Mới đây, cá nhân người viết có nhận được báo cáo phân tích về ngành mía đường của công ty chứng khoán FPTS. Sau khi đọc xong báo cáo, mình thấy có nhiều vấn đề thiếu sót nên nảy ra ý định viết một số ý để hoàn thiện và cung cấp thêm một số thông tin sát thực tế ngành mía đường Việt Nam.
Với mục tiêu là không đi quá sâu vào việc phân tích kinh viện dạng báo cáo mà chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm của người đã có đến hơn 10 năm đi sửa chữa các nhà máy mía đường, mình xin phép được mượn lại một số nội dung nhận xét về các nhà máy mía đường Việt Nam và chỉnh sửa cho hoàn thiện. Toàn bộ nội dung mượn của báo cáo của FPTS sẽ được bôi màu xanh, rất mong tác giả cho phép dùng lại và có thể cùng mình chia sẻ thêm những thông tin nhằm giúp cộng đồng đầu tư có góc nhìn tốt hơn về ngành mía đường Việt Nam.
Báo cáo tổng thể của FPTS, các bạn có thể xem ở đây:
http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2014/04/24/Bao cao trien vong nganh mia duong 2014.pdf
TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG:
Sản xuất:
Trong quá khứ, chúng ta đã có thời kỳ nhà nhà đua nhau làm mía đường nên có rất nhiều nhà máy địa phương, công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém. Qua quá trình cạnh tranh, hầu hết các nhà máy tụt hậu và phá sản, chỉ còn lại một số nhà máy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm manh mún cũng để lại những di chứng còn khá nặng nề. Tất cả các nhà máy đường của Việt Nam đều có quy mô công suất vừa và nhỏ, vùng nguyên liệu thiếu tập trung, công nghệ sản xuất lạc hậu, cây giống lỗi thời, năng suất kém.
Nhà máy có công suất lớn nhất Việt Nam là Nhà máy đường An Khê, thuộc công ty Đường Quảng Ngãi, có công suất 12 nghìn tấn mía/ngày trong khi một nhà máy có quy mô trung bình của Thái Lan có thể đạt công suất 20nghìn tấn/ngày. Chữ đường trong mía của họ cao gấp rưỡi của Việt Nam và được canh tác tập trung trên những vùng sản xuất quy mô lớn. Trong khi năng suất mía kém, vùng nguyên liệu của ta thường manh mún, nhỏ lẻ, và việc canh tác thiếu ổn định nên thường xuyên xảy ra việc thiếu nguyên liệu, các nhà máy. Cảnh tượng cứ đến mùa mía, các nhà máy đường tranh cướp nguyên liệu của nhau là việc rất bình thường. Vùng Đông Nam Bộ, việc nhà máy này sang vùng nguyên liệu nhà máy kia thu mua là chuyện phổ biến. Khu vực trồng mía ở Gia Lai thường xuyên bị giành giật giữa các nhà máy đường BÌnh Định, An Khê, SEC, Kontum xảy ra đều đặn hàng năm. Ở Thanh Hóa, vùng mía cũng thường xuyên xảy ra cảnh tương tự. SBT nhà máy tuy có công suất lớn nhưng hầu như chưa bao giờ đủ mía để sản xuất đạt công suất tối đa.
Như vậy, có thể thấy, với hiện trạng hiện nay, mức giá thành sản xuất ra sản phẩm của mía đường Việt Nam khá cao, nên sức cạnh tranh kém khi chúng ta ở bên cạnh Thái Lan là quốc gia có khả năng sản xuất đường rất mạnh. Đến 2015, khi chúng ta phải đưa thuế suất về 0% cho đường nhập khẩu, việc cạnh tranh với đường ngoại là rất khó và triển vọng ngành đường sẽ không thật sáng sủa nếu không có thay đổi đủ lớn. Nếu đánh giá dựa trên năng lực, sẽ chỉ có những nhà máy lớn như Thành Thành Công Tây Ninh, An Khê, Lam Sơn, Tate &Lyle, Việt Đài có đủ sức cạnh tranh khi hội nhập.
Tiêu thụ:
Từ trước đến nay, ngành đường thường duy trì ba kênh tiêu thụ chính: 1. ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy bánh kẹo, nước giải khát, sữa lớn; 2. tiêu thụ qua các công ty phân phối đầu mối; 3. xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hầu hết các nhà máy đường lớn đều có hợp đồng bao tiêu qua các nhà máy bánh kẹo, sữa, nước giải khát như SBT cấp hàng cho Coca, Pepsi, Vinamilk..., Đường An Khê cấp cho nhà máy Sữa Quảng Ngãi, bánh kẹo Quảng Ngãi, Tate &Lyle Nghệ An cấp cho TH True Milk.
Việc tiêu thụ qua các công ty đầu mối là cách làm ăn có từ xưa. Trước đây, thị trường đường miền Nam được chi phối bởi một số người như bà Ngọc-Thành Thành Công, bà Thái-Thái Liên, bà Sum, ông Thông-Đường Biên Hòa, Họ đứng ra thu mua đường của các nhà máy và phân phối lại trên toàn thị trường. Sau này các tổ hợp này lớn mạnh và đều mua cổ phần hoặc thâu tốm các công ty đường. Thành Thành Công mua lại Bournon Tây Ninh, chi phối SEC, NHS. Công ty Thái Liên nắm giữ cổ phần tại Bourrbon Đaknong, đường Kontum, đường Sơn La....
Xuất khẩu sang Trung Quốc: nhóm các nhà máy đường phía Bắc do điều kiện địa lý thuận lợi thường xuất hàng sang Trung Quốc như nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Tuyên Quang. Nhóm các công ty còn lại, có đường An Khê duy trì sản lượng xuất khá đều, còn lại các nhà máy khác tùy theo tình hình thị trường và giá cả cân đối lượng xuất và bán nội địa.
