Tán gẫu

Bài xưa rồi, nhưng hay:

Chuyện tình với em…Vespa
Tối qua chú Long Fò khao xe mới, nói là mới nhưng thực ra là mới với nó, còn chiếc xe thì đã cũ mèm rồi. Một em Vespa PX mầu trắng. Đến nơi thấy 2 em vespa dựng cạnh nhau của Long Fò và Cường Sa đoạ, mình dựng thêm em của mình vào bên cạnh nữa thành 3 em. Ăn nhậu một hồi, cả hội kéo nhau ra ngồi trà vỉa hè ở đầu Chùa Hà, dưới ánh đèn cao áp vàng kè và làn mưa bụi lạnh lạnh, tự nhiên ngắm ba “chị em” dựng cạnh nhau. Sao mà đẹp quá… Đành ấp ủ dự định sẽ viết 1 note về em vespa của mình.

Mình và em chắc là có duyên nên mới gặp nhau, trước em, mình đã từng chạy CD, Viva và Dream… Ngưỡng mộ dáng vẻ yêu kiều của em, mình vượt qua những sợ hãi mà bọn đã đi vespa kể lại để quyết định sẽ rước một em về với mình.



Sau 1 tháng chờ xe, chú Cường Sa đoạ đã tút lại xong xuôi một em, tuy nhiên chưa kịp giao cho mình thì đã bị thằng Tú lợn “cướp” mất. Mình đòi thì nó giở giọng Chí Phèo: “Em không biết, anh đi mà hỏi anh Cường”. Bực mình quá, mình réo chửi cả họ nhà thằng Cường 3 ngày. Cường trầm uất đành phải vào kho của nó dắt ra một em khác để trang điểm lại và giao cho mình. Vì là trường hợp bất đắc dĩ, nên nó không kịp đi kiếm xe mà đành phải gạt nước mắt lấy chính “thê thiếp” của nó ra đền mình. Và đó chính là em.

Kiến thức của mình lúc đó về Vespa ngoài sự tò mò thì chẳng có gì cả. Thằng Cường sau khi nhìn mình một cách thương hại và nhạo báng mình một hồi giữa quán, nó bắt đầu dạy mình những bài học đầu tiên như dựng xe, dắt xe, tháo lắp một số thứ cơ bản, một số bệnh thường gặp của em…

Nhờ sự sáng dạ bẩm sinh, mình học rất nhanh, chú Cường cũng nở mày nở mặt lắm và quyết định đưa xe cho mình đi thử. Thấy vẻ lóng ngóng của mình, nó động viên: “Bác yên tâm, thường thì ai cũng phải đi tầm 1 – 2 tháng mới quen, cứ mạnh dạn mà đi, cùng lắm là… tai nạn”. Mình lặng thinh, lên xe vào số vít ga chạy thẳng làm chú Cường đứng há hốc mồm, lúc sau mình quay về, thấy chú em vẫn đang đứng trong gió heo may chờ mình, mình thẻ thọt hỏi: “Phanh chỗ nào hả mày?”, Cường lại há hốc mồm, cái cờ lê trên tay rơi cái “coong”…

Cũng phải giới thiệu qua về em một chút, em là Vespa Sprint 08, em sinh tận năm 1969, tức là về tuổi em năm nay đã ngoài 40 thế nên nhiều lúc cưỡi em chạy ngoài đường, mình cứ tưởng tượng rằng đang cưỡi bà Hải VT cùng phòng mình mà chạy vậy. Vì già nên em cũng khó tính, mọi thứ của em đều kêu rất to, trừ cái còi…

Mỗi lần ngồi lên em ra phố, tất cả các bộ phận cùng đồng thanh tấu lên bản giao hưởng như một xưởng cơ khí. Nghe rất vui tai và phơi phới không khí của miền Bắc thời kỳ xây dựng XHCN. Mỗi khi qua làn giảm tốc, cả đường lại quay lại nhìn mình vì tưởng có thằng nào “xoè”… Pô của em bị thủng nên tiếng em hồi đó như một chiếc công nông. Thấy tiếng em nổ sau lưng, các xe khác bao giờ cũng dạt vội ra vì tưởng có thằng nào đang chạy xe trộn bê tông đằng sau… Đâm ra cũng chẳng cần còi.

Thời gian đầu chưa hiểu nhau, đã có lúc mình tưởng sẽ phải xa em vì em thường xuyên giận dỗi vô cớ. Lúc thì em hết xăng làm mình phải hì hục dắt mấy cây số trong con mắt thương hại của bọn đi bộ … chờ xe buýt. Lúc đang vội đi họp thì em lại xịt lốp, giữa đường bao người qua lại, mình anh quần âu áo sơ mi ngồi hì hục kích em lên để thay lốp… Cơ cực vô cùng…

Tính tình đỏng đảnh như phụ nữ đã đành, đến cả “thói quen” hàng tháng em cũng có nốt. Mỗi tháng em lại bị chảy nhớt mất mấy hôm. Mình phải mua riêng một cái thảm chùi chân hiệu Kotex loại to để kê dưới máy của em cho nhớt đỡ chảy ra sân… Có hôm chán chảy nhớt thì em chảy xăng, mùi xăng nồng nặc sân nhà, nồng nặc hầm để xe cơ quan… Có mồi lửa thì chắc là “bùm”…

Sau một thời gian hiểu nhau hơn, mình và em càng lúc càng gắn bó. Dần dần mình đã thích cái cảm giác mỗi khi đi cùng em hàng ngày. Nếu không may có hôm phải đi xe loại khác là y như rằng thấy nhớ quay quắt cái cảm giác bóp côn vào số vặn ga vọt đi mà chỉ em mới có. Em dạy mình đức tính kiên nhẫn và giữ được phong thái bình thản trước biến động cuộc đời do em luôn chạy tà tà. Trời đẹp em cũng chạy tà tà, trời bất chợt đổ mưa rào, thiên hạ tăng tốc chạy biến thì em vẫn tà tà, trời nắng như thiêu như đốt, thiên hạ chạy như điên, em vẫn chạy tà tà. Vẫn đủng đỉnh “ping ping ping” giữa phố phường tấp nập. Đi với em, tự nhiên mình thấy lòng cũng bớt bon chen và rút ra chân lý “Phía trước con đường mưa là một …cơn mưa”.

Em cũng cho mình thấy thêm yêu những công nhân xây dựng bởi khi ngồi lên em, dáng mình ngồi cũng giống hệt mấy chú lái xe trộn bê tông tự chế. Có lần mình và em đã chạy song song bên 1 chiếc xe trộn bê tông. Cả hai đều khói mù mịt, mình và chú công nhân bên kia quay sang nhìn nhau đầy chia sẻ…

Em cũng cho mình thu hẹp khoảng cách giầu nghèo với các đại gia. Một lần mình được ngồi ké xe Lexus của anh Tiến béo. Anh Tiến béo khoe xe của anh chuyển số bằng tay. Mình cũng tự tin nói: “Xe em cũng thế nhưng có điều là ít hơn xe anh 2 bánh thôi ạ”. Anh Tiến béo ngồi im, lặng lẽ bật Đàm Vĩnh Hưng lên nghe… Chắc đếch biết mình chạy xe gì…

Em cũng ghen như bao phụ nữ khác. Ngày đầu mình lượn em qua trường để đón bạn gái. Bạn gái mình thướt tha váy áo, đành ngồi một bên. Chân ngắn nên không biết chống vào đâu, trước cổng trường nên cũng không dám ôm eo mình. Mình vào số rồ ga, bạn gái lộn một vòng như thể dục dụng cụ rồi tiếp đất bằng …mông. Tay sứt một miếng giờ vẫn còn sẹo… Đúng là phụ nữ thường khó sống với nhau khi cùng chung một người đàn ông… đẹp trai.

