Khủng hoảng Tài chính: Nhìn lại bài học kinh nghiệm

NHỮNG TRANG BÊN LỀ

Cuộc chiến tài chính


CUỘC CHIẾN VỚI NHÓM ĐẦU CƠ TIỀN TỆ

Hồng Kông chiến đấu đến cùng!

Thị trường tài chính Hồng Kông đã phát triển từ lâu nên có nhiều sản phẩm tinh xảo hơn, thí dụ như tại đây người ta có thể "đánh cá" vào "chỉ số chứng khoán tương lai - CSTL" (stock - index futures), và đây là mặt trận thứ ba mà "diều hâu" cũng đã đổ vào tấn công ngoài hai mặt trận tiền tệ và chứng khoán.

Chiến thuật cổ điển của "diều hâu" lại một lần nữa được mang ra áp dụng. Trước hết, họ cho "bán khống" cổ phiếu và các hợp đồng CSTL, và kế đó thì họ "bán khống" đồng đô-la Hồng Kông (HKD). Làm như vậy "diều hâu" hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ lâm chiến và để giữ hối suất cố định với đô-la Mỹ, sẽ cho gia tăng lãi suất ngân hàng. Khi lãi suất gia tăng thì những người thường vay tiền để mua cổ phiếu nay vì quá tốn kém nên phải đổ bớt cổ phiếu ra bán trả nợ. Khi có nhiều người muốn bán thì cổ phiếu sẽ lại sụt giá, giúp "diều hâu" mua lại cổ phiếu vì các hợp đồng CSTL với giá rẻ hơn để giao trả các hợp đồng "bán khống" trước đây và có lãi. Thêm vào đó cứ tiếp tục "pháo kích" thì có thể đồng HKD sẽ mất giá và "diều hâu" lại đại thắng ở mặt trận tiền tệ. Trong khoảng thời gian này, những nhóm đầu cơ đã lớn tiếng khoe khoang rằng đối với họ, Hồng Kông không khác gì... một máy rút tiền tự động, hễ nhấn nút là có tiền nhanh chóng, dễ dàng!

Thế nhưng Hồng Kông nào phải tay vừa! Ngày 14/8/1998, cho rằng sự việc đã đi quá đà, chính quyền Hồng Kông bèn "tung độc chưởng"! Với một lượng tiền khổng lồ, họ tung quân xông vào chiến trường làm ba đợt để ổn định mặt trận tiền tệ, thay vì cho tăng lãi suất, Chính phủ đổ đô-la Mỹ ra mua nội tệ của "diều hâu". Đợt hai, họ tràn vào TTCK và hễ "diều hâu" muốn bán bao nhiêu cổ phiếu thì chính quyền Hồng Kông đổ tiền ra mua bấy nhiêu. Sau cùng để gây thương tích tối đa cho những "diều hâu" đã bán khống các hợp đồng CSTL mong TTCK sụt giá, chính quyền ào ạt mua cổ phiếu khiến giá cổ phiếu tăng vùn vụt. Đây là một đòn tối hậu, hiếm khi được mang ra áp dụng và đã mang lại kết quả tức khắc. Chỉ số Hang Seng tăng vọt lên 8,5% ngay trong ngày đầu giao chiến và liên tục gia tăng sau đó chứ không giảm đi như "diều hâu" đã mong muốn. Bàng hoàng, lũ "diều hâu" đành phải mua nội tệ và cổ phiếu với giá cao hơn để giao trả các hợp đồng bán khống nên bị lỗ nặng. Họ đồng loạt lớn tiếng xỉ vả chính quyền Hồng Kông là đã không tôn trọng... luật chơi tư bản (!) mà đã xía vào thị trường! Cuộc chiến kéo dài hai tuần lễ và tính ra thì chính quyền Hồng Kông đã đổ ra hơn 15 tỉ USD, tức là 15% quỹ ngoại tệ dự phòng để phản công thắng lợi.

Đài Loan... không thèm đánh

Trong những nước châu Á thì Đài Loan được xếp vào hạng "cọp lớn" với quỹ dự phòng lên tới 100 tỉ USD, xếp hạng 3 thế giới. Nói chung thì Đài Loan có đủ khả năng tài chính để "tổng phản công" như Hồng Kông đã làm. Tuy nhiên, họ đã chọn chiến thuật bỏ ngỏ, chỉ chống đỡ... qua loa để bảo vệ đồng tiền của mình. Có thể nói rằng một trong những biện pháp tương đối khác thường mà Đài Loan đã đưa ra là tạm thời cấm không cho ngân hàng mang vật thế chấp ra bán để đòi nợ, được ban hàng vào tháng 8/1998 trong lúc cuộc chiến giữa Hồng Kông và "diều hâu" bước vào giai đoạn quyết liệt.
Giới quan sát cho rằng chiến thuật thả nổi nội tệ là một đòn độc của Đài Loan, cố ý để dành ngoại tệ dự phòng và muốn để sản phẩm của mình rẻ hơn hầu tạo áp lực khiến Hồng Kông phải phá bỏ mức hối suất cố định, làm cho Trung Quốc mất mặt!
 
NHỮNG TRANG BÊN LỀ

Cuộc chiến tài chính

CUỘC CHIẾN VỚI NHÓM ĐẦU CƠ TIỀN TỆ

Malaysia đổi luật chơi!

Với 97 tỉ USD trong quỹ dự phòng thì Hồng Kông có đủ khả năng đánh lớn, nhưng nếu là... nhà nghèo như Malaysia thì đành phải áp dụng cách khác!

Cũng như các nước trong vùng, Malaysia đã phải điêu dứng với lũ "diều hâu". Ngày 13/9/1997 trong một bài diễn văn đọc tại cuộc họp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới tại Hồng Kông, Thủ tướng Mahathir đã kịch liệt đả kích các nhóm đầu cơ tiền tệ là đã kiếm lãi hàng tỉ đô-la Mỹ "bằng cách làm khánh kiệt người khác" và cho rằng "các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành những con mồi vì không đủ khả năng tài chính để tự vệ".

Qua kinh nghiệm của Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc, ông Mahathir nhất quyết không trông cậy vào IMF mà chọn một lối đi riêng cho Malaysia. Tính ra trong vòng một năm từ khi Thái Lan thả nổi đồng baht thì đồng ringgit của Malaysia đã mất đi 40% giá trị và TTCK Kuala Lumpur cũng đã sụt giá 70%. Ngày 28/8/1998, Malaysia công bố số liệu cho biết nền kinh tế của họ đã đi thụt lùi 6,8% trong quý II/1998, chính thức đưa Malaysia vào giai đoạn suy thoái kinh tế (recession) lần đầu tiên sau 13 năm. Ba hôm sau, Chính phủ Malaysia bắt đầu công bố một loạt những biện pháp cứng rắn để bảo vệ đồng ringgit gồm những điểm chính sau đây:

+ Cổ phiếu của công ty Malaysia chỉ được mua bán tại TTCK Kuala Lumpur. Tất cả những cổ phiếu Malaysia hiện đang lưu hành tại thị trường Singapore đều phải chuyển về TTCK Kuala Lumpur, nếu không thì sẽ bị coi là vô giá trị.

+ Tiền bán cổ phiếu và ngoại tệ phải được ký thác vào những trương mục ngoại (external accounts). Tiền giữ trong những trương mục này chỉ được dùng để mua hàng và đầu tư tại Malaysia, và mọi thanh toán từ trương mục này đều phải xin phép trước.

+ Cổ phiếu phải được giữ hơn một năm thì sau khi bán mới được quyền đổi ra ngoại tệ và chuyển tiền ra khỏi Malaysia.

+ Tất cả tiền Malaysia hiện đang lưu hành ở nước ngoài đêu phải chuyển về Malaysia nếu không sẽ bị coi là vô giá trị.

+ Dân Malaysia muốn đầu tư ra nước ngoài phải xin phép trước. Đồng thời khi ra nước ngoài họ không được mang theo quá 1.000 ringgit, và người nước ngoài vào Malaysia phải khai báo ngoại tệ.

