Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Bài cho đại ca Tập:
Trong cái nguy có cái...cơ, như ông thầy Táo nói hiiii TQ là nên kte nhà nước áp đảo. thì nói toẹt cái móng heo ra là anh có 100 cái túi, chả nhẽ như thằng bờm ở xứ V, đồng a mua muối đồng b mua tương. nhỡ tương nên giá vì chợ không nhập hàng dc thì cắp đít về . chả nhẽ không rồn vào mua tương trước để chết đói
Ý là 1000 cái DN NN đó có chung một chủ là thằng ABC đó. thì sao không hạch toán nội bộ cho nhau. xóa nợ...như vậy một loạt cái chỉ số GDP, ....sẽ down con pà rôn xuống trường giang.
còn hơn giờ phải đi vay nợ đại bàng để cân đối....mà giờ mà xin thua chắc hơi muộn, đại bàng nó lại đòi qua new york ..xin lỗi dưới cờ hoa, kiểu vụ nổi hứng định sờ cặp hạt nhân của Trung Thor thì ...khó quá hiiiiii
 
Lão này cứ nói ngược, phải nói là Lưu Thiện khôn hơn Khổng Minh đấy chứ :15:
Mỗi cuối tuần là em chờ xem cho bằng được "Liên minh quân sư - Phần 2" đó thầy Táo :113:
Mới rồi KM tạ thế, Tư Mã Ý vào guồng, tự dưng thấy buồn chả muốn coi nữa :21:
Giữa sử sách và điện ảnh, khác nhau 1 trời 1 vực. Còn chưa kể tính xác thực theo thời gian.
Túm 1 câu là Xã đội trưởng nhà em phán gọn hơ "Nhìn Lưu Thiện ngu dễ sợ, Khổng Minh thì khắc khổ quá, chỉ Tư Mã Ý phong độ thôi" :43:
Lẽ nào bác Tào khi xưa chém quá đúng "Phàm đại sự, không biết thì về nhà hỏi vợ..." ? :6cool_beat_shot:
 
Bản thân tôi đang chờ đợi điều đó. Tôi muốn hỏi các thành viên của diễn đàn, các bạn nghĩ gì về tương lai của giao dịch Forex ở nước mình. Ý tôi là, cách tiếp cận của chính phủ đối với lĩnh vực này sẽ là gì. Tôi đã đọc trong các diễn đàn khác rằng chính phủ sẽ thể hiện sự phản đối đối với lĩnh vực này.
thị trường stock chưa bão hòa thì đừng mong cái khác nhá. nhưng leader nó tạo khoảng hở là cho bác làm tiên phong, để khi mở thị trường thì có người dẫn lối hiiiiiiii
 
VIỆT NAM 2016: SANG TRANG
..................
Năm 2015 đánh dấu một bước quan trọng trong con đường Việt Nam đi sâu vào các hiệp định tự do hóa thương mại. Những điều chỉnh mở rộng theo thỏa thuận WTO, ký kết TPP và chính thức mở cửa thị trường nội khối Asean là những sự kiện quan trọng nhất. Trong điều kiện nền kinh tế suy yếu, việc tham gia các thỏa thuận thương mại tự do đem lại những ảnh hưởng trái chiều. Về mặt tích cực, Việt Nam có thể thu hút những nguồn vốn mới đầu tư, tạo thêm nhiều động lực cho nền kinh tế. Về mặt tiêu cực, có thể thấy rõ Việt Nam dấn thân vào một sân chơi cạnh tranh quyết liệt, sòng phẳng mà chưa có sự chuẩn bị đáng kể nào. Hậu quả là các doanh nghiệp nội, bất kể doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng khi bị cạnh tranh mạnh với những đối thủ có nguồn lực mạnh và nhiều kinh nghiệm hơn. Dĩ nhiên, thiệt thòi nhiều nhất sẽ là các doanh nghiệp SME của Việt Nam khi họ yếu và thiếu cả về công nghệ và nguồn lực.

Tác động toàn cầu hóa:
.....................
Ở một chiều khác, sau khi mở cửa theo các hiệp định thương mại tự do, các dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào thị trường và gây ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Sẽ có thêm nhiều dự án, nhiều công ăn việc làm, nhưng sự ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại sẽ không đem lại thêm nhiều cho việc thu ngân sách. Các dòng vốn ngoại sẽ dần lấn át thị trường nội địa, tạo áp lực cạnh tranh khốc liệt và dần loại bỏ những doanh nghiệp nội đuối sức trong cuộc đua cần nhiều nguồn lực này.

