Lan man chuyện nghề

Tôi ngày càng tin rằng: điều quyết định thắng thua của trader không phải là khả năng kiếm tiền, mà là khả năng giữ tiền.
Lý do ? cơ hội kiếm tiền thì rất dễ nhận ra, còn cơ hội mất tiền thì rất khó thấy.
Cho nên cách rèn luyện của trader phải là: học phòng thủ trước, cho tới khi rất giỏi phòng thủ rồi mới học tới việc tấn công. Thậm chí không cần phải học, vì tấn công là xu hướng sẵn có trong trader rồi: ai vào TT mà không khát khao chiến thắng ? khát khao đó chỉ thừa chứ không bao giờ thiếu, nên cách kiếm tiền chỉ nghe qua là ngấm, còn cách giữ tiền thì học đi học lại mãi vẫn không thuộc.
 
Last edited by a moderator:
Trước giờ mình vẫn phân tích-cảm nhận TT theo góc nhìn của cá nhân và của phe Mua (buy side). Như thể TT là do phe Mua quyết định.
Góc nhìn này đôi lúc cũng khá đúng, và phe Mua luôn luôn tin chắc, tự đắc nữa, với vai trò này.

Chuyện này sao mà giống hệt chuyện bọn con trai thường tự đắc rằng họ là kẻ chinh phục (con gái)… Già rồi mới nhận ra sự thật: chính phái nữ mới là bên chọn lựa và quyết định quan hệ được tiến tới mức nào. Một sự thật nữa: đàn ông bao giờ cũng ngốc nghếch, càng tài trí lại càng ngốc nghếch trong chuyện này...
Có nên bẽ mặt không nhỉ ? :D

Nhưng có lầm lẫn ngây ngô mới có những cơn say, cơn hào hứng chinh phục mãnh liệt, và đôi lúc cũng tạo được những con sóng thật cao…
Khi bọn con trai hăm hở cuồng nhiệt thì con gái sẽ nhường nhịn, khuyến khích, mời gọi nữa… cho đến khi bọn con trai ngần ngại hoặc thỏa mãn thì họ mới bộc lộ sự lạnh lùng tàn nhẫn. :D

Phe Bán cũng vậy.

Văn hào Pháp Stendal nói: phụ nữ luôn phải chờ đợi đàn ông, như... con nhện giăng tơ đợi mồi. :D
Phe Bán cũng y vậy.
 
Last edited by a moderator:
Thật trùng hợp, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng vừa có bài về tính gian tham của người Việt, rất bao quát và sâu sắc.
Thế là đỡ phải ngâm cứu, bèn tận dụng ngay bài viết này để áp vào trading, hehe.
Cảm ơn ông. Trước hết, xin phép ông VTN được trích lại một số nội dung (có edit chút):


Dân ta biết lắm chứ, biết rằng tham là dại. Cha mẹ thường dạy con đừng tham quá.
Nhưng không phải cứ cái gì tốt đẹp là có thể làm theo. Trình độ làm chủ bản thân của con người không phụ thuộc ý muốn chủ quan. Phần lớn chúng ta “miệng khôn trôn dại”. Không phải một lần ngã là một lần bớt dại. Mà ngàn lần ngã rồi, khổ thay, vẫn cứ dại tiếp.

Tham là gì ?

Chữ tham thoạt đầu chỉ có ý nghĩa trung tính – một thứ ham muốn hơi nhiều so với khả năng. (…) khi lý trí không đủ, chỉ có bản năng xui khiến, lòng tham làm cho mờ mắt. Để khỏi tham, phải ý thức được mình có thể có cái gì và có thể làm được gì. Để khỏi thất vọng thì chỉ nên ước muốn điều mình có thể đạt tới, biết tự cho là đủ
đạo nho kêu gọi biết mình biết người, và biết dừng lại đúng lúc.

