Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

arrowhanoi

Super Moderator
Staff member
Đang đợi đại ca GLD rò lại dữ liệu. Nếu back up được sẽ dựng lại, nếu ko em sẽ cố post lạ những phần đã lưu trữ được. :o Mình chủ quan quá nên ko giữ lại được dữ liệu cũ đầy đủ.
 
Đang đợi đại ca GLD rò lại dữ liệu. Nếu back up được sẽ dựng lại, nếu ko em sẽ cố post lạ những phần đã lưu trữ được. :o Mình chủ quan quá nên ko giữ lại được dữ liệu cũ đầy đủ.

Có News gì mới anh cứ cập nhật ngay, còn dữ liệu cũ thì từ từ cũng được mừ...:cool:
 
Hiện tại dữ liệu linh tinh quá, em múc tạm ít dữ liệu cũ qua đây rồi viết tiếp cho liền mạch. Có nhiều tin nóng hổi quá.
 
KINH TẾ THẾ GIỚI THAY ĐỔI, VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU

Nền kinh tế thế giới những năm gần đây thay đổi mạnh mẽ. Quá trình mở cửa tự do hóa thương mại đã có độ dài đủ lớn kể từ khi bắt đầu. Trước đây người ta đã quá hào hứng với một thị trường tự do toàn cầu mà ít nhiều quên việc nhìn nhận sẽ có những gì running trong hình thái mới và kinh tế thế giới cần gì để hoạt động hiệu quả. Đến hôm nay thì thế giới đang nhận lại những hệ quả của quá trình toàn cầu hóa mà bản chất là chưa có hạ tầng đủ vững cũng như văn hóa sản xuất đủ tốt để đón nhận và vận hành cơ chế phân công công việc toàn cầu hiệu quả. Em cho rằng một giai đoạn mới đang mở ra và hiện tại là thời gian chuyển đổi. Chúng ta đang ở thời kỳ mà các nền kinh tế lớn phải loay hoay dịch chuyển để thực sự thích nghi với cơ chế mới và hiện tại họ đang bí giải pháp. Việc Mỹ phải dùng tiền để cứu trợ các ngân hàng (công cụ phi thị trường) và chật vật gồng gánh nền kinh tế của mình với các đối sách chạy theo thời cuộc hay EU bối rối với các khoản hỗ trợ xử lý nợ công thể hiện điều đó. Diễn biến kinh tế thế giới ngày càng khó đoán và mang tính chất bất định.Trong tình huống bí bách đó, dễ thấy sự bất ổn sẽ song hành cùng nền kinh tế thế giới trong vài năm trước mắt.

Kinh tế thế giới sẽ dịch chuyển như thế nào? Thế giới đã đi qua thời kỳ tích lũy ban đầu nên tốc độ phát triển bây giờ phụ thuộc rất nhiều vào việc sáng tạo, tiếp cận và có được sức mạnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, dùng công nghệ mới để tạo energy cho bước tiến tiếp theo của mình. Trung Quốc, Ấn Độ đã làm tốt việc đó trong thời gian qua. Tuy không sáng tạo ra công nghệ nhưng việc tiếp cận nhanh và ứng dụng rất tốt trong sản xuất đã giúp họ nhanh chóng nâng cao được khả năng sản xuất và vị thế của họ trong nền kinh tế TG. Nếu họ thực sự trở thành những người phát minh công nghệ thì vị thế số 1 sẽ là của họ. Tuy nhiên việc đó vẫn còn phải chờ đợi.

Quay lại với Việt Nam, sự bất ổn của nền KT TG cực kỳ ko thuận lợi khi Việt Nam phải vật lộn với chính những khó khăn nội tại của mình. Việc Việt Nam ra nhập WTO năm 2007 được đánh giá là một bước ngoặt với cơ hội và thử thách chờ đón chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đã không nắm được cơ hội và nhận đủ những thử thách của cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu.

Vậy chúng ta đã sai ở đâu? Việt Nam bước ra thế giới từ một nền kinh tế thuần nông, hạ tầng công nghiệp hầu như chưa phát triển. Việc đáng ra phải làm đầu tiên là việc xây dựng một hạ tầng kỹ thuật ban đầu để tiếp cận và thích ứng với trạng thái mới. Chúng ta nên xây dựng cơ sở kỹ thuật liên quan đến những ngành nghề xuất khẩu chúng ta có thế mạnh như chế biến thủy sản, nông sản. Nếu Việt Nam có vị thế vững chắc và có những sản phẩm chế biến hàng đầu về cà phê, cao su hay thủy sản thì không có gì đáng ngạc nhiên cả. Chúng ta đã không làm được điều đó, đến nay sản phẩm Việt nam vẫn chỉ xuất thô ra thế giới.

Để đón dòng vốn nước ngoài, một việc cần làm là xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ các dự án sản xuất. Đây là thứ không nhất thiết các nhà đầu tư phải làm và Việt nam hoàn toàn làm được. Trên cơ sở phụ trợ có được, Việt Nam có thể nghiên cứu để tự sản xuất những sản phẩm của riêng mình. Nhưng chúng ta đã không làm được điều đó, các nhà sản xuất nước ngoài vào họ buộc phải kéo theo những đơn vị sản xuất vệ tinh của mình đi theo. Việt nam chỉ làm được một việc là cấp nhân công giá rẻ cho họ.

Trong một nền kinh tế với tính tri thức được đặt lên hàng đầu, yêu cầu về đào tạo là quan trọng và cấp thiết. Thế nhưng giáo dục Việt nam đang tụt lùi với chất lượng đào tạo đáng báo động. Chúng ta thiếu những kỹ sư, chuyên gia, những con người có đủ trình độ làm việc quốc tế. Những người công nhân thì không có đủ kỹ năng, tri thức cần thiết chỉ có thể trở thành những người lao động giá rẻ và bị bóc lột.

Chính phủ Việt Nam mong muốn xây dựng những Tập đoàn, Tổng công ty thành những quả đấm thép của nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, những quả đấm thép đó được tập trung sức mạnh để thực sự vươn ra cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Nhưng thay vì thế, những tập đoàn được ưu đãi về vốn, có lượng nhân sự đông đảo lại quay sang mở rộng kinh doanh trên sân nhà, đa ngành nghề, tranh miếng bánh vốn dĩ ít ỏi với các doanh nghiệp tư nhân. Và như thế nền kinh tế tư nhân bị bóp nghẹt, trong khi đó các quả đấm thép kia cũng suy yếu do quá trình đầu tư tràn lan, không hiệu quả.

Một chu trình đáng ra phải bắt đầu bằng 3-5 năm đón nhận thử thách và nắm cơ hội để có được hạ tầng cơ bản, sau đó là 5 năm tu bổ thành quả bước đầu và kiến tạo vị thế mới thì trở thành 3-5 năm nhận rủi ro và tiêu xài thành quả trước kia. 5 năm còn lại là 5 năm thu dọn hậu quả để lại và cố gắng sắp xếp để chọn con đường mới. Hãy công bằng để thừa nhận thời gian thu dọn hậu quả cũng tương đương đoạn đường mà người ta đã phá nó. Đó cũng chính là lý do tôi đưa ra nhận định Việt Nam cần 7-10 năm để đi qua đoan đường ban đầu WTO tính từ năm 2007. Vị thế và hình ảnh Việt nam bây giờ trong con mắt người nước ngoài là không tốt. Các bạn có thể không tin dữ liệu ở trên, nhưng hãy tính nhẩm là từ bây giờ, Việt nam cần bao nhiêu năm để trả hết nợ nước ngoài cho Vinashin. Ít nhất là khi khoản nợ ấy được trả hết thì Việt Nam mới có mặt ở trên con đường mới được. Đó là phép tính đơn giản để xác lập lại hình ảnh của Việt Nam mới.

Trước khi hoàn thành chuyện đó, bạn đừng mơ tới một hình ảnh Việt Nam đủ đẹp trong lòng người dân cũng như trên trường quốc tế.
 
  • Like
Reactions: mrt
Muốn tái cấu trúc nền kinh tế, chúng ta cần hoàn thiện mấy việc sau:
- Tái cấu trúc tập đoàn, tổng công ty. Hướng tập trung nội lực để có thể cạnh tranh quốc tế
- Lành mạnh và minh bạch hóa thị trường tài chính, phát huy việc đưa sức dân vào quá trình phát triển kinh tế. Nâng cao vai trò của thị trường CK như kênh dẫn vốn thực sự cho DN.
 
Cập nhật thị trường:

Ngày 09/08/2011

Cung cầu USD gần đây có những biểu hiện lệch lạc nhiều, gây xáo trộn lớn trên thị trường. Theo con số Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa đưa ra, chênh lệch giữa huy động và cho vay ngoại tệ là 85.000 tỷ trong toàn hệ thống Ngân hàng. Con số này là con số công bố báo chí, theo những kênh thông tin của mình thì tín dụng USD tiếp tục tăng 580 triệu USD trong tháng 7, trong khi đó huy động USD vẫn giảm thêm 780 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến 20/7, chênh lệch giữa cho vay và huy động USD đã 103K tỷ VND = 5 tỷ USD.

Hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam không vượt quá con số 8 tỷ, vậy dư nợ trên có ảnh hưởng lớn đến hệ thống hay ko? Đây là vấn đề khó lý giải vì ít người có con số cụ thể phân nhóm dư nợ trên. Tuy nhiên có một điều an ủi là rất nhiều doanh nghiệp vay USD và tiến hành carry trade, hoán đổi sang tiền Việt và dùng vào mục đích khác nhau. Như vậy USD không bị chuyển đi mà chỉ switch sang trạng thái khác. Các doanh nghiệp có thể dần trả và không tạo thành áp lực khan hiếm thực sự USD. Ngoài ra, khối FDI giải ngân khoảng 1 tỷ USD trong tháng 7 công với khoản mua VCB của Mizuho 500 tr USD sẽ hỗ trợ thanh khoản trong thời gian tới.

Vàng thế giới gần đây tăng nhanh, nhưng giá vàng trong nước còn tăng nhanh hơn. Vàng trong nước có thời điểm cao hơn thế giới 2 triệu VND/lượng. Điều này thuận lợi cho các Ngân hàng tiến hành nghiệp vụ mua bán đối ứng. Chính vì thế hôm qua SJC bán ra 5000 lượng trong khi mua vào chỉ 500 lượng. Tương quan với vàng, USD bị đẩy lên do hiện tượng gom USD phục vụ cho việc nhập vàng đối ứng. USD lên ko phải do hiện tượng Ngân hàng làm giá như mọi năm. Dù vàng có lên hoặc xuống thì SJC ăn đủ vụ này.

Theo thiển ý của mình thì tạm thời vàng đang đạt đỉnh ngắn hạn.

Theo đó, USD sẽ tạm ổn vào vài ngày tới khi giao dịch vàng lắng xuống.

Mình sẽ cập nhật trạng thái nếu có diễn biến mới.
 
Ngày 19/08/2011

MỘT SỐ HIỆN TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM


Mình đi Pleiku mấy hôm. Thời tiết thì ở đâu cũng giống nhau, Pleiku mưa nhiều, vì đang mùa mưa mà lị. Thế nhưng về HN vẫn thấy mưa. Ông Trời chắc đang có chuyện ưu tư. Duy chỉ có thị trường tiền tệ biến đổi xoành xoạch. Thoáng chốc thấy vàng lên, rồi đôla lên. Mọi người nháo nhào xoay chuyển mong bảo toàn tài sản. Mệt quá đi.

Trở về Hà Nội. đảo qua thị trường một vòng, thấy mình lạc hậu quá. Lướt qua báo chí thầy bình loạn hết lên vì mấy vụ tiền vàng, rồi chính sách tiền tệ. Sáng nay đọc bài phỏng vấn thống đốc thấy có một số điểm chưa ổn nên đưa ra tán nhảm cùng bà con để làm rõ hơn. Trước hết em xin post toàn bài phỏng vấn để có cái nhìn cụ thể:

Nguyên văn bài phỏng vấn của PV Hải Lý-TBKTSG

=====================================

Giảm lãi suất là vấn đề được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh trong phần hai cuộc phỏng vấn của TBKTSG. Ông khẳng định sẽ dần tháo gỡ các biện pháp hành chính kể cả trần lãi suất và sửa đổi hàng loạt qui định bất cập, không còn phù hợp thực tế. Ông cho biết:

1) Thông điệp của NHNN là từ cuối tháng 9 trở đi lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ở mức 17-19%/năm. Nói như vậy không phải hô khẩu hiệu, mà nói là làm. Cái gì làm được thì phải khẳng định làm được. Cái gì chưa làm được thì tìm biện pháp giải quyết, chứ không thể nói mà không làm.

2) Phân tích dữ liệu và thực trạng trong toàn hệ thống ngân hàng, đến nay chúng ta không thiếu vốn. Đầu năm ngân hàng không những thiếu vốn, mà thiếu cả thanh khoản.

3) Thưa ông điều gì cho thấy ngân hàng không thiếu vốn?

Căn cứ trước tiên là lãi suất tiền đồng thị trường liên ngân hàng đã ổn định ba tháng nay. Hiện nó dao động từ 12 đến 15%/năm tùy kỳ hạn. Lãi suất qua đêm gần đây thậm chí có thời điểm dưới 10%/năm. Dưới góc độ quản lý, tôi cho rằng mức lãi suất liên ngân hàng như thế là hơi thấp.

Xin được bắt đầu từ chủ điểm số 2 và số 3 ở trên: ngân hàng hiện không thiếu vốn. Đúng là có hiện tượng thừa vốn cục bộ tại một số ngân hàng. Nó được thể hiện trong hoạt động mua trái phiếu trong thời gian vừa qua. Nếu thiếu vốn thì ko có ngân hàng nào đi mua trái phiếu, giống như hồi tháng 3 thì phải. Hiện tại, kênh vốn ngân hàng có được từ nhiều nguồn nhưng hầu hết là các nguồn ngắn hạn. Vì thế nó không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh dài hạn. Thêm vào đó, vì thực trạng nợ xấu gia tăng rất nhanh nên các ngân hàng đều có xu hướng phòng thủ để đảm bảo thanh khoản của mình. Do vậy, lãi suất huy động đến thời gian này vẫn chưa hạ và các khoản tiền gửi của khách hàng hầu hết vẫn ở trạng thái ngắn hạn.

Tuy nhiên, điểm em không hài lòng là con số lãi suất liên ngân hàng đưa ra trong bài ko phải con số thực. Hiện tại lãi suất thực cao hơn phát biểu của thống đốc và vay liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng dù lãi suất lên 18% vẫn rất khó vay. Các NH ưu tiên phòng thủ cho mình trước nên những kỳ hạn dài là vấn đề nan giải khi họ chưa nhìn rõ diễn biến cho 6 tháng tiếp theo.

4) Theo ông lãi suất liên ngân hàng cần phải cao hơn?

Nếu theo đúng ý đồ quản lý của NHNN, tất cả các mức lãi suất đó phải cộng thêm khoảng 1%/năm mới hợp lý.

Vừa qua chúng ta mua vào một lượng ngoại tệ khá lớn và đẩy vào lưu thông một lượng tiền đồng cũng tương đối lớn. Để cân bằng NHNN đã hút về một lượng tương ứng qua thị trường mở. So sánh giữa lượng tiền hút vào – bơm ra, phần bơm ra vẫn nhiều hơn. Nhờ đó thanh khoản ngân hàng được cải thiện. Phải thấy lượng tiền mà NHNN tung ra mua ngoại tệ là tiền không kỳ hạn, nó khác tái cấp vốn, vì tái cấp vốn còn có thời hạn thu về.
Từ đây vốn cho nền kinh tế đã tăng lên đáng kể.

Chủ điểm số 4: do con số NHNN đưa ra là con số không thật về lượng USD mua vào cũng như việc bơm hút VND nên khó có một đánh giá chu toàn cề vấn đề này. Giả định theo đúng lời thống đốc là lượng VND bơm ra nhiều hơn hút vào thì thị trường trong mấy tháng trước sẽ có nguồn tiền lớn vì nó có được từ nguồn bơm ra (như thống đốc nói) cộng với nguồn tái cấp vốn cho các ngân hàng. Do hệ số số nhân tiền tệ của mình lớn, nên nếu có nguồn lớn bơm ra thì thị trường sẽ thấy tiền không khan hiếm nữa. Nhưng hiện tại lãi suất huy động vẫn rất cao, vậy nó chỉ xảy ra 2 khả năng:

KN1) Thống đốc lại vừa uống trà chanh rồi. Dưng chỉ chém được người không biết thôi, còn người biết thì cười hì hì.

KN2) Nguồn tiền ra là có thật. Nếu vậy thì sẽ rất đáng lo, vì khi có nguồn tiền bơm ra mà thị trường vẫn khan tiền thì đó là biểu hiện xấu, có thể chỉ rõ là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng mạnh. Kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào đầu tư, vì vậy nó cần lượng tiền lớn để vận hành. Nợ xấu giống như các nút thắt cản dòng chảy của tiền. Để tiếp tục chảy, người ta cần bơm thêm tiền để vượt qua vật cản. Càng nhiều nút thắt thì nhu cầu về tiền càng tăng cao để đảm bảo dòng chảy vận hành ổn định. Vì vậy mỗi khi xiết tiền thì các hạt nhân thị trường sẽ thấy hiện tượng khan tiền trầm trọng. Quay lại chủ điểm ban đầu nhé, khi nguồn cung tiền gia tăng mà vẫn khan tiền có nghĩa chúng ta có nhiều nợ xấu và lượng tiền bơm ra chưa đủ để hệ thống chạy trơn.


5.1) Thưa ông có mâu thuẫn gì không khi nói vốn cho nền kinh tế đã tăng lên nhưng tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm lại rất thấp, phải nói là thấp nhất so với cùng kỳ những năm trước?

Tăng trưởng tín dụng 7 tháng qua hơn 7,5% so với cuối năm ngoái. Số liệu thống kê này không phải hoàn toàn chính xác. Vừa qua có hiện tượng luồn lách để chạy các qui định của NHNN, trong hạch toán kế toán của các ngân hàng thương mại có nhiều con số biến tướng, nên số liệu tổng hợp không còn chính xác như trước đây. Mức tăng trưởng tín dụng trên, vì thế, chỉ có tính tham khảo.
 
5.2) Nhìn vào số tham khảo, so với chỉ tiêu tăng trưởng của năm nay, hoạt động tín dụng còn dư địa rất lớn. Trung bình tăng trưởng tín dụng những tháng còn lại phải trên 2%/tháng.