Có thể nhìn rõ rệt hơn khi Việt Nam sẽ dần trở thành trung tâm gia công, chế biến hàng hóa mới với lợi thế về địa lý và việc được hưởng các quy chế tự do. Lao động Việt Nam sẽ được nâng cấp về trình độ, kỹ năng làm việc, có một môi trường rộng mở hơn. Người Việt Nam sẽ dịch chuyển nhiều hơn và có thể làm việc ở nhiều nước khác nhau với nhiều thỏa thuận về hình thái lao động.

Sang trang:

Sau những biến động và các chính sách trong lộ trình vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã định hình rõ hướng đi của mình. Bỏ lại những kỳ vọng, những ước mơ phù hoa để về với thực tại, chúng ta chính thức bước sang một trang mới: Việt Nam trở thành một quốc gia làm thuê.

Với doanh nghiệp, việc xuất hiện những dòng vốn đầu tư mới, những doanh nghiệp nội địa nhanh chóng suy yếu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thời gian tới là quá trình phân hóa mạnh, và sẽ có một cuộc thanh lọc cho một chu kỳ mới. Sẽ chỉ còn lại những doanh nghiệp đủ mạnh trên thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước, dù muốn hay không, sẽ buộc phải tái cấu trúc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ buốc phải tái định hướng chiến lược của mình cho phù hợp với tình hình chung và xu hướng xác định chiến lược đi theo các tay chơi lớn, tham gia vào chuỗi sản xuất của những công ty lớn sẽ trở nên phổ biến. Những tập đoàn lớn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam sẽ tác động mạnh mẽ đến xu hướng đó, và ngoài dệt may và da giày, lại xuất hiện thêm những lớp công ty gia công trong những ngành nghề khác.
....................................
Nền sản xuất nội địa sẽ không có nhiều điểm đáng lưu ý trong những năm tới do doanh nghiệp Nhà nước chật vật với quá trình thay đổi, còn doanh nghiệp SME thì suy yếu trong cuộc cạnh tranh trên diện rộng. Ngân sách Nhà nước tiếp tục khó khăn với gánh nặng nợ công ngắn hạn và đối diện cả với những khó khăn khi nền kinh tế thay đổi trạng thái để thích nghi với chu trình mới.

Tuy nhiên, khi trở thành điểm đến của luồng đầu tư gia công, chế xuất, hoạt động dịch vụ hạ tầng cho sản xuất, dịch vụ logistic và các hoạt động phục vụ cho hệ thống supply chain toàn cầu sẽ có những bước tiến đột phá. Khối dịch vụ có thể trở thành nhóm ngành nhiều hứa hẹn để phát triển lâu dài và có đóng góp lớn khi Việt Nam có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trên các tuyến hải trình quốc tế. Việc mở cửa khối kinh tế Asean và việc hoàn thiện tuyến đường xuyên Á sẽ tạo điều kiện tốt hơn nữa để Việt Nam khai thác thế mạnh này của mình.

Cơ hội nào cho chứng khoán:

Nền sản xuất nội địa khó khăn, các chính sách tiền tệ bó buộc sẽ không là tiền đề ưa thích cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi thành điểm gia công của thế giới với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì diễn biến thị trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhóm nhà đầu tư này.

Trong 1,2 năm tới thị trường sẽ có dao động mạnh do tác động nhiều chiều từ thực tại nền kinh tế, từ tác động của các nguồn vốn mới nhập thị trường, từ những thương vụ mua bán, thâu tóm doanh nghiệp và cả từ những thay đổi chính sách của Nhà nước với mong muốn hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đúng hẹn. Thị trường có thể phân hóa sâu sắc khi tồn tại những doanh nghiệp tăng trưởng liên tục và những nhóm doanh nghiệp bị mài mòn theo thời gian và thử thách mới của thị trường.

Quay trở lại với những nhận định từ cuối 2015 để nhìn thấy những thay đổi của thị trường trong quãng thời gian 2016-2018. Với quy mô thị trường CK hiện tại, thực sự cũng được coi là một sự lột xác và dần dần thị trường Ck đang hướng tới đúng vai trò đích thực của nó: đó là thị trường vốn. Đã rất nhiều công ty gia tăng quy mô của mình trong quãng thời gian vừa qua và xác lập được vị thế cạnh tranh nhờ hút được vốn thông qua thị trường. Thị trường đã có sự tham gia của nhiều nguồn vốn nước ngoài, làm động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thời gian dài.
 
Việc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khởi động nên những biến động mạnh mẽ trên thị trường. Để cung cấp những góc nhìn đa chiều trong phân tích về nội dung, diễn biến và tác động của Trade War, xin được giới thiệu một góc nhìn được nhiều người quan tâm đi theo biến đổi kỷ nguyên 4.0 là mối tương quan giữa công nghệ với Trade War.
 