Với mục tiêu là không đi quá sâu vào việc phân tích kinh viện dạng báo cáo mà chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm của người đã có đến hơn 10 năm đi sửa chữa các nhà máy mía đường, mình xin phép được mượn lại một số nội dung nhận xét về các nhà máy mía đường Việt Nam và chỉnh sửa cho hoàn thiện. Toàn bộ nội dung mượn của báo cáo của FPTS sẽ được bôi màu xanh, rất mong tác giả cho phép dùng lại và có thể cùng mình chia sẻ thêm những thông tin nhằm giúp cộng đồng đầu tư có góc nhìn tốt hơn về ngành mía đường Việt Nam.
Báo cáo tổng thể của FPTS, các bạn có thể xem ở đây:
http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2014/04/24/Bao cao trien vong nganh mia duong 2014.pdf
TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG:
Sản xuất:
Trong quá khứ, chúng ta đã có thời kỳ nhà nhà đua nhau làm mía đường nên có rất nhiều nhà máy địa phương, công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém. Qua quá trình cạnh tranh, hầu hết các nhà máy tụt hậu và phá sản, chỉ còn lại một số nhà máy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm manh mún cũng để lại những di chứng còn khá nặng nề. Tất cả các nhà máy đường của Việt Nam đều có quy mô công suất vừa và nhỏ, vùng nguyên liệu thiếu tập trung, công nghệ sản xuất lạc hậu, cây giống lỗi thời, năng suất kém.
Nhà máy có công suất lớn nhất Việt Nam là Nhà máy đường An Khê, thuộc công ty Đường Quảng Ngãi, có công suất 12 nghìn tấn mía/ngày trong khi một nhà máy có quy mô trung bình của Thái Lan có thể đạt công suất 20nghìn tấn/ngày. Chữ đường trong mía của họ cao gấp rưỡi của Việt Nam và được canh tác tập trung trên những vùng sản xuất quy mô lớn. Trong khi năng suất mía kém, vùng nguyên liệu của ta thường manh mún, nhỏ lẻ, và việc canh tác thiếu ổn định nên thường xuyên xảy ra việc thiếu nguyên liệu, các nhà máy. Cảnh tượng cứ đến mùa mía, các nhà máy đường tranh cướp nguyên liệu của nhau là việc rất bình thường. Vùng Đông Nam Bộ, việc nhà máy này sang vùng nguyên liệu nhà máy kia thu mua là chuyện phổ biến. Khu vực trồng mía ở Gia Lai thường xuyên bị giành giật giữa các nhà máy đường BÌnh Định, An Khê, SEC, Kontum xảy ra đều đặn hàng năm. Ở Thanh Hóa, vùng mía cũng thường xuyên xảy ra cảnh tương tự. SBT nhà máy tuy có công suất lớn nhưng hầu như chưa bao giờ đủ mía để sản xuất đạt công suất tối đa.
Như vậy, có thể thấy, với hiện trạng hiện nay, mức giá thành sản xuất ra sản phẩm của mía đường Việt Nam khá cao, nên sức cạnh tranh kém khi chúng ta ở bên cạnh Thái Lan là quốc gia có khả năng sản xuất đường rất mạnh. Đến 2015, khi chúng ta phải đưa thuế suất về 0% cho đường nhập khẩu, việc cạnh tranh với đường ngoại là rất khó và triển vọng ngành đường sẽ không thật sáng sủa nếu không có thay đổi đủ lớn. Nếu đánh giá dựa trên năng lực, sẽ chỉ có những nhà máy lớn như Thành Thành Công Tây Ninh, An Khê, Lam Sơn, Tate &Lyle, Việt Đài có đủ sức cạnh tranh khi hội nhập.
Tiêu thụ:
Từ trước đến nay, ngành đường thường duy trì ba kênh tiêu thụ chính: 1. ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy bánh kẹo, nước giải khát, sữa lớn; 2. tiêu thụ qua các công ty phân phối đầu mối; 3. xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hầu hết các nhà máy đường lớn đều có hợp đồng bao tiêu qua các nhà máy bánh kẹo, sữa, nước giải khát như SBT cấp hàng cho Coca, Pepsi, Vinamilk..., Đường An Khê cấp cho nhà máy Sữa Quảng Ngãi, bánh kẹo Quảng Ngãi, Tate &Lyle Nghệ An cấp cho TH True Milk.
Việc tiêu thụ qua các công ty đầu mối là cách làm ăn có từ xưa. Trước đây, thị trường đường miền Nam được chi phối bởi một số người như bà Ngọc-Thành Thành Công, bà Thái-Thái Liên, bà Sum, ông Thông-Đường Biên Hòa, Họ đứng ra thu mua đường của các nhà máy và phân phối lại trên toàn thị trường. Sau này các tổ hợp này lớn mạnh và đều mua cổ phần hoặc thâu tốm các công ty đường. Thành Thành Công mua lại Bournon Tây Ninh, chi phối SEC, NHS. Công ty Thái Liên nắm giữ cổ phần tại Bourrbon Đaknong, đường Kontum, đường Sơn La....
Xuất khẩu sang Trung Quốc: nhóm các nhà máy đường phía Bắc do điều kiện địa lý thuận lợi thường xuất hàng sang Trung Quốc như nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Tuyên Quang. Nhóm các công ty còn lại, có đường An Khê duy trì sản lượng xuất khá đều, còn lại các nhà máy khác tùy theo tình hình thị trường và giá cả cân đối lượng xuất và bán nội địa.