Từ ngày em ngốn thêm của mình vài triệu tiền mông má mĩ viện, em đã hoàn toàn lột xác thành con xe mới. Mầu bạc nguyên bản được thay bằng mầu đen bóng để hợp với mệnh Mộc của mình, máy móc chạy êm hơn, em chuyển từ giai đoạn “tiền mãn nhớt” sang hẳn giai đoạn “mãn nhớt” nên không còn chảy nhớt nữa. Và em cũng không còn cáu gắt như xưa, tiếng em giờ đã êm ái, dịu dàng đến mức vào ngõ nhỏ thanh vắng mà chó không thèm cắn.

Em vẫn giữ được những nét tính cách phụ nữ đáng yêu như không thể làm nhiều việc được một lúc. Chẳng hạn như đã bật đèn thì còi sẽ không kêu, đèn hậu sáng lên khi đạp phanh thì đèn pha lại tắt. Do vậy mình phải luôn tính toán chi tiết khi đi đường ban đêm, đoạn nào cần đèn, đoạn nào cần còi để điều phối…

Từ 2 chiếc yên rời, mình đã thay bằng một chiếc yên liền để cô bạn gái chân ngắn của mình ngồi vững hơn, ôm eo dễ hơn cho khỏi ngã. Em và bạn gái mình đã sống với nhau khá hoà thuận, em không hất bạn gái mình xuống đường nữa. Bạn gái mình thì dù tay ngắn nhưng vẫn thò ra vẫy vẫy xin đường hộ em mối khi mình rẽ hoặc đứng cười ngặt nghẽo khi mình đăm chiêu cộng trừ nhân chia tính lượng nhớt phải pha mỗi khi đổ xăng.

Tết này mình quyết tâm sẽ cùng em vượt 100km để về quê “ra mắt” gia đình. Bố mẹ mình đang rất tò mò xem em là ai mà có thể khiến mình bỏ rơi em Dream II đã gắn bó cả chục năm trời. Có thể em sẽ hỏng dọc đường xong mình không sợ bởi trong cốp xe luôn có đầy đủ: kích ô tô, cờ lê mỏ lết, tuốc nơ vít, vam chữ T, kìm, chai nhớt, chai xăng dự phòng, budi dự phòng, bơm và khăn lau tay… Mình sẽ về từ sáng sớm, để nếu có phải dắt bộ thì cùng lắm là tối sẽ về đến nhà…

Hy vọng mình và em sẽ gắn bó bên nhau mãi mãi cho đến khi …bán em được giá

http://nhungdieuthuvi.com/2011/02/chuyen-tinh-voi-em-vestpa-giao-su-xoay/
 
20151228154512-20151228114845-b1.jpg
 
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Phó trưởng ban chỉ đạo bảo vệ bí mật nhà nước, Giám đốc CA Hải Phòng vừa ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phố đưa ra cảnh báo về việc máy tính Lenovo cài đặt phần mềm điều khiển trước khi xuất xưởng. Theo đó một số dòng máy tính của hãng Lenovo cài đặt sẵn phần mềm có tên “Lenovo Service Engine” (viết tắt là LSE) vào BIOS trên bo mạch chính của máy trước khi xuất xưởng. Trong lần đầu tiên kết nối Internet, LSE sẽ tự động tải về máy tính phần mềm khác có tên "Onkey Optimizer".
Do LSE được tích hợp vào BIOS nên khi người sử dụng máy tính cài đặt lại hệ điều hành hoặc định dạng lại ổ cứng thì trong lần khởi động đầu tiên, hệ điều hành cũng sẽ tự động tìm lại phần mềm đó trong BIOS để thực thi. LSE lấy quyền cao nhất và thực hiện các thay đổi quan trọng, tự động tải về nhiều tập tin, phần mềm theo chỉ định của Lenovo. Toàn bộ các hoạt động này nằm ngoài khả năng nhận biết và cho phép hay từ chối của người dùng.
...
http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-ngh...tinh-do-lenovo-san-xuat-20160103210402366.chn
 
súng đạn bắn nhau mà dân tò mò nhỉ, nhìn khá giống Việt Nam. Nhớ có năm HN cũng có vụ đọ súng, mấy người đứng xem có bà bị bắn vào chân phải đi cấp cứu.
 
GẶP LẠI NGƯỜI XƯA
Hôm nay chàng trở lại chốn cũ thăm nàng, nơi từng chôn dấu quá nhiều kỷ niệm ngọt ngào lẫn cay đắng. Đêm qua chàng vẫn đi xe khách, nhưng bây giờ xe khách đã lên đời, không còn như cái chuồng gà di động, vừa chạy thằng lơ vừa thò cổ ra hú hét một thứ âm thanh gì đó rất tối nghĩa.
Tụt khỏi xe. Cảm giác đầu tiên là lạnh. Trong bóng tối nhờ nhờ, những bóng người lướt qua rất nhanh. Bến xe vẫn vậy, như nhiều năm trước nàng vẫn đứng đợi chàng, Chàng rẽ đám hỗn quân đảo mắt nhìn một lượt, xem nàng đứng ở đâu? Không có ai giống nàng. Chỉ có con mụ bánh mỳ đang thong thả đếm tiền lẻ. Thi thoảng thị dừng lại chấm ngón tay vào miệng rồi quẹt quẹt trông rất diễm tình.
Dừng lại rất lâu, chàng tần ngần nhìn những chiếc bóng đang lướt qua mình. Tất cả đều lạnh lẽo, vô cảm. Những gương mặt người lạ hoắc. Nơi đây. Ai đã yêu ai? Ai đã chờ đón, tiễn biệt nhau và ai đã một đi không bao giờ trở lại?
Buổi chiều, sau khi gặp người này, nói phét với người nọ, chàng mượn con xe máy tương đối ghẻ, tìm đến nhà nàng. Đây con sông Tô huyền thoại, nơi chàng từng đứng lặng rất lâu trong bóng tối, đêm chia tay nàng. Kia cây cầu bê tông xù xì, cũ kỹ. Chính ở nơi này, trong cơn say chuếnh choáng, chàng đã vứt mẹ nó cái túi xách bên trong chứa đầy kỷ niệm hai đứa. Nhiều người hỏi, sao lại vứt đi? Kỷ niệm dù cay đắng, bẽ bàng vẫn nên lưu giữ, sao vứt đi?
Chàng bảo đé o biết. Lúc ấy say rồi. Mà cũng không hẳn say. Đời chàng có bao giờ say. Đơn giản chàng không thích ôm mớ tang chứng của một cuộc tình thất bại bên mình. Nó như cảm giác mang hoa hồng tặng ai đó bị từ chối, chàng vứt cụ nó xuống sông khỏi nặng lòng.
Ngõ vào nhà đây rồi. Không có gì thay đổi mấy. Dưới gốc bàng đang đổ lá, vẫn quán cóc liêu xiêu một câu thơ, vài người đánh đề đang cắm mặt trên cuốn vở học trò suy tư tối nay con gì. Góc cua kia, ngay dưới cổng chùa có bụi ngọc lan. Mỗi khi hò hẹn chàng và nàng vẫn hay đứng khép nép hôn nhau. Mùi ngọc lan lẫn trong mùi nàng khiến chàng miên man trong nỗi hồ nghi: có lẽ cuộc đời này đôi khi chỉ cần hôn nhau là đủ.
Một người đàn bà bụng mỡ đang cong đít quạt than tổ ong ngay trước cửa nhà nàng, tóc tai rối bù, bê bết mồ hôi. Bên trong, tiếng trẻ con khóc ré lên rất gắt gỏng. Người đàn bà vừa quạt vừa gằn giọng. Này này này, mày có câm cái mồm lại không? Suốt ngày khóc, mở mắt ra là khóc. Ai làm gì mà phải khóc?
Trên bếp, 4 miếng đậu phụ bắt đầu nổ lách tách. Người đàn bà ngừng quạt, vớ lấy rổ rau muống, ngồi chồm hỗm vừa vặt vừa chùi tay vào mông rồi ho một tràng rất khí thế.
Chàng tắt máy, khiêm nhường cất lời:
"Dạ, có phải nhà chị Hạnh ở đây không ạ?"
Người đàn bà bụng mỡ ngước nhìn chàng. Bỗng nhiên tim chàng thắt lại, đau nhói khi nhận ra đôi mắt năm xưa. Đôi mắt mỏi mệt, u tối và buồn bã nhìn chànghỏi: thu tiền vệ sinh à?"
 
