Lan man chuyện nghề

1.
Tôi vừa dự một đám cưới lớn. Hai họ đều là người có vai vế và khách mời cũng vậy, bảng số đẹp của hàng trăm chiếc xe đắt tiền cho biết những ai đến dự.
Những phiên chợ phù hoa thế này thường là dịp phô trương thời trang và quan hệ, với cung cách sang cả và tự mãn cao nhất có thể có.
Nhưng lần này, những màn phô trương không thấy nữa, cảnh hớn hở huênh hoang tay bắt mặt mừng cũng không còn,
Giới quan chức thì đăm chiêu lặng lẽ, giới đại gia càng lặng lẽ hơn, với những nếp nhăn và vẻ ưu phiền lơ đãng khó dấu…
Trong phiên chợ buồn này, có một câu chuyện khiến tôi day dứt mãi.

30 năm trước, có một thanh niên kiếm sống bằng nghề lặn vớt bột giấy cặn từ cống thải của nhà máy giấy, rồi bán lại cho nhà máy để làm ra thứ giấy tái sinh quý giá thời ấy. Sau 20 năm nỗ lực phi thường, chàng trai nghèo khổ ấy mua dần rồi làm chủ cả 2 nhà máy lớn nhất miền nam, rồi thành ông vua ngành giấy…
Cuộc chinh phục hào hùng ấy đủ làm nức lòng bất cứ ai nghe biết…
Anh ta đã mơ đến một đế chế giấy, đầu vào là hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên liệu, đầu kia là dây chuyền máy móc hiện đại nhất để cung cấp mọi chất loại giấy cho cả nước. Anh được chính quyền ủng hộ, ngân hàng mời chào, đối tác dễ dãi mọi điều kiện để nhập máy móc thiết bị,…
Thế rồi mọi thứ thay đổi nhanh quá: chính sách bảo hộ ngành giấy biến mất, giấy ngoại tràn vào cướp phá TT, NH thì lần lữa giải ngân rồi lại còn tăng vọt lãi suất, đối tác thì trở quẻ- lừa đảo, còn chỗ dựa bên CQ nay đã về hưu cả…
Ôi, tai họa trùng trùng vây bủa !


Người anh hùng mấy năm trước nay biến thành kẻ tuẫn nạn. Không biết có kịp hát đủ 6 câu vọng cổ ?

2.
Tôi đang nghe lại truyện Hán Sở tranh hùng, tới đoạn Trần Bình bỏ Sở qua Hán, cuối cùng gặp cướp sông, phải cởi hết quần áo để lại mới được bọn cướp tha mạng… Anh hùng mạt lộ, thê thảm tới vậy là cùng !

Chợt nhớ đến những Trần Bình thời nay, nhiều vị cũng đang lột tới cái quần lót, mà không biết có thoát được không…
với họ, cái máng lợn sứt mẻ ngày xưa đã là ước mơ khó đạt!
ôi sao cảm khái !
Mà bọn cướp nào có xa lạ, vốn là những kẻ trước đây kề vai bá cổ, thề thốt nghĩa tình...
cay đắng biết chừng nào !

nhìn lại mình vẫn còn nguyên quần áo với máng lợn … nếu than thở thì có quá đáng không ?
:D
 
Last edited by a moderator:
có ngừơi anh của em từng đề cập đến điều này, anh ấy cho rằng truyện Kim Dung quá ủy mị, sến vì hay đề cập đến chữ duyên và thằng nào cũng té núi là được bí kíp :))
sau đó em có nói bất cứ anh hùng nào trong Kim Dung võ thuật đều thua thần tượng hồi nhỏ của em, Sogoku , và liền bị chửi là nhãm =))

