Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Để tránh tâm thế hưng phấn quá như cụ Hải Lý, em sẽ chốt lại một số vấn đề và nhận định về vĩ mô 2015 để có khí thế cân bằng tí. Lần trước định làm một series về toàn cầu hóa và sức ảnh hưởng đến các nền kinh tế non trẻ như Việt Nam. Lười quá, viết được mấy hồi rồi bỏ bẵng. Sau cú rớt đột ngột của giá dầu lan tỏa toàn thế giới, mới thấy là đáng ra nên hoàn thành sớm.

Nay em xin được túm cái chủ đề toàn cầu hóa vào và viết thêm những nhận định về vĩ mô 2015 trong một chủ đề tổng quát về tình hình kinh tế và những xu hướng dịch chuyển trong thời gian tới. Xin phép được dồn bài viết ở trang trên về để nội dung được đồng nhất và xuyên suốt.
 
VIỆT NAM 2015: ỒN ÀO HAY LẶNG LẼ

Thị trường mở: Biến động khó lường

Thời điểm gia nhập WTO với Việt nam là mốc thời gian đáng nhớ. Việt Nam chào đón sự kiện lớn với tâm thế hồ hởi và hoàn toàn không có nhiều chuẩn bị cho sự dịch chuyển về quản lý cũng như kinh doanh để thích nghi với điều kiện mới.

Hương vị WTO cũng không thật ngọt ngào. Sự lúng túng trong kiểm soát cung tiền đã làm bùng nổ các tài sản trước đây vốn chưa được định giá đúng, kéo theo sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, bất động sản. Theo đó cũng là mức lạm phát phi mã và những lao đao của nền kinh tế. Sau những chèo chống hụt hơi, ta mới chợt nhìn lại để thấy, chúng ta đã không thực sự có một nền tảng đủ vững để thích nghi với một thị trường mở, thị trường toàn cầu hóa với sự canh tranh cũng ở cấp độ lớn nhất.

Toàn cầu hóa, với những cam kết tự do hóa thương mại, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, đem lại cơ hội cho Việt Nam xuất hàng nhiều hơn ra nước ngoài, nhưng đồng thời cũng mở thị trường để các đối tác bán hàng vào Việt Nam. Với nhà quản lý, đòi hỏi thực tế yêu cầu nhiều hơn những người thông hiểu sự vận động thị trường, ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách để có lộ trình lèo lái hợp lý. Về phía doanh nghiệp, chúng ta cần nhiều hơn sự chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những thay đổi chóng mặt trong một thị trường mới.

Toàn cầu hóa đang làm thị trường thay đổi rất nhiều. Người ta nghiên cứu máy ở châu Âu, sản xuất ở châu Á nhưng có khi bán cho một châu lục nào khác. Sự phân công lại nguồn lực trên thế giới, sự dịch chuyển của các dòng sản xuất, sự vênh nhau giữa chính sách, cách quản lý, văn hóa trong cùng một hệ thống sản xuất đang tạo ra sự thay đổi lớn trong nội tại các nền kinh tế. Khủng hoảng vì thế xuất hiện nhiều hơn, tốc độ lan truyền nhanh hơn và mức ảnh hưởng lớn hơn. Tần suất khủng hoảng đang ngày càng ngắn lại. Sau khủng hoảng những năm 30 ở Mỹ, phải đến đầu thập kỷ 70 mới xuất hiện khủng hoảng. Sau đó là khủng hoảng 1997 ở Đông Á và Thái Lan, và gần nhất là khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2007.

Toàn cầu hóa càng rộng thì ảnh hưởng của khủng hoảng càng nhanh và càng lớn. Giờ đây, vụ bạo loạn đâu đó ở Ai Cập cũng tác động đến Việt Nam, vì kênh đào Suez bất ổn thì giá xăng dầu thế giới tăng, và giá xăng ở Việt Nam còn có thể nhanh chân tăng trước. Thế giới đang làm quen với môi trường mới trong khi Việt Nam vẫn chưa thực sự thích nghi với những biến động nhanh như vậy.
Những rủi ro ngành là những rủi ro có giới hạn, còn những rủi ro chịu tác động lớn là những rủi ro của nền kinh tế khi chưa kịp thích nghi với cơ chế mới, bị suy yếu và đổ bệnh khi nhận bất cứ cú hích bên ngoài nào. Thực tế chứng minh từ câu chuyện vỡ nợ của Argentina như một ví dụ hiện thực. Năm 2001, Argentina bị vỡ nợ sau những chính sách kinh tế bất ổn trong nhiều năm. Họ đã phải thắt lưng buộc bụng để tái cấu trúc nền kinh tế suốt những năm sau đó. Tới đầu thập kỷ này, Argentina là điểm sáng về phục hồi khi chính sách nới lỏng tiền tệ của họ đem lại mức tăng trưởng cao và những thành quả nhất định. Nhưng 2014 là thời điểm một lần nữa Argentina lại bị vỡ nợ kỹ thuật, khi nội lực của họ chưa thực sự ổn định, nền kinh tế phải đối mặt với các thách thức mới và sự phát triển thiếu tính ổn định.

Sự dịch chuyển của công nghệ thông tin đã làm dịch chuyển văn hóa cũng như một số phương thức kinh doanh và tác động rất lớn đến nền kinh tế. Giờ đây việc giao dịch đã nhanh hơn trước rất nhiều và hình thức xử lý công việc đa dạng hơn.

Lúc này, ảnh hưởng của công nghệ đến việc vận hành nền kinh tế rất lớn. Có người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ thông tin bằng việc khẳng định tháp nhu cầu Maslow cần sửa đổi. Lúc này, Internet phải có mặt trong tầng nhu cầu cơ bản nhất của tháp Maslow. Smart phone cũng nên có mặt ở tầng tiếp theo. Có đôi chút dí dủm trong khẳng định này nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ trong việc vận hành công việc của mỗi cá nhân hay của cả nền kinh tế.