GẶP LẠI NGƯỜI XƯA
Hôm nay chàng trở lại chốn cũ thăm nàng, nơi từng chôn dấu quá nhiều kỷ niệm ngọt ngào lẫn cay đắng. Đêm qua chàng vẫn đi xe khách, nhưng bây giờ xe khách đã lên đời, không còn như cái chuồng gà di động, vừa chạy thằng lơ vừa thò cổ ra hú hét một thứ âm thanh gì đó rất tối nghĩa.
Tụt khỏi xe. Cảm giác đầu tiên là lạnh. Trong bóng tối nhờ nhờ, những bóng người lướt qua rất nhanh. Bến xe vẫn vậy, như nhiều năm trước nàng vẫn đứng đợi chàng, Chàng rẽ đám hỗn quân đảo mắt nhìn một lượt, xem nàng đứng ở đâu? Không có ai giống nàng. Chỉ có con mụ bánh mỳ đang thong thả đếm tiền lẻ. Thi thoảng thị dừng lại chấm ngón tay vào miệng rồi quẹt quẹt trông rất diễm tình.
Dừng lại rất lâu, chàng tần ngần nhìn những chiếc bóng đang lướt qua mình. Tất cả đều lạnh lẽo, vô cảm. Những gương mặt người lạ hoắc. Nơi đây. Ai đã yêu ai? Ai đã chờ đón, tiễn biệt nhau và ai đã một đi không bao giờ trở lại?
Buổi chiều, sau khi gặp người này, nói phét với người nọ, chàng mượn con xe máy tương đối ghẻ, tìm đến nhà nàng. Đây con sông Tô huyền thoại, nơi chàng từng đứng lặng rất lâu trong bóng tối, đêm chia tay nàng. Kia cây cầu bê tông xù xì, cũ kỹ. Chính ở nơi này, trong cơn say chuếnh choáng, chàng đã vứt mẹ nó cái túi xách bên trong chứa đầy kỷ niệm hai đứa. Nhiều người hỏi, sao lại vứt đi? Kỷ niệm dù cay đắng, bẽ bàng vẫn nên lưu giữ, sao vứt đi?
Chàng bảo đé o biết. Lúc ấy say rồi. Mà cũng không hẳn say. Đời chàng có bao giờ say. Đơn giản chàng không thích ôm mớ tang chứng của một cuộc tình thất bại bên mình. Nó như cảm giác mang hoa hồng tặng ai đó bị từ chối, chàng vứt cụ nó xuống sông khỏi nặng lòng.
Ngõ vào nhà đây rồi. Không có gì thay đổi mấy. Dưới gốc bàng đang đổ lá, vẫn quán cóc liêu xiêu một câu thơ, vài người đánh đề đang cắm mặt trên cuốn vở học trò suy tư tối nay con gì. Góc cua kia, ngay dưới cổng chùa có bụi ngọc lan. Mỗi khi hò hẹn chàng và nàng vẫn hay đứng khép nép hôn nhau. Mùi ngọc lan lẫn trong mùi nàng khiến chàng miên man trong nỗi hồ nghi: có lẽ cuộc đời này đôi khi chỉ cần hôn nhau là đủ.
Một người đàn bà bụng mỡ đang cong đít quạt than tổ ong ngay trước cửa nhà nàng, tóc tai rối bù, bê bết mồ hôi. Bên trong, tiếng trẻ con khóc ré lên rất gắt gỏng. Người đàn bà vừa quạt vừa gằn giọng. Này này này, mày có câm cái mồm lại không? Suốt ngày khóc, mở mắt ra là khóc. Ai làm gì mà phải khóc?
Trên bếp, 4 miếng đậu phụ bắt đầu nổ lách tách. Người đàn bà ngừng quạt, vớ lấy rổ rau muống, ngồi chồm hỗm vừa vặt vừa chùi tay vào mông rồi ho một tràng rất khí thế.
Chàng tắt máy, khiêm nhường cất lời:
"Dạ, có phải nhà chị Hạnh ở đây không ạ?"
Người đàn bà bụng mỡ ngước nhìn chàng. Bỗng nhiên tim chàng thắt lại, đau nhói khi nhận ra đôi mắt năm xưa. Đôi mắt mỏi mệt, u tối và buồn bã nhìn chànghỏi: thu tiền vệ sinh à?"
Ai đâu ngờ cuộc gặp gỡ định mệnh làm hại nàng, vợ chồng nàng cãi nhau vì ghen tuông cả với một thời xa vắng. Cực chẳng đã chàng đành phải đi uống cà phê với nàng nơi chốn cũ để nghe nàng kể lể.
.....
- Chồng nàng: Tốt nhất chúng ta chia tay đi
- Nàng tiếp lời: Nếu điều đó làm anh vui... tôi cũng chán ngấy rồi
Chồng nàng ra điều kiện: Chúng ta mỗi người bước đi 100 bước về 2 hướng khác nhau, nếu hết 100 bước mà cả hai quay đầu lại thì coi như không có chuyện gì, còn không thì về sau này nếu có gặp lại nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn bè nhé.
Khi chồng bước qua 99 bước, đến bước cuối cùng thì quay đầu lại,...sững sờ khi thấy nàng không đi về hướng ngược lại mà đi theo ngay sau lưng mình.
- Nàng điềm tĩnh nói: Chỉ cần anh quay lại, em sẽ luôn ở phía sau anh.
Chồng nàng nghẹn ngào nấc không thành tiếng, ôm choàng vợ vào lòng rưng rưng, còn nàng từ từ lẳng viên gạch giấu trong người xuống bụi cây, nghĩ thầm trong bụng: Chỉ cần mày bước thêm 1 bước nữa, viên gạch của bà sẽ cho nát cmn đầu mày luôn...