Dư địa đó có ý nghĩa như thế nào khi thực trạng tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng khác nhau? Một số ngân hàng đã hết hạn mức tăng, số khác lại còn nhiều.

Đúng thế. Có tổ chức tín dụng đang thừa vốn, nhưng đã sử dụng hết hạn mức. Có ngân hàng còn room cho vay, lại thiếu vốn. Có ngân hàng còn vốn, còn hạn mức nhưng không muốn cho vay thêm vì thấy rủi ro quá. Những ngân hàng còn hạn mức, thiếu vốn, muốn tăng trưởng tín dụng cũng không dễ vì huy động từ dân cư phải trả lãi suất cao để cạnh tranh, vay liên ngân hàng thì bị vướng các qui định của NHNN. Với những qui định hiện nay, vốn đang nơi thừa nơi thiếu và không điều hòa được. Tới đây nhiệm vụ của chúng tôi là đưa ra các biện pháp trung hòa lượng tiền này.

6.1)Thưa ông sự điều hòa vốn liệu có đồng nghĩa với giảm lãi suất?

Mức tăng trưởng tín dụng 20% đã được đưa vào nghị quyết của Chính phủ và không ngân hàng nào, dù lớn hay nhỏ, được vượt mức đó. Do đó không nhất thiết là các tổ chức tín dụng phải huy động quá nhiều vốn trong giai đoạn hiện nay, và không cần thiết phải đẩy lãi suất tiết kiệm lên. Sẽ có những biện pháp điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những năm tiếp theo cũng sẽ là vấn đề được đặt ra.

Khi không cần nâng lãi suất đầu vào để huy động vốn bằng mọi giá, cớ gì ngân hàng cho vay lãi suất cao? Mối quan tâm của tổ chức tín dụng không phải mặt bằng lãi suất cao thấp, mà là chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra. Theo tính toán của NHNN trong nhiều năm qua, chênh lệch lãi suất huy động - cho vay ở mức 2,5 – 3%/năm là thích hợp. Huy động 14%/năm, cho vay 17 - 19%/năm hoàn toàn nằm trong khả năng của tổ chức tín dụng. Đây là lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, còn cho vay các loại hình dịch vụ khác thuộc phạm vi thỏa thuận giữa người vay và bên cho vay, nó có thể cao hơn.

Nếu cứ để lãi suất cao, các ngân hàng cũng không thể cho vay ra được.

Chủ điểm số 5 và số 6.1: thống đốc chỉ tập trung nói về tăng trưởng tín dụng và đưa việc huy động vào phục vụ cho tín dụng. Những vấn đề khác thống đốc quên không nhắc. Mà thống đốc lại quên một việc là các ngân hàng nhỏ hiện phải huy động cao để phục vụ cho việc đảm bảo thanh khoản của mình chứ ko hẳn phục vụ cho tín dụng. Vấn đề này hoàn toàn khác. Nếu thanh khoản được đảm bảo thì ko ai dại gì huy động cao cả, vì chắc gì đã cho vay được ở mức lãi suất cao như thế. Cái chị Hải Lý này cũng quên luôn không nhắc thống đốc việc này.

6.2) Tăng dự trữ bắt buộc có phải là một trong những biện pháp sẽ được NHNN áp dụng để điều hòa vốn?

Đó là một trong những giải pháp có thể áp dụng.

Chủ điểm số 6.2: Thống đốc có nói về việc mất cân bằng về vốn giữa các NH, chỗ thừa, chỗ thiếu. Tăng dự trữ bắt buộc lại ko phải là công cụ tốt để phục vụ cho mục đích này. Em chưa hiểu thống đốc định dùng công cụ này thế nào. Bác nào biết thì chỉ điểm giúp nhé.

7) Lâu nay dư luận thường đề cập đến các biện pháp hành chính trong điều hành tiền tệ, trong đó có trần lãi suất. Thưa ông trần lãi suất huy động sẽ sử dụng đến bao giờ?

Giảm lãi suất là đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế và nó phù hợp, xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp, của tổ chức tín dụng, của người dân.

Cuộc sống đôi khi cũng cần phải có biện pháp hành chính. Áp dụng biện pháp hành chính vì chúng ta chưa tìm ra được các công cụ mang tính kinh tế mà việc sử dụng cho phép đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Sử dụng biện pháp hành chính là cực chẳng đã và chỉ trong thời hạn ngắn. Trần lãi suất huy động là một giải pháp hành chính, sức sống của nó không thể dài được. Khi thị trường ổn định, nhất định sẽ bỏ trần lãi suất.

Ông nói lãi suất liên ngân hàng đã giảm và ổn định nhưng lãi suất huy động từ dân cư vẫn còn cao. Vì sao thưa ông?

Chức năng của thị trường liên ngân hàng là điều hòa vốn cho các tổ chức tín dụng. Vừa qua chức năng này bị triệt tiêu vì có những qui định bất cập. Hàng loạt qui định ban hành trong thời gian qua phải được xem xét lại để dòng vốn được luân chuyển theo qui luật nước chảy chỗ trũng và trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Chủ điểm số 7: trần lãi suất huy động.

Nếu tinh ý, các bác sẽ thấy ngân hàng huy động lãi suất cao ở kỳ ngắn hạn là chủ yếu. Nó có thể phản ánh mấy điều khác nhau: 1) nguồn để cho vay ko dồi dào, ko đủ cơ sở tin cậy nên chỉ huy động ngắn hạn. 2) Ảnh hưởng của nợ xấu đến việc phải chạy đua huy động để giữ thanh khoản 3) Khách hàng cũng chỉ có nhu cầu gửi ngắn để phù hợp với chính sách phòng thủ của họ 4) Các ngân hàng ko dám hạ lãi suất huy động vì sợ các ngân hàng khác rút mất khách của mình.

Điều này dẫn đến cuộc đua ngấm ngầm giữa các ngân hàng về lãi suất. Rất buồn cười là nó tạo ra cái vòng xoáy luẩn quẩn: sợ mất thanh khoản phải huy đông, huy động thì sợ mất khách nên huy động cao, lại chỉ huy động hoặc người gửi chỉ gửi kỳ hạn ngắn. Sợ cái kỳ hạn ngắn đáo hạn ảnh hưởng đến thanh khoản...Vì vậy bài toán lãi suất rối bời.

Vậy phải gỡ nút thắt thế nào đây? Trước đây em có đề cập về một tín hiệu cho chứng khoán là trần lãi suất huy động. Khi NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động là khi thị trường đã ổn định. Neo theo tin này đánh long là OK. Có thể gỡ cái luẩn quẩn trên từ đây. Tạm thời thanh khoản các ngân hàng tạm ổn định nhưng dính vào vòng luẩn quẩn trên nên NHNN ko dám gỡ trần lãi suất huy động. Bây giờ mạnh dạn bỏ trần lãi suất huy động. Lúc này ngân hàng yếu mạnh sẽ lộ rõ qua chính sách huy động. Khi phát hiện sức khỏe ngân hàng khác nhau, NHNN đưa ra chính sách giải quyết. Đối với nợ xấu, NHNN cho các cty mua bán nợ đàm phán sớm để giải quyết một phần, sau đó thực hiện tái cấp vốn cho những ngân hàng yếu. Việc tái cấp vốn cần giám sát chặt chẽ, kịp thời, đúng nơi, đúng lúc. Như vậy thị trường sẽ được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn khi nhu cầu vốn được phân bổ chính xác. Khi bình ổn được thị trường, lãi suất huy động sẽ dần hạ và NHNN có thể áp dụng thêm những biện pháp quản lý khác.

Tuy nhiên, cần phải tính đến tình huống 2: thị trường đã thực sự quá xấu (do nợ xấu quá nhiều và bị che đậy). Khi dỡ trần lãi suất thì ồ ạt các NH đua lãi suất và vỡ trận khẩn cấp. Em đánh giá tình huống này xác suất ko cao nhưng cũng ko phải ko có.


8) Một phần của các qui định bất cập trên nằm ở thông tư 13 và 19. Vậy chúng ta có điều chỉnh hai thông tư này?

Nhiều năm trước chúng ta thiếu gạo vì ngăn sông cấm chợ, nhưng khi ta tạo ra được một thị trường liên thông, giá gạo trở nên bình ổn. Thị trường vốn cũng vậy. Chúng ta đã sử dụng một số biện pháp hành chính, nếu ta không kịp thời điều chỉnh nó, hoặc tháo gỡ nó thì bất cập ngày càng lan rộng. Thông tư 13 và 19 nhất định sẽ phải sửa đổi.

Chủ điểm số 8: thông tư sửa đổi nội dung thế nào em chưa biết nên ko dám bình luận. Nhưng nếu thống đốc muốn tạo liên thông thị trường 1 và thị trường 2 để điều hòa thì là việc đẽo cày giữa đường. Em chưa đọc hết được bộ quy chuẩn Basel nên ko dám chém gió mạnh, nhưng bản chất thị trường 2 chỉ mang tính chất hỗ trợ thanh khoản, bây giờ bắt nó phục vụ thị trường 1 thì khó quá. Nếu chỉ vì thấy hiện tại có sự mất cân đối rồi sửa, sau đó vào tình huống khác lại sửa tiếp thì chắc sửa cả đời. Đề nghị các cụ nghĩ một tí cho cẩn thận rồi hãy làm. Muốn sửa thì cải tổ hệ thống ngân hàng đi, quy hoạch cẩn thận, loại bỏ phần tử yếu kém, tách bạch loại NH đầu tư và NHTM ra, cho đỡ bị ảnh hưởng tới ba cái vụ CK và Bất động đậy. Chứ làm linh tinh thì một thằng chém gió vỉa hè như em còn thấy mắc cười.

