Tán gẫu

Thư ngỏ trên một diễn đàn:

Những gì tôi viết sau đây đều thật lòng cả.

Tôi 25 tuổi. Tôi rất đẹp, có phong cách và khiếu thẩm mỹ cao. Tôi muốn cưới một anh chàng có thu nhập từ 500.000 đô mỗi năm trở lên. Bạn có thể nói tôi là người tham lam nhưng với thu nhập mỗi năm 1 triệu đô thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New York.


Yêu cầu của tôi không cao. Có ai trong diễn đàn này có thu nhập hàng năm là 500.000 đô không? Trong số các bạn có ai lập gia đình chưa? Tôi muốn hỏi: "Tôi phải làm gì để lấy một ông chồng giàu như các bạn?".

Trong số những anh chàng mà tôi hẹn hò, anh giàu nhất thu nhập chỉ là 250.000 đô mỗi năm. Đối với tôi, mức lương này là quá ít. Nếu như ai đó có ý định chuyển đến 1 căn hộ ở phía Tây New York Garden thì mức lương này không đủ để chi tiêu.

Tôi có vài câu hỏi cho các bạn:

1. Những anh chàng giàu có thường lui tới những địa điểm nào? Làm ơn liệt kê ra tên và địa chỉ các quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục ...

2. Tôi nên nhắm những độ tuổi nào.

3. Tại sao mấy bà vợ của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình? Tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ. Họ chẳng xinh đẹp và thú vị gì cả. Nhưng tại sao họ cưới được những ông chồng giàu có.

4. Các bạn dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn vợ, và những người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi? (mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng)

Ms. Pretty


Lời hồi đáp của Sumit Kishanpuria - CEO tập đoàn J.P.Morgans:

Cô Pretty thân mến,

Tôi đã đọc bài viết của bạn và cảm thấy rất thích thú. Tôi đoán rất nhiều cô gái cũng có những câu hỏi như bạn. Xin cho phép tôi được phân tích tình huống của bạn với tư cách của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

1. Trước hết, mức thu nhập của tôi là hơn 500.000 đô/năm, đáp ứng được yêu cầu của bạn. Vì thế, hy vọng mọi người không nghĩ rằng tôi đang phí thời gian ở đây.

2. Đứng dưới góc độ là một doanh nhân, tôi nghĩ cưới bạn quả là một quyết định thiếu sáng suốt. Câu trả lời rất đơn giản, hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu. Gạt qua những chi tiết linh tinh khác thì rõ ràng bạn đang cố gắng trao đổi nhan sắc lấy tiền, có nghĩa là: A có nhan sắc và B có tiền để mua nó, công bằng và sòng phẳng

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây là nhan sắc có thể phai tàn theo năm tháng nhưng tiền đầu tư thì không như vậy.

Thực tế phũ phàng là thu nhập của tôi tăng dần qua năm tháng, còn bạn thì không thể ngày một đẹp hơn lên. Vì thế, nếu xét dưới góc độ kinh tế mà nói, tôi là một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn bạn chỉ là một tài sản hao mòn.

Hơn nữa, không phải hao mòn bình thường mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất mà bạn có, thì giá trị của nó sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.

Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc tôi hẹn hò với bạn cũng như một phiên giao dịch vậy. Nếu giao dịch bị giảm giá thì chúng tôi sẽ bán, chẳng ai ngốc giữ nó trong một thời gian dài - cũng như việc kết hôn vậy.

Có thể bạn nghĩ tôi thật dã man khi nói ra điều này, nhưng một tài sản mà tiêu hao lớn như vậy tốt nhất là nên bán nó đi hoặc cho thuê.

Bạn cần phải hiểu rằng bất kỳ một gã đàn ông nào có mức thu nhập 500.000 đô/ năm đều không phải là những gã ngu.

Chúng tôi chỉ hẹn hò với bạn nhưng chúng tôi sẽ không cưới bạn.Tôi khuyên bạn hãy quên chuyện tìm cách lấy chồng giàu đi.

Thay vào đó hãy tự kiếm cho mình khoản thu nhập 500.000 đô/năm để trở thành đại gia. Việc này có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc tìm một thằng giàu mà ngu đấy!

Thân ái!
 