+ Xác định hối suất 1USD = 3,8 ringgit.

Những biện pháp cứng rắn của Malaysia dĩ nhiên là đã bị giới đầu tư quốc tế phản đối kịch kiệt. Họ đồng loạt "tẩy chay" Malaysia vì cho là đã ngang nhiên đổi luật chơi! Nhiều công ty lớn lập tức tuyên bố đóng cửa văn phòng, cắt đứt mọi hoạt động tại Malaysia... Ngay cả Ngân hàng Thế giới ban đầu cũng đe dọa là sẽ mang ra xét lại những món nợ cho Malaysia vay dài hạn! Hoàn cảnh Malaysia thật đáng thương vì bị dồn vào một thế kẹt. Tuy nhiên nếu nhìn vấn đề dưới con mắt thông cảm của người trong vùng thì nếu không áp dụng những biện pháp cứng rắn này thử hỏi ông Mahathir có còn cách gì khác hơn? Bằng cách không cho đồng ringgit được hoán đổi tự do, Malaysia tự mình cô lập hóa khỏi cú sốc tài chính thế giới, thì như vậy cũng không khác gì Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đã không bị ảnh hưởng mấy của cuộc khủng hoảng tiền tệ. Thêm vào đó, kinh nghiệm ở Thái Lan và nhất là ở Indonesia đã cho thấy là phương thuốc IMF không công hiệu, và rồi chính IMF cũng lúng túng vì không tìm kịp nguồn tài trợ để giải cứu nhiều "bệnh nhân" mới "nhập viện" như Nga, Brazil...

Bàn cờ kinh tế châu Á đã được vẽ lại

Nói chung thì tất cả đều quy về những nhóm đầu cơ tiền tệ! Họ là ai và hoạt động như thế nào, điều này rất ít người biết đến vì họ không nằm dưới sự kiểm soát của một cơ quan hay một quốc gia nào trên thế giới. Tuy đặt cơ sở hoạt động ở Mỹ, một số lớn các công ty này được đăng ký tại một quốc gia thứ ba với những luật lệ dễ dãi và do đó những số liệu kế toán, phương thức hoạt động của họ đều được giữ hết sức bí mật. Từ lâu nay các hoạt động này chưa mang đến những hậu quả tai hại cho Mỹ nên giới tài chính quốc tế chưa hề bận tâm. Tuy nhiên thị trường tài chính Mỹ vừa qua đã rung động mạnh khi một "diều hâu" lớn bị... "trúng đạn"! Ngày 23/9/1998, chính Ngân hàng Trung ương Mỹ tại New York đã phải triệu tập một phiên họp khẩn cấp với một số ngân hàng lớn nhất để dàn xếp cho vay 3,6 tỉ USD cứu quỹ Long Term Capital Management khỏi bị sập tiệm! Đây là một biến chuyển có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến cục diện kinh tế thế giới vì nếu không cứu vãn kịp thời thì những phản ứng dây chuyền có thể làm sụp đổ các TTCK quốc tế và đưa đến một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Sau một năm đầy sóng gió, bàn cờ kinh tế châu Á đã được vẽ lại hoàn toàn. Dựa trên tiêu chuẩn lợi tức bình quân, hối suất, lượng tiền tệ dự phòng, khả năng phát triền... thì thứ tự sắp xếp và sự cách biệt giữa các nước đã có nhiều thay đổi. Lấy thí dụ về mức lợi tức bình quân chẳng hạn thì Malaysia đã từ 5.000 USD tụt xuống còn 1.500 USD, và Indonesia thì chỉ còn khoảng 300 USD!

Nhìn về tương lai thì con đường trước mặt còn lắm chông gai. Để khôi phục lại những gì đã mất, phương sách chính mà các nước trong vùng mang ra áp dụng là phải tìm mọi cách tăng xuất khẩu để phát triển. Chiến lược này đã mang đến những kết quả huy hoàng trong những thập niên trước đây nhưng giờ thì cuộc diện đã thay đổi và thị trường tiêu thụ hàng hóa sản xuất bởi các nước Đông Nam Á ngày càng thu hẹp dần. Lý do là vì sau khi đồng yên mất giá, những sản phẩm kỹ thuật cao của Nhật giờ đây tương đối rẻ hơn, tạo nên một sức ép từ trên xuống. Trong khi đó thì Trung Quốc và Ấn Độ đang dần tiến vào sản xuất những mặt hàng rẻ tiền truyền thống của các nước Đông Nam Á, tạo một sức ép từ dưới lên.
 
Last edited by a moderator:
Nói gì xa xôi, thằng Japan đợt này nghe nói mất vài trăm tỏi $ để deal đồng Yên mà chẳng được gì, coi như mất trắng hiiiiiiiiiiii
 
Tuy nhiên, cuộc chiến tại HOngkong, là HOngkong có 100 tỏi. mức độ kền kền không cao, hongkong là TB 100% nên mới có phần thắng nhanh như vậy, nếu đặt tình huống nặng là WB, IMF làm ngơ để cho toàn bộ kền kền đánh một thằng chẳng hạn như bắc triều tiên theo kte thị trường thì sao ????????
Lúc đó liên đòn : vàng, CK, index, currency thì làm sao chống đỡ
Có lẽ câu hỏi bác đặt ra phải 10-15 sau mới có câu trả lời hiiiiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
Có lẽ câu trả lời là :
+ làm mất thanh khoản thị trường tiền bằng việc fix đồng nội tệ, và điều chỉnh theo thị trường
+ làm mất thanh khoản vàng, bằng việc nhà nước tập trung quản lý
chỉ còn lại thị trường Ck, và index như vậy chỉ còn vấn đề Ck, tiền nội tệ (*lạm phát)
 
Cuộc khủng hoảng năm 97, các bác bên Tài chính của VN nghiên cứu rất kỹ, nhưng có điều không biết có "người" chịu lắng nghe không hay thôi. Nhớ lại giai đoạn đó, có người còn mạnh miệng nói VN đứng ngoài cuộc khủng hoảng, nhưng những năm sau đó...
 
Cái bẫy cuối cùng của khủng hoảng tài chính châu Á 1997?

Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á có thể nói là rất ổn, vẫn tiếp tục phát triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục. Ngoại trừ một số vướng mắc nho nhỏ, như sự gắn chặt đồng nội tệ với đồng USD, chính sách tự do tài khoản vốn, lỏng lẻo trong kiểm soát tài chính...

Thế mà, đùng một cái – khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy. Rất may, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các nước ở châu Á ít bị ảnh hưởng nhất.

Vì sao khủng hoảng lại xảy ra nhanh như vậy? Đây là hiện tượng mang tính qui luật tất yếu hay có một bàn tay tàng hình nào đó giật dây? Thực tế diễn biến khủng hoảng tiền tệ tại các nước Đông Á luôn cho chúng ta cảm giác, có một thỏa thuận ngầm nào đó, khiến người ta đang hợp sức để phá giá đồng tiền của các quốc gia ASEAN. Có thật vậy không? Và nếu có thì để làm gì?
Hơn 10 năm trôi qua, đã có hàng nghìn trang sách về sự kiện này, nhưng các nhà kinh tế vẫn tiếp tục đi tìm câu trả lời thỏa đáng.
Nguy cơ tiềm ẩn
Mùa hè năm 1997, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc, các con rồng con hổ châu Á, đang là điểm đến lý tưởng của giới đầu tư trên khắp thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao, ổn định (trung bình 8-10%), lãi suất đầu tư hấp dẫn, thị trường chứng khoán và nhu cầu tiêu dùng cao cấp phát triển vượt bậc. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thu hút dòng tiền đầu tư trên toàn thế giới đổ dồn về đây, đặc biệt là dòng đầu cơ tài chính ngắn hạn.

