Rượu bia luận

Bài của chú tuy không lai láng như Nguyễn Tuân, không hóm hỉnh như Tô Hoài, cũng không bác học như Nguyễn Lân, nhưng anh thích.

Chợt nhớ về cái thời rượu chanh toàn cồn pha màu và hương liệu, mấy thằng tranh nhau tợp sao mà vui thế. Thằng bạn vừa ra trường đi làm, mới có 23 tuổi, dõng dạc nói: "Anh em mình bây giờ là có tuổi".

Đôi khi nghĩ xa xôi, về cái thời ông bà anh đổ rượu lủi vào chai có mác RA (Régie Alcool) để uống mà không bị phạt tội nấu rượu lậu.

Uống món rượu cúc của VC, thật khó quên. Rồi lại nghĩ đến những món chưa bao giờ được uống, chỉ được nghe, quốc hồn quốc túy một thời:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...u-ky-3-thuy-chuong-nau-ruou-la-da-ca-dem.aspx

Hay là anh em mình phục cổ, tìm lại bí kíp thất truyền của rượu sen đi, rồi khuếch trương thương hiệu Việt...
 
Công nghệ chưng cất rượu cúc của Pikachu có nghe nói, dù mình chưa từng tới nơi để đích mục sở thị, hoặc giả có tới chưa chắc người làm nghề đã cho xem. Tuy nhiên, loại này khi ủ ngấu, tách bã hèm, có thể người ta đem ủ thêm khoảng 1 tuần lần nữa . Công nghệ làm rượu sen kể trên khả năng cũng vậy. Vị sen và cúc là vị nhạt, thoảng qua, muốn làm bật vị thường phải ủ thêm để giữ hương.

Sau khi chưng cất lần 1 bằng tháp đồng thông thường, rượu cúc sẽ được chưng lần 2 qua tháp đồng cao. Cái này liên quan đến đặc tính bay hơi của mấy chất hữu cơ ở trên. Rượu được tách qua lần chưng cất số 2 này sẽ thuần hơn. Lần này rượu loại bỏ được nhiều tạp chất nên giúp uống không đau đầu. Tuy nhiên, chưng cất 2 lần cho ra rượu độ cồn cao nhưng sản lượng sẽ thấp hơn làm rượu thông thường nhiều.
 
Last edited by a moderator:
CHAPTER 3: ĐIỂM CÂN BẰNG

Hào quang:

Không phải bây giờ, mà từ xưa loại rượu ngon đã được ca ngợi, nâng niu trân trọng. Đó là hồn của gạo, tinh túy của trời đất. Nó là đồ uống mà tiên giới cũng mê, đạo sỹ mang cùng, vua chúa hân thưởng, bầu bạn của thi ca, tri âm, tri kỷ của tiều phu hay cùng đinh góc chợ. Rượu cực kỳ quan trọng.

Ngày nay, nó là thức uống không thể thiếu trong những bữa tiệc quan trọng, những nhà hàng cao cấp, những quán bar đắt tiền. Nó có trong những siêu thị bình dân hay những quầy tạp hóa ở nơi xa xôi nhất. Rượu cực kỳ quan trọng.

Rượu cực kỳ quan trọng. Vì thế nó có mặt ở mọi nơi, được mọi người quan tâm. Sản lượng tiêu thụ bia rượu của Việt Nam tăng đều hàng năm với tốc độ rất nhanh. Chúng ta nhanh chóng có tên trong danh sách những cường quốc về tiêu thụ bia rượu. Thị trường đồ uống có cồn Việt Nam trở thành miếng bánh được các hãng bia rượu thèm khát. Rượu đang được vinh danh ở Việt Nam.

Bóng tối

Lượng tiêu thụ rượu tăng nhanh có nghĩa là bán dễ. Tiền dễ kiếm sẽ có nhiều người lao vào làm. Và với bản tính của người Việt, quy trình sản xuất được rút ngắn tối đa để đảm bảo lợi nhuận nhanh tăng hết mức. Không chỉ là chuyện rượu cổ truyền mất dần đi bản sắc, các loại men với enzym làm mất đi hương vị gốc, hay chuyện sản xuất vodka bằng cồn rượu với hương liệu, người ta đã cố gắng sản xuất rượu bằng tất cả những cách tối ưu nhất có thể.

Một sớm Kinh Bắc, anh bạn tôi đã há hốc mồm khi thấy cô thôn nữ làng rượu hồn nhiên đổ nước giếng vào can, thảy mấy viên cồn khô và một ít phân đạm vào, sau đó vô tư giải thích: " em chở từ đây lên Hà Nội, nó xóc qua, xóc lại tan hết là thành rượu anh ạ". Đúng là thời đại công nghiệp.