Chàng thở phào như vừa bán xong mớ cổ phân bò, và nhanh nhảu giành trả tiền cà phê như thời xa vắng ngày xưa...
 
Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ. Anh hỏi:
“Này em, sao tự dưng lại khóc ? Có chuyện gì à ?”
Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề “Điều ước của con”...
“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc ?” – Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn liếc nhìn trò chơi đang đến hồi gay cấn.
“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.
“Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao ?”
“Anh nghe này…” – Người vợ chậm rãi đọc.
Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.
 
Có một người thanh niên trẻ tuổi đi đến một cửa hàng bát đĩa để mua bát. Anh ta vừa đến cửa hàng liền thuận tay cầm một chiếc bát lên ngắm nghía. Sau đó, anh ta cầm chiếc bát đó trong tay và bắt đầu dùng chiếc bát đó chạm nhẹ vào những chiếc bát khác để thử. Lần nào chạm cũng đều nghe thấy âm thanh phát ra nặng nề và có phần đ ục đ ục. Anh ta vô cùng thất vọng và lắc đầu.

Sau đó, anh ta lại tiếp tục dùng chiếc bát trong tay để thử những chiếc bát khác, âm thanh phát ra vẫn nặng nề như cũ. Gần như tất cả những chiếc bát ở trong tiệm, anh ta đều thử và lựa chọn nhưng không có một chiếc nào là thỏa mãn cả. Thậm chí, ông chủ tiệm đã mang rất nhiều bát đẹp ở tiệm ra cho anh ta chọn lựa, nhưng cuối cùng anh ta vẫn lắc đầu và trả lại.

Ông chủ lúc này trong lòng đã rất buồn bực liền hỏi: “Này cậu, cậu cầm chiếc bát đó đi chạm vào những chiếc bát khác rốt cuộc là có ý gì?”

Thanh niên trẻ tỏ ra đắc ý rồi nói: “Đây là bí quyết chọn bát mà một vị trưởng bối đã tiết lộ cho cháu. Nếu như khi chạm nhẹ một chiếc bát vào một chiếc khác mà thanh âm phát ra trong trẻo không bị vẩn đ ục thì đó nhất định là chiếc bát tốt ạ!”

Ông chủ nghe xong bừng tỉnh liền cầm một chiếc bát lên đưa cho người thanh niên và mỉm cười nói: “Vậy thì cậu hãy cầm chiếc bát này đi thử xem. Tôi đảm bảo cậu sẽ tìm được những chiếc bát mà cậu ưng ý nhất đấy!”

Người thanh niên nửa tin nửa ngờ làm theo lời của ông chủ tiệm. Điều kỳ lạ đã xảy ra, khi chiếc bát mà cậu cầm trong tay chạm nhẹ vào chiếc bát khác thì âm thanh phát ra đều vô cùng trong trẻo và tinh khiết. Cậu cảm thấy khó hiểu liền hỏi ông chủ tiệm: “Thật kỳ lạ, tại sao những âm thanh này đều khác hẳn với âm thanh mà ban nãy cháu thử thế ạ?”

Ông chủ tiệm lúc này nhẹ nhàng nói với người thanh niên: “Đạo lý thực ra rất đơn giản cháu ạ! Chiếc bát mà ban nãy cháu cầm để đi thử, bản thân nó là hàng loại hai. Cho nên cháu dùng nó để chạm vào những chiếc bát khác thì đương nhiên âm thanh sẽ đ ục rồi. Cháu muốn tìm được chiếc bát tốt, ưng ý thì đầu tiên cháu phải chắc chắn được chiếc bát mà mình cầm trong tay để đi thử phải là chiếc bát tốt đã.”

Người thanh niên lúc này mới hiểu ra tại sao ban nãy cậu thử bao nhiêu chiếc bát mà đều có cùng một âm thanh nặng nề như vậy.

Ông chủ tiệm lại nói:

“Âm thanh mà hai chiếc bát va chạm vào nhau cũng giống như hai tấm lòng chạm vào nhau vậy! Nếu như hai tấm lòng chân thật chạm vào nhau thì mới phát ra được âm thanh trong trẻo và tinh khiết. Cũng giống như việc cháu mang theo một tấm lòng nghi kỵ, hoài nghi luôn đề phòng để đến ở chung với người khác thì khó tránh khỏi người khác sẽ hoài nghi và đề phòng cháu vậy!”

Kỳ thực, mỗi người đều có thể trở thành “quý nhân” của cuộc đời mình, chỉ cần bạn sẵn lòng giúp đỡ mọi người thì mọi người cũng sẽ giúp đỡ lại bạn. Lúc ấy, bạn chẳng phải chính là “quý nhân” của mình sao?
Bạn cho người sự thành thật thì điều nhận được sẽ là sự tín nhiệm, tin tưởng. Bạn cho người khác tình thương yêu thì bạn sẽ nhận lại được sự tôn trọng. Ngược lại, bạn dối trá, nghi kỵ thậm chí ghen ghét người khác thì người khác cũng chỉ có thể trả lại bạn một bức tường ngăn cách cùng một trái tim lạnh lùng mà thôi!

Trong sinh mệnh của mỗi người đều có một chiếc bát. Trong chiếc bát ấy đều chứa đựng sự lương thiện, tín nhiệm, khoan dung, chân thành, đồng thời cũng chứa đựng sự dối trá, hẹp hòi, nghi kỵ, ích kỷ. Hãy loại bỏ những tạp chất trong chiếc bát ấy đi và mìm cười nghênh đón sự va chạm với những chiếc bát khác. Chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được những thanh âm trong trẻo tinh khiết nhất.
sưu tầm
 
http://cafef.vn/bat-dong-san/1-5-ty...t-the-gioi-tai-viet-nam-20160217102901327.chn

Đầu tư khoảng 300 triệu USD là có một vệ tinh cỡ Vinasat có thể phục vụ tất cả nhu cầu truyền hình phủ sóng toàn quốc không phân biệt vùng sâu vùng xa. Xây cái tháp để làm gì hở trời ? Xây cao ốc VP hay cái khỉ gió gì đó thì cứ nói toạc móng heo ra, thời đại này còn có nơi nào đi xây tháp truyền hình nữa hay không ?
 
http://www.baomoi.com/TP-HCM-Di-chu...ng-sinh-vo-tinh-thanh-sat-sinh/c/18712052.epi
Ngày xưa, lúc mới vào TP HCM mình được dẫn đi chùa và vài lần mua chim phóng sinh. Nhìn những con chim yếu đuối, run rẩy được thả ra mà chỉ bay vài mét đã đáp xuống chuyệnh choạng mà đau lòng.
Nhà mình không tham gia lễ phóng sinh bao giờ, kể cả cá chép cúng ông công ông táo cũng không dùng. Thay vào đó mình ghi công đức để đổi lấy lộc, thường là gói bánh biscuite rồi mang ra hồ bẻ ra cho cá ăn. Các con mình rất háo hức với niềm vui nhỏ bé này. Dạo này còn khôn hơn, chia tiền làm 4 để có được 4 gói bánh :1:
 
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/291285/nong-dan-che-he-thong-tuoi-tu-dong-tien-sy-im-tieng.html

Bài này vừa láo vừa dốt.
Láo ở chỗ liên quan gì đến mấy ông tiến sỹ mà giật tít : "tiến sỹ im tiếng" .
Dốt ở chỗ là nhai đi nhai lại chuyện điều khiển từ xa bằng điện thoại di động đến 3-4 lần mà không hiểu rằng tưới tự động (theo một quy trình định trước) khác với bật tắt cầu dao tưới bằng remote rất là nhiều.