Mô hình kinh tế của các nước Đông Á lúc này cơ bản là theo mô hình của chủ nghĩa vị tiền hiện đại (monetarism).2 Chính sách tài chính tiền tệ vĩ mô sẽ quyết định hiệu quả sản xuất. Lạm phát, tỷ giá, thu hút đầu tư là những vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phủ. Cũng không có gì lạ, vì lý thuyết này đến thời nay vẫn rất thịnh hành ở các nước phương Tây. Duy chỉ có hai điểm đặc biệt đáng lưu ý. Thứ nhất, sản xuất tập trung vào xuất khẩu và quan tâm đặc biệt để đáp ứng nhu cầu trên thị trường Mỹ. Thứ hai, gắn chặt đồng tiền quốc gia vào đồng USD. Làm như vậy rõ ràng có nhiều cái lợi, nhưng cũng không ít cái hại. Tự nhiên nền sản xuất trong nước lại phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu trên thị trường Mỹ, cơ sở hạ tầng cũng thế. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường nội địa gần như bị lãng quên. Về lâu dài, nền kinh tế quốc gia sẽ mất dần tính chủ động. Đó là cái hại thứ nhất. Gắn chặt đồng tiền quốc gia vào đồng USD, cảm giác an toàn sẽ tăng lên. Chỉ có điều khi chính sách tiền tệ của USD thay đổi, đồng tiền quốc gia bắt buộc cũng phải thay đổi theo, bất chấp tình hình thực tế trong nước như thế nào. Đơn cử, bắt đầu từ giữa những năm 1990, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, dưới dự lãnh đạo của Alan Greenspan bắt đầu thực hiện chính sách tăng lãi suất tín dụng của đồng USD để giảm thiểu nguy cơ lạm phát. Lãi suất tăng, tiền từ các khu vực vốn có lợi nhuận cao bắt đầu đổ ngược về Mỹ. Phản ứng của các thành viên Đông Á, không có gì ngạc nhiên, là đồng loạt tăng lãi suất (vốn đã quá cao) hòng giữ chân các nhà đầu tư. Đồng tiền quốc gia tăng giá, dĩ nhiên là năng lực cạnh tranh, đặc biệt lợi thế xuất khẩu sẽ giảm đi rất nhiều. Trong khi, tại Mỹ, uy tín của đồng USD ngày càng tăng, mà sản phẩm nội quốc cũng được đà phát triển.

Bàn về vấn đề này, ngay từ năm 1994, nhà kinh tế Mỹ Paul Krugman (MIT) đã lên tiếng cảnh báo về sự thật của các “thần kỳ kinh tế Đông Á”. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế nhờ “bơm” nguồn vốn đầu tư không mệt mỏi từ bên ngoài mà không tạo được những bước tiến thực chất trong sản xuất cũng như nâng cao năng suất sản xuất tổng hợp thì khó có thể mang lại sự thịnh vượng lâu dài.3 Các nước Đông Á có nghe nhưng không mấy để tâm tới lời cảnh báo này. Đơn giản là vì trong thâm tâm họ vẫn nghĩ, sẽ không thể có chuyện gì xảy ra, bởi bên cạnh họ đã có một người bạn lớn, như bức thành trì vững chãi – Hoa Kỳ.
Bị phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, nhà tài phiệt địa ốc Thái Lan Sirivat Voravetvuthikun phải bán sandwich để kiếm sống.
Diễn biến
Thế rồi, chuyện gì phải đến đã đến.
Thái Lan. Đầu năm 1997, một số quỹ đầu cơ tài chính sừng sỏ như Quantum (George Soros) hay Tiger Management Corp. (Julian Robertson) đã ký hàng loạt các hợp đồng mua bán ngoại tệ có thời hạn (bán đồng Baht Thái, với thời hạn thanh toán chậm từ 6 tháng đến 1 năm) với tổng trị giá lên tới 15 tỷ USD. Người ta đang đánh cược là trong tương lai đồng Baht sẽ phá giá. Trong bối cảnh nền kinh tế khan hiếm USD tiền mặt, những kiểu hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn như thế này rất thông dụng. Do đó đến Ngân hàng Nhà nước Thái Lan cũng cảm thấy không có chuyện gì đáng ngại, thậm chí còn xem đây là một trong những phương pháp hữu hiệu đảm bảo vốn lưu thông cho nền kinh tế. Mãi phải đến giữa tháng 5, khi những dấu hiệu tiền khủng hoảng xuất hiện, Ngân hàng Thái Lan mới ra quyết định tạm ngừng những kiểu hợp đồng như thế, nhưng đã quá muộn. Ngày 14-15 tháng 6 năm 1997, thị trường tiền tệ ở Thái tràn ngập lệnh bán đồng Baht. Ngân hàng Nhà nước cố sức giữ giá, trong suốt 2 tuần đã chi ra gần 10 tỷ USD để mua đồng Baht và giữ tỷ giá hối đoái ở mức bình thường 25 baht 1 USD. Nhưng không ăn nhằm gì với làn sóng “rũ bỏ” đồng Baht loang ngày càng rộng trên khắp thế giới. Chính phủ Thái đã vùng vẫy bằng mọi cách: từ dụ dỗ, dọa nạt, răn đe giới tài chính cũng như giới báo. Thậm chí cả làm động tác giả. Ngày 30 tháng 6, Thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh vẫn cố sống cố chết “sẽ không phá giá baht”, thế mà chỉ 2 ngày sau, 2 tháng 7, baht lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht/1USD. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance o¬ne, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản.

Tại Phippines sự kiện cũng phát triển theo một kịch bản tương tự. Duy có khác là chính phủ nơi đây đã kịp thời ngăn chặn được các đợt tấn công trực tiếp của giới đầu cơ tài chính toàn cầu. Thay vì trực tiếp ra mặt mua peso để giữ giá, chính phủ Philippines đã cho tăng lãi suất ngắn hạn (cho vay qua đêm) từ 15% lên tới 24% (03.07.1997). Cách này có hiệu quả, tuy không ngăn chặn được xu hướng mất giá đồng peso, nhưng giảm thiểu tối đa thiệt hại. Đồng peso mất giá từ: 26peso/1 USD trước khủng hoảng, xuống 38 peso/1 USD vào năm 2000. Đây được xem là một thành công lớn.

Kịch bản khủng hoảng ở các nước khác như Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông đều diễn ra với những nét tương đồng. Tuy nhiên, hậu quả thì mỗi nơi mỗi khác, phụ thuộc vào khả năng ứng phó trong điều kiện khủng hoảng của chính phủ và năng lực cũng như cơ cấu của nền kinh tế. Duy chỉ có điều ai cũng biết, thiệt hại mà khủng hoảng đưa lại cho các nước châu Á là quá lớn, dư âm của nó vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.4
Thực chất đã xảy ra chuyện gì?

10 năm là một khoảng thời gian đủ dài để chúng ta nhìn nhận những gì đã qua. Rõ ràng khủng hoảng tài chính châu Á 1997 hoàn toàn không ngẫu nhiên. Đó là một cuộc tấn công các nền kinh tế mới nổi, những con rồng con hổ châu Á, một cách có tổ chức. Vấn đề là ai tấn công và tấn công để làm gì? Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, ngay sau khủng hoảng, đã chỉ mặt gọi tên thủ phạm gây ra mọi chuyện chính là các tập đoàn đầu cơ tài chính với đầu chòm là tỷ phú quốc tịch Mỹ, người Hungary gốc Do Thái George Soros. Quả thật, G. Soros và đồng đội đã kiếm được hàng tỷ USD lợi nhuận sau vụ đầu cơ này. Bản thân G. Soros không phủ nhận việc mình đã kiếm bạc tỷ trong đợt khủng hoảng tiền tệ, Nhưng lại phủ nhận hoàn toàn động cơ của nó. Ông và các đồng nghiệp đơn gian chỉ là những nhà tài chính nhạy cảm, dám mạo hiểm và gặp may. Khủng hoảng kinh tế châu Á, theo G. Soros đó là hệ quả tất yếu báo hiệu một cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều – khủng hoảng tư bản toàn cầu.
G. Soros - người "giật dây" cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997?

Một luồng ý kiến thứ 2 cho rằng, G. Soros nhận nhiệm vụ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, tạo khủng hoảng để ra đòn cảnh báo ASEAN. Còn nhớ, tháng 5-1997, có nghĩa chỉ 2 tháng trước cuộc khủng hoảng, ASEAN đã phớt lờ sự phản đối của Mỹ và EU khi chính thức kết nạp Myanma làm thành viên. Cũng có thể, nhưng chưa thuyết phục. Đơn giản là vì chế độ quân sự ở Myanma đã được thiết lập từ năm 1962. Biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra trong chừng ấy năm, biết bao nhiêu cơ hội, đâu cần chờ đến 35 năm mới ra tay.
 
Vậy thì ai? Ai là chủ nhân đích thực của khủng khoảng?

Kể ra cũng không khó lắm để nhìn thấy. Ai là người được hưởng lợi nhiều nhất từ khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 – người đó là chủ nhân.

G. Soros – dĩ nhiên, nhưng không phải mình ông ta. Chỉ xin liệt kê dưới đây một danh sách ngắn những công ty đã kịp thời “chiếm hữu” tài sản của các tập đoàn châu Á với giá bèo bọt:

- BNP Paribas thôn tính Peregrine, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu châu Á. Đây là kết quả của đồng rupee Indonesia bị phá giá;
- Procter & Gamble nuốt chửng Ssanyong Paper của Hàn Quốc;
- General Motors mua với giá gần như cho không Daewoo Motor;
- Prudential Securities nắm quyền kiểm soát Nava Finance & Securities;
- First Pacific vươn tay tới San Miguel, công ty bia hàng đầu của Philippines;
- Citibank định thôn tính First Bangkok City Bank nhưng chưa thành công.

Danh sách này vẫn còn có thể kéo dài nữa, nhưng thôi. Rõ ràng, các chú hổ mới lớn châu Á, đang bị nhóm thợ săn dày dạn kinh nghiệm phương Tây săn đuổi với vai trò dẫn đường là các tay đầu cơ tài chính G. Soros và đồng đội. Yểm trợ phía sau chính là hai đại xạ thủ IMF và WB, với những khoản vay kèm điều kiện khắc nghiệt, mà nếu thực thi thì chỉ làm khủng hoảng ngày một trầm trọng thêm. Tài sản “săn” được cuối cùng sẽ được phân chia cho số đông theo danh sách kể trên, có tính đến sở thích và tích cách từng người.

Dĩ nhiên, để tổ chức một cuộc săn bắn qui mô như vậy không thể thiếu được người cầm chịch. Người đó là ai? Chẳng nhẽ lại là Mỹ - siêu cường số một thế giới? Hồ đồ, hãy học cách loại bỏ thói quen, buôn bán thua lỗ - đổ lỗi cho số phận. Thất thế trong cạnh tranh quốc tế - đổ lỗi cho nước giàu. Nước Mỹ thì được lợi lộc gì trong vụ đi săn này?

Bị khủng hoảng tài chính “quần” cho một trận nên thân, các nước Đông Nam Á, sau đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Brasil, rồi loang rộng ra tất cả các nước thuộc thế giới thứ ba, ngậm ngùi nhận ra một chân lý bất di bất dịch: muốn phòng chống được khủng hoảng tài chính phải tích trữ thật nhiều ngoại tệ. Càng nhiều càng tốt. Càng nhiều càng yên tâm. Và dĩ nhiên, đã là ngoại tệ thì không có loại nào chắc chắn bằng USD. Thế là các nước đua nhau tích trữ USD, mà không hề nghĩ rằng mình đang tự nguyện tài trợ vốn, không lãi hoặc lãi suất rất thấp cho nền kinh tế Mỹ phát triển.
Cái bẫy cuối cùng của khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 có phải là ở đây?
Và những cạm bẫy nào còn chờ ta phía trước?

Dù cái bẫy trên có có thật hay không, suy diễn của chúng tôi có đúng hay không, thì ta cũng hết sức cảm ơn cuộc khủng hoảng tài chính cách đây mười năm. Cuộc khủng hoảng đã cho chúng ta những bài học quí giá. Mà nhờ đó biết đâu, chúng ta có thể tránh được nhiều cạm bẫy khác trong tương lai. Bài học thứ nhất, phải chủ động trong mọi tình huống, đừng quá phụ thuộc và hy vọng vào một thứ, cho dù là thứ ta tưởng như chắc chắn nhất (ví như sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và độ bền vững của đồng USD). Thứ hai, tự do hóa thị trường vốn là một việc làm nguy hiểm, hãy cảnh giác. Hãy lượng sức mình để cởi và mở hệ thống tài chính, bởi đó là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Nếu để người ngoài dễ dàng kiểm soát và điều khiển ví tiền của nhà mình thì ôi thôi, còn gì để nói nữa. Thứ ba, đừng quá tin tưởng vào các đơn thuốc của các tổ chức tài chính quốc tế (như IMF hay WB), bởi nhiều khi chính họ cũng là đồng tác giả của các trò chơi toàn cầu. Thứ tư, kêu gọi đầu tư, vay mượn tín dụng, làm gì cũng phải hết sức thận trọng. Mục tiêu tăng trưởng cao là tốt. Nhưng không tăng trưởng bằng vay mượn, bằng thu hút đầu tư thiếu thanh lọc. Nếu đảm bảo được mức tăng trưởng ổn định nhờ tăng hiệu suất và sức mạnh sản xuất thực tế là quí nhất. Thứ năm, sống trong thế giới đa cực hôm nay, mỗi quốc gia cũng như mỗi con người đều phải hết sức tỉnh táo, minh mẫn để nhìn rõ bản chất của vấn đề, thấu hiểu sự vận động xung quanh mình. Quyền lực thực sự hiện nay, nếu không thuộc về các cường quốc thì cũng đang nằm trong tay các công ty đa quốc gia và các tập đoàn tài chính khổng lồ. Thế giới luôn thuộc về kẻ mạnh. Những kẻ cùng mạnh sẽ dễ dàng liên kết, điều khiển cuộc chơi toàn cầu để cùng hưởng lợi. Những nền kinh tế nhỏ như chúng ta, nếu không thể lớn mạnh lên được như họ thì không có cách nào khác là phải học được cách ứng xử thông minh. Chí ít cũng phải như Singapore, Hồng Kông, Philippines, hay Trung Quốc 10 năm trước đây.

Thật khó nói, những gì đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Chỉ có điều này là chắc chắn. Kinh tế Mỹ đang đứng trước những thử thách lớn. Đồng đô la đang mất giá cả về giá trị thực và giá trị niềm tin trong cộng đồng thế giới. Với sự xuất hiện của đồng Euro và sự hồi phục của kinh tế Nhật Bản, sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, đại đa số các nước đang tái cấu trúc lại nguồn dự trữ quốc gia. Và dĩ nhiên, thị phần của đồng USD đang ngày một thu hẹp. Đó là tín hiệu bất an cho nền kinh tế Mỹ và cũng là nỗi lo của chúng ta, có thể một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới đang chờ nhân loại ở phía trước.
Tài liệu tham khảo
1. Geogre Soros. The Crisis of Global Capitalism. N.Y.: PuplicAffairs, 1999. M.: INFRA-M, 1999. pp. 149-190.
2. Margaret Thatcher. Statecraft. London. Harper Collins Publishers. 2003. pp.141-146.
3. Deliagin M. World Crisis: General Theory of Globalization. M.: INFRA-M, 2003. pp.304-323.
--------
1 Công đầu thuộc về chính phủ và ngành tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, 10 năm trước, nền kinh tế của chúng ta vẫn chưa được xem là một nền kinh tế mở. Chính “khiếm khuyết” này đã giúp chúng ta “né” được nhiều đòn tấn công của của khủng hoảng tiền tệ toàn cầu.
2 Mô hình này khác với mô hình của Hàn Quốc. Hàn Quốc phát triển dựa chủ yếu các gia đình đại gia (chaebol), chính sách tín dụng nội quốc và mối quan hệ trên mức mật thiết giữa chính phủ và chaebol.
3 http://web.mit.edu/krugman/www/myth.html
4 Chi tiết diễn biến của cuộc khủng hoảng có thể xem thêm tại: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. //vi.wikipedia.org
5 Xem thêm Geogre Soros. The Crisis of Global Capitalism. N.Y.: PuplicAffairs, 1999
 
BƯỚC ĐI SAU KHỦNG HOẢNG

Do cơ chế quản lý đặc thù của Kinh tế thị trường định hướng XHCN nên Việt Nam không bị các phi đội diều hâu dòm ngó và tấn công tiền tệ. Vì vậy, khủng hoảng Việt Nam gắn liền với những khiếm khuyết của thị trường hiện tại và sự kém cỏi trong việc quản lý điều hành thị trường tiền tệ. Thực trạng tổn thất trên thị trường BDS sẽ quyết định mức độ khủng hoảng và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Chúng ta sẽ lại bắt đầu một hành trình mới, vậy nên đặt những bước chân vào vị trí nào để Việt Nam sẽ có được thành công. Thông qua việc nhìn lại khủng hoảng 1997, chúng ta cùng nhau tham khảo những mô hình của các nước bạn để học hỏi và rút kinh nghiệm.

