Phân tích ngành mía đường tại Việt Nam

arrowhanoi

Super Moderator
Staff member
Mới đây, cá nhân người viết có nhận được báo cáo phân tích về ngành mía đường của công ty chứng khoán FPTS. Sau khi đọc xong báo cáo, mình thấy có nhiều vấn đề thiếu sót nên nảy ra ý định viết một số ý để hoàn thiện và cung cấp thêm một số thông tin sát thực tế ngành mía đường Việt Nam.

Với mục tiêu là không đi quá sâu vào việc phân tích kinh viện dạng báo cáo mà chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm của người đã có đến hơn 10 năm đi sửa chữa các nhà máy mía đường, mình xin phép được mượn lại một số nội dung nhận xét về các nhà máy mía đường Việt Nam và chỉnh sửa cho hoàn thiện. Toàn bộ nội dung mượn của báo cáo của FPTS sẽ được bôi màu xanh, rất mong tác giả cho phép dùng lại và có thể cùng mình chia sẻ thêm những thông tin nhằm giúp cộng đồng đầu tư có góc nhìn tốt hơn về ngành mía đường Việt Nam.

Báo cáo tổng thể của FPTS, các bạn có thể xem ở đây:
http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2014/04/24/Bao cao trien vong nganh mia duong 2014.pdf

TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG:

Sản xuất:

Trong quá khứ, chúng ta đã có thời kỳ nhà nhà đua nhau làm mía đường nên có rất nhiều nhà máy địa phương, công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém. Qua quá trình cạnh tranh, hầu hết các nhà máy tụt hậu và phá sản, chỉ còn lại một số nhà máy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm manh mún cũng để lại những di chứng còn khá nặng nề. Tất cả các nhà máy đường của Việt Nam đều có quy mô công suất vừa và nhỏ, vùng nguyên liệu thiếu tập trung, công nghệ sản xuất lạc hậu, cây giống lỗi thời, năng suất kém.

Nhà máy có công suất lớn nhất Việt Nam là Nhà máy đường An Khê, thuộc công ty Đường Quảng Ngãi, có công suất 12 nghìn tấn mía/ngày trong khi một nhà máy có quy mô trung bình của Thái Lan có thể đạt công suất 20nghìn tấn/ngày. Chữ đường trong mía của họ cao gấp rưỡi của Việt Nam và được canh tác tập trung trên những vùng sản xuất quy mô lớn. Trong khi năng suất mía kém, vùng nguyên liệu của ta thường manh mún, nhỏ lẻ, và việc canh tác thiếu ổn định nên thường xuyên xảy ra việc thiếu nguyên liệu, các nhà máy. Cảnh tượng cứ đến mùa mía, các nhà máy đường tranh cướp nguyên liệu của nhau là việc rất bình thường. Vùng Đông Nam Bộ, việc nhà máy này sang vùng nguyên liệu nhà máy kia thu mua là chuyện phổ biến. Khu vực trồng mía ở Gia Lai thường xuyên bị giành giật giữa các nhà máy đường BÌnh Định, An Khê, SEC, Kontum xảy ra đều đặn hàng năm. Ở Thanh Hóa, vùng mía cũng thường xuyên xảy ra cảnh tương tự. SBT nhà máy tuy có công suất lớn nhưng hầu như chưa bao giờ đủ mía để sản xuất đạt công suất tối đa.

Như vậy, có thể thấy, với hiện trạng hiện nay, mức giá thành sản xuất ra sản phẩm của mía đường Việt Nam khá cao, nên sức cạnh tranh kém khi chúng ta ở bên cạnh Thái Lan là quốc gia có khả năng sản xuất đường rất mạnh. Đến 2015, khi chúng ta phải đưa thuế suất về 0% cho đường nhập khẩu, việc cạnh tranh với đường ngoại là rất khó và triển vọng ngành đường sẽ không thật sáng sủa nếu không có thay đổi đủ lớn. Nếu đánh giá dựa trên năng lực, sẽ chỉ có những nhà máy lớn như Thành Thành Công Tây Ninh, An Khê, Lam Sơn, Tate &Lyle, Việt Đài có đủ sức cạnh tranh khi hội nhập.

Tiêu thụ:

Từ trước đến nay, ngành đường thường duy trì ba kênh tiêu thụ chính: 1. ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy bánh kẹo, nước giải khát, sữa lớn; 2. tiêu thụ qua các công ty phân phối đầu mối; 3. xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hầu hết các nhà máy đường lớn đều có hợp đồng bao tiêu qua các nhà máy bánh kẹo, sữa, nước giải khát như SBT cấp hàng cho Coca, Pepsi, Vinamilk..., Đường An Khê cấp cho nhà máy Sữa Quảng Ngãi, bánh kẹo Quảng Ngãi, Tate &Lyle Nghệ An cấp cho TH True Milk.

Việc tiêu thụ qua các công ty đầu mối là cách làm ăn có từ xưa. Trước đây, thị trường đường miền Nam được chi phối bởi một số người như bà Ngọc-Thành Thành Công, bà Thái-Thái Liên, bà Sum, ông Thông-Đường Biên Hòa, Họ đứng ra thu mua đường của các nhà máy và phân phối lại trên toàn thị trường. Sau này các tổ hợp này lớn mạnh và đều mua cổ phần hoặc thâu tốm các công ty đường. Thành Thành Công mua lại Bournon Tây Ninh, chi phối SEC, NHS. Công ty Thái Liên nắm giữ cổ phần tại Bourrbon Đaknong, đường Kontum, đường Sơn La....