Câu chuyện tham hay không rút lại là sự trưởng thành, là tầm vóc trí tuệ mà người ta đạt tới. Muốn tránh tham, phải từng trải và có lý trí.
Cộng đồng Việt xưa nay luôn trong tình thế sản xuất kém cỏi, của làm ra không đủ nuôi mình. nhưng thấy đáng lẽ mình có thể sống khá hơn, nên sinh tham lam.
Dân ta thời xưa chỉ là tham vặt, lâu dần tính tham lặn sâu vào tâm trí thành bản tính cố hữu. Cùng với tính bủn xỉn hạt tiện là anh em sinh đôi.
Từ chỗ là bệnh riêng của con người tiểu nông, lòng tham ấy kéo dài chi phối cả người Việt khi đã sống trong thời hiện đại.
Nhiều người ở nước ngoài về có chung nhận xét là người mình dù đi ra ngoài song vẫn không thể đi xa trong chuyên môn được. Có phải lười không, không hẳn. Mà là do không biết nhìn xa trông rộng.
Có những bác sĩ khi ra trường thuộc loại xuất sắc, mở phòng mạch khá đông khách. Nhưng anh ta ham quá không tính tới chuyện học hỏi thêm. Trong khi đó đồng nghiệp nước ngoài làm ăn từ tốn, vừa làm vừa nghiên cứu. Sau vài năm người bác sĩ Việt giầu lên, nhưng trình độ đuối dần đi. Còn các bác sĩ ngoại quốc sang hẳn một trình độ mới. Cuối đời, họ hơn hẳn người mình cả về tiền tài lẫn danh vị. Hơn vì không tham mà biết tính lâu dài.

Tính tham ở người Việt hiện nay

Có lẽ không ở nước nào, bệnh tham lại được nhắc nhở nhiều như ở ta. thời nay lòng tham lại nẩy nở không gì ngăn cản nổi

Khi tự hiểu là không sao tổ chức được một đời sống như đã hứa, nhà nước thả cho mọi người tha hồ cạnh tranh và sát phạt nhau. Được sự khuyến khích ngấm ngầm, thói gian tham như con thú sổ chuồng, ngày một hoành hành không biết đâu là giới hạn. Sau cách mạng, xã hội sống bằng noi gương những mẫu mực đạo đức được huyền thoại hóa. Lẽ tự nhiên sự lỗi thời trong những hình ảnh nhân vật mẫu mực hôm qua tạo nên một khoảng trống. Còn những mẫu giả hôm nay, xã hội không sao tiêu hóa nổi, nhắc tới chỉ gây phản cảm. Chính những kẻ hay lên lớp người ta về “sống cho trong sạch” “sống phải cống hiến” lại đang đi đầu trong tham lam vơ vét . Khi vỡ ra điều đó, mọi người bình thường sớm muộn sẽ cảm thấy sống tử tế chỉ thiệt.

Ngày xưa còn có người tự hào rằng mình sống bằng sự tự trọng và có một thứ cao quý về mặt tinh thần phân biệt mình với những kẻ tầm thường khác. Nay thì mọi sự thiêng liêng không còn, Thượng đế coi như đã chết. Con người buông thả đã thế chỗ con người khổ hạnh. Người ta tự nhủ tha hồ làm bậy, miễn giỏi che giấu và biết tự tô vẽ.


Một phóng viên nước ngoài từng theo dõi cuộc chiến ở VN nói rằng: hiện nay người Việt nào cũng gian giảo theo cách của mình, nên chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì to lớn nữa. Họ có cái lý của họ.
 
Last edited by a moderator:
Đọc bài của Vương Trí Nhàn, tôi thấy thêm được mấy điều:

1. Tham không xấu nếu ở mức vừa phải, nhưng không hiểu về tham, không tiết chế được tham thì rất có hại.

2. Loài người sinh ra đã tham, tôi cũng vậy. Người Việt tham hơn bình thường và ngày càng tham hơn, tôi không thể khác. Vậy tôi phải luôn để ý đến tính tham trong tôi, giữ nó thấp hơn cả mức mà tôi nghĩ là phù hợp.

3. Điều quan trọng nhất: tham là do thiếu hiểu biết. Càng hiểu biết- từng trải càng bớt tham. Vậy công việc của tôi đã rõ ràng: HỌC, HỌC MÃI. Học để khai trí, và để phá bỏ ngộ nhận.

Tham như một sức mạnh u tối, khi được trí tuệ soi vào nó sẽ tiêu tán. Vậy việc đầu tiên có lẽ là tìm kiếm những ngộ nhận đã dung túng hoặc kích thích lòng tham trong ta. Thấy rồi, hiểu biết về chúng rồi, ta sẽ sáng suốt mà bớt tham chăng ?

*
Có thể tạm chia ngộ nhận ra mấy loại:

A. Ngộ nhận về thị trường
B. Ngộ nhận về bản thân
C. Ngộ nhận về phương pháp trade
D. Ngộ nhận về công cụ, kỹ năng,...
 
Ngộ nhận về mục đích.