Mô hình Chaebol của Hàn Quốc có lẽ không hợp với mô hình hiện tại của Việt Nam. Việc Việt Nam cố bắt chước theo mô hình Cheabol và nhận thất bại thảm hại hôm nay cũng đã khẳng định điều đó. Vì vậy em xin chọn lọc mô hình có nhiều tương đồng để giới thiệu cách thức vượt qua khủng hoảng của các quốc gia Đông Á & Đông Nam Á. Đó là mô hình của Indonesia, hiện là quốc gia đang tự hào khi có thể đứng trong Top 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới trong những năm tới đây.

Qua trải nghiệm khủng hoảng 1997, ta có thể thấy Indonesia có nhiều nét tương đồng, với hệ thống quản trị nhiều khiếm khuyết, nên kinh tế chưa có chân đế thực sự vững vàng và cơ chế chính trị của họ cũng chưa hoàn thiện. Ngoài ra, vì là 1 quốc gia Hồi giáo nên họ lại còn phải đối mặt với những rắc rối về tôn giáo và các tổ chức vũ trang li khai. Vậy làm sao sau khủng hoảng, Indonesia lại có bước tiến thần tốc như vậy?
 
Last edited by a moderator:
BƯỚC ĐI SAU KHỦNG HOẢNG

Hậu quả khủng hoảng tại Indonesia

Tháng 7 1997, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử.

Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt.

Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống.

Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1.
Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi nhiều.
 
Last edited by a moderator:
BƯỚC ĐI SAU KHỦNG HOẢNG

Mô hình Chaebol của Hàn Quốc có lẽ không hợp với mô hình hiện tại của Việt Nam. Việc Việt Nam cố bắt chước theo mô hình Cheabol và nhận thất bại thảm hại hôm nay cũng đã khẳng định điều đó. Vì vậy em xin chọn lọc mô hình có nhiều tương đồng để giới thiệu cách thức vượt qua khủng hoảng của các quốc gia Đông Á & Đông Nam Á. Đó là mô hình của Indonesia, hiện là quốc gia đang tự hào khi có thể đứng trong Top 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới trong những năm tới đây.

Qua trải nghiệm khủng hoảng 1997, ta có thể thấy Indonesia có nhiều nét tương đồng, với hệ thống quản trị nhiều khiếm khuyết, nên kinh tế chưa có chân đế thực sự vững vàng và cơ chế chính trị của họ cũng chưa hoàn thiện. Ngoài ra, vì là 1 quốc gia Hồi giáo nên họ lại còn phải đối mặt với những rắc rối về tôn giáo và các tổ chức vũ trang li khai. Vậy làm sao sau khủng hoảng, Indonesia lại có bước tiến thần tốc như vậy?

Có phải vì đa đảng không anh???? hồi trước em có con bồ người Indo, thấy nó kêu ca suốt vì đa đảng, nên trên đồng tiền có mặt rất nhiều ông, làm nó không nhớ để trả lời em được...kekeke....
 
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
...............
CHi tiết cuộc tấn công của giới đầu cơ vào đồng baht:
NHư đã trình bày ở trên, thailand dính dậu với các điều kiện xấu dính phải:
1/ Người dân chi tiêu quá khả năng của mình (*nhất là các tài sản giá trị lớn như BDS, và vay NH theo hệ thống kte mỹ dạy), khi khủng khoảng, người dân mất khả năng tham gia thị trường tiền tệ, và chứng khoán
2/ Đồng tiền baht đã tự do chuyển đổi, nhưng khập khiễng là cố định tỷ giá với USD (thay vì phải linh hoạt điều chỉnh, các này chưa bằng USD là thả nổi),
3/ dòng tiền rất tự do ra vào
Vào thời điểm đó baht chỉ có giá trị chứng 35baht/USD, nhưng định giá cao 25 baht/USD, tạo cơ hội cho liên hoàn chưởng (**tạm tính gọn là của soros, thực ra còn bao gồm một lượng không nhỏ đầu cơ của chính người thai)
CHưởng 1: soros (**đàn em, xem bài của bác camus) biết đồng thai mất giá về bản chất (*bởi người dân hưởng thụ cao ở trên, nền SX vì vậy rất mong manh, và dễ vỡ) quyết định short 15 tỷ USD, vì nền kte thai đang thiếu USd (*do người dân hưởng thụ, nhập siêu nguồn USd dự trữ cạn kiệt), khi soros short có nghĩa là rút USD thêm 15 tỷ khỏi TT thai, baht về nguyên tắc sẽ tràn ngập TT thai (*** về biện pháp kỹ thuật, để chống chưởng này: hoặc phải bỏ USD để hút baht về như hongkong nếu giàu, hoặc chơi kiểu giang hồ là cấm short, ngưng sự dịch chuyển tự do của tiền tệ kiểu philippine)
Sai lầm của thai: là thực hiện nửa với 1 trong 2 cách trên + sự không minh bạch lén nút đã tạo hiệu ứng mất niềm tin của chính người thai, nhưng cuối cùng cũng phá giá baht một quả khá lớn
Chưởng 2: soros chỉ đợi có thế (*sự không minh bạch, phá giá) quyết định tung USD mua giá baht tại mức 56 (*mức này cách xa mức giá thật 35 nói trên) khi thị trường mất niềm tin đánh giá sai giá trị baht quá xa, và thu thêm lợi kép bởi chính việc mua đồng baht (*đây có thể là sai lầm kép khi CQ không kịp tạm đóng băng sự luân chuyển của tiền)
Tất nhiên, nếu không nhờ IMF ra tay (** can ngăn) thì soros với song chưởng đó sẽ đánh thai còn thậm tệ hơn nữa, ngược lại thai lại ăn chưởng ba của IMF, khi áp dụng thắt lưng buộc bụng
CHưởng 3 của IMF: vì nội lực trong nước đã cạn, người dân thì mắc nợ ngân hàng, tất bị NH siết nợ >> tóm lại là tài sản thai sẽ bán rẻ như cho. lúc này IMF sẽ dẫn đầu đoàn quân chính danh, thu gom ctY, TÀI SẢN THẬT, vì thắt ống theo lệnh IMF CP thai sẽ không thể in tiền , hay tăng chi tiêu vay mượn để mua rẻ chính tài sản của nước mình
Tóm lại: đừng tin IMF mà phải tự nghiên cứu kỹ, tránh sự việc đã rồi, khác chi con thú lọt vào vòng ngắm, việc chống khủng khoảng cũng phải tự làm (**như malaysia) là tốt nhất
 
BƯỚC ĐI SAU KHỦNG HOẢNG

Sự phục hồi nhanh chóng sau năm 1997 và sức chống chịu tốt của nền kinh tế Indonesia trong khủng hoảng 2008 đã gây nhiều bất ngờ cho các nhà nghiên cứu kinh tế. Điều gì đã làm nên thành công kì diệu đó? Thật lạ kỳ đó chính là những hạt nhân nhỏ bé nhất của nền kinh tế, những doanh nghiệp SME Indonesia...