Liên quan đến lãi suất, đang có những quan điểm trái ngược nhau về lãi suất tiết kiệm. Một bên cho rằng lãi suất tiền gửi phải thực dương để đảm bảo lợi ích người gửi, bên kia không đồng tình. Nếu được lựa chọn, ông đứng ở bên nào, thưa Thống đốc?

Chưa có ai, chuyên gia hay viện nghiên cứu nào phân tích vì sao tăng trưởng tín dụng năm nay lại được Nghị quyết 11 ấn định là 20%. Tôi cho rằng con số đó phù hợp với mức độ tích lũy của nền kinh tế hiện khoảng 20% GDP/năm.

Định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương. Nó vô lý. Anh có tiền nhàn rỗi gửi, ngân hàng giữ hộ anh. Ngân hàng trả cho người gửi một mức lãi suất nhất định vì ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi đó để kinh doanh. Ở các nước người dân mở tài khoản, ngân hàng giữ hộ tiền, ngân hàng không phải là kênh đầu tư. Nếu người dân muốn kinh doanh vốn, phải đầu tư ở thị trường chứng khoán.

Hiện nay nhiều người đặt vấn đề lãi suất thực dương, người gửi tiền thậm chí mặc cả lãi suất với ngân hàng. Do lạm phát cao, chúng ta đã tăng lãi suất để giảm nhu cầu tín dụng, để người dân gửi tiền vào ngân hàng thay vì tìm kiếm dự án đầu tư, làm ăn hoặc tìm doanh nghiệp tốt niêm yết để mua cổ phiếu. Lãi suất cao nhằm hút bớt tiền trong lưu thông. Trong điều kiện bình thường, không nhất thiết lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát.
 
Ngày 22/08/2011

DỰ BÁO NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG MỚI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


Chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài đã gây áp lực lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy cộng đồng doanh nghiệp đang hướng về NHNN với mong muốn được thấy những điều chỉnh tích cực trong Chính sách Tiền tệ nhằm khai thông nguồn vốn, giải tỏa áp lực bấy lâu nay. Để thực hiện mục tiêu tìm kiếm giải pháp cho thị trường, Ban Chính sách NHNN đã khảo sát hiện trạng hoạt động các Ngân hàng hiện nay trình báo cáo lên thống đốc. Nội dung khảo sát mới nhất của Ban chính sách cho thấy, các Ngân hàng đang huy động đầu vào khá cao, vì vậy việc giảm lãi suất cần cân nhắc một cách thận trọng. Ngoài ra, nội dung về thị trường quốc tế đánh giá vàng thế giới sẽ lên cao, vì vậy giảm lãi suất chúng ta sẽ gặp rủi ro về việc dân có thể chuyển tiền tiết kiệm sang thành vàng.

Như vậy thì việc áp dụng chính sách có thể chưa đưa ra sớm được vì NHNN phải nghiên cứu các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên thị trường đã có những phản ánh khá tích cực với những động thái mới của NHNN. Về phía BĐS, một số đại gia đầu cơ thoát hàng được tại vùng đỉnh lần trước đặt cửa hiện tại đã là đáy trung hạn thị trường, nên khi có hiệu ứng chính sách có thể tiến hành mua vào, vì vậy thanh khoản thị trường BĐS gần đây được cải thiện. Nó cũng ảnh hưởng tích cực đến TTCK, vì thế có thể sẽ có sóng trên thị trường, dù khó khẳng định là con sóng này đi được bao xa.

Sáng nay, TS Vũ Viết Ngoạn trả lời phỏng vấn trên báo Đầu Tư và khẳng định Chính phủ quyết tâm sẽ hạ lãi suất. Việc đó sẽ diễn ra, nhưng diễn ra như thế nào thì thật khó đoán. Mình tra soát dữ liệu, lập giả định và chọn lựa. Bâng khuâng quá, vì thấy rõ các cụ có vẻ làm liều...

Cách vào đề cho những nhận định dưới đây, rất giản dị, chúng ta quay lại bài phỏng vấn mà thống đốc trả lời phóng viên Hải Lý của báo TBKTSG. Mình xin trích lại đoạn khá quan trọng trong bài viết này:

ĐOẠN KẾT- BÀI PHỎNG VẤN THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH

của Phóng viên Hải Lý, báo TBKTSG

================================================== ==========

Các biện pháp nào có thể được NHNN sử dụng để điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu?

Để điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, NHNN có thể áp dụng những biện pháp khác nhau. Trước hết chúng tôi sẽ rà soát lại những quy định trong thời gian qua giữa thị trường một (huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp) và thị trường hai (liên ngân hàng) có còn phù hợp.

Nếu các quy định này cản trở sự luân chuyển vốn thì sẽ được gỡ bỏ hay tạm thời không áp dụng nữa. Trước đây nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng quá nóng, NHHN có quy định một số tỷ lệ về vốn và sử dụng vốn trên cả hai thị trường, nhưng lại thiếu kiểm soát cụ thể. Thực tế này gây áp lực buộc các tổ chức tín dụng phải đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư bằng mọi giá, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh và lãi suất tiết kiệm cao.

Hiện nay nhiều tổ chức tín dụng thừa vốn, song không thể điều hòa cho các tổ chức tín dụng khác vì vướng các tỷ lệ quy định như trên. Họ cũng không dám hạ lãi suất tiền gửi vì e ngại bị rút vốn, giảm thị phần.

Ngoài ra NHNN cũng có thể tăng dự trữ bắt buộc đi liền với trả lãi suất cho khoản dự trữ bắt buộc ở mức hợp lý. Khi đó NHNN sẽ rút một lượng tiền lớn từ các tổ chức tín dụng, đồng thời sử dụng nguồn vốn này để tái cấp vốn cho những ngân hàng đang thiếu vốn và còn dư địa để tăng trưởng tín dụng. Biện pháp này sẽ không gây áp lực lên lãi suất đầu vào của các tổ chức tín dụng. Nói cách khác, NHNN có thể điều hòa vốn mà không cần phải tăng thêm tiền trong lưu thông, không làm tăng lãi suất.

Bên cạnh đó, tùy theo diễn biến của tình hình, chúng tôi có thể phát hành tín phiếu NHNN với lãi suất thích hợp để mua lại lượng vốn thừa của một số ngân hàng, dùng nó tái cấp vốn cho các ngân hàng thiếu vốn. Các giải pháp nói chung sẽ rất linh hoạt.

================================================== ===========
 
Nội dung bình luận

Xuất phát từ bản chất các nghiệp vụ hỗ trợ thanh khoản hoặc tái cấp vốn đều là các nghiệp vụ tạo tiền, gia tăng cung tiền trong hệ thống ngân hàng nên việc dùng các nghiệp vụ này sẽ gặp rủi ro trong quá trình kiểm soát lạm phát, khi mà lạm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, thống đốc chọn giải pháp sử dụng cung tiền hiện có, hạn chế việc bơm vốn mà chỉ xoay sở xung quanh nguồn tiền hiện tại để điều tiết thị trường. Đấy là ý tưởng cơ bản nhất.

Như chúng ta biết, với mức độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay còn khá thấp so với hạn mức tăng trưởng 20%, vì vậy những tháng cuối năm NHNN được phép khai thông nguồn vốn tín dụng để đưa đồng vốn đến với doanh nghiệp nhiều hơn trong hạn mức cho phép. Vậy nguồn tiền dùng để phân bổ lấy từ đâu? Lấy từ việc điều chỉnh các quy định đang được áp dụng hiện tại. Với việc điều chỉnh các quy định hiện hành, chúng ta có thể thấy vai trò và quyền lực của NHNN sẽ rất lớn. Theo thiển ý của mình, thống đốc hay Chính phủ quyết chơi ván bài này dù có nhiều rủi ro.

Trước hết, quy định về hạn mức tỷ lệ huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng giới hạn 20% so với phần huy động tiền gửi sẽ được dỡ bỏ. Như vậy thống đốc muốn hướng luồng tiền ở ngân hàng đang dư thừa sang ngân hàng thiếu để điều hòa trạng thái của họ mà không bị giới hạn. Với hy vọng (hoặc dùng bạo lực áp đặt) lãi suất liên ngân hàng thấp hơn lãi suất huy động, các NHTM sẽ hạ lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay trong giới hạn nhất định. Một công cụ nữa có thể sử dụng là điều chỉnh hạn mức tăng trưởng 20% bằng cách quy đổi lượng tín dụng cho toàn ngành, sau đó phân bổ lại theo tình hình thực tế cho từng ngân hàng. Công cụ này chắc còn phải xem xét vì nó tạo điều kiện cho cơ chế xin cho quay lại.

Sau khi thực hiện xong hoạt động tạo nguồn, NHNN sẽ tiếp tục nới dòng thông qua việc dỡ bỏ hoặc tạm ngưng áp dụng hạn mức cho vay 80% vốn huy động như quy định của thông tư 13 và 19. Việc bỏ hay ngưng áp dụng là Option vì NHNN còn phải ngó vào một số tiêu chuẩn quản trị ngành. Như vậy các Ngân hàng sẽ có thêm dư địa sử dụng vốn và có áp lực phải giảm lãi suất huy động khi kênh liên NH đang tải lãi suất thấp hơn nhiều.