TRADE WAR: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI TỪ GÓC NHÌN CÔNG NGHỆ

Những vấn đề chung:

Những thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh hiện nay và đặc biệt là sự căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống các chuỗi cung ứng toàn cầu và những tạo ra hiệu ứng đi theo là khá phức tạp với các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.


Sau nhiều năm hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt là những năm gần đây khi tham gia sâu vào các hiệp định thương mại tự do, nền kinh tế Việt Nam đã có độ mở cao, chịu ảnh hưởng lớn với các diễn biến của kinh tế thế giới. Việc mở rộng hoạt động xuất khẩu và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu đặt ra yêu cầu Việt Nam phải luôn theo sát và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường bên ngoài.

Ở một khía cạnh khác, công nghệ nói chung, và công nghệ thông tin nói riêng, những năm gần đây có những bước tiến đột phá, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc triển khai kinh doanh và xây dựng những mô hình kinh doanh thế hệ mới. Vậy trong những biến động lớn của môi trường kinh doanh, mối quan hệ gốc gác giữa hai vấn đề trên cụ thể như thế nào và khả năng sẽ đi về đâu là một chủ đề được nhiều người quan tâm; trong lộ trình xác định mức độ ảnh hưởng của biến động và việc điều chỉnh chiến lược phát triển của doanh nghiệp hay nền kinh tế cho phù hợp với diễn biến thực tế. Chúng ta hãy tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn về Trade war từ xu hướng cạnh tranh công nghệ toàn cầu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mối quan hệ tương quan:

Sức mạnh của nước Mỹ trong quá khứ:

Trong quá khứ, nước Mỹ là mảnh đất thiên đường cho sáng tạo, là miền đất hứa cho các chuyên gia kỹ thuật, nhà phát minh, các kỹ sư hàng đầu. Nơi đây cung cấp một môi trường làm việc có tính khích lệ cao với các nhà nghiên cứu công nghệ, hành lang luật thông thoáng, rõ ràng, khả năng ứng dụng nghiên cứu vào thực tế tốt, mức đãi ngộ cao. Nước Mỹ đã là nơi hội tụ của những trí tuệ hàng đầu về công nghệ suốt từ thời thế chiến thứ hai cho đến sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhờ khả năng thu hút cực lớn nên nước Mỹ luôn giữ vị trí số một trong việc nắm các phát minh, công nghệ chủ chốt trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất trên thế giới.

Việc nắm giữ những hệ thống công nghệ tân tiến nhất trong mọi lĩnh vực, làm chủ công nghệ cốt lõi hoặc thiết bị chế tạo ra máy móc, Mỹ chiếm lĩnh được vị thế định giá cho ngành công nghiệp chế tạo, từ đó tạo ảnh hưởng hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất. Chỉ nhìn lại những thời kỳ động cơ GE chi phối ngành sản xuất máy bay, ngành sản xuất tổ hợp máy phát điện. Động cơ Cummins của Mỹ có mặt trong những chiếc máy xúc, từ CAT của Mỹ đến các máy của Nhật, Hàn, Trung Quốc và có mặt trong nhiều loại máy phát điện với thương hiệu châu Âu, châu Á đủ loại, là động cơ của nhiều loại tàu hỏa, tàu biển lớn. Ngành công nghệ thông tin với sự chiếm lĩnh của IBM, Microsoft, Sun, HP… luôn tạo ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới mà không có đối thủ xứng tầm.

Từ vị thế chi phối những tiền đề của sản xuất, luôn có công nghệ hiện đại nhất đã tạo nên ưu thế cạnh tranh không thể so sánh, khả năng chi phối thị trường công nghiệp toàn cầu và Mỹ giữ được vai trò nước xuất khẩu cả lạm phát và giảm phát ra thị trường thế giới.
 
Tương quan về khả năng công nghệ hiện tại:

Trải qua thời gian, khả năng sản xuất của thế giới lớn lên rất nhiều đi cùng với việc phân công lại lao động toàn cầu. Công nghệ thông tin phát triển bùng nổ cũng đang định vị lại thị trường lao động cũng như các thành phần kinh tế. Mỹ vẫn là nơi có nền kinh tế tri thức hàng đầu nhưng họ đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự vươn lên không ngừng của các quốc gia khác.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, không thể không nhắc tới sự vươn lên của Trung Quốc. Với chính sách bắt buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ khi sản xuất tại Trung Quốc, cộng với khả năng học hỏi sao chép cực nhanh, Trung Quốc đã không ngừng cập nhật và làm mới mình trong lộ trình phát triển kỹ thuật.

Khi kinh tế phát triển, Trung Quốc sẵn sàng đưa ra chế độ đãi ngộ tốt để đưa được nhân sự kỹ thuật cao làm việc tại nước họ. Cộng với môi trường luật còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ với việc giám sát sở hữu trí tuệ, chính sách hỗ trợ ngầm rất mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc, họ đã có được những thành tựu trong công nghệ cao, trải dài từ công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ điện tử, đến các ngành sản xuất công nghiệp dân dụng.

