Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Đây là tín hiệu cho thấy bác Thành đã chính thức thất bại trong cuộc chiến giữ lại vị thế của mình. Ai đó đang trách cứ hay đồng tình với HDQT của Sacombank thì khoan khoan, còn nhiều kịch hay.

Các cụ cứ nhìn thanh khoản gần đây của STB thì đào đâu ra hàng để cấp cho cái cầu 107 tr cổ cơ chứ. Mua trên sàn hơn năm nữa may ra mới đủ. Vậy nếu có phải là cung lớn...
 
Các cụ cứ dòm nhé. Trận đầu là LV tấn công. Nhưng ai cũng biết là LV đâu có to hơn STB.
Giờ đây là đại ca họ Trầm đi tiếp.
Vậy hẳn phải có tay to hơn LV và Trầm ca chứ.
Và để đủ áp đảo bác Thành thì phải cộng cả các phái mới đủ cổ, có nghĩa là các phái có đại thủ lĩnh dẫn đường.
Đại thủ lĩnh này hẳn đầu rất to mới được gọi là đại thủ.
 
Đây là tín hiệu cho thấy bác Thành đã chính thức thất bại trong cuộc chiến giữ lại vị thế của mình. Ai đó đang trách cứ hay đồng tình với HDQT của Sacombank thì khoan khoan, còn nhiều kịch hay.

Các cụ cứ nhìn thanh khoản gần đây của STB thì đào đâu ra hàng để cấp cho cái cầu 107 tr cổ cơ chứ. Mua trên sàn hơn năm nữa may ra mới đủ. Vậy nếu có phải là cung lớn...

Chủ yếu là tụi nó mua bán thỏa thuận thui
Mà có khi chỉ mua giá ĐỎ !!!
 
Chủ yếu là tụi nó mua bán thỏa thuận thui
Mà có khi chỉ mua giá ĐỎ !!!

Nói như vậy là bác chưa hiểu trận này rồi...
Hiện tại liên minh công thành đã chiếm hơn 30% cổ phần tại Sacombank, bỏ lại bác Thành ở phía sau rồi.
Diễn biến này tạo ra khúc ngoặt và những biến động lớn trong STB.

Cuộc chơi đang khá phức tạp chứ ko thuần túy là đạt thỏa thuận với nhau mua giá Đỏ. Em ko đề cập đến việc STB sẽ lên giá, nhưng biến động của cổ phiếu này là khó lường...
 
Nói như vậy là bác chưa hiểu trận này rồi...
Hiện tại liên minh công thành đã chiếm hơn 30% cổ phần tại Sacombank, bỏ lại bác Thành ở phía sau rồi.
Diễn biến này tạo ra khúc ngoặt và những biến động lớn trong STB.

Cuộc chơi đang khá phức tạp chứ ko thuần túy là đạt thỏa thuận với nhau mua giá Đỏ. Em ko đề cập đến việc STB sẽ lên giá, nhưng biến động của cổ phiếu này là khó lường...

Em cũng cho rằng vấn đề này khá phức tạp, thậm chí chưa có tiền lệ trên TTCK VN.
Vì ko đủ thông tin và trình độ để phân tích, vì thế em sẽ nhìn nó dưới lăng kính của trader.
Trước mắt giá STB sẽ được hỗ trợ nhiều, qua đó vài cp nhóm NH cũng sẽ tích cực trong tuần tới.
Rất mong được bác chia sẻ những thông tin phía sau, những thông tin ko được public. Thanks.
 
