1. Ban đầu bạn định giá dựa theo rental income (tiền cho thuê) rồi sử dụng 10% để định giá mảng bds và cho thuê văn phòng. Mình
không đồng ý với cách định giá này, vì bạn đang sử dụng
Income Approach (mặc dù bạn không chịu thừa nhận nhưng thực ra nó là income approach) cho việc định giá bds tạo thu nhâp (income-producing properties). Tuy nhiên, mình không đồng ý ở chỗ là nếu sử dụng Income approach thì bạn phải sử dụng
Net Operating Income. Trong đó, từ rental income phải điều chỉnh qua các loại chi phí, rồi mới sử dụng cap rate 10%, chứ không dùng rental income như bạn.
2. Bạn lấy ví dụ về căn nhà 4 tỷ, cho thuê 70 triệu, rồi lấy PE = 10 => Giá trị bds 700 triệu, mà không tính giá trị thị trường của đất.
Thì bạn đang nhầm lẫn giữa phương pháp bạn chọn ban đầu (income approach) và phương pháp Net Asset Value (NAV). Trên bạn sử dụng rental income/cap rate (income approach) tính ra 8500 tỷ, xong giờ bạn lại điều chỉnh lại giá trị quyền sử dụng đất (tức là phương pháp NAV). Khi định giá theo NAV thì ngoài việc chiết khấu giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương lai, thì còn phải cộng lại tiền mặt, khoản phải thu, giá trị quyền sử dụng ĐẤT rồi phải trừ đi các nghĩa vụ nợ tài trợ cho việc hình thành tài sản đó.
Nhưng vì ban đầu bạn nói là định giá riêng mảng bds và văn phòng cho thuê, đồng nghĩa với việc bạn đang dùng sum-of-parts method, và vì vậy bạn lại phải bóc tách phần nghĩa vụ nợ nào là tài trợ cho mảng bds và văn phòng cho thuê, phần phải thu nào là phải thu thuộc khối văn phòng... để chiều chỉnh lại NAV.
Nên bạn đang có sự lẫn lộn ở đây, trên bạn dùng income approach, dưới bạn lại dùng NAV mà không điều chỉnh lại tiền mặt, các khoản phải thu và điều chỉnh lại nợ. Thực ra bạn cũng chẳng hiểu gì về 2 phương pháp này.
Mình nói 4500 tỷ là đối với giá trị của phần thu nhập, nhưng bạn lại sử dụng 8500 tỷ cho giá trị của phần thu nhập. Mình không đồng ý là phần thu nhập lại được định giá kiểu khơi khơi như bạn.
3. Bạn sử dụng 10% cap rate cho rental income, sau đó ví dụ cái nhà, bạn lại nói mình dùng PE = 10. Bạn không nói thì mình còn không biết, chứ bạn nói ra người ta biết bạn không hiểu gì về mối quan hệ giữa PE và cap rate (mà trong trường hợp này là discount rate)
4.
↑
Năm 2018, 19 công ty liên kết của REE với vốn đầu tư 4.907.508.584.526 đồng mang lại lợi nhuận là 998.824.094.253 đồng.
Như vậy tính bình quân lợi nhuận thu được là 20.35% trên vốn đầu tư bạn nhé.
↑
Dựa trên comment của bạn về việc REE đầu tư 4.9k tỷ vào 19 công ty liên kết và mang về 1k tỷ lợi nhuận. Từ đó cụ tính lợi nhuận trên vốn 20.35%.
Mình không nói cái này là sai về mặt toán, nhưng góc độ tài chính thì con số này cần phải được điều chỉnh lại. Vì thực tế lợi nhuận của REE chỉ "to" dựa trên phương pháp vốn chủ (tức là trên danh nghĩa, về mặt kế toán),
còn thực chất REE không có quyền kiểm soát dòng tiền của các công ty liên kết này. Về mặt cash flow, REE cơ bản chỉ nhận được 1 phần cổ tức từ các công ty này mà thôi. Do vậy REE vẫn phải gia tăng vay nợ để thực hiện việc thâu tóm của mình. BOD của REE cũng nhận thấy điều này.
Mình chỉ lấy TBC ra như là ví dụ để mọi người thấy là ngay cả TBC có 1 cục tiền rất to 450 tỷ, nhưng thực tế REE chỉ thực nhận chỉ được một chút 30 tỷ mà thôi.
Nên 20.35% của cụ tính ra là con số có tính chất danh nghĩa.
Nên có cách nhìn toàn diện và khách quan hơn
Xem tất cả
Tôi không nói đến cổ phiếu tăng hay giảm, dn tốt hay xấu, mà tôi đang nói đến cách thức tiếp cận và đánh giá của bạn (Đừng nhầm lẫn 2 thứ này).
Người ta đánh giá một quyết định không phải bởi kết quả - dù đúng hay sai - mà bởi quy trình dẫn tới kết quả ấy.
Bạn muốn thuyết phục người khác thì phải có lập luận, cơ sở, và số liệu rõ ràng, mạch lạc, chứ không phải cứ khơi khơi, ốp theo kiểu nông dân là xong, rồi muốn sao thì muốn. Và tránh chụp mũ, hoặc sử dụng lời lẽ không hay, chỉ tập trung vào các luận điểm nêu ra và trong phạm vi trao đổi, đừng dùng lời lẽ công kích cá nhân. Còn nếu cứ mở mồm là chê người khác dốt, và ngu thì tốt hơn dừng trao đổi ở đây nhé. BB