Công nghệ thông tin phát triển cộng với toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi về nội tại với thị trường. Có những hình thức kinh doanh truyền thống dần mất đi và thay vào đó là những loại hình kinh doanh mới. Thị trường thay đổi rất nhanh và có nhiều biến động mạnh. Hoạt động kinh doanh cốt lõi đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hêt. Bên cạnh đó, những sản phẩm mới, xu hướng kinh doanh mới xuất hiện nhanh và biến mất cũng nhanh. Những trào lưu hay hướng đi mới được tiếp nhận rất nhanh, có sức lan tỏa mạnh mẽ và có thể cũng chấm dứt nhanh không kém. Các nhận thức về vấn đề xã hội của các quốc gia xích lại gần nhau hơn, nhưng những mâu thuẫn giữa sự khác biệt văn hóa cũng sâu sắc và rõ nét hơn.
 
CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM

Vấn đề của Việt Nam

Việt Nam đang có những vấn đề nội tại. Hệ thống ngân hàng với nhiều nợ xấu và một lựa chọn yếu khi nhắm đến phương pháp tự xử lý theo thời gian. Hệ thống ngân hàng yếu kéo lùi khả năng vận hành, khả năng đầu tư của nền kinh tế, và hệ quả là chúng ta sẽ tụt hậu. Nhưng Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có dân số đông và cơ cấu dân số trẻ. Việt Nam có cơ hội thành điểm đến của sự dịch chuyển công xưởng gia công. Việt Nam có sức hấp dẫn nhất định đối với dòng vốn đầu tư quốc tế.

Nằm trong những dịch chuyển thời đại, Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biến động mạnh trong thời kỳ toàn cầu hóa cao độ. Nếu ở trong quá khứ, sẽ thật khó tưởng tượng sự co dãn mạnh mẽ như cú rớt của giá dầu trong mấy tháng vừa qua. Sự thay đổi chóng mặt của thị trường dầu mỏ, và bên cạnh đó là thị trường hàng hóa thế giới, đã làm rất nhiều tính toán của các hệ thống kinh tế bị đảo chiều. Nó phản ánh rõ hình thái của một thị trường mới, quá nhanh và nhiều rủi ro-như một bộ phim tốc độ của người Mỹ.

Khi chúng ta chưa thực sự thích nghi với môi trường mới, sẽ có quá nhiều khó khăn trong môi trường biến động mạnh và luôn chịu sức ép đối mặt với khủng hoảng. Nhìn lại nền sản xuất Việt Nam và những hệ quả của biến động thị trường trong những năm vừa quá sẽ thấy rất rõ. Cú tăng giá hàng hóa cơ bản năm 2010 và đầu 2011 làm nhiều nhà sản xuất sợi khóc ròng vì đầu vào lên quá mạnh. Nhưng cú rớt giá của bông trong năm 2011 cũng làm họ thêm một lần sốc vì lỡ mua dự trữ vật liệu quá nhiều ở giá cao. Gần đây hơn, chiến sự Ukraina làm cho giá nhôm tăng vọt, các nhà sản xuất thiết bị nhôm như bị dội nước lạnh vào đầu. Về phía Việt Nam, cú hẫng về việc giảm thuế quá sớm của ngành giấy đã tiêu diệt nhanh cả một ngành sản xuất từ 2008 mà không kịp chuẩn bị gì. Hiện Việt nam đang đàm phán tự do hóa thuế quan với Nga, và nếu có một lộ trình thuế quan về 0% sớm, sẽ có rất nhiều anh tài ngành thép Việt Nam ra đứng đường vì không cạnh tranh nổi với hàng thép nhập từ Nga về.

Cơ hội nào cho đầu tư:

Cơ hội đầu tư cho thời gian tới ở Việt Nam? Sẽ rất khó nói, vì nợ xấu chưa có phương án xử lý, chính sách định hướng phát triển ngành nghề của quốc gia chưa có, mọi thứ còn quá rối rắm và đi theo nó còn rất nhiều rủi ro. Đâu đó thấp thoáng tiềm ẩn những vấn đề bất cập của anh bạn láng giềng Trung Quốc như đề cập ở trên. Trung Quốc giờ đã rất lớn để ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Sự phát sinh căng thẳng mới đây giữa Nga và các nước Tây Âu cũng khó đoán trước những chuỗi hành động tiếp theo có tác động gì đến cục diện chung. Những biến chuyển của nó, dù nhỏ, cũng đủ tác động mạnh đến Việt Nam.

Cơ hội khác? Có lẽ nên nhìn đến những nhịp biến chuyển khi nhìn rủi ro theo một phương cách khác. Mỗi lần rủi ro là mỗi lần có tài sản rẻ, và nhịp sóng ở Việt nam sẽ có rất đều đi theo những thăng trầm thời cuộc. Tần suất của những con sóng đi theo biến động thị trường, biến động nền kinh tế hoặc làn sóng đầu cơ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Trong khoảng trống mênh mông giữa do dự và hoài nghi, đây sẽ là thời điểm tốt nhất để xuất hiện những dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường và thời điểm sắp tới sẽ là điểm khởi đầu cho những dòng tiền đến và đi nhộn nhịp, giữa những biến động không bình thường của thị trường.

Năm 2015, không trông mong nhiều hơn vào những chính sách đột biến từ chính phủ, nhưng biến động thị trường sẽ đòi hỏi nhiều hơn để thích ứng với biến động mới. Sự xuống giá của giá dầu và sự thụt lùi đồng loạt của thị trường hàng hóa sẽ khiến những chiến lược hay chính sách cũ buộc phải điều chỉnh khá nhiều.

Liên quan đến thị trường hàng hóa, những ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp như dầu thô, khoáng sản, cao su, kể cả nông lâm sản sẽ gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên, những ngành sản xuất công nghiệp sẽ có thuận lợi hơn khi đầu ra nhu cầu khá ổn đinh, khả năng xuống giá ít hơn, trong khi đầu vào được tiết giảm.

Góc nhìn về chính sách:

Năm 2015 là thời điểm có nhiều thay đổi về chính sách. Theo cam kết WTO và hiệp định thương mại tự do Asean, 2015 là thời điểm dỡ bỏ nhiều rào cản thuế quan cho nhiều nhóm sản phẩm. Với việc còn nhiều thiếu sót trong khâu chuẩn bị, cũng như phản ứng tự vệ thường thấy, những nhóm sản phẩm được dỡ bỏ thuế sẽ xuất hiện những tranh chấp nhất định. Những vụ kiện chống bán phá giá sẽ xuất hiện nhiều hơn, và sẽ sớm có những luật mới với những hàng rào kỹ thuật để hạn chế lượng hàng hóa nước ngoài lấn lướt hàng nội địa.