Xuất khẩu sang Trung Quốc: nhóm các nhà máy đường phía Bắc do điều kiện địa lý thuận lợi thường xuất hàng sang Trung Quốc như nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Tuyên Quang. Nhóm các công ty còn lại, có đường An Khê duy trì sản lượng xuất khá đều, còn lại các nhà máy khác tùy theo tình hình thị trường và giá cả cân đối lượng xuất và bán nội địa.
 
ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Trên thị trường hiện có tổng cộng 8 doanh nghiệp niêm yết có mảng hoạt động sản xuất và kinh doanh mía đường. Trong đó, SBTBHS là hai doanh nghiệp sản xuất đường lớn nhất khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; LSS có công suất nhà máy lớn nhất cả nước và vùng trồng rộng lớn; những doanh nghiệp còn lại như NHS, SEC, KTSSLS có quy mô trung bình và nhỏ nhưng hiệu quả hoạt động khác nhau. Ngoài ra, còn có HAG là tập đoàn đa ngành có vùng trồng mía và nhà máy đường tại Attapeu, Lào. Tiềm năng của các doanh nghiệp này khác nhau dẫn đến định giá khác biệt.


SBT – CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh


SBT có công suất thiết kế lớn (9,800 tấn mía/ngày) và vùng nguyên liệu rộng lớn tại khu vực có khả năng áp dụng cơ giới hoá cao, là nhà cung cấp đường RE cho nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm khu vực Đông Nam Bộ, hoạt động bán sỉ chiếm đến 90-95% tổng doanh thu. Năm 2014 kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xấp xỉ năm trước trong khi giá đường sẽ được hỗ trợ vào nửa cuối năm, về dài hạn có thể xem xét tiềm năng của dự án nhà máy sản xuất cồn thực phẩm Alcohol công suất 21 triệu lít/năm.


Khả năng cạnh tranh về giá thành của SBT là có ưu thế, tuy nhiên vùng nguyên liệu của họ chưa bao giờ thực sự ổn định và công suất nhà máy hiếm khi đạt tối đa. Do vậy mức tăng trưởng sẽ khó có đột biến. Nhà máy Alcohol công suất 21tr lít/năm là quá lớn, sẽ không hiêu quả do nhà máy sẽ không có đủ nguồn nguyên liệu rỉ mật phục vụ sản xuất. Việc chuyển rỉ mật từ các nhà máy khác về Tây Ninh sẽ không hiệu quả khi bài toán vận tải đang tăng giá từng ngày.

Tuy nhiên cổ phiếu SBT đang chịu sự chi phối lớn của tập đoàn Thành Thành Công, vì vậy mức tăng giá cổ phiếu đôi khi có đột biến không do kết quả kinh doanh mà chịu sự ảnh hưởng của tập đoàn này.


BHS – CTCP Đường Biên Hoà


BHS có kênh bán lẻ phát triển, giá bán lẻ đường RE cao hơn các doanh nghiệp khác do có lợi thế thương hiệu. Doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trong số các công ty mía đường niêm yết do bên cạnh hoạt động sản xuất đường còn thu mua đường thô để tinh luyện hoặc thu mua đường tinh lưu kho bán dần trong mùa thấp điểm, điều này cũng khiến biên lãi gộp ở mức rất thấp so với mặt bằng chung. Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá lớn trên doanh thu khiến hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận sau thuế năm 2013 chỉ đạt dưới 40 tỷ. Kỳ vọng năm 2014 nằm ở hoạt động tạm nhập đường từ HAG ở Lào về tinh luyện và tái xuất, nếu giá thu mua thấp (do giá thành sản xuất của HAG rất thấp) sẽ cải thiện đáng kể lợi nhuận.


BHS sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường đường mở cửa vì không có ưu thế về sản xuất,. Tuy nhiên, với hệ thống phân phối phát triển nhiều năm, họ sẽ vẫn duy trì được vị thế trên thị trường bán lẻ. Nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không có nhiều khởi sắc vì lợi nhuận gộp của việc phân phối đường khá thấp, lại phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ Thái Lan rất mạnh.


LSS – CTCP Mía đường Lam Sơn


LSS có lợi thế về quy mô vùng trồng nguyên liệu (17.000 ha), công suất sản xuất (10.500 tấn mía ngày) và sản lượng đường sản xuất hằng năm. Vị trí nhà máy gần khu công nghiệp nên dễ thiết lập mối quan hệ trực tiếp và bền vững với các khách hàng, tỷ lệ đường RE chiếm tỷ trọng cao trên tổng sản lượng (80%). Hiện tại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đang rất thấp và cổ tức chi trả hằng năm cũng không cao (5,5%/năm) do gánh nặng từ chi phí lãi vay quá lớn. Sang đến năm 2014, áp lực lãi vay sẽ giảm nhiều do vay nợ ngắn và dài hạn đều giảm.


Với khả năng sản xuất thì LSS có khả năng cạnh tranh khi thị trường mở cửa. Tuy nhiên việc nâng công suất nhà máy 2 đã để lại gánh nặng vay nợ khá lớn và nó bào mòn hiệu quả kinh doanh trong vòng 2 năm tới. Hiệu quả kinh doanh trong thời gian này không cao và thị trường cũng không có hứa hẹn đột biến gì trong khi áp lực mở cửa thị trường 2015 rất gần. Ngoài ra, việc nhiều thành viên HDQT từ nhiệm trong kỳ họp gần đây nhưng bản thân doanh nghiệp không thể tìm kiếm được gương mặt mới nào đủ sáng để chèo lái trong hoàn cảnh khó khăn cũng phản ánh những hạn chế của doanh nghiệp.