Ý nghĩa của hệ thống tưới không cần người kéo dây như nhà vườn VN vẫn làm thì đã rõ rồi, nhưng viết thành bài như vầy thì đúng là ...
 
Last edited:
Chiều 21.3, một sự kiện được coi là chấn động dư luận đã xảy ra tại Seoul Plaza, Thủ đô Seoul - Hàn Quốc. Một người phụ nữ trung niên đã rải tiền ra khắp quảng trường, số tiền ước tính là 22 triệu won (tương đương 400 triệu VND), bà cho rằng cuộc sống và số tiền của bà đang bị đe doạ bởi chồng và con trai, chính vì thế mà bà muốn "tiêu tán" toàn bộ chúng trước khi người thân tìm cách hãm hại và cướp tài sản của bà.

Sự việc trên không có gì là quá gay cấn, tuy nhiên điều đáng nói là trong toàn bộ câu chuyện trên, khi những tờ 1000 won, 2000 won và 5000 bay khắp quảng trường, không có một người dân Hàn Quốc nào hốt hoảng chạy tới nhặt tiền, ngược lại, phản ứng của họ trước sự việc trên là hoàn toàn bình thản và tiếp tục đi qua quảng trường như không hề có chuyện gì xảy ra. Cảnh sát địa phương đã giúp người phụ nữ này gom lại số tiền bị mất - trong khi đó, người dân không đ ụng đến một tờ tiền nào.

Cảnh sát cũng cho biết người phụ nữ này trên thực tế đã "cố tình" khước từ quyền sở hữu tài sản trước công chúng như vậy, cho nên nếu xét theo luật người dân không hề phạm pháp nếu họ nhặt những tờ tiền đó.

Bằng lý do nào mà người dân Hàn Quốc có một kỷ luật thép như vậy?

Nếu bạn sống ở xã hội này, bạn vẫn sẽ thấy sẽ còn những ông cụ bà ngoài 80 vẫn phải đi kéo xe bán đồ tái chế, bán hạt dẻ tới tận đêm khuya và ngủ tại ga tàu điện ngầm vào mùa đông để giữ ấm. Cả Ga tàu Seoul rộng lớn như vậy, vẫn là nhà của hàng chục người vô gia cư đó thôi. Vậy tại sao không một người dân nào nhặt tiền của người khác? Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này theo một vài góc độ sau:

Seoul ngày nay đã trở thành một trong những thành phố không ngủ hàng đầu thế giới, nhưng ngạc nhiên thay - an toàn nhất trên thế giới. Nam thanh nữ tú có thể đi bar đến 4 giờ sáng mà không phải lo lắng về chuyện an ninh. Túi có thể đeo hờ cả ngày lủng lẳng không khoá mà chẳng mất đến một đồng, thẻ tín dụng làm mất năm ngày không thấy ai tiêu. Có thể bạn không biết, nhưng hệ thống CCTV (Camera theo dõi) ở đây vô cùng dày đặc và có tính xác thực cũng như chính xác rất cao. Có người nói rằng, cứ ít nhất 7 giây, bạn sẽ xuất hiện trên một màn hình CCTV khác nhau và nếu cần thiết, cảnh sát ở Hàn Quốc có thể làm nên một cuốn phim về một ngày của bạn. CCTV có mặt ở khắp mọi nơi, từ taxi, bến tàu điện, ven đường, ngân hàng,... mọi hoạt động của bạn đều bị kiểm soát rất chặt. Chính vì vậy mà ý thức của người dân bắt buộc phải lên cao, cho dù là bắt nóng hay phạt nguội, bạn cũng khó lòng thoát tội khi đã làm chuyện sai trái.

Thứ hai, nếu đã một lần phạm phải tội ăn cắp, ăn trộm hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến tài sản cá nhân của người khác - vết nhơ đó sẽ theo bạn trong mọi bộ hồ sơ đi xin việc, đi làm hay khi có một mối quan hệ mới. Người Hàn rất trọng việc có một hình ảnh sạch sẽ, không dính líu đến những thứ như vậy. Họ hiểu rằng một chút lợi ích bây giờ sẽ không mua được cái thể diện về lâu về dài, cho nên dù thế nào cũng không muốn phạm pháp.

Không phải tự nhiên mà người Hàn sinh ra đã có kỷ luật thép như vậy. Ngoài chuyện ngồi tù, phạt tiền khi phạm pháp ra thì việc được rèn luyện từ nhỏ đã có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của người dân. Nếu phát hiện ăn cắp ăn trộm, hoặc lấy đồng tiền không xứng đáng với công sức của mình, không thuộc về mình thì sẽ có thể bị phạt đánh từ khi còn là học sinh, bị cả nhà trường kỷ luật và bị chính cộng động xung quanh mình ghẻ lạnh, xa lánh. Với những năm tháng khắc nghiệt như vậy, người Hàn không có thói quen "sờ vào thứ không phải là của mình". Các bạn cũng nên nhớ rằng, Hàn Quốc là một đất nước đặt nặng lề thói, nghĩa giáo của Khổng Tử. Việc làm một người đúng đắn, chính trực có ý nghĩa đối với họ nhiều hơn là lợi ích nhất thời rất nhiều.

Cuối cùng là việc khen thưởng người tốt, phạt người xấu rất phân minh. Khi bạn sống trong một xã hội mà bạn biết chắc rằng mình làm đúng sẽ được bảo vệ, được trân trọng và được yêu quý thì rất khó để tâm tính trở nên xấu xa. Từ khi còn rất nhỏ, nếu làm những việc tốt cho cộng đồng, các em bé ở Hàn Quốc đã luôn được khen ngợi và đề đạt để tiếp tục phát huy. Việc giáo dục một con người không phải là chuyện một sớm một chiều, để có thể làm cho ý thức người dân trở nên mạnh mẽ như vậy, là công việc của cả một chế độ và một đất nước. Nếu luật pháp có nghiêm trị, nhưng bản thân con người không cảm thấy được giá trị thật sự của họ, được bảo vệ thì sẽ rất khó để trở thành một người tốt.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/...ut-400-trieu-ra-duong-va-cai-ket-bat-ngo.html
 
Vô tình hôm nay đọc được tâm sự này trên mạng, thấy thú vị và hay quá. Xin phép post tạm ở nhà bác Tí vậy.

