Lan man chuyện nghề

Trader là kẻ không để cảm tính chi phối mình, và tận dụng được những sai lầm do cảm tính của đám đông… phải vậy không ? :D

***
Nhân bạn nói về lợi thế, tôi thấy nhỏ lẻ còn nhiều lợi thế nữa:

- Danh mục theo dõi rộng gấp nhiều lần BBs: vốn trăm tỉ thì DM chỉ có vài chục BCs, vốn vài chục tỉ thì DM mở ra được trên 100 mã, vốn vài tỉ càng mở rộng thêm nhiều, đến cả những cp rác. (mà sóng BCs thì không thể so được với sóng PSs. Hiện tại mới chỉ BCs tăng mạnh, nhỏ lẻ bấy lâu vẫn đang háo hức chờ thời điểm PSs dậy sóng :D)

- Cơ hội nhiều hơn: một cú hồi nhỏ trong downtrend cũng có thể là cơ hội cho nhỏ lẻ (nếu kỹ năng nhảy nhót tốt). Với BBs thì đây là chuyện vô phương.

- Giá mua bán tốt hơn: nhỏ lẻ có thể cò kè được vài %. Thậm chí chỉ cần một lệnh là mua (bán) đủ chỉ tiêu. Tay to làm sao có được lợi thế đó: họ phải mua (bán) ròng rã nhiều phiên, phải mua (bán) theo vùng giá, thậm chí phải dùng nhiều chiêu đè giá đẩy giá … rất căng thẳng.

- Hành tung của BBs rất khó che dấu, vì thế miếng bánh phải chia sẻ cho nhiều người khác. Còn nhỏ lẻ có thể kiếm ngọt hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều.

Tổng kết lại, tỷ suất lợi nhuận của nhỏ lẻ có thể rất cao, mà BB không bao giờ có được.
Một ví dụ: sau con sóng đầu năm, bạn CAGT bên Vfpress lãi được 300%! Sẽ có người cho đó là con số không tưởng, nhưng tôi tin rằng đó không hề là chém gió.

Tay to nó có thể thoả thuận nay bán mai mua hoặc ngược lại, nó lại có nguồn hàng để short sell lúc bầy gà đang tung tăng tung tẩy.
 
• Cây măng cụt trồng 25 năm mới gỡ được vốn. Người kỹ sư đi học 16 năm, rồi học việc vài năm mới thành nghề, cũng gần 30 năm mới gỡ được vốn.
Quan ta mua bằng mua chức rồi thu lãi được ngay, đại gia thì mua quan chức để được làm bậy, cả hai đều không bị trừng phạt, khiến xã hội dần tin rằng tiền có thể thay cho thời gian và công sức.
Quan sai trái đã có dân trả giá, còn trader sai thì chẳng có ai chịu thay. Vì thế trader phải trả giá đầy đủ cho nghề, như mọi người khác trên TG này: Bỏ ra 5, 10 năm đóng học phí và học nghề, để sau đó kiếm lãi >20% năm, hiệu quả vậy khá cao đó chứ ? Nếu muốn trả giá ít hơn nữa thì chẳng là quá tham ư ?

• Đầu tư là bỏ công sức tìm hiểu, bỏ tiền, rồi bỏ thời gian để chờ lãi được sinh ra. Đầu cơ là tận dụng kém cỏi sai lầm của người khác, để mua rẻ và bán đắt; đầu cơ lại càng phải bỏ nhiều công sức, tiền, và thời gian. 3 yếu tố đó chính là cái giá phải trả đầy đủ, không thiếu một yếu tố nào.


- Lười học, lười nghĩ, lười rèn luyện mà mong giỏi nghề là tham, và xuẩn nữa.
- Bỏ vốn ít mà mong lãi thật nhiều là tham
- Mong lãi thật nhanh thật nhiều, lãi tối đa mà lỗ = zero, là tham
- muốn tuần nào ngày nào cũng có lãi là tham.
- … và còn nhiều biểu hiện lắm :D

Chim chết vì mồi, người chết vì tham. Vì tham ta mới dễ sập bẫy.
 