Những chai rượu ngoại hào nhoáng rất đắt tiền, thậm chí có giá cắt cổ nếu nó là 21 năm tuổi hoặc nhiều hơn thế nữa. Tôi cũng không hiểu là người ta làm cách nào để có thật nhiều chai rượu ủ đến 21 năm để bán cho người Việt, một số lượng chưa bao giờ là số ít. Chỉ nhớ có một đêm bên bờ sông Ka Long, anh bạn tôi chỉ hàng kiện, hàng kiện rượu và giải thích: " Rượu tây Hà Nội đặt Tàu làm đấy". Với dữ liệu ít ỏi của mình, tôi thật không dám chắc là bao nhiêu phần trăm số rượu Tây ở Hà Nội là rượu thật, bao nhiêu phần trăm là rượu giả nhưng nghe dân Móng Cái nói, không chỉ rượu, tất cả các đồ khác như bia, thuốc lá, bánh kẹo, vật liệu xây dựng..v.v, cứ có mẫu, có số lượng đủ làm là Tàu làm tất, như thật luôn. Nhưng có lẽ rượu tây được chọn vì giá trị cao hơn nhiều.

Hành trình đi dọc vành đai Đông Bắc với điểm đầu là Móng Cái, tiếp theo là Lạng Sơn, Cao Bằng. Nước non trùng điệp xanh xanh, gợi lên chút cảm giác hào hùng của chiến thắng Đông Bắc trước chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Cảnh sắc tươi vui là vậy, nhưng người thì héo. Điểm mặt số người quen từ Móng Cái đến Cao Bằng, lác đác mỗi năm vắng bóng vài chú, nên những điểm đến giờ đây thưa dần bóng anh hào. Xưa kia cứ nghĩ, người xứ Lạng, xứ Cao uống rượu từ nhỏ, chắc cơ thể được tôi luyện để thích nghi với tửu chất. Nhưng chả phải, người là người, sức chịu đựng là có giới hạn. Cứ vượt giới hạn liên tục thì tuổi đời ngắn lại. Các anh hào ra đi, không bệnh về gan thì bệnh về thận, hoặc bệnh dạ dày. Rượu cũng có cái buồn phiền của nó, đó là cảm giác hụt hẫng khi cảnh cũ thì còn mà người xưa vắng bóng. Buồn chả biết đổ lỗi cho ai, đổ lỗi cho bọn làm rượu giả ác tâm hại người...

Điểm cân bằng

Ai tèo thì tèo, rượu bia vẫn bán. Hàng quán vẫn mọc lên đầy và rượu vẫn phải nhập về kìn kìn. Quy luật cuộc sống mà. Nếu lớp người này ngã xuống thì còn lớp người sau, miễn là có cầu. Sau những biến động, gu thưởng thức của người uống cũng có thay đổi đa dạng hơn.

Có người chọn rượu vang, vì nó nhẹ, đồ giả ít hơn mà uống có thể có lợi sức khỏe. Có người vẫn chọn rượu truyền thống, nhưng dứt khoát chỉ uống loại đã ngâm ủ đủ thời gian để hạn chế tạp chất. Người khá hơn thì uống rượu ngoại xách tay. Cũng đủ các lựa chọn, nhưng tình yêu với rượu dường nhu không bao giờ cạn.

Lác đác trong nhóm các chú, các bác có người cai rượu hẳn. Có thể do cơ thể có vấn đề, có thể nhìn lại thấy rượu không còn hấp dẫn như xưa nữa. Và có muôn vàn lý do khác. Nhường lại khoảng trống đấy là lớp đàn em mới thay, còn hừng hực khí thế. Tuy nhiên, sự chọn lọc cũng đã khác xưa, khi đồ uống bây giờ cũng được chọn cẩn thận, tránh uống bừa bãi. Âu cũng là cái tốt cho sau này...
 
Last edited by a moderator:
Khoai nhỉ, thôi thì cứ rượu quốc lủi mẹ vợ tương lai nấu uống cho lành vậy anh ạ :D
 
Đúng quá, chú Ar nói chuẩn. Từ bao vina, con ngựa, ba số đến các món tậy rươu, di dỉ dì di cái dì cũng nhái. Có cung ắt có cầu, thậm chí là cả tiền giả cũng từ tàu sang.
 
TẠP LUẬN QUANH RƯỢU

Tuy đuợc ngợi ca là tinh của gạo, tinh túy của hạt lúa, dòng nước nhưng nếu quan sát cận cảnh làm rượu chắc cũng không có gì vui thú lắm.