NHS – CTCP Đường Ninh Hoà


Vùng nguyên liệu của NHS có khả năng mở rộng được, không bị cạnh tranh thu mua bởi các nhà máy đường khác, sản lượng đầu ra ổn định do có liên kết chặt chẽ với hệ thống các doanh nghiệp trung gian thương mại đường và các bên liên quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động tại khu vực có năng suất mía thấp và ít cải thiện qua 3 vụ gần đây, tỷ lệ tiêu hao mía/đường chỉ ở mức bình quân. Triển vọng của doanh nghiệp nằm ở kế hoạch nâng công suất ép lên 6.000 tấn mía/ngày và đầu tư dây chuyền sản xuất đường RE có thể giúp tận dụng lợi thế quy mô và cải thiện biên lãi gộp cùng với dự án nhà máy nhiệt điện từ bã mía công suất 30.000 kwh.


Triển vọng của NHS là không sảng sủa khi năng suất mía của họ thấp, công suất hiện tại hoặc lên 6000 tấn/ngày chỉ đảm bảo ở mức độ có thể cạnh tranh. Dự án nâng công suất nhà máy nhiệt điện lên chưa hẳn đã hiệu quả khi NHS không đủ bã mía để đốt lò hơi mà họ phải mua thêm một số nguyên liệu khác để bổ sung. Quá trình đầu tư sẽ bào mòn hệ thống tiền mặt, lấy đi nguồn sức mạnh dự trữ trong khi các dự án mới không hứa hẹn nhiều hiệu quả.


SLS – CTCP Mía đường Sơn La


SLS có quy mô nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp mía đường nội địa hiện tại đang niêm yết (ROE>30%), biên lãi gộp từ hoạt động bán đường rất cao (2013: 16,8%, 2012: 20,1%) và tỷ lệ mía/đường thấp (dưới 9,0). Doanh nghiệp hoạt động ở khu vực có mật độ nhà máy thưa thớt nên ít bị cạnh tranh, tập trung tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc vốn đang có nhu cầu rất cao (95% sản lượng vụ 2012/13).


Lợi thế của SLS là chữ đường của mía vùng Hát Lót rất cao, sản phẩm làm ra bán sang Trung Quốc khá gần nên hiệu quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, nhà máy chỉ có thể duy trì quy mô như hiện tại và có ít cơ hội để đẩy công suất hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh hơn nữa do hạn chế về vùng nguyên liệu khó mở rộng thêm.


HAG – CTCP Hoàng Anh Gia Lai TRIỂN VỌNG KHẢ QUAN

HAG có vùng trồng tập trung và rộng lớn tại Attapeu - Lào, có sông hồ bao quanh và hệ thống tưới tiêu hiện đại tới từng gốc mía giúp giải quyết vấn đề nước trong các tháng mùa khô, cơ giới hoá triệt để từ khâu làm đất tới thu hoạch dẫn đến năng suất và chữ đường rất cao so với doanh nghiệp mía đường trong nước. Giá thành sản xuất đường rẻ (dưới 5 triệu đồng/tấn), biên lãi gộp rất cao (~60%) và đủ sức cạnh tranh với đường thế giới.

Đường Kontum-KTS: vùng nguyên liệu của đường KTS hạn chế, nhà máy thường xuyên phải tranh mua mía trồng trên vùng nguyên liệu của SEC và đường An Khê. Công suất nhà máy nhỏ nên giá thành sản xuất đường không cạnh tranh. Khả năng KTS sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường đường mcửa vào 2015 tới
 
Em chưa bao giờ sờ vào 1 thằng mía đường nào luôn, kể cả lô 10 cổ :(
 
Mà nói chung bọn FPTS thế này hơi thừa cơm...
Cái ngành nào thấy sơ bộ nó không chén được thì thôi... còn đi phân tích từng thằng làm gì nữa, để đến kết luận không múc thằng nào cả à...
 
Em tien cu con SEC, bac Arrow thay the nao ah. Chi co dieu loi nhuan no lai bi thanh thanh cong quyet dinh do duoc bao tieu den gan 80% dau ra. Tuy nhien, du an nha may nhiet dien 36MW cua SEC theo minh danh gia thi mang lai hieu qua cao day, minh thay ho chuan bi cho du an nay kha ky luong va nghiem tuc.
 
Tựu chung lại thì trong tương lai gần ko có con nào trong ngành này chén được cả, triển vọng xấu, khả năng tăng trưởng yếu.

Tuy nhiên nhìn cái yếu chung của cả ngành và từng đơn vị thì thấy được một số nét đáng để phân tích. Việt Nam là nước nông nghiệp, việc phát triển nông nghiệp đi cùng với công nghệ trong chọn giống và canh tác sẽ tạo ưu thế cạnh tranh...

Theo thực tế công tác em nắm được, rất nhiều lãnh đạo các nhà máy biết Việt Nam yếu về giống mía và phương pháp canh tác. Cũng có nhiều đoàn đi Thái Lan thăm quan nhưng về chả thấy có thay đổi gì cả. Có lẽ người Việt mình hơi bảo thủ hoặc lười vận động dù biết rõ đến 2015 là rất khó khăn.

Duy nhất có HAGL là thấy áp dụng công nghệ tiên tiến trong trồng, chăm sóc, phần nào là thu hoạch. Riêng phần nhà máy HAGL bên Lào em chưa có dịp đi tận nơi vì không dám nhận việc thi công ở bên đó nên chỉ tạm nhận xét chung chung. Về mặt đường lối, đấy là lựa chọn cực kỳ chuẩn xác vì với công nghệ trồng và chăm sóc của Isarel thì hiệu quả rất lớn. Khâu chọn giống mía chuẩn nữa thì sẽ có một khoảng cách vượt trội về giá thành. Trên báo cáo có thể hiện điều đó nhưng vì chưa đi cụ thể nên em chỉ tạm nhận xét cơ bản như vậy.

