Phân tích ngành mía đường tại Việt Nam

Thấy cũng hay hay đó. Bạn nói rõ hơn được không.
 
Hàng chục triệu người phải mua đường với giá cao gấp rưỡi, gấp đôi giá thế giới; hàng triệu người trồng mía thua lỗ, nghèo khổ và ngành công nghiệp mía đường lạc hậu... là kết quả của hàng chục năm ngành này được bảo hộ. Đây cũng là kết quả của nhiều ngành đã và vẫn đang được bảo hộ.

Vậy thì ai mới là đối tượng được hưởng lợi chính sách bảo hộ này?

Bức tranh của ngành mía đường đối với rất nhiều người là tình trạng thừa đường, nông dân chặt bỏ mía; đường nội giá cao nên đường lậu hoành hành... Nhưng ít ai biết rằng, lợi nhuận của các doanh nghiệp (DN) lớn trong ngành này luôn đứng đầu bảng những ngành công nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Cụ thể, năm 2011, nhiều DN ngành này than khó, kiến nghị ngưng cho nhập khẩu đường, yêu cầu được hỗ trợ lãi suất... Các kiến nghị trên đã được đáp ứng và kết quả là họ lãi lớn. Số liệu được công bố của 6 DN niêm yết cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ thấp nhất đạt xấp xỉ 40% và cao nhất lên tới gần 71%. Liên tục các năm sau đó, cứ đến hẹn lại thấy DN đường than khó, than khổ để “vòi” thêm các yêu sách. Nhưng bất chấp giá mía thấp hay cao, những "ông lớn" trong ngành mía đường đều lãi lớn. Điều này có thể kiểm tra dễ dàng trong báo cáo tài chính của các DN niêm yết. Ngược lại, nông dân trồng mía thì nghèo vẫn hoàn nghèo, người tiêu dùng và các DN phải mua đường với giá cao bất hợp lý.

Chúng ta đều biết, đường là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nên giá thành của ngành này cũng bị ảnh hưởng và người gánh cuối cùng vẫn là người tiêu dùng trong nước, giảm sức cạnh tranh so với hàng nhập cũng như khi xuất khẩu. Điều này cũng xảy ra đối với muối. Được bảo hộ bởi hạn ngạch nhập khẩu nên các DN sản xuất và kinh doanh muối luôn ung dung, tự tại. Mất mùa, thiếu muối hay muối không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì nhập khẩu; được mùa thì ép giá. Hàng vạn diêm dân bán mặt cho biển bao năm khổ vẫn hoàn khổ còn DN vẫn sống khỏe. Vì vậy, họ chẳng việc gì phải lo đầu tư, nâng cao chất lượng hạt muối Việt.

Câu hỏi ai được lợi bảo hộ quá rõ ràng và đã được nói rất nhiều năm qua nhưng lần này, nó được một lãnh đạo của Bộ Công thương, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú phân tích rất rõ ràng và thẳng thắn trong một bài công bố trên cổng thông tin của bộ này cuối tuần qua. Thứ trưởng cũng khẳng định các DN ngành đường nói riêng và cộng đồng DN nói chung chỉ có một con đường “đổi mới hay là thất bại trong hội nhập” và theo lộ trình thì 3 năm nữa, đến năm 2018 VN phải xóa bỏ bảo hộ đối với đường cũng như nhiều mặt hàng khác theo cam kết Cộng đồng kinh tế ASEAN. Nhưng với tư duy "tận thu từ chính sách bảo hộ" như lâu nay, chẳng có nhiều hy vọng về việc này.