TPP và các hiệp định tự do thương mại với những quốc gia cụ thể sẽ có những bước hoàn thành dần dần. Tuy nhiên, để những cam kết thực sự mang tính thị trường sẽ còn cả một khoảng cách khá dài nữa. Cam kết TPP có thể được ký trước với một số nước nhưng có thể đó không phải là thị trường trọng yếu như Mỹ hay EU nên chưa có nhiều ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, thỏa thuận ưu đãi TPP thường chỉ được cấp cho sản phẩm với mức nội địa hóa tối thiểu khoảng trên 50 đến 60% mà các sản phẩm da giày, dệt may hay nhiều sản phẩm khác hiện nay chưa đạt được tỷ lệ đó. Cho nên góc nhìn TPP trong giai đoạn tới là khả năng đầu tư của nước ngoài vào các ngành nguyên phụ liệu hoặc công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam sẽ gia tăng chứ không gia tăng lợi ích trong các nhóm ngành sản xuất được ưu đãi.

Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng có thể đạt được những bước tiến trong 2015. Trong điều kiện nợ công tăng cao, chi tiêu ngân sách bị bó hẹp, việc xử lý nợ xấu yêu cầu bức bách hơn, có thể kỳ vọng 2015 sẽ có những chính sách mở hơn để thu hút nguồn lực và xử lý nợ xấu. Có thể, việc mua bán nợ sẽ có những chính sách điều chỉnh nhất định, cởi mở và thông thoáng hơn để có thể xử lý sớm những vấn đề tồn đọng và tâm điểm có thể đặt chú ý vào khối ngân hàng.

Trong điều kiện kinh tế Mỹ đang phục hồi và đồng USD liên tục lên giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, việc neo giữ VND sẽ là không hợp lý. Trong khi thị trường hàng hóa xuống giá thì áp lực lên lạm phát giảm đi rất nhiều. Điều chỉnh VND phù hợp với sự vận động chung của thị trường và tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu tăng trưởng. Có thể sớm thấy việc điều chỉnh tỷ giá trong tương lai gần, có thể ngay trong quý 1 năm 2015 sắp tới.

Ngân hàng Nhà Nước sẽ tiếp tục duy trì một cung tiền mở để giữ nhịp vận hành cho hệ thống ngân hàng. Những hoạt động bơm tiền và hút tiền vẫn diễn ra đều đặn như đã làm trong 2014 để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng bình ổn và nhanh phục hồi . Trong điều kiện thị trường hàng hóa xuống giá, áp lực lạm phát sẽ thấp hơn, hội tụ đủ điều kiện để Ngân hàng Nhà Nước tiến hành những gói kích thích nhỏ cho những ngành nghề chủ điểm có lợi trong giai đoạn trước mắt. Giá cả nguyên vật liệu đang xuống, tạo động lực ít nhiều cho công nghiệp sản xuất, chế tạo. Thêm một cú hích về nguồn vốn có thể tiếp sức cho những ngành sản xuất đó bước thêm một bước.

Với chứng khoán:

Dù nền kinh tế chưa có biến chuyển thực sự nào đủ lớn và còn rất nhiều rủi ro trong thời gian trước mắt, nhưng thị trường chứng khoán đang có những thay đổi về chất. Chính sách kiểm soát rủi ro, kiểm soát luồng tiền ra vào thị trường đã và đang được nâng cấp, hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Nhưng không vì vậy thị trường hụt đi nguồn vốn đầu tư, vì thị trường đang đón nhận những dòng vốn mới dịch chuyển. Biến động thị trường trong thời gian tới sẽ mạnh hơn, nhiều rủi ro hơn nhưng lại rất phù hợp với thói quen ưa lướt sóng của người Việt. Vậy thì hãy tiến lên và cảm nhận….
 
Ngân hàng Nhà Nước đã nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá ngay bậc thềm năm mới, cũng là phù hợp với tình hình thực tại bây giờ. Có chút vui nhỏ cho một dự báo sớm được hiện thực hóa. Chứng khoán chờ đợi thêm những chính sách mới và gói kích thích hợp lý trong 2015 này. Hãy enjoy nào...
 
CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM

Cơ hội khác? Có lẽ nên nhìn đến những nhịp biến chuyển khi nhìn rủi ro theo một phương cách khác. Mỗi lần rủi ro là mỗi lần có tài sản rẻ, và nhịp sóng ở Việt nam sẽ có rất đều đi theo những thăng trầm thời cuộc. Tần suất của những con sóng đi theo biến động thị trường, biến động nền kinh tế hoặc làn sóng đầu cơ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
-................................................................
Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng có thể đạt được những bước tiến trong 2015. Trong điều kiện nợ công tăng cao, chi tiêu ngân sách bị bó hẹp, việc xử lý nợ xấu yêu cầu bức bách hơn, có thể kỳ vọng 2015 sẽ có những chính sách mở hơn để thu hút nguồn lực và xử lý nợ xấu. Có thể, việc mua bán nợ sẽ có những chính sách điều chỉnh nhất định, cởi mở và thông thoáng hơn để có thể xử lý sớm những vấn đề tồn đọng và tâm điểm có thể đặt chú ý vào khối ngân hàng.
........................................................................
Với chứng khoán:
Dù nền kinh tế chưa có biến chuyển thực sự nào đủ lớn và còn rất nhiều rủi ro trong thời gian trước mắt, nhưng thị trường chứng khoán đang có những thay đổi về chất. Chính sách kiểm soát rủi ro, kiểm soát luồng tiền ra vào thị trường đã và đang được nâng cấp, hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Nhưng không vì vậy thị trường hụt đi nguồn vốn đầu tư, vì thị trường đang đón nhận những dòng vốn mới dịch chuyển. Biến động thị trường trong thời gian tới sẽ mạnh hơn, nhiều rủi ro hơn nhưng lại rất phù hợp với thói quen ưa lướt sóng của người Việt. Vậy thì hãy tiến lên và cảm nhận….
= = = = == == ===
Rốt cuộc sau cú ngã bất thình lình về sát 500, Index đã quay lại với ngưỡng 600 trong nhiều hoài nghi. Vẫn nhớ khi ở quanh 520, mình có nhận định về lại 600 nhiều người lo rằng mình bull quá. Đây là lần điển hình. Nhưng đặc thù thị trường thời gian tới sẽ còn khá nhiều con sóng với những nội dung kiểu như vậy, như một dạng phản ứng được hình thành của thị trường với các cú sốc nền kinh tế mở.

