Thị trường tăng điểm, niềm tin đã quay trở lại ? (hay là nhìn lại phần chìm của tảng băng)
Trong *1 bài post vừa rồi, tôi có nhận định các chỉ số vĩ mô ở thời điểm hiện tại đã tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn cuối 2011 và đầu năm 2012. Tôi xin phép được tiếp tục bàn luận thêm về vấn đề này:
Bỏ qua các chỉ tiêu lạm phát giảm, tỷ giá ổn định, lãi suất thị trường hạ… mà các bạn đã biết, một điểm nổi bật và khác biệt so với cuối 2011 đó là chúng ta đã dám nhìn vào sự thật, vào yếu kém tồn tại của nền kinh tế để tìm ra căn bệnh và có giải pháp khắc phục. Thay vì giai đoạn trước đó mọi thứ đều mập mờ, chưa rõ nét.
Đó là những căn bệnh nợ xấu, tồn kho cao của doanh nghiệp, là đầu tư ra ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, là tình trạng đầu tư/sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng… v..v…
Có thể nói dũng cảm nhận biết căn bệnh và báo bệnh đã là một sự thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, giai đoạn này cho thấy sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống trong việc quyết tâm cắt cơn và phẫu thuật những ung nhọt của nền kinh tế.
Đó là sự cố gắng giảm lãi suất cho vay để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp (dự kiến giảm tiếp 2% trong thời gian tới);
Là kích cầu cho nền kinh tế thông qua khởi động các dự án đầu tư lớn (gần đây nhất là sự kiện khởi công dự án Metro Bến thành – Suối tiên tại Tp HCM với trị giá trên 2 tỷ USD, dự án metro Bến Thành – An Sương cũng đang triển khai…);
Là giải quyết nợ xấu tại các doanh nghiệp và các ngân hàng: Nếu các bạn đang làm tại các doanh nghiệp thì có thể thấy rất rõ sự triển khai quyết liệt trong toàn bộ hệ thống như thế nào. Các doanh nghiệp đang khoanh vùng nợ xâú và giải quyết triệt để từng khoản nợ, đồng thời không để phát sinh thêm nợ xấu, các vấn đề pháp lý về nợ phải được làm rõ chứ không mập mờ như trước (trước đây đôi khi làm việc với nhau chỉ nhờ mối quan hệ)…
Những khoản nợ xấu có thể gây bất ổn xã hội do liên quan đến nhiều cá thể như vụ Bianfishco lập tức được Nhà nước can thiệp (Bộ Tài chính),…
Cơ quan công an cũng đang vào cuộc để giải quyết quy trách nhiệm đối với các cá nhân gây hậu quả (bằng chứng là tình hình bắt bớ giai đoạn này khá nhiều như Vụ công ty cho thuê tài chính II, Vinashin, MB24…)
Chúng ta cũng nhận biết hậu quả của việc đầu tư tràn lan ra ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong giai đoạn trước đây và để khắc phục tình trạng đó, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đang tiến hành tái cấu trúc, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, thoái vốn tại các đơn vị ngoài ngành.
Đồng thời Chính phủ cũng quyết định không cho thành lập mới Tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Vấn đề đầu tư/sở hữu chéo trong các ngân hàng và doanh nghiệp đang được soi kỹ qua vụ BK.
Điều quan trọng là chúng ta đã dám nhìn vào sự thật và hiểu được rằng cần phải có sự thay đổi.
Những khối u nhọt đang dần phải cắt bỏ, mặc dù trong quá trình phẫu thuật nó có để lại những nỗi đau. DN nào phá sản thì đã phá sản (Nhà nước không cứu), cổ phiếu DN thua lỗ cũng đã thành cổ phiếu trà đá, giá đã discount toàn bộ tình hình doanh nghiệp và những khó khăn tồn tại.
Và như vậy, Thời gian qua thị trường đã như một bộ filter hiệu quả nhất tự động loại bỏ những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, nợ xấu và thua lỗ.
Doanh nghiệp nào vượt qua khủng hoảng và tiếp tục có lãi, có tăng trưởng chính là những doanh nghiệp xuất sắc nhất. Họ sẽ tiếp tục dựa trên lợi thế sẵn có để tăng tốc khi nền kinh tế hồi phục.