dưới góc nhìn của em là như vầy, mọi người thường nói nhân vậy trong Kim Dung đa số là vô tình lụm được bí kíp, nhưng có ai thấy được trứơc khi lụm được bí kíp thì họ phải té núi, phải cận kề cái chết
và sogoku nếu ai lúc nhỏ có xem qua thì cũng thấy, nó chỉ mạnh hơn sau mỗi trận chiến sinh tử
ai cũng muốn lên thiên đàng, nhưng mấy ai sẵn sàng chết
Có những thứ phải chết hụt mới hiểu được, và có những thứ mà để có được nó thì phải trải qua cảm giác cận tử do chính nó tạo ra rồi quay trở lại cuộc sống.
Vế thứ hai chính là tiền đề cho huyền thoại "tẩy tủy kinh", mặc dù chưa ai từng được sờ đến gáy cuốn đó bao giờ, nhưng người thực việc thực thì các mẹ nào cũng hiểu khi đẻ, khứa khứa. Đàn bà mỗi lần vượt cạn xong đều thay máu (đúng nghĩa đen 100%) em bé nào ra đời đều cũng thay máu từ máu của mẹ sang máu của chính mình. Khứa khứa!!!
 
cá lớn với cá bé !

Traders đẳng cấp cao thường được ví với những loài ăn thịt hung tợn và tinh khôn như sư tử, cọp, sói, cáo, cá mập,…
traders cấp thấp tất nhiên sẽ là nai thỏ gà vịt, cá bé, lòng tong…!

một số traders bản lĩnh thì thích ví với người đi câu, như Khương Tử Nha, Lã Vọng,..
Có lẽ hình ảnh này là tao nhã nhất: vừa thể hiện bản lĩnh, vừa phiêu hốt, “nhân văn” hơn hẳn hình ảnh cọp beo cá mập !
Tôi cũng rất thích cách ví von này, nhưng rồi tự hỏi: nếu ai cũng là người đi câu, vậy ai là cá? Có khi nào người đi câu lại bị cá câu không ? :D
Cách ví này vậy là có chỗ chưa ổn.

Người xưa có câu “cá lớn nuốt cá bé” để nói về quy luật sinh tồn.
Câu này áp dụng vào TTTC đã nói được hết tính tàn khốc của trò zerosum: dù cùng hung cực ác như cá mập thì sơ sểnh vẫn bị cả đàn xúm vào xơi đẹp như thường…
Và chẳng có cá nào là đủ lớn để không bị ăn thịt!

Tôi thích cách ví von cá lớn cá bé là vậy.

(Tất nhiên, cá lớn cá bé không phải để ví với con người traders, mà chỉ ví với avatar của traders trong game mà thôi.
Nên “cá bé” mới có thể toi hết mạng này tới mạng khác mà traders vẫn sống nhăn! :D)



Vậy thế nào là cá bé, cá lớn?

Sống lâu trong TT thì có là cá lớn không ? chưa chắc !
kiến thức bao la có là cá lớn chưa? Cũng chưa chắc. Các vị GS dạy về đầu tư vẫn rất thường thua lỗ!
Vốn rất lớn, tạo được sóng gió trên TT thì có là cá lớn không ? Chắc chắn là không! mấy năm qua nhiều “tay to” cuối cùng chết còn thảm hơn ai hết!

Theo tôi, có một tiêu chuẩn rất đơn giản:

Cá bé là loại chuyên… làm mồi cho cá lớn.
Còn cá lớn là loại cứ lớn lên đều đều, dù có sây sứt khắp người.

theo tiêu chuẩn này, VC chắc là có nhiều cá lớn nhỉ ?
:D
 
Last edited by a moderator:
đã "tự thú" với Tú và mọi người rồi mà:
trong FX, caheo đã mất mấy chục cái mạng nhỏ rồi, nên dứt khoát là cá nhỏ.
trong CK, caheo còn tung tăng lướt lát nhờ có phần may mắn: Nếu TK lúc nào cũng đầy ắp tiền, và nếu được xài đòn xả láng như bên FX, chắc caheo cũng toi mạng rồi ! :D

Tóm lại, caheo vẫn là cá nhỏ.

Nhưng nói như bác Tí thì vẫn "còn hy vọng lớn"
hehehe
 
Last edited by a moderator:
Có một cuốn sách về FX vừa xuất bản: Forex 101- Mọi điều cần biết về ngoại hối.
nxb ĐH kinh tế quốc dân – Alpha books

Nội dung rất thiết thực, lời văn giản dị mà khúc chiết, gọi là sách đại cương, nhưng traders cũ đọc vẫn thú vị và bổ ích.
Tôi sẽ trích dẫn vài đoạn, thêm vào chút mắm muối, để tự nhắc nhớ là chính.