“Nếu vì tiền thì tôi đã bán quách cho các công ty nước ngoài từ lâu rồi. Tâm huyết của tôi là những phát minh sáng chế phải phục vụ người Việt Nam” ... Về giá trị của hơn 10 phát minh, sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Hoa kỳ cấp, ông kể đã có công ty nước ngoài định giá giá 5 triệu USD.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/270652/5-trieu-usd-bo-xo-cua--ty-phu--quyet-tu-choi-nhat--my.html

Đọc mấy bài như vầy thấy khó hiểu quá đi mất !
 
Nhật chỉ có một vài nhân vật được hưởng đặc quyền đặc lợi. Nhật hoàng và các thành viên Hoàng gia được quyền có nơi ở suốt đời, được có xe riêng và đội bảo vệ riêng do Nhà nước chi trả.

Tất cả những thành viên Hoàng gia rời bỏ mái ấm Hoàng gia và thành lập gia đình riêng đều mất mọi đặc quyền đặc lợi nói trên. Chẳng hạn, nếu công chúa lấy chồng là người bình thường và đi đến một buổi lễ long trọng nào đó của Hoàng gia, công chúa vẫn sẽ có đội bảo vệ tháp tùng. Thế nhưng, nếu công chúa đi đâu đó để giải quyết việc riêng, tuy vẫn có thể có đội bảo vệ nhưng đó là đội bảo vệ thuê của công ty tư nhân và chi phí do gia đình mới của công chúa chi trả.

Còn có một nhân vật nữa được sử dụng xe côngThủ tướng. Trong thời gian tại chức, Thủ tướng có đội bảo vệ riêng và xe riêng do ngân sách Nhà nước chi trả.

Tuy nhiên, khi đi lại ngoài phố, xe riêng của cả Nhật hoàng lẫn Thủ tướng đều không được phép sử dụng đèn nhấp nháy. Nếu bất ngờ xảy ra tắc đường, xe của họ cũng phải đứng chờ như mọi người dân.

Cũng vì sợ tắc đường nên Nhật hoàng và đương kim Thủ tướng được hưởng một đặc quyền nữa là sử dụng máy bay lên thẳng để đi đến những hội nghị đặc biệt quan trọng. Đương nhiên đây cũng là máy bay lên thẳng của Nhà nước và vì thế cũng có thể coi là một loại “xe công”.

Tuy nhiên, cả Nhật hoàng lẫn Thủ tướng đều bị hạn chế trong việc lựa chọn. Tại Nhật có một quy định bất thành văn bản, không được ghi trong bất kỳ đạo luật nào nhưng lại được tuân theo một cách nghiêm ngặt vì thể hiện tinh thấn ái quốc: Đó là các quan chức chỉ có thể sử dụng các loại phương tiện giao thông do chính nước Nhật sản xuất. Trong những năm gần đây, vị chính khách duy nhất “dám” vi phạm quy định đó là ông Junichiro Koizumi, Thủ tướng Nhật trong thời gian từ 2001 đến 2006.

Các Bộ trưởng đều phải đi xe riêng. Khi cần thiết (chẳng hạn khi đi công tác nước ngoài), các Bộ trưởng hoặc các nghị sĩ có thể đi máy bay nhưng chỉ được thanh toán loại vé ở khoang tiết kiệm. Hơn nữa, ưu tiên vẫn dành cho các hãng máy bay Nhật.

Nếu đó là chuyến đi riêng của các nghị sĩ (một phái đoàn nghị sỹ Nhật thăm Mỹ chẳng hạn), chi phí do đảng mà họ đại diện chịu trách nhiệm.

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/xe-cong-cuc-hiem-o-nhat-20151109110754815.chn
 
Các mức độ bệnh tình của NĐT CK Việt Nam

Thời kỳ 1: NĐT bắt đầu biết đến CK
- Mức độ: Đó là khi NĐT bắt đầu chú ý tới bộ môn chứng khoán, và bắt đầu muốn trải nghiệm bộ môn này.
- Triệu chứng biểu hiện: Đã móc hầu bao từ quỹ đen của riêng mình 1 số tiền nhất định để đưa vào thị trường chứng khoán.
- Thể trạng: có thể thắng, có thể thua coi như thử nghiệm, không ảnh hưởng gì tới tình hình kinh tế gia đình.Vẫn huýt sáo và hát vang :”Bài ca chiến thắng”.
- Cứu chữa: Chưa phát hiện bệnh tật.