Trong *1 bài post vừa rồi, tôi có nhận định các chỉ số vĩ mô ở thời điểm hiện tại đã tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn cuối 2011 và đầu năm 2012. Tôi xin phép được tiếp tục bàn luận thêm về vấn đề này:
Bỏ qua các chỉ tiêu lạm phát giảm, tỷ giá ổn định, lãi suất thị trường hạ… mà các bạn đã biết, một điểm nổi bật và khác biệt so với cuối 2011 đó là chúng ta đã dám nhìn vào sự thật, vào yếu kém tồn tại của nền kinh tế để tìm ra căn bệnh và có giải pháp khắc phục. Thay vì giai đoạn trước đó mọi thứ đều mập mờ, chưa rõ nét.
Đó là những căn bệnh nợ xấu, tồn kho cao của doanh nghiệp, là đầu tư ra ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, là tình trạng đầu tư/sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng… v..v…
Có thể nói dũng cảm nhận biết căn bệnh và báo bệnh đã là một sự thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, giai đoạn này cho thấy sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống trong việc quyết tâm cắt cơn và phẫu thuật những ung nhọt của nền kinh tế.
Đó là sự cố gắng giảm lãi suất cho vay để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp (dự kiến giảm tiếp 2% trong thời gian tới);
Là kích cầu cho nền kinh tế thông qua khởi động các dự án đầu tư lớn (gần đây nhất là sự kiện khởi công dự án Metro Bến thành – Suối tiên tại Tp HCM với trị giá trên 2 tỷ USD, dự án metro Bến Thành – An Sương cũng đang triển khai…);
Là giải quyết nợ xấu tại các doanh nghiệp và các ngân hàng: Nếu các bạn đang làm tại các doanh nghiệp thì có thể thấy rất rõ sự triển khai quyết liệt trong toàn bộ hệ thống như thế nào. Các doanh nghiệp đang khoanh vùng nợ xâú và giải quyết triệt để từng khoản nợ, đồng thời không để phát sinh thêm nợ xấu, các vấn đề pháp lý về nợ phải được làm rõ chứ không mập mờ như trước (trước đây đôi khi làm việc với nhau chỉ nhờ mối quan hệ)…
Những khoản nợ xấu có thể gây bất ổn xã hội do liên quan đến nhiều cá thể như vụ Bianfishco lập tức được Nhà nước can thiệp (Bộ Tài chính),…
Cơ quan công an cũng đang vào cuộc để giải quyết quy trách nhiệm đối với các cá nhân gây hậu quả (bằng chứng là tình hình bắt bớ giai đoạn này khá nhiều như Vụ công ty cho thuê tài chính II, Vinashin, MB24…)
Chúng ta cũng nhận biết hậu quả của việc đầu tư tràn lan ra ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong giai đoạn trước đây và để khắc phục tình trạng đó, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đang tiến hành tái cấu trúc, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, thoái vốn tại các đơn vị ngoài ngành.
Đồng thời Chính phủ cũng quyết định không cho thành lập mới Tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Vấn đề đầu tư/sở hữu chéo trong các ngân hàng và doanh nghiệp đang được soi kỹ qua vụ BK.
Điều quan trọng là chúng ta đã dám nhìn vào sự thật và hiểu được rằng cần phải có sự thay đổi.
Những khối u nhọt đang dần phải cắt bỏ, mặc dù trong quá trình phẫu thuật nó có để lại những nỗi đau. DN nào phá sản thì đã phá sản (Nhà nước không cứu), cổ phiếu DN thua lỗ cũng đã thành cổ phiếu trà đá, giá đã discount toàn bộ tình hình doanh nghiệp và những khó khăn tồn tại.
Và như vậy, Thời gian qua thị trường đã như một bộ filter hiệu quả nhất tự động loại bỏ những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, nợ xấu và thua lỗ.
Doanh nghiệp nào vượt qua khủng hoảng và tiếp tục có lãi, có tăng trưởng chính là những doanh nghiệp xuất sắc nhất. Họ sẽ tiếp tục dựa trên lợi thế sẵn có để tăng tốc khi nền kinh tế hồi phục.
Last edited by a moderator: