Rượu bia luận

BIA LUẬN

Bia thì mọi người ở đây nhiều người uống, nhưng sản xuất thế nào có lẽ cũng không nhiều người nắm rõ. Để chung vui với ly bia hè, em lan man vài dòng về nghề bia để các bác có thêm mồi nhắm.

Công nghệ sản xuất bia nghe qua có vẻ phức tạp hơn làm rượu, chu trình nhiều công đoạn hơn, mất nhiều thời gian và nhiều quá trình xử lý. Nói chung quy trình cơ bản bao gồm nghiền, trộn, nấu, đường hoá, lọc tách bã, nấu hoa, lắng, làm lạnh nhanh, lên men, lọc và bão hoà CO2, thanh trùng bia.

Công đoạn nghiền là công đoạn đầu tiên của làm bia, nó là quá trình nghiền nhỏ gạo và malt (là đại mạch được ủ), tạo điều kiện thuận lợi cho việc đường hóa và dịch hóa.

Công đoạn nấu: Bột gạo và malt được trộn lẫn theo một tỷ lệ nhất định, hòa với nước để ngâm giúp tinh bột trương nở. Sau đó, được đem nấu ở mấy cấp nhiệt độ khác nhau trong vòng thời gian nhất định.

Công đoạn đường hóa: công đoạn này nhằm chuyển tinh bột thành đường. Bột malt được hòa thêm với nước thành dịch cháo, đun ở các cấp nhiệt khác nhau để chuyển hóa thành đường maltoza và glucoza.

Công đoạn lọc: dùng thùng lọc và máy lọc khung bản để tách chất tan ra khỏi bã.

Công đoạn nấu hoa: nấu hoa hublon nhằm chiết các thành phần axit đắng và hương hublon nhằm tạo vị cho bia.Sau đó, nhằm tạo màu cho bia thì điều chỉnh nấu theo 2 công đoạn tạo phản ứng caramel và melanoil.

Công đoạn lắng: nhằm tách các phần tử trong quá trình nấu hoa để tạo điều kiện cho quá trình làm lạnh nhanh và lên men bia sau này.

Công đoạn làm lạnh nhanh: nhằm hạ nhanh nhiệt độ dịch đường xuống nhiệt độ lên men.

Công đoạn lên men có 2 phương pháp: lên men cổ điển dùng kho lạnh; lên men hiện đại tiến hành lên men chính và lên men phụ trên một thùng kết hợp làm lạnh trên thùng.

Công đoạn lọc và bão hoà CO2: nhằm tách các phần cặn còn lơ lửng trong bia làm cho bia trong. Để lọc cho bia trong, chất trợ lọc điatomít được sử dụng.

Và cuối cùng bia được thanh trùng bằng nhiệt độ thích hợp nhằm tiêu diệt nấm men, sau đó được đưa vào kho bảo ôn khoảng hơn 3 ngày rồi mới xuất xưởng.
 
Last edited by a moderator:
Bia thì kinh rồi... nhưng anh tưởng ngoài các loại bia mới phát minh như bia khoai tây, bia gạo, bia ngô... thì chuẩn nhất là bia đại mạch chứ nhỉ... gạo là về VN răng vẩu phát minh ra?
 
Anh ơi, xiền đâu mà chơi toàn đại mạch. Nấu gạo là chính, bia HN, SG anh uống toàn bia gạo thôi anh. Tỷ lệ malt ở công đoạn nấu chỉ 10%. Bột sau khi ngâm trộn thêm 5% malt lót nữa. Chỉ có dzậy thôi anh.

Cái món bia bọt này dính đến nông sản, thỉnh thoảng cũng khoai phết. Những năm mất mùa lúa mạch hoặc hoa hublon, nguyên liệu cũng đẩy giá trên trời luôn, anh tính nấu bia toàn lúa mạch thì nhà bán bia quê mình chắc teo lâu rồi. Hương hoa thôi, rẻ cho dễ bán anh. Được cái người Việt cũng không khó tính.
 