Thời kỳ 2: chớm say nhưng vẫn trong trạng thái kiểm soát hành vi
- Mức độ: Mỗi ngày quan sát bảng điện một nhiều hơn, tìm hiểu các thứ liên quan như PTKT, PTCB, Học hỏi ở người có kinh nghiệm hơn. Có sổ riêng để ghi chép tất cả mọi động thái liên quan tới chứng khoán.
- Triệu chứng biểu hiện: Vẫn chưa thực sự cay cú hơn thua, chịu lắng nghe ý kiến của mọi người. Vẫn không ảnh hướng lớn đến kinh tế gia đình,
- Thể trạng: Đã nếm trải 1 chút của sự thất bại, nhưng vẫn lạc quan yêu đời.Thường hát bài :”Phượng Hồng”.
- Cứu chữa: Vẫn miễn dịch.

Thời kỳ 3: Hơi say, bắt đầu nghiêng ngả.
- Mức độ: Nghiên cứu, tìm hiểu biến động chứng khoán mỗi ngày. Tự mình đã biết phân tích, lập luận về tình hình thị trường, có chính kiến riêng. Nhưng khi đi offline vẫn nói nhỏ, chủ yếu là lắng nghe
- Triệu chứng biểu hiện: Đã bắt đầu cay cú hơn thua. Đã huy động thêm vốn từ gia đình. Coi kênh chứng khoán có thể làm giàu
- Thể trạng: Đã mạnh tay hơn vì vậy đã biết phá nguồn tài chính của gia đình, tuy nhiên mức độ vẫn chưa tàn khốc. Vẫn hát tròn vành rõ chữ bài “Bối rối”.
- Cứu chữa: Đã xuất hiện bệnh tình, tuy nhiên mức độ khỏi bệnh vẫn rất cao

Thời kỳ 4: Choáng váng, mắt chữ A mồm chữ O
- Mức độ: Không nhìn bảng điện tử 1 ngày khó chịu trong người. Đã biết nhận định thị trường, xu hướng, phân tích hàng nóng, hàng nguội.Thường online theo dõi Dow Jones, CK châu Á và Âu. Mức độ chém gió đã khá nhuyễn (2 tay 3 đao) trong các diễn đàn +những lần đi offline.
- Triệu chứng biểu hiện: Cay cú thực sự, quyết ăn thua với thị trường. Một xanh cỏ hai đỏ ngực. Đã huy động mọi nguồn tài chính của gia đình để được ăn cả ngả về không.
- Thể trạng: Đã tàn phá kinh tế gia đình. Miếng cơm manh áo gia đình và tiền sữa của con phải chờ vào những phiên xanh đỏ của thị trường. Bài ca thường lẩm bẩm :”Lỗi lầm”, “Xót xa”.
- Cứu chữa: Bệnh đã phát tác. Cần chữa trị gấp, nếu không khó qua khỏi

Thời kỳ 5: Thề sống mái với thị trường.
- Mức độ: Theo dõi thị trường hàng ngày, hàng giờ. Tìm hiểu các tin nóng, tin nguội, chộp giật, con buôn nhất nếu có thể. Đã chửi tục, chửi thề ở những lần nhậu hoặc offline,
- Triệu chứng biểu hiện: Đã bắt đầu đi vay mượn từ bạn bè, người thân, luôn luôn full margin nếu có thể. Hy vọng sẽ gỡ lại những gì đã mất,
- Thể trạng: Đã thua khá nhiều, âm nặng vào phần vốn.Nhưng vẫn hy vọng chứng khoán sẽ trả lại cho mình những thứ đã mất.Bài ca thường than thở :”Đừng tuyệt vọng , tôi ơi đừng tuyệt vọng”.
- Cứu chữa: Bắt đầu hết thuốc cứu