Rất sớm trong 2015, vấn đề tái cấu trúc ngân hàng được thúc đẩy mạnh mẽ với việc NHNN mua lại ngân hàng yếu kém. Khối ngân hàng nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường. Nhịp kéo trở lại Index 600 đã có sự góp sức rất lớn của khối ngân hàng với sự tăng giá mạnh mẽ của một số mã đã nằm ngủ vùi rất lâu trong biến động thị trường. Sự đứng dậy của khối ngân hàng cho phép thay đổi cách nhìn và vị thế mới của thị trường, và nhanh chóng xua đi những hoài nghi về nội lực yếu kém sau TT36.

Và sự chờ đợi nên đặt vào đoạn kết của bài viết, với sự xuất hiện. dịch chuyển của các dòng vốn mới, đem lại sinh khí mới cho thị trường. Dòng tiền thời gian tới có thể sẽ có thay đổi với việc tái cấp vốn lại cho các ngân hàng được NHNN mua lại. Bản thân người điều hành có thể điều tiết để ảnh hưởng cung tiền là hợp lý nhất, nhưng một cung tiền mở sẽ là cú hích để giảm đi gánh nặng của những ngân hàng đang cố gắng làm lại từ những đổ vỡ trong quá khứ.
 
Sức ép sửa Thông tư 36 và một câu hỏi “nhạy cảm”

Một nguồn tin cho VnEconomy biết, hôm nay (8/1), đại diện các đầu mối hoạch định chính sách sẽ ngồi lại để một lần nữa trao đổi về quy định trong Thông tư 36 mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. Giới hạn cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ là nội dung trọng tâm trong cuộc họp này.

Có nên hoãn thong tư nè hay không?

1/ về kỹ thuật:

Các khoản tiền cho vay mua CK trong nghiệp vụ margin không phải là đâu tư CK, mà chỉ là hỗ trợ đầu tư CK, hay 1 công cụ tài chính thuần túy.

Ví dụ: A có 10 d vay 10 d, như vậy nếu giá CK là 100 thì trong trường hợp xâu giá còn 75 đã cảnh báo, và giải chấp Ck sẽ xay ra trước giá 50 trên 99% trong mọi trường hợp

Theo luật TD hiện hành, vay Ck chỉ có 20% vốn điều lệ. So với tổng tín dụng hệ số 8 thì chỉ 2.5%

Ngay cả khi giải chấp không kịp trên diện rộng, thì 20% vốn tự có chỉ bằng 2.5% tổng nguồn tín dụng của nền kinh tế, tức là chỉ có tăng 2.5% nợ xấu.

Nếu áp vào trong điều kiện sử lý giải chấp hiện hành có thể xử lý 99% trước khi đến vố cho vay. THì rủi ro với hệ thống ~ 0%

2/ Tính cần thiết duy trì khoản vay này từ NH:

- Vốn của các tổ chức CK còn nhỏ

- Các quỹ tài trợ như quỹ trái phiếu, BDS, hưu trí ở VN hầu như chưa có. Ở nước phát triển các quỹ này có thể nâng margin cho nhà đầu tư tới 10/1 (*vốn ban đầu ký quỹ chỉ 10-20%)

- Công cuộc CPH là quan trọng bậc nhất hiện nay, việc TTCK tăng là yếu tố có thể IPO thành công với giá hợp lý cao. Nhưng quan trọng nhất tạo tâm lý hưng phấn, tạo bầu không khí và nâu dài là tạo văn hóa đầu tư cho XH VN

- TTCK quan trọng là thanh khoản, tiền từ NH tất không phải nền tảng, nhưng nó đỡ thanh khoản. tức là đỡ thị trường nhưng lúc nó kẹt…như BD, oil dump..

Tóm lại: với mức rủi ro thấp nhờ công nghệ TT cho nghiệp vụ margin, sự cần thiết trong việc hỗ trợ thanh khoản cho TTCK lúc ban đầu, khi TT tài chính VN cón non chưa đồng bộ. Các leader cần hoãn thêm 1-2 năm, khi mà vốn VN không còn phải lệ vào vốn NN, hay NH…
 
= = = = == == ===
Rốt cuộc sau cú ngã bất thình lình về sát 500, Index đã quay lại với ngưỡng 600 trong nhiều hoài nghi. Vẫn nhớ khi ở quanh 520, mình có nhận định về lại 600 nhiều người lo rằng mình bull quá. Đây là lần điển hình. Nhưng đặc thù thị trường thời gian tới sẽ còn khá nhiều con sóng với những nội dung kiểu như vậy, như một dạng phản ứng được hình thành của thị trường với các cú sốc nền kinh tế mở.

Rất sớm trong 2015, vấn đề tái cấu trúc ngân hàng được thúc đẩy mạnh mẽ với việc NHNN mua lại ngân hàng yếu kém. Khối ngân hàng nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường. Nhịp kéo trở lại Index 600 đã có sự góp sức rất lớn của khối ngân hàng với sự tăng giá mạnh mẽ của một số mã đã nằm ngủ vùi rất lâu trong biến động thị trường. Sự đứng dậy của khối ngân hàng cho phép thay đổi cách nhìn và vị thế mới của thị trường, và nhanh chóng xua đi những hoài nghi về nội lực yếu kém sau TT36.

Và sự chờ đợi nên đặt vào đoạn kết của bài viết, với sự xuất hiện. dịch chuyển của các dòng vốn mới, đem lại sinh khí mới cho thị trường. Dòng tiền thời gian tới có thể sẽ có thay đổi với việc tái cấp vốn lại cho các ngân hàng được NHNN mua lại. Bản thân người điều hành có thể điều tiết để ảnh hưởng cung tiền là hợp lý nhất, nhưng một cung tiền mở sẽ là cú hích để giảm đi gánh nặng của những ngân hàng đang cố gắng làm lại từ những đổ vỡ trong quá khứ.
Bác cho mình hỏi(mình đã hỏi bên Vf nhưng chưa thấy các chuyên gia trả lời):mấy vụ như thế này :http://gafin.vn/tien-te-ngan-hang/ngan-hang-gia-0-dong-va-nhung-ly-nuoc-khong-the-pha-3234853/
Gọi là Quốc hữu hoá,thật ra là "Quốc nợ hoá"phải không?Điều này có nghĩa là người dân phải gánh nợ thêm mấy trăm ngàn tỷ đồng=mấy trăm,chục tỷ đôla?
 