Công đoạn lên men, ủ bia với bia Hà Nội truyền thống trước đây là 21 ngày. Sau đó, đi theo trào lưu công nghệ chung, Viện Công nghệ thực phẩm đã đưa ra loại enzim để có thể xúc tác, đẩy nhanh quá trình lên men. Loại enzim này được giới làm bia gọi tắt là dùng thêm men E. Dùng enzim sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ, gia tăng sản lượng sản xuất. Theo đó, thời gian lên men được rút ngắn xuống còn 12 ngày, còn bác nào uống bia bị trương bụng chắc uống phải mẻ lên men có 7 ngày..hi hi..Biết làm sao được, nhu cầu bên ngoài lớn quá...
 
Tản mạn về ngành bia

Ngành bia ban đầu được dựng lên với hai tượng đài: Tổng Công ty Bia Rượu, nước giải khát Sài Gòn và Tổng Công ty Bia Rượu, nước giải khát Hà Nội. Cả hai đơn vị đều là anh cả của ngành, với một số sản phẩm có thương hiệu và uy tín. Trong những năm kinh tế chưa mở cửa, do sự thiếu hụt về sản lượng và kênh phân phối, các tỉnh tự đầu tư các nhà máy bia địa phương, dẫn đến hầu như các tỉnh trong cả nước đều có nhà máy bia, sản xuất loại bia phổ thông, chất lượng trung bình kém, phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong tỉnh.

Với bia Hà Nội và giới làm bia cỏ, đó cũng là những tháng ngày vàng son của họ. Bia Hà Nội sản lượng thấp, luôn luôn có cầu chờ đợi. Sản phẩm của bia Hà Nội cũng khá hạn chế, chỉ bó gọn trong bia hơi, bia chai 0.45 và bia lon. Trong đó, bia lon chỉ bán mạnh vào dịp Tết nên sản phẩm chủ lực của bia Hà Nội chỉ trông vào bia hơi và bia chai 0,45...
 
Nhờ cầu lớn và cung thấp, các nhà máy bia địa phương có dịp phát triển sản phẩm riêng của mình, dẫn đến la liệt các thương hiệu bia địa phương ra đời vào những năm 90s. Theo năm tháng, với sự chậm chạp trong cải tiến, sự thiếu thích nghi môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhóm bia địa phương lụi tàn, một số phá sản, một số bán mình cho công ty lớn nhận làm gia công cho họ.

Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội, với vị thế anh cả, nhanh chóng lan ra chiếm lĩnh thị trường. Bia Sài Gòn mua lại các nhà máy bia ở miền Đông, miền Tây. cao nguyên và lan ra cả miền Trung và miền Bắc. Từ đó, mọi người thấy xuất hiện các thương hiệu bia như Sài Gòn-Sóc Trăng, Sài Gòn-Phú yên, Sài Gòn-Đắc Lắc....rồi Sài Gòn-Hà Tĩnh, Nghệ An...Với bia Hà Nội, xuất hiện thương hiệu bia Hà Nội-Vũng tàu, Hà Nội-Quảng Bình, Hà Nội-Thanh Hóa, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Hải Dương và các thương hiệu bia gia công cho Hà Nội như bia Hồng Hà-Phú Thọ, bia Nam Định, bia 89 Hưng Yên...

Hình thức gia công nhanh chóng phổ biến và tạo con đường ngắn, giảm thiểu chi phí để đưa sản phẩm của bia Sài Gòn và bia Hà Nội đến tay người tiêu dùng ở các địa phương. Tuy nhiên, thành quả những năm qua có vẻ khác nhau. Bia Sài Gòn nhanh chóng mở rộng thị phần và được người tiêu dùng chấp nhận thì bia Hà Nội gặp quá nhiều hạn chế. Đã có không ít lời phàn nàn về sự đi xuống của chất lượng bia Hà Nội.