Thời kỳ 6: Cầm dao +chai rượu chuối hột
- Mức độ: Đi đâu làm gì cũng lôi chứng khoán ra làm câu chuyện để kể. Bắt đầu xuất hiện sự chán nản. Luôn nói về chuyện quá khứ mình đã có những gì mà không nói tới tương lai mình sẽ làm gì, ra sao. Chiên da dùng từ chuyên môn là “Ngáo chứng”.
- Triệu chứng biểu hiện: Đã biết thua không thể gỡ lại. Nhưng vẫn quyết tâm lấy lại cái gì đó ở chứng khoán (trong lòng luôn tâm niệm :ngã ở đâu thì đứng lên ở đó). Kinh tế gia đình kiệt quệ, cả nhà buồn tủi. Không dám nói con, cháu, gấu nhà…mình chơi chứng khoán bị thua lỗ.
- Thể trạng: Còn lại phần vốn nhỏ nhoi. Luôn luôn fullmargin trong mọi tình huống bất chấp downtrend hay uptrend. Bài ca thường lè nhè :”Kiếp đỏ đen”.
- Cứu chữa: Khỏi cần chữa trị. Trời sinh voi tất trời sinh cỏ

Thời kỳ 7: Chí Phèo
- Mức độ: Vẫn theo sát chứng khoán, không thể không nhìn bảng. Nhưng đã chán nản, và thiếu sức chiến đấu. Luôn chửi tục, chửi thề, chửi cổ phiếu,chửi các công ty làm mình thua lỗ, chửi UB, chửi tất cả bao gồm cả những chiến hữu đã từng kề vai sát cánh chém gió trên các diễn đàn bao năm qua.
- Triệu chứng biểu hiện: Thua cháy túi. Còn mấy đồng tiền lẻ mua bán cho vui cửa vui nhà, đặt mỗi lệnh 100-200 CP từ điện thoại bàn. Không còn ý muốn gỡ lại từ chứng khoán, chấp nhận là kẻ thua cuộc.
- Thành tích: ăn bám gia đình, chán nản, không muốn làm việc. luôn không tin cái gì từ chứng khoán nữa. Bài ca thường thổn thức : ”Thà đau một lần rồi thôi”.
- Cứu chữa: Khỏi cần cứu, tự khỏi bệnh khi về già.

http://estock.duytan.edu.vn/kien-th...muc-do-benh-tinh-cua-ndt-ck-viet-nam-150.html
 
cot-dien-mac-ao-o-canada-mon-qua-danh-tang-nguoi-vo-gia-cu-mua-gia-ret.jpg

cot-dien-mac-ao-o-canada-mon-qua-danh-tang-nguoi-vo-gia-cu-mua-gia-ret.jpg


http://cafebiz.vn/life-style/cot-di...i-vo-gia-cu-mua-gia-ret-20151121185826704.chn
 
Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.
Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông ...

Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “ Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì ?”
Tất cả học sinh phẫn nộ , nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi”.
Chỉ một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, thầy bèn hỏi cậu bé.
Cậu học sinh nói: “ Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “ Em đã nghe câu chuyện này rồi ư ?”.
Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy”.
Thầy giáo xúc động : “Trả lời rất đúng”.

Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng: “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi".

Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này:
Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác một cách phiến diện.
Người thích chủ động thanh toán tiền không phải bởi vì người ta dư dả mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình không phải bởi vì người ta ngốc mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.
Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước không hẳn là vì người ta sai mà là người ta trân trọng người bên cạnh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ người khác không phải vì nợ người đó cái gì mà là vì người ta xem người đó là bạn.
 
Last edited:
Ông mất. Cháu đến chia buồn với bà.
- Sao ông đang khỏe, chuẩn bị kỷ niệm thượng thọ 90 tuổi mà lại ốm đột ngột vậy bà? Ông mất khi nào?
- Cháu yêu à – Bà già giàn giụa nước mắt – Ông cháu mất khi ông bà đang làm “chuyện ấy”.
- Ông bà “đại lão” rồi sao lại còn làm việc đó nữa? Quá nguy hiểm!

- Cũng không đến nỗi đâu, vì ông bà thường làm theo tiếng chuông vọng xa xa mà. Dinh…Dong…Dinh…Dong… Cháu thấy không, chậm rãi, nhẹ nhàng mà vẫn rất tuyệt... Nhưng ai mà ngờ được là hôm qua lại có thằng bán kem đi ngang qua đây làm ông cháu không biết, tăng tốc đột ngột, nên mới đứt thắng giữa đường đấy chứ.

(F319.com)
 
Giờ mới biết thêm bài này được cả hai phe cùng xài. Phải công nhận me xừ Lưu Hữu Phước "độc đáo" thật.
 
Back
Top