Bác cho mình hỏi(mình đã hỏi bên Vf nhưng chưa thấy các chuyên gia trả lời):mấy vụ như thế này :http://gafin.vn/tien-te-ngan-hang/ngan-hang-gia-0-dong-va-nhung-ly-nuoc-khong-the-pha-3234853/
Gọi là Quốc hữu hoá,thật ra là "Quốc nợ hoá"phải không?Điều này có nghĩa là người dân phải gánh nợ thêm mấy trăm ngàn tỷ đồng=mấy trăm,chục tỷ đôla?
Bác có thể lục lại trong thớt này, từ rất lâu em có đề cập đến việc xử lý nợ xấu. Thực ra chúng ta ko có nhiều lựa chọn, hoặc chúng ta phải bán cho nước ngoài giá rẻ, hoặc phải cho phá sản ngân hàng, chấp nhận người dân mất tiền. NHNN đã chọn con đường chậm hơn, cho các NH khỏe sự hỗ trợ (thông qua cung tiền mở đảm bảo thanh khoản), tái cấp vốn ngân hàng yếu (mua lại). Sau này hệ thống đủ vững vàng khả năng những ngân hàng nhỏ này sẽ được bán đi để cân bằng.

Trong bối cảnh như vậy, sẽ không có nhiều lựa chọn khác đâu bác. Nước Mỹ 2008 dù không muốn vẫn phải cứu trợ hệ thống ngân hàng từ FED chứ chưa nói đến nền kinh tế định hướng của mình.
 
Bác có thể lục lại trong thớt này, từ rất lâu em có đề cập đến việc xử lý nợ xấu. Thực ra chúng ta ko có nhiều lựa chọn, hoặc chúng ta phải bán cho nước ngoài giá rẻ, hoặc phải cho phá sản ngân hàng, chấp nhận người dân mất tiền. NHNN đã chọn con đường chậm hơn, cho các NH khỏe sự hỗ trợ (thông qua cung tiền mở đảm bảo thanh khoản), tái cấp vốn ngân hàng yếu (mua lại). Sau này hệ thống đủ vững vàng khả năng những ngân hàng nhỏ này sẽ được bán đi để cân bằng.

Trong bối cảnh như vậy, sẽ không có nhiều lựa chọn khác đâu bác. Nước Mỹ 2008 dù không muốn vẫn phải cứu trợ hệ thống ngân hàng từ FED chứ chưa nói đến nền kinh tế định hướng của mình.
Tks bác.Mình đã biết những điều bác nói và những cách làm NHNN đang thực hiện,nhưng bác vẫn chưa đi đúng vào câu hỏi trên ạ?
 
Bác cho mình hỏi(mình đã hỏi bên Vf nhưng chưa thấy các chuyên gia trả lời):mấy vụ như thế này :http://gafin.vn/tien-te-ngan-hang/ngan-hang-gia-0-dong-va-nhung-ly-nuoc-khong-the-pha-3234853/
Gọi là Quốc hữu hoá,thật ra là "Quốc nợ hoá"phải không?Điều này có nghĩa là người dân phải gánh nợ thêm mấy trăm ngàn tỷ đồng=mấy trăm,chục tỷ đôla?

Bản thân một NH dù mất vốn và đã đang nợ thì vẫn còn phần giá trị không nằm trong sổ sách là giấy phép hoạt động :)
Vì thế vực nó dậy xong rồi bán khéo léo thì có lời đấy. Đó là chưa kể đến hệ lụy của việc cho một NH phá sản nữa.
 
Bác cho mình hỏi(mình đã hỏi bên Vf nhưng chưa thấy các chuyên gia trả lời):mấy vụ như thế này :http://gafin.vn/tien-te-ngan-hang/ngan-hang-gia-0-dong-va-nhung-ly-nuoc-khong-the-pha-3234853/
Gọi là Quốc hữu hoá,thật ra là "Quốc nợ hoá"phải không?Điều này có nghĩa là người dân phải gánh nợ thêm mấy trăm ngàn tỷ đồng=mấy trăm,chục tỷ đôla?
Câu hỏi này có ba trường hợp:
1/ Tổng nợ xấu mất vốn > vốn: đây là trường hợp quốc nợ hóa
2/ Tổng nợ xấu mất vốn = vốn: đây là trường hợp quốc hữu hóa với giá CP của chủ NH bằng không
3/ Tổng nợ xấu mất vốn < vốn: đây là trường hợp quốc hữu hóa với giá CP của chủ NH lớn hơn không
TRong trường hợp của NHXD thì thằng CEO đi tù, NHNN báo mua giá o đồng mà có ai ý kiến gì? chứng tỏ rơi trường hợp 1, gọi là quốc nợ hóa cũng đúng. Tuy nhiên nếu có đại ca VCB bảo kê thì tổng tín dụng hiện có của bản thân NHXD, cùng khách VCB phà sang....NHXD sẽ có LN, LN đó sẽ dư bù cho khoản nợ nhà nước mua
 
Bác cho mình hỏi(mình đã hỏi bên Vf nhưng chưa thấy các chuyên gia trả lời):mấy vụ như thế này :http://gafin.vn/tien-te-ngan-hang/ngan-hang-gia-0-dong-va-nhung-ly-nuoc-khong-the-pha-3234853/
Gọi là Quốc hữu hoá,thật ra là "Quốc nợ hoá"phải không?Điều này có nghĩa là người dân phải gánh nợ thêm mấy trăm ngàn tỷ đồng=mấy trăm,chục tỷ đôla?
theo bài viết trong link trên, có đưa ra 1 ý là NHNN sẽ chuyển NHXD cho NH VCB xử lý. theo tui hiểu, điều đó có nghĩa là VCB vừa có lợi vừa ko có lợi. (tùy thuộc vào thỏa thuận của VCB và NHNN)
bản thân vốn của VCB ko tăng lên nhưng nợ xấu cộng dồn sẽ tăng lên và lợi nhuận phải chia sẻ. VCB sẽ ko dẽ dàng chấp nhận quyền lợi bị sứt mẻ & chia sẻ....Tuy nhiên, VCB sẽ có cái lợi là có thể sẽ có thêm 1 số quyền & công cụ ưu tiên từ NHNN....
có thể hiểu theo nghĩa là ng dân phải gánh nợ thêm (rạch ròi & chi tiết hơn thì cần nghiên cứu thêm về cơ cấu tổ chức và cơ cấu tài chính và luân chuyển cf của NHNN...) , và ng gách chịu trực tiếp là những cổ đông và ng gửi còn liên quan đến NHXD
 