Với rượu quê, bác nào sạch sẽ mà ngó đống cơm rượu ủ mốc chắc sau khỏi muốn uống rượu. Ở quê em ủ cơm rượu trên những cái nong, cái mẹt. Nấm mốc nổi nhì nhằng trên những mẹt cơm rượu bày đày một gian nhà trông ghê luôn.

Thứ rượu chưng cất từ rỉ mật, sang nhất là loại rượu rum phổ biến ở vùng Caribe, thường thì như Vodka Việt Nam em có kể ở trên, thì nhìn rỉ mật kinh luôn. Hồi mới cầm cờ lê đi sửa ở các nhà máy, lần đầu tiên em thấy rỉ mật trong Nhà máy Đường Lam Sơn. Cả một cái bể sền sệt, màu đen ngòm (đen hơn nước cống), mùi chua chua không biết là gì, chỉ đoán là chất thải quá trình làm đường. Hỏi nhân viên nhà máy mới biết là rỉ mật, tách từ quá trình làm đường ra. Tưởng bỏ đi hóa ra không phải, món đấy ở Cuba, Pueto Rico..người ta đem ủ rồi cất thành rượu Rum. Ở ta, đem nấu thành cồn thực phẩm, thêm tí quy trình là ra rượu Vodka. Trước đây khi Vodka chưa thịnh, món đấy được bán cho Vedan, Ajinomoto làm mì chính, không hề bỏ phí tẹo nào.

Nghĩ em cũng cơ khổ. Làm người thường quá sướng đi, xem quảng cáo Vodka hay mì chính thì tha hồ bay bổng với tinh gạo hay hồn cây mía. Còn em mỗi khi xem, chỉ cười méo miệng khi nghĩ đến cái bể đen ngòm ấy mà mồm lẩm nhẩm chửi cha thằng làm quảng cáo. Nghĩ cũng bực mà chả chia xẻ được cùng ai, vì cái nghề quảng cáo nó phải làm vậy, biết sao được. Kết cục không hay lắm là em không bao giờ xơi mì chính nữa, tuy rằng vẫn còn uống Vodka hay Rum...

Trang trọng hơn tí là quả làm rượu nho. Sau khi nho thu hoạch từ đồng về được để trong một thùng gỗ lớn. Lúc này, theo phong tục làm rượu nho, các chị em được ưu tiên nhảy vào thùng, dùng chân trần giẫm những trái nho dập ra, để phục vụ cho quá trình lên men sau này. Không ghê như các hoạt cảnh ở trên, nhưng nghĩ những bàn chân trở về từ cánh đồng, còn thơm mùi đất, rồi dẫm oàm oạp lên nho. Chà chà, vậy lúc nhấp miệng, nâng niu ly rượu, hít hà rồi chép chép miệng thấy nó ít ý nghĩa đi nhiều quá...
 
Last edited by a moderator:
Anh mà cứ tỉ mẩn cụ tỉ như trên thì làm gì còn thấy cái gì là đẹp, là ngon nữa anh ơi. Xi măng, sắt thép, bê tông anh cụ tỷ nó còn được. Còn mấy món nghệ thuật đỉnh cao như ẩm thực mà anh lỡ lòng nào "lột trần" nó qua lăng kính trần trục thế thì còn gì là tinh với chả túy.

Chẳng phải chỉ rượu, nước chấm cũng vậy, từ nước mắm, tương bần, mắm tôm vv... - nguyên liệu toàn đồ dành cho LỢN ăn mà ủ lên thành tuyệt phẩm thế gian. Thành thượng phẩm của Ẩm Thực Việt Nam mà không nền ẩm thực nào của Châu Á và Châu Âu bằng được.

Tại sao anh ơi? Vì cái thứ gọi là quá trình SINH HÓA của những nguyên liệu phế phẩm mà hình thành. Mà muốn sinh hóa thì đương nhiên phải bẩn, phải thỉu, phải kinh, phải tởm rồi. Càng bẩn, càng tởm càng.............ngon. Dân dã hơn các cụ gọi thứ Sinh Hóa đó là "Con Men" mà quý như đồ báu trong nhà, từ bọn Heniken nó cất như quốc phẩm trong hầm băng ngân hàng đến các cụ nhà mình quý hơn con cái con nhà. Nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa cái thứ " kinh với tởm" đấy.

Ngàn năm lịch sử em chỉ thấy người ta nhìn "nó" như tuyệt tác của tạo hóa chứ không có thấy nó kinh nó tởm nó bẩn nó thỉu anh ơi.
 