- Lười học, lười nghĩ, lười rèn luyện mà mong giỏi nghề là tham, và xuẩn nữa.
- Bỏ vốn ít mà mong lãi thật nhiều là tham
- Mong lãi thật nhanh thật nhiều, lãi tối đa mà lỗ = zero, là tham
- muốn tuần nào ngày nào cũng có lãi là tham.
- … và còn nhiều biểu hiện lắm

Chim chết vì mồi, người chết vì tham. Vì tham ta mới dễ sập bẫy.
Bác đang nói em đúng không ? :D
 
• Cây măng cụt trồng 25 năm mới gỡ được vốn. Người kỹ sư đi học 16 năm, rồi học việc vài năm mới thành nghề, cũng gần 30 năm mới gỡ được vốn.
Quan ta mua bằng mua chức rồi thu lãi được ngay, đại gia thì mua quan chức để được làm bậy, cả hai đều không bị trừng phạt, khiến xã hội dần tin rằng tiền có thể thay cho thời gian và công sức.
Quan sai trái đã có dân trả giá, còn trader sai thì chẳng có ai chịu thay. Vì thế trader phải trả giá đầy đủ cho nghề, như mọi người khác trên TG này: Bỏ ra 5, 10 năm đóng học phí và học nghề, để sau đó kiếm lãi >20% năm, hiệu quả vậy khá cao đó chứ ? Nếu muốn trả giá ít hơn nữa thì chẳng là quá tham ư ?

• Đầu tư là bỏ công sức tìm hiểu, bỏ tiền, rồi bỏ thời gian để chờ lãi được sinh ra. Đầu cơ là tận dụng kém cỏi sai lầm của người khác, để mua rẻ và bán đắt; đầu cơ lại càng phải bỏ nhiều công sức, tiền, và thời gian. 3 yếu tố đó chính là cái giá phải trả đầy đủ, không thiếu một yếu tố nào.


- Lười học, lười nghĩ, lười rèn luyện mà mong giỏi nghề là tham, và xuẩn nữa.
- Bỏ vốn ít mà mong lãi thật nhiều là tham
- Mong lãi thật nhanh thật nhiều, lãi tối đa mà lỗ = zero, là tham
- muốn tuần nào ngày nào cũng có lãi là tham.
- … và còn nhiều biểu hiện lắm :D

Chim chết vì mồi, người chết vì tham. Vì tham ta mới dễ sập bẫy.

Bác chẩn đúng bệnh e đang điều trị :D
 
• Luôn có những thứ để mọi người đặt niềm tin, như FA, TA, tin tức,… (vì nếu không tin thì có ai chịu xì tiền). Và đó cũng chính là những cái bẫy. Thứ nào đúng nhiều nhất, tạo được niềm tin lớn nhất cũng chính là cái bẫy tốt nhất.
Khi mọi dấu hiệu đều đồng thuận chính là lúc cái bẫy lớn nhất đã được giăng ra.

• Bẫy ngày một tinh vi đến vô cùng. Khi cáo tự tin rằng mình đã rành hết các loại bẫy, thì rất có thể sẽ vướng vào một loại bẫy tầm thường nhất.

• Gà chỉ thấy toàn cơ hội. Cáo thì luôn đánh hơi xem bẫy ở chỗ nào, và tìm cách ăn mồi mà không vướng bẫy.