Nhân chuyện công nghệ trồng trọt, ngoài mía, nếu dầu cọ của HAGL thành công cũng là một điểm đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khí hậu hơi khô của cao nguyên chưa rõ có hợp với cây dầu cọ hay không, kết quả phải chờ kết quả canh tác một hai vụ đầu mới rõ.

Vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu thì khỏi phải nói, nhưng trong từng vấn đề nhỏ đều phản ánh điểm yếu của ngành mía đường của ta.

Có một lãnh đạo nhà máy đường có nói:" Mía của mình trồng đất đồi, không so được với mía Thái Lan trồng trên đất đồng bằng đâu em". Đúng là Thái Lan có chút ưu thế về canh tác, nhưng gốc của câu chuyện không hẳn như vậy. Giống mía Việt Nam lạc hậu, năng suất kém nhưng câu chuyện thay đổi giống đã kéo dài nhiều năm nay chưa có kết quá. Cũng có đầu tư, cũng có nghiên cứu nhưng theo cách làm Việt Nam nên đã vài năm mà không có một sự chuyển đổi đáng kể nào, dường như mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ.

Mía của ta được trồng với mật độ khá dày trên một diện tích đất nhưng hiệu quả cuối cùng vẫn kém xa Thái. Ngoài nguyên nhân về giống cây trồng, việc tối ưu hóa phương thức canh tác cũng không được tính đến. Duy trì mật đố quá dày trên một diên tích không hẳn sẽ đưa đến kết quả tốt, nó làm suy yếu chất đất và không cho kết quả tốt nhất. Những phương thức cơ giới hiện đại hầu như không được áp dụng khi tất cả các vùng trồng mía đều áp dụng phương pháp thủ công khi trồng tưới và thu hoạch bằng tay khi đến vụ.

Những khái niệm tưới bằng hệ thống nhỏ giọt của HAGL hay thu hoạch bằng máy như ở nước ngoài là khái niệm xa xỉ với mía đường trong nước nhưng vì thế ước vọng rút ngắn khoảng chênh lệch về giá thành ngày càng xa vời với các nhà máy nội địa. Công nghệ tiên tiến nay đã được ứng dụng ở mức có thể thu hoạch theo dạng băng chuyền để tải nguyên liệu đến điểm tập kết hoặc có những máy thu hoạch dạng máy gặt đập, có thể thu hoạch và sơ chế luôn. Trong khi đó, Việt Nam vẫn thu hoạch bằng cách thuê nhân công chặt, gom mía và chuyên chở bằng xe tải về nhà máy.
 
Last edited by a moderator:
Tựu chung lại thì trong tương lai gần ko có con nào trong ngành này chén được cả, triển vọng xấu, khả năng tăng trưởng yếu.

Tuy nhiên nhìn cái yếu chung của cả ngành và từng đơn vị thì thấy được một số nét đáng để phân tích. Việt Nam là nước nông nghiệp, việc phát triển nông nghiệp đi cùng với công nghệ trong chọn giống và canh tác sẽ tạo ưu thế cạnh tranh...

To be continued...
Cảm ơn Anh, e hiểu thêm rất nhiều về ngành đường từ chia sẻ của Anh. E lót dép chờ bài tiếp theo của Anh!

Sản lượng đường thế giới hiện nay Brazil chiếm khoảng 40%, tiếp theo là Ấn Độ 25%, Trung Quốc đâu đó 9%. Năm nay Brazil hạn hán nặng, Cà Phê & Mía đường mất mùa khiến giá cà phê tăng mạnh, giá đường cũng có tăng nhưng không mạnh. Hiện nay trên thế giới cung đường vẫn đang lớn hơn cầu, nhưng có nhiều dự báo cho thấy 1,2 năm nữa cung giảm cầu tăng khiến cho cầu sẽ lớn hơn cung. Giá đường đầu năm nay có thể xem là đã tạo đáy.
Tuy giá đường đã tăng nhẹ nhưng ngành mía đường trong nước vẫn u ám bi quan ( http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lie...oc-nguy-co-pha-san-201404290944032438ca39.chn ). Tồn kho đường, mở rộng vùng nguyên liệu & nạn nhập lậu đường ở miền Nam là 3 trở ngại lớn nhất với ngành đường trong nước. Các doanh nghiệp đường phía Nam thì e nghĩ không có tiềm năng vì dính cả 3 vấn đề nan giải nhất. Tuy nhiên, 1 vài công ty đường miền Bắc e đánh giá valuation đang khá rẻ & có thể nắm giữ dài hạn được. Các công ty đường phía Bắc không bị cạnh tranh từ đường HAGL & đường nhập lậu, trong khi đó lại có thể xuất khẩu tiểu ngạch sang TQ. Không biết có phải nhờ địa chất hoặc khí hậu mà chữ đường các công ty đường miền Bắc cao hơn hẳn miền Nam, đặc biệt là ở Sơn La ( tỉ lệ mía/đường thấp, rất quan trọng khi trồng mía đường).
Giá đường tạo đáy, doanh nghiệp đang bị định giá thấp, & nhu cầu tiêu dùng đường ở miền Bắc có thể tăng lên trong tương lai (cái này e chưa có cơ sở để kết luận) là 3 lí do e quan tâm đến các cổ phiếu đường miền Bắc.
 