Giới kỹ thuật của bia Hà Nội luôn đưa ra giải thích cho sự chênh lệch về chất lượng với những phàn nàn về nguồn nước các địa phương gia công không tốt như nguồn nước tại Hà Nội. Nhưng trước kết quả của bia Sài Gòn thì ai cũng hiểu, quy trình quản lý gia công của Hà Nội không đạt yêu cầu và sự yếu kém này là tiền đề cho các đối thủ cạnh tranh thôn tính thị phần.
 
Last edited by a moderator:
Cạnh tranh ngành bia

Thị trường ngành bia Việt Nam là thị trường cực kỳ hấp dẫn. Với dân số lên gần trăm triệu người và tập quán hay nhậu nhẹt, thì việc kinh doanh đồ uống có cồn rất hấp dẫn. Nhưng không vì thế là miếng bánh dễ xơi cho bất cứ nhà cung cấp nào.

Cả một lớp thế hệ bia địa phương nổi lên rồi lụi tàn, phải quy hàng về hai tổng công ty bia lớn. Lác đác những doanh nghiệp tự trụ lại trên thị trường cũng bị các tay to nước ngoài xơi mất. Điển hình là bia Huế sau khi trụ vững trước sức ép hai tổng công ty lớn, đã phải bán lại cho Carlsberg. Bia Hạ Long cũng vậy, ko về với bia Hà Nội nhưng cũng bị Carlsberg chiếm lượng lớn cổ phần. Còn lại dù là bia địa phương hay nước ngoài đều bị ép về một góc và nhận kết quả không khác nhau nhiều.

Bia trong nước tiềm lực yếu không nói, nhưng những nhãn hiệu nước ngoài như bia Foster, BGI, Zorok,kể cả San Miguel hay bia nhãn hiệu chính Carlsberg cũng bị dồn ép trên thị trường. Có lẽ, việc không quá chuộng bia nước ngoài là đặc thù về khẩu vị và văn hóa tiêu dùng ngành bia Việt Nam.

Ngoài ra, phải nói đến áp lực cạnh tranh của ngành này rất cao. Một hệ thống phân phối ổn định và bảo thủ khiến cho các hoạt động thâm nhập thị trường vô cùng khó khăn và có thể bị các tác nhân khác đánh chìm. Bài học của bia Laser khi muốn đưa dòng bia tươi đóng chai vào kênh cao cấp là điển hình. Một ông lớn trong dòng thị trường bia cao cấp đã tung rất nhiều hỗ trợ theo kênh phân phối của mình để đảm bảo Laser không còn chỗ đứng để chen chân trong dòng phân phối này. Không lâu sau, bia Laser đã ra đi không kèn không trống.
 
À, ngành bia có rất nhiều chuyện bên lề, cụ nào có thắc mắc thì cho em câu hỏi để em có bình giảng thêm về chủ đề này cho xôm nhé.
 
À, ngành bia có rất nhiều chuyện bên lề, cụ nào có thắc mắc thì cho em câu hỏi để em có bình giảng thêm về chủ đề này cho xôm nhé.
em từng có may mắn được chiêm ngưỡng qui trình sản xuất bia tươi khép kín của Hoa Viên và Lazer beer,....

thực chất lazer beer uống rất ngon, có thể cùng đẳng cấp với bia tươi Tiệp và Đức.....

"Một ông lớn trong dòng thị trường bia cao cấp đã tung rất nhiều hỗ trợ theo kênh phân phối của mình để đảm bảo Laser không còn chỗ đứng để chen chân trong dòng phân phối này." >>> bác Arrow có thể (nếu tiện) cho biết rõ hơn về chi tiết này ?

Thanks.
 
À, ngành bia có rất nhiều chuyện bên lề, cụ nào có thắc mắc thì cho em câu hỏi để em có bình giảng thêm về chủ đề này cho xôm nhé.
cụ nói nghe rất sướng , nhưng mà hình như Heneiken càng ngày nó càng to ra thì phải?
 