Về cơ bản, cách thức dùng công cụ này có vẻ mang tính thị trường nhưng bản chất vẫn nặng tính hành chính. Nói như câu chuyên vỉa hè thì thống đốc ép các đàn em phải "cống hiến" và "chịu trận". Công thức duy trì thế trận này là hệ thống thanh tra và những kinh nghiệm phong phú của thống đốc khi còn làm ở vị trí này.

Về công cụ bắt buộc, ý tưởng của thống đốc được chia làm hai hướng. Nếu sử dụng dự trữ bắt buộc, NHNN khi tăng dự trữ bắt buộc sẽ tạo ra một quỹ hỗ trợ thanh khoản. NHNN sẽ dùng quỹ đó để cho vay Tái cấp vốn mà không phải in thêm tiền. Như vậy sẽ đảm bảo mục tiêu hạn chế lạm phát mà vẫn có thể điều hòa dòng tiền cấp cho các NH đang thiếu hụt thanh khoản. NHNN sẽ bù đắp chi phí cho các NH bằng cách tăng lãi suất trên phần dự trữ bắt buộc. Nếu sử dụng tín phiếu bắt buộc, NHNN sẽ phát hành tín phiếu bắt buộc theo nhiều mức khác nhau áp dụng cho những ngân hàng khác nhau. Nguồn tiền thu được từ tín phiếu sẽ được phân bổ cho vay tái cấp vốn theo từng ngân hàng cụ thể. Công cụ này cũng cho phép điều hòa dòng vốn mà không phải mở rộng cung tiền.

Do chức năng cơ bản của Dự trữ bắt buộc là đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng khi xuất hiện nhu cầu rút tiền lớn, bất thường nên áp dụng dự trữ bắt buộc để tạo quỹ là vấn đề phát sinh nhiều bất cập cũng như khó đoán hậu quả của nó. Trước đây khi còn là phó Thống đốc, Mr Bình có vẻ ưa thích tín phiếu bắt buộc hơn. Hy vọng thời gian tới ông sẽ lựa chọn có tính toán cho giải pháp này.

Về cơ bản, việc sử dụng các công cụ trên là rất mạnh dạn, nhưng khá liều lĩnh. Trong một hệ thống ngân hàng ở trạng thái nhiều nợ xấu như hiện tại, trước khi triển khai công cụ nào cần có tính toán kỹ lưỡng, vì khi xảy ra đổ vỡ thì khó có thể chống đỡ được. Mặt khác, việc áp chế các ngân hàng rất xảy ra khả năng NHNN mất kiểm soát trong trạng thái lại cho phép các NHTM đi qúa lề vốn có. Lúc đó, khôi phục được mức cân bằng của hệ thống là điều hết sức khó khăn.
 
Ngày 26/08/2011
DỰ BÁO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Tân Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa tiết lộ những giải pháp mới về chính sách có thể giúp bình ổn tốt hơn thị trường tiền tệ. Những chính sách này khi đi vào thực tế sẽ có những tác động gì đến bối cảnh chung của nền kinh tế?Đó là vấn đề được công chúng cũng như nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Chính sách mới nhiều bất ngờ



Kỳ báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm trôi qua với nhiều âu lo. Lợi nhuận sụt giảm cũng như chi phí gia tăng đã thành gánh nặng đối với giới chủ doanh nghiệp. Trước những áp lực của quá trình thắt chặt tiền tệ, cộng đồng doanh nghiệp đều hướng về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với mong muốn được thấy những điều chỉnh tích cực trong chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm khơi thông nguồn vốn, giải tỏa sức ép đè nặng lên hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua.

Mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát đi tín hiệu về việc áp dụng những chính sách mới nhằm điều tiết cung tiền hợp lý và tiến hành điều chỉnh một số quy định giúp bình ổn trạng thái của thị trường tiền tệ.

Những tiêu điểm được Thống đốc nhắc tới là khả năng sử dụng các công cụ bắt buộc, dỡ bỏ quy định về hạn mức 20% tỷ lệ huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng so với huy động tiền gửi, và việc điều chỉnh hạn mức cho vay 80% vốn huy động theo quy định của thông tư 13, 19. Đây là một quan điểm khá mới, rất mạnh dạn và gây nhiều bất ngờ cho giới tài chính trong nước.

Với ý tưởng khơi thông nguồn tiền còn tồn đọng trong các ngân hàng, sử dụng linh hoạt công cụ điều tiết và giới hạn cung tiền không đổi, cách sử dụng các công cụ điều chỉnh này khá sáng tạo. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có biểu hiện đình đốn và lạm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì việc sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết thị trường là một hướng đi đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của các ngân hàng cũng đang tồn tại khá nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, việc áp dụng các chính sách mới cần có cái nhìn khách quan từ nhiều chiều để có thể thấy rõ hơn những lợi ích cũng như hạn chế còn tồn tại. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá mức độ phù hợp của chính sách đối với tình hình hiện tại như thế nào.

Vòng xoáy luẩn quẩn

Yếu tố cơ bản đầu tiên của việc huy động lãi suất cao là do lạm phát đang đồng hành ở mức khá cao. Diễn biến của chỉ số CPI những tháng gần đây dù có những tín hiệu khả quan nhưng chưa cho thấy lạm phát có thể giảm mạnh trong thời gian tới. Do đó, việc điều chỉnh lãi suất cần có cái nhìn thực tế và cẩn trọng.

Hiện tại, việc huy động lãi suất cao phản ánh một số vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Có thể là các ngân hàng thiếu những khách hàng cho vay đủ đảm bảo an toàn hoặc khách hàng không chấp nhận vay lãi suất cao nên huy động ngắn hạn; hoặc khách hàng chỉ gửi ngắn hạn để dễ chuyển đổi hưởng lãi suất mới nếu tăng; hoặc các ngân hàng không dám hạ lãi suất vì sợ mất khách; hoặc các ngân hàng bị nợ xấu ảnh hưởng nên phải tăng huy động để đảm bảo thanh khoản. Từ đó nó tạo ra vòng xoáy luẩn quẩn: sợ mất thanh khoản phải tăng huy động; huy động thì sợ mất khách nên huy động cao, lại chỉ huy động được hoặc người gửi chỉ gửi kỳ hạn ngắn dẫn tới ảnh hưởng đến thanh khoản. Vòng xoáy này cứ chạy không ngừng và gây áp lực đến từng phần tử trong hệ thống.

Cơn lốc lãi suất cũng tạo ra một thực tế đáng quan ngại là nguồn tiền huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn của các ngân hàng. Điều này tạo ra cái bẫy áp lực cho thanh khoản khi các NH luôn phải lo huy động để bù đắp lượng tiền gửi đáo hạn. Việc áp dụng biện pháp trung hòa dòng vốn từ những nơi thừa ứ sang những nơi thiếu hụt là biện pháp có tính sáng tạo nhưng nó dễ gây những bất đồng giữa người vay và người cho vay khi mặt bằng huy động chung vẫn còn ở mức cao. Trước khi áp dụng những giải pháp này, NHNN cần nghiên cứu kỹ liệu nợ xấu đã ở mức gây áp lực thanh khoản căng thẳng lên các ngân hàng hay chưa. Nếu có, NHNN phải xác định phương pháp nào là phương pháp cần thiết để phân bổ nguồn vốn đúng chỗ, kịp thời và có hiệu quả. Việc nhận rõ và điều trị tận gốc căn bệnh mới đảm bảo các tác động kỹ thuật có thể thay đổi hiện trạng hệ thống. Nếu không, khi người gửi tiếp tục chạy đua ở các kỳ hạn ngắn thì giải pháp đó không có nhiều tác dụng.
 
Góc nhìn khác cho các biện pháp điều chỉnh:

Biện pháp điều chỉnh hạn mức cho vay 80% vốn huy động theo quy định của thông tư 13 và 19 được hiểu như động thái dỡ bỏ rào cản, mở rộng khả năng cho vay của các ngân hàng. Trong góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, có lẽ hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR cùng các chỉ tiêu thanh khoản đủ đảm bảo cho họ giám sát hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng nhỏ trước đây duy trì tỷ lệ cho vay/vốn huy động cao đều gặp vấn đề về thanh khoản mỗi khi thị trường có biến động. Đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đua lãi suất huy động và đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Hạn mức này được coi như một vùng đệm hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo hoạt động ngân hàng được điều hòa thường xuyên, tránh những căng thẳng không cần thiết với lãi suất trên thị trường. Đặc biệt, với hiện tượng nợ xấu đang tăng nhanh trong hệ thống, vai trò của vùng đệm đó thực sự có nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, xét trên góc độ người đi vay, dù lãi suất giảm xuống 18%/năm thì nhu cầu vay vốn thực sự của doanh nghiệp không nhiều, vì vậy việc lợi hay hại của biện pháp dỡ bỏ vùng đệm này, thiết nghĩ, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng.