Vị thế độc tôn trong việc cung cấp công nghệ lõi, các dây chuyền, thiết bị chủ chốt cho các ngành sản xuất của Mỹ bị suy yếu, mất đi tính cạnh tranh theo thời gian. Cho đến khi xuất hiện sự bùng nổ của công nghệ thông tin với trào lưu 4.0, vị thế của Mỹ lại càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Với thị trường tiêu thụ hơn 1 tỷ dân, chính sách lỏng lẻo về sở hữu trí tuệ cho phép Trung Quốc sao chép và sản xuất được rất nhiều sản phẩm với giá thành cạnh tranh tuyệt dối. Sản xuất ở sản lượng lớn cho phép tối ưu hóa chi phí và hạ giá thành, khiến họ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất, công xưởng của thế giới. Các ngành sản xuất đồ gia dụng, điện tử, hay các sản phẩm công nghiệp thông thường hiện giờ Trung Quốc không có đối thủ cạnh tranh.

Từ mác sản xuất hàng giá rẻ, giờ đây họ đã có những tập đoàn với tiềm lực rất mạnh, đủ sức cạnh tranh toàn cầu. Hàng sản xuất tại Trung Quốc không còn là những mặt hàng chất lượng kém nữa. Trung Quốc đã có những sản phẩm cho ngành vũ trụ hay các ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật khắt khe và công nghệ cao. Trong lĩnh vực công nghệ số, việc Lenovo mua lại bộ phận sản xuất máy tính, server của IBM là một mốc đánh dấu sự dịch chuyển vai trò trong ngành. Hay như gần đây, sự xuất hiện của Alibaba hay Tencent được xem là thước đo đối trọng với những thành công của Facebook hay Amazon của Mỹ.

Hướng tới môi trường phát triển IoT, các hãng công nghệ của Trung Quốc nhanh chóng triển khai được những ứng dụng cụ thể, dưới chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc và sự thiếu chặt chẽ về luật. Huawei đã thử nghiệm được 2 mô hình smart city tại Valencia (Tây Ban Nha) và Malaysia. Trong khi đó, AT&T và các hãng công nghệ của Mỹ vẫn còn chật vật trong việc xử lý các điều kiện về luật để có thể triển khai công việc đảm bảo các yêu cầu về bảo mật cũng như quyền riêng tư theo luật định. Họ đã phải lập một liên minh vận động hành lang để có thể có được lối mở trong việc triển khai IoT với tốc độ nhanh hơn.


Công nghệ thông tin phát triển cũng giúp nhân sự trong ngành này có nhiều lựa chọn hơn. Họ không nhất thiết phải làm cho công ty của Mỹ để có thu nhập cao, họ cũng không nhất thiết phải đến Trung Quốc hay Ấn Độ mà vẫn có thể làm việc cho các công ty của các nước này. Việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) hay các loại robot tự động giờ đây là cuộc chiến gần như ngang ngửa giữa các quốc gia đang đầu tư sâu cho công nghệ.

Công nghệ ứng dụng ở châu Á, với những phát kiến không cần quá độc đáo nhưng lại có tác động mạnh tới người dùng, đang tạo ra ảnh hưởng cực lớn. Thanh toán dùng QR code là ví dụ khá sinh động cho vấn đề này. Trung Quốc từ một quốc gia chuyên sử dụng tiền mặt đã nhanh chóng thành quốc gia thanh toán điện tử đứng đầu thế giới. Đi theo Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang phổ biến việc sử dụng QR code trong thanh toán, hướng tới số lượng người dùng thanh toán điện tử bằng công nghệ này lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Mỹ và châu Âu do gánh nặng đầu tư hệ thống thanh toán thẻ nên không dễ dàng thay thế hệ thống này, dẫn đến việc họ vẫn đang sử dụng công nghệ với chi phí tốn kém hơn, mức độ tiện lợi hạn chế hơn và đầu tư hạ tầng đắt đỏ.
 
Mục tiêu hướng đến của Trade War với công nghệ:

Trade War không thuần túy là cuộc tranh chấp để Mỹ cân bằng cán cân thương mại với Trung Quốc. Nó chỉ là cái cớ để Mỹ thiết lập lại luật chơi trong quá trình đầu tư phát triển và loại bỏ bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới, xác lập lại vị thế của Mỹ trong bức tranh thương mại tổng thể.