Em tien cu con SEC, bac Arrow thay the nao ah. Chi co dieu loi nhuan no lai bi thanh thanh cong quyet dinh do duoc bao tieu den gan 80% dau ra. Tuy nhien, du an nha may nhiet dien 36MW cua SEC theo minh danh gia thi mang lai hieu qua cao day, minh thay ho chuan bi cho du an nay kha ky luong va nghiem tuc.

Ngành mía đường có đặc điểm rất hay là tận dụng được hầu hết các nguyên liệu và phụ phẩm trong quá trình sản xuất. Cây mía ép ra nước dùng làm đường. Mật rỉ tách ra trong quá trình làm đường RE có thể dùng nấu cồn rượu hoặc làm mì chính. Bã mía sau khi ép có thể tận dụng làm giấy, làm ván ép MDF hoặc đem đốt. Hiện nay phổ biến ở Việt Nam bã mía được dùng đốt sinh nhiệt nồi hơi, sau đó dùng để phát điện. Lượng điện phát ra được dùng sử dụng cho chính nhà máy, nếu công suất dư thừa có thể dùng bán lại cho ngành điện. Lượng tro sau khi đốt bã dùng sản xuất phân vi sinh, tái cấp cho vùng trồng mía nguyên liệu.

Việc đầu tư nhà máy nhiệt điện có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Giá bán điện cho EVN phải đạt được mức giá hợp lý và có hợp đồng ổn định. Việc bán điện lên lưới phải được EVN hỗ trợ về đường truyền tải vì nếu không có lưới truyền tải lên mạng chung, việc tự đầu tư lưới sẽ rất tốn kém. Việc duy trì sản xuất cần ổn định được nguồn nguyên liệu đốt và đảm bảo các chi phí đầu vào ổn định trong thời gian dài.

Để đánh giá dự án của SEC có hiệu quả hay không bác cần nhìn vào mấy tiêu chí trên. Có rất nhiều dự án sản xuất điện thất bại do bị EVN ép giá thu mua hoặc hợp đồng không ổn định. Có thể nhìn thấy rõ ở trào lưu xây thủy điện của ta. Lúc mới lập dự án ai cũng nghĩ ổn, đến khi vận hành mới thấy bao khó khăn. Điện phải bán giá giá thấp, chỉ được mua giờ cao điểm là chủ yếu, hợp đồng bập bõm. Có những dự án thủy điện nhỏ ở xa thì xây xong die luôn vì không có lưới truyền tải, trong khi tiền tự làm lưới không có. Hàng loạt thủy điện vừa và nhỏ ở Việt nam đã âm thầm chết trong lặng lẽ vì trào lưu đầu tư không được chuẩn bị kỹ càng.

Đối với SEC, còn một yếu tố cần quan tâm là nguyên liệu. Với công suất 5200 tấn mía/ngày theo dự án nâng cấp mới, SEC không đủ nguồn liệu để đốt cho dự án điện 36MW. Đặc trưng ngành đường còn ở tính thời vụ, vào vụ mía từ tháng 11 đến tháng 5 thì nguồn bã dồi dào, hết vụ là nhà máy mía nghỉ. Như vậy SEC phải lo nguồn liệu bổ xung để đốt vận hành lò hơi. Nếu đốt than thì chi phí quá đắt do than vận chuyển lên Yaunpa giá thành không hề rẻ. Nếu đốt bằng nguyên liệu khác thì nguồn nguyên liệu ở đâu, giá thành bao nhiêu, nguồn cấp có bền vững hay không là vấn đề cần quan tâm.
 
Cảm ơn Anh, e hiểu thêm rất nhiều về ngành đường từ chia sẻ của Anh. E lót dép chờ bài tiếp theo của Anh!

Sản lượng đường thế giới hiện nay Brazil chiếm khoảng 40%, tiếp theo là Ấn Độ 25%, Trung Quốc đâu đó 9%. Năm nay Brazil hạn hán nặng, Cà Phê & Mía đường mất mùa khiến giá cà phê tăng mạnh, giá đường cũng có tăng nhưng không mạnh. Hiện nay trên thế giới cung đường vẫn đang lớn hơn cầu, nhưng có nhiều dự báo cho thấy 1,2 năm nữa cung giảm cầu tăng khiến cho cầu sẽ lớn hơn cung. Giá đường đầu năm nay có thể xem là đã tạo đáy.
Tuy giá đường đã tăng nhẹ nhưng ngành mía đường trong nước vẫn u ám bi quan ( http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lie...oc-nguy-co-pha-san-201404290944032438ca39.chn ). Tồn kho đường, mở rộng vùng nguyên liệu & nạn nhập lậu đường ở miền Nam là 3 trở ngại lớn nhất với ngành đường trong nước. Các doanh nghiệp đường phía Nam thì e nghĩ không có tiềm năng vì dính cả 3 vấn đề nan giải nhất. Tuy nhiên, 1 vài công ty đường miền Bắc e đánh giá valuation đang khá rẻ & có thể nắm giữ dài hạn được. Các công ty đường phía Bắc không bị cạnh tranh từ đường HAGL & đường nhập lậu, trong khi đó lại có thể xuất khẩu tiểu ngạch sang TQ. Không biết có phải nhờ địa chất hoặc khí hậu mà chữ đường các công ty đường miền Bắc cao hơn hẳn miền Nam, đặc biệt là ở Sơn La ( tỉ lệ mía/đường thấp, rất quan trọng khi trồng mía đường).
Giá đường tạo đáy, doanh nghiệp đang bị định giá thấp, & nhu cầu tiêu dùng đường ở miền Bắc có thể tăng lên trong tương lai (cái này e chưa có cơ sở để kết luận) là 3 lí do e quan tâm đến các cổ phiếu đường miền Bắc.
Thị trường đường thế giới như vậy, nhưng tiêu thụ của Việt Nam chỉ xem tương quan quanh thị trường châu Á do đặc thù của đường sẽ chỉ cạnh tranh giá nếu xuất khẩu ở phạm vi gần. Trừ khi Brazil mất mùa lớn mới xảy ra hiện tượng đầu cơ đẩy giá như năm 2010,2011 tạo cơ hội kiếm lợi nhuận lớn nhưng xác suất này cũng khó xảy ra do lượng hàng tồn kho còn khá lớn. Mối lo của các nhà máy đường miền Bắc không hẳn là sự cạnh tranh của đường HAGL hay đường nhập lậu mà là việc mở cửa hệ thống thuế quan theo thỏa thuận WTO. Lúc này khách hàng lớn của họ hoàn toàn có thể đứng ra nhập đường nước ngoài, nếu có giá tốt, khiến họ mất đi một thị phần quan trọng.