Đồng bộ với các giải pháp trên, ý tưởng điều chỉnh quy định về hạn mức 20% tỷ lệ huy động trên thị trường liên ngân hàng so với huy động cũng được đề cập tới. Có thể tỷ lệ mới sẽ được tăng lên 30%, thậm chí 40% nếu cần thiết. Theo mong muốn của NHNN, nguồn tiền ứ đọng tại một số ngân hàng sẽ được điều chuyển tới những ngân hàng đang gặp khó khăn. Cách vận dụng này rất linh hoạt nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro. Bản chất thị trường hai chỉ mang tính hỗ trợ về thanh khoản, do vậy xu hướng quản trị ngân hàng hiện ngày càng hướng đến việc tách bạch hai thị trường với nhau. Như thế tính an toàn của hệ thống sẽ được đảm bảo ở mức cao hơn. Nếu chỉ vì mong muốn điều chuyển luồng tiền từ nơi dư thừa sang nơi thiếu mà không có đánh giá chính xác về hiện trạng hệ thống thì khi xảy ra biến cố sẽ rất khó khắc phục. Chúng ta đặt giả định nợ xấu của một số ngân hàng tăng và không có khả năng thanh toán khoản vay trên thị trường liên ngân hàng thì cái bình thông kia liệu có gây một cú sốc cho toàn hệ thống hay không? Câu hỏi này cần được trả lời trên những cơ sở dữ liệu thực tế chính xác chứ không thể bằng phương diện cảm tính.

Đôi điều về dự trữ bắt buộc

Đối với biện pháp sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc (DTBB), chúng ta cần phải nhìn rõ tính năng cơ bản nhất của dự trữ bắt buộc là hỗ trợ an toàn thanh khoản khi xuất hiện những nhu cầu thanh toán lớn, bất thường trong hoạt động của ngân hàng. Nó là một khoản dự phòng của NHTM để sử dụng trong trường hợp cấp bách hoặc dùng để cân bằng sự thiếu hụt thanh khoản trong những thời điểm nhất định. Vì vậy, nó đảm bảo cho việc vận hành an toàn và tạo sự cân bằng cho lãi suất liên ngân hàng ở những kỳ hạn ngắn. Như vậy, việc gom các khoản dự phòng đó để tạo lập một quỹ cho NHNN và dùng quỹ đó cho vay là cách làm việc sáng tạo nhưng có vẻ đi lệch với chức năng ban đầu của công cụ điều tiết này. Đồng thời, khoản DTBB là rất cần thiết cho an toàn thanh khoản của ngân hàng, nên trong trường hợp quỹ này được đem cho vay mà phát sinh một hoặc vài ngân hàng có nhu cầu thanh toán đột biến thì sẽ rất nguy hiểm đối với an toàn hệ thống.

Ngoài ra, hiện trạng nợ xấu trong các ngân hàng hiện chưa được đánh giá chính xác. Trong trường hợp nợ xấu ở mức cao, việc tăng dự trữ bắt buộc có thể làm ngân hàng cạn kiệt nguồn lực, buộc phải tăng huy động ở các kênh để đảm bảo trạng thái thanh khoản, do đó gây tác động ngược không tốt với hệ thống. Chi phí gia tăng trong quá trình này (dù được bù bằng lãi suất của NHNN) cũng không hỗ trợ cho việc giảm lãi suất huy động và cho vay. Như thế, cùng là công cụ bắt buộc, có vẻ như việc dùng công cụ tín phiếu bắt buộc sẽ hợp lý hơn khi lượng tiền thu về có thể phân bổ lại một cách hợp lý thông qua các biện pháp khác nhau. Tín phiếu bắt buộc không làm mở rộng cung tiền nhưng luồng tiền tái cho vay có thể được đưa đến đúng nơi, đúng chỗ và kịp thời hơn.

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang chịu sức ép từ nhiều phía với những vấn đề nội tại và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc ban hành, áp dụng những quy định chính sách mới rất cần cái nhìn khách quan và những đánh giá cẩn trọng, kỹ lưỡng, xuất phát từ những yêu cầu thực tại của thị trường. Có như vậy, quá trình thực thi chính sách mới hạn chế được những vấn đề phát sinh và những thiệt hại không đáng có.
 
Ngày 29/08/2011

GIẢI PHÁP NÀO CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Hiệu quả của Chính sách hiện tại?


Trong điều hành chính sách có hai sự lựa chọn: hoặc điều hành theo cung tiền, hoặc điều hành theo lãi suất mục tiêu. Hai loại này ko thể song hành cùng nhau. Việc siết cung tiền của bác Giàu trước đây là cần thiết, nhưng bản chất lạm phát Việt Nam do tích tụ từ nhiều năm, ẩn chứa trong việc cung cấp năng lượng giá rẻ, sản xuất hiệu quả thấp và đầu tư tràn lan ko hiệu quả. Vì vậy, siết cung tiền đã ko đem lại tác dụng. Nhìn rộng ra, chúng ta phải chấp nhận việc điều hành khó khăn kéo dài hàng năm mới trung hòa toàn bộ các yếu tố bất cập.

Sau khi giảm lãi suất thì chắc sẽ có phát hành tín phiếu bắt buộc để điều hòa cung tiền. Nhưng chúng ta sẽ mắc vào bất cập sau:

- Nếu coi chính sách hiện tại là quản lý cung tiền, thì khi đang siết tiền để hạn chế lạm phát, việc giảm lãi suất là bất cập. Nếu nới cung tiền, phải trả lời cách giải quyết bài toán lạm phát.

- Nếu coi chính sách đi theo lãi suất mục tiêu, thì con số lãi suất mục tiêu phải đặt theo lạm phát mục tiêu là 17% chứ ko phải 14%. Như vậy lại phát sinh bất cập. Để trung hòa điều này, nếu ko dám bỏ trần lãi suất, chúng ta phải nới trần lên mới phản ánh thực tế thị trường. Nếu nới lên 15%-16% chẳng hạn, để đảm bảo lợi suất NH, thì lãi vay sẽ là 18-20%.

Nỗ lực chính phủ đang cố ghép 2 cái trên với nhau, đủ đảm bảo tiền cho NH, giảm lãi suất cho DN mà cung tiền ko đổi. Nhưng cái này nó hành chính và méo mó quá. Khi áp đặt lãi suất 14%, có nghĩa là tiền huy động từ dân sẽ giảm. NHNN tính bù đắp bằng vốn liên NH. Nhưng nguồn tiền từ dân ra khỏi NH gần như nhìn rõ sẽ chạy vào USD, vàng để đảm bảo an toàn tài sản, hoặc dùng đầu cơ để đảm bảo lợi suất (Đoạn này chứng khoán lên là hơi hấp dẫn đấy), vậy sẽ làm thị trường càng thêm rối rắm.

Thêm một vấn đề, khi vay liên NH tăng, nếu có NH bị effect bởi nợ xấu, khả năng đổ vỡ hoàn toàn có thể xảy ra.

Như vậy lãi suất sẽ hạ, nhưng khả năng chỉ hạ được thấp.

NHNN hạ lãi suất, vậy việc hạ đó có bền ko?

Về nguyên tắc, NHNN chỉ có thể lựa chọn: hoặc điều hành lãi suất theo cung tiền, hoặc điều hành lãi suất theo lãi suất mục tiêu. Tuy nhiên, hiện lạm phát đang cao, sẽ rất khó cho việc vừa hạ cung tiền, vừa giảm lãi suất. Đấy là mâu thuẫn cũng là điểm khó khăn nhất trong điều hành chính sách hiện tại. Do đó nếu áp chế thì việc hạ lãi suất gượng ép sẽ không bền.

Theo tôi, để giải quyết vấn đề khó khăn, trước hết phải xử lý được vấn đề thanh khoản các ngân hàng. Chính cái này là điểm mạnh của tân thống đốc: giám sát gắt gao quản lý thanh khoản các ngân hàng TM. NHTM nào có biểu hiện yếu kém có thể gây rủi ro lập tức đặt vào dạng kiểm soát đặc biệt và có chính sách riêng. Công cụ hiện tại NHNN đã có, đó là hệ thống theo dõi Báo cáo rủi ro Thanh khoản (Gap Liquidity Risk), chỉ cần tăng cường độ (Techno Gap) lên mức hàng tuần hoặc 2-3 ngày/lần là có thể nắm thông tin tương đối tốt.

Công cụ quản lý thanh khoản hiện tại của NHNN chưa đủ mạnh với giới hạn tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 20% và bảng theo dõi thanh khoản hàng kỳ. Với khả năng xào nấu số liệu và lẩn như trạch của NHTM thì việc kiểm soát hoàn toàn ngoài tầm với.

Sau khi nắm vững được hệ thống thanh khoản việc áp dụng các công cụ, chính sách khác mới có hiệu quả. Vào thời điểm này, các chính sách mới đã được định hình khá rõ, nhưng khi chưa quản lý được thanh khoản thì e rằng hiệu lực chính sách ko lớn. Vì thế, nếu NHNN ko đồng bộ trong việc kiểm soát thanh khoản thì dễ dàng nhìn thấy lãi suất trong ngắn hạn giảm nhưng trung hạn lại tăng lại bình thường.

Vì thế các nhà đầu tư chỉ cần theo dõi các công cụ chính sách đưa ra là có thể đoán hiệu lực đến đâu, có sóng dài hay sóng ngắn trên thị trường chứng khoán. Những tín hiệu đó rất hữu ich cho việc phân định và lập kế hoạch đầu tư.