Trade War cũng không giúp đưa được việc làm về Mỹ. Các hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu đã được xác lập và khó thay đổi theo mô hình co về Mỹ. Các chuỗi cung ứng để đảm bảo hiệu quả vẫn ở nguồn vật tư và nhân lực giá hợp lý, dễ điều tiết chứ không nhất thiết phải về Mỹ.

Những thay đổi lớn sẽ gây tổn hại cho chính những hãng sản xuất và đẩy chi phí sản xuất lên cao hơn. Với vị thế các công ty toàn cầu thì họ luôn có thể lựa chọn chiến lược của họ phù hợp với mục đích gia tăng lợi nhuận và đảm bảo phát triển công ty họ chứ không phải cho nước Mỹ. Ví dụ như giải pháp gia công của Foxconn cho Apple đang là tối ưu, việc di dời nhà máy về Mỹ sẽ gây thiệt hại lớn cho Apple. Lý do là việc sản xuất điện thoại do tính chất thay đổi mẫu mã thường xuyên nên cần lượng lao động lớn, khó áp dụng máy móc tự động vào nhiều công đoạn. Nếu nhà máy sản xuất iphone chuyển về Mỹ, chi phí vật tư cho điện thoại sẽ gia tăng đáng kể khi các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng đều ở châu Á. Ở châu Á, Foxconn dễ dàng huy động hàng nghìn công nhân trong đêm để thay đổi một mẫu thiết kế cho model điện thoại sắp ra hàng. Điều này ở Mỹ là không thể và khi huy động công nhân làm thêm giờ họ phải trả chi phí rất đắt đỏ.

Nhưng khi thiết lập lại luật chơi, các công ty Mỹ có thể thu được rất nhiều tiền từ việc sử dụng những phát minh thuộc bản quyền sở hữu trí tuệ của họ, kiểm soát tốt hơn mặt bằng chung phát triển các sản phẩm trên thị trường, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của họ.

Chính quyền Trump đang buộc Trung Quốc không được yêu cầu các công ty nước ngoài khi mở nhà máy ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho họ. Điều này là lực hãm cho quá trình Trung Quốc xâm nhập và sở hữu công nghệ mới nhất của thế giới với chi phí thấp.

Mỹ cũng hướng tới việc bảo vệ sở hữu trí tuệ mạnh mẽ hơn, buộc các nền sản xuất phải trả tiền cho các quy trình sản xuất sử dụng phát minh có bản quyền. Khi áp dụng việc bảo hộ sở hữu trí tuệ khắt khe hơn, các công ty Trung Quốc không thể nhặt nhạnh công nghệ nước khác và sản xuất hàng hóa với chi phí thấp nữa.

Điều gì đang chờ đợi ở phía trước:


Có thể nhận thấy diễn biến tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào cách tư duy và xử lý vấn đề của cả hai bên.

Nhìn theo yếu tố chính trị thì đây sẽ là cuộc chiến dai dẳng nhằm phân định lại những ranh giới cần thiết để xác lập xu hướng mới. Nhìn theo góc độ công nghệ thì việc thống nhất được hành lanh về sở hữu trí tuệ đủ tốt sẽ mất rất nhiều thời gian và tranh cãi nên xu hướng cũng kéo dài khá lâu.

Tuy nhiên, nếu quan điểm của cả hai bên đều cứng nhắc, kéo dài thì cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của cả hai. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng sớm hơn, dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất cũng như phân bổ lại nguồn lực sản xuất của họ. Bản thân các nhà sản xuất Trung Quốc cũng sẽ phải tính đến biện pháp di dời, phân tán nguồn lực cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới.

Về phía Mỹ, cuộc chiến cũng ảnh hưởng mạnh đến hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ. Đến thời điểm hiện nay, cấu trúc các chuỗi cung ứng đã khá phức tạp, điều kiện gia nhập chuỗi cung ứng khó khăn, cộng thêm giá sản xuất đang được tối ưu chi phí, ở mức khá thấp so với mặt bằng bình thường. Việc thay đổi chuỗi sẽ không hề dễ dàng, nên xung đột sẽ dẫn đến việc tăng chi phí, tăng giá sản phẩm, ảnh hưởng tới người sản xuất trong chuỗi cũng như người tiêu dùng ngoài thị trường.

Như vậy, nhiều khả năng chiến thuật đàm phán của Mỹ sẽ phân khúc mục tiêu theo từng giai đoạn để nhắm tới những mục đích có lợi cho họ.

Ảnh hưởng với Việt Nam:

Ảnh hưởng trong ngắn hạn với Việt nam có thể thấy rõ nét là sự dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc sang nhằm đối phó với chính sách ngắn hạn và phục vụ cho cơ cấu dài hạn.

Thị trường đón nhận nhu cầu mới, sẽ kích thích cho các nhóm ngành như kinh doanh bất động sản công nghiệp, cho thuê hạ tầng, xây lắp công nghiệp.