Những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, xuất khẩu của các SME ở Indonesia tăng lần lượt 3,6% năm 1997 và 5,8% trong năm 1998; trong khi đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn giảm lần lượt 0,8% và âm 7,5%. Sáu tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của Indonesia giảm hơn 22% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu tác động của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Những cũng chính trong giai đoạn này, các SME Indonesia lại một lần nữa chứng tỏ khả năng tự cường của mình, đã vượt qua khủng hoảng tốt hơn nhiều so với các công ty lớn. Vì ít dựa vào những thị trường cũng như các nguồn tín dụng chính thống, các SME đã có thể xoay xở một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn trước các cú sốc bất ngờ trên con đường phát triển.

6 tháng đầu năm 2010, Indonesia là một trong số 12 nước trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương (4,1%), chủ yếu nhờ vào nội lực, chính là nhờ vào sức tiêu thụ hàng hóa của người dân trong nước và đóng góp to lớn của các SME. Theo thống kê năm 2006, Indonesia có khoảng 48,9 triệu doanh nghiệp nhỏ, hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế, chiếm 99,98% tổng số doanh nghiệp cả nước. Các doanh nghiệp này nhằm chủ yếu ở các vùng nông thôn, do đó có một tiềm năng rất lớn để kích thích sự tăng trưởng kinh tế cũng như việc phân phối thu nhập ở các địa phương và ở vùng nông thôn.

Mặc dù hơn một nửa số SME ở Indonesia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng các doanh nghiệp này cũng đóng góp không nhỏ trong khu vực buôn bán, sản xuất, dịch vụ và phân phối. Chính các SME đã thu hút tới 96% tổng số người lao động trong cả nước Indonesia, tương đương trên 85 triệu người; đã đóng góp tới trên 53% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tới hơn 3,1% vào mức tăng trưởng kinh tế đạt 5,5% của năm 2006 và lớn hơn mức đóng góp 2,4% của các doanh nghiệp lớn.

Từ sau thời kỳ khủng hoảng trầm trọng 1997 - 1998, chính phủ Indonesia cùng các tổ chức quốc tế đã có sự nhìn nhận, đánh giá cao và thực sự dành sự chú ý tới việc hỗ trợ các SME. Đã có những hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều giới trong việc đánh giá vai trò của các SME đối với nền kinh tế.

Sau đó, đã có những chương trình hành động được đưa ra để hỗ trợ sự phát triển của các SME tập trung vào một số yếu tố lớn như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển các thể chế tài chính tài trợ cho các SME trên cơ sở công khai và dễ tiếp cận; đưa ra quy định có hiệu quả về dịch vụ phát triển kinh doanh phi tài chính đối với các SME; thành lập các liên minh chiến lược giữa các SME trong nước, giữa các SME với các công ty lớn và với các SME nước ngoài.

Năm 2006, chính phủ Indonesia đã đưa chính sách cả gói nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là các vùng nông thôn với đối tượng là các SME, tạo điều kiện và trao thêm quyền cho các doanh nghiệp này. Cụ thể, chính phủ chủ trương tạo thuận lợi cho các SME được tiếp cận các nguồn tài chính để tăng năng lực tài chính, củng cố hệ thống bảo lãnh cho vay; tận dụng tối đa các nguồn quỹ phi ngân hàng để tài trợ nâng cao năng lực tài chính; tăng cường sự năng động và chất lượng nguồn nhân lực; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có cơ sở kỹ thuật; phát triển năng lực tiếp thị, dành ưu đãi về thuế cho các SME...

Theo các chuyên gia kinh tế, khi các SME có điều kiện tốt hơn để phát triển, sẽ có nhiều việc làm mới cho lực lượng lao động, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèo đói và tạo ra sự ổn định trong xã hội. Việc thúc đẩy thành công vai trò các SME sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững, lâu dài của đất nước với trên 230 triệu dân này.
 
Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1.

Lợi nhuận kỳ vọng lên tới 900% cơ ah, thế này thì đúng là chúa cũng phải tham, keke
 
BƯỚC ĐI SAU KHỦNG HOẢNG

Sự phục hồi nhanh chóng sau năm 1997 và sức chống chịu tốt của nền kinh tế Indonesia trong khủng hoảng 2008 đã gây nhiều bất ngờ cho các nhà nghiên cứu kinh tế. Điều gì đã làm nên thành công kì diệu đó? Thật lạ kỳ đó chính là những hạt nhân nhỏ bé nhất của nền kinh tế, những doanh nghiệp SME Indonesia...

Những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, xuất khẩu của các SME ở Indonesia tăng lần lượt 3,6% năm 1997 và 5,8% trong năm 1998; trong khi đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn giảm lần lượt 0,8% và âm 7,5%. Sáu tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của Indonesia giảm hơn 22% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu tác động của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Những cũng chính trong giai đoạn này, các SME Indonesia lại một lần nữa chứng tỏ khả năng tự cường của mình, đã vượt qua khủng hoảng tốt hơn nhiều so với các công ty lớn. Vì ít dựa vào những thị trường cũng như các nguồn tín dụng chính thống, các SME đã có thể xoay xở một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn trước các cú sốc bất ngờ trên con đường phát triển.

6 tháng đầu năm 2010, Indonesia là một trong số 12 nước trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương (4,1%), chủ yếu nhờ vào nội lực, chính là nhờ vào sức tiêu thụ hàng hóa của người dân trong nước và đóng góp to lớn của các SME. Theo thống kê năm 2006, Indonesia có khoảng 48,9 triệu doanh nghiệp nhỏ, hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế, chiếm 99,98% tổng số doanh nghiệp cả nước. Các doanh nghiệp này nhằm chủ yếu ở các vùng nông thôn, do đó có một tiềm năng rất lớn để kích thích sự tăng trưởng kinh tế cũng như việc phân phối thu nhập ở các địa phương và ở vùng nông thôn.

Mặc dù hơn một nửa số SME ở Indonesia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng các doanh nghiệp này cũng đóng góp không nhỏ trong khu vực buôn bán, sản xuất, dịch vụ và phân phối. Chính các SME đã thu hút tới 96% tổng số người lao động trong cả nước Indonesia, tương đương trên 85 triệu người; đã đóng góp tới trên 53% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tới hơn 3,1% vào mức tăng trưởng kinh tế đạt 5,5% của năm 2006 và lớn hơn mức đóng góp 2,4% của các doanh nghiệp lớn.

Từ sau thời kỳ khủng hoảng trầm trọng 1997 - 1998, chính phủ Indonesia cùng các tổ chức quốc tế đã có sự nhìn nhận, đánh giá cao và thực sự dành sự chú ý tới việc hỗ trợ các SME. Đã có những hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều giới trong việc đánh giá vai trò của các SME đối với nền kinh tế.

Sau đó, đã có những chương trình hành động được đưa ra để hỗ trợ sự phát triển của các SME tập trung vào một số yếu tố lớn như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển các thể chế tài chính tài trợ cho các SME trên cơ sở công khai và dễ tiếp cận; đưa ra quy định có hiệu quả về dịch vụ phát triển kinh doanh phi tài chính đối với các SME; thành lập các liên minh chiến lược giữa các SME trong nước, giữa các SME với các công ty lớn và với các SME nước ngoài.

Năm 2006, chính phủ Indonesia đã đưa chính sách cả gói nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là các vùng nông thôn với đối tượng là các SME, tạo điều kiện và trao thêm quyền cho các doanh nghiệp này. Cụ thể, chính phủ chủ trương tạo thuận lợi cho các SME được tiếp cận các nguồn tài chính để tăng năng lực tài chính, củng cố hệ thống bảo lãnh cho vay; tận dụng tối đa các nguồn quỹ phi ngân hàng để tài trợ nâng cao năng lực tài chính; tăng cường sự năng động và chất lượng nguồn nhân lực; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có cơ sở kỹ thuật; phát triển năng lực tiếp thị, dành ưu đãi về thuế cho các SME...