Có một ảo tưởng phổ biến ở những traders mới:
càng dành nhiều thời gian trong ngày để trade thì càng dễ thành công, và ngồi suốt ngày trước máy tính sẽ có nhiều cơ hội thành công nhất.

Sự thật là thời gian trade chẳng liên quan mấy đến thành công cả.
Thời gian hiệu quả nhất là thời gian tìm hiểu chuyện gì xảy ra trên TT.
Nó chỉ cần vừa đủ để ta xây dựng & thực hiện chiến lược GD có hiệu quả, chứ không cần để ta hiểu biết mọi thứ trên TT
Các VĐV đỉnh cao không được tập luyện quá 6g mỗi ngày, vì sẽ phản tác dụng. Trader cũng vậy.

Nhiều traders cố dự đoán mọi diễn biến của TT, như thể đó là mục đích của trading.
Người chuyên nghiệp không có tham vọng đó, họ hài lòng với chiến lược nào giúp họ kiếm được tiền.
Mục đích của trader là lợi nhuận, còn thông tin chỉ là phương tiện để trade thôi.
Trader nên thực dụng, đừng cố tìm hiểu tất cả mọi thông tin.
 
Last edited by a moderator:
Một trader chuyên nghiệp luôn tìm cơ hội khi người ta hoảng loạn lúc đó là lúc người ta dễ mắc sai lầm nhất và sai lầm của người này luôn là cơ hội của người khác! Qua vài trận đánh thì em thấy bác làm rất thành thạo việc này ạ!
 
“Nếu không thử mạo hiểm đi xa, thì con người không thể biết mình có thể đi xa đến đâu”. (R.N.Elliott)

“Trong TG hiện đại, rủi ro là loại hàng hóa rất được ưa chuộng”
Đầu tư-đầu cơ không phải là một quá trình rủi ro, mà là quá trình quản trị rủi ro.

Dao động nhanh & nhiều của FX không có nghĩa là nó rủi ro hơn các TTTC khác.
Chắc chắn là có nhiều rủi ro trên TT, nhưng không phải những rủi ro đó là không thể tránh.
Bản thân TT là trung lập, và thua lỗ không phải là thuộc tính của TT. Nếu ta bị đứt tay thì không phải vì thuộc tính của con dao.
Cũng như không vì một vài lần đứt tay mà ta suốt đời không nên cầm dao. Ta chỉ cần học kỹ cách dùng dao, thế thôi.

Trong bất kỳ hành động nào cũng hàm chứa rủi ro và cơ hội, với mức độ khác nhau tùy cá nhân.
“rủi ro” chỉ là một mặt của sự việc. Với người bình thường, nhất là người bi quan nhút nhát, thì hành động mới mẻ nào cũng đầy rủi ro,
và họ chọn sự bình an với công việc cũ. Tất nhiên họ sẽ được bình an với khung trời hẹp đó, cho đến lúc không còn thở được…

Với người mạnh mẽ, mỗi thách thức mới bao gồm cả nguy (rủi ro) lẫn cơ (cơ hội) . Họ sẽ học cách vượt qua nguy để nhận lấy cơ.
tầm vóc và bản lĩnh của họ sẽ lớn lên sau mỗi lần chấp nhận nguy cơ đó.
 
Last edited by a moderator:
Có một ảo tưởng phổ biến ở những traders mới:
càng đầu tư nhiều thời gian thì càng dễ thành công trên TT. Người ngồi suốt ngày trước máy tính sẽ có nhiều cơ hội thành công nhất.

Sự thật là thời gian bỏ ra chẳng liên quan mấy đến thành công cả.

Có một số nghiên cứu lại cho rằng thời gian học hỏi, luyện tập liên quan mật thiết đến thành công, đặc biệt là những công việc mà thù lao tỉ lệ với performance, như thể thao chuyên nghiệp, nhạc công chuyên nghiệp... Theo những nghiên cứu này thì:
  • 1 Thời gian bỏ ra để luyện tập, rèn luyện tỉ lệ thuận với thành công. Các nghiên cứu cho thấy thời gian thông thường để một người rèn luyện thành công một môn nào đó thường là khoảng 10 năm.
  • 2 Việc rèn luyện phải có phương pháp tốt, có thầy giỏi thì mới hiệu quả. Nếu không có phương pháp tốt thì có thể xảy ra trường hợp 10 năm tập luyện thực tế là 1 năm tập được lặp đi lặp lại 10 lần.