Việc hạn chế của Trung Quốc trước rào cản mới của Mỹ cũng là cú hích cho các ngành như xuất khẩu thủy hải sản, xuất khẩu đồ gỗ, dệt may. Tuy nhiên những ngành này lại phải đối mặt với sự biến động của nguồn nhân lực khi cạnh tranh về lương trên thị trường lao động sẽ gia tăng, gây áp lực gia tăng chi phí với nhóm ngành thường sử dụng nhiều lao động.

Nhiều người lo lắng khi Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam thì Việt Nam sẽ bị Mỹ quay sang trừng phạt việc lách thuế. Việc ôm đồm này là thừa, vì gia nhập được hệ thống chuỗi cung ứng của 1 công ty Mỹ là phải đáp ứng rất nhiều điều kiện khác nhau và phải chịu giám sát, đánh giá liên tục của công ty mua hàng. Họ có những đội chuyên gia xuống tận nhà máy gia công, phân tích đánh giá về hệ thống, công nghệ, về cách thức vận hành và thường xuyên đưa ra yêu cầu cải tiến để đáp ứng chuẩn của họ. Tương tự, việc nhà máy mới có gia nhập được chuỗi cung ứng hay không thì bộ phận Tư pháp của họ sẽ xét duyệt để đảm mọi yếu tố phù hợp một cách chính tắc. Do vậy, không có chuyện Trung Quốc đi đêm với nhà máy Việt nam và xuất hàng sang Mỹ để chính quyền Mỹ phạt ngược Việt Nam.

Về trung hạn khi các vấn đề tranh chấp còn day dứt thì việc dịch chuyển sang Việt Nam cũng là lựa chọn không tồi. Do vậy, sẽ vẫn có nhóm những ngành công nghiệp di chuyển nhà máy sang Việt nam và đó là trợ lực có ý nghĩa cho ngành công nghiệp Việt nam trong thời gian tới. Về cơ bản sẽ giúp giải quyết vấn đề công ăn việc làm, giữ vững và nâng cao môi trường lao động, chứ chưa nâng mạnh nguồn thu về thuế cho chính phủ vì hiện tại các nước trong khu vực cũng đang có nhiều chế độ ưu đãi rất mạnh để thu hút đầu tư.
 
Last edited:
Quá hay. Cổ vũ để bác ra tiếp bài mới. Mà bác @arrowhanoi cho em hỏi, là các thông tin bác tập hợp từ nguồn nào vậy, có thể chỉ cho em để nâng cao kiến thức được không ạ. Cảm ơn bác.
Ví dụ như Thông tin này "Trong khi đó, AT&T và các hãng công nghệ của Mỹ vẫn còn chật vật trong việc xử lý các điều kiện về luật để có thể triển khai công việc đảm bảo các yêu cầu về bảo mật cũng như quyền riêng tư theo luật định"
 
Chiến tranh M T: CHIẾN TRANH LẠNH V.2.0
đến giờ thì không còn mơ hồ gì nữa, đây là cuộc chiến mang màu săc không khói súng, gọi là chiến tranh lạnh M T cũng được, không còn là trade war nữa
1/ Hiện trạng trước cuộc chiến:
đừng mơ hồ, đừng ngủ quên TBCN là chiến tranh trong hòa bình. từ hồi nước ANh đến nay, các nước Tb luôn tẩn nhau, chả tốt đẹp gì. cơ bản của Tb chính là thị trường
các nước như Jap, Han đề thế khi thu nhập cỡ 10000 USD/người thì sẽ bị thế giới TB nó ủ lò. cuộc cướp bóc trắng trợn sẽ nổ ra. chắc còn sơm ACe thiện lành chưa quên cuộc cướp bóc Hàn quốc khi các siêu TCTY Chebool boom boom, nước hàn gần như banh ta lông
Nói vậy để đứng có mơ ngủ mà nói V N đến năm 2045 thu nhập 18.000/người. GDP 2500. mà hãy lo trước mắt cái mốc 10.000 đi, GDP 1000 , rồi quay về phát triển cân bằng. như vậy sẽ thoát được cú sẽ thịt của bầy sói TB , đại bàng thế giới
Quay lại vấn đề T, thì khi bill cliton kí với TQ ra nhập WTO, chẳng quay là mời vào chơi ván bài WTO. ma mị cả thôi, chẳng qua là thị trường 1000 tr dân TQ quá ngon. TM như thế M quá hưởng lợi, nhờ thị trường T mỹ phát triển không ít
Tuy nhiên, bữa tiệc nào cũng tàn, vì nay TQ đã có 10.000 định mệnh. tức là nếu còn mơ trong chiến thắng, ngày mai người M phải dọn bô cho người TQ
có thằng nói tau M ở bên kia biển, sợ gì thằng nhùn TQ???? xin thưa bố....thằng ANh ở cách TQ nửa quả cầu? thằng Úc cách TQ 2/3 quả cầu.......mới đây chị Si da chả chửi như dog. đến khi mày xuống thứ hai....chị biểu diễn cho mày biết
Tuy nhiên quả này hơi căng, vì TQ là nước lớn, có truyền thống hoàng gia, quân đội mạnh....nói chung là giống con hổ nhớn. súc nó không cẩn thận là mất mạng hiiii
 