Mục đích là thứ đầu tiên ta nghĩ tới khi làm một việc gì, vậy ngộ nhận đầu tiên cần làm rõ chính là ở mục đích.

Tôi tự hỏi: mình trade để làm gì ? và tôi tự trả lời: để kiếm tiền, chứ gì nữa ?
Có lẽ ít nhất 99,99% traders cũng đồng ý với tôi (?).
Rõ ràng, tôi không trade vì nghệ thuật, vì khoa học, hay vì một lý tưởng cao đẹp… nào đó. :D
Nhưng từ lâu, tôi đã lờ mờ thấy những lấn cấn trong mục đích này, và ngày càng thấy nhiều lấn cấn: Khi chọn mục đích là kiếm tiền, tôi dễ vướng vào các lỗi thế này:

• Quá hăng hái: nhìn thấy cơ hội ở mọi lúc mọi nơi, nên dễ bị cuốn theo.
• Hoặc ngược lại, quá thận trọng: đặt an toàn lên trên hết.
• Quá chuyên chú vào việc kiếm tiền hàng ngày, mà ít dành cho học tập để nâng trình độ. Tức thiếu cái “nhìn xa trông rộng” mà Vương Trí Nhàn đã nói.
• Thiếu kiên nhẫn trong những giai đoạn TT không rõ xu hướng, hoặc ở cuối xu hướng giảm.
• Với áp lực kiếm tiền mỗi ngày, thật khó ngồi yên một thời gian dài để chờ cơ hội.
• Dễ tham tiếc khi bỏ lỡ cơ hội, dễ cay cú khi thua, dễ kiêu khi thắng.
• Sợ thử nghiệm cái mới, chỉ khư khư bám chặt những thành tựu trong quá khứ.
• …

Vậy tôi không nên trade vì tiền ư? Thế trade vì cái gì mới đúng ?

Tất nhiên cái đích cuối cùng của trading phải là kiếm tiền, và chỉ có thể là kiếm tiền.
Những tuyên bố kiểu như trade cho vui, trade cho biết, trade để giết thời gian,… có lẽ chỉ nhằm tự an ủi hoặc giữ sĩ diện mà thôi.
Nhưng để cho thật chuẩn xác, thì kiếm tiền không nên là mục đích, mà phải được coi là kết quả của trading. Nếu tôi nghĩ đúng làm đúng thì tiền sẽ đến. Tức là gieo nhân đúng thì quả sẽ tốt. Vì vậy, mục đích chính xác phải là nâng cao trình độ, trình độ nâng đến đâu tiền sẽ vào tới đó. :D

Được vậy, tôi sẽ nhẹ lòng hơn rất nhiều:
- luôn cầu tiến, dễ chia sẻ, mở lòng với mọi người,
- không đố kỵ mà sẵn lòng vui với thắng lợi của người khác, nhờ đó mà học được những cái hay của người.
- do tập trung bồi bổ cái gốc là trình độ, nên tôi sẽ tiến vững hơn tốt hơn...
 
Last edited by a moderator:
Bác Caheo, vào nhà bác không những nhận được những chia sẻ về trade mà còn nhận được nhiều điều trong cuộc sống thường nhật. Cảm ơn bác và nhiều bác khác đã đem đến cho những thế hệ sau (trong đó có em) những trải nghiệm của chính các bác và chúng em học được từ chính những trải nghiệm được chia sẻ hết sức chân thật trong thế giới "ảo" này. Trân trọng cảm ơn!
 
Ngộ nhận về mục đích.

Vậy tôi không nên trade vì tiền ư? Thế trade vì cái gì mới đúng ?
.

Tôi cũng quan điểm tương tư như bác trong một bài viết trên blog của mình, chia sẻ với bác.

THẢNH THƠI

Bài viết chỉ bàn về những traders thỏa điều kiện không bị áp lực về tài chính hoặc đang có một công việc ổn định khác ngoài trading, bởi vì người ta thường quên rằng trading là nghề rủi ro cao, không phải thích hợp với mọi người.