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất là thay đổi tư duy làm việc. Ngoài việc phải liên tục cập nhật công nghệ, thay đổi giống cây như đã đề cập ở trên, tư duy bán hàng cũng cần thay đổi rất nhiều. Trước đây, do nguồn cung đường RE (loại đường trắng dùng cho sản xuất công nghiệp) hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng tiết cung để đẩy giá khi thị trường vào vụ. Việc này không chỉ xảy ra ở miền Nam, nơi một số công ty đầu mối thao túng thị trường, mà còn xảy ra ở miền Bắc, khi các nhà máy và đơn vị tiêu thụ cùng găm hàng để nâng giá bán. Đây là phương thức mà các nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp e ngại nhất. Việc mua nhiều đường tồn kho để đảm bảo giá thành không phải là biện pháp tốt nhưng cũng là bài toán nhiều nhà máy buộc phải tính đến. Mấy năm gần đây, hiện trạng này đã giảm nhiều nhưng tư duy làm việc đấy là những hằn rãnh xấu, khó xóa trong tâm thức của cả người bán lẫn người mua.

Cũng đã lâu rồi, nhưng trước đây có thời gian ngành mía đường có giá biến động như cổ phiếu. Vào mùa thấp điểm, các đại gia đã nhắc ở trên bỏ tiền mua gom đường tích trữ, đến mùa cao điểm tiết cung đẩy giá. Theo đó, các nhà máy cũng lần lượt báo thiếu hàng và tăng giá. Có những khách hàng đến lấy hàng ở nhà máy vào những ngày sắp tăng giá bị từ chối, và chỉ được nhận hàng vào lúc đã điều chỉnh giá. Mỗi con sóng như vậy, những cá nhân, đơn vị trên có thể bỏ túi một món khá và đẩy những thiệt thòi về phía khách hàng và người tiêu dùng. Đó là đặc thù của một thị trường méo mó, thiếu tính cạnh tranh và bị thào túng. Giờ đây, thị trường sẽ mở cửa cho tất cả các tay chơi và sòng phẳng hơn nhiều. Chỉ tiếc rằng, đến giờ, khi thị trường đã phẳng hơn rất nhiều, nhưng những tư duy kiểu như vậy chưa bị xóa bỏ hoàn toàn. Cơn sốt giá đường năm 2010, 2011 vẫn còn lác đác chứng kiến cảnh mua bán mang tính chộp giật trên thị trường đường. Việc thiếu đi một tâm thế chẩn bị sẵn sàng cho một thị trường cạnh tranh mở rộng, khắc nghiệt làm mất đi những khách hàng quen thuộc vì họ sợ những rủi ro khi thị trường biến động.
 
Last edited by a moderator:
Thị trường đường thế giới như vậy, nhưng tiêu thụ của Việt Nam chỉ xem tương quan quanh thị trường châu Á do đặc thù của đường sẽ chỉ cạnh tranh giá nếu xuất khẩu ở phạm vi gần. Trừ khi Brazil mất mùa lớn mới xảy ra hiện tượng đầu cơ đẩy giá như năm 2010,2011 tạo cơ hội kiếm lợi nhuận lớn nhưng xác suất này cũng khó xảy ra do lượng hàng tồn kho còn khá lớn. Mối lo của các nhà máy đường miền Bắc không hẳn là sự cạnh tranh của đường HAGL hay đường nhập lậu mà là việc mở cửa hệ thống thuế quan theo thỏa thuận WTO. Lúc này khách hàng lớn của họ hoàn toàn có thể đứng ra nhập đường nước ngoài, nếu có giá tốt, khiến họ mất đi một thị phần quan trọng.

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất là thay đổi tư duy làm việc. Ngoài việc phải liên tục cập nhật công nghệ, thay đổi giống cây như đã đề cập ở trên, tư duy bán hàng cũng cần thay đổi rất nhiều. Trước đây, do nguồn cung đường RE (loại đường trắng dùng cho sản xuất công nghiệp) hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng tiết cung để đẩy giá khi thị trường vào vụ. Việc này không chỉ xảy ra ở miền Nam, nơi một số công ty đầu mối thao túng thị trường, mà còn xảy ra ở miền Bắc, khi các nhà máy và đơn vị tiêu thụ cùng găm hàng để nâng giá bán. Đây là phương thức mà các nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp e ngại nhất. Việc mua nhiều đường tồn kho để đảm bảo giá thành không phải là biện pháp tốt nhưng cũng là bài toán nhiều nhà máy buộc phải tính đến. Mấy năm gần đây, hiện trạng này đã giảm nhiều nhưng tư duy làm việc đấy là những hằn rãnh xấu, khó xóa trong tâm thức của cả người bán lẫn người mua.