Mấy ngày nay thông tin về danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán liên tục được báo chí đăng tải. Có thể là tình cờ mà hai đại gia giàu nhất VN (không có mặt trên sàn chứng khoán) đều xuất hiện trong những ngày này:
- Ông Đào Hồng Tuyển, một đại gia có máu mặt vắng bóng lâu nay bỗng xuất hiện với tuyên bố có 2 tỷ USD. Ngoài sở hữu đảo du lịch quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh), hiện giờ ông Đào Hồng Tuyển sở hữu 14 công ty, 34 nhà máy xí nghiệp với cả vạn công nhân…Xác nhận về tài sản của mình, “chúa đảo” không ngần ngại nói rằng, tổng tài sản của ông lên tới 2 tỷ đô la Mỹ. Với lượng tài sản khổng lồ nói trên, nhưng khi trả lời câu hỏi “ông là người giàu nhất Việt Nam”, ông Tuyển có một đáp án khác: “Tôi đã tổ chức cuộc gặp một trăm người giàu Việt Nam và một trăm người đẹp từ khắp thế giới về đây… Rất hoành tráng phải không?”. (Dân trí).
- Trước ông Đào Hồng Tuyển, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT của CTCP Him Lam và Ngân hàng Liên Việt, người chưa bao giờ xuất hiện trên báo chí đã tham gia một buổi đối thoại với FPT Leadership Institute (FLI). Ông Minh nói rằng “Cuộc đời tôi không có thất bại”. Ông Minh không nói tài sản có bao nhiêu nhưng đại gia Đặng Thành Tâm khi được xếp là người giàu nhất sàn chứng khoán 2009 đã nói “Tôi biết nhiều người giàu có hơn mình, ví dụ như anh Minh (Dương Công Minh) giàu có hơn nhiều. Nếu công ty anh ấy niêm yết, chắc khó có người nào vượt qua.”
“Tiền bạc sẽ có lúc trở thành vô nghĩa”
Đặng Thành Tâm
“Nhưng đời lúc nào cũng cần tiền”
 
Chủ tịch hội đồng quản trị NHTMCP SACOMBANK - ĐẶNG VĂN THÀNH:

Người “giữ lửa”cho cổ phiếu

Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất VN: 2.089 tỷ đồng, có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất VN với hơn 11.000 cổ đông. Sacombank đã xây dựng được mạng lưới hoạt động quy mô nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần VN với số lượng 163 chi nhánh và điểm giao dịch trải rộng từ Bắc vào Nam; thiết lập quan hệ với gần 8.000 đại lý thuộc 208 ngân hàng tại 82 quốc gia trên thế giới; đội ngũ nhân viên hơn 3.500 người.

Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế tham gia góp vốn gồm Công Ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank), Tập đoàn tài chính Dragon Capital (Anh Quốc), Tập đoàn ngân hàng Austraylia và New Zealand (ANZ). Hiện nay, 3 cổ đông chiến lược này đang chia sẻ kinh nghiệm quản trị ngân hàng cho Sacombank.



Khởi nghiệp từ nghề sản xuất cồn rượu, năm 25 tuổi thành lập Tổ hợp SX Thành Công, năm 28 tuổi là Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công, ông Đặng Văn Thành ngày ấy nay là Chủ tịch HĐQT của Sacombank, là người đầu tiên áp dụng cổ phiếu đại chúng ở VN. Sacombank cũng là NHTMCP đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Luôn đi đầu trên thị trường tài chính, Sacombank dưới sự lãnh đạo của ông đã tăng vốn gấp 1.600 lần chỉ trong 15 năm. Trong cuộc trò chuyện với Doanh Nhân, ông Thành không giấu nổi niềm đam mê kinh doanh thiên bẩm của mình.

- Sacombank đã có những sự chuẩn bị gì để có thể giữ vững vị thế ngân hàng TMCP hàng đầu VN trong môi trường WTO?

-Tôi nghĩ, thời gian quản trị điều hành DN trong nền kinh tế thị trường vừa qua chính là nền tảng tốt để chúng ta hội nhập, không những chúng ta sẽ cạnh tranh được ở thị trường trong nước, mà chúng ta còn có cơ hội để tiếp cận với 149 thị trường khác.

Hiện tại, chúng tôi đang tập trung đầu tư chương trình Hệ điều hành Temenos trị giá khoảng 4 triệu USD, và dự kiến đến quý II năm 2007 sẽ được triển khai trên toàn hệ thống Sacombank trên cả nước.

Thêm vào đó, để tạo cơ sở và nền tảng thực hiện mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển đã đề ra, Sacombank đã đầu tư vào nhiều dự án mang tính lâu dài: đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu (Data Center) có quy mô lớn và hiện đại với sự tư vấn, thiết kế và giám sát thi công của nhà thầu nước ngoài, các hạng mục được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 với tổng kinh phí xây dựng gần 2 triệu USD. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho việc hoạch định, xây dựng tất cả các hạng mục thiết kế từ hệ thống cáp, hệ thống mạng, các hệ thống hạ tầng và thiết kế các phòng chức năng chuyên dụng.