Vậy vấn đề đặt ra là lý thuyết này có đúng hay không, và nếu đúng thì nó có áp dụng cho nghề trading không?:-?
 
lý thuyết này tất nhiên là đúng rồi !
áp dụng cho nghề trading lại càng đúng !

và câu bạn trích từ bài của tôi vẫn đúng như thường, :D

nhưng có lẽ nên sửa lại thế này thì rõ nghĩa hơn:
"càng dành nhiều thời gian trong ngày cho trading thì càng dễ thành công, người ngồi suốt 18/24g sẽ không bỏ lỡ cơ hội nào...
Sự thật là thời gian trade chẳng liên quan mấy đến thành công cả."


là nói về cách sử dụng tg trong trading: không nên bám sát mọi diễn biến của TT, mà nên dành phần lớn tg cho học hỏi và phân tích.
bạn đọc lại đầy đủ thì sẽ hiểu đúng hơn.

cảm ơn bạn đã chia sẻ thêm,
 
Last edited by a moderator:
Có một số nghiên cứu lại cho rằng thời gian học hỏi, luyện tập liên quan mật thiết đến thành công, đặc biệt là những công việc mà thù lao tỉ lệ với performance, như thể thao chuyên nghiệp, nhạc công chuyên nghiệp... Theo những nghiên cứu này thì:
  • 1 Thời gian bỏ ra để luyện tập, rèn luyện tỉ lệ thuận với thành công. Các nghiên cứu cho thấy thời gian thông thường để một người rèn luyện thành công một môn nào đó thường là khoảng 10 năm.
  • 2 Việc rèn luyện phải có phương pháp tốt, có thầy giỏi thì mới hiệu quả. Nếu không có phương pháp tốt thì có thể xảy ra trường hợp 10 năm tập luyện thực tế là 1 năm tập được lặp đi lặp lại 10 lần.

Vậy vấn đề đặt ra là lý thuyết này có đúng hay không, và nếu đúng thì nó có áp dụng cho nghề trading không?:-?

hì...em nghĩ ko có cái khung chung cả về thời gian văn ôn võ luyện cho mọi người. 10y, già mất gùi. :) bản thân em tự nhận thấy - tư duy là quan trọng nhất. mún nắm cái gì nhanh, em cứ nắm cái lõi - bản chất & key point trc, vì biển học (kiến thức) là mênh mông , so how come! :)
 
...em chơi chứng từ cuối năm 2009 tới now dc 3y, em để ý có rất nhiều bác ở VC rất giỏi cũng chơi vài năm nay thôi, mà họ thực sự là cao thủ!
 
hì...em nghĩ ko có cái khung chung cả về thời gian văn ôn võ luyện cho mọi người. 10y, già mất gùi. :) bản thân em tự nhận thấy - tư duy là quan trọng nhất. mún nắm cái gì nhanh, em cứ nắm cái lõi - bản chất & key point trc, vì biển học (kiến thức) là mênh mông , so how come! :)

Hic, ở trong nghiên cứu đó, người ta đưa ra mốc 10 năm (hoặc 10 ngàn giờ) là nói chung thôi, chứ chắc có thể có người cần ít thời gian hơn. Trong các ví dụ họ đưa ra (toàn là thần đồng như Mozart trong âm nhạc, Tiger Wood trong đánh golf, nhà Polgar trong cờ vua...) đều cần xấp xỉ 10 năm luyện tập ác liệt mới thành tài.
 
Hic, ở trong nghiên cứu đó, người ta đưa ra mốc 10 năm (hoặc 10 ngàn giờ) là nói chung thôi, chứ chắc có thể có người cần ít thời gian hơn. Trong các ví dụ họ đưa ra (toàn là thần đồng như Mozart trong âm nhạc, Tiger Wood trong đánh golf, nhà Polgar trong cờ vua...) đều cần xấp xỉ 10 năm luyện tập ác liệt mới thành tài.

