Know 2 Grown and Open 4 Sharing

cóp lại to remind.

của đại bàng

Theo như phân tích ở trên thì có thể tóm tắt như sau:
1. QE3 sẽ chết trong vòng mấy tháng kế tiếp và dẫn đến gold giảm. Vấn đề là ở chỗ từ giờ đến lúc đó lão gold già sẽ đi như thế nào và khi trade gold thì gần như ở VN ít ai có thể chịu được vài tháng.

2. USD đang yếu và sẽ mạnh lên trong vài tháng tới??? Nếu mà cả TG lại bắt trước Fed như hồi QE1 thì sao nhỉ??? tất cả đều tung các thể loại hỗ trợ cho nền kinh tế bản địa thì sao nhỉ??? Có lẽ đến lúc đó thì $ index và gold có lẽ lại chạy cùng nhau. Vậy thì vấn đề gold không xuống cũng phải tính đến. Vi dụ điển hình nhất là BOJ đã phát tín hiệu về đồng Yên quá mạnh rồi và thứ 4 này có cuộc họp, nhiều khả năng sẽ có một gói gì gì đó và không loại trừ khả năng cả TG bắt đầu bắt chước.

... Một vài suy nghĩ...

của mình

Xin có 1 vài gạch đầu dòng thiển cận:

- QE3 được planned để phục vụ trc tiên là mục tiêu chính trị, sau đó hỗ trợ kinh tế như các bác đã pt ở trên. Bản thân việc ko xác định rõ ràng cụ thể con số cũng như thời hạn thực hiện - kết thúc đã cho thấy tính chết yểu của gói, nhưng cũng đồng nghĩa & có thể ngầm hiểu rằng - tùy tình hình để or kéo dài or biến thể.

- QE3 dc tung ra chỉ mang lại sự thỏa mãn kỳ vọng cực ngắn hạn. Dù ko có nhiều đồng dạng & tính chất như 1 & 2, nhưng hệ quả sẽ tương đương nếu nó dc triển khai đủ thời gian để gây tác động.

Do đó vàng sẽ dập dình quanh mức này và tăng lên - ko vì bản thân của QE3 nữa - mà vì cái viễn cảnh hệ quả của nó mang đến cho nền KT trong trung & dài hạn.

Khi nền KTTG ổn định & phát triển, các nước sẽ nghĩ đến global, toàn cầu hóa và phát triển cả về chiều rộng & sâu. Ngược lại - thì lúc này, tư tưởng bảo hộ sẽ manh nha quay về. Nếu tình hình tiếp tục ko tiến triển như dự đoán / tính, thì e rằng sắp tới chúng ta sẽ "được" nhìn thấy những động thái / chính sách mang tính chất phòng vệ này & nó sẽ trở thành "phong trào" khởi đầu từ các nước có thể lực khỏe đến TB - yếu.

Xu hướng phá giá đồng nội tệ và xuất khẩu CPI sẽ trở nên mạnh mẽ. VN ở bối cảnh hiện tại sẽ ko còn sức đề kháng như thời 2008 để con thuyền thoát khỏi sự chòng chành bởi những con sóng lớn đến từ TQ & TG.

Tuy vậy, đây chỉ là 1 vài liên tưởng có chiều hướng tiêu cực Tin là sẽ có những yếu tố khách quan & tích cực khác tác động lên & thay đổi cục diện.

việc thay đổi cstt của Nhật liệu có phải là phát pháo đầu tiên?
 
Last edited by a moderator:
Bó tay thật...đúng là tâm hồn đàn bà....tưởng là rất nguy hiểm nhưng hóa ra sâu như cơi đựng trầu....:D:D:D

ai bảo đàn bà thích nguy hiểm chứ? chỉ có đàn ông các anh mới thích tỏ ra nguy hiểm thoai :D

anh có gì nguy hiểm, kể em nghe em list lại để lưu ý?

ps: em đang mún link cái này + những gì bác VC.vn đã nói + những gì vừa nói trong "hiện trạng vĩ mô"

làm mất cả hứng :D
 
Last edited by a moderator:
1) Chiến tranh tiền tệ là gì?