Cũng đã lâu rồi, nhưng trước đây có thời gian ngành mía đường có giá biến động như cổ phiếu. Vào mùa thấp điểm, các đại gia đã nhắc ở trên bỏ tiền mua gom đường tích trữ, đến mùa cao điểm tiết cung đẩy giá. Theo đó, các nhà máy cũng lần lượt báo thiếu hàng và tăng giá. Có những khách hàng đến lấy hàng ở nhà máy vào những ngày sắp tăng giá bị từ chối, và chỉ được nhận hàng vào lúc đã điều chỉnh giá. Mỗi con sóng như vậy, những cá nhân, đơn vị trên có thể bỏ túi một món khá và đẩy những thiệt thòi về phía khách hàng và người tiêu dùng. Đó là đặc thù của một thị trường méo mó, thiếu tính cạnh tranh và bị thào túng. Giờ đây, thị trường sẽ mở cửa cho tất cả các tay chơi và sòng phẳng hơn nhiều. Chỉ tiếc rằng, đến giờ, khi thị trường đã phẳng hơn rất nhiều, nhưng những tư duy kiểu như vậy chưa bị xóa bỏ hoàn toàn. Cơn sốt giá đường năm 2010, 2011 vẫn còn lác đác chứng kiến cảnh mua bán mang tính chộp giật trên thị trường đường. Việc thiếu đi một tâm thế chẩn bị sẵn sàng cho một thị trường cạnh tranh mở rộng, khắc nghiệt làm mất đi những khách hàng quen thuộc vì họ sợ những rủi ro khi thị trường biến động.
Hay quá anh:clap_1:, tuy là em chưa từng mua cp đường.
Nếu xây dựng theo mô hình lt trò chơi thì tuyệt. Phần hấp dẫn nhất là làm sao chứng minh cơ sở pháp lý các tay chơi gom trữ hàng đẩy giá.
 
Mới lượm lặt ít thông tin khách hàng. Có vẻ nhà máy đường của bầu Đức làm ăn cũng ổn. Để chiêu mộ nhân sự, trước đây HAGL tính hút nhân sự của mấy nhà máy lân cận: đường An Khê, đường SEC, đường Kontum. Đường An Khê thì chính sách ưu đãi khá ổn định, đường SEC thì lãnh đạo nhà máy có chút quen biết, đã đàm phán trực tiếp với HAGL để tránh tuyển dụng người của mình. Kết quả là nhân sự của Kontum sang Lào nhiều nhất. Thực ra nhà máy bên Lào cách Kontum có 60km, có xe đưa đón về nhà cuối tuần, lương trả gấp đôi, chính sách bảo hiểm đầy đủ, vợ con chưa ổn định thì nhà máy nhận luôn nên Kontum bị hao hụt lực lượng kha khá.

Thực ra cũng hơi tò mò về hiệu quả sản xuất đường của HAGL nhưng tạm thời thừa nhận nhà máy đường đó là ổn so với khả năng sản xuất của Việt Nam hiện tại. Hy vọng sẽ sớm có dịp cầm cờ lê vặn ốc trực tiếp trong nhà máy để hiểu rõ hơn vì sao HAGL lại làm được như vậy...
 
Hello anh,
Em có tham khảo các nguồn thông tin thì được biết ngành đường Việt Nam đang gặp khó bởi 2 vấn đề, mà đều xuất phát từ tập quán sản xuất manh mún như các cây nông nghiệp khác như gạo, điều, cacao ...
+ Một là sản xuất manh mún, không cơ giới hóa được. Các khâu sản xuất còn sử dụng chân tay. trong khi đó ở thái lan thì họ đã thu hoạch bằng bằng chuyền, xe lửa ....
+ Giống là câu chuyện muôn thuở. Khi xua e cứ nghĩ là chỉ cần đi mua giông nước ngoài về trồng là được, mà sao thấy xứ VN mình làm mãi không được. Dạo gần đây đọc được bài báo nói vụ điệp viên của Trung Quốc ăn trộm giống bắp của Mỹ thì mới thấy vấn đề này nó quan trọng.
Cả 2 yếu tố trên làm giá thành sản xuất của VN cao nhất thế giới, khoảng 12k (đường RE)
Các doanh nghiệp mía đường trong nước cũng tích cực xây dựng vùng nguyên liệu nhưng hình như cũng không áp phê.
 
Nghịch lý giá đường: Nhà sản xuất và nhà phân phối cùng kêu ... khó

Trong khi giá bán buôn tại các nhà máy sản xuất đường giảm thì tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, giá đường vẫn đang ở mức cao. Tuy nhiên, cả nhà máy sản xuất đường và siêu thị đều nói không được hưởng lợi từ mức chênh lệch giá cao đó. Vậy ai trong chuỗi ngành hàng này được hưởng?

Thực tế qua ghi nhận của DĐDN tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TP HCM cho thấy, hiện biểu giá bán đường luôn ở mức từ 19.000 - 21.000 đồng/kg tùy theo nhãn hàng của nhà máy sản xuất. Trong khi đó, thông tin từ phía Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) lại cho rằng, các nhà máy sản xuất đường trong nước đang gặp khó với lượng đường tồn kho đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức 350.000 tấn trong khi vụ mía mới 2014 - 2015 đã khởi động. Hiện giá bán buôn tại nhà máy đang dao động từ 12.300 - 12.700 đồng/kg. Như vậy, với mức giá bán lẻ hiện nay thì giá đường từ nhà máy đến tay người tiêu dùng đã tăng thêm 40 - 60% ?