Chắc a đang nói tới nghiên cứu của cuốn "những kẻ xuất chúng" của Gladwell. Nếu muốn lên đến đẳng cấp vạn kiếm quy tông mà cần ít thời gian hơn 10.000 h trừ khi a phải bắt đầu sớm từ thời nhi đồng như con cọp gỗ Tiger Wood, hay Buffet mới 5t đã kinh doanh. Còn nếu trưởng thành rồi mới bắt đầu luyện thì cần xấp xỉ 10.000h, nếu ai kiệt xuất thì cũng cần đến 9000h, ko ngắn hơn đc.

Còn trong CK, nhiều người chỉ trong 2,3 năm thành cao thủ - 1 phần vì họ chưa trải qua biến cố giống năm 2008. 1 cao thủ đỉnh của đỉnh như WB chỉ kiếm mỗi năm 30% nhưng ổn định mấy chục năm, trải qua bao nhiêu cuộc khủng hoảng vẫn thoát nạn. TTCK biến đổi liên tục, kiến thức cũ lạc hậu của ngày hôm qua chưa chắc áp dụng vào hôm nay đã kiếm đc tiền.

Ở TTCK VN, người kinh nghiệm nhất mới chỉ có hơn 10 năm kinh nghiệm, nên xếp vào hàng cao thủ rất hiếm.
Còn FX, cao thủ ở VN chỉ cỡ 6 năm chinh chiến, nên nếu phong thành cao thủ số 1 có lẽ hơi quá.
BC Vietcurrency trải qua mấy chục năm chinh chiến trên tt Mỹ, thương tích đầy mình, kho kiến thức khổng lồ còn chưa bao giờ nhận mình là cao thủ, chỉ cần kiếm tiền ổn định từ FX là quá mừng \m/

Túm lại, theo e nghĩ cần 10.000h luyện tập ác liệt mới thành cao thủ đc. e thuộc dạng đánh văn nghệ, ngày đi cày, tối về mới nghiên cứu chộp dựt nên dậm chân tại chỗ hơi lâu, hichic
 
Có một cuốn sách về FX vừa xuất bản: Forex 101- Mọi điều cần biết về ngoại hối.
nxb ĐH kinh tế quốc dân – Alpha books

Nội dung rất thiết thực, lời văn giản dị mà khúc chiết, gọi là sách đại cương, nhưng traders cũ đọc vẫn thú vị và bổ ích.
Tôi sẽ trích dẫn vài đoạn, thêm vào chút mắm muối, để tự nhắc nhớ là chính.


Có một ảo tưởng phổ biến ở những traders mới:
càng dành nhiều thời gian trong ngày để trade thì càng dễ thành công, và ngồi suốt ngày trước máy tính sẽ có nhiều cơ hội thành công nhất.

Sự thật là thời gian trade chẳng liên quan mấy đến thành công cả.
Thời gian hiệu quả nhất là thời gian tìm hiểu chuyện gì xảy ra trên TT.
Nó chỉ cần vừa đủ để ta xây dựng & thực hiện chiến lược GD có hiệu quả, chứ không cần để ta hiểu biết mọi thứ trên TT
Các VĐV đỉnh cao không được tập luyện quá 6g mỗi ngày, vì sẽ phản tác dụng. Trader cũng vậy.

Nhiều traders cố dự đoán mọi diễn biến của TT, như thể đó là mục đích của trading.
Người chuyên nghiệp không có tham vọng đó, họ hài lòng với chiến lược nào giúp họ kiếm được tiền.
Mục đích của trader là lợi nhuận, còn thông tin chỉ là phương tiện để trade thôi.
Trader nên thực dụng, đừng cố tìm hiểu tất cả mọi thông tin.

Cảm ơn cụ Cá chịu khó chia sẻ. Riêng phần chịu khó này là chấm cụ điểm 10 rồi. Còn nội dung thì dĩ nhiên mỗi người lĩnh hội theo mức độ khác nhau, tính sau.

Về thời gian luyện tập so sánh với thể thao, thì nếu phép so sánh này chấp nhận được, sẽ có khá nhiều điều để suy ngẫm, bởi có thể thao đỉnh cao để thi đấu, có thể thao để rèn luyện sức khỏe, cũng có thể thao để sát phạt ăn tiền.