Last edited:
"Đón Tết, Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 90 nghìn tỷ đồng":
Chủ Nhật, 15/2/2015
http://vneconomy.vn/tai-chinh/don-te...1410529576.ht
------------------------------
http://vneconomy.vn/tai-chinh/vamc-...ong-trai-phieu-dac-biet-20150306103532606.htm
Sẽ mua hết ngân hàng âm vốn":

http://nld.com.vn/kinh-te/se-mua-het...5221117856.htm
Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại dương, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, v.v... sơ sơ 3 cái đi đứt
-----------
http://kiemtoan.com.vn/cuu-vncb-khong-phai-cuu-mot-ngan-hang-ma-la-cuu-ca-nen-kinh-te/

"40.000 tỷ đồng để tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng":
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/...5224749253.chn
__________________________________
Lưu ý rằng: TIỀN MĂT CHÍNH LÀ 1 loại NỢ QUỐC GIA.
Nay phải "quốc hữu hóa", thật ra là "quốc nợ hóa".
Vì các ngân hàng này đã bị phá sản kỹ thuật, không còn gì để "hữu"
Mỗi cái, người dân phải gánh nợ từ mấy chục tới mấy trăm ngàn tỷ đồng.!
 
Last edited:
Có một thông tin đáng quan tâm:
Bắt đầu dồn dập bán lại nợ xấu:
http://vneconomy.vn/tai-chinh/bat-dau-don-dap-ban-lai-no-xau-20150312084031940.htm
Việc bán lại nợ xấu có nghĩa trước mắt các NH buộc phải cơ cấu lại dòng tiền, liên quan đến việc điều chỉnh nợ và các khoản liên quan để cân bằng mục tiêu ngắn hạn. Những khoản nợ muốn giữ lại phải có hoạt động điều chỉnh để cân bằng, khoản nợ phải bán thì hạch toán lại sao cho phù hợp.

Nhìn dài hạn hơn thì hoạt động mua bán nợ đang cơ cấu lại dòng vốn, có thể tạm coi là một đợt tái cấp vốn với những ngân hàng bị mua lại 100% và bơm lại một phần cho các ngân hàng phải bán nợ. Như vậy nhìn dài hạn, cung tiền ra thị trường là lớn hơn mức độ thông thường. Như vậy dòng vốn trong thời gian sắp tới sẽ mạnh hơn, hy vọng tạo được xung lực mới cho hệ thống ngân hàng cải thiện và nâng cao khả năng so với thực tại.
 
Last edited:
Tóm tắt bán niên cho các vấn đề vĩ mô cái nhỉ.
Những thay đổi về chính sách:
- Từ rất sớm đầu năm 2015, NHNN đã đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và mua lại các NH yếu kém, mất vốn.
- Thống đốc đặt lộ trình và thúc đẩy hệ thống đưa nợ xấu về 3% cho đến hết tháng 9
- Chính phủ đưa ra quyết sách về việc nới room cho NDT nước ngoài
- Mở cửa hơn cho chính sách về việc người nước ngoài sở hữu BDS
- Hệ thống ngân hàng mở rộng hỗ trợ thị trường BDS
- Định hướng của UBCK về việc hướng tới tiếp cận các tiêu chuẩn của thị trường mới nổi, nhằm đủ khả năng đón nhận những dòng vốn đầu tư lớn hơn.
Như vậy TT36 có thể nhìn như 1 công cụ đồng bộ trong nhóm các chính sách điều hành có tính chất định hướng luồng vốn trong giai đoạn tái cấu trúc này. Chứng khoán được xem như công cụ quan trọng để hỗ trợ cho mục tiêu dài hạn về thị trường vốn.

Hiện trạng nền kinh tế:
Sau khi dỡ bỏ hàng loạt rào cản theo cam kết WTO, thời gian này là thời gian chứng kiến sức ép cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ. Đã xuất hiện thật nhiều các thương vụ M&A của các hãng lớn nước ngoài với các DN bán lẻ, phân phối hàng tiêu dùng, điện tử và một số DN sản xuất Việt Nam. Những DN Việt cảm thấy hơi thở của cạnh tranh với các đối thủ rất mạnh ở thật gần.

Đây là giai đoạn rất khắc nghiệt cho các doanh nghiệp SME. Do nguồn lực yếu, khả năng chịu sức ép có hạn nên doanh nghiệp SME gặp rất nhiều khó khăn. Quãng đường sắp tới họ sẽ tiếp tục phải chứng kiến việc bị thị trường đào thải như một quy luật tất yếu. Dù nền kinh tế đã chạm đáy nhưng việc phải chứng kiến các DN đóng cửa vẫn diễn ra thường xuyên do quy luật cạnh tranh đang thay đổi theo chiều hướng gia tăng rất nhanh.

Tín dụng của NH đi vào nền kinh tế khá chậm. Các NH đã phải phân bổ nguồn tiền vào trái phiếu khá nhiều. Giao dịch BDS ấm lên nhiều so với trước. Tín dụng cho BDS theo đó có vẻ tăng trưởng tốt nhưng xét về bản chất các NH đã cho vay các dự án trước đây, nó mang hình thức chia sẻ khoản nợ từ 1 gói lớn thành nhiều gói nhỏ, chia đầu nợ từ chủ đầu tư về các gói vay cá nhân nhằm phân tán rủi ro bớt đi, nhiều hơn là minh chứng cho 1 thị trường hồi phục.

Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách khó khăn, hệ thống đầu tư công giảm tốc thì việc vốn chảy vào nền kinh tế là khá tiêu cực. Theo đó sức cầu từ nền kinh tế sẽ giảm sút, đầu tư toàn xã hội sụt giảm và tác động ngược lại nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng không tốt.