Văn hóa tiêu dùng ngành Bia ở Việt Nam là như thế nào anh Arrow ơi?
Theo như May đi loanh quanh và nghe ngóng, thì cũng khá chua cho một nhãn hàng mới muốn chen chân vào các hàng quán.
Như Saporo cũng phải chi rất khủng cho cái khoản này khi mới vào thị trường.
Cũng chút suy nghĩ dành cho ngành bia của bạn MSN.
 
em từng có may mắn được chiêm ngưỡng qui trình sản xuất bia tươi khép kín của Hoa Viên và Lazer beer,....

thực chất lazer beer uống rất ngon, có thể cùng đẳng cấp với bia tươi Tiệp và Đức.....

"Một ông lớn trong dòng thị trường bia cao cấp đã tung rất nhiều hỗ trợ theo kênh phân phối của mình để đảm bảo Laser không còn chỗ đứng để chen chân trong dòng phân phối này." >>> bác Arrow có thể (nếu tiện) cho biết rõ hơn về chi tiết này ?

Thanks.
Nhãn hàng nào đang bán trên kênh phân phối cao cấp từ hơn 10 năm nay không nói ai cũng biết. Sự hiện diện của màu xanh gần giống với màu xanh của chai Laser đã ngự trị trong các quán bar, vũ trường, các nhà hàng cao cấp đến các nhà hàng thường từ Nam đến Bắc. Vì thế xuất hiện một ông chai xanh nhảy loi choi lại cũng không hay lắm. Thương hiệu này đã đã làm một chiến dịch be kín thị trường ko chừa chỗ lọt cho Laser. Những điều khoản ưu đãi hơn cho các địa điểm bán cao cấp, hỗ trợ PG, hỗ trợ nhận diện thương hiệu. Nói thật đến quán vỉa hè lúc đấy cũng có ô, ghế hay bật lửa của họ. Đổi lại là cái lắc đầu với Laser. Còn rất nhiều thứ đằng sau chiến dịch này và cuối cùng quyền lực thuộc về kẻ mạnh và nhiều tiền hơn. Laser biết bị ép nhưng cũng biết luôn là không đủ lực chơi đến cùng nên đã rút lui không kèn không trống. Trận này là một trong những trận khá kinh điển trong những năm gần đây trên thị trường hàng tiêu dùng. Cái này là bài học không chỉ cho hãng bia nội mà cả hãng bia ngoại khi thèm khát nhòm ngó thị trường Việt Nam.
 
Văn hóa tiêu dùng ngành Bia ở Việt Nam là như thế nào anh Arrow ơi?
Theo như May đi loanh quanh và nghe ngóng, thì cũng khá chua cho một nhãn hàng mới muốn chen chân vào các hàng quán.
Như Saporo cũng phải chi rất khủng cho cái khoản này khi mới vào thị trường.
Cũng chút suy nghĩ dành cho ngành bia của bạn MSN.
Văn hóa uống bia là văn hóa hơi bảo thủ. Ví dụ thiết thực nhé. Thú thực là bia Hà Nội trong vòng 10 năm nay chất lượng kém đi rất nhiều do khả năng kiểm soát kỹ thuật khi mở rộng thương hiệu làm gia công rất kém. Sản phẩm thì lèo tèo vài mục, nhưng người tiêu dùng miền bắc thay đổi loại bia khá chậm. Chỉ một vài năm gần đây khách hàng mới mở rộng sự lựa chọn sang các thương hiệu bia Sài Gòn hoặc bia nhập ngoại khác nhiều hơn. Kết quả là mức tăng trưởng của bia Hà Nội 2 năm gần đây xuống thấy rõ.

Các kênh bán hàng của bia thường đã khá ổn định và việc các thương hiệu đến sau chen chân vào sẽ nhiều khó khăn. Bia là sản phẩm đồ uống có cồn, có khả năng gây nghiện nên để thay đổi tư duy, hay thói quen về khẩu vị đã khó, thay đổi cách nhìn của các chân rết bán hàng trong kênh phân phối còn khó hơn. Vì thế đi theo 1 thương hiệu bia mới, cần có quảng cáo, chiết khấu, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đảm bảo nhà sản xuất lỗ nhiều trong 1,2 năm đầu. Không có lực không thể theo được cuộc chơi...