• Tinh khôn mấy vẫn có lúc dính bẫy, phải để lại chút thịt da. Nhưng nếu cố tránh không bao giờ dính bẫy thì lại không được xơi những miếng ngon lành (mồi phải rất thơm ngon mới dụ được gà chứ :D)

• Cái bẫy nào mãi không dụ được gà, hoặc dụ được ít quá, thì đành mất không mồi, phá đi làm bẫy mới. Ai trúng được mồi này là ngọt ngào nhất ! :D

Có 1 chỉ báo rất hay, đó là khi người ta khảo sát thấy đa số chuyên gia lạc quan về thị trường thì sắp đỉnh hay đã là đỉnh rồi, vậy các chuyên gia đó là gà chăng? Quy luật muôn đời thì vẫn vậy, mọi thứ đều theo chu kỳ. Vậy làm gì có bẫy nào, phải chăng ta tự tạo ra bẫy rồi tự đạp bẫy chăng? Lòng tham là bẫy, sự tự phụ là bẫy, tham-sân-si-hỷ-nộ-ái-ố tất cả cũng là bẫy.
 
cảm ơn bác Caheo về những suy nghĩ, nhận xét bổ ích,

sự học là vô biên, tri thức là bờ bên kia của bến đại dương mà mỗi ng phải tự bơi lặn, :) cũng bởi vì đại dương quá mênh mông kỳ bí và hấp dẫn nên sở lực của con ng thường bị cuốn đi lạc hướng trong dòng chảy đa chiều của kiến thức, mà xa rời dần cái bản chất cơ bản của con người là tâm lý, chứng khoán bao đời nay tay to hay tay nhỏ, quĩ lớn và quĩ bé, mồi ngon và mồi béo đều dựa trên cái nguyên lý gốc ấy để bày binh bố trận: tham lam & sợ hãi.

vì vậy mà chỉ có chính mình mới có thể khống chế dc mình. chỉ có những ng tự chủ biết kiểm soát dc mình sẽ hiểu và kiểm soát dc tình thế :)

mạn phép đôi lời thiển cận ngày cuối tuần, chúc bác Caheo sức khỏe và như ý.
 
Bác chẩn đúng bệnh e đang điều trị :D
Bác đang nói em đúng không ? :D

Mình nói với chính mình, GLD với colai à. Và cũng muốn nói với tất cả.

Bởi thất tình lục dục là bản chất con người, muốn giũ bỏ chúng là không thể, vì trái tự nhiên. tự nhiên đâu dễ hủy bỏ thế ? nó có thể bị kềm nén hoặc giải tỏa chứ không bao giờ bị tiêu diệt nơi bọn phàm nhân chúng mình.
Ta cần nhắc nhở nhau luôn về lòng tham, cho đến ngày rời bỏ cuộc chơi này. Mình nghĩ vậy.

Quy luật muôn đời thì vẫn vậy, mọi thứ đều theo chu kỳ. Vậy làm gì có bẫy nào, phải chăng ta tự tạo ra bẫy rồi tự đạp bẫy chăng?
Lòng tham là bẫy, sự tự phụ là bẫy, tham-sân-si-hỷ-nộ-ái-ố tất cả cũng là bẫy.
Bạn nói hay lắm.
Theo tôi, nói cho ngọn ngành thì có thể gọi đó là những lực xấu đẩy ta vào bẫy (vốn luôn có sẵn).
Trước đây tôi cũng cho rằng làm gì có bẫy, chỉ có mình tự hại mình thôi.
Nhưng từ khi bám sát bảng điện và đồ thị, tôi ngày càng nhận ra nhiều loại bẫy (sẽ trao đổi dịp khác).

Tôi không giận ghét kẻ đặt bẫy, vì chẳng ích gì: ngàn năm trước và ngàn năm sau con người vẫn không ngừng bẫy nhau.
Tôi chỉ cố tìm hiểu cái gì khiến ta u mê tự bước vào bẫy.
Tội đồ lớn nhất chính là Tham: không phải ngẫu nhiên mà người xưa dạy: “con người chết vì tham”

vì vậy mà chỉ có chính mình mới có thể khống chế dc mình. chỉ có những ng tự chủ biết kiểm soát dc mình sẽ hiểu và kiểm soát dc tình thế :)

sao "tàn bạo" với bản thân đến vậy ? :D
hãy đối xử nhẹ nhàng: chỉ nên điều hòa, giải tỏa cảm xúc thôi
mình không nâng niu, thương yêu chính mình là... dại lắm! hehe. Vả lại, dùng bạo lực với cảm xúc của mình ắt gây phản ứng tai hại!
 