Đỉnh cao trên võ đài vẫn chết như thường, thậm chí là thê thảm, khi sát phạt ăn tiền. Thể thao đỉnh cao với cường độ rèn luyện kiểu gà nòi, vắt kiệt mọi tinh hoa để vụt sáng trong khoảnh khắc, tuổi thọ rất ngắn.

Thể thao sát phạt phần lớn dựa trên bản năng, cái gọi là "bản lĩnh" cũng mang tính bản năng, và tuổi thọ nghề cũng rất khó nói. Và đa số sẽ phải chấp nhận những kết cục không tốt đẹp nếu cứ tiếp tục đeo đuổi không thoát ra kịp, vì giang hồ sóng sau đè sóng trước.

Còn một loại thể thao tự nhiên như cuộc sống, nâng cao thể chât và bản lĩnh, thì nó đơn giản chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải bản thân cuộc sống. Nó có đầy đủ các tính chất của thể thao, nhưng mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng sống.

Vậy trước khi theo đuổi con đường để trở thành cao thủ bậc nhất, thì cũng nên xét xem mình đang lựa chọn con đường nào để đi, và cái mục tiêu đó có phù hợp hay không. Bởi lựa chọn khác nhau thì bài học cũng khác nhau ...
 
Cảm ơn cụ Cá chịu khó chia sẻ. Riêng phần chịu khó này là chấm cụ điểm 10 rồi. Còn nội dung thì dĩ nhiên mỗi người lĩnh hội theo mức độ khác nhau, tính sau.

Về thời gian luyện tập so sánh với thể thao, thì nếu phép so sánh này chấp nhận được, sẽ có khá nhiều điều để suy ngẫm, bởi có thể thao đỉnh cao để thi đấu, có thể thao để rèn luyện sức khỏe, cũng có thể thao để sát phạt ăn tiền.

Đỉnh cao trên võ đài vẫn chết như thường, thậm chí là thê thảm, khi sát phạt ăn tiền. Thể thao đỉnh cao với cường độ rèn luyện kiểu gà nòi, vắt kiệt mọi tinh hoa để vụt sáng trong khoảnh khắc, tuổi thọ rất ngắn.

Thể thao sát phạt phần lớn dựa trên bản năng, cái gọi là "bản lĩnh" cũng mang tính bản năng, và tuổi thọ nghề cũng rất khó nói. Và đa số sẽ phải chấp nhận những kết cục không tốt đẹp nếu cứ tiếp tục đeo đuổi không thoát ra kịp, vì giang hồ sóng sau đè sóng trước.

Còn một loại thể thao tự nhiên như cuộc sống, nâng cao thể chât và bản lĩnh, thì nó đơn giản chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải bản thân cuộc sống. Nó có đầy đủ các tính chất của thể thao, nhưng mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng sống.

Vậy trước khi theo đuổi con đường để trở thành cao thủ bậc nhất, thì cũng nên xét xem mình đang lựa chọn con đường nào để đi, và cái mục tiêu đó có phù hợp hay không. Bởi lựa chọn khác nhau thì bài học cũng khác nhau ...

Sân khấu karaoke - fx rất lớn!
Xin mời các cụ rô.....nhưng nói trước, đa phần các cụ ra......thì không bao giờ muốn ........hát nữa hiiiiiii
 
mua 50% tk HDO, giá 5.8
10% DHM, giá 19.1 (đặt mua 25% mà không khớp)
em DHM sexy quá, nên dù Tú bĩu môi xua tay, mình cứ nhắm mắt đua trần luôn!

tuần sau có vẻ TT sẽ xấu, nhưng hy vọng 2 em này vẫn đẹp lên từng ngày ! :D
 
mua 50% tk HDO, giá 5.8
10% DHM, giá 19.1 (đặt mua 25% mà không khớp)
em DHM sexy quá, nên dù Tú bĩu môi xua tay, mình cứ nhắm mắt đua trần luôn!

tuần sau có vẻ TT sẽ xấu, nhưng hy vọng 2 em này vẫn đẹp lên từng ngày ! :D

mần cái lý do vì sao mua cho nó hấp dẫn hen anh :D
 
Back
Top