Vậy thì trước mắt, đừng nghe những lời kêu than, đòi hỏi hỗ trợ cứ đến hẹn lại lên của các ngành này. Thay vào đó, hãy để người tiêu dùng được sử dụng đường nhập khẩu giá rẻ như lẽ ra họ được hưởng từ lâu.

http://www.thanhnien.com.vn/chao-buoi-sang/dan-chiu-thiet-vi-bao-ho-537430.html
 
Có thể nói mía đường là ngành được bảo hộ lớn nhất và dài nhất. Mục tiêu của chính sách này nhằm có lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Nhưng tính tới thời điểm này, hầu hết các mục tiêu ấy đều thất bại. Đặc biệt, quyền lợi của người nông dân trồng mía - đối tượng mà Hiệp hội Mía đường VN luôn đưa ra làm tấm "lá chắn" cho các yêu sách của mình nhiều năm qua - vẫn khốn khó và bấp bênh nhất.
thu-hoach-mia-duong_zlbp.jpg


Nông dân trồng mía khổ nhất
Giá mía thấp, giá đường cao, đó là nghịch lý tồn tại hàng thập niên qua tại VN. Nghịch lý này dẫn đến hậu quả là cuộc sống của hàng vạn người dân trồng mía luôn bấp bênh và khốn khó trong khi người dân, doanh nghiệp chế biến thực phẩm lại phải mua đường với giá cao.

Người trồng mía ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL cũng rơi vào tình trạng tương tự do giá thu mua mía giảm mạnh. Chẳng nói đâu xa, chỉ cách đây hơn 1 tháng tại Gia Lai, nơi được coi như “vựa mía” của cả nước, hàng ngàn hộ dân đã phải chấp nhận cay đắng, bán mía... lấy đường từ nhà máy đường Bình Định vì nhà máy lấy lý do không có tiền trả. Điều đáng nói là sau đó, chính nhà máy này lại mua lại đường đã trả cho nông dân với giá thấp. Trước đó, nhà máy cũng thường xuyên chậm trễ, chây ì trả tiền mua mía cho nông dân khiến họ phải kéo tới trụ sở đòi nợ.

TS Dương Văn Ni (Trường ĐH Cần Thơ) khẳng định, nông dân trồng mía thuộc về nhóm khổ nhất. Mang tiếng là ngành được bảo hộ cao nhất, dài nhất nhưng bản thân cây mía lại không hề được hưởng chính sách này. Đơn cử, cây lúa đến mùa thu hoạch, giá thấp còn được nhà nước mua tạm trữ nhưng cây mía thì không, dù giá giảm đến bao nhiêu. Cây lúa đến lúc thu hoạch nếu giá chưa cao người nông dân có thể trữ vài tháng nhưng mía không thu hoạch ngay là trổ cờ, chỗ thì nước lũ về, nơi thì phải trả đất cho chủ... nên không thể chần chừ. Đây chính là lý do mía luôn rơi vào tình trạng bị ép giá và người trồng mía không thể thoát được tình trạng thua lỗ, nghèo khổ.

Nghịch lý là trong khi giá mía thấp thì giá đường trên thị trường lại rất cao. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, giá đường của VN luôn cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá đường thế giới. Cụ thể hơn, một chuyên gia trong ngành đường tính toán, nguyên liệu trong giá thành đường tại VN vào khoảng 12.000 đồng/kg, đứng ở hàng cao nhất thế giới, trong khi Thái Lan là 8.000 đồng/kg, mức trung bình của thế giới khoảng 10.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường còn cao hơn, người dùng trong nước luôn phải mua đường với giá đắt hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Với mức tiêu thụ năm 2014 khoảng 1,3 triệu tấn đường, người tiêu dùng nội địa bỗng dưng phải trả thêm cho khoản chênh lệch giá này lên tới hơn 5.000 tỉ đồng. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát có sử dụng nguyên liệu đường cũng kêu trời khi giá mua đường trong nước cao hơn nhiều so với giá nhập khẩu, dẫn đến giá thành sản phẩm của họ khó cạnh tranh với đối thủ ngoại ngay tại sân nhà.
Không thể lấy người trồng mía là “con tin”

