Rượu bia luận

BIA SÀI GÒN

Quay trở lại với câu chuyện ngành bia những năm trước. Sài Gòn trong Nam, mưa thuận gió hòa, quanh năm nắng ấm nên sản lượng bia dĩ nhiên tốt hơn rất nhiều so với Hà Nội. Người miền Nam vốn quen với nhịp sống kinh tế thị trường nên việc nhận ra một thị trường khổng lồ trước mắt họ sớm hơn rất nhiều so với đồng nghiệp phía Bắc.

Bia Sài Gòn nhanh chóng chớp thời cơ phủ sóng khi thị trường tăng mạnh sức cầu. Họ nhanh chóng thôn tính hoặc liên kết với các nhà máy bia địa phương để tăng công suất. Hệ thống các nhà máy bia địa phương như đã kể ở trên lan rộng từ Bia Sài Gòn miền Tây, Sài Gòn Tây đô, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Quy Nhơn và khá nhiều các công ty gia công thuê cho bia Sài Gòn. Với sức mạnh và vị thế, bia Sài Gòn nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và vươn lên thành doanh nghiệp bia số một Việt Nam.

Hệ thống kênh phân phối được xây dựng nhanh chóng và có độ phủ song rất cao. Việc định vị thương hiệu và xâm nhập vào các kênh tiêu thụ đã được làm khá tốt. Các dòng sản phẩm của Bia Sài Gòn nhanh chóng được người tiêu dùng ở miền Nam và miền Trung đón nhận và xem nhãn hiệu đồ uống này là là một thương hiệu quen thuộc trong nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.

Tuy nhiên, việc mở rộng thị phần cũng như năng lực sản xuất không tương đồng với việc gia tăng của lợi nhuận. Lợi nhuận của Bia SG luôn chỉ ở mức khá chứ không thật sự nổi trội. Đó là thực tế có từ rất lâu của ngành bia.

Khi xưa, khi công suất còn hạn chế thì hệ thống phân phối của Bia SG nằm trong tầm ảnh hưởng của một số cá nhân có tiếng nói. Những đợt sóng đẩy giá sản phẩm liên quan với chiến thuật găm hàng của thị trường bia không đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty nhưng có lợi cho các công ty chân rết làm phân phối. Sau khi phình to về năng lực sản xuất, lượng vật tư và dịch vụ cung cấp cho hệ thống sản xuất này là con số khổng lồ. Rất nhiều đơn vị kinh doanh vật tư ngành hay làm dịch vụ vận tải cho bia SG là những cái tên thuộc danh sách ngắn, ít chịu yếu tố cạnh tranh và là nơi san sẻ tài nguyên mà vị thế khổng lồ của Bia SG mang lại.

Dù có hạn chế ít nhiều, nhưng Bia SG lại có khát khao thực sự chiếm lĩnh vị trí số 1 của ngành bia. Những năm 200x, sau khi thành công ở miền Nam và miền Trung, bia Sài Gòn tiếp tục Bắc tiến để chinh phục thị trường. Hoạt động định vị thương hiệu, chiến thuật quảng cáo, chọn vùng thâm nhập thực ra được làm khá tốt.

Bia SG mua lại các nhà máy bia tại miền Bắc khá nhanh và thu hút được một số đơn vị làm gia công cho họ. Như vậy năng lực sản xuất được trải đều ba miền, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bất cứ địa phương nào. Sản phẩm bia Sài Gòn xuất hiện sớm ở địa bàn các tỉnh với chiến thuật xâm lấn từ lề. Họ nhanh chóng phủ địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Quảng Ninh rồi tiến dần về Hà Nội.

Các điểm bán ở tỉnh được trang bị ô, mũ nón, bảng hiệu, rồi có PG tiếp thị là cách làm không mới nhưng khá tốn kém nếu làm trên diện rộng. Bia SG với tiềm lực của mình đã làm tốt điều đó và nhanh chóng chiếm chỗ của các nhãn bia địa phương và các hãng cạnh tranh khác.
400 có đắt không anh :))
 
anh @arrowhanoi có tâm ghê. Hỏi anh từ cuối năm 2014, đến cuối năm 2017 anh mới trả lời.
Giá từ 80k lên gần 400k. Bắt đền.
 
400 có đắt không anh :))
Việc định giá phụ thuộc vào chiến lược của từng tập đoàn do đó mỗi người mua sẽ có góc nhìn khác nhau. Nhưng riêng khâu cơ cấu lại chi phí của Bia SG cũng đem lại mớ tướng. Những khoản rơi vãi hệ thống qua đám cò rỉa thu lại sẽ rất khá.

Với năng lực hiện tại, việc nâng thị phần cao hơn của Bia SG khá khả quan.