Sacombank cũng đang thực hiện dự án xây dựng hệ thống Quản lý rủi ro dưới sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Canada và Ngân hàng nhà nước. Đây là mô hình quản lý rủi ro hoàn thiện trên tất cả các mảng tín dụng, thị trường, hoạt động, quản lý tài chính, kiểm toán nội bộ và quản trị điều hành,... tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong tiến trình hội nhập.

-Ông cho biết lộ trình tăng vốn của Sacombank?

Trước đây, khi thành lập một ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì chỉ cần 70 tỷ đồng nếu là ngân hàng TMCP thành thị, và 05 tỷ đồng nếu là ngân hàng TMCP nông thôn. Tuy nhiên, trước sự đổ bộ chắc chắn sẽ diễn ra của các Ngân hàng nước ngoài vào thị trường VN trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước VN đã có quy định mới: đến ngày 31/12/2008 các Ngân hàng TMCP phải có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, và dự kiến đến năm 2010 vốn điều lệ cần phải có cho một ngân hàng TMCP là 3.000 tỷ đồng. Có thay đổi này là vì xuất phát điểm của các ngân hàng thương mại VN quá thấp. Vì vậy, việc tăng vốn hiện nay của Sacombank đang đi đúng lộ trình phát triển của Sacombank đến năm 2010 (vốn điều lệ đạt 6.000 tỷ đồng).

- Sacombank đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên TTCK, vậy quyền lợi của những cổ đông mua “cổ phiếu đại chúng” - nhân tố quan trọng tạo nên thành công của Sacombank - bây giờ ra sao?

Từ 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, hiện Sacombank có mức vốn điều lệ 2.089 tỷ đồng. Thực tế đã chứng minh, việc bỏ tiền đầu tư vào Sacombank của các cổ đông đại chúng là đúng đắn. 1 cổ phiếu đại chúng có mệnh giá 200.000 đồng trước kia hiện nay có giá trị 1,3 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, cổ tức đạt 14% và Sacombank trả cổ tức bằng tiền mặt. Thế nhưng từ nay đến năm 2010, chúng tôi chủ trương trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điều này sẽ đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho Sacombank và lợi ích cho các cổ đông. Nếu một cổ đông có 1 tỷ đồng vốn tại Sacombank, một năm được chia cổ tức 14% tức là 140 triệu đồng, nay họ sẽ nhận 100 triệu cổ phiếu và với giá thị trường hiện nay họ sẽ có 600 triệu đồng. Rõ ràng là một cuộc chơi đẳng cấp hơn. Sacombank cần nỗ lực phát triển hơn nữa để nhà đầu tư giữ vững niềm tin vào giá trị cổ phiếu của mình, còn nhà đầu tư cũng cần làm cuộc “cách mạng” trong tư duy. Thực tế Tập đoàn Microsolf đã trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lâu rồi.

- Đối tượng khách hàng của Sacombank là những DN vừa và nhỏ. Khi vào WTO, những DN này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí sẽ có DN phá sản. Vậy Sacombank sẽ trợ giúp khách hàng của mình ra sao, thưa ông ?

Tất nhiên là Sacombank trợ giúp khách hàng của mình trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. Chúng tôi quan niệm chủ động tham gia phòng “cháy” khu vực chính là biện pháp tốt nhất trong vệc chống “cháy” cho chính ngôi nhà mà Sacombank đang sở hữu. Sacombank từ lâu đã quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm tư vấn về quản trị DN và quản trị tài chính đối với các DN khách hàng.

-Sacombank hiện có lượng khách hàng DNNVV khá lớn, dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm khoảng 65% tổng dư nợ cho vay. Sacombank trước đây và sắp tới vẫn là “người đồng hành” với các DN, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, ưu đãi về thời gian giải quyết hồ sơ, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm cho DNVVN. Đồng thời, chúng tôi đang thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành DN và công tác chuẩn bị hội nhập kinh tế... để tư vấn cho họ về việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng chi phí thấp với thủ tục nhanh gọn, an toàn. Ngoài ra, việc tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như FMO, SMEDF... để cho vay đối với các DNNVV cũng được chúng tôi hết sức chú trọng.

-Với việc thành lập thêm các Cty Quản lý quỹ VFM, Cty Cho thuê tài chính và gần đây nhất là Cty Chứng khoán, Sacombank đang từng bước hình thành một tập đoàn tài chính đa chức năng - đa sở hữu, nhưng đây chính là những kênh quan trọng giúp các DNNVV khách hàng vượt qua khó khăn trong cạnh tranh bằng những giải pháp tài chính trọn gói, bằng khả năng thuê tài chính để đổi mới dây chuyền công nghệ...