Những nhãn hàng mới muốn mở điểm, nhất là những điểm uy tín, có thương hiệu cũ ngự trị, nhiều khi phải dùng rất nhiều cách, thậm chí phải lo lót kiểu Việt Nam mới có chỗ. Mà cái chỗ mới đấy không được đảm bảo yên ổn lâu dài nên việc mở đất lúc đầu cực kỳ nhọc. Sau khi có chút thành tựu, nếu không biết cách giữ gìn, cũng rất dễ mất đi nhanh chóng, do thị trường này ngoài cạnh tranh lành mạnh cũng không thiếu mưu hèn, kế bẩn...
 
Last edited by a moderator:
Vừa rồi vướng vào nhiều việc bận bịu nên bỏ bê chuyên mục lâu quá. Tình cờ cũng biết có một số mem ít xuất hiện nhưng cũng khá hào hứng với thớt này. Cám ơn các bác đã động viên, em có thêm động lực để triển đao, hành kiếm.

Câu chuyện lại trở lại với cạnh tranh trong ngành bia.Từ rất lâu, mảnh đất màu mỡ này luôn là địa phận chiến đấu khắc nghiệt của các tay chơi, với rất nhiều kết quả là những câu chuyện một đi không trở lại. Không phải nói thêm, sau phong trào cả nước làm bia, có rất nhiều các nhà máy bia địa phương, nhưng sau này dần rơi rụng hoặc trở thành đối tượng cho các cá lớn thôn tính. Hệ thống của bia Sài Gòn đến thời điểm này có thể xem là hệ thống lớn nhất. Bia Sài Gòn cắm điểm chốt ở khắp nơi, Sài Gòn miền Tây, Sài Gòn-Phú Yên, Gài Gòn -Quy Nhơn ở Nam Trung Bộ, Sài Gòn Đăklăk ở Tây Nguyên, sau đó đến nhà mày tại Hà Tĩnh, Nghệ An, lan dần ra ngoài Bắc với những cứ điểm tại bia Hà Nam, bia Việt Trì...v.v. Hệ thống gia công thì rất nhiều, đáng kể nhất là bia Đại Việt, sau hồi làm quảng bá thương hiệu rùm beng cũng lui về với chiến thuật chắc chắn với một lượng gia công lớn cho Sài Gòn.

Bia Hà Nội cũng có đôi chút mong muốn để khẳng định thương hiệu. Họ cũng có bia Hà Nội-Vũng tàu, HN- Quảng Bình, Hà Nội-Thanh Hóa, HN-Hải Phòng, HN-Hải Dương, HN-Hưng Yên, cổ đông lớn bia Nam Định, bia Hồng Hà-Phú Thọ và hệ thống nhà máy HN tại Hoàng Hoa Thám, bia ID, bia Quang Minh... Nhưng cách làm việc của bia HN quá xơ cứng, như hệ quả của nhiều năm bao cấp, ngự trị thị trường trên một nhu cầu luôn lớn hơn cung nên khả năng phát triển hiện tại suy yếu và cách làm việc thiếu hiệu quả. Với mức độ cạnh tranh hiện tại, e rằng bia HN sẽ nhanh chóng suy yếu trong chỉ vài năm nữa, khi thị trường thực sự dỡ bỏ rào cản thuế quan với bia ngoại.

Các ông lớn nước ngoài cũng không là ngoại lệ. Bia BGI (bia con cọp) trước đây đã có mặt tại Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Họ trở lại với hy vọng nhanh chóng có thị phần từ thương hiệu đã có. Tuy nhiên, sau thời gian dài chật vật, họ buộc phải rời cuộc chơi và nhượng lại phần thương hiệu tại Việt Nam cho một đại gia quen thuộc.

Bia Foster cũng có thời gian quảng cáo khá xôm, nhưng với định vị về sản phẩm và thương hiệu sai lệch, sau một thời gian cố gắng trụ lại không nổi, cũng đành ra đi không kèn không trống.