Anh mà cứ tỉ mẩn cụ tỉ như trên thì làm gì còn thấy cái gì là đẹp, là ngon nữa anh ơi. Xi măng, sắt thép, bê tông anh cụ tỷ nó còn được. Còn mấy món nghệ thuật đỉnh cao như ẩm thực mà anh lỡ lòng nào "lột trần" nó qua lăng kính trần trục thế thì còn gì là tinh với chả túy.

Chẳng phải chỉ rượu, nước chấm cũng vậy, từ nước mắm, tương bần, mắm tôm vv... - nguyên liệu toàn đồ dành cho LỢN ăn mà ủ lên thành tuyệt phẩm thế gian. Thành thượng phẩm của Ẩm Thực Việt Nam mà không nền ẩm thực nào của Châu Á và Châu Âu bằng được.

Tại sao anh ơi? Vì cái thứ gọi là quá trình SINH HÓA của những nguyên liệu phế phẩm mà hình thành. Mà muốn sinh hóa thì đương nhiên phải bẩn, phải thỉu, phải kinh, phải tởm rồi. Càng bẩn, càng tởm càng.............ngon. Dân dã hơn các cụ gọi thứ Sinh Hóa đó là "Con Men" mà quý như đồ báu trong nhà, từ bọn Heniken nó cất như quốc phẩm trong hầm băng ngân hàng đến các cụ nhà mình quý hơn con cái con nhà. Nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa cái thứ " kinh với tởm" đấy.

Ngàn năm lịch sử em chỉ thấy người ta nhìn "nó" như tuyệt tác của tạo hóa chứ không có thấy nó kinh nó tởm nó bẩn nó thỉu anh ơi.

Hơ hơ, tạp luận mà chú. Người ta nhìn góc nhìn đẹp nhiều rồi cho nhìn góc xấu một tí...Vả lại, anh muốn mọi người nhìn cái chưa nhìn bao giờ cho nó lạ, có tí cảm giác...
 
Hơ hơ, tạp luận mà chú. Người ta nhìn góc nhìn đẹp nhiều rồi cho nhìn góc xấu một tí...Vả lại, anh muốn mọi người nhìn cái chưa nhìn bao giờ cho nó lạ, có tí cảm giác...
Hình như bác quên quy trình nấu rượu....qua bình nấu nhiệt độ cao cả gần trăm mới bay hơi, rồi qua bình khử andyd. Thành ra men ruồi thì không dọa được đâu. hiiiiiiii
Tất tật các món lên men á châu là ..kinh hết. từ mắm thủy nguyên cá muối cho bể phơi nắng ruồi bay hơn cái chuồng toilet sinh viên, đến mẻ là thứ ăn thừa đổ vào hũ làm hèm, mắm tôm....đều ruồi nhặng nếm hết :D:D:D
Bàn sơ về HK food là món đậu hủ thúi...phơi nắng ba ngày..ngửi là đi ói, hay mắm cá thái là nguyên cá cho vào hũ....nói chung ăn thì bá cháy đấy
Nếu sợ thế chỉ có france food là tiêu chuẩn

NB: Duy món rượu thổ cẩm đồn là bà cô chị em nhai trầu thi nhau nhảy vô dẫm, nhai....cho vào hũ ủ, chẳng nấu gì sất...thành rượu cần tây nguyên đó
NB2: rượu thuốc rầy, thuốc viên tung của thì khỏi bàn, cơ mà các cụ đòi 10.000-20.000/l thì đào đâu ra, sơ sơ cũng phải loại 50,100k/l thì mới hy vọng đúng là cuốc lủi
 
TẠP LUẬN QUANH RƯỢU

Chưng cất rượu

Rượu ethanol, metilyc, andehit và các tạp chất hữu cơ khác có đặc tính hóa học, nhiệt độ bay hơi khác nhau nên người ta đã thiết kế ra tháp chưng để nhằm tách lọc rượu và loại bỏ. Tháp chưng sử dụng nguyên lý dựa vào nhiệt độ bay hơi và tầng áp suất khác nhau để tách rượu và các tạp chất kia ra. Thông thường, tháp càng cao thì việc tách lọc càng tốt. Đầu tư một hệ thống tháp chưng tốt cho một nhà máy rượu nghe nói cũng khá tốn kém, đấy là lý do mà rượu của ta dùng cồn thực phẩm là chính. Từ đấy lại thấy, các loại ống đồng để chưng cất của các loại rượu truyền thống sẽ không đủ tiêu chuẩn để lọc bỏ các tạp chất.

Uống rượu tồn dư nhiều andehit sẽ gây đau đầu, cơ bắp nhức mỏi. Nhưng nguy hiểm hơn là tồn dư rượu metilyc, loại này rất độc, gây độc hệ thần kinh trung ương và có thể gây mù mắt.