"Tôi học FTU2. Giờ tôi tự làm cho chính mình (self-employed). Tôi không startup, startup lớn lao quá, tôi chưa có cái tầm vóc ấy. Tôi chỉ kinh doanh nhỏ lẻ thôi.
Ngày xưa từng đi làm thuê cho người khác, cũng làm truyền thông, cũng được chủ doanh nghiệp ngồi hỏi tư vấn truyền thông các kiểu. Mà chuyện đó đã cũ rồi. Tôi dẹp hết, vứt hết, vứt mẹ mấy cái mác kêu kêu “communication executive” hay “communication manager” đồ các kiểu. Vứt mẹ cuộc sống fancy sáng dậy lựa váy vủng, tô son siếc, nhảy lên xe chạy cái èo tới công ty. Xuống xe, bấm cửa thang máy, lắc hông qua lại cho nó điệu đà, rảnh rảnh lôi điện thoại ra ngắm xem son hôm nay đã đủ đẹp chưa? Túi hôm nay đã ton sur ton với váy áo chưa? Bấm thẻ, ngồi vào chỗ làm, máy lạnh phà phà mát rượi, đi pha cốc cà phê, uống vài ngụm cho tỉnh táo tinh thần, rồi làm việc.
Tối 6h xong việc thì team tụ họp ăn uống, xem phim, nhậu nhẹt, khi thì 8h xong, khi thì 9h xong. Lết được về nhà là 10h tối mẹ nó rồi. Lúc đấy chỉ có lướt fb, up hình, up status, chat bắn tim qua lại, tắm giặt rồi ngủ. Sáng mai lại cái vòng quay đấy. Váy váy áo áo, ăn ăn uống uống, nhậu nhậu nhẹt nhẹt. Tất nhiên ko thể thiếu kèm theo các cuộc vui là tám nhảm. Từ ông CEO A gặp dớp gì, đến công ty B truyền thông dở thấy mẹ, đến đánh giá sản phẩm C launching thành công vãi nồi, rồi anh D cãi nhau với anh Z tung trời khói lửa, cô Y làm vậy là sai lắm, vừa không có bản lĩnh vừa dốt chuyên môn…
Chao ôi là tám, chửi sếp, phán xét người ta, có nói cả ngày cũng không hết được. Mà có chuyện gì để làm ngoài công việc, tám nhảm, than vãn đâu? Cả ngày ngồi trong văn phòng, nắng không tới mặt, mưa không tới đầu. Có khi ngoài kia Sài Gòn đang mưa muốn lụt hết cả đường phố, thì trong văn phòng máy lạnh ấy thậm chí còn chẳng biết là mưa có tồn tại.
Rồi tiền là tiền. Làm cũng có tiền đấy mà sao nó cứ bay đi đâu hết. Quần áo này, váy này, giày dép này, vòng nhẫn này, cà phê này, nhậu nhẹt này, phim phiếc này. Cứ team, bạn bè, công ty tụ họp vài bận là triệu triệu chớp cánh bay đi thôi. Cuối tháng lại quay về mì gói, cơm nguội, chực chờ lương tới. Lương mà dám tới trễ 1 ngày là thôi rồi, sếp hay quản lý gì cũng được chửi tơi bời khói lửa hết. Mẹ, tao làm muốn chớt mà không trả lương cho tao là sao?
Rồi chán. Chán cái cuộc sống ấy. Chán những cuộc trò chuyện vụn vặt, hết quần áo váy vóc son môi lại tới bình phẩm ca sĩ diễn viên rồi đánh giá chuyện nhà chuyện con chuyện gia đình sếp.
Đến lúc, mệt.
Tôi bỏ.
Đi ra tự buôn bán. Tự kinh doanh. Chắc mẩm là đời nó sẽ lển hương lắm. Từ làm thuê, tao đã lên được làm chủ. Ồ ye. Theo xu hướng. Oai phết. Kể ra thì không có vốn, nhưng không sao, tới đâu hay tới đó.
Thế là biết mùi.
Trước khi đi buôn bán, có 1 anh đi trước, khuyên là: “Em làm chắc chắn là được. Vấn đề em có dám vứt cái tôi đi không? Em có đủ mặt dày không?”
Chao ôi, có đủ mặt dày không?
Ừ, tôi có đủ mặt dày không?
Không có vốn. May mà có người quen, được lấy hàng trước trả tiền sau. Lúc lấy hàng, mới kinh doanh, không nắm chắc giá cả, bán hơi bị hớ, chị chủ nguồn hàng nói: “Thôi chị giảm cho mày. Tao bán nhiều, tao giảm không sao. Mày có mấy đơn hàng đâu”. Tôi cúi đầu. Đúng. Chị nói đúng. Phải người tốt lắm mới thương mình như thế.
Nhưng cái chữ có – mấy – đơn – hàng – đâu nó mô tả mẹ k.iếp đúng vl cái tình cảnh của mình. Cái đó mới là đắng cay.
Ngày xưa thì hết váy lại đến giày cao gót, đi bộ 200m là đã than lở trời lở đất. Giờ thì chỉ quần jean áo thun dép bệt, Sài Gòn có bốn hướng Bình Thạnh Bình Tân Bình Chánh Gò Vấp thì 1 ngày chạy hết cả bốn. Mẹ, Sài Gòn nắng như cái chảo lửa, thế mà 12h cũng phi ra đường. Ở nhà thì mất đơn hàng, ra đường thì có tiền, chọn đi! Có mà là 12h đêm cũng xông ra tuốt chứ đừng nói gì là giờ trưa thế. Cơm ăn thì ngày 3 bữa, ngày 2 bữa, ngày thì 3 bữa cộng làm một.
Làm thuê thì thích đi catwalk đánh mông vào thang máy cho xinh đẹp điệu đàng, giờ tự làm chủ thì chỉ cong mông lái xe cho nhanh để làm kịp cho khách. Xưa ngồi phòng máy lạnh hít hơi lạnh sợ cảm sợ cúm, giờ toàn hít khói hít bụi, hít đến phồng cả mũi, vẫn *** thấy sợ.
Người ta nghe mình làm bà chủ thì trầm trồ bảo oai lắm, mình nhếch miệng, cay không đủ, đắng cũng không đủ, mẹ k.iếp làm bà chủ này có khác gì bà bán tạp hóa ngoài chợ đâu? Xưa làm dân cổ cồn trắng bước vào tiệp tạp hóa thường vênh cái mặt lên, tự cho rằng tao học thức hơn cái bà bán hàng đó. Giờ thấy mình cũng y chang bà ấy vậy. Có gì oai đâu cơ chứ? Oai như cóc!
Ngày xưa thích câng mặt lên bình phẩm “quảng cáo này dở”, “chiến dịch này không hay”.. Giờ thì mẹ k.iếp đến 1/10 cái chiến dịch đó mình cũng *** làm được. Tiền đâu mà làm? Hệ thống đâu mà làm? Chạy quảng cáo facebook ngày xưa tiêu cả trăm ngàn thấy quá ít, phải xài vài triệu mới biết hiệu quả đến đâu. Giờ facebook cắn 3 chục nghìn thôi mà không ra đơn hàng nhìn cũng thấy đứt mấy khúc ruột. Mẹ k.iếp, là tiền đấy, là tiền đấy, không phải hến ngoài biển đâu mà lượm, cũng *** phải lá mít mà hái, facebook mày đã tiêu tiền thế thì làm ơn cho tao cái đơn hàng được không??
Ngày xưa bước vào công ty nhà người ta thì bình phẩm, phê phán, góp ý, cái này xấu quá, cái kia tệ quá anh ạ, sao anh không sửa đi? Giờ thì căng mặt ra cười nghe người ta góp ý, em ko được, cái này không hay, cái kia ko tốt. Đấy. Đời vốn tức cười, là vốn tức lắm vẫn phải cười. Người ta góp ý là muốn tốt cho mình, quá cám ơn. Mà còn làm? Sửa 1 cái là bay 1 cục tiền. Chỉnh 1 câu lại bay 1 cục tiền. Tiền, tiền. Rồi thời gian, mẹ k.iếp thời gian không đủ. Rồi nhân sự, *** dám thuê người, làm gì có tiền trả cho họ? Rồi đơn hàng, mẹ, hôm nay từ sáng đến chiều *** ra đơn hàng đã thấy nhấp nhổm như ngồi chảo lửa. Khách vừa inbox là tôi như được lôi từ địa ngục lên thiên đường, vội vã nhào vào chat ngay. Inbox bạn bè một nghìn năm ko trả lời nhưng inbox khách là trong vòng 1 phút phải có reply ngay lập tức.
Ngày xưa làm truyền thông đấy. Cũng ghê gớm đấy. Thế mà bây giờ còn không tự truyền thông nổi cho thương hiệu của mình. Mẹ k.iếp! Như cái tát vào mặt.
Rồi cái tôi tan nát.
Cái tôi tan nát qua mấy lần chửi, nghe góp ý, bị mắng, rồi khách hỏi, hàng em đâu, sao ko đến. Cái tôi tan nát qua một tỉ chuyện ko như ý mình. Hôm nay muốn chạy quảng cáo thì mẹ thẻ visa bị cấm. Hôm nay muốn viết xong bài thì mẹ đủ thứ xảy ra.
Hễ cái gì mà lên plan là *** làm được theo plan. Xưa thì viết plan cho khách là cũng phải powerpoint đồ, Excel đồ, timeline đồ, gửi qua email đồ, tracking timeline đồ. Giờ chán quá đếch thèm plan Excel nữa, tao viết mẹ ra giấy cho lẹ, có hỏng thì sửa cho nhanh. Timeline chỉ là đồ vứt đi, đơn hàng mới là tất cả.