1/ Hiện trạng trước cuộc chiến:
TQ đang xuất siêu qua M 300 tỷ, thể hiện điều gì?
+ đó là TQ đang chiếm thế thượng phong với mỹ trong TM, trò chơi WTO. từ kỹ thuật gọi là "lợi thế TM", đó là
++ nhân công giá rẻ
++ thị trường phẳng lớn (1300tr người)
+++ chính phù thân thiện: nói xấu thì gọi là hỗ trợ, chứ nói thẳng thì sao...US goverment không hỗ trợ DN đí?
++++ kỹ thuật trung bình khá...và sắp lên đỉnh
trong khi nước mẽo thì sao?
+ CN chảnh giá quá cao
++ chính phủ đánh thuế khủng
+++ thị trường 50 pang, các luật cũng chưa giống nhau
Tóm lại, trong ván pài WTO, mẽo giờ hết lợi thế. không còn cách nào khác...là đập pàn đứng dậy
 
Cuộc chiến này nếu chỉ dựa vào trade war có thắng:
rất khó....giờ đại bàng rất chông chênh....các ACE thiện lành thử đặt ngược một câu xem. NẾu TQ tự chủ được công nghệ , thì mẽo còn gì? mà chiến?
Xin thưa:...chẳng còn gì?
TQ tự chủ được công nghệ?: sao không 4000 năm trước TRung hoa cẩm tú đã chiêu hiền đãi sĩ, như Pan Vũ 3 ngày tiệc nhỏ 7 ngày tiệc nhớn. thì hiền sĩ sao chả tới. thề hiện mới nhất là ANh sẵn sàng pán vũ khí , kỹ thuật máy pay chiến đầu cho TQ vì được giá. hay T _ Jap kí hợp đồng .....

Vì vậy với M đây phải là cuộc chiến tổng thể thì mới mong thắng T: CHIẾN TRANH LẠNH
 
2/ tiền Chiến!
Tất nhiên khi Đô la TRung nói về mối nguy TQ, thì cả nước mẽo cười vào mặt, cả thế giới phì cười...nói No No...đó chỉ là lỗi lo sợ ma trong đêm của hoang đế già M
NHưng Trung tài pa đã chứng minh đúng:
+ lượn tàu ở biển đông....bị TQ sách dao ra dượt
+ đánh thuế lần 1 50 tỷ >> TQ chém thẳng tay
+ đánh thuế lần 2 >> TQ thẳng tay pản đòn
+ ....trung quốc không thèm xuống nước
Giờ thì cả nước M đã thấy, TQ không hiền như thỏ ngọc trên cung trăng mà là Big white Elephant
NGưng chiến được không??? rất khó khi chiến hộp parago đã mở
Việc của TQ rất đơn giản: ĐOẠT LẤY CÔNG NGHỆ và thực tế Tập đại ca đang thể hiện điều đó. nếu thành công, triều đại Á châu sẽ khôi phục
 
Làm thế nào để M thắng con voi TQ khi mà sợi dây đã chạy quá đà qua vạch vôi T M?
+ cách hay nhất mà M đa thành công trong cuộc tỷ thí M Rus, đó là chạy đ ua vũ trang. Do vậy M chủ trương bỏ hiệp ước tên lửa tầm trung thực ra là mở cái hộp Paragonda về chạy đ ua vũ trang
+ làm nội bộ T lục đ ục, T là nước quá ..lớn, đánh nó hay nhất là để nó tự đánh. Do vậy nếu nghĩ ra dc cách nào để nó xảy ra, M sẽ thắng
...
vấn đề này to quá, thui để Lão Trung Đô la lo hiiiiiii
 
Quá hay. Cổ vũ để bác ra tiếp bài mới. Mà bác @arrowhanoi cho em hỏi, là các thông tin bác tập hợp từ nguồn nào vậy, có thể chỉ cho em để nâng cao kiến thức được không ạ. Cảm ơn bác.
Ví dụ như Thông tin này "Trong khi đó, AT&T và các hãng công nghệ của Mỹ vẫn còn chật vật trong việc xử lý các điều kiện về luật để có thể triển khai công việc đảm bảo các yêu cầu về bảo mật cũng như quyền riêng tư theo luật định"
Cái chủ đề cạnh tranh 5G của Mỹ và China public trên truyền thông thế giới mà, bác hay đọc CNCB, Bloomberg hay các trang web về IoT của nước ngoài nó viết nhan nhản bác ạ.
 