Người nông dân, người tiêu dùng thiệt thòi nhưng thất bại lớn nhất của chính sách bảo hộ là một ngành mía đường lạc hậu, năng suất thấp, giống kém... VN hiện đứng trong nhóm 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới, nhưng trong nhóm 10 nước đó, năng suất mía của chúng ta chỉ cao hơn Pakistan và Indonesia, đạt 64,7 tấn/ha, còn thấp hơn nhiều nước như Mỹ (75,41 tấn/ha), Brazil (74,3 tấn/ha), Thái Lan (74,23 tấn/ha)... Năng suất đường của VN niên vụ 2013 - 2014 chỉ đạt 5,47 tấn/ha trong khi của Philippines là 5,77 tấn/ha; Trung Quốc 7,62 tấn/ha; Thái Lan 8,07 tấn/ha; Úc 11,8 tấn/ha…

Nói về vấn đề này, TS Dương Văn Ni không giấu nổi sự ngao ngán khi thốt lên: “Ở VN trồng 1 ha mía tốn 100 ngày công, trong khi tại Thái Lan 5 ha chỉ cần 1 - 2 công nhân. Đó là hậu quả của chính sách bảo hộ”. Chuyện ngăn cản nhập đường để “bảo vệ người trồng mía”, theo TS Ni, người trồng mía cũng ăn đường, cũng phải mua đường với giá cao. Vậy thì bảo hộ ai? Rõ ràng là bảo hộ quyền lợi của những người tham gia “câu chuyện mía đường” chứ nông dân không được lợi gì. “Chuyện không cho nhập đường tôi nói thẳng, đó chỉ là ý kiến của một nhóm độc quyền nào đó mà thôi. Bảo hộ người trồng mía là không có, mà nói đúng ra chính sách đang bảo hộ những người tham gia vào ngành mía đường”, TS Ni nói.

Trước câu hỏi có nên cho nhập đường lúc này hay không, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói thẳng phải cho nhập khẩu để ngành mía đường trong nước có sức ép đổi mới. Trong trường hợp họ vẫn chây ì, vẫn thụ động thì cũng cần thiết phải có một cuộc đào thải. Sẽ có những doanh nghiệp mạnh mua lại những doanh nghiệp yếu kém để đầu tư bài bản. Ngành mía đường khi ấy sẽ được tái cơ cấu lại theo hướng tốt hơn chứ không phải cho nhập đường là doanh nghiệp chết, người nông dân trồng mía thất nghiệp như Hiệp hội Mía đường VN vẫn thường đưa ra để gây áp lực lâu nay. “Ngành mía đường trong nước cho đến lúc này đã rất bất lợi so với các nước trong khu vực. Liệu từ nay cho đến khi chúng ta phải thực hiện cam kết với Cộng đồng chung ASEAN, họ có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không? Tôi khẳng định là bất khả thi. Vì vậy, nên từng bước tháo bảo hộ ra, hãy cho nhập đường để tạo sức ép đổi mới”, ông Doanh nói.

Phản đối mạnh mẽ việc kéo dài bảo hộ, “nước đến chân” mà vẫn trông chờ vào chính sách bảo hộ của Hiệp hội Mía đường VN, một chuyên gia kinh tế cho rằng hiệp hội cũng như các doanh nghiệp mía đường đang lấy người trồng mía là “con tin” cho các yêu sách của mình. “Không chỉ hết lần này tới lần khác phản đối việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào vào VN, lâu nay các công ty đường trong nước luôn mong và tìm mọi cách để nhà nước hạn chế nhập khẩu đường vì chỉ có như vậy họ mới bán được giá cao, hưởng lợi lớn. Thậm chí, không ít thời điểm, họ còn kiến nghị giãn, hoãn nhập đường theo hạn ngạch mà VN cam kết để bảo vệ quyền lợi của mình. Đã đến lúc nói không với các yêu sách này”, vị này nói.

http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/ai-huong-loi-tu-bao-ho-mia-duong-539628.html
 
Hãy xem khi giá đường cao thì các doanh nghiệp mía đường có cơ chế như thế nào để chia sẻ lợi ích đó cho người nông dân. Hãy chỉ cho tôi xem cơ chế đó. Không có cơ chế như vậy! Chỉ cần đọc lại báo chí những thời kỳ giá đường tăng cao hoặc hỏi chính nông dân trồng mía sẽ thấy rõ điều này.
Còn khi khó khăn, tại sao người nông dân VN lại phải chặt bỏ cây mía, trong khi họ đã bỏ vào đó không biết bao nhiêu tiền bạc, mồ hôi và cả nước mắt.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150...gia-duong-vn-dat-gap-doi-the-gioi/717977.html
 