Carlsberg ban đầu cũng cạnh tranh gay gắt với Heineken trong phân khúc cao cấp nhưng cuối cùng cũng không trụ được. Sản phẩm chai Carlsberg theo đó cũng dần vắng bóng. Tuy nhiên,có lẽ chiến lược của tập đoàn này giờ đang hướng tới những miếng bánh lớn hơn nhờ thôn tính các thương hiệu trong nước. Kết quả là họ đã mua lại được Huda, bia Hạ Long và đang nhắm tới việc nâng cổ phần tại Bia Hà Nội.

Thị trường nghiệt ngã đến mức bản thân những ông lớn như bia Đông Nam Á cũng mắc cạn với một số dự án. Có thể kể đến thương hiệu Anchor, khi ông lớn này định nhắm vào phân khúc nhằm giữa bia hơi và bia chai, nhưng thực sự hoàn toàn thất bại khi người tiêu dùng phân khúc này hoàn toàn ngoảnh mặt với sản phẩm được cho là nửa vời này.
 
Last edited by a moderator:
Cạnh tranh trên thị trường chợ đen

Miền Nam văn hóa uống bia hay uống bia chai và bia lon. Miền Bắc thì bia hơi rất được ưa chuộng. Từ hai hình thức trên, có thể thấy thị trường miền Bắc là vùng đất thuận cho các loại bia phẩm cấp kém tuồn vào thị trường với cái mác núp bóng thương hiêu nào đó.

Sở dĩ có hiện tượng này cũng do cơ chế bán hàng của ngành bia. Từ ngày bao cấp, do nhu cầu luôn lớn hơn nguồn cung nên các thương hiệu lớn như bia Sài Gòn và bia Hà Nội đều có những đợt chủ động tạo sóng, bo cung, đẩy giá bia lên cao vào mùa cao điểm. Vào những lúc đó, thị trường là miếng bánh màu mỡ để các đầu nậu đẩy bia phẩm cấp thấp vào thị trường.

Vào những năm 90, khi chênh lệch cung cầu của ngành bia còn khá lớn, với miền Bắc, đầu tư làm bia chất lượng thấp, hay còn gọi nôm na là bia cỏ là mảnh đất vàng màu mỡ. Chi phí đầu tư thấp, khấu hao nhanh, lượng cầu lớn, yêu cầu chất lượng không khắt khe là những điều kiện thuận lợi để các hệ thống bia cỏ lan nhanh. Bé thì làm xưởng bé, đem bia đi giao cho các mối ngoại thành hoặc địa phương. Lớn làm xưởng to, giao cho các đầu nậu cấp bia cho quán xá trong nội thành. To hơn nữa thì đứng làm cai, các hệ thống nhận bia hơi của nhà máy bia Hà Nội đều ghé qua mỗi lần lấy bia để trộn thêm bia cỏ, dân trong nghề gọi là đấu bia, trước khi đem về bán cho khách.

Liên quan đến hệ thống cấp bia ngoài quốc doanh này, trước đây có bác Đường Béo, nguyên trước kinh doanh chuyên chở bia hơi, sau lập ra xưởng bia cỏ khá quy mô, cấp rộng rãi cho giới bia hơi, có ảnh hưởng lớn đến thị trường bia hơi Hà Nội lúc bấy giờ. Sau này anh Đường còn sản xuất cả man bia, bán nguyên liệu cho nhiều nhà máy trong cả nước, trong đó có cả hai đại gia là bia Sài Gòn và bia Hà Nội.

Bia Hà Nội với công suất hạn chế, cách làm việc cửa quyền theo thời bao cấp, không quan tâm phát triển thị trường vì họ khá thỏa mãn với vị thế của họ. Với đặc thù miền Bắc có mùa lạnh, nên mùa nóng được tận dụng tối đa để khai thác khách hàng. Việc khai thác không phải tăng công suất hay mở rộng thị trường, mà thường tạo sóng bằng cách tiết cung, làm thị trường khan hàng rồi đẩy giá. Tất nhiên là nhà phân phối bia Hà Nội được hưởng lợi, nhưng hưởng lợi lớn hơn là hệ thống cấp bia cỏ ở ngoài. Họ được hưởng lợi vì cung cấp bù lượng cung thiếu hụt trên các kênh chính thống. Ngoài ra, lượng hàng cấp cho các đầu mối đấu bia cũng tăng vọt. Những lúc đó, rất khó kiếm li bia hơi chính gốc ở Hà Nội, đến nỗi đã có nhận xét là ngồi cổng nhà máy bia không chắc đã được uống bia Hà nội xịn.