Tác động đơn thuần của Trade war:
+ theo tính toán với M thì chỉ khoảng 1%, như thế thì gãi ghẻ. ví dụ hàng T tăng 25% , như giày tăng từ 100 > 125 $, hay 300 > 450 $ thì so với giày made in US cả ngàn thì còn rẻ. không thể thay đổi thị hiếu người US thu nhập TB. hay nói cách khác thuế này người tiêu dùng M ôm gần trọn, vì T có thể giảm giá chút ít
+ Với T tổng kim ngạch XK 2000$ thì 500$ thị trường M là lớn. tuy nhiên như chứng minh trên, mặc dù ai cũng chê made in chi nhưng rồi cuối cùng cũng lại pải sài hàng T thôi, vì thu nhập TB. Tóm lại mức ảnh hưởng khoảng 10%/500 tỷ thì cũng không hẳn trầm trọng
Tác động gián tiếp:
+ tác động gián tiếp với T lại quá lớn, cụ thể:
+ với tốc độ defend ngày một tăng, không biết điểm dừng. các DN tốt nhất sẽ biến khỏi TQ, bởi vì lấn là ở đây...năm sau có thể mất trắng, vì cuộc chiến này pải có kẻ thua
+ theo tính toán thì dư nợ các Dn T đang phình nhanh, hệ thống sx chỉ cần ngưng một thời gian thì phản tác dụng sẽ tăng cao. dư nợ T hiện trên 6000 tỷ, nếu gặp rắc rối thì phá sản domino sẽ kích hoạt
+ việc cấm pán công nghệ, hoặc hạn chế pán CN vì an ninh quốc gia. khiến sx t đình đốn. cộng thêm yếu tố nợ trên thì ngành công nghệ cao sẽ bị tác động kép mạnh hơn nữa
 
Đánh giá chủ quan:
có thể thấy trade war chỉ làm T một phát sẹo lớn, nhưng so với yêu cầu để T tụt hậu 30 năm thì không thành công
Cần các sách lược nặng đô la hơn:
1/ Pát động chạy đua vũ trang: nếu M bỏ hiệp ước tên lửa tầm trung thì thử nghĩ coi, với tên lửa kiểu kanhir Nga , mỹ làm trong tầm tay. tầm pắn 1500 km. lắp vào hệ thống thadd rada 2000 km thì nguyên miền duyên hải tung của luôn chuẩn pị ăn đạn. hệ thống này chỉ là dạng update trên nền có sẵn, có khi chỉ khoảng dưới trăm tỷ $. tất nhiên tung của không thể chỉ cần 100 quả đông feng 21 tầm pắn 10.000 km nữa pải đầu toi 1000 quả, chi tiêu quốc phòng vì thế pải trên 300 tỷ $

NB: tầm quan trọng của hiệp ước này khá lớn, vì cấm tên lửa tầm trung 550-5500 km, trong khi vùng đặc quyền kte là 200 hải lý = 400 km. do vậy khi M không tham gia. tàu sân bay có thể đậu cách bờ 500-700 km, với tầm bắn 1500 km thì vẫn bắn vào sâu 700-800 km
 
Last edited:
Áp dụng loại thuế đặc thù : thuế tariff
tức là vừa thuế vừa hạn ngạch, vì dụ với hàng công nghệ TQ sẽ ăn thuế 25%, như tổng kim ngạch chỉ 30 tỷ/ trên mức 50 tỷ hiện sẵn. tổng kim ngạch NK t là 400 tỷ/500 tỷ hiện sẵn
Với loại thuế độc thủ này, khả năng sát thương cao hơn. đảm bảo trong nhiệm kỳ TRung đô là là sẽ có kết quả
......
 
Áp dụng loại thuế đặc thù : thuế tariff
tức là vừa thuế vừa hạn ngạch, vì dụ với hàng công nghệ TQ sẽ ăn thuế 25%, như tổng kim ngạch chỉ 30 tỷ/ trên mức 50 tỷ hiện sẵn. tổng kim ngạch NK t là 400 tỷ/500 tỷ hiện sẵn
Với loại thuế độc thủ này, khả năng sát thương cao hơn. đảm bảo trong nhiệm kỳ TRung đô là là sẽ có kết quả
......
đọc còm này của anh, em thấy bế tắc quá...:8cool_tire:. Đòn này chắc đưa ra khi đã đánh đủ thuế toàn bộ hàng hóa TQ, tung đòn này thì TQ chỉ có gục.
 
Back
Top