Định viết mấy dòng nhưng bài viết này là khá đủ:

http://sgtt.vn/Goc-nhin/152799/Cung-tien-thang-8-tang-dot-bien-ly-do-va-he-qua.html


Hiện dòng tâm lý chờ đợi các khoản rút tiết kiệm sẽ đẩy vào chứng rất cao, vì vậy nếu điều chỉnh trong tuần sẽ ko điều chỉnh sâu và sẽ có bật lại. Tiền khả năng sẽ vào thị trường và kế hoạch T30 cần được xem xét nghiêm túc để nới dài thời gian áp dụng.

Một thông tin bổ xung khác, Chính phủ đã đẩy khoản tiền đầu tư công về Kho bạc NN (hiện gửi ở tài khoản 1 số NHTM lớn). KHối lượng khoảng 100k tỷ. Khoản tiền này chưa được giải ngân cho các dự án nhưng nằm tại các NHTM nên hỗ trợ thanh khoản rất lớn. Đây có thể xem là cung tiền hỗ trợ thanh khoản của NHNN cho các NHTM lớn. Lưu thông đang có tiền, vậy tội gì ko chờ xem thị trường lên nhỉ, dù gì thì position của chúng ta cũng khá tố
 
Last edited by a moderator:
Ngày 13/09/2011

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MỚI


Trung thu đến, chứng lại lên, công việc thì hụp lặn mệt mỏi. Đã định đóng cửa, đắp chăn, đi ngủ cho đến khi thị trường hết trend chứng khoán rồi tiếp tục tán nhảm.Thế rồi, chiều nay mưa rơi rả ríc, gió heo may lạnh thấy lòng cô quạnh quá. Chả biết làm gì trong tiết thu buồn này. Thôi thì lại tí toáy. Cái trò chơi chứng là hay nhiễm kiểu bệnh linh tinh mất quán tính này. Dưng mà trước khi viết em cũng phải chú thích là chưa đến lúc tiền ra khỏi thị trường đâu các cụ nhé. Cụ nào xoắn quá lại tưởng hết trend rồi, phi hàng xong quay lại trách em là mệt lắm đấy.

Chủ đề lần này tạm xoay quanh vấn đề mới nhất đi. Các cụ chịu khó đọc cái link này hộ em với.

http://vneconomy.vn/20110912071511215P0C6/se-lap-nhom-ngan-hang-g12--1.htm

Lọc những vấn đề nổi cộm trong bài viết, trước hết em xin khẳng định là việc rà soát và khoanh vùng những tổ chức tín dụng mất cân đối lớn là việc làm cần thiết. Các tổ chức tín dụng được khoanh vùng và đặt trong trạng thái giám sát đặc biệt sẽ giúp NHNN theo dõi và quản lý hệ thống tốt hơn. Hệ thống các công cụ chính sách đi theo như tái cấp vốn, không cho phép mở rộng hệ thống, hạn chế cho vay sẽ đảm bảo tính cân bằng tổng thể, ngăn ngừa việc đua lãi suất giữa các NH với nhau. Nó giúp các NH ổn định được trạng thái, duy trì thanh khoản và không gây những xung đột không cần thiết cho hệ thống.

Tuy nhiên điểm hạn chế của chính sách lần này chính ở trần lãi suất huy động 14% hiện đang được NHNN cố gắng thúc ép các NHTM triển khai trong hàng rào khuôn khổ mà các mệnh lệnh hành chính yêu cầu.

Trong các bài phân tích trước đây, em có đề cập đến việc nếu nợ xấu trong tầm kiểm soát, NHNN có thể mạnh dạn gỡ bỏ trần lãi suất huy động, sau đó tóm các chú NH yếu kém để thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và giám sát đặc biệt. Như vậy, dù lãi suất huy động sẽ cao hơn mức 14% hiện nay, nhưng thị trường sẽ xác lập được điểm cân bằng cung cầu của nó. Từ đó, NHNN sẽ rộng đường thực hiện các chính sách cân đối khác để điều hòa thị trường cũng như ngăn ngừa lạm phát. Tuy nhiên, với nhận xét cảm tính của em, có lẽ do tỷ lệ nợ xấu cao nên NHNN ko dám áp dụng biện pháp đó mà vẫn duy trì trần lãi suất và áp đặt tuyệt đối bằng chỉ thị hành chính.

Việc áp đặt này sẽ dẫn tới là nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân sẽ được phân bổ lại. Sau khi đáo hạn ở mức lãi suất cao, nếu ko gửi được cao tiếp, dân sẽ có xu hướng chuyển tiền gửi sang những NH lớn vì ở đây mức độ an toàn cao hơn, hệ thống phân bố rộng hơn, và dĩ nhiên là cùng lãi suất vì sẽ chẳng có NH lớn nào huy động thấp hơn 14% cả.

Ngoài ra, dòng tiền rút ra khỏi tiết kiệm nếu ko gửi tiếp sẽ di chuyển sang các kênh đầu cơ ngắn hạn hoặc các kênh đảm bảo an toàn tài sản. Vàng, USD và chứng sẽ là lựa chọn của từng người, tùy vào mục tiêu và đặc tính của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, hiện tượng đó sẽ làm cho kênh huy động tiền từ dân giảm đi và huy động của các NH nhỏ giảm nhiều hơn NH lớn. Lúc này, để giữ thanh khoản, NHNN sẽ buộc phải bơm tiền nhiều hơn qua OMO và kênh tái cấp vốn. Nhưng đi theo hoạt động bơm tiền, NHNN buộc phải đối diện với áp lực lạm phát. NHNN có dám hy sinh mục tiêu lạm phát để cứ bơm tiền liên tục giữ cân bằng hệ thống hay không? Để giải quyết áp lực lạm phát, khi trung hòa lượng tiền này NHNN sẽ làm như thế nào? Lúc này, những công cụ bắt buộc có thể được dùng nhưng với điều kiện thực tại, nó sẽ gây áp lực cho hệ thống khi nguồn tiền tiết kiệm giảm đi. Nguồn tiền rút ra khỏi kênh tiết kiệm sẽ đặc biệt nguy hiểm khi chảy vào các kênh đầu cơ như USD hoặc vàng. Chúng ta không được phép quên rằng, chênh lệch giữa huy động và cho vay ngoại tệ bây giờ là con số khoảng 7 tỷ USD, với một sức ép cực lớn nếu muốn cân bằng hệ thống. Vàng thế giới sẽ khó giảm sâu khi xác suất vỡ nợ của Hy Lạp đã lên đến 90%. Và có một hiện thực khá đắng là: Chúng ta ko thể điều tiết bằng hành chính với các yếu tố như thế.

Nếu có một biến cố nào đó xảy ra, dĩ nhiên là lãi suất 14% ko giữ chân được dân chúng, vậy điều gì sẽ xảy ra? NHNN ko thể bơm tiền ko giới hạn được. Còn nếu chấp nhận chuyện đó, thì chúng ta cần nhìn lại thực tế là chỉ số PPI, CPI của chúng ta chưa giảm nhiều. Nó hoàn toàn đủ điều kiện đẩy lạm phát của Việt Nam cháy đỏ lửa vào những ngày công bố hàng tháng. Khi đó, điều chúng ta cần làm là gì?
 
Last edited by a moderator:
Ngày 23/09/2011

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


Có lẽ, hơn lúc nào hết, các chuyên gia tâm lý có một case để nghiên cứu thú vị về cảm giác của các nhà đầu tư trước một thị trường có nhiều xáo trộn.

Nỗi lo về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp và những quan ngại về sự yếu kém của hệ thống ngân hàng châu Âu đã khiến cho các chỉ số chứng khoán của châu Âu biến động mạnh như vậy. Giao dịch vàng liên tục lên xuống, phá vỡ mọi phân tích, dự báo của các chuyên gia về xu hướng giá của loại hàng hóa này. Nhưng chỉ một điều là không đổi: tâm lý của giới đầu tư trước thềm khủng hoảng thường dao động rất mạnh.

Hôm qua thị trường Mỹ giảm sâu, phản ánh tâm lý lo sợ dồn nén bấy lâu. Có lẽ giới đầu tư đã quá mong mỏi vào một gói QE3 và khi FED không có quà cho mọi người thì việc đua nhau tháo chạy cũng là một giải pháp không tồi. Mọi thứ trồi sụt, thấp thỏm chỉ đợi lúc này để thể hiện rõ. Người ta không nhất thiết phải giấu diếm âu lo của mình nữa.

Khi các gói nới lỏng định lượng bơm tiền ra thị trường đã ko có hiệu quả như mong đợi và tạo áp lực gây lạm phát lớn, FED đã dùng công cụ Operation Twist (OT) để điều chỉnh hiện trạng. OT là chương trình bán trái phiếu ngắn hạn để mua trái phiếu dài hạn. Cái đích mà FED mong muốn là giảm lãi suất của trái phiếu dài hạn, nắn dòng tiền chảy qua các kênh tiêu dùng, bất động sản hoặc đầu tư. Ngoài ra, biện pháp này giúp FED ko phải in thêm tiền, tránh việc đẩy lạm phát toàn cầu lên một mức cao hơn. Tuy nhiên, giới đầu tư Mỹ rất thực tế, họ biết rằng với những gói QE1,2, Mỹ đã ko đạt được mục đích như mong muốn thì một gói OT với kích cỡ ko đủ lớn sẽ ko đủ lực để thay đổi hiện trạng lúc này. Và biết đâu đấy, khi OT ko có tác dụng, các cụ FED có thể quay qua học các cụ Việt Nam, đẻ thêm một cái QE3 thì đúng là vỡ trận toàn tuyến. Ngoài ra, khi cơ cấu bond dài hạn giảm, bond ngắn hạn tăng khiến áp lực nợ của Mỹ trong chu kỳ ngắn gia tăng, trong khi câu chuyện trần nợ công còn ở nguyên sau bánh xe vừa chạy. Những lý do a,b,c đó cộng với tâm lý bi quan chực chờ đã kéo thị trường rơi tự do.