Thời điểm đó chính hệ thống bia cỏ mới là hệ thống chi phối thị trường Hà Nội. Hoạt động phân phối của nhà máy bị tác động rất lớn từ hệ thống đầu cấp bên ngoài này. Có những quan hệ chằng chịt từ hệ thống kinh doanh của nhà máy với các chủ sản xuất, có những quan hệ mật thiết giữa hệ thống phân phối và hệ thống đấu bia cỏ. Những đợt điều tiết thị trường hay tạo sóng đều bắt nguồn từ những nhóm ông lớn này.

Những ngày vàng rồi cũng mau qua. Các nhà máy bia địa phương đánh hơi thấy miếng bánh ngon trên thị trường, ồ ạt đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà máy để giành miếng bánh ngon nghẻ. Lúc này tổng thầu lắp đặt các nhà máy bia là Polyco của bác Thuận làm không hết việc. Có một đặc thù, đối với ngành thực phẩm, các tổng thầu lắp đặt phía Nam thường làm ngon hơn, nhưng riêng ngành bia, các tổng thầu lớn nhất đều nằm ngoài Bắc và Polyco là địa chỉ của hầu hết các nhà máy bia khi muốn nâng cấp, cải tạo nhà máy.

Sau cơn lốc đầu tư là sự bùng nổ của thị trường. sản lượng tiêu thụ từ cuối những năm 90 tăng rất mạnh hàng năm. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm cho các xưởng bia cỏ lụi tàn do không cạnh tranh được với hệ thống các sản phẩm của các ông lớn. Bia cỏ với tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp dần mất đi chỗ đứng trên thị trường. Những tay to trong hệ thống cùng chuyển đổi sang hình thức quy mô hơn. Anh Đường Béo mở nhà máy Đường Man, chuyên cung cấp man bia cho các nhà máy. Thanh Tùng, một đại gia chuyên cung cấp nguyên liêu, hoa hublon cho ngành bia mở nhà máy bia Á Châu với quy mô bề thế hơn.
 
Last edited by a moderator:
Cạnh tranh...

Nhận thức được chuyển biến của thị trường, hai đại gia lớn ngành bia cũng chuyển mình đầu tư mạnh mẽ. Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn nhanh chóng tăng độ phủ của mình trên thị trường với tốc độ chóng mặt. Các bia địa phương muốn hay không cũng phải quy hàng vì không có lực để đối đầu với hai tên tuổi ấy. Bia cỏ thì thảm hơn vì không có chỗ để né tránh. Rất nhiều xưởng bia cỏ đã phải rời cuộc chơi để lật sang trang một ván bài mới với những tay chơi mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn và mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn.

Continued...
 
Last edited by a moderator:
Các bài viết của anh arrowhanoi hay quá. Viết kiểu này chắc tương đương viết bài cho Forbes luôn rồi.

Chờ tiếp các bài viết của anh.
 
Mình cũng chờ thêm bài viết riêng về Bia Sài Gòn. Hàng năm May đều theo dõi kết quả hoạt động của Bia Sài Gòn, nhưng cảm giác là cái bottom line nó kg tương xứng với quy mô hoạt động của nó. Việc nó có nhiều công ty con, hệ thống chằng chịt...làm May có cảm giác có sự chuyển giá đâu đó...làm cho lợi ích cổ đông bị thiệt hại đáng kể. Cái này thì chỉ là cảm tính, chứ May kg am hiểu được hoạt động bên trong để hiểu sâu hơn. Cám ơn arrow.
 