Nhiều năm qua, Hiệp hội và các doanh nghiệp mía đường đã không phổ biến được các giống mía mới, năng suất cao tại Việt Nam để tăng năng suất và hiệu quả canh tác. Năng suất trồng mía bình quân của Việt Nam hiện nay là 60 tấn mía/ha trong khi năng suất của Thái Lan xấp xỉ 100 tấn/ha, của Hoàng Anh – Gia Lai (tại Lào) là 120 tấn/ha. Các doanh nghiệp mía đường cũng không quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu riêng của mình để làm hạt nhân thay đổi cho hoạt động canh tác mía. Trong khi đó Công ty Hoàng Anh – Gia Lai chỉ trong một thời gian ngắn đã làm được điều này.

Các doanh nghiệp mía đường Việt Nam hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu do người nông dân tự trồng, ít nhiều mang tính tự phát, khi có lợi thì trồng quá nhiều, vượt công suất của các nhà máy, đến khi khó khăn thì chặt bỏ không thương tiếc do không còn mang lại lợi ích. Suy cho cùng, việc người nông dân chặt bỏ mía tuy gây ảnh hưởng cho các nhà máy mía đường song lại là dịp để người nông dân có cơ hội lựa chọn loại cây trồng có lợi hơn. Đây cũng chính là vấn đề ngành mía đường cần phối hợp giải quyết.

Hiệp hội và các doanh nghiệp mía đường chưa phổ biến được rộng rãi các kỹ thuật canh tác tiên tiến cũng như các giải pháp từng bước cơ giới hóa canh tác mía cho người trồng mía. Trong khi chỉ trong một đến hai năm, Công ty Hoàng Anh – Gia Lai đã đưa cơ khí hóa và các kỹ thuật tiến tiến như hệ thống tưới điểm, tưới liên tục đồng thời kết hợp bón phân tới tận gốc mía .... do đó đạt được hiệu quả rất cao.
...
Nhà máy mía đường của Hoàng Anh – Gia Lai tại Lào là do “một doanh nghiệp Việt Nam” đầu tư, vay vốn từ ngân hàng Việt Nam, đã và đang tạo công ăn, việc làm cho hàng nghìn lao động của cả hai nước, trong đó đa phần các cán bộ kỹ thuật canh tác mía và vận hành nhà máy là người Việt Nam.

Có thể nói một cách hình tượng rằng cách làm của Hoàng Anh – Gia Lai thực chất chỉ là thuê đất của các bạn Lào và sản phẩm của Hoàng Anh – Gia Lai là “sản phẩm của Việt Nam”. Nhà máy đường của Hoàng Anh – Gia Lai đầu tư tại Lào thành công cũng có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam thành công và ngược lại nếu thất bại thì doanh nghiệp Việt Nam thất bại, ngân hàng Việt Nam mất tiền, người lao động Việt Nam mất việc và gánh nặng thuộc về nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh – Gia Lai thực chất cũng chỉ là đường do Việt Nam sản xuất.

Vì vậy, ngành mía đường và doanh nghiệp Việt Nam thay vì trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước trước hết nên tập cạnh tranh với Hoàng Anh – Gia Lai, tạo áp lực tái cơ cấu, mua bán, sát nhập nhằm mở rộng quy mô đầu tư, tăng cường hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc đó mở cửa, thu hút các nguồn mới để đổi mới kỹ thuật, công nghệ và nâng cao quy mô, năng suất. Tập cạnh tranh với một doanh nghiệp Việt Nam thành công thì ngành mía đường của Việt Nam mới đững vững được trước áp lực cạnh tranh với hàng nghìn doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lie...at-benh-nganh-mia-duong-20150228084319662.chn
 
Back
Top