Giá đường ngoài tầm kiểm soát

Lý giải về việc này, ông Nguyễn Hải - Tổng Thư ký VSSA cho rằng, việc giá đường bán trên thị trường nằm ngoài tầm tay quản lý của VSSA. Trong khi đó, đại diện cho các nhà bán lẻ VN, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội khẳng định, tới thời điểm hiện tại, các nhà bán lẻ VN vẫn chưa mua được cái giá 12.000 - 13.000 đồng/kg từ chính các nhà máy đường công bố. DN bán lẻ đều phải mua từ các đại lý, DN thương mại… với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg. Với đầu vào như vậy thì việc bán ra giá khoảng trên dưới 21.000 đồng/kg là hết sức bình thường.

Liệu có thể là nhà sản xuất đang phối hợp với kênh phân phối để “làm giá” đường trên thị trường ?


Bà Loan cho rằng, thực tế, cách đây 3 năm, vấn đề chênh lệch giá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng đã được VSSA nhắc đến. Dư luận xã hội rất bất bình khi cho rằng các nhà bán lẻ là đối tượng được hưởng lợi nhất trong chuỗi giá trị. Thậm chí, Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phải vào cuộc, yêu cầu Hiệp hội các nhà bán lẻ VN phải có báo cáo về cái gọi là “lãi khủng” của khâu trung gian.

Thời điểm đó, Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN đã có giải trình, chứng minh trên thực tế chưa bao giờ họ mua được cái giá bán sỉ tại nhà máy như VSSA công bố mà phải mua qua các khâu trung gian khác với mức giá xấp xỉ 18.000 - 19.000 đồng/kg. Tuy vậy, 3 năm sau, vấn đề này lại tiếp tục được VSSA đưa ra với lập luận cũ: Đề nghị cơ quan quản lý cần có sự điều hành hợp lý sao cho đảm bảo được hài hòa lợi ích giữa các thành phần (nhà máy sản xuất - nông dân - khâu trung gian). “Liệu đây có phải kịch bản của VSSA” - bà Loan băn khoăn ?

Tại ai ?


Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước -Bộ Công Thương cho rằng, không thể đổ thừa tại cơ chế, chính sách. VSSA nên tổ chức họp với các DN thành viên trong ngành để bàn bạc vấn đề từ khâu sản xuất, tính toán được đầu vào, đầu ra, các chi phí…đến việc chủ động tổ chức mạng lưới phân phối, để có trách nhiệm hơn đối với chính sản phẩm của mình khi đến tay người tiêu dùng chứ không chỉ cắt đoạn khâu sản xuất, sản phẩm ra khỏi nhà máy là hết trách nhiệm như hầu hết các DN trong ngành đường hiện đang làm.

Một câu hỏi đặt ra, nếu như không phải khâu phân phối đang lũng loạn giá đường, thì chỉ có thể là nhà sản xuất đang phối hợp với kênh phân phối để “làm giá” đường trên thị trường ?

http://cafef.vn/doanh-nghiep/nghich...n-phoi-cung-keukho-201410301641467936ca36.chn
 
Riêng đường thì có truyền thống làm giá từ trước đến giờ mà anh Tí Cận.Sang năm 2015, thị trường chính thức mở cửa về thuế quan cho Asean, có lẽ giá sẽ khác hơn.

Các nhà máy trước vụ mía mới thấy hạn chế việc mở rộng. Nhúc nhắc có thấy đường Sông Con và đường An Khê lên ý tưởng mở rộng. Đường Sông Con thì bé quá, chả có lựa chọn nào khác, còn An Khê thì sang năm mới triển khai kế hoạch mở rộng nhà máy.
 
Rất cám ơn anh Arrow về đề tài Mía đường, chờ đợi khá lâu, đến hôm nay mới bắt đầu thấy ánh sáng hiện lên. Hy vọng có ăn trong cái deal thuộc ngành này :)
 
Rất cám ơn anh Arrow về đề tài Mía đường, chờ đợi khá lâu, đến hôm nay mới bắt đầu thấy ánh sáng hiện lên. Hy vọng có ăn trong cái deal thuộc ngành này :)
Hiện tại nếu đầu tư ngành đường nên chú ý: sau khi giá dầu giảm, công với hiệu ứng tăng lãi suất thị trường Mỹ, giá hàng hóa thế giới đang rơi vào kênh giảm giá. Năm 2015 là mốc quan trọng với ngành đường vì bắt đầu áp dụng thuế ưu đãi 0% cho hàng hóa Asean. Vì vậy, sẽ là năm rất khó khăn cho ngành đường Việt Nam. Nếu bạn nào đầu tư nên lưu ý.
 
Hiện tại nếu đầu tư ngành đường nên chú ý: sau khi giá dầu giảm, công với hiệu ứng tăng lãi suất thị trường Mỹ, giá hàng hóa thế giới đang rơi vào kênh giảm giá. Năm 2015 là mốc quan trọng với ngành đường vì bắt đầu áp dụng thuế ưu đãi 0% cho hàng hóa Asean. Vì vậy, sẽ là năm rất khó khăn cho ngành đường Việt Nam. Nếu bạn nào đầu tư nên lưu ý.
Vâng ạ, e vẫn đang đợi Sugar #11 (Ice) break out để comfirm cái mô hình ! :)
 
Back
Top