BIA SÀI GÒN

Quay trở lại với câu chuyện ngành bia những năm trước. Sài Gòn trong Nam, mưa thuận gió hòa, quanh năm nắng ấm nên sản lượng bia dĩ nhiên tốt hơn rất nhiều so với Hà Nội. Người miền Nam vốn quen với nhịp sống kinh tế thị trường nên việc nhận ra một thị trường khổng lồ trước mắt họ sớm hơn rất nhiều so với đồng nghiệp phía Bắc.

Bia Sài Gòn nhanh chóng chớp thời cơ phủ sóng khi thị trường tăng mạnh sức cầu. Họ nhanh chóng thôn tính hoặc liên kết với các nhà máy bia địa phương để tăng công suất. Hệ thống các nhà máy bia địa phương như đã kể ở trên lan rộng từ Bia Sài Gòn miền Tây, Sài Gòn Tây đô, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Quy Nhơn và khá nhiều các công ty gia công thuê cho bia Sài Gòn. Với sức mạnh và vị thế, bia Sài Gòn nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và vươn lên thành doanh nghiệp bia số một Việt Nam.

Hệ thống kênh phân phối được xây dựng nhanh chóng và có độ phủ song rất cao. Việc định vị thương hiệu và xâm nhập vào các kênh tiêu thụ đã được làm khá tốt. Các dòng sản phẩm của Bia Sài Gòn nhanh chóng được người tiêu dùng ở miền Nam và miền Trung đón nhận và xem nhãn hiệu đồ uống này là là một thương hiệu quen thuộc trong nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.

Tuy nhiên, việc mở rộng thị phần cũng như năng lực sản xuất không tương đồng với việc gia tăng của lợi nhuận. Lợi nhuận của Bia SG luôn chỉ ở mức khá chứ không thật sự nổi trội. Đó là thực tế có từ rất lâu của ngành bia.

Khi xưa, khi công suất còn hạn chế thì hệ thống phân phối của Bia SG nằm trong tầm ảnh hưởng của một số cá nhân có tiếng nói. Những đợt sóng đẩy giá sản phẩm liên quan với chiến thuật găm hàng của thị trường bia không đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty nhưng có lợi cho các công ty chân rết làm phân phối. Sau khi phình to về năng lực sản xuất, lượng vật tư và dịch vụ cung cấp cho hệ thống sản xuất này là con số khổng lồ. Rất nhiều đơn vị kinh doanh vật tư ngành hay làm dịch vụ vận tải cho bia SG là những cái tên thuộc danh sách ngắn, ít chịu yếu tố cạnh tranh và là nơi san sẻ tài nguyên mà vị thế khổng lồ của Bia SG mang lại.

Dù có hạn chế ít nhiều, nhưng Bia SG lại có khát khao thực sự chiếm lĩnh vị trí số 1 của ngành bia. Những năm 200x, sau khi thành công ở miền Nam và miền Trung, bia Sài Gòn tiếp tục Bắc tiến để chinh phục thị trường. Hoạt động định vị thương hiệu, chiến thuật quảng cáo, chọn vùng thâm nhập thực ra được làm khá tốt.

Bia SG mua lại các nhà máy bia tại miền Bắc khá nhanh và thu hút được một số đơn vị làm gia công cho họ. Như vậy năng lực sản xuất được trải đều ba miền, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bất cứ địa phương nào. Sản phẩm bia Sài Gòn xuất hiện sớm ở địa bàn các tỉnh với chiến thuật xâm lấn từ lề. Họ nhanh chóng phủ địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Quảng Ninh rồi tiến dần về Hà Nội.

Các điểm bán ở tỉnh được trang bị ô, mũ nón, bảng hiệu, rồi có PG tiếp thị là cách làm không mới nhưng khá tốn kém nếu làm trên diện rộng. Bia SG với tiềm lực của mình đã làm tốt điều đó và nhanh chóng chiếm chỗ của các nhãn bia địa phương và các hãng cạnh tranh khác.
 
Back
Top