@ Bác Caheo: Khi mình kiềm chế được lòng tham thì các loại bẫy tự nhiên bị phá và những người mải mê đi đặt bẫy sẽ không tỉnh táo bằng mình nữa:D
 
• Ở Bình Dương, gần chợ Búng -Lái Thiêu có quán bánh bèo M nổi tiếng mấy đời, không ăn một dĩa bánh bèo ở đó thì coi như chưa tới BD! Việt kiều gốc Đông nam bộ ai về VN cũng đòi tới đó để thưởng thức lại món ngon một thời… dù đường xá chật hẹp bụi mù…
Sau năm 2000 con đường được mở rộng, đi lại rất thuận tiện nên khách càng đông thêm. Chủ quán bèn xây lại quán thật rộng rãi khang trang, giá đắt lên, nhưng phục vụ thì hời hợt kênh kiệu, cái duyên cái hồn món xưa người cũ đã bay đâu mất … Quán giờ vắng ngắt, chỉ có những người già thỉnh thoảng đến ăn, tìm lại chút hương vị hình ảnh ngày nào.

• Cũng Bình Dương, đối diện Chùa Bà danh tiếng có một gánh bún thịt nướng. Cứ độ 4g chiều hai mẹ con ấy thong thả gánh hàng ra, bao giờ cũng có vài người khách chờ sẵn. Hai mẹ con cứ thong thả bày hàng, quạt bếp, nướng thịt, xắt rau dưa; khách chờ đông dần, vui vẻ trò chuyện với nhau mà chẳng ai hối thúc gì, cũng lạ.
Lát sau thịt bắt đầu tỏa mùi thơm nức, mẹ con tay thoăn thoắt mà dáng vẫn thong dong. Loáng cái gánh bún đã hết, khi phố còn chưa kịp lên đèn. Hai mẹ con thong thả quét dọn thật sạch sẽ, rồi lại thong thả quẩy gánh về. Có người đến chậm cằn nhằn: hai bữa nay đi làm dìa là tui chạy tới liền, mà bữa nào cũng hết bún ! sao chị hổng bán thêm nhiều chút ? Chị ta cười nhẹ: thôi, để mai tui chừa cho.

Tôi cũng là người hay ăn bún của chị, cũng mấy lần hẫng chỉ vì chậm một chút. Tôi hỏi: sao chị hông bán nhiều lên, khách được ăn ngon còn chị thì được tiền, hổng hay sao ? Chị cười nhẹ tâng: làm nhiều nữa thì cực, hổng lo cho chồng con được. Tôi hỏi tiếp: chị mướn cái sân bên kia, rồi mướn người phụ, làm vài năm là cất nhà lầu chớ mấy? Chị vẫn cười nhẹ tâng: đủ ăn là được rồi, giàu làm chi anh ơi. Câu trả lời giản dị mà dứt khoát như điều hiển nhiên, làm tôi chưng hửng.

• Ở khu gì bên Sing có quán cả ri cá lừng danh, có lần định ghé vào thử thì họ nói phải đặt trước, ngay cả quan chức CP cũng phải đặt trước cả mấy tháng (mèn ơi, ăn chứ làm gì mà cực dữ vậy ?). Quán đã truyền từ mấy đời, tới nay vẫn ở chỗ cũ, vẫn nhỏ xíu.

Lại nghe nói ở Nice có quán pizza mà dân siêu giàu khắp TG đến đây cũng phải sắp hàng cả giờ để mua một cái bánh. Kinh ! Mà quán cũng nhỏ xíu, ngộ thiệt!

