" nên nhỏ lẻ rất linh động trong các chiến thuật như du kích hay bầy sói (bám theo con mồi mạnh hơn mình rất nhiều, mỗi lúc cắn một miếng rồi lại chạy....).

Khá nhiều người khi đọc Lý thuyết VSA liền kết luận nhỏ lẻ chỉ có con đường chết trên chứng trường. Ý kiến này của bác sẽ làm nhiều người phải đọc lại lý thuyết VSA một cách nghiêm túc.
 
Trong kinh tế học có khái niệm gọi là "Lợi thế kinh tế nhờ quy mô". Trong chứng trường ta có thể hiểu "quy mô" theo nghĩa ngược lại. Nhờ "quy mô" nên nhỏ lẻ rất linh động trong các chiến thuật như du kích hay bầy sói (bám theo con mồi mạnh hơn mình rất nhiều, mỗi lúc cắn một miếng rồi lại chạy....).

Khá nhiều người khi đọc Lý thuyết VSA liền kết luận nhỏ lẻ chỉ có con đường chết trên chứng trường. Ý kiến này của bác sẽ làm nhiều người phải đọc lại lý thuyết VSA một cách nghiêm túc.

Dù kinh tế hay quân sự thì vấn đề then chốt luôn là xây dựng chiến lược. Chiến lược thì không có chiến lược chung, và phù hợp với tất cả các bên tham gia thị trường/chiến trường. Mỗi thành phần tham gia phải tự xác định dựa trên năng lực/giá trị cốt lõi của mình. Và chiến lược tuy là vấn đề dài hạn, nhưng không phải là không có điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.

Bởi vậy mỗi thành phần tham gia thị trường, điểm quan trọng là xác định được chiến lược phù hợp với bản thân. Nếu là nhỏ lẻ thì giá trị lõi là sự linh hoạt, không sức ép cạnh tranh trực tiếp, ít các ràng buộc về quản lý .... tuy nhiên điểm yếu sẽ là thiếu thông tin, khả năng phân tích và bao quát thị trường kém, ít các công cụ "chiến tranh" hiệu quả, hành động mang tính cảm tính cao ...

Chiền lược thì không có chiến lược nào là bá chủ kiểu độc cô cầu bại. Điều đó là tự nhiên, giống như không thể có động cơ vĩnh cửu vậy.

Đa số nhỏ lẻ tham gia cuộc chiến mà không được trang bị những kỹ năng "quân sự" cần thiết, ví dụ kỹ năng đào hầm, trú ẩn, tránh pháo, tự cứu thương ... mà được dẫn dắt bởi hình ảnh vinh quang của cái 5% (nhỏ lẻ sẽ không nhìn vào 95% thương bệnh binh của cuộc chiến). Nó cũng giống cách VN tham gia WTO, các doanh nghiệp của VN "ra khơi" với những kỹ năng nghèo nàn, tầm nhìn ao làng, và trang thiết bị lạc hậu. Tàu không chìm mới là lạ ...

Các chiến binh kỳ cựu của VC thì sau bao cuộc chiến giờ đều đã trưởng thành. Hy vọng các chiến binh kế tiếp tránh bớt được thương vong không cần thiết. Tuy nhiên đã tham gia thì phải xác định số lượng giải thưởng là rất hạn chế, bất kể chiến lược là như thế nào :D
 
Đừng để mất tiền!

Đây là lời răn thứ nhất- cũng là lời răn duy nhất- của thánh W.Buffett, đủ hiểu tính nghiêm trọng tột cùng của lời răn.
7 năm qua, khi mà TT co giật trong đà giảm, ai cũng ít nhất đôi ba lần mất tiền trong bất ngờ, vì thế từ nhà đầu tư chân chính, nhà đầu toi bất đắc dĩ, cho tới nhà đầu cơ liều lĩnh... tất cả đều ngày ngày tụng niệm lời răn này. (tất nhiên tôi cũng không ngoại lệ, với rất nhiều dằn vặt bản thân :p)
Nhưng hôm nay tôi thử 1 lần phạm thánh, dù biết có thể bị mọi người ném đá đến chết. :D
Tôi sẽ nói rằng: Có lúc cần quên đi lời răn.

*
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa!” đó là Quân lệnh của ĐT Võ Nguyên Giáp trong cdHCM 1975. Quãng đường phải đi 2-3 ngày, ĐT chỉ cho 1 ngày!. Vì thời điểm đó, tốc độ và táo bạo chính là sức mạnh lớn nhất. nếu không tận dụng sẽ mất thêm rất nhiều xương máu và thời gian .
Nhưng ít ai biết rằng lúc đó miền bắc gần như bỏ trống, HN rất nguy hiểm vì kg được bảo vệ đầy đủ, và chỉ cần 1 quân đoàn thiện chiến chẹn ngang vùng Quảng Bình là đủ cắt cắt đôi đại quân với BCH và hậu phương. Giờ nhìn lại ta thấy ĐT rất đúng, nhưng thời đó, đây là chuyện cùng cực của mạo hiểm !

Cách đánh thần tốc táo bạo cũng là tâm điểm binh pháp của vua Quang trung. Nhạy cảm với thời cơ, ông còn biết tạo ra thời cơ để phát huy tối đa sức mạnh (nhỏ bé so với địch) của mình.
Nhìn lại lịch sử TG, các trận đánh thần tốc -không chừa đường về như trên hóa ra có khá nhiều: Hạng Vũ qua sông dìm xuồng, Hàn Tín dựa sông đánh Ngụy, Tào Tháo bỏ trống Hứa Xương đánh Viên Thiệu, quân Thanh dốc toàn lực tiêu diệt nhà Minh...
Những trận đánh đó đã đưa họ lên đài vinh quang, và tên tuổi họ được ghi vào sử sách.

Nhưng bạn có nhận ra không: đó chính là lối đánh ALL IN - NON STOPLOSS !
 
Last edited by a moderator:
Hay quá... cảm ơn anh nhiều ! nhưng em thắc mắc chút. Bán sớm có bị coi là mất xiền trong phạm vi lời răn của ông này không ạ ?
 
Back
Top