Tôi có 2 cách để chọn lựa:

1. Nếu tôi chú trọng vào công việc, bước đi thong thả, kiểm soát rủi ro tốt, khám phá cái hay, cảm nhận tính nghệ thuật, tôi đạt được thỏa mãn trong công việc hàng ngày. Thông qua thị trường, tôi hiểu rõ sự non nớt về tinh thần, sự cố chấp của bản thân và làm thay đổi nó, giúp tôi có đời sống đẹp hơn. Giả sử sau vài năm, nếu thấy công việc không còn phù hợp, tôi có thể từ bỏ trading nhưng khoảng thời gian tôi dành cho nó không phải bị "đánh mất", số tiền thua lỗ không phải lớn. Tôi có được sự thảnh thơi, thỏa mãn.

2. Nếu tôi chú trọng vào mục tiêu kiếm tiền, bước đi vội vã, tôi sẽ luôn đặt bản thân vào trạng thái căng thẳng, làm việc rất áp lực. Giả sử khi mục tiêu lợi nhuận 10k $ đạt được, tôi sẽ thỏa mãn trong bao lâu? Có lẽ không quá một tuần vì tôi sẽ đặt ra các mục tiêu 20k $, 50k$... và tôi sẽ tiếp tục các ngày tháng căng thẳng ròng rã của mình. Mỗi khi bị thua lỗ nặng, áp lực tâm lý sẽ đè nặng vào tôi, đe dọa hạnh phúc, sức khỏe và nhiều hệ lụy khác. Hơn nữa, lợi nhuận kiếm tiền sau cùng cũng chỉ để tạo ra những giây phút thoải mái, thỏa mãn.

Có thể dễ thấy rằng tôi sẽ được thỏa mãn nhiều hơn nếu chọn cách 1 và nếu tôi chú trọng vào công việc thì thông thường tôi càng thấu hiểu và thành thạo nó, kết quả sẽ tốt đẹp. Tôi sẽ là người làm vườn chuyên tâm vào chăm sóc vườn cây ăn trái, thưởng thức vẻ đẹp của nó mỗi ngày mà không suy nghĩ khi nào cây sẽ ra trái, liệu có mất mùa hay bán có được giá không?

Giống như hạnh phúc là con đường ta đang đi chứ không phải là đích đến.

"Live with cause and leave results to the great law of the universe. Pass each day in peaceful contemplation" - Zengetsu, a Chinese master.
 
em rất thích cách cảm - đánh & trải nghiệm của bác caheo tại chứng trường, như thể bác bước vào hành trình tìm lại chính mình. :flowers:
 
@nâu:
Một nhận xét thú vị ! quả đúng vậy thật. =D>


@bomf vnn và @stock.chicken:
Thật vui khi giúp được gì đó cho các bạn. :D



@Tao Thao:

với nhiều đồng cảm, tôi trao đổi thêm chút với bác:

Khi đặt kiếm tiền đối trọng với sức khỏe, hạnh phúc là mở rộng chủ đề thành mục đích của cuộc sống rồi ?:D.
Tuy nhiên, "Live with cause and leave results to the great law of the universe.” là một lý do rất đúng để không nên chọn kiếm tiền là mục đích.

Tôn Tử viết:
Không để bại là do mình, giành chiên thắng là nhờ địch.
Thắng lợi có thể dự kiến nhưng không đòi hỏi được .


Ta kiếm được tiền hay không là nhờ TT tạo cơ hội. Có thể dự kiến lãi, nhưng không thể đoan chắc.
Đặt mục đích vào thứ không chắc chắn, không tùy thuộc ta thì thật là dại dột, nhỉ ?


---------------
Nhân tiện, tôi rất thích Tào Tháo, dù mọi người có ghét ông ta đến đâu. thêm một đồng cảm nữa !
Mà blog của bác có mở cho mọi người không đó ?
:D
 
Last edited by a moderator:
Ra là bác Tào Tháo, biết bác từ lúc 4r bác còn họat động, sau này đóng, em tìm đựơc blog đọc, chưa kịp mời thì bác đã đến.

Cám ơn những bài viết lúc còn 4r của bác ~o)
 
Ra là bác Tào Tháo, biết bác từ lúc 4r bác còn họat động, sau này đóng, em tìm đựơc blog đọc, chưa kịp mời thì bác đã đến.

Cám ơn những bài viết lúc còn 4r của bác ~o)
Sao tao giờ mới nghe thấy nick này nhỉ????
 
@cá heo: tks bác.