Nhìn ở góc độ dài hạn, các nhà đầu tư đã ko thấy sự sáng sủa của tình hình kinh tế thế giới. Tâm lý họ giờ đây rất nhạy cảm. Sự xáo động mạnh thể hiện rõ điều đó. Với thực trạng yếu kém của châu Âu hiện tại, có lẽ thế giới không tránh được khủng hoảng lần 2 rồi...

Nhìn chứng khoán Việt Nam, tình hình có vẻ giống 2008 nhở, có sóng một chút rồi Lehman Brother đập cho một phát rụng cả bầy... Chẹp... chẹp...Khó khăn rồi đây.
 
Ngày 28/09/2011

CẬP NHẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Hôm nay rất nhiều người quan tâm đến bài báo này:

Ngân hàng lớn cũng bị rút vốn
http://cafef.vn/2011092809219434CA34/ngan-hang-lon-cung-bi-rut-von.chn

Trong những bình luận trước đây, khi NHNN cố ép trần lãi suất em cũng có quan ngại về tình huống dòng tiền rút khỏi tiết kiệm sẽ chảy sang USD, vàng và các hình thức đầu cơ ngắn hạn khác. Trong khi đó, hệ thống 14% dù bị trói buộc vào khuôn khổ nhưng cũng ko đảm bảo duy trì tốt vì các ngân hàng vẫn thiếu hụt nguồn huy động. Hơn lúc nào hết, hiện thực đang phản ánh rõ nét sự khiên cưỡng trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Trên thực tế lạm phát VN là hệ quả của cả một quá trình đầu tư dàn trải kém hiệu quả thì chúng ta phải chấp nhận việc cắt giảm lạm phát cũng là cả một quá trình. Quá trình đó buộc phải chấp nhận hy sinh một phần của nền kinh tế. Điều không may cho Việt Nam là cái phần phải cắt bây giờ là bất động sản, lại là một phần quá lớn để chấp nhận cho chìm xuồng. Dẫu Chính phủ đang đánh chặn các ngả và hướng dòng tiền theo ý mình nhưng thực sự thị trường khó có thể điều tiết bằng mệnh lệnh hành chính và ý chí chủ quan.

Em cho rằng sắp tới sẽ có quy định ban hành về việc đánh thuế với giao dịch vàng bằng hình thức nào đó, nhưng điều đó không hẳn đã chặn được các dòng tiền của xã hội. Vì hiện tại, mong muốn của rất nhiều người là bảo toàn tài sản trong bối cảnh chung còn rất nhiều bất ổn, cả trong nước và quốc tế, vì vậy khó ngăn họ bằng những mệnh lệnh áp đặt. Chính phủ có thể mong muốn dòng tiền trên thị trường chảy vào chứng khoán. Nhưng thị trường chứng khoán đã tiêu xài hoang phí niềm tin của mọi người trong những năm qua, vì vậy hậu quả tất yếu bây giờ là các nhà đầu tư ngoảnh mặt lại với thị trường.

Thị trường tiền tệ cần sự bình ổn thực sự trước khi có thể vận động trong một khuôn khổ mới. Vì thế, việc làm khả dĩ nhất bây giờ có thể chỉ là nâng trần lãi suất huy động lên 15%, như thế tạm thời trung hòa được các nhu cầu trái chiều. Với mức trần này, các ngân hàng có thể cho vay ở mức 18%-19% mà vẫn đảm bảo được chi phí. Với mức lãi suất như vậy, nếu các NH khát vốn có thể lách bằng hình thức gửi ngày có thể đẩy lãi suất lên trên 16% một chút, như vậy phần nào đáp ứng được mong muốn của người gửi.

Chỉ khi thị trường tiền tệ đạt được sự cân bằng nhất định thì mới có tiền đề cho những điều chỉnh thích hợp. Em chỉ mong các cụ ấy hiểu thấu điều này, chứ còn nay rào chỗ này, mai chặn chỗ khác mà vẫn hổng lỗ chỗ thì e rằng chúng ta sẽ chạy vòng quanh trong những vấn đề nội tại của chính chúng ta.
 
Ngày 09/10/2011

Chúng ta cùng điểm qua tình hình vĩ mô thời gian qua một chút:

Viễn cảnh không sáng sủa của EU đã làm xáo trộn thị trường. Thị trường hàng hóa hạ nhiệt khi nhiều loại hàng hóa giảm giá, không loại trừ cả vàng. Lý do bán vàng do các quỹ đầu tư chốt lời hoặc hiện thực hóa lợi nhuận để bù đắp thua lỗ. Ngoài ra, nhu cầu tiền mặt hiện đang tăng lên. Có vẻ như việc Hy Lạp vỡ nợ đang được dọn đường sẵn sàng. Một mặt, các quốc gia EU đang tỏ ra nỗ lực để ngăn chặn khủng hoảng, mặt khác, họ cũng đang làm công tác tư tưởng để thị trường sẵn sàng đón nhận trong trường hợp Hy Lạp vỡ nợ. Và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ ko shock như 2008. Quá trình này giống như việc EU đang dần phong tỏa ảnh hưởng của vụ vỡ nợ Hy Lạp bằng cách rào dẫn những mắt xích tài chính, làm công tác tư tưởng sẵn sàng để khi vỡ nợ xảy ra nó ko kéo theo những ảnh hưởng tồi tệ khác. Tuy nhiên, rủi ro của những nghiệp vụ mua bán nợ CSD rất khó có thể kiểm soát, chỉ khi nào nó xảy ra mới biết được cụ thể. Có lẽ quỹ cứu trợ được lập ra để sử dụng cho mục đích sau này.

Quay lại với Việt Nam, trong những dự báo trước, tôi có đề cập đến 2 yếu tố cần quan tâm khi điều chỉnh chính sách: lãi suất huy động và xử lý nợ xấu. Với lãi suất huy động 14%, thị trường 1 đã liên tục sụt giảm huy động. Đến ngày 30/09, huy động trên thị trường 1 đã sụt giảm 1,3% so với tháng 8. Dòng tiền rút ra khỏi tiết kiệm đã trở thành mối quan ngại của NHNN. Rất tiếc là NHNN đã ko đánh giá đúng tầm của mức lãi suất huy động, để khi triển khai chính sách phải đối mặt với quá nhiều phát sinh. Trong khi đó, các NHTM ko mặn mà với việc cho DN vay. Vì vậy, dù lãi suất có hạ nhưng vẫn ko có tác động tích cực đến thị trường.

Về vấn đề nợ xấu, đáng ra các hoạt động khoanh vùng, mua bán nợ phải tiến hành sớm để hạn chế tác động ra thị trường. Nhưng việc này đã ko được đánh giá đúng. Giờ đây, chúng ta phải chứng kiến các vụ lừa đảo, vỡ nợ bị phanh phui hàng ngày. Tần suất các vụ vỡ nợ sẽ ngày càng nhiều. Lúc đó rất khó đo lường phản ứng của xã hội và các hậu quả của nó.
 
Ngày 28/10/2011

Như hôm trước em có nói, hiện tại điều kiện tái cấp vốn rất khắt khe, các Ngân hàng muốn nhận tái cấp vốn phải giải trình về nợ xấu, khả năng thanh khoản và kế hoạch chuyển đổi. Hiện đã có dăm chú NH nhận TCV rồi, vì vậy nợ chứng khoán có thanh khoản hoàn toàn có thể bị ép cutloss để chuyển thành tiền, phục vụ cho vấn đề trước mắt của NH. Nhân sự kiện MB lên sàn, việc thanh lý các khoản vay đó có điều kiện té nước theo mưa. Vậy sẽ có một đợt lên nho nhỏ để giải quyết hàng họ.

Hiện tại cơ bản các phương án M&A đã được trình nhưng các cụ chưa dám quyết. Phản ứng của thị trường vừa rồi đã thức tỉnh các cụ rằng mệnh lệnh hành chính ko giải quyết được tất cả. Và trong hoàn cảnh hiện nay, nếu đi sai nước cờ quyết định sẽ có những ảnh hưởng to lớn, thậm chí có cả đổ vỡ. Ko ai đo lường được tâm lý cộng đồng khi tái cơ cấu NH vội vã, có thể dẫn đến việc rút tiền hàng loạt ở các NH và rối loạn xã hội.

Thực chất có một số NH nhỏ đã thực sự khô máu. Vì vậy việc M&A vẫn buộc phải làm. Nếu cụ nào tinh ý sẽ thấy sự kiện BIDV tài trợ thanh khoản cho Bắc Á và GP Bank. Ngoài ra, trên bảng BCTC của Vietcombank, lượng tiền dư gửi NHNN cuối kỳ vừa rồi rất cao, khoảng 19k tỷ thì phải. Đó là những phần back up nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống.
 
Back
Top