Hiện nay có hai cách hiểu:

a) Cách hiểu thứ nhất là: chiến tranh tiền tệ là một dạng của chiến tranh kinh tế và luôn có yếu tố lũng loạn thị trường tiền tệ của một quốc gia, gây nên bất ổn tiền tệ làm nền kinh tế của quốc gia đó khủng hoảng.

b) Cách hiểu thứ 2 là: chiến tranh tiền tệ là một quốc gia thực thi chính sách tỷ giá hối đoái riêng bất chấp tác động của nó tới các quốc gia còn lại (đối tác bên ngoài) nhằm thu lợi cho nền kinh tế của quốc gia và không quan tâm tới sự thiệt hại của các đối tác.

Tựu chung lại chiến tranh tiền tệ nên được hiểu theo nghĩa đầy đủ là một tổ chức kinh tế hay chính phủ của một quốc gia sử dụng công cụ tiền tệ để thu lợi cho quốc gia hay một thế lực kinh tế của quốc gia đó, và làm suy yếu nền kinh tế-tài chính của các đối tác bên ngoài (các quốc gia khác) ; dùng đồng tiền để chi phối nền tài chính của các đối tác bên ngoài, và có thể nghiêm trọng hơn khi chính trị của các quốc gia là nạn nhân cũng bị chi phối bởi cuộc chiến tiền tệ này.

2) Nguyên nhân của chiến tranh tiền tệ là do đâu?

• Nguyên nhân của chiến tranh tiền tệ trực tiếp xuất phát từ lợi ích kinh tế của các quốc gia, không một quốc gia nào muốn lợi của mình giảm đi trong “khẩu phần”. Nên một khi quốc gia nào đó có động thái nhằm tăng lợi ích kinh tế của mình tức là sẽ có một phần lợi ích kinh tế của quốc gia khác đang bị giảm đi. Và tất nhiên để bảo vệ lợi ích của mình các quốc gia khác sẽ có những động thái phản lại và nếu điều đó xảy ra thì một cuộc chiến tranh tiền tệ đã bùng nổ.

• Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này có thể chính là lợi ích kinh tế và tham vọng của các ông trùm tài chính, muốn dùng tiềm lực tài chính của mình và uy thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế can thiệp vào nền kinh tế của các quốc gia khác, nhằm làm suy yếu nền kinh tế- chính trị của các nước đó và bắt đầu chi phối về mọi mặt thông qua các quan hệ kinh tế tài chính quốc tế.

- Từ quá khứ cho tới hiện tại có thể thấy chiến tranh tiền tệ đã xảy ra và đang có nguy cơ xảy ra. Trong quá khứ, gần Việt Nam có cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997, và tiêu biểu là sự phá giá đồng Bath Thái do chính sự đầu cơ tiền tệ của các tổ chức tài chính gây ra. Tất cả đều vì lợi ích kinh tế của các bên tham gia cuộc chiến này.

Chiến tranh tiền tệ có thể được tiến hành theo hai hướng như sau:

- Thứ nhất là thông qua tỷ giá của đồng tiền so với đồng tiền của các đối thủ. Thông qua việc điều các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng TƯ, các nước tham gia chiến tranh tiền tệ cố tình hạ thấp giá trị thực của đồng tiền quốc gia, đánh giá thấp đồng nội tệ nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu và sản xuát trong nước hay can thiệp vào tỷ giá để làm giảm (hoặc tăng) giá trị của các khoản nợ (hoặc khoản cho nước ngoài vay)

- Thứ 2 thông qua hoạt động đầu tư quốc tế các quốc gia có tiềm lưc kinh tế tài chính mạnh sẵn sàng rót một lượng lớn vốn ngoại tệ vào một quốc gia khác tạo nên bong bóng kinh tế và rồi chính các nhà đầu tư này sau một thời gian lại rút sạch tiền của mình về nước, sự tháo chạy của dòng ngoại tệ này gây ra một cú shock lên đồng nội tệ làm cho NH TƯ không thể kiểm soát chính sách tiền tệ. Và một lượng lớn tài sản quốc gia chảy ra ngoài vào túi các nhà đầu cơ ngoại quốc.