-- Là một nhà quản lý thành công, ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm trở thành một Chủ tịch hội đồng quản trị “tiêu chuẩn ISO” với các doanh nhân khác?

-VN gia nhập WTO sẽ thực sự giống như một chiếc thuyền bắt đầu cuộc hành trình “ra biển lớn”. Để DN có thể tồn tại và phát triển giữa một thị trường mở mà sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì vai trò của người quản trị DN rất quan trọng. Người làm công tác quản trị phải có tầm nhìn vĩ mô về các chiến lược kinh doanh của đơn vị mình, biết truyền tải hiệu quả những ý tưởng kinh doanh của mình đến những bộ phận có liên quan, biết tham mưu cho các cấp khi cần thiết và phải biết cách phân công, phân nhiệm công việc cho đội ngũ... Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế dù lớn hay nhỏ thì lĩnh vực tài chính cũng chịu ảnh hưởng trước tiên nên vai trò người quản trị càng trở nên cần thiết. Thực tế cho thấy, các ngân hàng quản trị kém thường dễ đổ vỡ. Ngược lại quản trị hiệu quả sẽ có tác dụng hỗ trợ công tác giám sát để hoạt động của ngân hàng minh bạch hơn, có giá trị cao hơn.

- Cảm ơn ông rất nhiều về cuộc trò chuyện thú vị này!

P.Anh - D.Khương (Diễn đàn Doang nghiệp)
 
NHìn sơ thì thấy S là mảng mỡ quá ngon, còn Ông D tuy mạnh nhưng như cọp đơn thân sa cơ (trong CK, BDS), bị mấy con báo đen nó quần thì sớm muộn cũng mần xong hiiiiiiiii
NB:
Cọp D thất bại BDS có nghĩa là relative yếu ...
Báo đen họ Dương: trùm BDS
Báo đen họ Trầm: trùm BDS bình chánh, trên 30% dự án BDS bên mẽo.....
Hai cao thủ này đều gốc trà vinh, hậu giang ....chứng tỏ Đại ca của họ hoặc là cọp chúa, hoặc đại bàng.....không trừng còn là rồng ???
 
NHìn sơ thì thấy S là mảng mỡ quá ngon, còn Ông D tuy mạnh nhưng như cọp đơn thân sa cơ (trong CK, BDS), bị mấy con báo đen nó quần thì sớm muộn cũng mần xong hiiiiiiiii
NB:
Cọp D thất bại BDS có nghĩa là relative yếu ...
Báo đen họ Dương: trùm BDS
Báo đen họ Trầm: trùm BDS bình chánh, trên 30% dự án BDS bên mẽo.....
Hai cao thủ này đều gốc trà vinh, hậu giang ....chứng tỏ Đại ca của họ hoặc là cọp chúa, hoặc đại bàng.....không trừng còn là rồng ???

Bác xuất sắc đấy. Phải những dạng rồng cọp như thế mới phải.

Cái thị trường Việt Nam này khiếp thật...

Bác tự trả lời câu hỏi của mình rồi nhé...Hé hé...
 
Bác xuất sắc đấy. Phải những dạng rồng cọp như thế mới phải.

Cái thị trường Việt Nam này khiếp thật...

Bác tự trả lời câu hỏi của mình rồi nhé...Hé hé...

Cám ơn sự trả lời quá Pro của bác Hiiiiiiiiiiiii
 
Tạm gác câu chuyện về mấy NH lớn, ta xoay qua mấy NH nhỏ.

Mấy hôm rồi rộ chuyện có tài khoản lớn của NH nhỏ rút tiền nhưng ko thể rút nổi. Thanh khoản đang là vấn đề rất nóng.
Trong cơn vật vã, do ko chịu nhận tái cấp vốn, một số NH đã huy động chui với lãi suất 18% đến 21%.
Kết quả là có chú bị bắt tiếp theo HD Bank, nhưng lần này chưa thấy công bố.

Có cụ hỏi em, thị trường đã xấu nhất chưa? Quá khó. Nhưng giờ phải nhìn xem mấy chú ở trên rơi vào tình trạng nào mới biết...
Cái đó còn vài tháng nữa mới rõ được...
 