Tỷ giá: theo như tuyên bố của thống đốc NHNN, năm nay tỷ giá sẽ chỉ điều chỉnh trong giới hạn nhất định. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã sử dụng giới hạn đấy cho những lần điều chỉnh của mình và DN vẫn còn phân vân liệu tỷ giá liệu có thể tiếp tục điều chỉnh. Trong bối cảnh đồng USD mạnh lên rất nhanh trong thời gian qua thì việc neo tỷ giá VND sẽ ko có lợi cho một quốc gia XK như Việt Nam. Về lâu dài, việc điều chỉnh tỷ giá là khó tránh nhưng trong 6 tháng còn lại, việc tiếp tục phá giá VND ko hẳn đã cần thiết khi nó thay đổi nhiều cấu trúc trong chính sách đang cần ổn định. Vậy việc điều chỉnh tỷ giá hay không sẽ dựa vào quan sát tâm điểm của chính sách đang hướng tời mời gọi các dòng vốn nước ngoài. Việc các dòng vốn gia nhập thị trường sớm hay muộn sẽ tác động lớn đến tỷ giá và quyết sách liên quan.

Với chứng khoán:
Cơ hội khác? Có lẽ nên nhìn đến những nhịp biến chuyển khi nhìn rủi ro theo một phương cách khác. Mỗi lần rủi ro là mỗi lần có tài sản rẻ, và nhịp sóng ở Việt nam sẽ có rất đều đi theo những thăng trầm thời cuộc. Tần suất của những con sóng đi theo biến động thị trường, biến động nền kinh tế hoặc làn sóng đầu cơ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Sau cú rơi sốc của thị trường theo nhịp rơi của dầu khí vào cuối năm ngoái, thị trường hồi phục về ngưỡng 600 và tiếp tục rơi trở lại sát 500, lại quay lại vượt lên trên 600. Những con sóng đầu cơ đều nhịp và rất khó phán đoán. Tuy nhiên với sự vận động mạnh mẽ về chính sách gần đây, có thể tin rằng chứng khoán đang tìm kiếm một nỗ lực đi xa hơn là những con sóng đầu cơ thuần túy. Hy vọng quyết sách của Chính phủ sẽ đi kịp với kỳ vọng thị trường để nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và thị trường bước lên một tầm cao mới.
 
Chỉ đạo "3 không” cho TTCK
Thủ tướng nhấn mạnh: “Không được để xảy ra bong bóng, không khủng hoảng, không đổ vỡ trên TTCK. Muốn vậy, thị trường phải hoạt động đầy đủ, công khai minh bạch. Nhìn kinh nghiệm phát triển từ các thị trường đi trước, đặc biệt là TTCK Trung Quốc hiện nay, chúng ta là thị trường đi sau phải làm sao phát triển nhanh, nhưng bền vững, hiệu quả”.
........
Cần xác định mục tiêu ưu tiên là phát triển, nếu không cứ nhìn TQ bị mà co lại là mất cơ hội PR VNi trên thế giới,
.
tiếp đó mới xác định bong bóng cỡ nào thì nguy hiểm. bong bóng là 1 từ sài khi sợ hãi, thực chất nó là giá trị kỳ vọng mà NDT thu được trong tương lai,
.
ví dụ TTCK quy mô 100%GDP như vậy cần gấp đôi số vốn bằng số CTy đang trên sàn. HIện quy mô 55ty $, tính thanh khoản dự kiến maximum P/E bình quân 30. thì VNi cỡ 2000 điểm, số tiền cần huy động của NDT là 06 lần, khoảng 300 tỷ
KHi đó các chính sách kiểm soát cần tăng cao.
QUan trọng nhất vẫn là các cty niêm yết phải có giá trị thật, hạn chế tối đa các cty kiểu lợi nhuạn tức thời không bền vững.
 
Những thay đổi về chính sách:
- Từ rất sớm đầu năm 2015, NHNN đã đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và mua lại các NH yếu kém, mất vốn.
- Thống đốc đặt lộ trình và thúc đẩy hệ thống đưa nợ xấu về 3% cho đến hết tháng 9
- Chính phủ đưa ra quyết sách về việc nới room cho NDT nước ngoài
- Mở cửa hơn cho chính sách về việc người nước ngoài sở hữu BDS
- Hệ thống ngân hàng mở rộng hỗ trợ thị trường BDS
- Định hướng của UBCK về việc hướng tới tiếp cận các tiêu chuẩn của thị trường mới nổi, nhằm đủ khả năng đón nhận những dòng vốn đầu tư lớn hơn.
Như vậy TT36 có thể nhìn như 1 công cụ đồng bộ trong nhóm các chính sách điều hành có tính chất định hướng luồng vốn trong giai đoạn tái cấu trúc này. Chứng khoán được xem như công cụ quan trọng để hỗ trợ cho mục tiêu dài hạn về thị trường vốn.
Tiền trung & dài hạn đang đứng gõ cửa ở đây nè nè :3D_55:
step 1: chủ trương
step 2: hướng dẫn
step 3: sẵn sàng ngân sách (trong đó có fees of tăng chất lượng hàng hoá, tăng vốn hoá & tăng thanh khoản cho TT,....)
step 4: action
 
Chỉ đạo "3 không” cho TTCK
........
Cần xác định mục tiêu ưu tiên là phát triển, nếu không cứ nhìn TQ bị mà co lại là mất cơ hội PR VNi trên thế giới,
tiếp đó mới xác định bong bóng cỡ nào thì nguy hiểm. bong bóng là 1 từ sài khi sợ hãi, thực chất nó là giá trị kỳ vọng mà NDT thu được trong tương lai,
.
ví dụ TTCK quy mô 100%GDP như vậy cần gấp đôi số vốn bằng số CTy đang trên sàn. HIện quy mô 55ty $, tính thanh khoản dự kiến maximum P/E bình quân 30. thì VNi cỡ 2000 điểm, số tiền cần huy động của NDT là 06 lần, khoảng 300 tỷ
KHi đó các chính sách kiểm soát cần tăng cao.
QUan trọng nhất vẫn là các cty niêm yết phải có giá trị thật, hạn chế tối đa các cty kiểu lợi nhuạn tức thời không bền vững.
hôm trc trong rum DB @engel đang bàn tới phần này, đi dc nửa đường xong DB nghỉ xả hơi ngừng lại :D
chắc nó còn liên quan đến vấn đề bơm hút dòng tiền M (1,2, n) - PMI - tồn kho, nữa phải ko Thiết ca ?
 