Mình quen cái thói “Nghĩ lớn làm lớn”, gặp cơ hội hốt bạc như họ thì “phát triển” lập tức: mở rộng thành nhà hàng lớn, bung ra khắp nơi thành chuỗi, xây dựng thương hiệu, vân vân và vân vân… hehe.
Chợt nhớ tới lời chị bán bún trước Chùa Bà, bâng khuâng tự hỏi: họ có dại không ? hay mình mới là kẻ dại ?
 
Last edited by a moderator:
• Ở Bình Dương, gần chợ Búng -Lái Thiêu có quán bánh bèo M nổi tiếng mấy đời, không ăn một dĩa bánh bèo ở đó thì coi như chưa tới BD! Việt kiều gốc Đông nam bộ ai về VN cũng đòi tới đó để thưởng thức lại món ngon một thời… dù đường xá chật hẹp bụi mù…
Sau năm 2000 con đường được mở rộng, đi lại rất thuận tiện nên khách càng đông thêm. Chủ quán bèn xây lại quán thật rộng rãi khang trang, giá đắt lên, nhưng phục vụ thì hời hợt kênh kiệu, cái duyên cái hồn món xưa người cũ đã bay đâu mất … Quán giờ vắng ngắt, chỉ có những người già thỉnh thoảng đến ăn, tìm lại chút hương vị hình ảnh ngày xưa.

• Cũng Bình Dương, đối diện Chùa Bà danh tiếng có một gánh bún thịt nướng. Cứ độ 4g chiều khi hai mẹ con ấy thong thả gánh hàng ra, thì đã có vài khách chờ sẵn. Hai mẹ con cứ thong thả bày hàng, quạt bếp, nướng thịt, xắt rau dưa; khách cứ thong thả ngồi chờ chung quanh đông dần, trò chuyện với nhau mà chẳng ai hối thúc gì, cũng lạ.
Lát sau thịt bắt đầu tỏa mùi thơm nức, người mẹ thoăn thoắt làm cho khách, dáng vẫn thong dong nhẹ nhõm. Loáng cái gánh bún đã hết, phố còn chưa kịp lên đèn. Hai mẹ con thong thả quét dọn thật sạch sẽ, rồi lại thong thả quẩy gánh về. Có người đến chậm cằn nhằn: hai bữa nay đi làm dìa là tui chạy tới liền, mà bữa nào cũng hết bún ! sao chị hổng bán thêm nhiều chút ? Chị ta cười nhẹ: thôi, để mai tui chừa cho.

Tôi cũng là người hay ăn bún của chị, cũng mấy lần hẫng chỉ vì chậm một chút. Tôi hỏi: sao chị hông bán nhiều lên, khách được ăn còn chị thì được tiền, hổng hay sao ? Chị cười nhẹ tâng: làm nhiều nữa thì cực, hổng lo cho chồng con được. Tôi hỏi tiếp: chị mướn cái sân bên kia, rồi mướn người phụ, làm vài năm là cất nhà lầu chớ mấy? Chị vẫn cười nhẹ tâng: đủ ăn là được rồi, giàu làm chi anh ơi. Ngộ ghê !

• Ở khu gì bên Sing có quán cả ri cá lừng danh, có lần định ghé vào thử thì họ nói phải đặt trước, ngay cả quan chức CP cũng phải đặt trước cả mấy tháng (mèn ơi, ăn chứ làm gì mà cực dữ vậy ?). Quán đã truyền từ mấy đời, tới nay vẫn ở chỗ cũ, vẫn nhỏ xíu.

Lại nghe nói ở Nice có quán pizza mà dân siêu giàu khắp TG đến đây cũng phải sắp hàng cả giờ để mua một cái bánh. Kinh ! Mà quán cũng nhỏ xíu, ngộ thiệt!