Theo các chuyên gia kinh tế, khi các SME có điều kiện tốt hơn để phát triển, sẽ có nhiều việc làm mới cho lực lượng lao động, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèo đói và tạo ra sự ổn định trong xã hội. Việc thúc đẩy thành công vai trò các SME sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững, lâu dài của đất nước với trên 230 triệu dân này.

Cảm ơn chú về một bức tranh tòan cảnh vụ 1997. Năm 2007thế giới tài chính nói không thể có vụ thứ hai như 1997 nữa vì giới tài phiệt các nước khác đã khôn ra. Điều ấy không đúng, bởi các vụ khủng hỏang bao giờ cũng là áp lực tích lũy, và hiệu ứng dây chuyền là quy luật tất yếu của quan hệ nhân quả kiểu phụ thuộc lẫn nhau hiện nay.

Vì vậy, bài học kinh điển 1997 cho chúng ta thấy rõ nguy cơ của bong bóng và của sự duy ý chí và thiếu chuẩn bị. Không phải vô cớ Indo phục hồi nhanh nhờ SMEs, mà về bản chất, SMEs tạo nên một hệ thống uyển chuyển, khả năng tái tạo và phục hồi tốt hơn các định chế khổng lồ và cứng nhắc. Nói một cách ví von, định chế lớn như một cái thùng, còn mạng lưới SME như một cái lưới buộc xuống đất. Khi có lốc đến thì cái thùng dù nặng đến mấy cũng bị cuốn đi, còn cái lưới vì buộc xuống đất nên chỉ lật phật và còn lại.

Năm 1996, trong một lần chém gió với các đệ trước khi đệ của anh đi sang xứ cờ hoa, anh đã chém gió thế này:
" Tương lai của nền sản xuất hiện đại không còn là sản xuất đại trà, mà là thuộc về công nghệ hiệu suất cao và nano. Khi ấy giá thành sản xuất sẽ thấp nhưng giá trị và giá thành sản phẩm cao nhờ cái gọi là hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Nhờ cách phân chia công đọan kiểu module, chuẩn hóa toàn bộ nguyên liệu/bán thành phẩm ở các khâu, công nghệ mới sẽ nhanh chóng đưa sản xuất đại trà vào dĩ vãng"

E rằng điều chém gió ấy sẽ là cái biến công xưởng của thế giới thành một núi rác khổng lồ sau khi cơn bão thế giới hiện nay qua đi. Và khi ấy, cái gì sẽ đến?
 
Cảm ơn chú về một bức tranh tòan cảnh vụ 1997. Năm 2007thế giới tài chính nói không thể có vụ thứ hai như 1997 nữa vì giới tài phiệt các nước khác đã khôn ra. Điều ấy không đúng, bởi các vụ khủng hỏang bao giờ cũng là áp lực tích lũy, và hiệu ứng dây chuyền là quy luật tất yếu của quan hệ nhân quả kiểu phụ thuộc lẫn nhau hiện nay.

Vì vậy, bài học kinh điển 1997 cho chúng ta thấy rõ nguy cơ của bong bóng và của sự duy ý chí và thiếu chuẩn bị. Không phải vô cớ Indo phục hồi nhanh nhờ SMEs, mà về bản chất, SMEs tạo nên một hệ thống uyển chuyển, khả năng tái tạo và phục hồi tốt hơn các định chế khổng lồ và cứng nhắc. Nói một cách ví von, định chế lớn như một cái thùng, còn mạng lưới SME như một cái lưới buộc xuống đất. Khi có lốc đến thì cái thùng dù nặng đến mấy cũng bị cuốn đi, còn cái lưới vì buộc xuống đất nên chỉ lật phật và còn lại.

Năm 1996, trong một lần chém gió với các đệ trước khi đệ của anh đi sang xứ cờ hoa, anh đã chém gió thế này:
" Tương lai của nền sản xuất hiện đại không còn là sản xuất đại trà, mà là thuộc về công nghệ hiệu suất cao và nano. Khi ấy giá thành sản xuất sẽ thấp nhưng giá trị và giá thành sản phẩm cao nhờ cái gọi là hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Nhờ cách phân chia công đọan kiểu module, chuẩn hóa toàn bộ nguyên liệu/bán thành phẩm ở các khâu, công nghệ mới sẽ nhanh chóng đưa sản xuất đại trà vào dĩ vãng"

E rằng điều chém gió ấy sẽ là cái biến công xưởng của thế giới thành một núi rác khổng lồ sau khi cơn bão thế giới hiện nay qua đi. Và khi ấy, cái gì sẽ đến?

Thực ra, đây là điều tôi suy nghĩ và trăn trở nhất, đó là chiến lược phát triển của Vn có nên thay đổi không, trước làn sóng đề nghị đổi chiến lược:
1/ Phát triển nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu của VN (*phát huy lợi thế văn minh lúa...)
2/ Phát triển SME
........
NHưng nghĩ lại thì thấy đó là sự sai lầm mà có thể phải trả giá sau này, cụ thể đài loan là nước mà SME được phát triển mạnh nhất, hay thai đã từng chọn nông nghiệp là quốc sách.
Bởi bản chất kte thị trường là tự do phát triển, nên chuyện SME phát triển là bình thường (** chẳng phải là chiến lược gì, và đó là mục đích sau cùng của phát triển kte, là để người dân tự kiếm ăn, tự làm tự sống...nhà nước khi ấy sẽ có nguồn lực mạnh, trình độ cao để can thiệp mạnh thị trường khi cần thiết như kiểu mỹ, nhật bi giờ)
Còn chuyện nông nghiệp thực ra là chuyện nhỏ, chỉ cần một ông Tâm có thể ôm cả đồng bằng sông cửu long, cần gì vốn và nhân lực cấp quốc gia
Bởi vậy CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN của Vn vẫn đúng và không nên thay đổi, việc phát triển một ngành công nghiệp nặng đạt đến ưu thế tuyệt đối trên thế giới vẫn không bao giờ thay đổi, chỉ khi chúng ta làm chủ ngành luyện kim, như thép vật liệu ta mới giành ưu thế canh tranh, ví dụ : tàu biển là 40% giá trị là tôn vỏ 40% là máy móc. nếu có tôn thì ta nghiễm nhiên có 40% nội địa hoá, có thân máy có thêm 30% (** phần piston.. không dễ nên làm khác trung quốc là ta tạm mua mua đồ nhật để tàu VN chất lượng cao cỡ 90% của nhật là OK) nữa là 70%, lúc đó mới nói chuyện cạnh tranh quốc tế.
Tất nhiên để thực hiện thành công, cần một lượng vốn tập trung lớn, cần những ngành công nghiệp tiền chiến lược để thu $ về.
+ Như tôi từng nói nếu chọn ngành XD thì phải hiệu chỉnh lại là XD đấu thầu quốc tế (**như korea) chứ XD cho nhu cầu trong nước bây giờ đã bão hoà và không hiệu quả
+ Chọn ngành năng lượng để hỗ trợ SME, kte phát triển
+ Chọn ngành dược vì có tính đại trà, LN cao, sản lượng lớn
Phải nói DN lớn đa quốc gia như pháo, hoả tiễn còn SME như súng cá nhân AK, AK thì đánh du kích kiểu ở chiến khu việt bắc là OK, nhưng đánh điện biên phải cần pháo hoả tiễn
NHưng trong chiến lược có nhiều bước, tiến thoái nhịp nhàng vừa qua có thể tính là bước không khôn ngoan do khách quan thế giới khủng khoảng, thị trường lớn sứt mẻ nhiều, vậy ta thối lui về phát triển SME không phải là bước tệ, bởi SME cũng là mục tiêu cuối cùng, kte chiến lược chẳng qua là những bước đi táo bạo nhằm đưa VN vượt qua hàng trăm nước trở thành nước công nghiệp phát triển, và lúc đó SME phát triển nên tiếp quản nền kte đó chứ ai.
 
Last edited by a moderator:
BƯỚC ĐI SAU KHỦNG HOẢNG

Năm 1999, Brazil cũng vấp phải khủng hoảng tài chính với những thiệt hại nặng nề. Gồng mình vượt qua gian khó, hiện nay Brazil đã trở thành 1 trong những nước BRIC có tiếng nói trên bình diện toàn cầu. Chúng ta cùng nhìn lại những kinh nghiệm quý báu của họ.