QUan trọng nhất vẫn là các cty niêm yết phải có giá trị thật, hạn chế tối đa các cty kiểu lợi nhuạn tức thời không bền vững.
MỖi một cty có sứ mệnh riêng ra đời và tồn tại....từ đó nó có giá trị của nó. theo thời gian giá trị của nó tăng lên hoặc giảm đi (từ 0-~), thị trường Ck có 1 ưu điểm tuyệt vời là 01 cty cp ví dụ như VNM thì nó sẽ có:

giá trị = giá trị hiện tại (A-book value) + giá trị kỳ vọng (B: giá trị gia tăng trong tương lai~ giá trị bong bóng hiện tại...)

Bản thân VNM chắc ít khi bao giờ có giá trị A, mà thường là A+B mà B nhiều là khác. Do vậy loại trừ giá trị bong bóng thì VNM chẳng có mua bán, nếu ai muốn bán kho đó lại phải bán rẻ dưới giá trị A do gia đình, hay nợ....
.
Tương tự 1 cty OGC thì A có thể lớn, nhưng B lại âm...như vậy cho dù sẹp không bong bóng thì cũng không hẳn tốt.
TUy nhiên trên thị trường chính, tiêu chuẩn A luôn phải trên giá trị niêm yết (*10.000) mới là tối ưu.
Đây chính là ưu điểm của TTCK, ví dụ có khủng khoảng 2009 giá thị trường của VNM đôi lúc rẻ hơn A, nhưng bản thân VNM là tài sản cố định, vốn không hề giảm bao nhiêu. Đó là lúc Nhà nước mua được VNM giá rẻ như biếu.
Tóm lại nếu các CTy tốt, khủng khoảng CK (thường xảy ra không nâu) là cơ hội vùng lên...thu hồi tài sản về cho nước mình. đầy là chất xám. Vậy khủng khoảng mà control được cũng....không nguy hiểm hiiiiiiiiiiiiiiiii
.
Còn đổ vỡ ..là tất yếu của chúng ta làm sai...đâu phải do cái sàn CK, do vậy đổ vỡ là khách quan không thể không xảy ra, chỉ là có kiểm soát hay không? kiểu như thanh lý môn hộ các NH, thay vì để nó bung ta lông...và tất cả đi húp cháo.
.
Tóm lại : TTCK phát triển là khách quan, là công cụ để huy động vốn..nhưng hơn thế nó còn giúp ta phát hiện bệnh của nền kte sớm...từ đó mà cho nó đi bệnh viện sớm. giờ này ai mà cứu nổi HBB, OJB,...
.
NHiệm vụ căn bản chính của nhà qly TTCK đôi khi cực kỳ đơn giản là : công minh thực thi cái luật có sẵn...để đảm bảo các công ty tốt ở trên sàn. cty xấu thì cho nó đi xuống sàn phụ
 
Last edited:
Hiện tại có khá nhiều bạn trong VC quan tâm đến những biến đổi của nền kinh tế cũng như những tác động của chính sách đến vĩ mô. Để hỗ trợ việc nâng cao kiến thức mình sẽ đăng một số nội dung liên quan đến những thay đổi vĩ mô hiện tại để các bạn tham khảo. Dữ liệu được trích xuất từ các sách tài chính và các bài viết của các tác giả nghiên cứu vĩ mô trong và ngoài nước, nếu ko thể nhớ được chính xác nguồn để đưa chú dẫn cụ thể vào bài viết thì mong các tác giả thông cảm.
 
Last edited:
Số nhân tiền tệ - Money Multiplier (MM)
Số nhân tiền tệ là hệ số khuếch đại nguồn tiền để tính toán lượng cung tiền trong một giai đoạn nhất định hoặc ảnh hưởng của những chính sách điều tiết cung tiền do NHNN đưa ra.
Thông thường, theo một cách chung nhất, người ta hay tính số nhân tiền tệ bằng công thức MM=1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Công thức này phục vụ cho những tính toán sơ bộ vì khá cứng nhắc, chưa phản ánh đầy đủ biến động về cung tiền trên thị trường.
Vì vậy, MM được tính chi tiết theo hướng sau:
Tính toán cung tiền hiện tại dựa trên các dữ liệu sau:
Cung tiền cơ sở MB (Money Basic)
Số nhân tiền tệ MM (Money Multiplier)
Ta gọi tiền huy động là D
c là tỷ lệ tiền mặt trên tiền huy động (c=Cash/D)
Dự trữ bắt buộc: R
Lượng tiền vượt dự trữ bắt buộc: ER
e là tỷ lệ của lượng ER trên tiền huy động = ER/D
r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc: r=R/D
l là tỷ lệ dự trữ thực tại= e+r
Công thức tính số nhân tiền là MM=1/1-(1-l)(1-c)

Cung tiền được tính là: M=D*MM=D*(1/1-(1-l)(1-c)

Việc xuất hiện lượng tiền vượt dự trữ bắt buộc là do có những lúc thanh khoản căng thẳng, các NH buộc phải lưu một lượng tiền mặt lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đảm bảo thanh khoản của ngân hàng. Những lúc thanh khoản tốt thì lượng tiền này hạn chế hoặc có thể đưa về mức thấp.

Thông thường, hệ số nhân tiền lớn hơn 1. Ở Việt Nam thì chắc chắn lớn hơn 1, thậm chí có giai đoạn lớn hơn khá nhiều. Tuy nhiên, trên thế giới có những trường hợp đặc biệt vào những thời điểm nhất định, MM nhỏ hơn 1 hoặc xấp xỉ 1.

Thời gian để áp dụng tính toán cho cung tiền với hệ số nhân tiền là kỳ dài, chứ nó ko phản ánh được những biến động nguồn cung ngắn hạn. Hoặc công cụ này có thể giúp tính toán ảnh hưởng của chính sách đến biến động cung tiền.

Nếu trong giai đoạn trước 2010, việc đánh giá được cung tiền sẽ giúp dự báo được ảnh hưởng cung tiền đến thị trường, hoặc mức độ lạm phát có thể gặp thì hệ số nhân tiền được sử dụng cho việc tính toán khá hữu dụng.
 
Last edited:
Nhỏ hơn 1 - trường hợp FED. Bac @arrowhanoi check giúp em xem em lấy ví dụ đúng không.
http://www.washingtonsblog.com/2010...nd-the-failure-of-the-economy-to-recover.html
fredgraph.png
 
Back
Top