Mình quen cái thói “Nghĩ lớn làm lớn”, gặp cơ hội hốt bạc như họ thì “phát triển” lập tức: mở rộng thành nhà hàng lớn, bung ra khắp nơi thành chuỗi, xây dựng thương hiệu, vân vân và vân vân… hehe. Chợt nhớ tới quán bánh bèo chợ Búng, bâng khuâng tự hỏi: vậy có phải là tham không ?

"Khởi nghi tình" rồi hả anh? Làm thằng em cũng suy nghĩ theo.
 
Giả sử bà bán bánh bèo sau khi đầu tư làm lớn vẫn đáp ứng được việc phục vụ như cũ thậm chí còn tốt hơn thì sẽ ngày càng phát triển hơn nữa! Cái này là một bài toán về năng lực quản lý khi một người mà chỉ gánh được 30 cân mà bắt người ta gánh 50 cân thì người ta sẽ không làm được, còn tham mà trong khả năng của mình, hoặc dần dần mình có thể đáp ứng được do cố gắng thì nên tham quá đi chứ:D
 
Cà phê Strabuck, gà rán Kentucky ..... đâu phải là những món xuất sắc thế nhưng lại nổi tiếng khắp thế giới. Bạn có thể pha một ly cà phê ngon gấp nhiều lần cà phê Strabuck, món gà nướng của bạn quyến rủ hơn món gà rán Kentucky... thế nhưng chắc chắn một điều bạn không thể phục vụ cho nhiều người hơn Strabuck hay Kentucky. Kinh doanh là kinh doanh, vậy thôi
 
• Ở Bình Dương, gần chợ Búng -Lái Thiêu có quán bánh bèo M nổi tiếng mấy đời, không ăn một dĩa bánh bèo ở đó thì coi như chưa tới BD! Việt kiều gốc Đông nam bộ ai về VN cũng đòi tới đó để thưởng thức lại món ngon một thời… dù đường xá chật hẹp bụi mù…
Sau năm 2000 con đường được mở rộng, đi lại rất thuận tiện nên khách càng đông thêm. Chủ quán bèn xây lại quán thật rộng rãi khang trang, giá đắt lên, nhưng phục vụ thì hời hợt kênh kiệu, cái duyên cái hồn món xưa người cũ đã bay đâu mất … Quán giờ vắng ngắt, chỉ có những người già thỉnh thoảng đến ăn, tìm lại chút hương vị hình ảnh ngày xưa.

• Cũng Bình Dương, đối diện Chùa Bà danh tiếng có một gánh bún thịt nướng. Cứ độ 4g chiều khi hai mẹ con ấy thong thả gánh hàng ra, thì đã có vài khách chờ sẵn. Hai mẹ con cứ thong thả bày hàng, quạt bếp, nướng thịt, xắt rau dưa; khách cứ thong thả ngồi chờ chung quanh đông dần, trò chuyện với nhau mà chẳng ai hối thúc gì, cũng lạ.
Lát sau thịt bắt đầu tỏa mùi thơm nức, người mẹ thoăn thoắt làm cho khách, dáng vẫn thong dong nhẹ nhõm. Loáng cái gánh bún đã hết, phố còn chưa kịp lên đèn. Hai mẹ con thong thả quét dọn thật sạch sẽ, rồi lại thong thả quẩy gánh về. Có người đến chậm cằn nhằn: hai bữa nay đi làm dìa là tui chạy tới liền, mà bữa nào cũng hết bún ! sao chị hổng bán thêm nhiều chút ? Chị ta cười nhẹ: thôi, để mai tui chừa cho.

Tôi cũng là người hay ăn bún của chị, cũng mấy lần hẫng chỉ vì chậm một chút. Tôi hỏi: sao chị hông bán nhiều lên, khách được ăn còn chị thì được tiền, hổng hay sao ? Chị cười nhẹ tâng: làm nhiều nữa thì cực, hổng lo cho chồng con được. Tôi hỏi tiếp: chị mướn cái sân bên kia, rồi mướn người phụ, làm vài năm là cất nhà lầu chớ mấy? Chị vẫn cười nhẹ tâng: đủ ăn là được rồi, giàu làm chi anh ơi. Ngộ ghê !