Tạm gác câu chuyện về mấy NH lớn, ta xoay qua mấy NH nhỏ.

Mấy hôm rồi rộ chuyện có tài khoản lớn của NH nhỏ rút tiền nhưng ko thể rút nổi. Thanh khoản đang là vấn đề rất nóng.
Trong cơn vật vã, do ko chịu nhận tái cấp vốn, một số NH đã huy động chui với lãi suất 18% đến 21%.
Kết quả là có chú bị bắt tiếp theo HD Bank, nhưng lần này chưa thấy công bố.

Có cụ hỏi em, thị trường đã xấu nhất chưa? Quá khó. Nhưng giờ phải nhìn xem mấy chú ở trên rơi vào tình trạng nào mới biết...
Cái đó còn vài tháng nữa mới rõ được...

Em ko giỏi về vĩ mô như bác nhưng em nhìn HNX để đoán tình hình vĩ mô.
HNX đã có đáy thấp nhất lịch sử, và còn xuống thêm nữa, có nghĩa vĩ mô chưa xong đâu.
Chỉ khi nào HNX tạo đáy xong thì mới ok, ck thường đi trước nền kinh tế vài tháng.
Thanks bác đã chia sẻ nhiều.
 
Vòng quay của hệ thống tín dụng liên quan đến cho vay nặng lãi:

Chủ thể 1: Các DN kinh doanh vay nợ NH cần tiền đáo nợ nhưng ko có
Cá nhân kinh doanh (chủ yếu buôn bất động sản) cần tiền đáo nợ khoản vay NH
Chủ thể 2: đầu mối cho vay tín dụng đen
Chủ thể 3: những người cho chủ thể 2 vay tiền

Tình huống phổ biến gần đây là chủ thể 1 bị Ngân hàng giục nợ, sau đó nhận được lời hứa: "Anh cứ đáo nợ đúng hạn đi, sau đó em giải ngân lại cho anh"
Chủ thể 1 đi vay nóng của chủ thể 2 để trả NH. Sau đó khi NH thu được nợ thì ko giải ngân cho chủ thể 1.
Chủ thể 1 ko trả được nợ cho chủ thể 2.
Chủ thể 2 o thể trả cho chủ thể 3.

Chủ thể 3 do lãi suất hấp dẫn, có thể dùng tiền nhàn rỗi của mình, tiền đi vay người khác, tiền thế chấp tài sản vay Ngân hàng để cho chủ thể 2 vay. Vì vậy khi rơi vào hoàn cảnh này, bị mất tài sản, hoặc tiếp tục vòng đổ vỡ khiến người cho vay khác hoặc NH mất tiền.

Vụ vỡ nợ Phú Xuyên là 1 ví dụ. Thằng con nợ đáo nợ NH nhưng NH ko giải ngân tiếp làm cho chủ thớt toi luôn.

Hiện tại ngày càng xuất hiện nhiều vụ làm liều, lừa đảo để có tiền xoay xở, dẫn đến xác suất chủ thể cuối cùng bị mất tiền là Ngân hàng ngày càng cao.
 
Last edited by a moderator:
Vòng quay của hệ thống tín dụng liên quan đến cho vay nặng lãi:

Chủ thể 1: Các DN kinh doanh vay nợ NH cần tiền đáo nợ nhưng ko có
Cá nhân kinh doanh (chủ yếu buôn bất động sản) cần tiền đáo nợ khoản vay NH
Chủ thể 2: đầu mối cho vay tín dụng đen
Chủ thể 3: những người cho chủ thể 2 vay tiền

Tình huống phổ biến gần đây là chủ thể 1 bị Ngân hàng giục nợ, sau đó nhận được lời hứa: "Anh cứ đáo nợ đúng hạn đi, sau đó em giải ngân lại cho anh"
Chủ thể 1 đi vay nóng của chủ thể 2 để trả NH. Sau đó khi NH thu được nợ thì ko giải ngân cho chủ thể 1.
Chủ thể 1 ko trả được nợ cho chủ thể 2.
Chủ thể 2 o thể trả cho chủ thể 3.

Chủ thể 3 do lãi suất hấp dẫn, có thể dùng tiền nhàn rỗi của mình, tiền đi vay người khác, tiền thế chấp tài sản vay Ngân hàng để cho chủ thể 2 vay. Vì vậy khi rơi vào hoàn cảnh này, bị mất tài sản, hoặc tiếp tục vòng đổ vỡ khiến người cho vay khác hoặc NH mất tiền.