Hôm qua có nói chuyện với các bạn VC về việc định giá liên quan đến sản xuất. Tập đoàn nào muốn phát triển thị trường Đông Nam Á thì hệ thống nhà máy của Bia SG sẽ rất có ý nghĩa. Ví dụ thực tế để mọi người rõ hơn:

Công ty Bia HN-Hải Dương (mã HAD) hiện thị giá 44, có 4 triệu cổ, gía thị trường là 176 tỷ. Để xây được một nhà máy mới công suất tương đương đầu tư mới khoảng 700 tỷ. Các chi phí khác, tuyển dụng, đào tạo công nhân để vận hành trơn tru, làm kênh phân phối, thị trường nhẹ nhàng cũng cần 300 nữa là chi phí lên đến 1000 tỷ. Ở góc độ một tập đoàn cần có hệ thống gia công dưới thương hiệu của họ ở Đông Nam Á thì khối sản xuất của Sabeco rất nhiều ý nghĩa. Vì vậy mức độ 320k bảo đắt thì có thể đắt nhưng cũng có thể vẫn hợp lý.
 
ACNMUU.png
[/IMG]
ACNMUU.png
[/IMG]
ACNMUU.png
 
  • Like
Reactions: TTN
Xin phép mượn bài viết trên cafef về ngành bia để có thể tiếp tục phân tích ngành bia.

http://cafef.vn/danh-bai-sabeco-ca-...tri-thi-truong-bia-viet-20171204104300544.chn

"Đánh bại" Sabeco cả về doanh thu lẫn lợi nhuận dù thị phần kém xa, Heineken mới thực sự là công ty thống trị thị trường bia Việt
Trong tháng cuối cùng của năm 2017, một trong những tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư là thương vụ thoái vốn nhà nước tại Sabeco.

Với giá khởi điểm chào bán lên đến 320.000 đồng/cp, quy mô của đợt thoái vốn này lên đến 5 tỷ USD. Mặc dù đây là mức giá khá đắt so với kết quả kinh doanh hiện tại của Sabeco nhưng khá nhiều người vẫn lạc quan về khả năng thành công của đợt chào bán này khi xét đến việc Việt Nam là một trong những thị trường bia rất giàu tiềm năng và Sabeco đang là doanh nghiệp dẫn đầu với khoảng 40% thị phần theo sản lượng tiêu thụ.

Mặc dù nắm thị phần áp đảo, gần gấp đôi so với doanh nghiệp đứng thứ 2 là Heineken Việt Nam - với các thương hiệu chính là Heineken, Tiger, Larue... - nhưng điều nghịch lý là Heineken luôn có lợi nhuận vượt trội so với Sabeco. Không những thế, với mức tăng trưởng doanh thu lên đến 33% trong năm 2016, doanh thu của Sabeco cũng bắt đầu bị nhóm Heineken qua mặt.


Theo số liệu của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC, doanh thu năm 2016 của Cty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading) đạt 33.900 tỷ đồng. Còn doanh thu hợp nhất của Sabeco và các công ty con mới chỉ đạt 30.600 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ bán bia đạt 26.200 tỷ đồng, phần còn lại chủ yếu là kinh doanh bao bao bì và một phần nhỏ đến từ nước giải khát.

Heineken Trading là công ty phụ trách hoạt động phân phối bia cho cả hệ thống Heineken tại Việt Nam. Hai công ty đầu mối phụ trách hoạt động sản xuất bia của Heineken là Cty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Heineken Vietnam Brewery) và Cty TNHH Nhà máy bia Heineken Hà Nội.

Heineken Vietnam ngoài nhà máy chính đặt tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh còn sở hữu 4 công ty con tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang và Bà Rịa Vũng Tàu.

Nếu như về doanh thu, nhóm Heineken mới chỉ nhỉnh hơn một chút thì về lợi nhuận hệ thống này tỏ ra áp đảo so với Sabeco.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2016 của Sabeco chỉ đạt 5.700 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với tổng lợi nhuận của hệ thống Heineken tại Việt Nam, đạt 11.600 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận của riêng công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam cũng đã bỏ xa Sabeco, đạt 9.500 tỷ đồng.

Rõ ràng, việc nắm giữ thị phần tiêu thụ lớn nhất nhưng hiệu quả kinh doanh thua xa Heineken cho thấy Sabeco không có được vị thế dẫn dắt thị trường bia như Vinamilk trên thị trường sữa.

Do vậy, việc Sabeco đang được giao dịch ở mức giá tương ứng với P/E gần 50 lần so với 26 lần của Vinamilk đang khá đắt.

Với việc nhà nước thoái phần lớn cổ phần tại Sabeco xuống còn 36% tương tự như Vinamilk, đây là cơ hội để công ty bia có lịch sử hơn 140 năm này cải tổ bộ máy quản trị, tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Nhưng nhìn vào kết quả kinh doanh của Heineken và Sabeco cũng cho thấy thị trường bia Việt Nam có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Hơn nữa, đây cũng có thể coi như là cơ hội cuối cùng để các tập đoàn bia lớn nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của bộ đôi này đã khiến các hãng bia khác trên thị trường như Habeco, Carlsberg, Masan Brewery, AB Inbev, Sapporo... bị bỏ lại khá xa. Trong khi cả Sabeco và Heineken đều tăng trưởng 2 chữ số thì doanh thu năm 2016 của cả Habeco và Carlsberg đều gần như bất động. Hãng bia lớn nhất thế giới AB Inbev với thương hiệu Budweiser sau vài năm vào Việt Nam cũng mới thu được kết quả hết sức khiêm tốn với doanh thu chưa đến 200 tỷ đồng.
 
Back
Top