• Ở khu gì bên Sing có quán cả ri cá lừng danh, có lần định ghé vào thử thì họ nói phải đặt trước, ngay cả quan chức CP cũng phải đặt trước cả mấy tháng (mèn ơi, ăn chứ làm gì mà cực dữ vậy ?). Quán đã truyền từ mấy đời, tới nay vẫn ở chỗ cũ, vẫn nhỏ xíu.

Lại nghe nói ở Nice có quán pizza mà dân siêu giàu khắp TG đến đây cũng phải sắp hàng cả giờ để mua một cái bánh. Kinh ! Mà quán cũng nhỏ xíu, ngộ thiệt!

Mình quen cái thói “Nghĩ lớn làm lớn”, gặp cơ hội hốt bạc như họ thì “phát triển” lập tức: mở rộng thành nhà hàng lớn, bung ra khắp nơi thành chuỗi, xây dựng thương hiệu, vân vân và vân vân… hehe. Chợt nhớ tới quán bánh bèo chợ Búng, bâng khuâng tự hỏi: vậy có phải là tham không ?

Các case của cụ Cá rất hay. Theo em biết thì các case này được chia ra mấy dạng:

- Nghĩ nhỏ làm lớn: quán bánh bèo M
- Nghĩ nhỏ làm nhỏ: gánh bún thịt nướng
- Nghĩ lớn làm lớn: các quả đấm thép của chúng ta (Vinashin ...)
- Nghĩ lớn làm nhỏ: các thương hiệu nổi tiếng - các ông chủ của các thương hiệu nổi tiếng nhất chịu trách nhiệm từ những chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm (rất nhiều ví dụ ở các thương hiệu lớn, từ Apple tới louis Vuitton ...)

Theo hiểu biết của em thì thường nghĩ lớn làm nhỏ (nghĩa là căn ke tới từng chi tiết) thường đem lại hiệu quả cao nhất. Và nghĩ theo kiểu duy ý chí của VN - nghĩ lớn làm lớn - là tèo nhanh nhất :))

Bổ sung thêm quan điểm của em về Tham cho nó sát hơn với chủ đề cụ Cá nêu:

- Nghĩ nhỏ làm lớn: Tham vì làm quá khả năng có thể nghĩ
- Nghĩ nhỏ làm nhỏ: Không tham, nhưng không phát triển được
- Nghĩ lớn làm lớn: Tham vì ham phát triển thiếu bền vững
- Nghĩ lớn làm nhỏ: Không tham; Có cơ phát triển.
 
Last edited by a moderator:
Vô cùng yêu thích Topic này luôn...hic..hic...đọc hoài mà ko chán..
Có lẽ lời văn thâm thúy và ẩn chứa sâu xa nhiều điều nên vừa đọc, vừa suy ngẫm cho nên nhớ lâu..:)
Thanks bác Cá Heo rất nhiều.!..Mong bác có nhiều bài viết hay để chia sẻ nhé..!
 
Tôi vừa sửa lại câu kết của post phía trên. Mời bà con đọc lại :D

Nguyên lúc đầu tôi định viết về chữ si: khi ta bị cuốn theo công việc hoặc đồng tiền mà bỏ qua nhiều giá trị khác. Thế rồi chẳng hiểu làm sao chữ tham (đang luẩn quẩn trong đầu) bỗng hiện ra thay chữ si. :D Thế là câu chuyện thành lãng òm, mất thời gian bà con ngẫm ngợi, hehe. Thứ lỗi, thứ lỗi !