"Khi đặt kiếm tiền đối trọng với sức khỏe, hạnh phúc là mở rộng chủ đề thành mục đích của cuộc sống rồi ?. "

Đúng vậy bác ạ! Tôi thuộc type không xem nghề nghiệp là tất cả nên tôi chỉ dành cho trading "một góc phù hợp" trong cuộc sống để nó ko thể làm giảm chất lượng của cuộc sống. Hơn nữa, lằn ranh giữa trading và gambling rất mong manh nếu trader ko tỉnh táo.

PS. cũng có thời gian trading cuốn hút tôi vào khoảng 14h/ngày, nghiên cứu, phân tích, overtrade...như nhiều bạn ở đây, nhưng đột nhiên tôi cảm thấy tự mình có thể tìm được giải pháp từ bên trong (do kiến thức, kinh nghiệm tích lũy) mà ko cần phải tham khảo từ bên ngoài nếu mình giao dịch ít đi và tĩnh tâm lại. Tỉnh thức chăng?
 
Tôi hiểu là bác strade đã nói ra "tâm pháp" của price action rồi...=D>. Tuy nhiên, nếu trader chỉ CẢM NHẬN mà ko phân tích thì sẽ dễ ra quyết định hơn.

Một trader sử dụng pp price action nên học chữ "buông xả" tất cả những kiến thức (FA/TA khác) và phân tích phức tạp khác thì sẽ thấy tính hiệu quả của nó. PP price action khó thuyêt phục vì nó quá đơn giản!

Mặt khác, phần lớn mọi người chỉ luôn nghĩ đến bản thân mình mà ít khi nghĩ đến người khác, nên ko dễ gì nghĩ đến "quan điểm của các thành phần tham gia thị trường", một khi đã máu thì...

G/L!

Oh, bác strade vui tính ghê...

Tôi xin trình bày thêm chút cho rõ ý: "đơn giản" chỉ là biểu hiện bên ngoài, chứ không có nghĩa là "dễ dàng". Price action là sự biến động giá, ko chỉ là những candlestick/bar tách biệt...nó sống động. Quan sát nó có thể cảm nhận trực tiếp momentum, volatility, wave... những mánh khóe, chiêu trò của thị trường. Một mẫu candlestick tạo bởi những con sóng nhỏ, các pattern trong đó và ngược lại (tôi gọi là sóng trong nến)... Một số trader chưa cảm nhận trực tiếp được, phải dùng thêm thước đo (indicators)...

Khi thấy bản chất thì vẻ bề ngoài ko quá quan trọng (như các định nghĩa, tên gọi), thậm chí là sự cản trở. Vd một reversal pattern ko có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều khi nó xuất hiên (W, H&S, shooting star, pin bar....) mà làm cho trader "chấp" vào nó.

Support/Resistance (hình như do Wyckoff định danh) hay demand/supply zone, pivot ...là những tên gọi khác nhau chỉ cùng hiện tượng. Họ đều có lý do cho tên gọi họ đặt ra. Thậm chí, có trader ko muốn vẽ nó ra sợ rằng ko cưỡi sóng đến cùng được, vd như gold rớt khoảng 2000pips trong tháng trước,...

Khó "vẽ" nhất là các mức cản trong bản thân trader. Vd thấy giá chạy, nhưng bị cản bởi news hoặc tín hiệu ko đồng bộ. Bị cản bởi comment của người khác, bị nỗi sợ hãi cản trở... hoặc thấy sai, bất an nhưng ko chạy do bị hy vọng cản lại...

Dài dòng quá..

Lúc trước đọc mấy dòng ở trên thấy có hơi hóm của zen. Hôm nay vào blog quả không sai.
 
tôi cảm thấy tự mình có thể tìm được giải pháp từ bên trong (do kiến thức, kinh nghiệm tích lũy) mà ko cần phải tham khảo từ bên ngoài nếu mình giao dịch ít đi và tĩnh tâm lại. Tỉnh thức chăng?

Khi đã từng trải qua hết ngóc ngách của nghề, và đạt tới trình độ nào đó, ta sẽ không muốn xông xáo thêm nữa.
Lúc đó có thể tĩnh tâm nhìn lại, chọn cách hiệu quả nhất để tinh luyện.
và công việc sẽ không còn những căng thẳng ưu phiền nữa, chỉ còn những niềm vui nhẹ nhàng ...
 
@stock.chicken,

Có lẽ điều tôi biết thì bác learntochange cũng đã biết hết nên chúng tôi nhận ra nhau. G/l.

@caheo: bác có những kinh nghiệm sống rất sâu sắc.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top