Tác động của chiến tranh tiền tệ tới nền kinh tế thế giới:

- Xung quanh vấn đề các quốc gia thao túng đồng nội tệ: một khi có quốc gia nào đó thao túng đồng nội tệ vì lợi ích của mình mà phớt lờ đi áp lực chính trị từ các nước là đối tác thương mại thì ắt các nước khác cũng chạy đua theo nước đã khơi mào cho cuộc chiến. Sự bất phân thắng bại này sẽ làm cho các bên liên tiếp đưa ra các biện pháp đối phó nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước-các hàng rào thương mại, thuế quan sẽ được hình thành. Và từ đó thương mại toàn cầu sẽ suy yếu , kinh tế toàn cầu sẽ không thể phát triển nổi.

+ Về lâu dài thì chính sách nội tệ yếu sẽ tạo cho các nước đua nhau sản xuất để xuất khẩu trong khi cầu thế giới lại không tăng kịp so với cung, từ đó có thể xảy ra khủng hoảng thừa. (giống năm 1939 dẫn tới chiến tranh TG2)

+ Các nước lớn lao vào cuộc chiến này sẽ làm các hàng hóa của nước có đồng tiền yếu ( như châu Á, châu Phi..) càng ít cạnh tranh hơn khi xuất sang các nước khác, xuất khẩu giảm. thêm vào đó là sự rẻ đi tương đối của hàng hóa ngoại càng làm cho tình hình bi đát hơn. Và có thể khiến các nước kém phát triển đang phát triển bị suy yếu về kinh tế, và một khi các nước này cũng áp dụng chính sách bảo hộ thường mại thì kinh tế thế giới càng tồi tệ hơn.

+ Khi một đồng tiền xuống giá sẽ xảy ra hiệu ứng domino, làm cho những đồng tiền khác tăng giá một cách không mong muốn và theo sau nó là một loạt các hệ lụy .

- Xung quanh vấn đề đầu tư quốc tế, khi các luồng vốn đầu tư vào một quốc gia bị rút đi đột ngột sẽ tạo ra một cú shock nặng với nền kinh tế và ảnh hưởng của nó lan tỏa tới các quốc gia lân cận có điều kiện tương đương; và sẽ làm cho chính việc kiểm soát tiền tệ của NH TƯ không có tác dụng kịp thời. Đồng nội tệ sẽ mất giá trầm trọng và khoản nợ nước ngoài của các quốc gia này sẽ tăng cao chóng mặt gây ra nguy cơ vỡ nợ của các quốc gia. Đồng thời cú shock này sẽ làm cho các nước bị tác động bị khủng hoảng kinh tế lâu dài.

- Những nền kinh tế mới nổi sẽ phải tiếp nhận một lượng tiền khổng lồ từ các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào từ chính sách nới lỏng định lượng (in thêm tiền vào lưu thông) của các quốc gia đó. Và có thể tạo nên tình trạng bong bóng tài sản, và gây áp lực tăng giá đông nội tệ của các nước có luồng tiền đầu tư vào.

Với nền kinh tế Việt Nam:

- Khi các nước thực hiện phá giá đồng tiền của mình thì hàng hóa sản xuất từ các nước đó sẽ trở nên rẻ hơn gần như tương ứng với mức phá giá của các đồng tiền các nước. Do đó hàng nhập khẩu sẽ lấn áp hàng sản xuất trong nước ngay tại thị trường nội đia (nguy hiểm hơn là tâm lý của người Việt là sính đồ ngoại). Đồng thời với sức ép phá giá của các đồng tiền, hàng VN sẽ khó có chỗ đứng trên thị trường ngoại, gây sức ép phá sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu VN.

- Hơn nữa tiền đồng của VN chưa có giá trị chuyển đồi trên trường quốc tế nên khi có sự biến động về tỷ giá không ai muốn nắm giữ đồng VN. Với việc tháo chạy khỏi VNĐ sẽ gây khó khăn hơn trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô của chính phủ.

(trích lục lại)
 
Last edited by a moderator:
Quote Originally Posted by anniehoang View Post
E vừa gọi điện hỏi thì giá ngân hàng vẫn 940-960 ... hôm qua có lúc lên > 21 Theo trend thì USD tích lũy đủ rùi ...chuẩn bị vào uptrend
Bình tĩnh vì NHTM đang bắt nạt doanh nghiệp mà.
Giá 20.9 là giá SBV sẵn sàng bán ra

và sẽ phải mua lại chứ ạ? :D
 
Back
Top