*
Khi có một mục đích, tôi thường gạt hết mọi thứ để tập trung đạt cho bằng được. Sau đó nhìn lại, nhiều khi thấy cái giá cao quá, không đáng. Chuyện đầu cơ CK chắc cũng vậy: trước kia tôi mua bán rất thong dong, mà lãi cũng khá. Vừa rồi rảnh rỗi, muốn thử nhảy nhót để có thêm kinh nghiệm, còn may nữa thì được thêm tiền, hihi. Nhưng mấy tháng qua thấy căng thẳng mệt mỏi quá, mục tiêu chưa đạt được mà giá đã thấy đắt rồi…
Đang tự hỏi mình có dại lắm không ? có si quá không ?

Dù sao, tôi sẽ cố nốt vài tháng, rèn cho được kỹ năng scalping. Đắt rẻ gì cũng ráng trả cho đủ.
Chữ si trong tôi vẫn còn to lắm, thì đành chìu nó thêm một lần nữa vậy, hehe.

Nhưng xét tới cùng, si do tham mà có, lớn mạnh cũng là do tham.
 
Last edited by a moderator:
Bạn nói hay lắm.
Theo tôi, nói cho ngọn ngành thì có thể gọi đó là những lực xấu đẩy ta vào bẫy (vốn luôn có sẵn).
Trước đây tôi cũng cho rằng làm gì có bẫy, chỉ có mình tự hại mình thôi.
Nhưng từ khi bám sát bảng điện và đồ thị, tôi ngày càng nhận ra nhiều loại bẫy (sẽ trao đổi dịp khác).

Bác Caheo chia sẻ cho gà em một vài kiểu bẫy được không ạ?
 
Thuận tay dắt dê
Sự việc trên đời thiên biến vạn hóa, nếu gặp 1 cơ hội nhỏ cũng nên chụp lấy, để tăng thêm sức mạnh và lợi thế.
(binh pháp Tôn Tử)


Dù đang bi quan về TT, như đã thể hiện ở đây và ở đây, nhưng tôi luôn chăm chú tìm những cơ hội nhỏ trong xu hướng giảm.
Nên khi thấy mấy con dê CII,VSH,VIP đi lạc (dao động ít tại ngưỡng hỗ trợ với KL khớp thấp dần), bèn thuận tay dắt liền. :D
vài con bò to béo như GAS, HSG,… mình lại không thấy kịp, nên đành nhìn người khác dắt mà nhỏ dãi…

Hôm nay cp về, chốt theo kịch bản đã dự đoán, mà mức lãi cũng khá (CII: 8%, VSH: 7%, VIP: 5%), còn MSN chắc sẽ không đến nỗi lỗ (?)

Ghi lại để nhớ một bài học được xài đúng lúc đúng chỗ. :D
 
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Ai cũng nghe câu này hàng triệu lần, và ai cũng biết rằng tác giả là Tôn Tử.
Nhưng sự thật đâu phải vậy !
Tôn Tử chỉ nói: Biết người biết ta, trăm trận không khốn (bất đãi).

thắng tức là không thua, có gì khác đâu ?
Đúng, nhưng không thua không có nghĩa là thắng, vì còn có cửa hòa.

phức tạp rồi… Vậy biết người biết ta chưa đủ để thắng? Ta cần gì nữa để thắng ?
Đối thủ. Chính đối thủ cho ta cơ hội để thắng.
Nếu đối thủ không cho ta cơ hội ?
Thì hòa. Cứ thế mà hòa, hòa mãi…

Ô Ồ, hóa ra ta không thể tự tạo ra chiến thắng cho mình ? mà phải do chính đối thủ cho ta ? Thật trái khoáy, nhỉ ?
À, mà sao đối thủ lại cho ta cơ hội để thắng y ? chẳng phi lý lắm sao ?

Tất nhiên họ không cho ta, chỉ là họ để lộ sơ hở khiến ta có thể lợi dụng thôi.

Hiểu rồi… Vậy sơ hở là những gì ?
Là những thứ làm họ yếu đi.
Cụ thể là những thứ gì ?
Chính là những thứ làm ta yếu đi.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top