... Còn tiếp...
 
...Tiếp theo...

Rồi cái tôi tan nát qua những lần thiếu tiền. Tiền, tiền, tiền! Hồi làm thuê chẳng thấy tiền quan trọng bởi vì sướng quá, dù ngày hôm đó có vểnh râu lên lướt fb vẫn có tiền lương chạy vào tài khoản. Còn giờ đứa nào dám nói tiền không quan trọng ra đây dùm cái, tát vào mặt tôi 1 phát xem thử đây là thực hay là mơ? Nói là tiền ko quan trọng? Đúng, ko quan trọng bởi nó quá quan trọng! 1 ngày thức dậy là 1 ngày tự hỏi: Kiếm tiền như thế nào? Đơn hàng ở đâu? Phải làm gì để tăng sale? Rồi làm gì, làm gì nữa?
Nhiều lúc cảm xúc nó lên cao đỉnh điểm, vừa muốn khóc vừa muốn cười sằng sặc. Có khi mặt bình thản im lặng là thế nhưng kỳ thực đang điên tiết bỏ mẹ. Có khi buồn khủng khiếp. Làm vài tháng mà trăm lần tự hỏi mình có đang đi đúng đường hay không? Bao nhiêu lần nghĩ hay là thôi lấy 1 công việc làm thuê? Thực ra tôi vẫn phải đang làm thuê part time để có 1 nguồn tiền cơ bản đủ nuôi sống mình hằng tháng. Tiếp tục hay dừng lại? Sao mà tôi chưa bao giờ hiểu là tự làm chủ nó vất vả thế này? Động một tí đến tiền thôi cũng giãy nảy lên vì sợ rủi ro. Kinh doanh ko có vốn, làm gì cũng sợ ko thu lại được tiền, làm gì cũng sợ lỗ. Thế mà ngày xưa sếp ko duyệt kế hoạch thì ngoài miệng cười còn trong lòng chửi mười tám đời tổ tông sếp ko trân trọng chất xám của em. Giờ thì chất xám cái con m.ẹ nó! Chỉ có tiền và đơn hàng mới là quan trọng để nuôi sống tôi, nuôi sống cái thương hiệu bé tí của tôi, từng ngày…
Rồi khi thấy bạn bè chụp ảnh check in quán ăn nhà hàng, lại thấy lòng quặn lại. Rồi up ảnh váy váy áo áo, son son phấn phấn, thấy lòng mình lại đứt ra từng khúc. Ganh tị quá. Tụi nó sướng ghê. Nắng ko tới mặt. Mưa ko tới đầu. Còn mình ngồi ở giữa 1 đống ngổn ngang, với 1 cái thương hiệu ko ai biết tới, 1 số tiền nợ nguồn hàng, dự định tương lai xoắn xuýt với hiện tại, học hành, tốt nghiệp, cv tạm thời, và đủ thứ khác. Lắm lúc muốn bật khóc ngay giữa cái đống đấy.
Nhưng tôi vẫn đi. Có chọn lại cũng ko chọn đi làm thuê.
Lỡ tự làm cho mình rồi. Lỡ hiểu cái cảm giác đó rồi. Cái tôi tan nát. Cái sự “chảnh” – mà FTUer ai cũng có ko ít thì nhiều – nó tan nát. Thấy mình chẳng khác gì ông bán cơm hay bà bán quán. Chẳng có gì ưu việt hơn cả, chúng ta đều giống nhau. Chả có mẹ gì để mà kênh với chả kiệu.
Giờ chẳng có gì xấu hổ. Xưa khi hết tiền ko dám đi café với bạn bè, sợ lúc móc tiền trả nó thấy tiền lẻ nó khinh cho. Giờ bước vào thế giới di động, túm sale hỏi han đủ thứ trên trời dưới biển, thử 3 cái điện thoại đến lúc móc tiền ra trả mới thấy thiếu 51.000đ. Đù mé. Thế thôi chào 4 bạn nhân viên thế giới di động tớ đi về. Chả thấy xấu hổ. Chả thấy ngại ngùng. Ừ thì tui hết tiền như thế đấy. Gặp bạn bè, nói thẳng ra: Tao nghèo, ồ kế? Thích thì chơi, ko thích thì nghỉ. Tui giờ nghèo thế đấy, làm gì nhau?
Giờ chẳng có gì là tiểu thư khuê các. Cũng chẳng có ngại nắng ngại gió “ngại xa ngại mệt” mà cái dân văn phòng hay kêu ca. Giờ cũng *** còn cái than vãn, sếp khó, việc nặng, khách hàng như đồ điên mà xưa khi đi làm hay nói. Giờ thì ai mang tiền đến cho tui thì đó là thượng đế. Chấm hết. *** có gì là khó, cái khó đã trải qua rồi. Giờ chỉ có khó hơn và khó hơn nữa thôi. Mà thôi chả có gì sợ. Kệ mẹ nó. Đã ra nông nỗi này rồi, thì cũng chẳng có mấy cái gì tệ hơn được đâu. Cùng lắm là nghèo như thế này. Thì sao? Kệ. Chả sợ. Cứ làm thôi.
Giờ đã hiểu thế nào là sự cô đơn. Đó là cảm giác ko có ai hiểu mình. Bạn bè ko hiểu được. Người tốt thì góp ý chân thành cho thương hiệu, cải cảm ơn đó ko bao giờ hết được. Người ko tốt thì khinh nó là dân buôn bán, nghi là nó tính trục lợi gì ở mình đây, ko chơi nữa. Ừ thì thôi. Kệ bạn. Cái cô đơn, cái lo lắng, những cảm xúc đỉnh điểm: lo lắng đỉnh điểm, buồn bã đỉnh điểm, hồi hộp từng ngày, trông chờ từng đơn hàng.. sự cô đơn khi thấy con đường của mình hiếm người hiểu, thấy tầm nhìn của mình ko trở thành hiện thực mà bây giờ toàn thấy là thử thách ngổn ngang… Thật là giờ đã hiểu. Hiểu rồi thì ko trở lại được. Cái cô đơn của tự làm chủ nó kỳ lạ lắm, nó buồn là thế, nó hoang mang là thế, mà sao biết 1 lần rồi là ko dứt ra được…. Tại sao thế nhỉ?