Ủ rượu.

Thường nghe các cụ trong nghề kể rằng, rượu muốn ngon nấu xong phải ủ đủ lâu. Lúc đấy men mới ngấm, hương mới đượm và rượu lắng hết độc tố. Theo quy trình cũng phải. dưng để ủ đúng chất, hũ rượu phải có một lỗ thở vì theo các chuyên gia, nếu bịt kín thì quá trình hoàn thiện men và tiêu độc chậm, ko đẩy được vị rượu lên. Tuy nhiên, lỗ thở sẽ làm lượng rượu hao hụt đi ít nhiều, cái đấy trong nghề gọi là cúng lại tổ nghề.

Nghe thì là lạ, vì rượu có thuộc tính bay hơi, nên chưa hiểu làm lỗ thở cho bình thế nào nhưng đúng là có chuyện này trong nghề rượu. Nghe đâu ở Tây, khi ủ rượu vang, người ta cũng có phần thở khí cho thùng rượu. Có thể trong một thời gian, giai đoạn nào đó phải làm công đoạn này để chất men được hoàn hảo.
 
Ủ rượu.

Thường nghe các cụ trong nghề kể rằng, rượu muốn ngon nấu xong phải ủ đủ lâu. Lúc đấy men mới ngấm, hương mới đượm và rượu lắng hết độc tố. Theo quy trình cũng phải. dưng để ủ đúng chất, hũ rượu phải có một lỗ thở vì theo các chuyên gia, nếu bịt kín thì quá trình hoàn thiện men và tiêu độc chậm, ko đẩy được vị rượu lên. Tuy nhiên, lỗ thở sẽ làm lượng rượu hao hụt đi ít nhiều, cái đấy trong nghề gọi là cúng lại tổ nghề.
Lỗ thì thành nước lã á cụ
Rượu nấu xong thì thường để trong hũ sành (*khi xưa lấy đâu lọ thủy tinh lớn) để rượu không phản ứng với vỏ đựng. đem hạ thổ 1m như vậy andehit trong môi trường tĩnh sẽ bay hơi khi đó nó sẽ ngấm vào các chất hữu cơ ở trên...là là chuối. vậy lên rượu còn có tên rượu lá chuối hiiii
Rượu vang thì nó dùng thùng gỗ sồi cũng là 1 cách khứ andehit
 
Loanh quanh chủ đề rượu đều nói đến rượu chưng cất. Nhưng rất tiếc PP nấu rượu chưng cất không có phải của VN. Mà mà đặc trưng phương pháp nấu rượu của tụi Tàu. Nên chưa thấy có ai nhắc đến những loại rượu thực sự đặc trưng riêng của người Việt Nam cả.

Kiểu nấu rượu chưng cất của TQ xách dép chạy theo dài dài kiểu nấu rượu của người Việt.
 
Thực ra thì ý nghĩa thực sự của việc "ủ rượu" không có phải là để khử andehit hay độc tố gì hết. Vì nếu chỉ để làm đều đó thì trong lịch sử nấu rượu người Việt không thiếu cách. Trung bình chỉ cần 3-7 ngày có thể khử hết toàn bộ andehit trong rượu. Hay thậm chí chỉ cần 7 giây. Không có cần tốn công hàng năm chôn hay ủ làm gì. Việc "ủ rượu" là vì mục đích khác anh ơi.
 
Loanh quanh chủ đề rượu đều nói đến rượu chưng cất. Nhưng rất tiếc PP nấu rượu chưng cất không có phải của VN. Mà mà đặc trưng phương pháp nấu rượu của tụi Tàu. Nên chưa thấy có ai nhắc đến những loại rượu thực sự đặc trưng riêng của người Việt Nam cả.
Có phải cách ủ rượu này không?
"rượu nếp cái hoa vàng đền hùng" làm bằng men nghe nói có 34 vị thuốc linh tinh gì đó? nghe nói đã đăng ký bản quyền và khóa trong tủ. nó giống mình làm rượu nếp ngày 5/5, bóp men , nấu cơm nếp, để nguội, dải đều nhiều lớp men, cơm nguội, ủ 21 ngày thì có rượu, ủ càng nâu càng nhiều rượu, chắt nước rượu ra, lọc. mấy cụ ngoài Hn thì có sẵn bình 5l nếp hoa vàng bình sành....chắc là cũng thỏa nguyện ..rượu
NB: so với rượu trưng thì độ của nó chắc dưới 25, nên phương pháp trưng ngày phổ biến
 
Back
Top