Vụ vỡ nợ Phú Xuyên là 1 ví dụ.

Hiện tại ngày càng xuất hiện nhiều vụ làm liều, lừa đảo để có tiền xoay xở, dẫn đến xác suất chủ thể cuối cùng bị mất tiền là Ngân hàng ngày càng cao.

@arrow

Theo cái vòng quay đó thì người mất tiền hoặc nhà (do thế chấp) là dân đen cứ NH nó nắm đàng chuôi rùi ???
 
Số liệu mới cập nhật của mình với hệ thống NH thì thấy lượng nợ quá hạn tăng quá nhanh. Tất nhiên trong nợ quá hạn sẽ có một phần là nợ xấu phải chuyển nhóm, một phần là nợ vẫn có khả năng trả. Nhưng một điều rủi ro là việc chuyển nhóm nợ luôn được delay. Vì thế các NH mới có báo cáo đẹp vậy.
Phần khác cũng do các quy định về xếp hạng nhóm nợ vẫn còn thiếu chặt chẽ, chính xác nên các NH có thể xử lý mềm như vậy.

Trong một góc nhìn khác, lượng DN gặp khó phải dừng kinh doanh cũng đang tăng nhanh. Có nhiều loại hình dừng: phá sản, bỏ trốn, tạm đóng cửa DN, vẫn khai báo thuế nhưng ngừng hoạt động, ko có phát sinh trong kỳ báo cáo. Loại hình DN này nếu còn tồn đọng công nợ với NH thì việc xử lý sẽ hết sức đau đầu, vì đa phần nguồn lực của họ, kể cả đảo nợ qua tín dụng đen đã cạn kiệt.
 
@arrow

Theo cái vòng quay đó thì người mất tiền hoặc nhà (do thế chấp) là dân đen cứ NH nó nắm đàng chuôi rùi ???

Còn một vấn đề nữa bác 2win ợ. Vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Có khá nhiều NH (cả NN và CP), nhân viên có dịch vụ làm tăng định giá tài sản cho người đi vay. Người đi vay buộc phải chi lại tiền cho nhân viên NH để vay được nhiều hơn giá trị thực của mình.
Đến khi vỡ, NH nhìn lại mới thấy mình chả thu được bao nhiêu nếu thanh lý tài sản cầm cố.
Vì thế chưa chắc NH đã nắm đằng chuôi, mà NH lại là người mất nhiều nhất. Nó nằm trong xâu chuỗi em định nói.

Với những DN đang kiệt lực kia, thì hình thức vay nợ ko chuẩn tắc có khá nhiều, để lại niềm đau khó nói cho NH.
 
@arrow
Bác có nhận định gì về việc, 22 cty con của Vinashin bị kiện ở nước ngoài có ảnh hưởng ntn tới các ngân hàng trong nước không
 
@arrow
Bác có nhận định gì về việc, 22 cty con của Vinashin bị kiện ở nước ngoài có ảnh hưởng ntn tới các ngân hàng trong nước không

Món này hơi nhạy cảm nhưng em cũng xin trả lời bác vì nó cần thiết.
Hiện tại có một số NH hàng nhỏ bị NH nước ngoài từ chối giao dịch trực tiếp (dạng mở L/C chẳng hạn) do lo ngại về thanh khoản. Thực ra nó liên quan đến sức khỏe hiện tại của NH chứ ko liên quan đến vụ Vinashin.
Em cũng đang lấy dữ liệu nên tạm để thông tin ở cấp độ này cái đã.
 
Có một tin khả quan hơn là NHNN sắp cấm các NHTM vượt trần về tỷ giá trong biên độ cho phép. Do đó USD giao dịch NH sẽ về lại quanh 21000 VND rồi. NH nào vượt trần để NHNN bắt được cũng sẽ lại bị xử lý nghiêm....

Cái này trong dự báo về tỷ giá mấy tháng trước em có đề cập. Do vậy từ giờ đến cuối năm sẽ dao động hẹp thôi. Lý do là hàng tồn kho nhiều, nhu cầu $ thanh toán quốc tế ko cao, lại cộng thêm khó khăn giao dịch ở trên nữa.

Sang năm thì tỷ giá ko nói trước được đâu nhé...Đến lúc nào em dự báo lúc đấy thôi...
 
Last edited by a moderator:
Back
Top