Và ước mơ. Ước mơ vẫn còn nguyên đó. Và tầm nhìn. Nhìn là vài tháng nữa, 1 năm nữa mình muốn gì. Lắm lúc bước vào quán café, ví như The Coffee House chẳng hạn, ko bao giờ hết ngưỡng mộ tầm nhìn của người đứng đầu. Giỏi quá. Làm được 1 chuỗi đẹp đẽ thế này. Còn mình vài đơn hàng vài khách hàng thôi cũng xử không xong. Tầm nhìn của họ xa quá. Một ngày nào đó, mình sẽ được như họ. Mình sẽ giỏi được như họ. Mình sẽ xử lý được như họ. Giờ tầm vóc mình còn bé, đời tặng cho ít thử thách be bé, phải vật lộn cho nó xong. Thuyền to thì gió lớn. Mình sẽ làm được chuyện lớn, khi tầm vóc đủ lớn. Chắc chắn 1 ngày nào đó sẽ được. Chắc chắn. Giờ ko sao. Mình còn trẻ lắm. Mới có hai mấy tuổi thôi. Đời mình còn dài, cơ hội còn nhiều, miễn là mình chịu cố gắng. Miễn là mình kiên cường. Con gái thì sao chứ, giới tính *** liên quan gì cả. Chỉ cần có bản lĩnh, còn ước mơ, vẫn tin tưởng và kiên trì. Chắc chắn 1 ngày nào đó mình sẽ làm được.
Và thế, những buồn vui suốt mấy tháng qua ko biết viết thế nào cho đủ. Chỉ có vài lời gửi đến FTUer. Các bạn thích sao cũng được, làm thuê thì sướng cái là an toàn an tâm. Tự làm chủ thì bạn thấy hành trình của mình rồi đó, từ phấn khích đến sợ hãi đến tơi bời đều có cả. Chỉ được tự do, nhưng tự chịu trách nhiệm cho tất cả. Ôi cái tự do giá phải trả sao mà đắt thế.
Làm thuê thì cái tôi dễ lên cao chót vót khi thấy mình tạo được thành quả. Đôi khi mình quên mất nhờ hệ thống có sẵn của công ty mình mới đạt thành quả nhanh thế. Tự làm chủ dễ gặp cái tôi tan nát khi thấy mẹ mình *** làm được gì ra hồn cho chả có cái mẹ gì hậu thuẫn.
Thế mới hiểu sao người ta bảo tự làm chủ phải có đam mê. Ừ, phải có 1 cái gì đó ngọt ngào như đam mê, để ăn tạm cho đỡ những lúc cay đắng. Mà lúc cay đắng thì nhiều lắm. Đếm không nổi đâu. Lắm lúc chỉ biết ngồi bần thần, uống cốc cà phê, chẳng nghĩ gì cả, phần vì nhiều thứ quá ko biết nghĩ gì, phần vì buồn quá ko nghĩ ra được gì nên hồn.
Nhưng tôi vẫn thích. Vẫn thích làm chủ. Kể từ khi làm chủ, tôi thấy mình rất thường, rất gần, và rất đời. Chẳng có gì cao sang, chẳng có gì quý phái. Chỉ như bà bán rau ngoài chợ thôi. Mỗi ngày còn sống và chiến đấu là 1 ngày vui. Hôm nay thất bại thì có sao cơ chứ, thất bại đâu phải gặp lần đầu, đã thất bại đến nỗi chán luôn rồi, *** sợ thất bại nữa rồi.
Khi làm chủ, tôi thấy mình sống từng ngày thật ý nghĩa, thật mặn, thật chất. Không còn những ngày chỉ trông đồng hồ đến 6h tối để bay ra khỏi công ty, không còn những ngày sáng thức dậy thấy đồng hồ chỉ 8h là chán bỏ mịe, *** muốn thay đồ đi làm. Mỗi sáng lại 1 câu hỏi: Hôm nay làm gì để tăng sale đây?
Kết quả cuối ngày nó sẽ là đáp án cho nỗ lực của mình. Mà nó phũ phàng lắm. Làm tốt hay làm tệ, doanh số nó sẽ lột trần tất cả. Dù muốn hay ko vẫn phải đối mặt với thực lực của mình. Ra tiền nhiều hay ít do mình giỏi hay dở thôi. Đối mặt đến khi cái tôi tan nát, *** sợ nh.ục, *** sợ ngu, *** sợ dốt; vì nh.ục quá nhiều, ngu quá nhiều, dốt quá nhiều rồi. Thế thì có gì sợ mà ko tiếp tục?
Tiến lên thôi. Mỗi ngày mới, bước thêm 1 bước. Cuộc đời này sống ko quan trọng bao lâu, mà quan trọng là chất lượng đúng ko? Thế thì ở tuổi 21, những tháng qua, tôi đã trải nghiệm rất nhiều rồi. Tự làm chủ, bầm dập và buồn bã. Nhưng tôi thích nó. Tôi yêu cuộc sống ấy. Tôi thấy cuộc sống đó thật ý nghĩa. Tôi thấy cuộc sống đó thật sâu. Thật chân thật.
Ừ, thế thì cứ tiếp tục thôi. Đường thì còn dài lắm, dài mênh mông. Nhưng cứ đi thì chắc cũng phải tới, nhỉ! "
 
Back
Top