Thực trạng khủng hoảng Brazil 1999

Tại Brazil, tháng 1/1999 đồng Rial mất giá 37%, NHTW nâng lãi suất lên 37%, Chính phủ phải quyết định phá giá đồng Real. Từ tháng 2/1999, NHTW Brazil công bố áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu (CSLPMT), đồng thời tăng lãi suất cơ bản lên 45%/năm. Tháng 6/1999, Brazil công bố Nghị định nhằm thể chế hoá lạm phát mục tiêu với các nội dung chủ yếu: Thông báo về các mục tiêu lạm phát cho 12 tháng của các năm 1999, 2000, 2001 và cam kết thông báo mục tiêu cho năm 2002 và 2 năm tiếp theo; giao Uỷ ban tiền tệ quốc gia nhiệm vụ đặt ra các mục tiêu về lạm phát và biên độ dao động trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính; giao NHTW thực hành các chính sách cần thiết để đạt được các mục tiêu lạm phát đề ra; thiết lập các quy trình trách nhiệm của NHTW, nếu vượt biên độ cho phép thì Thống đốc NHTW phải có văn bản giải trình gửi cho Bộ Tài chính về nguyên nhân, giải pháp khắc phục, thời gian đưa lạm phát trở lại biên độ cho phép; cải thiện tính công khai, minh bạch của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và giải pháp chiến lược trọng yếu của Chính phủ hàng năm.
 
Chính sách lạm phát mục tiêu

Chính sách lạm phát mục tiêu (CSLPMT) là một nền tảng cơ sở cho chính sách tiền tệ, được đặc trưng bởi việc NHTW công bố với công chúng một mục tiêu định lượng chính thức (thường là một khung phạm vi hơn là một giá trị cụ thể) cho tỷ lệ lạm phát trong một hoặc vài thời kỳ, dựa trên quan điểm ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của chính sách tiền tệ trong dài hạn. Một trong những đặc trưng về quan điểm có tác động mạnh là công khai với công chúng về những kế hoạch, mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách và trong nhiều trường hợp là cả về cơ chế truyền tải trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của NHTW trong việc theo đuổi mục tiêu”.

Lạm phát mục tiêu thực chất là một kiểu chính sách tiền tệ được cụ thể và lượng hoá; để thực thi chính sách này đòi hỏi NHTW phải được quyền định đoạt các công cụ chính sách tiền tệ trước các tình huống kinh tế và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị.

Thực thi CSLPMT là một chiến lược quan trọng để các chính sách của NHTW trở nên công khai, minh bạch, dễ dự đoán hơn, giúp cho lạm phát giảm xuống, giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ tính ưu việt này nên nhiều nước đã áp dụng khá thành công CSLPMT để kiềm chế lạm phát.
 
Đối phó với tình trạng đô la hoá

Đô la hoá đã làm phức tạp nhiệm vụ quản lý chính sách tiền tệ của Brazil. Tình trạng này làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn thương, NHTW chần chừ trong việc thả nổi đồng nội tệ vì các tác động có hại của việc phá giá có thể gây tổn thất cho những người tham gia thị trường không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Để đối phó tình trạng đô la hoá, NHTW Brazil đã phải nâng cao hơn độ tin cậy, trách nhiệm của họ bằng cách cố gắng đạt được mục tiêu lạm phát đã đề ra, đồng thời tạo ra các công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của đồng nội tệ với USD, tăng cường sự kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động ngoại hối và rủi ro tỷ giá của các trung gian tài chính.

Đối phó với dòng vốn ngoại chảy vào

Ngoài cuộc chiến với lạm phát và đô la hóa, NHTW Brazil còn phải đối mặt với những thách thức từ sự tăng lên của dòng vốn ngoại chảy vào. Đồng nội tệ có khuynh hướng lên giá làm cho NHTW bối rối trong chính sách đáp trả. Nếu tăng lãi suất thì càng hấp dẫn thêm luồng vốn nước ngoài và nếu để đồng nội tệ lên giá lại có tác hại đến việc giảm thâm thụt cán cân mậu dịch và càng làm cho lạm phát gia tăng.

Để đối phó với tình trạng này, NHTW các nước Mỹ La tinh đã chọn mục tiêu ổn định giá cả, chỉ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi thị trường có biến động quá mức. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực canh tranh về chất lượng hàng hoá và giá cả, Chính phủ đẩy mạnh cải cách cơ cấu giúp cho nền kịnh tế linh hoạt hơn, có khả năng chống đỡ với cú sốc từ bên ngoài.

Ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng

Cái giá phải trả cho khủng hoảng ngân hàng là vô cùng to lớn do sự đổ vỡ có tính hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và lòng tin của công chúng đối với ngân hàng. Do vậy, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng là cực kỳ cần thiết, cần trao quyền cho các nhà quản lý ngân hàng để giải quyết những vấn đề đảm bảo tính thanh khoản và khả năng trả nợ từ khi mới chớm nở; thiết lập hệ thống cảnh bảo sớm cho hệ thống ngân hàng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tái cấu trúc ngân hàng và các giải pháp cần được cải tiến để giải quyết các vấn đề khủng hoảng ngân hàng nhằm ít gây tổn thất và có hiệu quả nhất.

Giải pháp CSLPMT với nhiều quyền hạn đã được trao cho NHTW Brazil.T rên thực tế, dù tính độc lập của NHTW Brazil và cam kết ổn định giá cả vẫn chưa rõ ràng vì chỉ dựa vào một văn bản là Nghị định mà chưa có Luật. Tuy vậy, CSLPMT đã được vận hành tốt ở Brazil, đồng Real từ chỗ mất giá 45% khi khủng hoảng xẩy ra đã ổn định ở mức giá thấp hơn là 30%; tăng trưởng kinh tế quốc dân được hồi phục tăng 1% trong năm 1999; đã không có các vụ hoảng loạn trong lĩnh vực ngân hàng.

Chính phủ Brazil đã giữ được mức thâm thụt ngân sách ở mức có thể kiểm soát được, điều này rất quan trọng bởi vì tài trợ cho chi tiêu công với nguồn lực từ NHTW sẽ dẫn tới việc tăng tỷ lệ nợ/GDP. Từ đó có thể dẫn tới sự tăng lãi suất thực và chỉ số “ rủi ro quốc gia”; những nhân tố này làm giảm khả năng điều hành chính sách tiền tệ và tăng tổn thất cho nền kinh tế trong khi đang theo đuổi chính sách giảm lạm phát.

Tổng kết quá trình chống lạm phát của Brazil, các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF đã nhận định rằng nước này đã thành công trên cả 4 mặt: Cải cách NHTW bằng cách tăng quyền tự chủ, tính trách nhiệm cao và tính độc lập; thực thi CSLFMT đảm bảo tính công khai, minh bạch và cam kết trước công chúng; đối phó có hiệu quả với tình trạng đô la hoá, áp dụng tỷ giá linh hoạt; hạn chế tác hại của dòng vốn chảy vào vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế; ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ khủng hoảng ngân hàng.
 
Năm 1996, trong một lần chém gió với các đệ trước khi đệ của anh đi sang xứ cờ hoa, anh đã chém gió thế này:
" Tương lai của nền sản xuất hiện đại không còn là sản xuất đại trà, mà là thuộc về công nghệ hiệu suất cao và nano. Khi ấy giá thành sản xuất sẽ thấp nhưng giá trị và giá thành sản phẩm cao nhờ cái gọi là hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Nhờ cách phân chia công đọan kiểu module, chuẩn hóa toàn bộ nguyên liệu/bán thành phẩm ở các khâu, công nghệ mới sẽ nhanh chóng đưa sản xuất đại trà vào dĩ vãng"

1. Anh Giailang có tầm nhìn quá chuẩn từ khá lâu rồi
2. Đám đệ của anh lại không ngon được như vậy :)
3. Tầm nhìn của Anh về tương lai thế nào ?
 
Back
Top